Sơ
suất trong dự thảo về kỷ luật sinh viên
về
'lỗi
4 lần'?
Báo Việt Nam dẫn lời
giới chức Giáo dục nói ban soạn thảo "đã sơ suất" về dự thảo buộc
sinh viên phải thôi học khi mại dâm tới lần thứ tư, trong lúc một giảng viên
nói với BBC rằng "quy định trong dự thảo đấy bình thường".
Hôm 29/10, mạng xã hội
tranh cãi về một dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam nói
sinh viên và học sinh hành nghề 'mại dâm' hay đi biểu tình 4 lần "sẽ bị
đuổi học".
Còn các vi phạm khác
như đánh nhau và lấy cắp tài sản sẽ khiến sinh viên bị "buộc thôi
học" sau 3 lần.
Thế nhưng "chứa
chấp, môi giới mại dâm" thì chỉ cần vi phạm lần 1 là đã bị đuổi học ngay.
Có vẻ như vi phạm này
bị cho là nặng hơn cả 'kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền
đơn, áp phích trái pháp luật', phải sau 2 lần mới bị cho thôi học.
Theo chính trang web
của Bộ Giáo dục - Đào tạo thì đây mới là dự thảo nêu để "lấy ý kiến rộng
rãi" nhằm ra thông tư ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên (HSSV)
đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ
chính quy.
Hôm 30/10, báo Thanh
Niên viết:
"Quá trình soạn
thảo thông tư này, ban soạn thảo đã nhận thấy một số nội dung liên quan đến phụ
lục quy định khung xử lý kỷ luật đối với một số hành vi vi phạm của học sinh,
sinh viên, trong đó có hành vi vi phạm về hoạt động mại dâm không còn phù hợp
cần phải điều chỉnh khi ban hành quy chế mới.
Tuy nhiên, trong quá
trình cập nhật các phiên bản dự thảo để đưa lên cổng thông tin điện tử xin ý
kiến rộng rãi của nhân dân, ban soạn thảo đã sơ suất, chưa cập nhật dự thảo phù
hợp nhất."
Vì sao tính đúng bốn lần?
Tuy các báo Việt Nam
nhấn mạnh đến vấn đề sinh viên bán dâm 'bốn lần sẽ bị đuổi học', văn bản này
nêu ra các mức hình phạt khác nhau cho hành vi này.
Theo đó, nếu học sinh
sinh viên "hoạt động mại dâm lần đầu vi phạm sẽ chỉ bị khiển trách".
"Lần thứ hai cảnh
cáo, lần ba bị đình chỉ có thời hạn".
Ngoài ra, dự thảo này
coi các vấn đề chính trị và quyền dân sự, tín ngưỡng gộp vào một nhóm giống
như tệ nạn xã hội, đều đáng bị răn đe hoặc trừng phạt:
Đó là:
Uống rượu bia trong giờ học, say rượu bia khi đến lớp;
Tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định
của pháp luật;
tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đồi trụy;
Tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái
phép và đánh bạc dưới mọi hình thức;
Các vi phạm này cũng
bị xử lý kỷ luật với mức độ tương tự vi phạm về hoạt động mại dâm, theo văn
bản.
Câu chuyện này hiện
đang được nhiều người bình luận trên mạng xã hội với câu hỏi tiêu chí nào
được lấy làm chuẩn cho các con số lần vi phạm, ba, bốn mà không phải là bốn,
năm, sáu, hoặc nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, cũng không
rõ việc vi phạm đó có hạn chế thời gian ra sao, ví dụ bao nhiêu lần trong một
năm, hai ba năm hay toàn bộ thời gian đi học.
'Không được khéo'
Hôm 30/10, bà Nguyễn
Hoàng Ánh, một giảng viên đại học nói với BBC từ Hà Nội: "Tôi thấy rằng
quy định trong dự thảo đấy bình thường, không có gì sai."
"Sinh viên còn
trẻ người non dạ, không nên vì ngay lần đầu tiên vi phạm mà đuổi học."
"Chẳng qua là Bộ
Giáo dục trình bày vấn đề không được khéo."
"Người ta đọc
trên báo thấy giống như Bộ Giáo dục cho làm [mại dâm] ba lần đầu thì không bị
sao cả, lần thứ tư mới bị đuổi học."
"Tôi xem quy định
các năm trước cũng quy định bốn mức như thế."
Đề cập về mức tín
nhiệm thấp của Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ mới đây: "Tôi có kiểm tra
lại các thời bộ trưởng Giáo dục trước ông Nhạ thì thấy họ đều bị tín nhiệm
thấp, trừ ông Nguyễn Thiện Nhân thì chưa tiến hành lấy phiếu."
"Dường như ai
cũng nghĩ mình biết về giáo dục nên ai cũng nói vào được."
"Tuy nhiên, tôi
cũng không phủ nhận những thiếu sót của Bộ Giáo dục."
"Rõ ràng Bộ này
còn chậm đổi mới, nhưng tôi cũng không nghĩ đó chỉ là lỗi của bộ trưởng, vì ông
mới cầm quyền mấy năm, còn bị ràng buộc bởi những đời người tiền nhiệm để
lại."
"Dù sao, người ta
cũng thấy ông không quyết đoán, không sáng suốt trong các vấn đề nảy sinh như
quy chế nghiên cứu khoa học, phong hàm giáo sư… Đấy là những vấn đề mà ông ấy
cần nghiêm túc nhìn lại."
Được biết vấn đề kỷ
luật đối với sinh viên học sinh Việt Nam cũng đã được nêu ra trong các văn
bản trước đây, nhưng vụ việc lần này được mạng xã hội chú ý rất nhiều, gây ra
phản ứng trong dự luận
No comments:
Post a Comment