Thursday, August 9, 2018

SIM ‘khủng’ bán giá 1 triệu USD ở Việt Nam


SIM ‘khủng’ bán giá 1 triệu USD ở Việt Nam
09/08/2018
Lần đầu tiên ở Việt Nam, một thẻ điện thoại – còn gọi là ‘siêu SIM’ có 8 số 9 – được bán với giá 1 triệu USD, theo truyền thông trong nước.
Một người chuyên kinh doanh SIM số đẹp ở TP Hồ Chí Minh có tên Thái Minh Phương đã mua chiếc ‘siêu SIM’ 0909999999 từ chủ nhân trước đó là ông Mạnh Tài, một doanh nhân trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Theo VTC, giá trị ‘siêu SIM’ này được giao dịch là 1 triệu USD (tức hơn 23 tỷ đồng).
Trước khi tới tay ông Phương, thẻ điện thoại với 8 số 9 từng được một đại gia ở Ninh Bình sở hữu cho tới khi được ông Tài mua lại vào năm 2016, theo Dân Trí.
‘Siêu SIM’ này lần đầu được đưa ra công chúng trong một buổi đấu giá từ thiện vào năm 2005. Một doanh nhân người Hải Dương có tên Nguyễn Phước Thịnh đã trả 680 triệu để sở hữu số điện thoại mà nhiều người cho là đẹp và may mắn này.
Xác nhận đã mua thành công ‘siêu SIM’ trên hôm 6/8, ông Phương cho biết số điện thoại này đã lần lượt qua tay 5 đại gia có tên tuổi ở Việt Nam, theo VNExpress.
“Tôi sẽ dùng số này làm hotline cho thương hiệu riêng của mình và chỉ sẵn sàng trao lại cho ai có niềm đam mê SIM số đẹp và kiên trì tìm kiếm như tôi,” ông Phương – một doanh nhân nổi tiếng với 20 năm kinh doanh SIM số đẹp – nói.
Giải thích lý do trả 1 triệu USD để mua thẻ điện thoại với 8 số 9, ông Phương nói SIM “thất quý cửu đỉnh thiên vương” này không chỉ mang lại ý nghĩa hưng vượng mà còn mang ý nghĩa trường tồn vĩnh cửu.
Theo quan niệm của người Việt Nam, số 9 được xem là con số may mắn.
Theo Soha, khi tiết lộ bên lề thương vụ đình đám làm dư luận xôn xao, đặc biệt là cộng đồng chơi SIM đẹp ở Việt Nam, ông Phương cho biết ông mất nhiều năm theo đuổi và 3 ngày đàm phán để mua được siêu SIM 23 tỷ đồng.
Đây cũng là SIM số có giá trị chuyển nhượng cao nhất từ trước tới nay ở Việt Nam, theo VNExpress.
“Siêu SIM đã phá vỡ quy luật về giá dành cho một số SIM thất quý,” Soha trích lời ông Phương nói.
Trong thập niên qua, số những người siêu giàu ở Việt Nam tăng nhanh hơn so với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, và trong thập kỷ tới đây, sẽ tiếp tục đà tăng kỷ lục này, theo các số liệu thống kê của một nghiên cứu quốc tế mới đây.
Theo Wealth Report, Việt Nam hiện có 14.300 triệu phú USD và con số này được dự kiến sẽ tăng lên 38.600 trong 10 năm tới.


Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy “bị tạm giữ để điều tra”


Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy “bị tạm giữ để điều tra”
RFA
2018-08-09
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy (trái) và lệnh khám xét nhà khẩn cấp của công an ký ngày 9/8/2018
https://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.png RFA edit (FB Huỳnh Thục Vy)
Nhà hoạt động vì nữ quyền Huỳnh Thục Vy bị “tạm giữ để điều tra” sáng nay ngày 9 tháng 8 năm 2018 tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak giữa lúc có lời kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 2 tháng 9 tới đây, theo chồng của cô - anh Lê Khánh Duy cho đài Á Châu Tự do biết qua ứng dụng Messenger.
“Sáng nay vào lúc 7 giờ, có 2 công an ở trên phường đập cửa nhà mình, họ xin vào nhà để đưa giấy triệu tập lần thứ 6 cho Vy (Huỳnh Thục Vy đã nhận 5 giấy triệu tập).
Sau đó có khoảng 30 người công an thường phục, sắc phục và các đoàn thể ở phường ập vào và áp giải Vy đi.
Khoảng 1 - 2 tiếng sau họ ập vào thêm 1 đoàn nữa khoảng 30 - 40 người để khám xét mọi ngõ ngách trong nhà lấy đi laptop, máy ảnh, iPhone, điện thoại, sách vở, quần áo, đĩa nhạc… Họ khám xét khoảng 2-3 tiếng đồng hồ mới kết thúc”, anh Lê Khánh Duy kể lại vào chiều 9-8.
Anh cho biết thêm, công an có đọc lệnh khám xét nhà và giao cho biên bản tạm giữ đồ đạc và hiện nay bản thân bị canh gác bởi số đông công an ở phía ngoài nên không đi đâu được. Đài Á Châu Tự Do gọi cho các số điện thoại công an thị xã Buôn Hồ và công an tỉnh Đắk Lak nhưng không kết nối được.
Ông Phạm Bá Hải, Điều phối viên của Hội Cựu Tù nhân lương tâm tiết lộ: “Theo như kinh nghiệm của anh em thì khi có lệnh khám xét nhà là nghiêm trọng. Có lệnh khám xét nhà là đã có lệnh bắt, truy tố rồi mới khám xét nhà.
Thường nhà nước Việt Nam có nhiều vụ họ bắt người nhưng không nói bắt về tội gì cả, tới lúc chính thức truy tố và sau đó họ mới báo cho gia đình là việc thường xảy ra ở Việt Nam.
Nếu trường hợp lần này Huỳnh Thục Vy chính thức bị bắt thì tôi nghĩ là nhà nước Việt Nam vi phạm nghiêm trọng luật pháp của họ về bảo vệ Quyền trẻ em vì Huỳnh Thục Vy còn có một đứa con nhỏ mới 22 tháng tuổi”, nhà hoạt động xã hội dân sự ở Sài Gòn nhận định.
Hồi cuối năm 2017, Huỳnh Thục Vy đăng tải những tấm hình chụp chung với lá cờ đỏ sao vàng bị bạc màu và bị ai đó xịt sơn.
Cô sau đó liên tục bị nhận giấy triệu tập lên làm việc với công an vì “hành vi xịt sơn lên lá cờ tổ quốc”.
Cô cũng bị nhận giấy triệu tập vì “tụ tập đông người” phản đối Luật Đặc khu và An ninh mạng hôm 10/6.
Blogger Huỳnh Thục Vy là một trong những thành viên sáng lập của Hội phụ nữ nhân quyền hiện đang sống ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak.
Năm 2012, cô cùng với cha mình là cựu tù nhân lương tâm - nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett để “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị”.
Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của cô sau đó bị công an từ chối cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ để nhận giải.
Tháng 6 năm 2015, Huỳnh Thục Vy cho xuất bản sách “Nhận định sự thật tự do và nhân quyền” do nhà xuất bản Việt Thức in tại Hoa Kỳ.
Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do ngay cho Huỳnh Thục Vy
Sau khi có tin nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị lực lượng chức năng bắt đi, vào ngày 9 tháng 8 tổ chức theo dõi nhân quyền Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo kêu gọi cơ quan chức năng tỉnh Dak Lak trả tự do ngay và vô điều kiện cho nhà hoạt động nữ và blogger này. Đồng thời chính phủ Việt Nam phải ngưng đàn áp có hệ thống những nhà hoạt động ôn hòa.
Theo Ân Xá Quốc Tế thì việc bắt giữ cô Huỳnh Thục Vy chỉ là nỗ lực mang động cơ chính trị nhằm bịt miệng một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất cho nhân quyền tại Việt Nam.
Ân Xá Quốc Tế nêu rõ cô Huỳnh Thục Vy thông qua những hoạt động và viết blog nhằm cổ xúy cho quyền của giới nữ, cho những nhóm sắc tộc và cho nhân quyền nói chung, bản thân cô hoạt động không mệt mỏi nhằm vạch rõ những vi phạm và buộc những người nắm quyền phải chịu trách nhiệm.
Từ đó bản thân cô Huỳnh Thục Vy và gia đình thường xuyên bị lực lượng chức năng giám sát, đe dọa, sách nhiễu.


Trung Quốc lên kế hoạch xây đường hầm dưới biển nối Đài Loan


Trung Quốc lên kế hoạch xây đường hầm dưới biển nối Đài Loan
RFA
2018-08-07
Các nhà khoa học Trung Quốc, sau nhiều năm tranh luận, đã gần đạt được sự thống nhất trong việc thiết kế một đường hầm dưới biển bắt qua eo biển Đài Loan.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan tin vừa nêu vào ngày 6 tháng 8, dẫn nguồn từ các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã đệ trình kế hoạch lên Chính phủ Trung Quốc.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới với chiều dài 135 km dưới biển và xe lửa có thể chạy trong đường hầm này với vận tốc 250 km/giờ. Theo dự kiến, đường hầm sẽ hoàn thành vào năm 2030.
Hiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đang căng thẳng và điều này có thể làm chậm trễ việc thực hiện dự án.
Mặc dù vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ đơn phương tiến hành dự án trị giá hàng tỷ Nhân dân tệ và mang tính biểu tượng này.
Một nhà khoa học làm việc trong Chính phủ Bắc Kinh, không muốn nêu tên nói rằng đây là một trong những dự án xây dựng lớn nhất và khó nhất trong thế kỷ 21.
Ý tưởng cho dự án xây đường hầm dưới biển nối Trung Quốc và Đài Loan được hình thành gần tròn một thế kỷ, nhưng gần đây các nhà khoa học và kỹ sư mới tìm ra được phương thức để xây dựng đường hầm này. Dự án được chú ý hơn sau khi vào năm 2016, Bắc Kinh quyết định đưa thêm đường xe lửa tốc độ cao vào kế hoạch.
Thiết kế của dự án này được hoàn chỉnh vào năm ngoái, do Học viện Kỹ thuật Trung Quốc tài trợ.
Đường hầm dưới biển bắt qua eo biển Đài Loan sẽ dài gấp 3,5 lần so với đường hầm dưới biển dài nhất hiện nay nối giữa Anh và Pháp có chiều dài 37,9 km.


Khoảng khắc ấy, được làm người -Tuấn Khanh


Khoảng khắc ấy, được làm người
Tuấn Khanh
Sau những giờ phút tức giận, thậm chí là tuyệt vọng... có lúc tôi lại cảm thấy vô cùng thú vị về giai đoạn này của nước mình. Một giai đoạn rực rỡ xảo trá của những kẻ cầm quyền, và u uất khủng khiếp của hàng triệu người dân đang nhìn thấy viễn cảnh mình bị cai trị bởi bọn phản bội.
Dưới bề mặt lặng yên của đời sống, là sự sôi sục của từng con người vô danh. Những con người trước đây chỉ vì miếng cơm manh áo, vì gia đình của mình nên luôn im lặng, luôn chấp nhận... nay đã bật lên lời phản đối như một tiếng khóc. Thậm chí, có người viết trên facebook, nhân danh cả gia đình mình để phản đối - tức phần quan trọng nhất mà họ vẫn che chắn, giấu vào trong - giờ cũng đưa ra để minh chứng và bày tỏ một nguyện vọng được làm người.
Làm người - hai tiếng ấy ở đất nước này, bây giờ nghe thật vất vả làm sao. Những người không quen biết mà tôi nhìn thấy, rõ là sau khi cố dành dụm, chắt chiu, chấp nhận mọi thứ để mong được chút an sinh, giờ thì họ đã không còn nhẫn nại nổi, bật lên tiếng kêu cuối cùng là mong được làm người, và là người Việt Nam.
Thật thú vị - làm người - điều mà mấy trăm đại biểu quốc hội chắc cũng không mơ thấy nổi rằng họ có được khả năng ấy, dù vẫn được các chủ nhân ông, chủ nhân bà ve vuốt bộ lông và hàng ngày ám thị, gọi bằng "người".
Trong đêm, một thanh niên tham gia vào các nhóm tuyên truyền phản dư luận nhắn cho tôi như một tự thú đầy hoang mang. Bạn ấy kể là nhóm của bạn ấy được hướng dẫn cách thức phản dư luận như "đọc luật đặc khu chưa", chỉ là "kinh tế và phát triển", bị ảo tưởng về "thuyết âm mưu", coi chừng là "kỳ thị"... Và rất nhiều thứ khác. Nhưng ngay cả người thanh niên bị định hướng suy nghĩ ấy cũng ngơ ngác hỏi "sự thật là sao vậy chú?"
Đó là một câu hỏi khó với tôi, và có lẽ với rất nhiều người khác. Vì cốt lõi của câu hỏi là sự thật, điều mà 90 triệu dân Việt đói khát nó từ nhiều thập niên nay. Một câu hỏi khó bao gồm về mối quan hệ nồng ấm riêng của hai đảng cộng sản, chứ không phải của nhân dân và tổ quốc Việt Nam.
Nhưng chí ít, điều mà mọi người Việt Nam nên thú vị là dù sự thật bị ẩn giấu nơi nào đó, nó vẫn đủ sáng chói để in bóng trên mặt đất, đủ để nhận rõ cuộc sống hôm nay.
Với cách cầm quyền hiện tại, người ta nhận ra loại chủ nghĩa xã hội chư hầu, đã tạo ra đủ một lớp người không ngần ngại để khoe khoang thú tính của mình khi có cơ hội liếm láp vào quyền lực, vì chút lợi trên máng ăn riêng sẳn sàng vặn vẹo lý trí để tung hô điên cuồng và chà đạp quê hương, dân tộc mình. Chương trình "đổi quê hương lấy ghế" đang lan từ quan đến các loại trí thức, con mọn của nhà nước. Thật bỉ cực cho tổ tiên Việt Nam, nhưng âu cũng là chưa lúc nào như lúc này, thú vị vì dễ nhận mặt nhau, dễ gọi tên đúng về giống loài.
Giờ phút như tiếng chuông gióng lên buồn bã về số phận. Tôi cũng như những con người vô danh đang phản đối luật đặc khu nhượng địa 99 năm, chỉ là một đám đông cô thế trước hệ thống cầm quyền cả quyết. Sự cô độc đó, chợt nhắc tôi về bài thơ của Bắc Đảo trong sự kiện Thiên An Môn 1989. Trước lằn ranh của chọn lựa sống còn, ông viết rằng mình vô danh, chỉ có cây bút làm bạn, và rồi cũng để lại, từ biệt mẹ lên đường để chọn, dẫu phải chết, để được làm người.
Làm người đôi khi là cả một chặng đường dài, nhưng đôi khi chỉ là một khoảnh khắc chọn lựa. Tôi cũng đã bỏ lại cây viết của mình, nói từ biệt bình an trong tiếng chuông của số phận, và xin được góp một chỗ đứng cùng các bạn, những người vô danh, cô thế đang lên tiếng về quyền làm người Việt Nam trên quê hương mình. Tôi muốn rơi nước mắt khi nhìn những dòng viết phản đối có khi yếu ớt, có khi kềm chế và có khi đầy tuyệt vọng. Tôi biết, chúng ta cùng muốn được làm người, và phải là một người Việt Nam tự do, dù sợ hãi.
Vì vậy, tôi mang ơn các bạn.



Wednesday, August 8, 2018

Tổng thống Philippines dọa giết cảnh sát tha hóa


Tổng thống Philippines dọa giết cảnh sát tha hóa
09/08/2018
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 7/8 đe dọa sẽ giết hết những cảnh sát tha hóa, bao gồm những người bị tố cáo dính dáng đến ma túy bất hợp pháp và các tội phạm khác. Lời cảnh cáo của Duterte được ra trong một buổi truyền hình trực tiếp.
CBC dẫn nguồn tin từ các giới chức cảnh sát nước này cho biết đã có hơn 100 cảnh sát bị áp giải đến dinh tổng thống để gặp ông Duterte. Nhiều người trong số này đang đối mặt với các tố cáo phạm tội về hành chính và hình sự, bao gồm cả bắt cóc, hãm hiếp và cướp bóc.
Phát biểu trên sóng truyền hình trực tiếp, ông Duterte cảnh báo lực lượng cảnh sát:
“Nếu các anh cứ như thế, đồ khốn, tôi sẽ giết các anh đấy”, theo CBC.
Tổng thống Philippines còn hăm dọa rằng: “Như những gì các anh làm, rất dễ để giết một người. Chỉ cần theo sau họ, bắn vào lưng họ, rồi bình thản bước đi”, CNN chuyển ngữ lời ông Duterte.
Trước đây, Tổng thống Philippines từng nói lực lượng cảnh sát quốc gia “tham nhũng đến tận rễ”. Báo chí cho hay lực lượng này hiện đang trải qua một cuộc thanh lọc nội bộ.
“Nếu những kẻ khốn kiếp này chết, thì đừng có mà đến kêu la với chúng tôi về ‘nhân quyền, thủ tục hợp lệ’ vì tôi đã cảnh báo các anh rồi”, ông Duterte nói tiếp trên sóng truyền hình.
Với những lời đe dọa công khai và con số hơn 4.500 nghi phạm ma túy bị giết trong cuộc chiến chống ma túy, ông Duterte luôn bị các chính phủ phương Tây và tổ chức nhân quyền trên thế giới lên án kể từ khi lên nắm quyền vào giữa năm 2016.
Tuy nhiên, Tổng thống Philippines vẫn thề rằng sẽ tiếp tục chiến dịch này cho đến ngày cuối cùng của nhiệm kỳ sáu năm của ông, và tuyên bố sẵn sàng đi tù, cho dù ông luôn bác bỏ việc hành quyết không qua xét xử.
Cảnh sát cho biết có gần 150.000 nghi phạm ma túy đã bị bắt và hàng chục viên chức công lực đã bị giết trong các cuộc bố ráp của chiến dịch chống ma túy.


Mỹ tăng chế tài Nga vì vụ hạ độc cựu điệp viên ở Anh


Mỹ tăng chế tài Nga vì vụ hạ độc cựu điệp viên ở Anh
Cập nhật mới nhất 09/08/2018
Washington hôm thứ Tư cho biết sẽ áp đặt các chế tài mới lên Nga sau khi xác định rằng Moscow đã sử dụng một loại chất độc thần kinh để tấn công một cựu điệp viên người Nga và con gái của ông ta ở Anh.
Sergei Skripal, cựu đại tá trong tổng cục tình báo quân đội GRU của Nga, và con gái 33 tuổi của ông, Yulia, được tìm thấy bất tỉnh trên một băng ghế ở thành phố Salisbury miền nam nước Anh vào tháng 3 năm nay sau khi chất độc thần kinh loại Novichok ở dạng lỏng được bôi lên cửa chính nhà ông.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói đã xác định rằng Nga "đã sử dụng vũ khí hóa học hay sinh học vi phạm luật pháp quốc tế, hoặc đã sử dụng vũ khí hóa học hay sinh học gây tử vong nhắm vào công dân của chính mình."
Bà cho biết các chế tài sẽ đi vào hiệu lực vào khoảng ngày 22 tháng 8 tới đây.
Tin tức này được đưa ra sau khi Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Đảng Cộng hòa Rand Paul cho biết hôm thứ Tư rằng ông đã trao một bức thư từ Tổng thống Donald Trump cho Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất chuyện hợp tác giữa hai nước.
Các chế tài sẽ được thiết kế theo hai đợt, với tác động lớn nhất từ các chế tài ban đầu dự kiến đến từ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng an ninh quốc gia nhạy cảm sang Nga, đài NBC đưa tin dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao.
Anh hôm thứ Tư đã hoan nghênh quyết định của Washington áp đặt các chế tài mới đối với Nga.
Anh đã qui trách Nga về vụ tấn công và đã cùng với Mỹ và các đồng minh phương Tây trục xuất hàng chục nhà ngoại giao. Nga phủ nhận dính líu vào vụ đầu độc và đáp lại bằng những vụ trục xuất trả đũa của riêng mình.
"Anh hoan nghênh hành động thêm nữa của Mỹ và các đồng minh phương Tây của chúng tôi," một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh cho biết trong một thông cáo.
"Phản ứng mạnh mẽ của quốc tế đối với việc sử dụng vũ khí hóa học trên đường phố Salisbury gửi một thông điệp rõ ràng tới Nga rằng hành vi khiêu khích, liều lĩnh của họ sẽ bị thách thức."


Hữu Loan và bài thơ bất tử - Trịnh Hưng


         Hữu Loan và bài thơ bất tử
Trịnh Hưng 
Trong dịp về thăm quê hương vừa qua, tôi may mắn được gặp nhà thơ Hữu Loan, người anh kết nghĩa của tôi trong thời gian kháng Pháp (45-54) mà tôi đã xa cách hơn 50 năm.
Nhà thơ Yên Thao (tác giả bài thơ Nhà Tôi), người bạn cùng đơn vị bộ đội ngày xưa đã cho tôi biết là muốn tìm anh Hữu Loan thì phải đến Hội Văn Nghệ. Vì từ ngày Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ thì các văn nghệ sĩ từng bị Đảng đối xử tàn nhẩn thua một con chó đã được phục hồi danh dự và được công nhận là hội viên nhà văn Việt Nam.
Tôi đến Hội Nhà Văn ở đường Nguyễn Đình Chiểu để tìm danh sách và may mắn gặp được người cùng quê với nhà thơ Hữu Loan đã chỉ đường cho tôi đến thăm anh.
Nhà nhà thơ Hữu Loan ở thôn Vân Hườn, xã Nga Lĩnh và nằm ở một vùng xa xôi hẻo lánh. Người lái xe ôm đưa tôi đến trước cổng rộng độ 3 mét. Anh ta gọi to:
- Cụ Tú ơi! Ra có khách lạ ở xa đến thăm cụ đây nầy.
Tôi nghe trong nhà có tiếng đáp lại: “Ơ! Tôi ra ngay đây”.
Một ông già cao lớn, tóc đã bạc trắng, dáng dấp còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn chạy ra. Ông cụ mở cánh cổng được buộc bằng dây thừng và đứng sửng nhìn anh em tôi với vẻ ngạc nhiên và dò xét:
- Thưa các ông là ai, các ông muốn gặp tôi có việc gì không?
Tôi hiểu anh bị quản thúc tại gia mấy chục năm nên bị cô lập, cấm liên hệ với mọi người, bây giờ thấy người lạ thì hơi ngạc nhiên và nghi ngờ. Để đánh tan sự nghi ngờ của anh, tôi chạy đến ôm anh và nói :
- Em là Trịnh Hưng, em vợ của anh Lê Khải Trạch nhà ở Thanh Hoá. Những năm kháng chiến anh hay lại chơi, uống rượu với anh rễ em và anh Quang Dũng. Có một lần anh đã dẫn em và anh Quang Dũng vào Nông Cống thăm mộ chị Ninh vợ anh.
Nhắc lại kỷ niệm xưa, anh mừng và nắm chặt tay tôi :
- Chú là chú Hưng đánh đàn guitare. Anh nhớ ra rồi.
Anh kéo tôi vào nhà và nói chuyện. Căn nhà của anh tường được xây bằng xi măng, mái ngói đã cũ. Nhà có ba gian nhưng trống rỗng hầu như chẳng có gì. Một gian có cái giường tre để đôi vợ chồng già ngủ, gian giữa là bàn thờ gia tiên, còn gian tôi đang ngồi có một cái bàn vuông cũ kỹ và 4 cái ghế, trên có một bình nước vối và mấy cái ly. Anh rót nước mời hai anh em tôi và nói :
- Nhà anh uống nước vối quen rồi, với lại anh trồng vối nên có uống quanh năm.
Anh thông thả hỏi thăm anh chị của tôi. Tôi kể lại cho anh nghe chuyện anh Trạch đã chết từ năm 1979. Anh đã bị bắt và bị thủ tiêu. Năm 75, cộng sản chiếm Miền Nam xong thì đến năm 1977, một đêm khuya công an khám nhà, tịch thu mọi thứ và bắt anh Trạch mang đi nhốt vào trại giam Phan Đăng Lưu.
Đến năm 79, chị tôi vào trại thăm nuôi thì công an nói là đã trốn trại rồi. Chị tôi biết anh Trạch lúc đó đã quá già thì còn sức đâu mà trốn trại. Dù biết có điều không may mắn cho chồng nhưng chị vẫn chờ.
Hơn một năm sau, có người được thả về, họ đến nhà cho chị hay là vào một đêm khoảng 12 giờ, công an đã vào trại gọi anh xuống và không cho anh mang theo một thứ gì. Mọi người đều nghĩ rằng anh được gọi đi hỏi cung. Nhưng tại sao lại hỏi cung vào lúc nữa đêm? Và kể từ đêm đó không một ai còn gặp lại anh. Anh Trạch đã bị thủ tiêu. Chị tôi lấy ngày đó làm ngày giỗ và sau đó có làm đơn khiếu nại gởi cho Bộ Nội Vụ, Thủ Tướng và Bí Thư Đảng xin cho biết tin tức nhưng chỉ nhận được vỏn vẹn có vài hàng chữ là "chờ để điều tra”. Người thiếu phụ âm thầm đau khổ mòn mõi chờ chồng đã hơn 20 năm vẫn chưa có câu trả lời của nhà cầm quyền CS Hà Nội.
Anh Hữu Loan hỏi tiếp:
- Còn chú ra sao? Ở đâu về và làm gì mà đến bây giờ mới đến gặp anh?
- Sau năm 1952, bỏ kháng chiến em theo anh Trần Chánh Thành về Hà Nội. rồi di cư vào Nam. Em tiếp tục sống với nghề sáng tác nhạc và dạy học. Năm 75 Miền Nam mất, em không có điều kiện di tản nên ở lại Việt Nam tiếp tục công việc sáng tác của mình. Năm 1982 họ bắt đứa còn trai lớn đi nghĩa vụ ở Cao Miên. Con trai em đã đào ngũ trốn về được 3 năm thì công an bắt và nhốt nó một đêm tới sáng thì nó chết. Em uất ức nên sáng tác bài hát nội dung nói CS và lão già Hồ tàn ác. Em đã bị bắt đi cải tạo 8 năm vì sáng tác bài hát "Ta Quyết Tâm Giết Lũ Hồ".
Chú em đi chung với tôi biết đến thăm anh Hữu Loan nên đã thủ sẳn một lít rượu bổ thuốc Bắc. Chú rót ra một chén mừng tuổi anh nhân năm mới. Tôi cũng mời anh một ly, anh cười vui vẻ uống cạn. Hơi men bốc lên, lại nghe tôi kể những câu chuyện bi thảm của gia đình nên anh chửi đổng:
- Mẹ cha cái thằng Hồ tặc, cái thằng hít địt đó chết rồi mà còn giết hại bao nhiêu người vô tội và làm hại đất nước, tổ tiên.
Anh còn chửi một lúc nữa về chế độ tham tàn của già Hồ để lại. Tôi nhìn quanh nhà, thấy cảnh nhà đơn chiếc, nghèo nàn mà chạnh lòng. Mắt tôi chợt chạm phải hai câu thơ kiểu tranh cổ, thi thư pháp viết bằng quốc ngữ :
Chào người Mầu Tím Hoa Sim
Chào chòm râu bạc đi tìm ban sơ
Bút danh người tặng đã bị phai mờ vì thời gian và chỉ có anh là người biết tác gỉa hai câu thơ đó mà thôi.
Tôi nói cho anh biết bài thơ Mầu Tím Hoa Sim đã trở thành bất tử, không những ngày xưa ở Sài Gòn nhạc sĩ Dũng Chinh và Phạm Duy phổ nhạc mà hiện nay ở Hải Ngoại, người Việt tị nạn vẫn hát và thu đĩa để bán. Tôi cũng nói cho anh biết là có một thi sĩ trẻ tên Kim Vũ ở Hoa Kỳ khi hay tin tôi về Việt Nam có gởi cho anh Hữu Loan một bài thơ mà anh đã dịch sang Anh Ngữ và gởi thêm 50 đô la mừng tuổi anh nhân dịp xuân về. Tôi cũng trao lại cho anh 200 F của nhà thơ Đỗ Bình gởi tặng với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ. Biết anh Hữu Loan ở vùng quê hẻo lánh, muốn ra thành phố đổi tiền mất nhiều thì giờ và tốn tiền xe nên tôi đổi sẳn tiền Việt Nam để trao cho anh. Anh Hữu Loan cầm số tiền trong tay mà nét mặt anh rất xúc động. Anh nhờ tôi chuyển lại lời cảm ơn đến hai người bạn chưa quen.
Chúng tôi ra về và hôm sau lại đến thăm anh. Anh kể lại cho chúng tôi nghe cuộc đời gian truân của mình...
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, quê anh ở Thôn Vân Hườn, xã Nga Lĩnh, Huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Cha Hữu Loan là một nhà nho nghèo. Lúc còn nhỏ Hữu Loan thường nghe cha mình ngâm thơ của cụ Nguyễn Công Trứ và Hữu Loan đã thấm nhuần hai câu thơ :
Làm trai đứng ở trong trời đất.
Phải có danh gì với núi sông.
Khi đi học, Hữu Loan thường nghe thầy cô dạy rằng “có chí thì nên", do đó mà anh rất chăm học và năm nào cũng đứng nhất lớp. Học ở trường huyện thi đậu bằng Tiểu Học Pháp mà lúc bấy giờ là rất hiếm người đạt được. Anh quyết chí đi học tiếp Trung Học nhưng muốn vậy thì phải ra tỉnh mới có trường. Nhà nghèo ham học nên anh mong muốn ra tỉnh vừa tìm việc làm vừa đi học. Một hôm, tình cờ anh may mắn xin được dạy kèm cho các con ông Lê Đỗ Hữu Kỳ, kỹ sư Canh Nông ở Pháp về, hiện làm Thanh Tra cho Bộ Canh Nông của Pháp. Nhà ông có 500 mẫu ruộng gia nhân làm việc 5, 6 chục người. Ông có nuôi thêm một miệng ăn thì cũng chẳng thấm vào đâu. Bà Kỳ là một người rất rộng lượng và tốt bụng và thường hay giúp đỡ người nghèo nên bà sẳn lòng cho anh ăn ở, dạy kèm cho các con. Nhờ vậy, Hữu Loan đã an tâm đi học. Thấy anh hiền lành, lễ phép nên bà Kỳ rất mến và nhận anh làm con nuôi cho ăn học thành đạt.
Khi anh bước chân vào nhà ông Kỳ ở, thì bà Kỳ sinh cô Ninh ở nhà hộ sinh. Hai ngày sau, anh xin phép vào thăm. Thấy cô bé bụ bẩm xinh đẹp nên Hữu Loan bế lên nâng niu trên tay. Cô bé mới sinh có hai ngày mà cứ nhìn anh cười. Anh vội nói với bà Kỳ:
- Má à! Em mới có hai ngày mà đã biết cười. Không hiểu sao em cứ nhìn con cười.
- Mấy bà đỡ đẻ cũng nói là con nít sinh ra là khóc, còn con bé nầy thì không khóc một tiếng nào mà nó lại biết cười ngay. Đó là một điều lạ.
Từ đó anh an tâm học hành, các con ông bà Kỳ rất mến anh. Anh hay dẫn các con ông Kỳ đi chơi và ẳm bồng cô bé Ninh. Đến kỳ thi Trung Học anh đậu hạng tối ưu. Ông bà Kỳ rất mừng và khuyến khích anh học tiếp. Năm 1941 đến kỳ thi Tú Tài ở Hà Nội anh đậu hạng ưu. Sau đó, người Pháp xem bài thấy anh thông minh nên họ mời anh vào làm tại phủ Toàn Quyền có lương bổng cao. Hữu Loan lúc đó ghét Tây nên đã khước từ và về Thanh Hoá sống với gia đình cha mẹ nuôi và đi dạy học. Hữu Loan gặp được cụ Trần Trọng Kim, lúc đó cụ đang thành lập Hội Thanh Niên toàn tỉnh. Cụ thấy anh nhanh nhẹn, thông minh nên giao cho nhiệm vụ làm Tổng Đoàn Trưởng Thanh Niên của cụ.
Cô Ninh mỗi ngày một lớn và xinh đẹp, phúc hậu. Cô rất thương mến và giúp đỡ người ăn kẻ ở trong nhà. Hữu Loan thương yêu cô như em gái và chủ nhật nào cô cũng đòi anh dẫn cô ra phố chơi. Một hôm, anh dẫn cô đi ngang rạp hát, thấy quảng cáo phim, anh muốn vào xem nhưng cô không chịu mà đòi về nhà ngay để học chữ. Từ đó, cô không cho gia nhân phục vụ cho anh nữa mà mọi ngày quần áo của anh, cô tự giặt lấy, ủi thẳng tắp và xếp gọn gàng vào ngăn kéo cho anh. Cô còn chăm sóc cho anh những chuyện lặt vặt khác.
Hữu Loan cũng được biết bà Kỳ rất thương anh nên định gã em gái bà cho anh nhưng cô ấy đẹp lại không ham chuyện trần duyên và rất say mê học đạo nên đã xin vào tu viện. Bà Kỳ không gã em gái cho anh được nên muốn gã cô Ninh cho anh. Năm cô Ninh 13 tuổi, một hôm tôi ngồi học ở trong nghe bà Kỳ nói với cô Ninh :
- Con à! Mai nầy má gã con cho anh Loan, con có bằng lòng không?
Tôi không nghe cô nói gì cả. Thế rồi một tuần sau, anh đang học, cô Ninh đang ủi quần áo cho tôi bên ngoài. Bà Kỳ đến bên tôi dịu dàng nói :
- Má thương con lắm! Má có ý định là vài năm nữa em Ninh lớn một chút má gã em Ninh cho con làm vợ, con có bằng lòng không?
Anh bị hỏi đột ngột nên bất ngờ quá, lúng túng không biết trả lời ra sao. Bà Kỳ lại tiếp :
- Sao, con có bằng lòng không?
- Dạ thưa, con cám ơn má vô cùng. Con thú thật là con rất thương yêu em Ninh nhưng lấy em thì ngượng làm sao ấy, con không dám đâu vì em Ninh là em nuôi của con. Con được ba má nuôi trong nhà, bây giờ lấy em Ninh con sợ người ta nói con là thằng bất nghĩa.
Bà Kỳ cười rồi bỏ đi làm anh nghĩ ngợi cả đêm. Không ngờ cô Ninh nghe câu chuyện nên nói với anh :
- Anh không yêu tôi, không muốn lấy tôi. Điều đó tôi không cần. Tôi chỉ biết tôi yêu anh là đủ rồi. Nói xong cô bỏ đi.
Anh vẫn ở trong nhà ông bà Kỳ và cô Ninh vẫn đối đãi với anh như xưa. Hàng ngày anh vẫn học thêm và đi hoạt động với anh em trong Đoàn Thanh Niên. Ngày 19-8-45, cuộc cách mạng của Việt Minh đã thành công ở Hà Nội, các tỉnh đã thành lập chính quyền, anh và các anh chị em trong Đoàn Thanh Niên rất vui mừng. Anh hô hào dân chúng đi cướp chính quyền một cách dễ dàng. Và được bầu làm Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân lâm thời tại Thanh Hoá. Đến tuần lễ Vàng, cô Ninh cũng hăng hái tham gia cổ động dân chúng đóng góp vàng ủng hộ. Hữu Loan lúc đó là một thanh niên yêu nước nhiệt thành nên rất hăng hái và làm việc không biết mệt. Năm 46, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Anh không thích làm Chủ Tịch tỉnh nên đã xin từ chức và nhường cho người khác để lên đường ra mặt trận. Hữu Loan thăm gia vào sư đoàn 304 do tướng Nguyễn Sơn chỉ huy. Anh được giao cho nhiệm vụ làm Trưởng Phòng Tuyên Huấn sư đoàn với cấp Chính Trị Viên tiểu đoàn. Nguyễn Sơn là một vị tướng trẻ nhưng rất giỏi, anh lại là người mê văn nghệ và hiểu biết tất cả mọi bộ môn thơ văn nhạc nên Hữu Loan rất quý mến anh và ngược lại Nguyễn Sơn xem Hữu Loan như một người bạn hơn là một thuộc cấp.
Trong quân ngũ rất bận nhưng Hữu Loan vẫn thường xuyên về thăm nhà. Gia đình ông bà Kỳ vẫn thương yêu anh như xưa. Cô Ninh thì đã lớn, cô quấn quít bên anh như hồi nào. Thế rồi tình yêu giữa Hữu Loan và cô Ninh đã đến lúc nào Hữu Loan cũng không biết. Hai ông bà Kỳ thì càng vun xới cho tình yêu hai trẻ. Hữu Loan thú thật với bà Kỳ và xin cưới cô Ninh làm vợ. Ông bà Kỳ lo đám cưới sớm cho đôi trẻ. Trong thời kháng chiến thì không làm rầm rộ theo tục lệ xưa. Thường đám cưới chỉ làm ở ngôi đình làng, khách họ hàng và viên chức xã đến chào cờ, chúc tụng rồi đọc tuyên bố, còn trên bàn chỉ có 1 vài đĩa kẹo thôi gọi là đám cưới nhân dân kháng chiến. Nếu có vài ba cặp thì tổ chức ăn mừng cũng vậy và gọi là đám cưới tập thể.
Ông bà Kỳ thì lại không muốn gã chồng cho con theo kiểu đó vì ông bà là người giàu có, điền chủ và lúc bấy giờ ông lại là Dân Biểu Quốc Hội đầu tiên của chính phủ nên làm tiệc tại nhà một tí mâm cơm tươm tất, rồi mời Uỷ Ban đến tham dự. Đám cưới của Hữu Loan và cô Ninh rất đơn giản. Ngày cưới cô dâu không mặc áo cưới và chú rễ mặc quần áo nhà binh đôi giầy dính bết bụi hành quân.
Cưới nhau xong năm ngày là anh lại trở về đơn vị. Anh đi được hai hôm thì ở nhà, một buổi sáng cô Ninh ra sông Nông Cống giặt quần áo, không ngờ nước sông chảy quá mạnh, cô trượt chân té xuống nước, bị nước cuốn cô trôi đi và chết đuối. Mãi 3 ngày sau, xác cô nổi lên, dân thuyền chài họ vớt xác cô mang về nhà ông bà Kỳ chôn cất.
Hai tháng sau, trong lúc đang ngồi uống trà tại một quán nhỏ, Hữu Loan mới hay tin người vợ trẻ ở nhà đã chết. Anh sa sầm mặt lại, da tái xanh, tay anh run rẩy làm đỗ cả ly nước đang cầm trên tay. Quá đau đớn với cái tin bất ngờ, anh vội vàng đạp xe về nhà và thấy bà Kỳ đang ngồi khóc bên mộ người con gái mà bà yêu thương nhất. Hữu Loan nhìn thấy trên mộ là chiếc bình hoa nhỏ ngày cưới nay đã thành bình hương trên mộ chí. Anh quá đau đớn phủ phục bên nằm mồ vô tri và than khóc.
Rồi sau đó, anh trở về đơn vị, cả ngày như người mất hồn. Vào một buổi trưa, niềm đau đớn đó đã tuôn trào và anh đã viết thành bài thơ Mầu Tím Hoa Sim. Anh viết một mạch bài thơ để nói lên tất cả tâm tư của mình chỉ vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ. Hữu Loan xếp bài thơ cất vào túi áo. Ví quá thương nhớ vợ nên anh ngã bệnh. Một chú bộ đội đàn em của anh đang làm thờ báo Chiến Hữu của sư đoàn đã đến chăm sóc cho anh. Lúc chú giặt quần áo cho anh và bất ngờ thấy bài thơ trong túi áo. Chú cất đi và giữ gìn cẩn thận. Rồi một ngày chú về quê gần làng bà Kỳ, chú lấy đọc cho bà Kỳ nghe. Bà Kỳ khóc và bắt chú chép lại cho bà. Thế là bài thơ tự nhiên được phổ biến mau lẹ ai cũng thuộc, cũng biết. Lời thơ trung thực, toàn bộ bài thơ đọc rất cảm động vì xuất phát tự con tim của nhà thơ Hữu Loan...
Màu tím hoa sim
 
            
 Nàng có ba người anh
 đi bộ đội
 Những em nàng
 có em chưa biết nói
 Khi tóc nàng xanh xanh

             ***

 Tôi người Vệ-Quốc-quân
 xa gia đình
 Yêu nàng
 như tình yêu em gái
 Ngày hợp hôn
 nàng không đòi may áo mới
 Tôi mặc đồ quân nhân
 đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
 Nàng cười xinh xinh
 bên anh chồng độc đáo
 Tôi ở đơn vị về
 cưới nhau xong là đi.

             ***

 Tự chiến khu xa
 nhớ về ái ngại
 Lấy chồng đời chiến binh
 mấy người đi trở lại !
 Nhỡ khi mình không về
 thì thương
 người vợ chờ bé bỏng chiều quê

              ***

 Nhưng không chết người trai khói lửa
 mà chết người gái nhỏ hậu phương
 Tôi về
 không gặp nàng
 má tôi
 ngồi bên mộ con
 đầy bóng tối
 Chiếc bình hoa ngày cưới
 thành bình hương
 tàn lạnh vây quanh
 Tóc nàng xanh xanh
 ngắn chưa đầy búi
 Em ơi ! Giây phút cuối
 Không được nghe nhau nói
 Không được trông  nhau
 một lần...

               ***

 Ngày xưa
 nàng yêu hoa sim tím
 Áo nàng
 màu tím hoa sim
 Ngày xưa
 đèn khuya bóng nhỏ
 nàng vá cho chồng
 tấm áo ngày xưa! ...

              ***

 Một chiều rừng mưa
 ba người anh
 tự chiến trường Ðông Bắc
 biết tin em gái mất
 trước tin em lấy chồng!
 Gió thu về rờn rợn nước sông
 đứa em nhỏ lớn lên
 ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
 Khi gió thu về
 cỏ vàng chân mộ chí !
 Chiều hành quân
 qua những đồi hoa sim
 những đồi hoa sim
 Những đồi hoa sim
 dài trong chiều không  hết .
 Màu tím hoa sim
 tím chiều hoang  biền biệt ...

              ***

 Có ai ví như từ chiều
 ca dao nào xưa xa:
 "Áo anh sứt chỉ đường tà
 Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu"

            ***

 Ai hát
 vô tình hay ác ý với nhau
 Chiều hoang tím
 có chiều hoang biết
 Chiều hoang tím
 tím thêm màu da diết ...
 nhìn áo rách vai
 tôi hát  trong màu hoa :
 "Áo anh sứt chỉ đường tà
 Vợ anh mất sớm ...!
 Màu tím hoa sim tím
 Tình tang lệ rớm ...

            ***

 Ráng vàng ma và sừng rúc
 điệu  quân hành
 Vang vọng chập chờn
 theo bóng những binh đoàn
 biền biệt hành binh
 vào thăm thẳm chiều hoang màu tím...

          ***
 Tôi ví vọng về đâu
 Tôi với vọng về đâu?
 - áo anh nát chỉ dù ... lâu!
Anh chỉ cho tôi xem chiếc bình hoa ngày cưới mà anh luôn gìn giữ và ngày ngày nhanh khói cho người vợ quá cố. Anh trao cho tôi bài Mầu Tím Hoa Sim do chính tay anh viết. Anh còn giảng cho tôi nghe những từ ngữ và cách ngắt câu là dụng ý diễn tả tình cảm trong bài thơ. Anh nói có nhiều nơi họ in không đúng với ý của anh.
Trong ba ngày tôi ở chơi với anh, anh đã kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện vui buồn và số phận định mệnh đã đưa đẩy cho anh vào cuộc sống đói nghèo triền miên suốt mấy chục năm qua.
Tôi nghe anh kể mà thương anh nhiều hơn, một trí thức đầy nghị lực, chí khí. Dù quảng đời còn lại của anh phải gánh chịu nhiều đau khổ, mất mát nhưng tinh thần bất khuất nơi anh không bao giờ mất.
Thơ là anh
Là em gái anh
Là người vợ anh
Là đồng đội, bạn hữu anh.
Những người vệ quốc quân đánh Pháp, bảo vệ tổ quốc hơn nữa thế kỷ trước đã có bao nhiêu người có cuộc sống ấm no. Những người chiến sĩ từng chung vai sát cánh với Việt Minh đánh Pháp có bao nhiêu người được đối xử xứng đáng với tấm lòng yêu nước và sự hy sinh của họ. Hay xác thân họ chỉ là trâu ngựa, là chiếc đinh vít đã rĩ sét bị vùi dập trong đống gạch vụn của ngôi nhà Xã Hội Chủ Nghĩa mục nát. Và còn có biết bao nhân tài, bao văn nghệ sĩ bị chết tức tưởi vì chế độ bạo ngược của cộng sản cho đến chết không có một chén cơm độn no lòng. Tôi nghĩ đến Quang Dũng, Trần Dần, Tử Phác... và đến số phận nhà thơ Hữu Loan để nói với chế độ cộng sản bất nhân rằng chế độ đó không thể tồn tại mãi với thời gian và tôi mong họ hãy trả lại cho nhân dân Việt Nam cuộc sống tự do, no ấm.
Trịnh Hưng
Paris, 15-6-2002
-----------------------------------
(1) Trịnh Hưng lấy tên thật làm bút hiệu, nhưng trong căn cước mang tên là Nguyễn Văn Hưng, sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê quán Bắc Ninh.

- 1945-1953 theo kháng chiến chống thực dân Pháp, đội phó văn công Trung Đoàn Thăng Long.
- 1954 hồi cư về Hà Nội, sau đó di cư vào Nam và mở lớp dạy nhạc qua bộ môn: Đàn, luyện giọng và sáng tác.

Bắt đầu sáng tác từ năm 1950, nhưng mãi đến năm 1956 mới được công chúng đón nhận qua những ca khúc quê hương : Lối Về Xóm Nhỏ, Tôi Yêu, Lúa Mùa Duyên Thắm, Trăng Soi Duyên Lành, Tình Thắm Duyên Quê...

Sau năm 1975 bị kẹt lại, nhạc sị Trịnh Hưng đã bị cộng sản bắt đi tù hết 8 năm, vì sáng tác nhạc phẩm Ta Quyết Tâm Giết Lũ Hồ để phản đối chế độ CS.
Sau khi mãn tù 1990, Trịnh Hưng được gia đình bảo lãnh sang Pháp. Ra hải ngoại ông vẫn tiếp tục sáng tác nhạc và đã cộng tác với nhiều tạp chí văn học ở hải ngoại qua nhiều thể loại.



Sa mạc nhỏ xíu giữa lòng Canada băng giá


Sa mc nh xíu gia lòng Canada băng giá
Mike MacEacheranBBC Travel
·         7 tháng 8 2018
Trời đổ tuyết suốt đêm, nhưng trên mặt đất đã có lối đi. Lớp tuyết trắng mịn bao phủ vòng cây vân sam, cây liễu và bắt đầu tan chảy trên những cành cây cao nhất khi tôi khởi hành chuyến thám hiểm của mình.
Trước mặt tôi là những thung lũng băng giá trơ trọi giữa những rặng núi tuyết và những dốc núi thoai thoải.
Sa mạc bé tí
m thanh của ngôi làng đã lắng xuống, và trong lúc tôi bước những bước đầu tiên ra cao nguyên - bước theo đường viền của khung cảnh, một tiếng rắc chát chúa phát ra từ dưới đôi ủng của tôi.
Đó là tất cả những gì tôi có thể nghe được trong vòng 10 phút tiếp theo. m thanh nghèn nghẹt, nhịp nhàng của tuyết rên rỉ trên cát.
Sau đó, tôi đã đến được nơi cần đến. Tôi đã băng qua nơi mà nhiều người tin là sa mạc nhỏ nhất trên thế giới.
Đây là lần đầu tiên tôi biết đến một trong những hiện tượng địa lý lạ lùng nhất Bắc Mỹ - sa mạc Carcross ở vùng lãnh thổ Yukon của Canada.
Thoạt nhìn, phải thừa nhận rằng nó không trông giống sa mạc cho lắm. Khó mà nhận ra đó là một sa mạc và chỉ rộng có 600 mét, có thể được đo hay nhất bằng dấu giày từ đầu này đến đầu kia.
Nó được bao phủ trong lớp tuyết, và lớp cát chỉ có thể thấy được giữa những khe nứt trong những lớp tuyết tan chảy.
Khi nhìn gần hơn, chúng ta sẽ thấy một vương quốc nhỏ xíu cát mịn - một môi trường sống hiếm gặp cho cây cỏ, những loài có móng guốc và côn trùng mà có thể khoa học vẫn chưa biết đến.
Cái cổng ở bên đường có đánh dấu bằng một biển báo đột ngột ghi chữ 'Sa mạc Carcross' - dòng chữ này có vẻ ngược ngạo và không ăn nhập gì ở Canada.
Tôi đã từng nhìn thấy những đụn cát ở Oman, Morocco, Namibia, Chile, Ả Rập Saudi, Ấn Độ, Mông Cổ và Ai Cập, nhưng chẳng có mấy nơi ở tọa độ 60° Bắc mà bạn có thể nhìn thấy chữ 'sa mạc' được ghi rõ mồn một như vậy.
Sa mạc chiếm một phần ba diện tích bề mặt Trái Đất, nhưng sa mạc ở phía ngoài làng Carcross không tạo ra tâm trạng tâm lý như là sa mạc Sahara hay sa mạc Rub' Al Khali. Một sa mạc không đáng kể, và với diện tích chỉ 2,59 cây số vuông, nó nằm trong số những hệ thống đụn cát ít ỏi ở Bắc Mỹ.
Định hình thị trấn
"Sa mạc này từ lâu đã là một bí ẩn đối với người dân địa phương chúng tôi," ông Keith Wolfe Smarch, một cư dân ở Carcross vốn có dân số 301 người, nói.
Vốn là thợ khắc gỗ, ông có thể nhìn thấy những đụn cát từ xưởng làm việc của mình, và lâu nay ông đã sử dụng khung cảnh xung quanh để làm cảm hứng cho công việc.
"Có rất nhiều loại cây cỏ hiếm sống dưới đó bên cạnh bãi của Sông Carcross và một ngày nào đó sa mạc sẽ nuốt chửng nó. Nó định hình thị trấn của chúng tôi."
Theo Wolfe Smarch, làng Carcross được thành lập vào khoảng 4.500 năm trước đây tại một điểm giao nhau giữa Hồ Bennett và Hồ Nares.
Sự may mắn đó đã tạo ra một chiếc cầu cạn tự nhiên mà đến lượt nó làm thành một cái bẫy dã chiến đối với các loài thú di cư.
"Những đàn tuần lộc khổng lồ sẽ băng qua đây," ông Wolfe Smarch nói với tôi. "Là những người dân du mục, các bộ tộc Tlingit và Tagish dựng trại bên cạnh con sông Natasaheen gần đó để săn bắn, do đó tên của thị trấn là sự kết hợp giữa hai từ caribou (có nghĩa là nai sừng tấm) và crossing (có nghĩa là băng qua)."
Khi Carcross phát triển, thì số lượng du khách đến thăm sa mạc độc nhất vô nhị của tỉnh Yukon này cũng tăng lên.
Khởi thủy có tên gọi là Naataase Heen Heen (có nghĩa là 'nước chảy qua khe núi'), Carcross là kiểu ngôi làng mà đa số mọi người đều đi qua.
Nằm rải rác trong làng là những nhà thờ sơn trắng, một cửa hàng tạp hóa, và những gian nhà được trang trí với sừng của nai sừng tấm và những chiếc rìu rỉ sét - những gì còn sót lại của kỷ nguyên Klondike khi mà những phương tiện giao thông bằng hơi nước và mái chèo chở những người thợ mỏ đến các mỏ vàng gần Dawson City và Atlin.
Nhưng ngày nay, mọi thứ đang thay đổi.
Nguồn gốc bí ẩn
Những người yêu thể thao mỗi cuối tuần đều đến bãi cát này, biến nó trở thành một sân chơi mạo hiểm đa mục đích.
Vào mùa hè, các đụn cát trơ trọi được những người chạy mô tô bốn bánh, những người đi bộ và những người chơi ván trượt sử dụng, và là nơi trú ngụ của những con cừu sừng, dê núi và nai.
Ngay khi tuyết rơi đủ thì sa mạc biến thành thứ hoàn toàn khác và những đồi cát này lại trở thành lãnh địa của những người trượt tuyết, những người đi xe trượt và lướt ván trượt cũng như mang giày trượt.
"Tôi đưa lũ trẻ nhà tôi đến đây để đi xe trượt và bọn chúng rất thích," cô Jennifer Glyka sinh ra ở Whitehorse - người mà tôi gặp ở quán rượu Bistro on Bennett của ngôi làng vốn chỉ cách phân xưởng của Wolfe Smarch một khu nhà, cho biết.
"Tôi lớn lên ở Yukon, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất lạ lẫm khi trượt trên đồi cát phủ trong băng. Khi tôi còn nhỏ tôi chưa từng nghe đến nơi này."
Bất chấp quang cảnh dễ chịu này, sa mạc Carcross có một cuộc sống hai mặt. Đó cũng là lãnh địa của các nhà khoa học và nhà địa chất Canada đang vất vả đang giải mã những bí mật của nó, để dựng lại chính xác câu chuyện làm thế nào mà hiện tượng lạ lùng này có thể xảy ra được.
Nhà địa chất bề mặt Panya Lipovsky từ Viện Khảo sát Địa chất Yukon là một trong số những chuyên gia như thế. Bà đặt cho mình sứ mạng là phải nghiên cứu câu chuyện lịch sử của sa mạc bị thu nhỏ này, và bà hiểu sự mâu thuẫn của nó nhiều hơn bất cứ ai.
"Tôi nghiên cứu về đất cát," bà cho biết khi chúng tôi gặp nhau ở trụ sở chính quyền tỉnh Yukon ở Whitehorse. "Tôi cũng nghiên cứu về các vụ lở đất và các lớp đất đá ở bề mặt. Và do đó nó gồm cả các sa mạc."
Điều kỳ ảo của tạo hóa
Theo bà Lipovsky, nguồn gốc đặc biệt của sa mạc Carcross là kết quả của 10.000 năm vận động của thiên nhiên. Lần cuối cùng vùng Yukon bị băng giá bao phủ là khoảng từ 11.000 cho đến 24.000 năm trước.
"Trên bề mặt của Carcross là 1 km băng," bà cho biết trong lúc cúi người xuống các công trình nghiên cứu và các tài liệu khảo sát địa chất trên thực địa. "Chỉ có điều anh không thể nào hình dung được."
Khi băng bắt đầu tan, những khối băng bắt đầu lùi về phía nam, để lại cho vùng nam Yukon những thung lũng với nhiều chỗ lỗ chỗ. Lipovsky so sánh địa hình này với một công trường xây dựng lớn, do 'băng san phẳng mọi thứ'.
Theo thời gian, những hồ nước lớn được hình thành ở mõm của những khối băng, sau đó khi băng rút lại, mực nước giảm xuống, khiến các bờ bãi và đường bờ bị kẹt giữa những thung lũng. Cuối cùng, gió mạnh hút cát và thổi về hướng tây bắc và tạo ra một trong những sa mạc bất ngờ nhất thế giới.
"Có một quan niệm sai lầm rằng sa mạc này là kết quả của một hồ nước bị cạn đáy, nhưng thực ra không phải như vậy," bà Lipovsky giải thích với tôi.
"Ngày nay những cơn gió mạnh tiếp tục quật trên hồ Bennett và thổi những hạt cát mịn vốn không có gì che chắn dồn lại thành những đụn cát. Do đó, sự kết hợp của gió, nước và Kỷ Băng hà đã dẫn đến một loạt những hoàn cảnh đặc biệt."
Một vấn đề không nhất quán nữa là sự phân loại. Để được xếp vào dạng sa mạc khô cằn cho mục đích khoa học thì một địa điểm phải có lượng mưa hàng năm ít hơn 250 mm trong khi sa mạc bán khô cằn có lượng mưa hàng năm trong khoảng từ 250 cho đến 500 mm. Sa mạc Carcross thuộc dạng bán khô cằn mặc dù nằm trong vùng mưa của những dãy núi xung quanh.
"Anh hoàn toàn có thể gọi nó là sa mạc ướt," Lipovsky nói. "Nhưng với lượng cát và bụi đất được thổi vào nhiều như thế thì cây cỏ không có cơ hội mà tái sinh trưởng. Đây thật sự là một hệ thống năng động."
Bất chấp những mâu thuẫn này, điều không tranh cãi là cảm giác choáng ngợp và sững sờ mà sa mạc này đem lại.
Khi chúng ta bước vào, chúng ta càng thấy nhiều bí ẩn. Những cọng liễu cao và cây vân sam vật vờ như những bóng ma. Loài sói Yukon và hoa cói Baikal có vào mùa hè. Ngoài những điều này, còn có những bất ngờ khác chờ đợi. Loài bướm phi tiêu và ruồi đụn cát ven bờ hiếm gặp bay là đà trên trời. Có năm loài bướm khác đã được phát hiện. Khả năng là còn có nhiều điều lý thú nữa.
Bài tiếng Anh đã được đăng trên BBC Travel