Saturday, September 22, 2018

phạm thiên thư - người tu sĩ lãng mạn



( Bài viết đã đăng trên Tạp Chí Non Nước do Liên Hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Đà Nẵng phát hành ngày 17/8/2012)

Sài Gòn có một quán café "Hoa vàng", trước kia còn gọi là "Động hoa vàng". Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.


Ngày xưa Hoàng Thị…

Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về...", ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa...Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo sau cô gái tên Ngọ đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai... Chàng si tình, để lại những vần thơ xót xa và lung linh mãi đến sau này...
“…Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dấu lau lách buồn…
…Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở…”
Có thể nói rằng, vào những năm của thập kỷ 70, bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị.." là một tuyệt tác. Sau khi Phạm Duy phổ nhạc, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam. Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công bài hát này. Lúc bấy giờ, trên các báo phát hành ở Sài Gòn, người ta thường nghi vấn và đặt dấu hỏi, nhân vật chính trong "Ngày xưa Hoàng Thị" là ai? Một vài người tự nhận là mình, số khác lại bình thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong thơ là cô A hoặc cô B nào đó... Đến khi các phóng viên gặp Phạm Thiên Thư hỏi chuyện, ông nói rằng, người đẹp trong ca khúc là cô Hoàng Thị Ngọ, nhưng không hiểu tại sao nhiều người thời bấy giờ vẫn không tin ?
Quê ông ở Kiến Xương, Thái Bình nhưng lại sinh ra ở Lạc Viên, Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, cư ngụ tại khu Tân Định, Sài Gòn. Đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định cách trường Trung học Văn Lang, nơi ông học, gần một cây số. Học xong Tú tài, Phạm Thiên Thư theo học trường Phật học Vạn Hạnh, chọn cửa Phật làm chốn dừng chân và gửi hồn vào cõi Thiền.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư, người đã thi hóa Kinh Phật, ông xuất hiện trong làng thơ như một người tu sĩ, rao giảng Phật Pháp bằng thi ca như Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ, Chiêu Hồn Ca, Đoạn Trường Vô Thanh,..Thơ Phạm Thiên Thư nửa đời, nửa đạo, tâm linh khác thường, làm cho độc giả lãng đãng và ngẩn ngơ:
“...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...”
(Pháp Thân)
Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị..." ra đời trong lúc ông mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người nghĩ đó là bài thơ đầu tay. Thật ra, bài thơ đầu tiên chính là bài "Vết chim bay", lúc ông mới 24 tuổi, còn nương náu ở cửa chùa.
Ngày ấy, có một nữ sinh thường vào sân chùa tìm nơi tĩnh lặng để học bài. Cô đẹp và thánh thiện như ánh sáng của Quan Thế Âm Bồ Tát, Phạm Thiên Thư đem lòng thương mến. Hai người quen nhau độ mươi ngày, một buổi chiều như bao buổi chiều khác, ông ngồi ở hiên chùa đợi mãi nhưng chẳng thấy bóng dáng cô. Nàng ra đi chẳng một lời từ biệt để lại sự đơn côi và nuối tiếc cho chàng trai mới lớn. Mười năm sau, khi trở lại chùa xưa, tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng ghi tên hai đứa vẫn còn trên gác chuông, lòng bâng khuâng chuyện cũ, Phạm Thiên Thư đã viết nên bài thơ này:
"Ngày xưa anh đón em.
Nơi gác chuông chùa nọ.
Con chim nào qua đó.
Còn để dấu chân in...
Anh một mình gọi nhỏ.
Chim ơi biết đâu tìm...”
Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư thánh thiện, nhẹ nhàng và kín đáo. Chút bẽn lẽn, khẽ chạm mà không dám “tay trong tay” vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương. Đạo Phật ảnh hưởng và tạo nên một không gian ái tình riêng trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó làm cho người đời ngỡ ngàng, đắm say trong thế giới thi ca huyền diệu của thi sĩ.

Theo ông, Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Trong những năm Tú tài , ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương và ở gần nhà ông. Sau này, Phạm Thiên Thư tìm lại cố nhân nhưng người hàng xóm cho biết, bà Ngọ đã bán nhà và dọn đi nơi khác từ lâu.
Ngày ấy, mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau: "Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết". Và một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị".
Những năm sau này, mỗi khi đi ngang lại con đường của một thuở yêu đương, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông:
"Em tan trường về.
Đường mưa nho nhỏ.
Chim non giấu mỏ.
Dưới cội hoa vàng..”
Giờ đây, Hoàng Thị Ngọ đã định cư ở Mỹ. Hơn 50 năm, nơi phương trời xa xôi, cô nữ sinh ngày ấy có còn nhớ…
“…Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng em nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi! Tình ơi!”
Một lần, có người hỏi ông "Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?" Phạm Thiên Thư trả lời: "Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ Phạm Duy lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng".
Cha Phạm Thiên Thư tuy làm nghề bốc thuốc Bắc nhưng thỉnh thoảng vẫn làm thơ. Ông còn nhớ, cha ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội tổ chức. Phạm Thiên Thư làm thơ để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp. Vì vậy mãi đến năm 1968, ông mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên, chủ yếu để tự đọc, tặng một số bạn bè thân. Thật ra, trong cuộc đời sáng tác, Phạm Thiên Thư chẳng muốn ai biết về mình.


Thoáng hương qua

Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành (1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Tình yêu vừa chớm như những bông hoa nở sớm sau sân chùa. Cứ mỗi lần, chú tiểu đánh chuông, cô bé đứng bên nhìn và tụng niệm. Trong những lời khấn nhỏ ấy, cô nguyện cầu cho 2 đứa được bên nhau mãi mãi...
Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
Mùa xuân quen nhau, mùa hạ cùng em đi lễ... Rồi mùa thu, mùa đông, hai người vẫn yêu thương tha thiết, bốn mùa hẹn nhau trong ngôi chùa cổ, có lò hương với làn trầm nghi ngút:
Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng chín
Lò hương có làn trầm bay
Vờn trên bờ tóc bịn rịn
Chiến tranh loạn lạc, cuối mùa đông năm ấy, cô bé chết trong trong lúc chạy trốn những cuộc hành quân. Trong mưa bay và gió lạnh, chú tiểu gạt nước mắt đưa tiễn người yêu trong chiếc áo quan đơn sơ và mộc mạc như chính tình yêu của họ:
Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi bay
Hắt hiu trong cành gió bấc
Vườn chùa rụng cánh lan gầy
Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm lặng
Gia đình đưa xác cô an táng sau chùa, nơi những bông hoa vẫn còn nở. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống...
Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào nở
Con bướm chập chờn hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ
Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu cành
Tiếng tan trên giòng suối xanh
Nước ơi sao buồn nức nở
Mỗi cuộc tình đều có những kết thúc khác nhau. Có người đến đỉnh cao của hạnh phúc, tràn ngập niềm hân hoan vô bờ bến. Có kẻ rơi xuống vực sâu của bất hạnh, ôm lấy đơn côi trong im lặng và nước mắt. Cho dù âm dương cách biệt ngàn trùng, tình yêu ấy vẫn tươi đẹp, sáng lung linh và huyền diệu. Cõi người vẫn tin rằng, họ vẫn yêu thương nhau, con tim vẫn thổn thức một lời hò hẹn từ kiếp trước.Và như thế, trong ánh sáng huyền diệu của Phật Pháp, họ không còn bên nhau nữa nhưng tình yêu vẫn lóng lánh như những giọt sương còn đọng lại trên những bông hoa nở sớm sau sân chùa.
Câu chuyện hoàn toàn có thật, Phạm Thiên Thư xúc động và sáng tác bài thơ nổi tiếng: "Thoáng hương qua". Sau này, Phạm Duy phổ thành nhạc phẩm “Em lễ chùa này” và ca khúc đã đi vào lòng người cho mãi đến giờ. Sau này, Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như: Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu,...Tất cả những ca khúc này đều nổi tiếng và được mọi người biết đến.
Sau 1975, Phạm Thiên Thư lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, để mưu sinh, Phạm thi sĩ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Giai đoạn (1981 - 1983), ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá... ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983, Phạm Thiên Thư nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh PHATHATA (Pháp - Thân - Tâm). Sau đó, ông được bác sĩ, nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư thỉnh thoảng cho đăng báo những bài thơ ngắn. Đôi lần, giới văn nghệ sĩ lại gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TP.HCM. Thời gian sau này, Phạm Thiên Thư thực sự trở lại và hoà nhập với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng.
Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Mùa xuân năm Nhâm Thìn (2012), Phạm Thiên Thư đã giao lưu với khán giả Đà Nẵng trong chương trình thơ-nhạc mang tên “Động Hoa Vàng” tại Nhà hát Trưng Vương. Với sự dàn dựng công phu và góp mặt của nhiều ca sĩ trẻ, cuộc đời, thi ca và âm nhạc của người tu sĩ lãng mạn này lại tái hiện một lần nữa trong lòng người hâm mộ.



Kiến bị bắt quả tang ăn trộm kim cương


Kiến bị bắt quả tang ăn trộm kim cương

Con kiến cần mẫn tha viên kim cương lớn gấp đôi so với cơ thể nó ngay trước mắt nhà buôn đá quý ở New York, Mỹ.
Trong video, những viên kim cương rất nhỏ xếp thành đống trên tấm đệm ở mặt bàn. Camera quay cận cảnh và tập trung vào hành vi khác thường gần một góc của tấm đệm, hé lộ con kiến đang hối hả bò đi xa với viên kim cương được giữ chặt bằng hàm dưới. Đặc biệt, viên kim cương to gần gấp đôi so với cơ thể nó.
Trong khoảng 47 giây, ống kính camera theo sát con kiến khi nó mang viên đá quý bò dọc mặt bàn. Đôi lúc, nó đẩy viên kim cương về phía trước và thỉnh thoảng đảo hướng, kéo lê viên đá phía sau.
Dù kim cương không phải mục tiêu bình thường đối với một con kiến, loài côn trùng chăm chỉ này nổi tiếng chuyên lục lọi tìm mồi. Những con kiến sống trong đàn thường thu thập thức ăn mang về tổ, theo Helen McCreery, nhà nghiên cứu ở Khoa sinh học hệ thống tại Đại học Michigan, Mỹ.
Kiến thường xuyên tha vật lớn và nặng hơn nhiều so với cơ thể chúng, McCreery, chuyên gia về hành vi bầy đàn và trí tuệ tập thể của loài kiến, cho biết. "Tôi từng trông thấy kiến kéo những vật nặng hơn 100 lần so với trọng lượng của chúng. Chúng rất khỏe", McCreery nói.
Độ khỏe có thể chênh lệch nhiều giữa các loài kiến và rất khó xác định con kiến trong video thuộc loài nào. Do con kiến thường luân phiên giữa đẩy và kéo viên kim cương, viên đá có thể hơi nặng quá sức so với nó, McCreery suy đoán.  
Khi kiến tha thứ gì đó, vật nó tha thường là thức ăn. Kiến cũng có thể mang vật liệu về để xây tổ. Cách giải thích hợp lý hơn là có chất gì đó bao phủ viên đá làm con kiến cho rằng đây là thứ ăn được. Việc con kiến có thể giữ chặt vật trơn nhẵn như kim cương cũng gây bất ngờ. Có thể hình dạng của viên đá cho phép con kiến dùng hàm để giữ chặt.
An Khang


Peter Navaro “Khắc tinh của Hán cộng” - Trần Hùng


Peter Navaro “Khắc tinh của Hán cộng”

Trần Hùng

Nếu Trung cộng bị suy tàn, tan rã do thất bại trên chiến trường thương mại thì công lớn nhất chính là giám đốc của Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà trắng - giáo sư kinh tế và chính sách công Peter Navaro, tác giả của cuốn sách "Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action" tạm dịch là "Chết bởi Trung cộng - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu". Cuốn sách này có sự đóng góp của Greg Autry,

  
Điều đặc biệt hơn chính là "nghệ thuật dùng người" của Donald Trump, sau khi thắng cử, ngày 21/12/2016 ông Trump đã bổ nhiệm ông Navaro, một đảng viên của Đảng Dân chủ vào vị trí làm giám đốc của Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà trắng, một vị trí mới được tạo ra trong ngành hành pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ để "cố vấn" cho Trump phá thế "chết bởi Trung cộng". Xin điểm lại các nội dung chính trong cuốn sách Chết bởi Trung cộng - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu" như sau:


1. Trung cộng đang tấn công trên mọi mặt trận bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, từ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và thao túng tiền tệ đến tình báo và tấn công tin tặc. Khắp nơi trên thế giới, Trung cộng cũng đang làm bất cứ mọi giá để chiếm đoạt nguồn tài nguyên nhiên thiên quan trọng, thậm chí điều đó có nghĩa khuyến khích các chế độ nguy hiểm nhất thế giới truyền bá vũ khi hạt nhân.

2. Ngay trong lòng nước Mỹ, người Mỹ bị hàng nhập cảng độc hại của "chú Rồng" giết chết hay gây tổn thương. Những loại hàng nhập cảng này là thực phẩm có chất độc, đồ chơi nhiễm độc, thuốc có độc.

  
3. Các công ty khổng lồ của Mỹ đã và đang hợp tác với các công ty quốc doanh Trung cộng để hủy diệt ngành sản xuất Mỹ và cuối cùng thì thật mỉa mai là chính họ đang hủy diệt họ.

4. Hình thức "chủ nghĩa tư bản ươn ngạnh" của Trung cộng kết hợp với vũ khí bảo hộ mậu dịch và vũ khí mậu dịch trái luật để đẩy lùi từng việc làm một của các ngành công nghiệp Mỹ. Sự phát triển quân sự táo bạo của Trung cộng đang chạy đua về hướng đối đầu với Mỹ. Trong khi đó, giới hành chính, chính trị và thậm chí giới khoa bảnb của Mỹ vẫn yên lặng về mối đe dọa đang tới gần.

  
5. Hàng ngàn nhà bất đồng chính kiến mạng thông tin của Trung cộng đang bị giam cầm trong các trại "Google Gulags". (Gulags là tên gọi tắt của Tổng cục Lao động cải tạo Liên Xô thời độc tài khát máu Stalin).

6. Tin tặc Trung cộng đang gia tăng các hoạt động tấn công tin tặc vào nền quốc phòng Mỹ và các công ty chủ chốt của Mỹ.

7. Tiền bị giảm giá của Trung cộng đang gây thiệt hại cho Mỹ, châu Âu và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

  
8. Vạch mặt giới truyền thông Mỹ trong đó có những siêu sao như Tom Friedman và Nicholas Kristof của tờ New York Times, James Fallows của The Atlantic Monthly, và Fareed Zakaria của Newsweek đã bóp méo câu chuyện về Trung cộng. 

Trước hiểm họa "Chết bởi Trung cộng" mà ông Navaro và Greg Autry đã phát hành vào ngày 15/5/2011, tức vào thời điểm "giữa nhiệm kỳ đầu" của tổng thống Obama, tuy nhiên những lời "cảnh báo" của cuốn "Death by China" vẫn không được chính quyền Obama quan tâm mặc dù tác giả của nó là ông Navaro, một đảng viên của Đảng Dân chủ. 

  
Chỉ đến khi ông Trump lên làm tổng thống Mỹ thì Navaro cùng với học thuyết "Chết bởi Trung cộng - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu" mới được Trump trọng dụng, thực thi. Không chỉ riêng ông Trump, riêng nước Mỹ mới cảm nhận những gì mà ông Navaro đã tiên liệu mà cả thế giới giờ đây cũng đã "sáng mắt - sáng lòng" khi chứng kiến các "đối tác - bạn vàng" của Trung cộng rơi sâu vào suy thoái kinh tế, chảy máu tài nguyên,... và trên hết là sự xâm lược mềm thông qua việc truyền bá văn hóa Đại Hán.

Thật phúc cho nhân loại khi nước Mỹ đã lựa chọn ông Trump làm tổng thống và ông Trump đã biết trọng dụng Peter Navaro làm "mưu thần" dù hai ông không cùng một đảng. Khi sách lược của Navaro được Trump thực thi hiệu quả, nó sẽ tạo ra hiệu ứng domino trên toàn cầu, các nước đã và đang giao dịch kinh tế - quân sự với Trung cộng sẽ xa lánh, ghẻ lạnh với Trung cộng, điều này sẽ giúp cho Mỹ nhanh chóng "giết chết chú Rồng" quái vật, đốt cháy đại công xưởng "Made in China 2025", xóa sổ ảo vọng "Nhất đái nhất lộ" của tặc tử Tập Cận Bình. 


Xin gửi lời cảm ơn đến Peter Navaro và Donald Trump, những chiến binh nước Trời đã vung kiếm chém bay đầu con "Rồng quái vật" Trung cộng.


Trần Hùng    


TRẬN CHIẾN ĐÁNH KAVANAUGH - Vũ Linh


TRẬN CHIẾN ĐÁNH KAVANAUGH

Vũ Linh – Sep.22, 2018

Tuần qua, Thượng Viện thay vì bỏ phiếu quyết định việc phê chuẩn thẩm phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện, đã bỏ thời giờ ra, lên sân khấu diễn tuồng mới cho dân Mỹ và cả thế giới coi. Tấn tuồng cực kỳ hấp dẫn vì liên quan đến chuyện… sex, là chuyện từ ông già bà lão cho đến thanh niên mới lớn, đều thích nghe và muốn biết chi tiết. Cho dù là chuyện tưởng tượng hay fake news.
      Thật ra câu chuyện này nếu viết thành tiểu thuyết khiêu dâm thì bảo đảm phải uống thêm vài viên Viagra mới cảm thấy ‘hưng phấn’. Đây là tóm lược câu chuyện:

CÂU CHUYỆN
Một cậu học sinh trung học 17 tuổi, dự một party ăn nhậu, nhẩy đầm của một nhúm học sinh nhóc, gồm tổng cộng 5 người. Uống say xỉn, kéo một cô học sinh 15 tuổi vào phòng ngủ, đóng cửa, đè ra hôn hít và tìm cách đi xa hơn. Chưa kịp gì thì một anh bạn nhẩy vào, muốn ké cho vui, nhưng cả ba té từ trên giường xuống đất, cô này xô cả hai ra, chạy ra khỏi phòng. Hết chuyện! Chẳng có hiếp dâm, chẳng có ‘múa lân hội đồng’, chẳng có gì khác. Cũng chẳng có hậu quả gì. Câu chuyện đi vào quên lãng trong hơn 35 năm.
Chưa hết. Đây cũng chỉ là câu chuyện do cô học sinh bây giờ đã 51 tuổi kể lại. Cả hai anh học sinh đều phủ nhận, một anh cho rằng không hề tham dự cái party đó và chưa bao giờ có hành động sỗ sàng như vậy. Anh bạn, nhân vật thứ ba, cũng cho biết chẳng hề có câu chuyện như vậy, và từ chối không chịu bàn thêm vì không muốn dính dáng vào một chuyện vu cáo sặc mùi chính trị vớ vẩn. Một anh học sinh khác bị nêu tên  cũng bác bỏ và khẳng định anh chẳng biết gì về chuyện này. Nói cách khác, trong 5 người, có 1 người tố giác, 3 người phủ nhận, 1 người chưa tìm ra được để hỏi ý.
Câu chuyện bắt đầu nổ đùng khi bà thượng nghị sĩ bát tuần Dianne Feinstein của Cali (Cali dĩ nhiên) loan tin bà đã nhận được một bức thư nạc danh của một bà, tố đích danh ông Kavanaugh cách đây hơn 35 năm (không phải 35 ngày đâu!) đã có hành động xách nhiễu tình dục bà. Bà Feinstein cho biết đã trao bức thư đó cho FBI để điều tra.
Sau đó, bà nạc danh đã xuất hiện, là giáo sư tâm lý học Christine Blasey Ford của đại học Palo Alto ở Cali (vẫn là Cali dĩ nhiên), đã từng ghi danh là cử tri của đảng DC.

CUỘC CHIẾN
Câu chuyện nghe thật vớ vẩn. Ấy vậy chứ phe cấp tiến, đảng DC và TTDC lớn tiếng tố cáo tội “toan tính hiếp dâm” –attempted rape-, lo đập trống khua chiêng đinh tai luôn,biến thành ... chuyện tận thế! Đúng hơn là chuyện tận thế hàng tuần của tuần này. Tận thế của tuần trước qua rồi. Tận thế của tuần sau thì tuần sau mới tới.
Ngay trong câu chuyện này, người ta đã ngửi được mùi tanh ngòm của cá ươn. Bà Feinstein đã nhận được bức thư nạc danh từ hai tháng trước, nhưng giữ kín. Tại sao? Câu trả lời rất giản dị. Hai lý do:
1.   Câu chuyện vô giá trị và không đáng tin, bà Feinstein biết có tung ra cũng khó đi đến đâu. Nhưng bây giờ thì vì việc phê chuẩn ông Kavanaugh coi như không còn tránh được thì bà Feinstein trong thế tuyệt vọng, tung ra chiêu… tuyệt vọng! Trong football Mỹ, cái đó gọi là ‘Hail Mary pass”, tức là đang thua, còn hai giây đồng hồ nữa kết thúc trận đấu nên liệng đại trái banh, may ra Đức Mẹ Mary giúp chiến thắng?
2.   Đúng một tuần trước khi Thượng Viện biểu quyết, bức thư được tung ra. Ngay sau đó, tất cả khối DC và TTDC đồng loạt hợp ca bài “xì-căng-đan sex của thế kỷ, hoãn biểu quyết để điều tra”. Tìm mọi cách trì hoãn việc phê chuẩn ông Kavanaugh. Phe CH đã phải nhượng bộ bước đầu: cuộc biểu quyết được hoãn lại và cả bà Ford lẫn ông Kavanaugh được mời ra điều trần cùng với một số nhân chứng.
Bà Ford ban đầu đã không trả lời thư mời điều trần của Thượng Viện, có nghĩa là bà không muốn ra điều trần, viện cớ FBI phải điều tra trước khi bà điều trần. FBI hai lần từ chối điều tra vì câu chuyện ba đứa nhóc say xỉn làm trò trẻ con chẳng có hậu quả gì khác từ hơn ba chục năm, chẳng có bằng chứng hay nhân chứng gì. Bà Ford cũng thú nhận bà không nhớ rõ câu chuyện xẩy ra ngày nào, tại địa điểm nào, và sau khi chạy ra khỏi phòng, bà đã làm gì, khi nào về nhà, bằng cách nào. Thế thì điều tra cái gì?
Quái lạ hơn nữa, trong 35 năm qua, bà Ford không báo cho FBI cũng chẳng đòi điều tra, sao bây giờ mới đòi? Đã vậy, sau hơn 35 năm tỉnh bơ bây giờ bất thình lình bị “chấn thương tinh thần”!
Bà Ford cũng giải thích bà ngại “câu chuyện xẩy ra quá lâu và bà bị sốc nặng, nên có thể trí nhớ bà không vẹn toàn”. Nghiã là nếu ra điều trần, bị chất vấn về chi tiết, có thể sẽ lòi ra là chuyện phịa, không có thật? Đừng quên điều trần trước Thượng Viện là điều trần có tuyên thệ nên chắc bà Ford rét, kiếm chuyện thoái thác. Ngay cả bà Feinstein bây giờ cũng phải thú nhận không chắc câu chuyện của bà Ford đã có thật.
Luật sư của bà Ford giải thích bà Ford không muốn ra trước một diễn đàn với cả nước ngồi coi, trong khi bà bị tra hỏi chi tiết về đời sống riêng tư của bà. Bà Ford lý luận thật ngây thơ nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Bà nghĩ bà có thể chỉ với một câu nói vu vơ phá tan sự nghiệp của một thẩm phán mà chẳng ai thắc mắc. Bà sợ tên tuổi và danh dự của bà bị lôi xuống bùn. Thế thì bà có nghĩ đến tên tuổi và danh dự của TP Kavanaugh đã bị bà lôi xuống bùn không?
Thật ra lo sợ này chỉ là cái cớ phịa vì Thượng Viện đã cho bà lựa chọn, có thể điều trần mật trước một số nhỏ thượng nghị sĩ, không lên TV gì hết, hay điều trần ngay tại nhà bà, không có báo chí, công chúng không biết gì hết. Nhưng bà Ford và phe DC vẫn từ chối. Ý của bà và phe DC chỉ là muốn có một diễn đàn để công khai làm nhục ông Kavanaugh mà không ai được đụng đến bà. Công lý một chiều không hơn không kém.
Bà nghị sĩ DC của Hawaii, Maxie Hirono bênh vực bà Ford, cho rằng “không ai có quyền bắt bà Ford ra điều trần về một chuyện ô nhục đối với bà”. Câu hỏi cho bà Hirono: thế thì DC có quyền bắt ông thẩm phán ra điều trần về chuyện ô nhục này sao? Nếu nói về ô nhục, ai bị xúc phạm nặng hơn? Một bà vô danh chẳng biết ở đâu nhẩy ra với một câu chuyện không bằng chứng, không nhân chứng hay là một thẩm phán được đề cử vào TCPV?
Sau đó, trước áp lực của dư luận, bà Ford nhận ra điều trần, nhưng xin hoãn lại tới Thứ Năm tới, kèm theo một lô điều kiện.
Trước hết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ có chuyện người được mời ra điều trần trước Thượng Viện lại đặt điều kiện, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Điều kiện quan trọng nhất của bà là không chấp nhận “ngồi cùng phòng” với ông Kavanaugh, có nghiã là sẽ không dám đối chất thẳng mặt với ông Kavanaugh.
Sau đó, bà Ford lựa ngày Thứ Năm là chơi mánh. Theo thủ tục Thượng Viện, nếu bà điều trần Thứ Năm thì Thượng Viện chỉ có thể biểu quyết cuối tuần sau, khi đó sẽ không kịp cho TP Kavanaugh được phê chuẩn trước niên khóa mới của TCPV, bắt đầu ngày 1 tháng 10. Nếu điều trần chậm nhất là Thứ Tư thì có thể biểu quyết trong tuần tới, kịp thời cho niên khóa tới. Tức là bà Ford muốn khai thác kẽ hở thủ tục Thượng Viện để biểu quyết sẽ phải hoãn lại qua sau bầu cử và TP Kavanaugh có thể sẽ không bao giờ được phê chuẩn nếu DC chiếm Thượng Viện. Cái mánh chui qua kẽ hở này chỉ có các nghị sĩ biết chứ bà Ford không thể biết. Chứng tỏ một sự thông đồng lộ liễu giữa bà Ford và các nghị sĩ DC.
Chiều Thứ Sáu qua, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp đã cho biết bà Ford phải ra điều trần ngày Thứ Tư tới chứ không thể trì hoãn được, trong khi tất cả các điều kiện của bà đều bị bác bỏ vì chưa khi nào Thượng Viện phải điều đình điều kiện điều trần với bất cứ ai. 10 giờ tối Thứ Sáu là thời hạn chót bà Ford phải trả lời có ra điều trần hay không. Nếu không, Thượng Viện sẽ biểu quyết việc phê chuẩn ngày Thứ Hai. Khi bài này được đăng thì luật sư của bà Ford đã xin gia hạn thêm một ngày, tới tối Thứ Bẩy để trả lời và TNS Grassley, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp đã đồng ý. Thêm một cố gắng câu giờ để điều đình điều kiện.

THÁI ĐỘ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ TTDC
Đảng DC và TTDC dĩ nhiên hậu thuẫn bà Ford tuyệt đối cho dù chẳng có bằng chứng hay nhân chừng nào, chỉ vì là ‘phe ta’, và nhất là có lý do vừa đánh ông Kavanaugh, tức là đánh Trump, vừa câu giờ.
Cựu PTT Joe Biden hùng hổ tuyên bố “Khi một phụ nữ tố giác bị xách nhiễu tình dục, thì ta phải tin ngay là bà đó đã nói sự thật”. Xin lỗi ông, ông nịnh mấy bà cũng vừa phải thôi. Không thể nói đàn bà, bất cứ bà vô danh tiểu tốt ở đâu, luôn nói thật trong khi đàn ông tất nhiên là nói láo, kể cả một thẩm phán được đề cử vào cơ quan Tư Pháp cao nhất là TCPV. Câu hỏi cho cụ Biden: thế trong câu chuyện TT Clinton thì tại sao ông không tin cả nửa tá bà đã tố TT Clinton hãm họ? Khi đó, ông Biden làm thượng nghị sĩ tham dự vào cuộc bỏ phiếu truất phế TT Clinton, ông bỏ phiếu chống hay bảo vệ Clinton?
Hầu như tất cả các cơ quan của TTDC đều nhất tề tố cáo TP Kavanaugh đã làm chuyện bất chính, cần phải điều tra, và chứng minh mình vô tội. Nền tảng luật pháp của Mỹ, ‘vô tội cho đến khi chứng minh được là có tội’, bây giờ đã bị phe DC và TTDC lật ngược bốn vó lên trời, ‘có tội cho đến khi chứng minh được là vô tội’. Nhưng quy luật này chỉ áp dụng cho TT Trump hay cho đảng CH thôi, không áp dụng cho cánh DC.
Tính phe đảng và giả dối của phe cấp tiến khó có thể lộ liễu hơn.
Ông Kavanaugh cũng không phải là người duy nhất đang bi tố xách nhiễu tình dục. Phó chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC, dân biểu Hồi giáo Keith Ellison cũng đang bị một bà ‘bạn gái’ tố đã hành hung, cưỡng hiếp bà. Nhưng quý độc giả chắc không biết chuyện này vì TTDC im re và đảng DC chẳng những đã ‘không tin’ bà và bác bỏ lời tố giác của bà này, mà còn hậu thuẫn ông Ellison ra tranh cử chức bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang Minnesota. Nếu không là thái độ giả dối phe đảng thô bỉ nhất thì là cái gì?
Một bằng chứng khác của sự giả dối của đảng DC và TTDC: tiếng nói chống ông Kavanaugh ồn ào nhất là của TNS Cory Booker. Thông báo cho quý độc giả: ông Booker năm 1992 từng bị tố cáo và nhận tội thời trung học cũng đã đè một cô bạn ra hôn ẩu và ‘chộp’ cô ta, nhưng vẫn làm thượng nghị sĩ, lại đang chuẩn bị ra tranh cử tổng thống đấy.
Bà Hillary lên tiếng cho rằng việc FBI điều tra là cần thiết trước khi Thượng Viện có thể biểu quyết. Vậy sao? Thế sao năm xưa không ai nghe bà yêu cầu FBI điều tra vụ cô Monica ngồi dưới gầm bàn trong Phòng Bầu Dục nhỉ? Có ai nghe bà Hillary yêu cầu FBI điều tra hơn nửa tá bà tố bị ông chồng bà hãm không? Bà Juanita Broaddrick, người đã từng tố cáo thống đốc Clinton hãm bà (không phải chỉ hôn ẩu và toan cưỡng hiếp không đâu), mới đây đã lên tiếng yêu cầu nếu FBI điều tra vụ bà Ford thì cũng phải điều tra luôn lời tố cáo của bà. Chưa nghe bà Hillary lên tiếng ủng hộ ý kiến này.
Ở đây, cũng cần nhớ lại xem khối dân biểu và nghị sĩ DC đã xử thế như thế nào trước vụ ‘hút xì gà’', với cái áo đầm dính đầy ‘bằng chứng’ của ông tổng thống DC để thấy rõ sự lố bịch của họ. Khi đó thì họ nhún vai, cho là chuyện sex bá láp, không có gì quan trọng, tất cả dân biểu và nghị sĩ DC bỏ phiếu chấp nhận ông Clinton vẫn đầy đủ tư cách làm quốc trưởng. Bây giờ thì chỉ cần một câu nói vu vơ là ông Kavanaugh đã không còn đủ tư cách là thẩm phán nữa.
Từ chuyện bà Ford tung thư nạc danh rồi xuất hiện đúng thời điểm, 35 năm sau, cho đến những việc như đòi điều trần, đòi FBI điều tra, đặt điều kiện, tất cả những thoái thác, kiếm cớ này nọ vẫn chỉ là những bằng chứng của phe DC thông đồng với TTDC và bà Ford để cản TP Kavanaugh. Chỉ che mắt được những người ngu ngơ phe phái nhất.
Một tài liệu mới xuất hiện: theo trang mạng The Daily Caller, có một bài nói chuyện của bà Ricki Seidman đã được thu âm đầu tháng Bẩy vừa qua, ba tuần trước khi bà Ford gửi thư nạc danh đến bà Feinstein. Cuộc thu âm cho thấy bà Seidman, hiện là luật sư cố vấn của bà Ford, công khai cho cử tọa biết đã thảo xong một kế hoạch cản TP Kavanaugh.
Phe DC muốn cản ông Kavanaugh bằng mọi giá, nếu không được ngay bây giờ, thì hy vọng câu giờ cho qua cuộc bầu cử, biết đâu DC sẽ chiếm được đa số tại Thượng Viện thì coi như ông Kavanaugh –hay bất cứ ai khác do TT Trump đề cử- cũng sẽ bị lọt đài. Trong trường hợp không có ai thay thế TP Kennedy mới từ nhiệm, TCPV sẽ bị bế tắc trong thế 4-4 cấp tiến-bảo thủ; trường hợp này, các án quyết của các tòa phá án mà đại đa số là quan tòa do TT Obama và Clinton bổ nhiệm, sẽ có giá trị, là ước nguyện của DC được toại nguyện. Ta đừng quên chuyện các sắc luật di dân của TT Trump đã bị tất cả các tòa phá án bác bỏ, cho đến khi lên đến TCPV thì bị TCPV lật ngược.
Phe DC lo sợ TP Kavanaugh sẽ đưa TCPV về hướng bảo thủ dĩ nhiên, nhưng họ cũng muốn đề phòng việc truy tố TT Trump nếu xẩy ra, sẽ lên tới TCPV và ông Kavanaugh sẽ là lá phiếu quyết định cứu ông Trump.
Toàn bộ câu chuyện nằm trong một chiến dịch tập thể và quy mô để nếu không lật đổ TT Trump được thì ít nhất cũng khoá tay ông.
Trước bầu cử thì là những chuyện ông Trump chộp bướm, ăn nói thô lỗ, có vấn đề đầu óc,… Sau bầu cử thì những chuyện gian lận phải đếm phiếu lại, đắc cử nhờ Nga, thủ tục bầu cử sai lầm, bà Hillary được nhiều phiếu hơn,… Khi làm tổng thống thì đến chuyện vô tài, bất nhất, gây gỗ với phụ tá, chửi rủa đồng minh, gây chiến với địch, thiếu tư cách,… Mới đây là những đòn tập thể như hàng trăm báo đánh cùng ngày, hàng chục ‘nhân sĩ’ chỉ trích cùng lúc, hàng loạt sách bôi bác mạ lỵ, Nhà Nước Ngầm công khai nhìn nhận đang cố phá chính quyền,… Bây giờ là cản việc bổ nhiệm TP Kavanaugh.

THÁI ĐỘ CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA
Thượng nghị sĩ Grassley, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp, đã mau mắn hoãn việc biểu quyết phê chuẩn ông Kavanaugh và mời cả hai người ra điều trần trước Thượng Viện.
Tại sao CH nhượng bộ quá mau chóng như vậy?
Lý do cũng giản dị thôi. Trong cơn bão #MeToo của hàng loạt các bà ra tố việc bị các tài phiệt, chính khách, tài tử,... xách nhiễu tình dục, các bà đã cảm thấy được ‘giải phóng’, phải nổi loạn, sẵn sàng nổi dậy chống mọi ông nào dám ‘vô phép’ với mấy bà, cho dù vô phép hồi hai tuổi, mới biết nói, mà chẳng cần bằng chứng. Các ông bà CH lo sợ sẽ làm phật lòng các bà trong cuộc bầu hai tháng nữa, nên cuống quít nịnh mấy bà, vội vàng chấp nhận hoãn biểu quyết và bắt ông Kavanaugh ra điều trần lại.
Ai cũng hiểu bầu bán lần tới mang tính cực kỳ then chốt và đặc biệt hơn nữa, sẽ được quyết định phần lớn bởi lá phiếu của phụ nữ mũ tai mèo màu hồng, đã bị TTDC khích động từ cả hai năm nay chống TT Trump, từ ngày ông này chưa tuyên thệ nhậm chức. Bây giờ là lúc phải vuốt ve mấy bà tối đa. Đảng DC dĩ nhiên làm to chuyện cũng chỉ vì lý do muốn lấy phiếu này.

HẬU QUẢ
Tin không vui cho TT Trump: trận đánh này chưa thấm vào đâu nếu DC thắng lớn trong cuộc bầu quốc hội cuối năm nay, chiếm Hạ Viện hay Thượng Viện hay cả hai. Ta sẽ chứng kiến cả chục vụ điều tra, không còn chính sách nào được thi hành, không còn luật nào được thông qua, không còn ai được bổ nhiệm, thậm chí sẽ có cả đàn hặc kéo dài hàng tháng hàng năm.
Thể chế dân chủ gương mẫu của Mỹ đâu rồi? Vào thùng rác nào rồi?
Câu chuyện này cũng giải thích việc chính trị Mỹ càng ngày càng xuống cấp khi những người tài giỏi, có khả năng, càng ngày càng trốn chạy. Không một người nào, cho dù tư cách cao đến đâu lại có thể không làm hay nói một điều gì sai lầm trong gần suốt một đời người, cho đến tuổi lục tuần hay thất tuần. Đi xa  hơn nữa, cho dù họ có tư cách thật, không thể lục ra được một chuyện sai lầm nào thì… cũng bị những người chống đối phịa ra chuyện để đánh. Trong tình huống đó, ai cần ra tham chính, ai dám chường mặt ra? Không phải sợ mình bị nhục mạ không, mà còn sợ cả vợ lẫn con bị tạt bùn vào mặt nữa.
Nếu ông Kavanaugh bị rớt đài về chuyện vu vơ không bằng chứng này, thì bất cứ ai khác cũng có thể là nạn nhân, bất kể đó là một người nhắm chức tổng thống, bộ trưởng, tướng tá, tổng giám đốc, giáo sư, luật sư, quan tòa, công chức, tư chức,…
Cái lạ lùng là những người hiện đang tung chiêu ra đánh ông Kavanaugh và TT Trump dường như không nhìn xa hơn đầu mũi của họ. Giả dụ như họ thắng, cản được ông Kavanaugh, hay xa hơn nữa cản được TT Trump hay lật đổ được ông này luôn, đưa đến việc họ chiến thắng, nắm quyền đi, khi đó, họ nghĩ xem phe đối lấp CH sẽ phản ứng như thế nào? Ngoan ngoãn chấp nhận họ? Hay là sẽ đáp trả cả vốn lẫn lãi?
Đảng DC muốn trình làng bộ mặt tôn trọng phụ nữ và coi chuyện xách nhiễu tình dục như cái gì ghê tởm nhất. Thái độ này, đến từ cái đảng của các ông Kennedy, Johnson, và Clinton và từ các tài tử của thế giới loạn luân Hồ Ly Vọng, chỉ là chuyện tiếu lâm không ai cười.
Nhìn chi tiết thì dĩ nhiên đây là một rắc rối không nhỏ của TT Trump. Nhìn chung, tóm lại vẫn chỉ là một chiêu võ mới để đánh TT Trump, hay chính xác hơn, để cản đường, phá ông thôi.
Trong câu chuyện, có thể nạn nhân thật sự chính là bà Ford, đã bị khối DC vồ lấy, coi như khúc củi mang ra làm vũ khí đánh TT Trump không hơn không kém, trong khi sự thật là đám DC này chẳng coi bà Ford ra gì.
Vũ Linh




Friday, September 21, 2018

Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon


Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuyến thăm Trung Hoa của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 là 1 sự kiện quan trọng trong lịch sử ngành Ngoại giao hiện đại. Chuyến thăm lịch sử đánh dấu sự thay đổi cục diện thế giới, biến "cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo hai nước bên kia Thái Bình Dương" thành hiện thực và đánh dấu sự khởi đầu cho một kỉ nguyên mới.[1]
Mục lục
·         3Nền Ngoại giao Bóng bàn
·         9Chú thích
Quan hệ Ngoại giao Mỹ-Trung từ 1949 đến 1972[sửa | sửa mã nguồn]
Trong nửa đầu thế kỷ XX, các nhà hoạch định chính sách Mỹ, từ Tổng thống Theodore Roosevelt trở đi, đều ủng hộ sự xuất hiện của một nước Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng vì người Mỹ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ thân thiện với Mỹ. Người Mỹ cũng đã từng giúp đỡ các nhóm Trung Hoa kháng Nhật (cả Cộng sản lẫn Quốc Dân Đảng) trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[2]
Sau Thế chiến, người Mỹ tiếp tục ủng hộ cho Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng kiểm soát Trung Hoa hơn là lực lượng Cộng sản, do Mao Trạch Đông lãnh đạo, vốn gắn bó nhiều hơn với Liên Xô. Phản ứng trước hành động này của Mỹ, ngay từ tháng 6 năm 1946, Mao đã cho thực hiện chiến dịch bài Mỹ trong những vùng mà ông ta kiểm soát, dù trước đó, quan hệ giữa Mỹ và những người Cộng sản Trung Quốc khá là hữu hảo trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù chung là Nhật Bản.
Sau chiến thắng của những người Cộng sản Trung Quốc trên toàn bộ Hoa lục năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949. Thống chế Tưởng Giới Thạch và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của ông ta chỉ còn giữ lại được hòn đảoĐài Loan nhỏ bé và một số vùng phụ cận. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn tiếp tục công nhận Trung Hoa Dân Quốc là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc, còn Mao và những cộng sự của ông không ngừng lên án chủ nghĩa đế quốc Mỹ và từ chối thảo luận bất cứ vấn đề gì ngoại trừ việc Mỹ chấm dứt viện trợ cho Tưởng và thôi bảo vệ Đài Loan[2]. Tất cả người Mỹ có mặt tại Trung Quốc nhất loạt đều bị Mao trục xuất, kể cả các nhân viên ngoại giao.
Mâu thuẫn này càng bùng nổ hơn khi vào năm 1950, khi các lực lượng đồng minh do Mỹ lãnh đạo, mang danh nghĩa của Liên Hợp Quốc, trong Chiến tranh Triều Tiên, bị quyến rũ bởi sự thành công và viễn cảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Nam Hàn do Lý Thừa Vãn đứng đầu, đã đẩy lùi quân đội của Bắc Hàn, do Kim Nhật Thành chỉ huy, sát đến sông Áp Lục. Lo ngại trước khả năng bị mở rộng chiến tranh vào đất Trung Hoa, ngày 8 tháng 10 năm 1950, một ngày sau khi quân Liên Hiệp Quốc vượt vĩ tuyến 38, Mao đã ra lệnh thành lập lực lượng Chí nguyện quân Kháng Mỹ viện Triều, hỗ trợ cho Bắc Hàn, trực tiếp đối đầu với lực lượng Liên Hiệp Quốc.
Đến lúc này, quan hệ ngoại giao giữa 2 chính phủ hoàn toàn chấm dứt. Mâu thuẫn càng tăng cao khi Mỹ kết tội quân đội Mao đã sát hại nhiều tù binh Mỹ kể cả khi họ đã đầu hàng. Về phần mình, con trai của Mao, Mao Ngạn Anh cũng bị tử trận ở Triều Tiên.
Sau Chiến tranh Triều Tiên, ở Mỹ, sự thù địch của Trung Quốc kèm theo làn sóng chống Cộng trong nước gia tăng bởi Chiến tranh lạnh, ngoài ra sự vận động của Thống chếTưởng lên những bạn bè người Mỹ của ông, tất cả đã ngăn không cho các nhà hoạch định chính sách trong những năm 1950 và 1960 tiếp cận Bắc KinhWashington đã dùng ảnh hưởng của mình để Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không được vào Liên Hợp Quốc, ngay cả khi Tổng thống Dwight Esenhower thừa nhận rằng cô lập Trung Quốc là một sai lầm. Ghế của Trung Hoa Dân Quốc tại Hội đồng bảo an, tất nhiên vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, giữa những năm 1960, nhận thức được sự chia rẽ Xô-Trung và cường độ chống Cộng giảm do tan vỡ ảo tưởng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, dư luận Mỹ về quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi. Các nhà lãnh đạo quan trọng của chính phủ và giới học thuật lập luận ủng hộ cái mà họ cho là một chính sách thực tế hơn nếu chấp nhận chế độ Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc và tìm cách hợp tác với chính phủ đó. Họ nói về chính sách "ngăn chặn mà không cô lập". Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Lyndon Johnson đã bị sa lầy ở Việt Nam và người Trung Quốc thì bị cuốn theo cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản. Vì vậy không có mối quan hệ mới nào được xác lập.[2]
Rạn nứt Trung-Xô, Bắc Kinh xích lại nước Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]
Xem chi tiết:Trung-Xô chia rẽ
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến Trung Hoa xích lại gần Hoa Kỳ là do những nguy cơ đe dọa từ Liên bang Xô viết láng giềng. Mâu thuẫn về quyền lãnh đạo phong trào Cộng sản Quốc tế giữa 2 đảng Cộng sản đã âm ỉ từ trước đó nhiều năm, dần bùng lên dẫn đến xung đột vũ trang. Lúc 8 giờ sáng ngày 13 tháng 8 năm 1969, lực lượng tuần tra biên phòng Trung Hoa gồm 37 người do 1 sĩ quan là Dương Chính Lâm chỉ huy, bị lực lượng Liên Xô có 6 xe tăng yểm trợ phục kích và hạ sát toàn bộ. Trong khi chính phủ Mao đang gởi công hàm phản đối tới Đại sứ quánLiên Xô tại Bắc Kinh thì chính phủ Liên Xô cũng gởi 1 công hàm ngược lại nói rằng "các lực lượng vũ trang Trung Quốc ở Tân Cương đã vượt biên giới sang "khiêu khích quân sự" và đã bị Hồng quân đánh lui"[3]. Mâu thuẫn ngày càng dân cao đến mức ngày 15 tháng 8, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã thông báo cho phía Mỹ biết về quyết định Liên Xô chuẩn bị đánh đòn hạt nhân phủ đầu Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quyết định này cuối cùng đã không được thực hiện. Nguy cơ chiến tranh đã được loại trừ, nhưng mâu thuẫn giữa 2 quốc gia Cộng sản là không thể hàn gắn được nữa.
Nền Ngoại giao Bóng bàn[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 4 năm 1971, Đội tuyển Bóng bàn Trung Quốc tham gia thi đấu tại Giải Vô địch Bóng bàn Thế giới lần thứ 31 được tổ chức tại Nhật. Trước khi đi, dù đã được thủ tướng Chu Ân Lai chỉ thị "Hữu nghị đầu tiên, sau đó là thi đấu", nhưng theo quan điểm thù địch bấy giờ, đoàn đã được chỉ thị: "Không bắt tay, kéo tay vận động viên đội Mỹ; không chủ động nói chuyện với người Mỹ; ở nơi thi đấu không trao đổi quốc kỳ với đội Mỹ"[4]. Trong một dịp tình cờ, một vận động viên Mỹ là Glenn Cowan lên nhầm xe và được một vận động viên Trung Quốc là Trang Tác Đống tiếp đón thân mật. Trong dịp này Cowan đã ngỏ lời muốn sang Trung Quốc để thi đấu. Sự việc Trang Tác Đống tiếp xúc với Cowan lập tức được trưởng đoàn là Triệu Chính Hồng báo cáo về Bắc Kinh. Nhận định đây là một cơ hội mở cửa lại cho quan hệ 2 nước, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Mao đã chỉ thị cho Triệu Chính Hồng nhân danh đội tuyển Trung Quốc chính thức phát đi lời mời Đội tuyển Bóng bàn Mỹ sang thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với toàn bộ chi phí được đài thọ.
Ngày 10 tháng 4 năm 1971, 9 tuyển thủ Bóng bàn Mỹ cùng bốn quan chức và hai người vợ và 10 nhà báo đi tháp tùng đã từ Hồng Kông tiến vào Trung Quốc đại lục, mở ra thời đại "Ngoại giao Bóng bàn". Chuyến đi kéo dài 8 ngày này thể hiện mong muốn chung là giảm bớt căng thẳng trước đó giữa Washington và Bắc Kinh.
Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 4, đội tuyển Mỹ đã thi đấu nhiều trận giao hữu, thăm Vạn Lý Trường Thành và Di Hòa Viên tại Bắc Kinh, gặp gỡ với sinh viên và công nhân Trung Quốc, và tham dự các sự kiện xã hội ở các thành phố lớn của Trung Quốc.
Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn khách Mỹ đang ở thăm tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14 tháng 4, Thủ tướng Chu Ân Lai nói:
Quý vị đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nhân dân Mỹ và Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng bước khởi đầu mối quan hệ hữu nghị này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân hai nước chúng ta.
Để đáp lại tín hiệu đó, cùng ngày, Chính phủ Mỹ cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 20 năm chống Trung Hoa Cộng sản của Mao Trạch Đông. Một năm sau các tay vợt Trung Quốc cũng đã sang thăm Mỹ, chơi hàng loạt trận đấu giao hữu thể hiện "tình hữu nghị là trên hết".
Thực ra, Mỹ và Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành các cuộc đàm phán bí mật để cải thiện quan hệ giữa 2 nước, vì hai bên đều muốn cải thiện quan hệ trong bối cảnh Liên Xô có thái độ hiếu chiến. Năm 1971 Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ là Henry Kissinger đã hai lần bí mật viếng thăm Trung Quốc để lập lại mối quan hệ hữu nghị và mùa hè năm đó, sau thiện chí được xây dựng nhờ ngoại giao bóng bànTổng thống Richard M. Nixon cũng tuyên bố rằng ông sẽ tới thăm Trung Quốc năm sau để tiến hành các cuộc đàm phán chính thức nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Vận động ngoại giao của Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Khi Richard Nixon trở thành Tổng thống của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ông đã công khai và chính thức giữ 1 thái độ mập mờ đối với Trung Hoa. Ông đã tuyên bố trước khi ra tranh cử:
Có những mạo hiểm, vâng, nhưng những mạo hiểm của chờ đợi còn lớn hơn nhiều…nếu Nam Việt Nam mất, Đông Nam Á mất và Thái Bình Dương trở thành Biển đỏ (của Trung Quốc Cộng sản) thì chúng ta có thể đương đầu với 1 cuộc Thế chiến, ở đó những điều rắc rối chống lại chúng ta sẽ lớn hơn nhiều…[5]
Trong phát biểu nhậm chức, Tổng thống Nixon cho biết:
Hãy để cho tất cả các nước biết rằng…các đường liên lạc của chúng ta sẽ rộng mở. Chúng ta tìm kiếm 1 Thế giới rộng mở, rộng mở cho cho các suy nghĩ, rộng mở cho sự trao đổi hàng hóa và con người, một Thế giớitrong đó không có dân tộc nào, lớn hoặc nhỏ, sẽ phải sống trong sự cô lập giận dữ[6]
Ngày 26-6 năm 1969, Tổng thống Mỹ quyết định thay đổi một vài điều kiểm soát mậu dịch đối với nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Ngay sau đó, ông cũng đề nghị Tổng thống Pakistan Agha Muhammad Yahya Khan và lãnh tụ România Ceaucescu chuyển cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biết ý muốn nối lại Ngoại giao của mình.[6]
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cũng đã phấn đấu để đạt mục tiêu tương tự. Ông đã mời đội tuyển bóng bàn Mỹ tới thăm Trung Quốc và liên lạc thông qua lãnh đạo của Pakistan. Dần dần ông đã thuyết phục được Mao Trạch Đông đa nghi thấy rằng Hoa Kỳ không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc và có thể có ích cho Bắc Kinh trong nỗ lực chống lại áp lực từ Liên Xô.
Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội tháng 2/1971, Tổng thống Nixon đã nói về sự cần thiết phải thiết lập đối thoại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông kêu gọi dành cho chính phủ Bắc Kinh một vị trí tại Liên Hợp Quốc mà không phải hy sinh vị trí của Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. Cả Mao Trạch Đông lẫn Tưởng Giới Thạch đều khẳng định chỉ có thể có một nước Trung Quốc và sẽ chống lại nỗ lực của Mỹ muốn có hai nước Trung Quốc, một trong đại lục và một ở Đài Loan. Trước kia, việc Mỹ công nhận và ủng hộ chế độ của Tưởng là một trở ngại lớn đối với việc lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Trung Quốc của Mao.
Tuy nhiên, tới năm 1971 với nhận thức về giá trị chiến lược của việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, Nixon và cố vấn An ninh Quốc gia của ông là Henry Kissinger đã sẵn sàng đáp ứng Mao một nửa trên vấn đề này, vì tìm kiếm một đối tác trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô còn quan trọng hơn nhiều. Nixon và Mao Trạch Đông nóng lòng muốn lợi dụng lẫn nhau và nhất trí với một phương thức thỏa hiệp "một Trung Quốc nhưng không phải bây giờ".
Ngày 20/1/1970 Đại sứ Hoa Kỳ tại Warsaw (Ba Lan) gặp gỡ đồng nhiệm phía Trung Quốc là Lôi Dương. Sau đó, Lôi Dương chính thức chấp thuận đề nghị của Tổng thống Nixon cử 1 phái viên sang Bắc Kinh. Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai cũng gởi lại thông điệp cho phía Mỹ thông qua Tổng thống Pakistan Yahya Khan. Chu cũng cho rằng "một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là 1 điều rất xa xôi". Nhà Trắng sau đó đã tiếp tục nới rộng thêm các hạn chế về đi lại và mậu dịch.[7]
Do Chiến dịch Campuchia năm 1970 mà quan hệ giữa 2 nước đột nhiên trở xấu. Phía Bắc Kinh bỏ các cuộc hội đàm ở Warsaw và cắt đứt Ngoại giao với Washington. Đài phát thanh Bắc Kinh ra tuyên bố tố cáo Washington về 1 sự khiêu khích ở Đông Nam Á và Mao phát ra 1 thông điệp lấy tên là "nhân dân Thế giới, đoàn kết và đánh bại bọn xâm lược Mỹ và tất cả lũ chó săn của chúng".[7]
Ngày 5 tháng 10/1970, Tổng thống Nixon tuyên bố trên báo Times rằng:
Nếu có điều gì đó tôi muốn làm trước khi chết, đó là đi Trung Quốc. Nếu tôi không đi được tôi muốn các con tôi đi.
Ba tuần sau tuyên bố đó, trong lễ kỷ niêm 25 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ đề nghị ông Yahya Khan-Tổng thống Pakistantiếp xúc lại với chính quyền Mao. Song song đó, ngày 26/10, tại cuộc chiêu đãi nhà độc tài Romania Nicolae Ceaucescu, Nixon cũng chúc mừng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là lần đầu tiên 1 vị Tổng thống Mỹ gọi đất nước của Mao bằng cái tên chính thức của nó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Mặc dù nỗ lực xích lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng người Mỹ vẫn từ chối việc gia nhập Liên Hợp Quốc của chính quyền Mao. Tuy nhiên, Nixon vẫn để ngỏ khả năng này. Ngày 22 tháng 11/1970, Tổng thống cho vị Cố vấn An ninh Quốc gia của mình là Henry Kissingerbiết rằng cần phải nghiên cứu khả năng chấp nhận "Trung Cộng" vào Liên Hợp Quốc...và Nixon tự hỏi làm thế nào mà ông có thể giữ những cam kết với Đài Loan mà không bị những người tán thành thừa nhận "Trung Cộng" gây khó khăn.
Dù thất vọng tại Liên Hợp QuốcChu Ân Lai vẫn trả lời bức thông điệp của Yahya Khan. Ngày 9/12/1970, Đại sứ Pakista tại Washington chuyển cho Kissinger câu trả lời của Chu rằng phía Trung Quốc chấp nhận mời 1 phái viên đặc biệt của Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh để thảo luận về Đài Loan. Nixon tán thành nhưng ông cũng đề nghị hội đàm cũng nên bao gồm cả những vấn đề khác.
Trong khi đó, Mao Trạch Đông đã nói với 1 ký giả Mỹ là Edgar Snow rằng ông ta sẽ "rất vui sướng nói chuyện với Nixon hoặc là với tư cách 1 nhà du lịch hoặc là với tư cách là Tổng thống". Đại sứ România tại Washington cũng cho biết Chu Ân Lai nói rằng Tổng thống sẽ được hoan nghênh ở Bắc Kinh.
Do chiến tranh Việt Nam ngày càng leo thang mà cụ thể là việc binh sĩ Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân vào lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Nam Lào năm 1971 mà quân đội Trung Quốc ở Hoa Nam báo động và Nhân dân Nhật báo lớn tiếng tố cáo:
Bằng việc mở rộng ngọn lửa chiến tranh đến cửa ngõ Trung Quốc, chủ nghĩa Đế quốc Mỹ đi vào 1 tiến trình gây đe dọa nghiêm trọng cho Trung Quốc...Nixon thực vậy, đã hoàn toàn phơi bày bản chất hung bạo và đã đạt đỉnh cao của sự ngạo mạn[8]
Tuy nhiên, qua sự kiện này Nixon và cố vấn Henry Kissinger nhận thấy một cách đúng đắn rằng, phía Trung Hoa quan tâm tới nhiều vấn đề khác hơn là Chiến tranh Việt Nam. Họ có thể phản đối công khai nhưng các cuộc thảo luận thì vẫn cứ tiếp tục.
Ngày 25 tháng 2/1971, Tổng thống Nixon trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ về báo cáo đối ngoại hàng năm. Trong đó, ông nhắc lại ý muốn cải thiện quan hệ với chính quyền của Mao. Chưa đầy 1 tháng sau, Nhà Trắng chấm dứt tất cả các hạn chế đối với hộ chiếu Mỹ đi Trung Quốc. Kissinger cũng đề nghị 1 cuộc họp cấp Đại sứ nữa ở Warsaw.
Phần còn lại là của Chu Ân Lai. Vào tháng Tư, các quan chức Trung Hoa mời đoàn Bóng bàn Mỹ đang ở Nhật sang thăm Trung Quốc. Tổng thống Nixon sau đó đã thực hiện 1 nhượng bộ to lớn là ra lệnh chấm dứt cấm vận thương mại với Bắc Kinh vốn đã kéo dài 20 năm và tuyên bố rằng ông sẽ đi Trung Quốc.
Chuyến đi của Henry Kissinger[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 27 tháng 4/1971, Đại sứ Pakistan chuyển cho Henry Kissinger 1 thông điệp của Chu cho biết "Chính phủ Trung Quốc xác nhận lại sự sẵn sàng đón tiếp công khai ở Bắc Kinh 1 phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ hoặc Ngoại trưởng hoặc thậm chí bản thân Tổng thống Mỹ".
Để dọn đường cho chuyến thăm chính thừc của Tổng thống Nixon, Kissinger mau chóng thu xếp 1 chuyến đi tiền trạm bí mật sang Bắc Kinhnhằm chuẩn bị chương trình và trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề 2 bên quan tâm. Ngày 2 tháng 6, Chu Ân Lai chính thức chấp nhận đề xuất của Mỹ và không lâu sau đó, phi cơ chở Kissinger cất cánh ngày 1/7 năm 1971.
Trạm dừng đầu tiên của Kissinger là Nam Việt Nam và sau đó là Ấn Độ trước khi tới Pakistan ngày 8/7. Tại đây, ông cáo bệnh và lui về nơi nghỉ mát của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lại lén chuồn lên phi cơ của Pakistan và bay thẳng đi Bắc Kinh.
Trong hai ngày rưỡi, ông tiến hành các cuộc họp với Chu Ân Lai và các quan chức cao cấp khác của Trung Quốc. Kissinger cho rằng Chu là "một trong hai hay ba người đầy ấn tượng nhất mà tôi đã từng gặp. Lịch sựkiên nhẫn một cách dứt khoát, thông minh một cách khác thường, tế nhị, ông ta đã tiến hành các cuộc thảo luận với 1 vẻ uyển chuyển, nhẹ nhàng thấm sâu vào thực chất mối quan hệ mới của chúng tôi."
Cuối cùng, 2 bên trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề nổi bật và ấn định cho cuộc họp cấp cao giữa Nixon và bộ đôi Mao-Chu là năm 1972. Khi rời Bắc Kinh, đánh điện về Mỹ ông Kissinger chỉ ghi 1 chữ duy nhất "Eureka".
Vấn đề Đài Loan[sửa | sửa mã nguồn]
Trước khi Tổng thống Mỹ sang Hoa lục thì có 1 trở ngại lớn cần phải giải quyết là vấn đề đảo Đài Loan. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lớn tiếng đòi Liên Hợp Quốc phải khai trừ Trung Hoa Dân Quốc và Mỹ phải hủy bỏ các hiệp định Quân sự và Ngoại giao với chính phủ Dân Quốc. Đây là vấn đề khó khăn với Tổng thống Nixon.
Do đó, tuy chỉ thị cho Đại sứ Georges Bush tại Liên Hợp Quốc kiên quyết giữ ghế của Trung Hoa Dân Quốc nhưng trong hậu trường thì lại khác. Trước khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu về vấn đề Trung Quốc, Kissinger và Chu Ân lai đã thảo xong phần lớn Thông cáo Thượng Hải là thứ mà Nixon và Chu sẽ ký khi 2 bên gặp nhau tại Bắc Kinh. Trong Thông cáo, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tự tuyên bố mình là Chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc còn người Mỹ chỉ tuyên bố mập mờ:
Mỹ ghi nhận việc tất cả người Trung Hoa ở 2 bên eo biển Đài Loan cho rằng chỉ có 1 Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không thách thức lập trường đó...
Ngày 25 tháng 5, Đại hội đồng họp và như mong đợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khai trừ Trung Hoa Dân Quốc và công nhận họ gia nhập tổ chức này. Hội nghị cấp cao Trung-Mỹ cũng được chính thức ấn định là ngày 21 tháng 2 tháng 1972.
Vấn đề Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Một vấn đề khác 2 bên cần bàn thảo là về cuộc chiến tại Việt Nam. Washington hy vọng giành được sự giúp đỡ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để sớm chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam một cách thuận lợi, cho phép Hoa Kỳ "luồn lách" ra khỏi Việt Nam. Theo tính toán, Tổng thống Mỹ phải cố gắng thuyết phục Mao-Chu ép Hà Nội đi vào 1 giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến.[9]
Tuy nhiên Chu Ân Lai nhấn mạnh rằng trước khi có cuộc họp cấp cao, không bên nào được thảo luận công khai về cuộc chiến và phía Mỹ tán thành. Trung Quốc lo ngại những tác động tới đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ. Cố vấn Kissinger có giải thích cho nghị sĩ Gerald Ford rằng:
Các nhà lãnh đạo Hà Nội rất không tin vào tình hình quốc tế. Với tính đa nghi tự nhiên của người Việt Nam và với bệnh quá ảo tưởng về Cộng sản của họ, họ lo ngại sâu sắc về điều đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc... Họ đã chiến đấu 25 năm, và bây giờ... họ sợ họ có thể bị (Trung Quốc) bỏ rơi.
Nếu Washington hoặc Bắc Kinh thừa nhận rằng Việt Nam là 1 phần trong chuyến đi của Tổng thống Mỹ tới Trung Hoa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chắc chắn sẽ chạy ngay tới sát Moskva hơn nữa và sức ép của Bắc Kinh sẽ không còn hiệu quả. Kết quả là Chu nhấn mạnh tới 1 sự im lặng về "vấn đề Việt Nam" và Nixon cũng thông báo cẩn thận cho các ký giả và Quốc hội Hoa Kỳ.
Chuyến đi lịch sử của Tổng thống Nixon[sửa | sửa mã nguồn]
Buổi lễ đón tiếp Richard Nixon[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 17/2/1972, Tổng thống đến phi trường bằng trực thăng. Khi chuẩn bị bước lên chuyên cơ Air Force One, một nhà báo đưa cho ông tấm bản đồ Trung Quốc, đóng dấu của CIA. Nixon nói đùa: "Anh có tin rằng họ cho phép tôi vào với cái này không?".
Chiếc Air Force One cất cánh, nhắm hướng Hawaii, nơi nó nghỉ lại hai ngày. Sau đó nó tiếp tục bay đi Guam, thuộc quần đảo Mariannes rồi đi thẳng tới Thượng Hải. Trong máy bay, Nixon cố đọc những tư liệu mà các cố vấn đưa cho mình, truy sát ông Cố vấn Kissinger bằng nhiều câu hỏi hóc búa và tập ăn bằng đũa.
Ngày 21/2, Air Force One đáp xuống Thượng Hải. Sau khi các phi công Trung Quốc thay phi công Mỹ thì chuyên cơ đi tiếp đến Bắc Kinh. 11g20, máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường ở Bắc Kinh. Lúc đó là 22g20 ở bờ biển phía đông Mỹ và 19g20 trên bờ biển phía tây: tất cả các đài truyền hình Mỹ có thể loan báo tổng thống vừa đặt chân đến đất Trung Hoa. Một bản tin gây chấn động loan đi khắp thế giới.[10]
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mặc áo khoác màu xanh đen và bộ đồ đại cán kiểu Mao màu xám, xuất hiện với gần 20 quan chức trong một buổi sáng lạnh lẽo và xám xịt. Họ đứng giữa một đoàn quân danh dự lẫn lộn màu áo xanh lá của quân giải phóng và màu xanh dương của hải quân. Ngôi sao đỏ rực sáng trên mọi chiếc mũ. Tại phi trường vắng tanh, nhân chứng duy nhất là những nhà báo Mỹ, họ đã có mặt tại chỗ từ trước đó mấy hôm để ghi lại sự kiện này. Còn đối với một số nhà ngoại giao phương Tây tỏ ý muốn tham dự lễ đón tiếp này, Chính phủ Trung Quốc không cấp giấy phép cho ai cả.
Sau buổi lễ chỉ kéo dài chừng 15 phút, các nhà báo quay trở lại xe buýt và các quan chức chui vào những chiếc Limousine màu đen. Trong xe, Chu Ân Lai quay qua nói với Nixon:
Bàn tay của ngài đã vượt qua đại dương lớn nhất thế giới: 25 năm vắng bóng đối thoại.
Cả Tổng thống Nixon lẫn Cố vấn của ông là Henry Kissinger đều biết tại Hội nghị Genèva năm 1954 để giải quyết vấn đề Đông Dương và chiến tranh Triều Tiên không có kết quả thuận lợi thì phía Mỹ bỏ hội nghị ra về và Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã không bắt tay Chu Ân Lai mà đối với Chu, đó là 1 sự thóa mạ. Rút kinh nghiệm, Nixon ngay khi bước xuống đường băng lập tức nắm tay Chu Ân Lai. Cả hai bên đều hiểu rõ tính chất tượng trưng này. Đối với Tổng thống Nixon, nó đánh dấu "1 thời đại đã chấm dứt và 1 thời đại khác bắt đầu".[11]
Đoàn xe đi về hướng phía bắc thành phố, đến Điếu Ngư Đài - nơi được canh giữ cẩn mật mà người Trung Quốc quen dành cho khách nước ngoài trú ngụ. Trước Tổng thống Nixon, Kim Nhật ThànhNikita KhrushchyovChe Guevara và thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng từng cư trú ở đây. Ba ngày trước khi tổng thống Mỹ đến là ông hoàng Sihanoukcủa xứ Campuchia. Mao và vợ ông ta mỗi người cũng đều có một biệt thự ở đây.[10]
Ngày 21-2-1972, Mark Frankel của tờ New York Times viết:
Cả hai bên đều đã "nhúc nhích" ra khỏi các lập trường cố hữu của mình, những nhượng bộ của họ lại tùy thuộc nơi những hành động trong tương lai.
Trong một lần nâng ly chúc mừng, Tổng thống Nixon tuyên bố rằng những thỏa thuận ở đây ngày hôm nay cùng những bước đi tới trong tương lai của hai nước còn quan trọng hơn cả nội dung bản thông cáo chung (Thượng Hải).
Mỹ trong vị thế siêu cường, Trung Quốc trong thân phận một cường quốc giàu về dân số (hơn 900 triệu dân) nhưng lại là một nước yếu kém về kinh tế. Năm đó, GDP của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tính bằng Nhân dân tệ qui theo thời giá hiện nay, mới chỉ là 251,8 tỉ, tính đầu người mới chỉ được 292 Nhân dân tệ.[12]
Gặp gỡ Mao Trạch Đông[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả của chuyến đi[sửa | sửa mã nguồn]
Thông cáo Thượng Hải[sửa | sửa mã nguồn]
Trong tuyên bố chung Trung-Mỹ đưa ra vào cuối tuần Nixon ở thăm Trung Quốc, nguyên nhân khiến 2 nước xích lại gần nhau là vì họ cùng phải chống lại những người Xô Viết Nga. Phản đối bá quyền của Liên Xô ở châu Á và Thái Bình Dương rõ ràng ám chỉ việc làm suy yếu ảnh hưởng của Moskva ở khu vực. Người Mỹ thừa nhận việc Bắc Kinh khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng cũng tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết hòa bình vấn đề này. Trước yêu cầu của Trung Quốc đòi lực lượng Mỹ rút khỏi Đài Loan, Nixon đã cam kết Mỹ sẽ rút hết quân và hứa sẽ rút quân từ từ khi căng thẳng trong vùng (Việt Nam) giảm bớt. Đồng thời ông và Kissinger cũng tìm cách loại bỏ nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng lực lượng Nhật sẽ thay thế quân Mỹ trên đảo này. Tổng thống còn trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không ủng hộ Đài Loan độc lập và hứa sẽ thực hiện những bước đi mà người Trung Quốc mong muốn sau dự tính ông sẽ được tái đắc cử vào năm 1972.
Nội dung bản thông cáo:
1- Đề cập đến tình hình Đông Dương, Chính phủ Hoa Kỳ khẳng định lại mục đích của mình là tìm cách giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, giữ vững quan hệ chặt chẽ với Nam Triều Tiên và Nhật Bản.
2- Chính phủ Trung Quốc khẳng định "sự ủng hộ vững chắc" nhân dân Đông Dương, mong muốn thấy Triều Tiên thống nhất, phản đối việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
3- Trong vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, nhưng phản đối việc dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan; Trung Quốc không đặt việc rút ngay quân đội Hoa Kỳ khỏi Đài Loan và chấm dứt quan hệ với Đài Loan là điều kiện để phát triển quan hệ với Hoa Kỳ.
4- Thoả thuận cùng phối hợp hành động để phát triển sự hợp tác và trao đổi khoa học kĩ thuật, văn hoá, thể thao, thương mại giữa hai nước.
Trong bản thông cáo, lần đầu tiên trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện đại, Hoa Kỳ đã đồng ý rằng, chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất và khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ phù hợp với lợi ích của tất cả các nước khác.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon và việc ký kết thông cáo chung Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ, mở đường cho quan hệ song phương phát triển, mở đường cho quan hệ song phương phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Trung - Mỹ.[1]
Ảnh hưởng của quan hệ Trung-Mỹ tới cuộc chiến tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Theo ý kiến của tác giả Hà Minh Hồng trong bài viết Năm 1972 trong lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì "mưu toan" của Mỹ trong chính sách ngoại giao nước lớn là: buộc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam (tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), hòng ngăn chặn cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta (tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) ở miền Nam.
Năm ngày sau khi đoàn Mỹ rời Bắc Kinh, Chu Ân Lai bay đi Hà Nội. Ông cam đoan với người Việt Nam là ông ta không bán rẻ họ trong cuộc họp cấp cao với Nixon.[13]
Trên thực tế, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo dõi những cuộc gặp gỡ thân tình ở Bắc Kinh giữa Mao-Chu với Nixon với lòng lo ngại và cảnh giác. Dù vẫn nhận được viện trợ to lớn từ Bắc Kinh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chắc chắn rằng Trung Quốc hay Liên Xô sẽ không thể đặt họ lên trên lợi ích quốc gia của mình. Cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đều không hề muốn số phận của họ được quyết định ở Bắc Kinh hay Moskva.
Để làm mọi thứ mập mờ Ngoại giao này trở nên rõ ràng hơn, không lâu sau khi Chu về nước, Hà Nội tiến hành 1 cuộc tiến quân vào miền Nam và đưa các lực lượng quy ước của họ vào chiến đấu, lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam. Quân Giải phóng vượt qua khu Phi quân sự ngăn cách 2 miền Nam - Bắc ngày 30 tháng 3 và nhanh chóng hạ gục 1 sư đoàn Việt Nam Cộng hòa đóng tại đây.[14]
Những người cộng sản Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình nhân dịp Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Phong trào Không Liên kết năm 1973 (Hội nghị Cấp cao 4 Alger, Algérie 1973) - Tại Hội nghị này, Cộng hòa miền Nam Việt Nam trở thành Thành viên Chính thức của Phong trào Không Liên kết; từ năm 1970 đến năm 1973, Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Quan sát viên của Phong trào Không Liên kết. Nhân sự kiện này, Báo Nhân dân đã ra Bài Xã luận quan trọng "Thắng lợi của Xu thế Cách mạng" - Bài Xã luận này được các nước lớn trên Thế giới (Liên XôTrung QuốcHoa Kỳ,...) quan tâm đặc biệt - Bài Xã luận tỏ rõ Quan điểm của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là "Thời kỳ của các nước lớn tập trung lại để đè bẹp các nước nhỏ đã vĩnh viễn qua rồi". Qua Bài Xã luận này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn thể hiện thái độ của mình với Cuộc gặp giữa Mao Trạch ĐôngChu Ân Lai với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ngày 17 tháng 2 năm 1972 tại Thượng HảiTrung Quốc.[15]
Từ khi hay tin ông Nixon đi Bắc Kinh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hết sức e ngại. Ông biết rằng Mỹ vào miền Nam Việt Nam là để ngăn chặn Làn sóng Đỏ từ "Trung Cộng" lan tràn tới các nước khác". Đó là theo Học thuyết Domino từ thời Tổng thống Mỹ Eisenhower:
Nếu để miền Nam sụp đổ thì những quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng đổ theo như những con bài domino
Khi ông Nixon sắp đi Bắc Kinh bắt tay với Mao Trạch Đông thì VNCH không còn là "tiền đồn của Thế giới Tự Do" nữa khiến ông Nguyễn Văn Thiệu thông báo sự lo ngại của Việt Nam Cộng Hoà cho phía Mỹ. Và Tổng thống Nixon đã trấn an ông Thiệu bằng một bức thư đề ngày 31 tháng 12 năm 1971:
"Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thoả thuận nào tại Bắc Kinh nếu nó phương hại tời các quốc gia khác, hoặc về những vấn đề có liên hệ tới các nước khác…
Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lạ hoà bình cho Việt Nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.[16]
Thế nhưng theo chính Tổng thống Nixon viết lại trong hồi ký của mình thì trong những ngày viếng thăm Trung Quốc từ 21 tới 28 tháng 2 năm 1972, ông đã nói với Chu Ân Lai:
Giả sử như tôi có thể ngồi đối diện với bất cứ ai là người lãnh đạo Bắc Việt Nam, và giá như hai bên có thể thương thuyết một cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, thì tất cả quân đội Mỹ sẽ được triệt thoái khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày đó.