Saturday, May 5, 2018

"Chuyện một chiếc cầu đã gãy” của Việt Nam và chiếc cầu màu xanh ở Bàn Môn Điếm


"Chuyện một chiếc cầu đã gãy” của Việt Nam và chiếc cầu màu xanh ở Bàn Môn Điếm
Cát Linh, RFA
2018-04-30
Hy vọng và nghi ngờ
Cuộc hoà giải liên Triều lịch sử đã diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào những ngày cuối cùng của tháng 4/2018. Thông điệp hoà bình, chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh kéo dài suốt 65 năm được thể hiện qua những bước chân song hành của hai vị lãnh đạo của Nam và Bắc Hàn làm nức lòng truyền thông thế giới.
Và rất vô tình, sự kiện này diễn ra gần kề với ngày tưởng tiệm 30/4/1975, tức 43 năm Việt Nam thống nhất 2 miền Nam Bắc. Nụ cười rạng rỡ của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in vô hình trung làm chạnh lòng những người Việt Nam trong và ngoài nước. Rất nhiều cảm xúc khác nhau được bày tỏ. Họ chúc mừng người dân Triều Tiên. Họ ca ngợi nỗ lực của hai “chế độ”. Họ đặt niềm tin vào cuộc sống hoà bình của người dân Triều Tiên bắt đầu từ đây. Họ đặt câu hỏi về tương lai của những bước chân bước qua lằn ranh biên giới hai miền đất. Dòng nước được hai vị lãnh đạo tưới lên cây cổ thụ có từ năm 1953 không thể làm cho họ tin vào luồng không khí trong lành sẽ đến với người dân Nam Hàn. Họ thẳng thừng buông câu “không tin vào Cộng sản”.
Một trong rất nhiều những người có suy nghĩ ấy là nhạc sĩ, người lính không quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày trước, Trần Duy Đức. Sau 43 năm, sau thời gian bị giam giữ gọi là ‘tù cải tạo” theo cách gọi của chế độ mới lúc đó, thì niềm tin của ông vào hai từ “Cộng Sản” hoàn toàn sụp đổ.
“Tôi nghĩ đến thân phận đất nước mình ngày xưa bị mắc lừa Cộng sản rồi. Tôi nghĩ thế nên tôi ái ngại cho đất nước Đại Hàn khi người Cộng sản Bắc Hàn có mưu kế chuyện đó. Họ đều có ý định hết. Những ý định đen tối. Người Cộng sản xưa nay là như thế, mình không ngạc nhiên đâu.”
Tôi nghĩ đến thân phận đất nước mình ngày xưa bị mắc lừa Cộng sản rồi. Tôi nghĩ thế nên tôi ái ngại cho đất nước Đại Hàn khi người Cộng sản Bắc Hàn có mưu kế chuyện đó. Họ đều có ý định hết. Những ý định đen tối. Người Cộng sản xưa nay là như thế, mình không ngạc nhiên đâu. - Trần Duy Đức
Tương đồng với ý kiến này, là lời khẳng định của 1 vị bác sĩ (ẩn danh) trải qua vỏn vẹn 12 năm học dưới môi trường giáo dục của VNCH:
“Đừng đánh tráo khái niệm ngày 30.4 với hoà giải liên Triều. Quá sớm để lạc quan. Và quá ngây thơ để tin vào sự ngay thật của tà quyền. Cứ nhìn lại hiệp định ngừng bắn năm Mậu Thân thì rõ. Cứ nhớ lời cố Tổng thống  Nguyễn văn Thiệu và Boris Yeltsin thì biết cần phải làm gì.”
Ngày 19-10-1967, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố miền Bắc Việt Nam ngưng bắn từ 27/01 đến 03/2/1968. Thế nhưng đêm 29 rạng ngày 30/1/1968, đúng thời điểm Giao thừa âm lịch, nhiều đơn vị quân đội và du kích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ Quảng Nam đến Khánh Hoà đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc “Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968”, ghi vào lịch sử Cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 và “Dải khăn sô cho Huế”.
Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nổi tiếng với câu nói đi vào lịch sử: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm.”
Ở một nơi rất xa, cách nửa vòng trái đất, có một nhận định khác, mang tính lạc quan và hàm chứa thiên hướng tự do được nhà thơ nổi tiếng Du Tử Lê bày tỏ:
“Tôi nghiêng về phía nó hơi lạc quan 1 tí. Căn cứ vào những dữ kiện 2 bên đạt được, tôi nghĩ nhiều phần nó sẽ đi đến kết quả cụ thể.
Ngay cả khi nếu nó không đi đến kết quả cụ thể tôi cũng muốn nói rằng nhân loại mà còn tồn tại đến ngày hôm nay là người ta sống bằng hy vọng. Con người ngoài nhu cầu vật chất, tức bản năng sinh tồn thì người ta còn có nhu cầu tinh thần. Và nếu người ta không có tinh thần lạc quan 1 chút, hay là hy vọng 1 chút thì nhân loại không còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Cảm nhận của tôi có thể sai, nhưng nó là 1 thứ bản năng về tinh thần.”
Tôi nghiêng về phía nó hơi lạc quan 1 tí. Căn cứ vào những dữ kiện 2 bên đạt được, tôi nghĩ nhiều phần nó sẽ đi đến kết quả cụ thể. Cảm nhận của tôi có thể sai, nhưng nó là 1 thứ bản năng về tinh thần - Nhà thơ Du Tử Lê
Nói theo 1 cách khác, “hãy hy vọng”, đó là bộc bạch của kỹ sư Đỗ Thái Bình, thành viên Hội Khoa Học Biển thành phố Hồ Chí Minh, người di tản vào miền Nam từ năm 1954. Đối với ông, cần có 1 quyết tâm rất cao về vấn đề nhìn thẳng vào sự thật, và nhìn thấy gương của tất cả các nước, ở Đức và bây giờ là Triều Tiên.
“Nhìn quá khứ để dự kiến được tương lai thì tôi cho rằng cũng 1 phương pháp đúng nhưng chúng ta cũng phải hy vọng là thế giới biến chuyển rất nhiều, và cuộc cách mạng công nghệ, dân chủ hoá qua Facebook thì chúng ta có quyền hy vọng.”
Hoà hợp hoà giải
Tại Bàn Môn Điếm, Nam và Bắc Hàn thoả thuận theo đuổi một hòa bình vĩnh viễn và tiến tới phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên, như thế phải chăng người dân Triều Tiên từ nay có quyền hy vọng về sự hoà hợp về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tất cả những gì hình thành nên đất nước và dân tộc hay không?
Nhìn lại Việt Nam, đây cũng chính là điều làm cho rất nhiều người Việt Nam trăn trở trong mấy mươi năm qua., về bốn chữ “Hoà hợp hoà giải”.
Nhạc sĩ Trần Duy Đức, dù yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu những đồng đội của ông đã vĩnh viễn nằm xuống đến bao nhiêu đi nữa cũng không thể hy vọng vào 1 ngày hoà hợp.
“Tôi khó hy vọng được chuyện đó. Đối với Cộng sản thì không thể hoà giải được với họ. Đừng trông mong. Theo tôi nghĩ thì đó là 1 điều hoang tưởng. Đừng bao giờ nghĩ mình hoà hợp hoà giải được với người Cộng sản. Kinh nghiệm tôi từng tù tội với Cộng sản. Tôi từng sống lại đó 4 năm sau ngày mình mất nước. Ít nhiều tôi hiểu người Cộng sản thế nào.”
Tôi khó hy vọng được chuyện đó. Đối với Cộng sản thì không thể hoà giải được với họ. Đừng trông mong. Theo tôi nghĩ thì đó là 1 điều hoang tưởng. Đừng bao giờ nghĩ mình hoà hợp hoà giải được với người Cộng sản. Kinh nghiệm tôi từng tù tội với Cộng sản. Tôi từng sống lại đó 4 năm sau ngày mình mất nước. Ít nhiều tôi hiểu người Cộng sản thế nào. - Nhạc sĩ Trần Duy Đức
Theo số liệu thống kê của Cao Uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc, từ sau ngày 30/4/1975 cho đến cuối năm 1995, gần 1 triệu người Việt bỏ nước ra đi. Khoảng nửa số ấy đã thiệt mạng trên đường ra đi.
Quan điểm của kỹ sư Đỗ Thái Bình là “không thể sửa lại được quá khứ, vấn đề là nhìn về tương lai”. Và ông khẳng định: “Hiện nay chưa có hoà hợp dân tộc.”
Tuy, ông khách quan nhìn nhận rằng “lỗi là do cả hai bên”, nhưng nếu để nói có một bên cần phải tích cực hơn, thì ông gọi đó là bên “thắng cuộc”.
“Theo tôi bên thắng cuộc cần phải có cái nhìn sâu sắc, ít ra cũng phải làm được như Võ Văn Kiệt. Tức là phải tiếp tục có suy nghĩ như Võ Văn Kiệt. Tôi cho rằng những người cầm quyền phải nhìn thẳng vào sự thật để quyết tâm chứ không phải chỉ có vài nghị quyết, hình thức thì vẫn chưa thấy thực tâm.”
Nhìn nhận về vấn đề này, riêng đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhà thơ Du Tử Lê cho rằng Việt Nam hiện nay bắt đầu có những cái đổi mới đáng kể. Đó là có 1 số tác phẩm hải ngoại, thuộc về miền Nam đã được in lại.
“Chẳng hạn như trước đây họ lên án cuốn Tự lực văn đoàn nhưng cách đây nhiều năm họ in lại 1 cách trân trọng. Trong cái nhìn của tôi, đời sống, dù là gì đi nữa, chính trị, văn học hay cá nhân thì nó như 1 dòng nước chảy tới, không thể đứng lại hoài.”
Ngoài tác phẩm Tự lực văn đoàn, nhà thơ Du Tử Lê còn nhắc đến những tác phẩm của nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và dòng nhạc bolero vốn có nguồn gốc từ  Sài Gòn, trước 1975.
Hiện nay chưa có hoà hợp dân tộc. - Kỹ sư Đỗ Thái Bình
Nhà thơ Du Tử Lê đặt hai chữ “định mệnh” của đất nước Việt Nam vào câu trả lời cho sự hoà hợp hoà giải. Trong cái định mệnh đó, có cuộc chiến 43 năm trước:
“Mỗi một đất nước như 1 con người, có định mệnh riêng của nó. Tác phẩm, cuốn sách, bản nhạc còn có định mệnh huống chi là đất nước. Đất nước Việt Nam của mình nó nhiều bi kịch quá.”
Để từ đó, ông nói rằng có thể thế hệ của những người như ông sẽ không được nhìn thấy những đổi mới cụ thể ở Việt Nam
“Có thể nó chỉ xảy ra khi tôi đã mất rồi. Nhưng tôi vẫn lạc quan, cho dù sự lạc quan ấy rất dè dặt.”
Những ngày cuối tháng 4/2018, khi người dân Nam Bắc Hàn vui mừng với cái bắt tay thoả thuận cùng hướng đến một hòa bình vĩnh viễn, thì với người Việt Nam, 43 năm qua, vẫn còn đâu đó “triệu người vui triệu người buồn” như câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm nào. Nhạc sĩ Lê Minh Bằng đã từng ao ước “Tôi có thân nhân ở bên đầy. Tôi có anh em ở bên kia. Dù Nam Bắc, tôi vẫn mong nước Việt thanh bình”, thì “Chuyện 1 chiếc cầu đã gãy” 43 năm qua của người dân Việt Nam liệu có được nối lại như chiếc cầu màu xanh nối liền Nam Bắc Hàn ngày nay hay không? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.


Thông Cáo Chung Thượng Đỉnh Liên Triều


Toàn văn Thông Cáo Chung Thượng Đỉnh Liên Triều
Trong thi khc chuyn giao lch s quan trng trên bán đo Triu Tiên, phn ánh khát vng lâu dài v hòa bình, thnh vượng và thng nht ca người dân Triu Tiên, Tng thng Cng hoà Triu Tiên (Nam Triu Tiên) Moon Jae-in và Ch tch y ban Quc v Cng hòa Dân ch Nhân dân Triu Tiên (Bc Triu Tiên) Kim Jong Un đã hp Thượng đnh liên Triu ti Nhà Hòa Bình Bn Môn Ðiếm ngày 27/4/2018.
Hai nhà lãnh đo trnh trng tuyên b trước 80 triu người dân [hai min] Triu Tiên và toàn thế gii rng s không còn chiến tranh trên Bán đo Triu Tiên và mt k nguyên hòa bình mi đã bt đu.
Lãnh đo hai nước, chia s cam kết chc chn s sm chm dt chia r và đi đu lâu nay t thi Chiến tranh Lnh, quyết tâm hướng ti k nguyên mi v hòa gii dân tc, hòa bình và thnh vượng, ci thin quan h liên Triu và tuyên b ti đa đim lch s Bn Môn Ðiếm:
1. Nam và Bc Triu Tiên s ni li quan h huyết thng ca người dân hai nước nhm đem li tương lai thnh vượng và thng nht do người dân Triu Tiên lãnh đo bng vic to dng mi quan h liên Triu toàn din và đt phá. Ci thin quan h liên Triu nhm đáp ng khao khát ca toàn dân tc và s cp thiết ca thi đi khiến cho mi quan h này không th tiếp tc b kìm chế hơn na.
(1) Nam và Bc Triu Tiên khng đnh nguyên tc t quyết đnh vn mnh ca dân tc Triu Tiên và đng ý thúc đy thi khc quyết đnh đ ci thin quan h liên Triu bng cách thc thi đy đ các tha thun và tuyên b hin có mà hai nước đã thông qua.
(2) Nam và Bc Triu Tiên đng ý s tiến hành đi thoi và đàm phán cp cao trong nhiu lĩnh vc và thc thi nhng bin pháp tích cc đ đt được các tha thun đt được ti Thượng đnh.
(3) Nam và Bc Triu Tiên đng ý thiết lp mt văn phòng tùy viên chung vi đi din thường trú ca c hai bên đt ti Gaeseong đ có th cung cp tham vn xác thc gia hai chính ph cũng như thúc đy trao đi và hp tác gia nhân dân hai nước.
(4) Nam và Bc và Triu Tiên đng ý khuyến khích hp tác, trao đi, thăm hi và liên lc tt c các cp mt cách tích cc hơn nhm hi sinh tinh thn hòa gii và đoàn kết dân tc. Triu Tiên, hai bên s khuyến khích bu không khí hòa bình và hp tác bng cách t chc các s kin chung ca c hai nước, như ngày 15/6 vi s tham gia ca chính ph, quc hi, các đng phái chính tr và các t chc dân s. Trên bình din quc tế, hai bên nht trí th hin s đoàn kết, trí tu và tài năng chung bng cách cùng tham gia vào các s kin th thao quc tế như Đi hi th thao châu Á 2018.
(5) Nam và Bc Triu Tiên đng ý nhanh chóng gii quyết các vn đ nhân đo do vic chia đôi đt nước gây ra và s tổ chức cuc hp Hi Ch thp Đ liên Triu đ gii quyết nhiu vn đ, bao gm vic đoàn t các gia đình ly tán. Trên tinh thn đó, hai bên đng ý đy mnh chương trình đoàn t các gia đình ly tán nhân dp đánh du Ngày Gii phóng Dân tc 15/8 năm nay.
(6) Nam và Bc Triu Tiên đng ý tích cc tham gia các d án mà hai bên đã ký kết trong Tuyên b ngày 4/10/2007, đ thúc đy s cân bng v phát trin kinh tế và thnh vượng chung cho dân tc. Bước đu, hai bên đng ý tiến hành các bước đi thiết thc hướng ti vic ni kết và hin đi hóa các tuyến đường b và đường st dc theo hành lang vn ti phía Đông và gia Seoul và Sinuiji.
2. Nam và Bc Triu Tiên s cùng n lc h gim căng thng quân s và loi tr nguy cơ chiến tranh trên Bán đo Triu Tiên.
(1) Nam và Bc Triu Tiên đng ý chm dt mi hành đng thù đch trên b, trên không và trên bin là nhng nguyên nhân gây căng thng quân s và dn đến xung đt. Trên tinh thn đó, c hai bên đng ý biến khu phi quân s [DMZ] thành khu hòa bình bng mt quyết tâm thc s bt đu bng vic chm dt mi hành đng thù đch, bao gm vic chm dt phát thanh tuyên truyn, ri truyn đơn ti khu vc dc theo Đường Phân gii Quân s, bt đu t ngày 1/5.
(2) Nam và Bc Triu Tiên đng ý lp kế hoch biến khu vc xung quanh Đường Biên gii phía Bc Bin Tây thành vùng bin hòa bình đ tránh nguy cơ va chm quân s ngoài mong mun và đm bo an toàn cho hot đng đánh bt cá ca ngư dân ca c hai min.
(3) Nam và Bc Triu Tiên đng ý xúc tiến các bin pháp quân s đ đm bo vic liên lc, thăm hi, trao đi và hp tác din ra tích cc. Hai bên đng ý tiến hành các cuc gp thường xuyên gia gii chc quân đi hai nước, bao gm các cuc hp B trưởng Quc phòng đ có th đi thoi và gii quyết ngay lp tc các vn đ v quân s gia hai bên. Trên tinh thn đó, hai bên đng ý tiến hành các cuc đi thoi quân s đu tiên cp tướng lãnh vào tháng 5.
3. Nam và Bc Triu Tiên s tích cc hp tác đ thiết lp mt nn hòa bình lâu dài và bn vng trên bán đo Triu Tiên. Vic chm dt tình trng đình chiến bt thường hin nay và thiết lp mt nn hòa bình lâu dài trên bán đo Triu Tiên là mt s mnh lch s không th trì hoãn hơn na.
(1) Nam và Bc Triu Tiên tái khng đnh Hip ước không có nhng hành đng thù đch nhm ngăn chn vic s dng vũ lc dưới bt k hình thc nào và đng ý tuân th cht ch hip ước này.
(2) Nam và Bc Triu Tiên đng ý gii tr vũ khí theo tng đt ngay khi căng thng quân s h gim và to được nhng bước tiến vng chc trong vic to dng nim tin quân s gia hai bên.
(3) Vào dp đánh du 65 năm Hip ước đình chiến, Nam và Bc Triu Tiên đng ý thúc đy các cuc gp ba bên, gm hai min Triu Tiên và M, và có th là cuc hp bn bên bao gm c Trung Quc đ đi đến tuyên b chm dt chiến tranh, thiết lp mt nn hòa bình vĩnh vin.
(4) Nam và Bc Triu Tiên xác nhn mc tiêu chung là phi ht nhân hóa hoàn toàn, tiến ti mt bán đo Triu Tiên không có ht nhân. Nam và Bc Triu Tiên chia s quan đim rng, các bin pháp do Bc Triu Tiên khi xướng rt có ý nghĩa và thiết yếu cho vic phi ht nhân hóa bán đo Triu Tiên, đng ý thc thi vai trò và trách nhim ca mi bên trong vn đ này. Nam và Bc Triu Tiên đng ý tích cc mưu tìm s ng h và hp tác ca cng đng quc tế vì mc tiêu phi ht nhân hóa bán đo Triu Tiên.
Hai nhà lãnh đo đng ý, thông qua các cuc hp thường xuyên, các cuc đin đàm trc tiếp, s tiến hành các cuc đi thoi thường xuyên và thng thn v nhng vn đ quan trng ca dân tc, cng c lòng tin ln nhau đ to dng đng lc tích cc cho quan h liên Triu nhm đem li hòa bình, thnh vượng và thng nht trên bán đo Triu Tiên.
Trên tinh thn đó, Tng thng Moon Jae-in đng ý đi thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu năm nay.
Ngày 27 tháng 4, 2018