Friday, July 1, 2016
Thanh Lan, tiếng hát của tài và sắc
Thanh Lan, tiếng hát của tài và sắc
Cát Linh, phóng viên RFA
2016-06-26
2016-06-26
Ca sĩ Thanh Lan trong đại nhạc hội
tại trường Talbert năm 1972.
NGHE:
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/thanhlan-idol-of-beauty-n-voice-cl-06262016101502.html/062516-anct-cl.mp3
Có một người nghệ sĩ mà nếu gọi cô
là ca sĩ, hay tài tử điện ảnh đều đúng, vì với vai trò nào cô cũng toả sáng.
Với dòng nhạc nào, Việt, Pháp, Mỹ thì cô cũng để lại trong lòng người hâm mộ
những ca khúc gắn với tên mình như Bang Bang, Triệu đoá hoa hồng, Apres Toi,
Trưng Vương khung cửa mùa thu, Trăm nhớ ngàn thương...
Đó chính là ca sĩ, tài tử điện ảnh,
“Tiếng hát học trò” Thanh Lan.
“Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh
ngát
Bước chân trên đường vẫn chưa phai
nhạt…” (Trả lại em yêu)
“Đó là một quãng đời rất đáng nhớ
của Thanh Lan. Trường đại học văn khoa nằm kế bên đài truyền hình. Nên đôi khi mình đi qua trường, nghe thầy giảng xong,
lại ‘tà tà’ đi xuống lầu, bước qua ngay bên cạnh, đi vào những căn phòng mát mẻ
của đài truyền hình, thay một chiếc áo dài hoa khác, thâu một bài hát tình cảm
mà mình yêu thích. Cuộc sống của Thanh Lan lúc đó đẹp như mơ vậy đó.”
Khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của
người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó.
- Ca sĩ Thanh Lan
- Ca sĩ Thanh Lan
Người em văn khoa
Thanh Lan đến với âm nhạc rất sớm.
Lúc 9 tuổi cô đã làm quen với phím đàn piano trong trường tiểu học Saint Paul,
một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái của những gia đình trưởng
giả. Kiến thức nhạc lý vững vàng cộng với niềm đam mê ca hát, mà cô gọi là “một
hobby của lúc nhỏ”, đã đưa đến tiếng hát của cô bé Thanh Lan đến với thính giả
đài phát thanh lúc cô 12 tuổi.
“12 tuổi thì Thanh Lan được ông thầy
piano giới thiệu với nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban thiếu nhi Nguyễn Đức của đài
phát thanh Sài Gòn. Mỗi chủ nhật Thanh Lan lên đó thâu trong đài phát thanh với
các bạn. Đi hát không có nghĩa là bỏ học. Hát đối với Thanh Lan hồi nhỏ như là
một hobby cuối tuần mình làm cho vui vậy.”
Cái thời người ta chưa quen với hai
từ truyền hình, mà thay vào đó là “lên tivi” thì cô nữ sinh trung học Marie Curie,
Thanh Lan đã “lên tivi” xuất hiện trước khán thính giả năm 16 tuổi.
“Vì Thanh Lan ở trong chương trình
của sinh viên học sinh, sau đó, những người trưởng ban nhạc của chương trình
khác thấy đâu ra một người cũng xinh xinh, hát cũng được nên họ mời tham gia.
Hồi đó đối với Thanh Lan đi thâu tivi là một niềm vui. Cái vui đầu tiên là tự
mình xem mình được. Cái thời đó tivi đen trắng thôi, nhưng thích lắm.”
Thế rồi, Thanh Lan được biết đến vào
những năm sau đó như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Khi nhắc đến Thanh Lan,
người ta lại nghĩ ngay đến những ca khúc tình yêu thơ mộng, nhẹ nhàng, in đậm
hình ảnh của những tà áo dài mỗi chiều đi về ngang qua con đường Duy Tân, nghĩ
đến ngôi trường văn khoa với những đôi mắt ngà.
Được biết đến với hình ảnh của một
ca sĩ thành công với những tình khúc Pháp lãng mạn, trữ tình, thế nhưng chính
những ca khúc nhạc Việt và dân ca ba miền đã được cô chọn để trình diễn khi
xuất hiện trên truyền hình trong giai đoạn đầu đi hát.
“Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ…” (Con đường tình
ta đi)
Thanh Lan trong vai cô hàng hoa
trong phim hài Xóm Tôi (1974). Courtesy FB Nghệ sĩ Thanh Lan
“Những bài Thanh Lan thích hồi thời
đó là Con đường tình ta đi, trong bài ấy có câu ‘Hỡi người tình văn khoa’; dĩ
nhiên có Trăm nhớ ngàn thương; Ô kìa đời bỗng dưng vui của nhạc sĩ Hoàng Thi
Thơ; bài Đố ai; hát dân ca ba miền…Tên tuổi của Thanh Lan đến với khán giả
nhiều nhất là thời điểm đó.”
Thanh Lan cũng chính là ca sĩ đầu
tiên trình bày ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương.
“Mất em rồi, xa em rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng anh đi
về, về với ai
Một người đi, một người sầu
Nhìn hoa úa buồn về mau
Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng
Lòng còn thương, tình còn nồng
Mà đêm nhớ, ngày chờ mong
Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài
song…” (Trăm nhớ ngàn thương) “Một người nghệ sĩ trước khi ra mắt khán
giả thì phải bỏ hết tâm tư như thế nào để mà chuyển tải đến khán thính giả tâm
sự của người nhạc sĩ. Tuy nhiên khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là
tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát
đó. Do vậy khi mà khán thính giả xem thì sẽ để ý tuy là cùng một bài hát nhưng
mỗi một ca sĩ hát khác nhau đúng không?”
Đúng là như thế. Nếu ca khúc Trăm
nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương sẽ kiêu kỳ, đài các với tiếng hát Ý Lan,
thì Trăm nhớ ngàn thương qua tiếng hát của Thanh Lan trở nên ngọt ngào, tự
nhiên, tràn đầy sức sống ẩn chứa trong câu chuyện tình buồn của bài hát.
Những ca khúc trữ tình của Phạm Duy,
Đỗ Lễ, Nguyên Sa…qua tiếng hát ngọt ngào, trong vắt như màu sương sớm của cô
làm cho người nghe có cảm giác như được lạc vào một thế giới tràn ngập ánh sáng
của tình nhân loại.
“Không có quãng đời nào đẹp như thời
gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là
tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm
sống. Sự nổi tiếng đến với mình tình cờ chứ không phải là cố gắng tìm nó.”
‘Hát nhạc Pháp vì ít người hát’
Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù
lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh
viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống.
- Ca sĩ Thanh Lan
- Ca sĩ Thanh Lan
Cô sinh viên trường văn khoa sau đó
gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ban nhạc đầu tiên chọn phong
cách Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên, cách phát âm
tròn, rõ cộng với khả năng Pháp ngữ của cô thiếu nữ học trường Tây đã giúp cho
Thanh Lan nổi tiếng với những ca khúc Pháp hoặc nhạc Pháp lời Việt.
“Tu t’en vas
L’amour a pour toi
Le sourire d’une autre, je voudrais
mais ne peux t’en vouloir…” (Apres Toi – Vắng bóng người yêu)
Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh
mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Những năm 67, 68, Thanh Lan không phải là
ca sĩ duy nhất hát nhạc Pháp. Nhưng cô được khán giả thời ấy, và có thể nói là
cho đến tận bây giờ, biết đến cô là một ca sĩ hát nhiều nhạc Pháp nhất.
“Thanh Lan học trường Pháp đến 15
năm. Cho nên phải nói là sự suy nghĩ và kiến thức văn hoá hoàn toàn theo Pháp.
Với lại mình nên làm những gì người ta ít làm. Nhạc Mỹ thì nhiều người hát quá
rồi, thôi mình hát nhạc Pháp đi.”
Một ca khúc Pháp khác mà khi nhắc
đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiếng hát trong trẻo, vui tươi của ca sĩ Thanh
Lan.
“Khi xưa đôi ta bé ta chơi
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang)
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang)
Như đã nói, Thanh Lan toả sáng không
chỉ trong sự nghiệp ca hát, mà người ta còn biết đến Thanh Lan là một nữ tài tử
điện ảnh. Vào năm 1970, sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu, khi cô đóng
vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc
Nha. Với vai diễn đầu tay này, cô đã đoạt giải nữ diễn viên triển vọng nhất của
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971.
“Đã làm gì thì mình phải làm cho hết
lòng hết sức. Hai là trong trường có môn học về văn chương, văn chương Pháp.
Rồi sau khi lên đại học thì học văn chương Anh, văn chương Mỹ. Trong văn chương
có thơ, có kịch. Khi mình học thơ, học kịch thì trong những vở kịch nổi tiếng
của thế giới thì mình biết rằng mình phải phân tích tâm lý nhân vật. Thanh Lan
cũng áp dụng điều đó trong bài hát. Khi mình hát, mình cũng phải phân tích tâm
lý nhân vật trong bài hát. Hát bài đó họ muốn nói gì và trong câu đó họ muốn
nhắn nhủ gì, chứ không phải hát một kiểu từ đầu đến cuối bài.”
Với rất nhiều người thuộc thế hệ của
con đường Duy Tân, của trường Văn khoa, trường Luật ở Sài Gòn ngày cũ, tiếng
hát Thanh Lan mãi mãi được nhắc nhớ như kỷ niệm của một thời mộng mơ, của tài
năng và tình yêu cuộc sống.
Nguy Hại Của Ăn Thiếu Chất Béo
Ăn thiếu chất béo (dầu và mỡ) hại sức khỏe và nguy
hiểm đến tính mạng
B.S. Phạm Hiếu Liêm
http://svqy.org/2015/1-2015/anthieu/anthieu.html
|
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y Hiện Dịch -
svqy.org
svqy.org
Đầu tháng Chín năm nay (2014), trên mục Sức
Khoẻ của một nhật báo lớn ở Mỹ, The New York Times, ký giả Anahad O’Connor đã
viết ...
|
Đầu tháng Chín năm nay (2014), trên mục Sức Khoẻ của
một nhật báo lớn ở Mỹ, The New York Times, ký giả Anahad O’Connor đã viết một
bài với nhan đề Lời Kêu Gọi Cho Cách Ẩm Thực Ít Chất Đường Thêm Chất Béo (A
Call for a Low-Carb Diet That Embraces Fat).
http://www.nytimes.com/2014/09/02/health/low-carb-vs-low-fat-diet.html?_r=0
Bài báo này đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng trong dư luận và truyền thông Mỹ về vấn đề dinh dưỡng từ kỵ-chất-béo qua thêm-chất-béo trong thực phẩm. O’Connor muốn thông tin cho độc giả về các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy khi con người ăn bớt đường bột và ăn thêm chất béo (ngoại trừ trans fat), nguy cơ cuả bệnh tim mạch được giảm đi nhiều. Không những thế, họ còn giảm lượng mỡ trong cơ thể và xuống ký rõ rệt nhờ ăn thêm chất béo thay vì chất đường.
Kết quả khảo cứu mới nhất từ Đại Học Tulane, tài trợ bởi Viện Nghiên Cứu Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH- National Institute of Health), đăng trên Nguyệt san Y học Annals of Internal Medicine trước đó, cho thấy sự khác biệt rõ ràng, như đã nói ở trên, giữa nhóm tiêu-thụ-bớt-đường-thêm-chất-béo và nhóm ăn-thực-phẩm-có-lượng-chất-béo-thấp như Chính phủ Liên bang và Hội Chuyên gia Bệnh Tim Hoa Kỳ vẫn đang khuyến khích hiện nay. Điểm đáng chú ý là cả hai nhóm đều không phải giới hạn lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày như các chương trình dinh dưỡng khác. Kết quả của cuộc thí nghiệm này chứng tỏ rằng phong trào bài trừ chất béo trong thực phẩm trên hơn ba mươi năm qua ở Hoa Kỳ là sai lầm.
Vì đâu nên nỗi:
Từ thập niên 1950, Y học Hoa Kỳ đã biết rằng lượng mỡ cholesterol cao trong máu có liên hệ đến bệnh tim mạch nhưng nguồn gốc của cholesterol gia tăng trong máu thì vẫn rất mơ hồ. Cholesterol đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt của mỗi tế bào, đồng thời cũng là nguồn cội trong việc sản xuất các kích tố steroids và vitamin D rất quan trọng cho cơ thể. Trong suốt thập niên 1960, các nhà nghiên cứu y khoa xác định một vài chứng bệnh di truyền hiếm có thể gây lượng mỡ cao trong máu, nhưng trong đa số bệnh nhân tim mạch, lượng cholesterol đến từ thói quen ăn uống.
Một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra giữa hai nhóm khoa học gia: Một nhóm tin rằng lượng cholesterol cao trong bệnh nhân là đến từ chất đường trong khi nhóm kia quả quyết rằng cao cholesterol là đến từ chất béo trong thực phẩm. Qua thập niên 1970, Giáo Sư Ancel Keys, thuộc ngành Dinh Dưỡng cuả Đại Học Minnesota, đưa ra kết quả của một cuộc nghiên cứu quan trọng trên bảy quốc gia Âu Mỹ cho thấy rằng tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà từ mỡ động vật là nguyên do của cholesterol cao và bệnh tim mạch. Các khoa học gia khác đã nhanh chóng ủng hộ GS Keys và các hội chuyên khoa về tim cùng chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ nên ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật, và các công ty sản xuất thực phẩm nên giảm thiểu chất béo trước khi bày bán trên thị trường.
Hậu quả bi đát với vài “nghịch lý”:
Dân Mỹ vào siêu thị mua thực phẩm với các quảng cáo Ít Mỡ (Low Fat) hoặc Không Mỡ (No Fat) to tướng trên nhãn hiệu. Để thay thế bơ mà người Mỹ ưa quẹt vào bánh mì, khoa học gia lại tìm cách làm rắn mỡ thực vật lỏng bằng cách thay thế dạng Cis của axít béo với hydro qua gạch nối dạng Trans gọi là Trans Fat, một chất béo thực vật mới hoàn toàn nhân tạo không có trong thiên nhiên để thay thế bơ (margarine with trans fat). Trong các thập niên kế tiếp, từ 1980 cho đến bây giờ, Hoa Kỳ rồi các nước giàu có trên thế giới bị hoành hành với chứng mập phì và nạn dịch Tiểu Đường loại 2 ngày càng thêm nặng, vì đại đa số người dân nhiễm Hội Chứng Biến Dưỡng do sự kháng insulin trong cơ thể làm mập phì, tăng cholesterol và chất triglyceride trong máu, tăng huyết áp và chứng Tiểu Đường.
Cho đến 7-8 năm trở lại đây, nguyên do của nạn dịch này mới được xác định là người Mỹ đã dùng đường và bột ngày thêm nhiều để bù đắp cho số calorie bị mất đi khi họ ăn ít chất béo; chất đường ngọt, nhất là đường fructose, là nguyên nhân của sự tích tụ mỡ trong gan, bụng và cả bắp thịt gây ra chứng kháng insulin (sau khi kháng insulin đã xảy ra thì cả đường glucose cũng trở thành nguy hại). Khách hàng đã phải trả một giá quá đắt về sức khoẻ và sinh mạng vì tiêu thụ các thực phẩm Ít Mỡ và Không Mỡ nhan nhản trên thị trường, trong lúc các bác sĩ của họ tiếp tục khuyến khích dinh duỡng kỵ chất béo, nhất là mỡ động vật, một cách sai lầm trong suốt 40 năm.
Một vài chuyện nghịch lý (paradox) phát hiện trong thời gian này, nhưng khoa học và chính phủ Hoa Kỳ vẫn không quan tâm và suy diễn đúng, vì vẫn còn bị mê hoặc với chính sách giảm chất béo:
1-Nghịch lý người Pháp. Dân Pháp thích ăn uống ngon miệng nên họ nhất định không ăn giảm chất béo nhất là mỡ động vật, vì làm như thế thức ăn sẽ mất mùi vị. Họ tiếp tục ăn bơ, phó mát, thịt bò, gà vịt ngỗng, heo, trứng….như thường lệ, nhưng tỷ số mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch tại Pháp lại thấp hơn Hoa Kỳ và các nước Tây Âu lân cận. Nghịch lý này được giải thích vì người Pháp uống nhiều rượu vang đỏ có chất kháng ốc-xy và nhất là resveratrol.
2-Nghịch lý về thuốc chống cholesterol. Có hơn 6 nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho bán ở dược phòng, nhưng chỉ có nhóm thuốc statin đã chứng tỏ giúp bệnh nhân ngừa khỏi biến chứng tim mạch và sống lâu. Các nhóm thuốc kia, mặc dù hạ thấp cholesterol nhưng không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Hoá ra thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, làm thành mạch máu trơn láng hơn, và có thể tăng thêm tuổi thọ với tác dụng trên tế bào.
3-Nghịch lý về biến chứng của Tiểu Đường loại 2. Mặc dù Hoa Kỳ đã và đang trải qua cơn dịch Tiểu Đường loại 2 với tiềm năng gây biến chứng tim mạch, trên thực tế số luợng tim đột quỵ (heart attack) và tai biến mạch máu não cùng tỷ số tử vong đã giảm đi từ 15 năm nay. Lý do là thuốc statin và các thuốc chống áp huyết cao đã được dùng rất phổ thông cho người Mỹ.
Nhờ cuộc khảo cứu của Đại Học Tulane và bài báo cảnh tỉnh của ký giả O’Connor mà hôm nay chúng ta biết rằng các “nghịch lý” kể trên không phải là nghịch lý gì cả. Y học và Chính phủ Hoa Kỳ đã sai lầm khi cổ võ và áp dụng cách dinh dưỡng thiếu chất béo. Cuộc khảo cứu 7 quốc gia cuả GS Keys đã bị các khoa học gia đương thời duyệt lại và cho thấy ông đã phạm nhiều sơ xuất dẫn đến kết quả không đúng với sự thật.
Ăn ít chất béo còn có hại cho sức khoẻ tổng quát vì cơ thể sẽ bị thiếu các sinh tố quan trọng hoà tan trong chất béo như sinh tố A, sinh tố D và sinh tố K.
Ăn thiếu chất béo, nhất là chất béo động vật, gây ra chứng xuất huyết não sau 45 tuổi với số tử vong cao như đã tường trình từ các nghiên cứu trên nữ điều dưỡng Mỹ (2001), người Nhật (2003) và người Ấn Độ (2012). Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết não gần đây có lẽ vì tuổi cao và thiếu chất béo động vật như đã chứng tỏ qua các khảo cứu kể trên?
Ngoài ra, nhiều chứng ung thư thường xảy ra trên người có lượng cholesterol trong máu rất thấp, nhưng cho đến nay Y học vẫn chưa chứng minh được là ung thư làm hạ cholesterol hay thiếu cholesterol gây ra ung thư?
Kết Luận:
Hiện nay người Mỹ vẫn còn theo tiêu chuẩn ăn bớt chất béo cổ động bởi chính phủ Hoa Kỳ với lượng dầu mỡ dưới 30% của tổng số calorie tiêu thụ, và vì thế đã ăn quá nhiều đường bột để bù đắp với hậu quả tai hại. Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama buộc các em học sinh trường công lập Mỹ ăn trưa với thực phẩm ít béo ít đường từ quầy ăn nhà trường làm thức ăn tồi tàn và dở ẹc như nhai giấy bìa; tội nghiệp các em đang sức lớn mà đói meo. Các chuyên gia về bệnh tim còn sai lầm khi họ muốn giảm chất béo xuống đến 10% mổi ngày, mặc dù làm như vậy sẽ tăng hiểm nguy của xuất huyết não.
Theo nghiên cứu mới nhất đã nói ở đầu bài, nhóm tiêu thụ hơn 40% chất béo cho tổng số calorie từ thực phẩm đã xuống ký vì ăn mau no, ăn bớt đường bột, nên giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Chúng ta nên ăn uống thoải mái, thêm thịt cá gà vịt trứng tôm cua… với nhiều chất đạm và chất béo; không phải kiêng khem gì ngoài việc ăn bớt đường bột cơm gạo, và ăn thêm rau quả. Vào siêu thị chúng ta không mua thực phẩm Low Fat và No Fat và nhất quyết không tiêu thụ thực phẩm có chứa trans fat.
Trans fat thực vật là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay.
Chất béo tốt là mono-unsaturated fat và omega-3-fatty acid có tác dụng chống viêm và ngừa bệnh tim mạch. Thực phẩm với chất béo tốt gồm có dầu olive, dầu canola, dầu gan cá, trái bơ (avocado), mỡ vịt, dầu dừa, dầu đậu phụng, lòng đỏ trứng, và còn nhiều nữa. Chất béo bão hoà từ mỡ bò, heo, hay chất béo poly-unsaturated từ dầu đậu nành, dầu bắp, v.v., cũng không độc hại gì nếu ăn vừa phải. Người ăn nhiều cá hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.
http://www.nytimes.com/2014/09/02/health/low-carb-vs-low-fat-diet.html?_r=0
Bài báo này đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng trong dư luận và truyền thông Mỹ về vấn đề dinh dưỡng từ kỵ-chất-béo qua thêm-chất-béo trong thực phẩm. O’Connor muốn thông tin cho độc giả về các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy khi con người ăn bớt đường bột và ăn thêm chất béo (ngoại trừ trans fat), nguy cơ cuả bệnh tim mạch được giảm đi nhiều. Không những thế, họ còn giảm lượng mỡ trong cơ thể và xuống ký rõ rệt nhờ ăn thêm chất béo thay vì chất đường.
Kết quả khảo cứu mới nhất từ Đại Học Tulane, tài trợ bởi Viện Nghiên Cứu Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH- National Institute of Health), đăng trên Nguyệt san Y học Annals of Internal Medicine trước đó, cho thấy sự khác biệt rõ ràng, như đã nói ở trên, giữa nhóm tiêu-thụ-bớt-đường-thêm-chất-béo và nhóm ăn-thực-phẩm-có-lượng-chất-béo-thấp như Chính phủ Liên bang và Hội Chuyên gia Bệnh Tim Hoa Kỳ vẫn đang khuyến khích hiện nay. Điểm đáng chú ý là cả hai nhóm đều không phải giới hạn lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày như các chương trình dinh dưỡng khác. Kết quả của cuộc thí nghiệm này chứng tỏ rằng phong trào bài trừ chất béo trong thực phẩm trên hơn ba mươi năm qua ở Hoa Kỳ là sai lầm.
Vì đâu nên nỗi:
Từ thập niên 1950, Y học Hoa Kỳ đã biết rằng lượng mỡ cholesterol cao trong máu có liên hệ đến bệnh tim mạch nhưng nguồn gốc của cholesterol gia tăng trong máu thì vẫn rất mơ hồ. Cholesterol đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt của mỗi tế bào, đồng thời cũng là nguồn cội trong việc sản xuất các kích tố steroids và vitamin D rất quan trọng cho cơ thể. Trong suốt thập niên 1960, các nhà nghiên cứu y khoa xác định một vài chứng bệnh di truyền hiếm có thể gây lượng mỡ cao trong máu, nhưng trong đa số bệnh nhân tim mạch, lượng cholesterol đến từ thói quen ăn uống.
Một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra giữa hai nhóm khoa học gia: Một nhóm tin rằng lượng cholesterol cao trong bệnh nhân là đến từ chất đường trong khi nhóm kia quả quyết rằng cao cholesterol là đến từ chất béo trong thực phẩm. Qua thập niên 1970, Giáo Sư Ancel Keys, thuộc ngành Dinh Dưỡng cuả Đại Học Minnesota, đưa ra kết quả của một cuộc nghiên cứu quan trọng trên bảy quốc gia Âu Mỹ cho thấy rằng tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà từ mỡ động vật là nguyên do của cholesterol cao và bệnh tim mạch. Các khoa học gia khác đã nhanh chóng ủng hộ GS Keys và các hội chuyên khoa về tim cùng chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ nên ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật, và các công ty sản xuất thực phẩm nên giảm thiểu chất béo trước khi bày bán trên thị trường.
Hậu quả bi đát với vài “nghịch lý”:
Dân Mỹ vào siêu thị mua thực phẩm với các quảng cáo Ít Mỡ (Low Fat) hoặc Không Mỡ (No Fat) to tướng trên nhãn hiệu. Để thay thế bơ mà người Mỹ ưa quẹt vào bánh mì, khoa học gia lại tìm cách làm rắn mỡ thực vật lỏng bằng cách thay thế dạng Cis của axít béo với hydro qua gạch nối dạng Trans gọi là Trans Fat, một chất béo thực vật mới hoàn toàn nhân tạo không có trong thiên nhiên để thay thế bơ (margarine with trans fat). Trong các thập niên kế tiếp, từ 1980 cho đến bây giờ, Hoa Kỳ rồi các nước giàu có trên thế giới bị hoành hành với chứng mập phì và nạn dịch Tiểu Đường loại 2 ngày càng thêm nặng, vì đại đa số người dân nhiễm Hội Chứng Biến Dưỡng do sự kháng insulin trong cơ thể làm mập phì, tăng cholesterol và chất triglyceride trong máu, tăng huyết áp và chứng Tiểu Đường.
Cho đến 7-8 năm trở lại đây, nguyên do của nạn dịch này mới được xác định là người Mỹ đã dùng đường và bột ngày thêm nhiều để bù đắp cho số calorie bị mất đi khi họ ăn ít chất béo; chất đường ngọt, nhất là đường fructose, là nguyên nhân của sự tích tụ mỡ trong gan, bụng và cả bắp thịt gây ra chứng kháng insulin (sau khi kháng insulin đã xảy ra thì cả đường glucose cũng trở thành nguy hại). Khách hàng đã phải trả một giá quá đắt về sức khoẻ và sinh mạng vì tiêu thụ các thực phẩm Ít Mỡ và Không Mỡ nhan nhản trên thị trường, trong lúc các bác sĩ của họ tiếp tục khuyến khích dinh duỡng kỵ chất béo, nhất là mỡ động vật, một cách sai lầm trong suốt 40 năm.
Một vài chuyện nghịch lý (paradox) phát hiện trong thời gian này, nhưng khoa học và chính phủ Hoa Kỳ vẫn không quan tâm và suy diễn đúng, vì vẫn còn bị mê hoặc với chính sách giảm chất béo:
1-Nghịch lý người Pháp. Dân Pháp thích ăn uống ngon miệng nên họ nhất định không ăn giảm chất béo nhất là mỡ động vật, vì làm như thế thức ăn sẽ mất mùi vị. Họ tiếp tục ăn bơ, phó mát, thịt bò, gà vịt ngỗng, heo, trứng….như thường lệ, nhưng tỷ số mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch tại Pháp lại thấp hơn Hoa Kỳ và các nước Tây Âu lân cận. Nghịch lý này được giải thích vì người Pháp uống nhiều rượu vang đỏ có chất kháng ốc-xy và nhất là resveratrol.
2-Nghịch lý về thuốc chống cholesterol. Có hơn 6 nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho bán ở dược phòng, nhưng chỉ có nhóm thuốc statin đã chứng tỏ giúp bệnh nhân ngừa khỏi biến chứng tim mạch và sống lâu. Các nhóm thuốc kia, mặc dù hạ thấp cholesterol nhưng không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Hoá ra thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, làm thành mạch máu trơn láng hơn, và có thể tăng thêm tuổi thọ với tác dụng trên tế bào.
3-Nghịch lý về biến chứng của Tiểu Đường loại 2. Mặc dù Hoa Kỳ đã và đang trải qua cơn dịch Tiểu Đường loại 2 với tiềm năng gây biến chứng tim mạch, trên thực tế số luợng tim đột quỵ (heart attack) và tai biến mạch máu não cùng tỷ số tử vong đã giảm đi từ 15 năm nay. Lý do là thuốc statin và các thuốc chống áp huyết cao đã được dùng rất phổ thông cho người Mỹ.
Nhờ cuộc khảo cứu của Đại Học Tulane và bài báo cảnh tỉnh của ký giả O’Connor mà hôm nay chúng ta biết rằng các “nghịch lý” kể trên không phải là nghịch lý gì cả. Y học và Chính phủ Hoa Kỳ đã sai lầm khi cổ võ và áp dụng cách dinh dưỡng thiếu chất béo. Cuộc khảo cứu 7 quốc gia cuả GS Keys đã bị các khoa học gia đương thời duyệt lại và cho thấy ông đã phạm nhiều sơ xuất dẫn đến kết quả không đúng với sự thật.
Ăn ít chất béo còn có hại cho sức khoẻ tổng quát vì cơ thể sẽ bị thiếu các sinh tố quan trọng hoà tan trong chất béo như sinh tố A, sinh tố D và sinh tố K.
Ăn thiếu chất béo, nhất là chất béo động vật, gây ra chứng xuất huyết não sau 45 tuổi với số tử vong cao như đã tường trình từ các nghiên cứu trên nữ điều dưỡng Mỹ (2001), người Nhật (2003) và người Ấn Độ (2012). Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết não gần đây có lẽ vì tuổi cao và thiếu chất béo động vật như đã chứng tỏ qua các khảo cứu kể trên?
Ngoài ra, nhiều chứng ung thư thường xảy ra trên người có lượng cholesterol trong máu rất thấp, nhưng cho đến nay Y học vẫn chưa chứng minh được là ung thư làm hạ cholesterol hay thiếu cholesterol gây ra ung thư?
Kết Luận:
Hiện nay người Mỹ vẫn còn theo tiêu chuẩn ăn bớt chất béo cổ động bởi chính phủ Hoa Kỳ với lượng dầu mỡ dưới 30% của tổng số calorie tiêu thụ, và vì thế đã ăn quá nhiều đường bột để bù đắp với hậu quả tai hại. Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama buộc các em học sinh trường công lập Mỹ ăn trưa với thực phẩm ít béo ít đường từ quầy ăn nhà trường làm thức ăn tồi tàn và dở ẹc như nhai giấy bìa; tội nghiệp các em đang sức lớn mà đói meo. Các chuyên gia về bệnh tim còn sai lầm khi họ muốn giảm chất béo xuống đến 10% mổi ngày, mặc dù làm như vậy sẽ tăng hiểm nguy của xuất huyết não.
Theo nghiên cứu mới nhất đã nói ở đầu bài, nhóm tiêu thụ hơn 40% chất béo cho tổng số calorie từ thực phẩm đã xuống ký vì ăn mau no, ăn bớt đường bột, nên giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Chúng ta nên ăn uống thoải mái, thêm thịt cá gà vịt trứng tôm cua… với nhiều chất đạm và chất béo; không phải kiêng khem gì ngoài việc ăn bớt đường bột cơm gạo, và ăn thêm rau quả. Vào siêu thị chúng ta không mua thực phẩm Low Fat và No Fat và nhất quyết không tiêu thụ thực phẩm có chứa trans fat.
Trans fat thực vật là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay.
Chất béo tốt là mono-unsaturated fat và omega-3-fatty acid có tác dụng chống viêm và ngừa bệnh tim mạch. Thực phẩm với chất béo tốt gồm có dầu olive, dầu canola, dầu gan cá, trái bơ (avocado), mỡ vịt, dầu dừa, dầu đậu phụng, lòng đỏ trứng, và còn nhiều nữa. Chất béo bão hoà từ mỡ bò, heo, hay chất béo poly-unsaturated từ dầu đậu nành, dầu bắp, v.v., cũng không độc hại gì nếu ăn vừa phải. Người ăn nhiều cá hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.
Low fat diet is bad for health and dangerous to life
Pham H. Liem, MD
In early
September of 2014, on the Health section of The New York Times,
reporter Anahad O’Connor published an article with the title “A Call for a
Low-Carb Diet That Embraces Fat”.
http://www.nytimes.com/2014/09/02/health/low-carb-vs-low-fat-diet.html?_r=0
This article
marked an important change of direction among the media and the American public
at large in their view of nutrition from a fat avoidance to embracing more fat
in their diet. In it O’Connor seeks to inform his readers of new solid
scientific evidence indicating a diet low in carbohydrates and higher in fat
(except Trans-fat) can significantly decrease cardio-vascular disease risk and
promote weight loss by ridding the body of fatty tissue as demonstrated in the
results of the latest clinical study from Tulane University supported by a
grant from the National Institute of Health and published in the Annals
ofInternal Medicine. It was a well designed prospective control study which
clearly showed the Low-Carb More-Fat study group ended up with more weight loss
and better cholesterol levels than the Low-Fat Diet group, who consumed their
food according to the current guideline from the US Government and supported by
the American Heart Association. It is interesting to note that neither the
study group nor the control group had to limit their calorie intake, unlike
most other diet and nutrition studies before. These results indicate that the
low fat approach to diet in the USA during the past 30 years is not valid for
public health.
How did it
happen?
It has been
known since the 1950s that a high level of serum cholesterol is a major risk
factor for cardio-vascular disease, but where that cholesterol came from
remained uncertain. Cholesterol plays a vital role in cellular structure
and also in the chemical scaffold of the all important steroid hormones and the
production of vitamin D within the body. In the 1960s, medical research
discovered a few rare genetic diseases which raise the levels of blood lipids
(cholesterol, triglyceride etc…); however, in most patients with
cardio-vascular disease the cholesterol in their blood appeared to be related
to their dietary intake.
A contentious
academic battle exploded between medical scientists who believed that patients
with high blood lipid levels got those elevated levels from excessive
consumption of sugar and other carbohydrates and other colleagues who believed
that those lipids in the serum came from eating fatty food. Finally, in the
1970s, Dr. Ancel Keys from the Division of Medical Nutrition at the University
of Minnesota, presented his findings of the important Seven Nation (European
and American) Study which purportedly showed that consuming saturated animal
fat led to high serum cholesterol and cardiovascular disease. Other scientists
quickly supported Keys’ results, and the American Heart Association as well as
the US Government advised Americans to eat less fat, especially animal fat. The
food industry was encouraged to reduce the amount of fat in products before
they hit the supermarket shelves.
Tragic
consequence and paradoxes:
American
consumers have been bombarded with big catchy Low Fat and No Fat marketing
labels at the grocery stores. To replace the butter which Americans loved to
spread on their bread but now were told was unhealthful, food scientists came
up with a way to harden vegetable oil by hydrogenising the old liquid vegetable
fat with the Trans bond; the so called vegetable Trans-fat was born as vegetable
margarine which was marketed as a healthier alternative to butter. Vegetable
Trans-fat does not exist in nature and now has been shown to be a very
unhealthful fat for human consumption.
From the 1980s
until the present time, the US and other prosperous industrialized countries
have experienced an epidemic of obesity and Type 2 Diabetes. A significant
number of the adult population suffers from Metabolic Syndrome as a result of
insulin resistance at the tissue level-which causes adiposity, hyperlipidemia
(high cholesterol and triglyceride blood levels), high blood pressure and Type
2 Diabetes. During the last 7-8 years, medical researchers have been able to
pinpoint the cause of this epidemic: Americans have consumed excessive amounts
of carbohydrates to make up for the missing calories (and taste) from eating
less fat. Sugar, especially fructose, the sweetest sugar, is extremely
adipogenic, which causes fat infiltration in the liver and abdomen as well as
in skeletal muscles and leads to tissue insulin resistance (after tissue
insulin resistance occurs, glucose will become harmful as well). Furthermore,
fructose can decrease satiety which is a cause of overeating-which aggravates
obesity. American consumers have paid a high price with their health and their
lives for consuming those Low Fat and No Fat products presented to them as
healthful food choices. Meanwhile, their physicians continue to advise them
erroneously to avoid fat, particularly animal fat.
Several
paradoxes occurred during this long period of time which somehow were not
noticed by medical scientists and the US Government for any serious
consideration because the authorities still deeply believed in the Low Fat
doctrine.
1- The French paradox: French people revere their culinary standards for
taste and therefore refused to go Low Fat and continued cooking using butter to
serve beef, pork, poultry and sea food dishes on their dinner table. Yet, the
French rate of obesity, diabetes and cardio-vascular disease has remained lower
than their Western European and US counterparts. This paradox was credited to
the French higher consumption of red wine which contains resveratrol.
2- The anti-cholesterol drugs paradox: The FDA approved 6 groups of cholesterol (and
lipid) lowering drugs to be sold in the US- but only one group, the statins
have been shown in clinical use to help prevent cardio-vascular disease and its
complications and extend longevity of patients. All other groups failed to help
patients improve their outcomes although their blood lipid levels got lowered
with the drugs.
3- The diabetic complications paradox: Despite the worsening of the Type 2 Diabetes
epidemic (with potential for serious cardio-vascular complications) the rate
and mortality of heart attack and stroke have declined in the US for the last
15 years because American physicians have been diligent in prescribing
anti-hypertensive medications and statin drugs to their patients.
Thanks to the
study from Tulane University and O’Connor’s NY Times article,
we have realized that the above “paradoxes” were not paradoxical at all.
American medicine and the US government were simply wrong to have promoted the
fat depleted diet to its people. The 7 Nation Study of Professor Keys has
recently been scrutinized by other scientists and found to have many flaws in
methodology that led to erroneous conclusion about dietary fat and blood
cholesterol.
Eating little
fat causes deficiencies in fat soluble vitamins (A, D, K and E) with
detrimental effects on health.
Diet too low in
fat, particularly animal fat, has been linked to parenchymal brain hemorrhage
after age 45 in several studies involving American nurses (2001), Japanese men
(2003) and people living in India (2012). The Zen master Thich Nhat Hanh
suffered from brain hemorrhage recently; one wonders if his age and diet devoid
of animal fat could have been the risk factors as reported in the studies cited
above.
We should also
be aware that several types of cancer occur frequently in patients with very
low levels of serum cholesterol. To this day, however, medical science hasn’t
shown whether very low cholesterol is a risk factor for cancer-or if cancer
itself causes the level of cholesterol to drop.
Conclusion:
Americans still
follow the Low Fat dietary guideline promoted by their government with a goal
of fat amounting to 30% or less of the total daily calorie intake and therefore
consume too much sugar and starch (carbohydrates) with bad consequences to
their health. First Lady Michelle Obama promotes a policy in which public
school cafeterias serve only low sugar low fat food to the students which has
led to lunch that tastes so bland and unappetizing (like cardboard) that many
students have complained and even refused to eat their cafeteria food. Many
cardiologists still push for a “heart healthy” diet with only 10% of calories
coming from fat although such a diet will increase the risk of brain
hemorrhage. However the latest research, cited at the beginning of this
article, demonstrated that consuming a diet with fat accounting for 40% or more
of total calorie intake while eating fewer carbohydrates led to weight loss
with satiety and improved cardio-vascular risk parameters.
We should enjoy
eating our food rich in protein and fat-such as beef, pork, poultry, eggs and
seafood- without fear. We should also eat fewer carbohydrates and avoid
processed sugar - eating more fruits and vegetable instead. When shopping for
groceries, we should not buy those with Low Fat or No Fat on the labels and we
should absolutely stay away from vegetable Trans-fat which is the only type of
fat proved to be dangerous and unfit for human consumption.
The good fats
are mono-unsaturated fat and omega-3-fatty acid because they provide
anti-inflammation benefits and prevent cardio-vascular disease. Good fat can be
found in olive oil, canola oil, fish liver oil, avocados, duck fat, coconut
oil, peanut oil, egg yolks and many more foods….. Saturated fat from beef, pork
or poly-unsaturated fat from soy, corn, etc… is harmless if not over consumed. People
who eat lots of fish or poultry have lower risk of stroke, while those who
consume little fat end up with higher risk for bleeding in the brain, as
reported in scientific studies.
Pham H. Liem, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS
Subscribe to:
Posts (Atom)