Saturday, October 20, 2018

Biểu diễn ‘Vì người nghèo’: Chơi dại nhưng hiệu quả cao - Thiên Hạ Luận


Biểu diễn ‘Vì người nghèo’: Chơi dại nhưng hiệu quả cao
19/10/2018

Các tiết mục do Quốc hội, chính phủ, Thành ủy TP.HCM biểu diễn để tuyên truyền cho tấm lòng của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam với người nghèo rõ ràng là chơi… dại. Đáng chú ý là trò chơi tuy bất trí vì bất màng nhân tâm ấy đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý ngoài dự kiến, tốn kém không đáng kể nhưng hiệu quả rất cao…
***
Trung tuần tháng này, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh - Xã hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố kế hoạch hỗ trợ người nghèo bằng cách gửi tin nhắn với ba ký tự VNN vào số 1409.
Ban Tổ chức cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo” cho biết, sẽ rút từ tài khoản của những người gửi các tin nhắn như thế 20.000 đồng/tin nhắn để chuyển vào Quỹ Vì người nghèo…
Chưa rõ mức độ ủng hộ của công chúng đối với kế hoạch quyên góp vừa kể sẽ như thế nào. Đến giờ chỉ mới thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tích cực làm… gương.
Ngay sau khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội) đăng đàn kêu gọi “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” tham gia đóng góp cho người nghèo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các Bộ trưởng kéo nhau lên sân khấu, dàn thành một hàng ngang rồi cùng gửi tin nhắn góp tiền giúp người nghèo.
Có lẽ vì nội các không đông, hình ảnh hơn chục viên chức lãnh đạo chính phủ cùng gửi tin nhắn gây ấn tượng không đủ mạnh, nên Thành ủy TP.HCM đã huy động toàn bộ cán bộ, nhân viên của cơ quan này ra sân, xếp thành một khối, cùng nhắn tin, biểu diễn lại tấm lòng với người nghèo.
Đáng tiếc cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam là nỗ lực biểu thị sự quan tâm chân thành của họ với người nghèo không được công chúng… chứng! Hàng chục triệu người sử dụng mạng xã hội không những không khen mà còn… dè bỉu chẳng tiếc lời.
Ngay sau khi hệ thống truyền thông chính thức công bố những tin, ảnh về sự kiện cán bộ, viên chức hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương tại Việt Nam gửi tin nhắn để góp tiền ủng hộ người nghèo, rất nhiều facebooker lập tức phản hồi như Nguyen Dong Hung rằng, khoản tiền phải trả cho những SIM điện thoại mà cán bộ, viên chức sử dụng để gửi tin nhắn là tiền thuế do dân, trong đó có người nghèo đóng góp. Thành ra bản chất của việc gửi tin nhắn góp tiền ủng hộ người nghèo chẳng khác gì “lấy lông kẻ khác làm đẹp mặt ta”. Cũng với suy nghĩ tương tự, Mai Thanh nhắn lại với những cán bộ, viên chức đã tham gia biểu diễn gửi tin nhắn, đóng góp cho người nghèo: Chúng mày có gửi cả ngàn tin thì cũng là tiền thuế của dân nhá! Tởm!. Còn Nguyễn Khoa Phước không bình mà làm hai câu vè: Xếp hàng nhìn giống bọn điên. Nhắn tin ủng hộ từ tiền thuế dân.
Không chỉ trích, Văn Công Hùng khen chuyện “các đồng chí lãnh đạo kính mến” xếp hàng biểu diễn, gửi tin nhắn ủng hộ người nghèo bằng tiền lấy từ ngân sách là một “trò” cho thấy tác giả của nó thuộc loại... “phi thường”. Phạm Ngọc Tiến thì tuyên bố sẽ đãi bia hơi cho những người tham gia cuộc vận động gửi tin nhắn lấy tiền giúp đỡ người nghèo tại một quán bia có địa chỉ cụ thể, ngày giờ ở Hà Nội nhưng nhấn mạnh, không mời những người được “bao cấp” về phí điện thoại.
Đợt biểu diễn tấm lòng vì người nghèo của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam còn được công chúng mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác. Chẳng hạn Hanh Phuc tâm tình, đã định tham gia cuộc vận động gửi tin nhắn, góp tiền hỗ trợ người nghèo nhưng chợt nghĩ, chắc gì người nghèo nhận được phần trăm nào trong số tiền mình gửi. Thôi thì muốn giúp người nghèo, cứ gửi cho những nơi, những người mà mình tin là họ thật lòng vì người nghèo. Suy nghĩ giống hệt như vậy, Hoang Anh Dũng cho biết, trước kia, Dũng vẫn tham gia những cuộc vận động giúp đỡ người nghèo, chia sẻ những khó khăn của các giới chịu nhiều thua thiệt trong xã hội nhưng bây giờ thì “quên đi” vì “niềm tin ...không còn”. Dũng nói thêm, nhìn những tấm ảnh cán bộ, viên chức hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam biểu diễn tấm lòng vì người nghèo chỉ thấy buồn cười. “Thời buổi này những hình ảnh như thế không còn giá trị gì nữa đâu các bố ạ!”. Một số facebooker khác như Hung Le Van thì tính toán, cứ cho là có một triệu người ủng hộ cuộc vận động hỗ trợ người nghèo thì Ban Tổ chức cũng chỉ thu được 20 tỉ - khoản tiền thu được chỉ đủ xây… tam cấp của Nhà hát Thủ Thiêm. Thành ra đừng “bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng”!
Đợt biểu diễn tấm lòng vì người nghèo của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam lên đến cao trào khi Trương Châu Hữu Danh thử kiểm tra dữ liệu lưu trữ tại Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo Quốc gia và phát giác, tính đến hết ngày 19 tháng 10 chỉ có 7/106 Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM (tương đương 6%) – những cá nhân từng bỏ phiếu, minh định sự nhất trí 100% trong việc xây dựng Nhà hát Thủ Thiêm trị giá 1.508 tỉ - gửi tin nhắn, góp tiền hỗ trợ người nghèo. Dẫu hình ảnh cán bộ, nhân viên Thành ủy TP.HCM đổ ra sân, xếp thành khối, cùng biểu diễn màn gửi tin nhắn, góp tiền hỗ trợ người nghèo được giăng đầy trên hệ thống truyền thông chính thức vào ngày 15 tháng 10 nhưng đến 17 giờ 36 phút ngày 15 tháng 10, khi dư luận đã dậy lên thành bão vì “tưởng vậy mà không phải vậy”, thiên hạ mới nhìn thấy tin nhắn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Phó Bí thư Thành Ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM) gửi để góp tiền cho người nghèo trong kho dữ liệu lưu trữ.
***
Ý tưởng tổ chức cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam biểu diễn tấm lòng vì người nghèo rõ ràng là một sáng kiến tồi vì chẳng những không đem lại chút “son, phấn” nào cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam trang điểm lại dung mạo của mình, mà còn tạo thêm “tro, trấu” để công chúng “trây, trét” thêm khiến dung mạo ấy nhầy nhụa, bệ rạc hơn. Tuy thực tế là như vậy nhưng kết luận như vậy có thể bị cho là… thiếu thiện chí!
Nếu nhìn thực tế bằng thành tâm, thiện ý, ý tưởng vừa kể có chỗ tích cực.
Từ giữa thập niên 1940 đến nay, dẫu chưa bao giờ tổ chức trưng cầu dân ý, cho dù số lượng ủng hộ viên các ý kiến, nhận định bị xếp vào loại “thù địch, phản động” càng ngày càng đông nhưng giới lãnh đạo Đảng CSVN vẫn thường xuyên khẳng định, họ không buông bỏ độc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối ở Việt Nam là vì nhân dân tín nhiệm. Xét về tính chất, phản ứng của công chúng đối với đợt biểu diễn tấm lòng vì người nghèo của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chẳng khác gì một đợt trưng cầu dân ý ngoài dự kiến.
Chẳng rõ khi đám đông gồm toàn những người với những ý kiến kiểu như - TuanAnh Vu: Em không gây ra đói nghèo nên em không tham gia. Nên tìm những thằng, những con gây ra đói nghèo, bắt chúng nó chịu trách nhiệm với người nghèo. Hoặc Nguyễn Thúy Hạnh: Hành động thiết nhực nhất đối với người nghèo là các người bớt ăn cắp, bớt lãng phí, bớt tượng đài, nhà hát, bảo tàng, người nghèo chỉ cần thế thôi và thế là phúc lắm rồi. Hay Nguyen Thuy Tien, nếu các vị lãnh đạo thật lòng muốn dân không còn nghèo khổ thì có hai cách rất đơn giản, một – tất cả các vị từ chức, hai – nếu tự giác từ chức khó quá thì các vị đừng làm gì cả, ngồi im một chỗ đến cuối tháng lãnh lương. Chỉ cần các vị làm một trong hai, người ta tự khắc hết nghèo, hết khổ, chẳng ai cần các vị ủng hộ 20.000 đồng đâu. Trần Thái Hòa, chỉ cần các bộ trong chính phủ làm đúng chức năng, không tham nhũng, không ăn cướp, không tạo ra những”quả đấm thép”, không để thương lái ngoại quốc thao túng thị trường Việt Nam thì đó đã là… phúc cho dân. Chẳng cần các bộ phối hợp cùng hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đi xin cho người nghèo đâu!… - các thành viên của tổ chức chính trị duy nhất ở Việt Nam có thấy thẹn không? Có còn mạnh dạn khẳng định về sự “tài tình, sáng suốt”, dẫn dắt Việt Nam “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” nên luôn xứng đáng là “đội ngũ tiên phong” hay không?



Không Chửi Không Được - Fb. Ngô Trường An


KHÔNG CHỬI KHÔNG ĐƯỢC

Trong lúc thủ tướng năm nào cũng chạy ra nước ngoài ngửa tay vay mượn để rồi toàn dân phải gánh nợ dài dài.
Trong lúc nợ công tăng cao chót vót, nghe đâu mỗi người dân phải gánh trên 50 triệu.
Trong lúc mới 9 tháng đầu năm ngân sách đã thâm hụt hơn 38 ngàn tỷ.
Trong lúc bệnh viện quá tải, bệnh nhân phải nằm chen chúc cả ngoài hành lang.
Trong lúc trẻ em vùng cao phải đu dây qua sông đến trường, đường sá sình lầy, phố xá ngập nước.
Trong lúc nạn thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng, cử nhân – thạc sĩ chẳng có việc làm….
Thế mà chúng nó:
– Lãnh đạo TP HN đề xuất xây dựng tượng đài Điện Biên Phủ trên không, đề xuất đồng phục hóa cho gần 500 trụ sở xã/phường trong TP HN. (Có nghĩa là đập bỏ hết 500 trụ sở hiện tại, xây mới 500 cái khác, cùng kích cỡ, cùng kiểu dáng, cùng màu sơn).
– Lãnh đạo TPHCM thì đề xuất xây nhà hát giao hưởng, xây công viên, xây nhà sàn, ao cá mang tên boác hồ…
Bà tổ nội chúng nó! Chúng nó đổ hàng chục nghìn tỷ vào những dự án tào lao. Dự án mà người dân chẳng hưởng lợi được chút xíu nào, chẳng giải quyết việc làm lâu dài cho một lao động nào, và chẳng đem lại một chút hiệu quả kinh tế, y tế, giáo dục gì cả…..Đúng là một lũ lưu manh, chuyên nghĩ cách trình diễn bên ngoài để đánh lừa thiên hạ nhẹ dạ cả tin, giấu kín cái đói nghèo , dốt nát, thối nát, chỉ cốt bày trò thủ lợi, đục khoét phá hoại!
Nhiều người thường chỉ trích tôi: sao ông ưa chửi cộng sản thế? Vậy xin hỏi: các người có tai không? Có mắt không? Có lương tri không? Và các người có còn là con người đúng nghĩa không? Nếu, các người còn có đầy đủ các giác quan, có trái tim, khối óc thì đừng hỏi tôi câu đó.
Riêng tôi: không chửi, không được!


Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc


Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc
Đăng ngày 07/07/2017 Sửa đổi ngày 07/07/2017 16:01:26
Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam.
Mới nhất là sự kiện được tiết lộ hôm 06/07/2017, theo đó Hà Nội đã triển hạn giấy phép thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam, cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Trước đó là thông tin về việc Hà Nội cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền.
Theo trang mạng Mỹ The American Interest hôm qua, quả đúng là với hai động thái liên tiếp đó, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò « đối thủ hàng đầu » của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tác giả bài viết trên trang mạng Mỹ, thời điểm Việt Nam bật đèn xanh cho các hành động đó không có gì là ngẫu nhiên.
Việc Việt Nam triển hạn cho ONGC Videsh tiếp tục thăm dò lô 128 được quyết định ngay sau khi ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh kết thúc 4 ngày công du Ấn Độ, nơi ông đã thảo luận về an ninh và hợp tác kinh tế, với một đối tác vốn không ngần ngại tái khẳng định rằng mọi nước cần phải bảo vệ quyền « tự do hàng hải và pháp luật quốc tế » ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của Reuters, chống lại tham vọng của Trung Quốc muốn khống chế toàn bộ Biển Đông là điều được Hà Nội và New Delhi chia sẻ, và trong một vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng cường giúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng, cung cấp tầu tuần tra, huấn luyện phi công và thủy thủ tàu ngầm, cho Việt Nam tiếp cận thông tin vệ tinh để giám sát vùng biển của mình.
Chính trong chiều hướng kháng lại Trung Quốc đó, mà Việt Nam và nhất là Ấn Độ, đã tiếp tục hợp tác thăm dò lô 128, dù nơi đó được cho là sẽ không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.
Lý do tiếp tục hợp tác là « chiến lược », như một quan chức Ấn Độ từng xác nhận với Reuters. Có thể hiểu chiến lược là duy trì sự hiện diện cụ thể tại một nơi mà Trung Quốc đòi chủ quyền, mặc nhiên chọc thủng đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Ý nghĩa chiến lược « cắt đứt đường lưỡi bò » cũng có thể được thấy qua việc Việt Nam bật đèn xanh cho liên doanh Talisman Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 mà Trung Quốc từng nhận là của họ và giao quyền khai thác cho hãng Brightoil ở Hồng Kông.
Những động thái được cho là bạo dạn của Việt Nam chống lại Trung Quốc trên Biển Đông cũng đã được giới quan sát lồng vào trong bối cảnh tân chính quyền Mỹ của ông Donald Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra « bảo vệ quyền tự do hàng hải » trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.
Song song với các sự kiện đó, hai chiến hạm Mỹ cũng đã cập cảng Cam Ranh từ hôm qua, bắt đầu các hoạt động diễn tập với Hải Quân Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của sự kiện này chính là địa điểm diễn tập là Cam Ranh.
Đây là hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng ý nghĩa chống Trung Quốc được nêu bật vì diễn ra chỉ vài ngày sau khi một tàu chiến của Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.
Cho đến gần đây, Trung Quốc đã gần như được tự do tung hoành ở Biển Đông. Với việc Việt Nam hành động mạnh mẽ hơn chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và các cường quốc lớn như Hoa Kỳ Ấn Độ, Nhật Bản, can dự nhiều hơn, câu hỏi mà tờ The American Interest đặt ra là liệu cục diện có sẽ thay đổi được hay không?



'Cam Ranh là khắc tinh của đường lưỡi bò'


'Cam Ranh là khắc tinh của đường lưỡi bò'
07:52 11/04/2013
 “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.
Trung Quốc từng muốn thuê Cam Ranh
Trong bài viết mới đây trên nhật báo Sankei Express của Nhật Bản, chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi đã thẳng thắn vạch ra âm mưu đen tối của Bắc Kinh khi đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) bao trùm tới 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, để tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.
“Cái 'lưỡi bò' tham lam ấy muốn liếm sạch tài nguyên biển đi kèm với những tuyên bố chủ quyền đối với nhiều quần đảo trên Biển Đông. Đây rõ ràng là hiện tượng bất bình thường và là hành động trái với lẽ thường bởi không có bất kỳ nước nào chấp nhận hành động này của Bắc Kinh”, chuyên gia Hiroyuki Noguchi viết, “Đáng chú ý là nếu dùng một cái que xiên lưỡi bò này từ đông sang tây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Trung Quốc đang có ý đồ nhòm ngó hai quân cảng quan trọng là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines”.
Thực tế là từ giữa những năm 1980 đến nửa đầu những năm 1990, Trung Quốc cũng nhiều lần ngỏ ý muốn thuê vịnh Cam Ranh, thậm chí còn hăm dọa Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối đề nghị này và tiếp tục cho Liên Xô và sau đó là hạm đội Thái Bình Dương của Nga thuê.
Sự thèm khát của Hải quân Mỹ
Hơn ai hết, người Mỹ rất hiểu sự “đắc địa” của vịnh và quân cảng Cam Ranhbởi trong chiến tranh, họ đã từng đóng quân ở đó và Washington cũng đã rất tích cực “làm lành” với Việt Nam để được trở lại Cam Ranh sớm nhất.  
Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam. Năm 2003, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ và tàu hải quân Mỹ ghé hải cảng Việt Nam. Năm 2005, Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ. Năm 2006, tại cuộc Hội đàm cấp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Việt, hai nước quyết định cử sĩ quan Việt Nam sang học tập tại Mỹ.
Năm 2007, Mỹ sửa đổi quy chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không gây sát thương cho Việt Nam như radar tuần duyên và máy bay tuần tra trên không. Năm 2009, hai bên đạt thoả thuận sửa chữa tàu chiến của Hải quân Mỹ. Năm 2010, tàu sân bay của Mỹ ghé thăm một hải cảng của Việt Nam và sĩ quan quân đội Việt Nam lên thăm tàu. Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và một tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Cam Ranh… Có thể nói, Cam Ranh đã góp phần cải thiện quan hệ Việt – Mỹ nhanh một cách đáng kinh ngạc.
Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp Việt - Mỹ trước các tướng lĩnh trên tàu hậu cần của Hải quân Mỹ khi đó đang neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Tuyên bố trên của ông Panetta là nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam tuyên bố chính thức mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự như tàu sân bay và tàu ngầm nước ngoài neo đậu. Năm 2012, Việt Nam cũng cho biết sẽ chấp nhận để tàu chiến Nga neo đậu ở Cam Ranh. Một khi cả Nga và Mỹ đều sửa chữa và tiếp vận ở vịnh Cam Ranh thì hiệu quả kiềm chế Trung Quốc là rất lớn.
Cam Ranh và Subic – 2 cánh kéo trên Biển Đông
Theo “gợi ý” của ông Hiroyuki Noguchi, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò.
Vịnh Subic từng là căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ ở châu Á. Năm 1991, Philippines đã quyết định đóng cửa vịnh Subic và nhân cơ hội này, năm 1995, Trung Quốc bắt đầu tăng cường chiến lược bành trướng hải dương với việc cho xây dựng cơ sở quân sự trên đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
Giật mình trước động thái này của Bắc Kinh, Philippines đã nối lại các cuộc tập trận chung quy mô lớn với Mỹ và hoàn toàn ngả theo Mỹ. Trong năm 2011, Mỹ đã đồng ý viện trợ tăng cường trang bị cho quân đội Philippines. Chính vì thế, Bộ Quốc phòng Philippines đang tỏ ý muốn mời Mỹ nối lại hoạt động của Subic với tư cách một căn cứ quân sự. Manila cũng đang nhất trí với phương án sử dụng vịnh Subic làm nơi neo đậu, tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu của Hải quân Mỹ.
Năm 2010, Việt Nam và Philippines đã ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2012, Philippines đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo sự bành trướng trên biển của Trung Quốc khi yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ những căn cứ pháp lý và mốc giới cụ thể của “đường lưỡi bò” đồng thời yêu cầu nước này phải “giải quyết một cách hoà bình” tranh chấp chủ quyền trong khu vực.
“Khi cả Hà Nội và Manila cùng tăng cường thế trận “chung chiến hào” để phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ phải tính chuyện sử dụng sao cho hiệu quả nhất cả hai quân cảng Cam Ranh và Subic trong thế trận này”, ông Hiroyuki Noguchi kết luận.
Theo Infonet


TQ muốn đưa mặt trăng giả vào không gian?


TQ muốn đưa mặt trăng giả vào không gian?
·         20 tháng 10 2018
Một công ty Trung Quốc vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng đưa một "mặt trăng giả" vào không gian để thắp sáng bầu trời đêm.
Theo tờ Nhật báo Nhân dân, giới chức tại một viện hàng không vũ trụ tư nhân ở thành phố Thành Đô muốn đưa "vệ tinh chiếu sáng" này vào quỹ đạo vào năm 2020, và nói vệ tinh này sẽ đủ sáng để thay thế đèn đường.
Ý tưởng như-tiểu-thuyết đã châm ngòi cho sự tò mò cũng như hoài nghi của các nhà khoa học, với rất nhiều câu hỏi và sự chế nhạo.
Hiện vẫn có rất ít thông tin được công bố về dự án - một điều có phần mâu thuẫn.
Tờ Nhân dân Nhật báo lần đầu tiên viết về dự án này, trích dẫn bình luận tại một hội nghị đổi mới của Wu Chunfeng, Chủ tịch Viện nghiên cứu hệ thống vi điện tử Viện vũ trụ Thành Đô.
Ông Wu cho biết ý tưởng này đã được thử nghiệm trong vài năm qua và công nghệ hiện tại đã sẵn sàng để biến nó thành hiện thực và dự kiến tiến hành vào 2020.
Tờ Nhật Báo trích lời ông Wu nói rằng ba "tấm gương khổng lồ" có thể được đưa vào không gian vào năm 2022.
Hiện cũng không rõ liệu dự án này có nhận được bất kì sự ủng hộ tài trợ chính thức nào.
Mặt trăng giả?
Mặt trăng nhân tạo sẽ hoạt động như một tấm gương, phản chiếu ánh sáng mặt trời quay trở lại Trái Đất, theo tờ Nhật báo Nhân dân.
Nó sẽ bay trong quỹ đạo cách Trái đất 500km - gần bằng chiều cao của Trạm vũ trụ quốc tế. Trong khi đó quỹ đạo của Mặt trăng thật thì cách Trái đất khoảng 380.000km.
Các báo cáo không đưa ra chi tiết mặt trăng giả sẽ trông như thế nào, nhưng ông Wu nói nó sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời cho một khu vực từ 10km đến 80km với độ sáng gấp "tám lần" của Mặt trăng thật.
Theo ông Wu, cả độ chính xác và cường độ của ánh sáng sẽ được kiểm soát.
Nhưng để làm gì?
Để tiết kiệm tiền.
Nghe có vẻ vô lý nhưng các quan chức hàng không vũ trụ Thành Đô nói rằng đặt một mặt trăng giả trong không gian thực sự sẽ rẻ hơn là kinh phí làm đèn đường.
Tờ Nhật báo Nhân dân trích lời ông Wu rằng chiếu sáng một khu vực có diện tích 50km2 có thể tiết kiệm tới 1,2 tỷ NDT (173 triệu USD), bằng một năm tiền điện.
Và nó cũng có thể "chiếu sáng các khu vực bị mất điện" trong một thảm họa tự nhiên như động đất.
"Hãy nghĩ về điều này như một kiểu đầu tư," Tiến sĩ Matteo Ceriotti, một giảng viên về Kỹ thuật Hệ thống Không gian tại Đại học Glasgow, nói với BBC.
"Điện vào ban đêm rất tốn kém, vì vậy nếu bạn có thể chiếu sáng miễn phí lên đến 15 năm, thì nó tốt hơn cho kinh tế về lâu dài."
Nhưng liệu có khả thi?
Theo tiến sĩ Ceriotti, theo lý thuyết khoa học, thì mặt trăng nhân tạo hoàn toàn khả thi.
Nhưng để làm được điều này, mặt trăng giả sẽ phải luôn ở trong quỹ đạo ngay trên Thành Đô - một khu vực tương đối nhỏ bé khi bạn nhìn Trái đất từ vũ trụ.

Điều đó có nghĩa là nó cần phải nằm trong quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất khoảng 37.000km.
Tiến sĩ Ceriotti cho biết: "Vấn đề duy nhất là ở khoảng cách đó bạn cần hướng vệ tinh chính xác đến cực kỳ chính xác.
"Nếu bạn muốn thắp sáng một khu vực khoảng 10km, chỉ cần bạn chiếu chệch gốc 1/100 độ thì nó đã chiếu sáng vào một nơi hoàn toàn khác."
Và để có thể chiếu sáng từ khoảng cách đó, thì gương sẽ phải thật sự khổng lồ.
Điều này có tác động gì đến môi trường?
Kang Weimin, giám đốc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, nói với tờ Nhân dân hàng ngày rằng ánh sáng của vệ tinh sẽ tương tự như "ánh sáng hoàng hôn" và "không ảnh hưởng đến thói quen của động vật".
Nhưng người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc có vài mối quan tâm.
Một số người nói rằng nó chắc chắn sẽ gây nhầm lẫn cho động vật ăn đêm, trong khi những người khác nói rằng nhiều thành phố ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm ánh sáng.
"Mặt trăng sẽ làm tăng đáng kể độ sáng ban đêm của một thành phố vốn đã bị ô nhiễm ánh sáng, tạo ra vấn đề cho cư dân Thành Đô, những người không thể sàng lọc ánh sáng không mong muốn," John Barentine, Giám đốc Chính sách Công tại Hiệp hội Bầu trời Đêm Quốc tế nói với Forbes.
Tiến sĩ Ceriotti nói với BBC rằng nếu ánh sáng quá mạnh "nó sẽ phá vỡ chu kỳ ban đêm của thiên nhiên và điều này có thể ảnh hưởng đến động vật".
"Nhưng ngược lại nếu ánh sáng quá mờ nhạt thì câu hỏi là, thế thì tạo ra nó để làm gì?"

Thực ra đây cũng không phải là tấm gương phản chiếu ánh sáng đầu tiên được dự kiến đem ra thử nghiệm.
Năm 1993, các nhà khoa học Nga đã gửi đi một tấm gương phản chiếu rộng 20m từ một con tàu bay đến Trạm Không gian Mir, quay quanh quỹ đạo từ 200km đến 420km.
Znamya 2 nhanh chóng chiếu sáng một điểm cách Trái đất với đường kính 5km.
Ánh sáng chiếu rọi qua châu Âu với tốc độ 8km/h, trước khi vệ tinh bị đốt cháy trên đường quay lại bầu khí quyển.
Nỗ lực xây dựng một mô hình Znamya lớn hơn thất bại vào cuối những năm 1990.
Trưởng ban biên tập viên khoa học của BBC vào thời điểm đó nói rằng "rất có ít khả năng Trái đất sẽ có được một chiếu gương không gian phản chiếu ánh sáng trong tương lai gần".



150 công ty TQ đang bán công khai hóa chất khiến con người phát điên, ăn thịt đồng loại


150 công ty TQ đang bán công khai hóa chất khiến con người phát điên, ăn thịt đồng loại
Hải Võ | 09/10/2016
Các chất độc khiến con người rơi vào trạng thái điên cuồng và có thể mất mạng chỉ trong vài phút đang được nhiều công ty Trung Quốc sản xuất công khai.
Khi hãng AP (Mỹ) khui ra vụ carfentanil, chất độc gấp 10.000 morphine, được bí mật tuồn từ Trung Quốc đi khắp thế giới với giá rẻ mạt, dư luận mới chú ý đến thực tế rằng không chỉ carfentanil, hàng loạt hóa chất cấm nguy hiểm khác cũng dễ dàng được mua số lượng lớn từ Trung Quốc như... mua rau.

Báo New York Times hồi tháng 6 đưa tin, hơn 150 công ty Trung Quốc đang bán alpha-PVP, hay được gọi là flakka, một chất kích thích tổng hợp có tác dụng khủng khiếp hơn cả ma túy đá, với khả năng biến con người thành những "cái xác biết đi".
Flakka là một trong những loại ma túy tổng hợp đáng sợ nhất ở Mỹ. Nó gây ảnh hưởng cực mạnh đến thần kinh. Chỉ cần 6 hạt của loại ma túy này (mỗi hạt kích thước cỡ bằng hạt muối tắm) cũng có thể gây ảo giác nguy hiểm cho người dùng, thậm chí khiến họ mất mạng sau 10 phút.
Những người dùng loại chất này có thể lăn ra đất giãy giụa, cào cấu liên hồi; khỏa thân chạy khắp phố và gây ra những chuyện kinh dị nhất. Tháng 8 vừa qua, tại Florida (Mỹ), do "phê" flakka, một thanh niên đã đâm chết hai vợ chồng lớn tuổi và sau đó cắn xé điên cuồng khuôn mặt họ để... ăn. 
Điều đáng sợ là loại chất này được nhiều công ty Trung Quốc bán ra với số lượng lớn, mà người sử dụng ở Úc và nhiều nước khác thậm chí có thể đặt mua online, và thuốc được chuyển đến cho họ qua đường bưu điện.
Tờ Miami Herald hôm 26/9 cho hay, tỉ lệ lớn chất cấm lưu hành "ngầm" ở Mỹ được tuồn vào nước này thông qua "Đường ống Trung Quốc". Các nhà thầu Trung Quốc bán tràn lan trên mạng Internet cho các đại lý ở Mỹ dưới dạng "hóa chất phục vụ nghiên cứu".
Và hậu quả nghiệt ngã mà người Mỹ đang nhìn thấy là sự gia tăng số người nghiện, các vụ cấp cứu và tử vong liên quan đến những loại ma túy tổng hợp mới như flakka hay loại chất ít được biết đến, nhưng khả năng làm chết người còn khủng khiếp hơn: fentanyl.
Fentanyl, mạnh hơn heroin 50 lần, chính là một "người họ hàng" của carfentanil, thủ phạm từng khiến 120 người thiệt mạng trong vụ giải cứu con tin trong một nhà hát ở Nga hồi năm 2002.
Tại Broward, hạt lớn ở bang Flordia, bệnh viện chính của họ từng ghi nhận tới 20 ca cấp cứu trong một ngày liên quan đến flakka, trong khi 18% tỉ lệ tử vong ở đây được xác định là do flakka.
Còn fentanyl đã giết chết hoặc là nguyên nhân cái chết của ít nhất 53 người tại Miami-Dade và 30 trường hợp tại Broward trong vòng 1 năm, theo Miami Hearald.
"Đó là một loại vũ khí", Andrew Weber - cựu trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ về chương trình quốc phòng hạt nhân, hóa học và sinh học từ 2009 đến 2014 - nói về fentanyl và carfentanil. "Các công ty không nên tùy tiện gửi chất này cho bất cứ ai".
Theo Cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA), đại bộ phận ma túy tổng hợp tiêu thụ ở Mỹ hiện nay đến từ Trung Quốc bất kể bằng con đường trực tiếp hay thông qua biên giới Mexico. DEA cho hay, 90% lượng ma túy đá bán ở Mỹ được sản xuất trong các "công xưởng" tại quốc gia châu Á này.
Jim Hall, một nhà dịch tễ học ở Đại học Nova Southeastern, Mỹ, từng trải qua thời gian nghiện ma túy, nói với tờ Washington Post: "Bạn sẽ thấy những trang web [Trung Quốc] thiết kế tinh xảo với hình ảnh mọi người mặc áo blouse trắng.
Họ nói rằng họ có sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Thậm chí họ còn bán flakka xanh và đỏ để nhận diện thương hiệu riêng".
"Nếu hàng của bạn bị bắt, một số công ty [Trung Quốc] còn sẵn sàng 'bảo hành' cho bạn bằng một kiện hàng mới," Hall nói.
Trung Quốc cố tình không ra tay "hết sức"?
Các chất kích thích bị Mỹ cấm sử dụng như alpha-PVP được bán trên mạng từ Trung Quốc với giá 1.500 USD và "đội giá" lên 50.000 USD khi bán trên các đường phố Mỹ.
Theo NYT, ở một quốc gia kiểm duyệt nội dung trên Internet gắt gao như Trung Quốc, việc các "chợ bán chất kích thích" hoạt động tràn lan là minh chứng cho cáo buộc của các tổ chức chấp pháp quốc tế rằng Bắc Kinh đang chần chừ trong nỗ lực ngăn chặn thực trạng nước này trở thành "tay chơi lớn nhất" trong chuỗi cung cứng ma túy tổng hợp của thế giới.
Trung Quốc đáp lại áp lực từ quốc tế bằng một vài vụ bắt bớ rầm rộ. Tính đến tháng 4/2016, hơn 133.000 người cùng 43 tấn ma túy bất hợp pháp đã bị bắt trong chiến dịch thanh lọc kéo dài 5 tháng.
Nhưng các chuyên gia nói rằng hành động của chính phủ Trung Quốc không hề có hiệu quả ngăn chặn những kẻ "đầu sỏ" buôn bán chất cấm.
"Trung Quốc muốn mọi người tin rằng họ quản lý được mọi thứ," một quan chức Liên hợp quốc giấu tên nói với NYT. "Nhưng xét cho cùng thì họ có một ngành hóa chất khổng lồ và nhà nước không có khả năng giám sát hay kiểm soát nó."

theo Trí Thức Trẻ


7 hải cảng hàng đầu thế giới của Trung Cộng đang chờ chết


7 hải cảng hàng đầu thế giới của Trung Cộng đang chờ chết
(Nguồn: VietBF) 
rong top 10 hải cảng lớn nhất thế giới, có tới 7 hải càng của Trung Cộng đang đi xuống thậm tệ bởi đòn trừng phạt từ Mỹ. Đã từ lâu Mỹ và EU đã không phải là nơi sản xuất chính của thế giới. Dựa vào nhân công giá rẻ và hy sinh môi trường, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất số 1. Mặc dầu có may mắn như vậy, nhưng khi có tiền, Trung Quốc thực hiện mộng bá chủ thế giới của mình. Điều này đã khiến Mỹ quyết định ra tay chống lại.
Mười hải càng lớn nhất thế giới, (đơn vị triệu container). 7 hải cảng lớn của Trung Cộng đang chờ chết:
Thượng Hải
Thanh Đảo (Qing dao)
Thiên Tân
Hồng Kông
Quảng Châu
Thẩm Quyến (Senzhen)
Ninh Ba (Ningbo)
Bị ngấm đòn thương mại, các hải cảng Trung Cộng đang có nguy cơ đóng cửa và phá sản trong thời gian tới.
Từ Trung Quốc, chuyên gia Xu Yumiao cho rằng Trung Quốc nên học theo châu Âu, Nhật Bản để đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và chấp nhận từ bỏ niềm kiêu hãnh để chiến tranh thương mại kết thúc trong êm đẹp. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), nội bộ Trung Quốc đang có những mâu thuẫn trong bối cảnh Bắc Kinh bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh thương mại với Washington.
Dường như chiến thuật cứng rắn đã không đem lại tác dụng, và đó là lý do Bắc Kinh cần phải thay đổi, theo chuyên gia Trung Quốc Xu Yimiao.
Đối đầu thương mại trực tiếp với Mỹ không phải là con đường để Trung Quốc giành chiến thắng, ông Xu nhận định. Đó là bởi Mỹ những năm qua bị thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đến mức kỷ lục, nên Washington hoàn toàn có thể áp thuế với 500 tỷ USD hàng hóa nhập vào Mỹ. Ngược lại số hàng hóa Mỹ để Trung Quốc có thể áp thuế nhỏ hơn nhiều.
Chiến lược liên minh với châu Âu hay các quốc gia khác để cô lập Mỹ cũng không có tác dụng, ông Xu nói. Cuối tháng trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker có chuyến thăm đến Washington.
Mỹ và EU sau đó đạt được thỏa thuận thương mại về việc EU mua thêm hàng hóa Mỹ và Mỹ ngừng kế hoạch tăng thuế nhằm vào châu Âu. Như vậy, châu Âu hoàn toàn không có lý do để ngả về Trung Quốc, đối đầu thương mại với Mỹ, ông Xu nhận định.
Các nhà quan sát Trung Quốc ngay lập tức cảm thấy lo ngại bởi hiện tại chỉ còn duy nhất Trung Quốc đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Tháng trước, EU và Nhật Bản đánh dấu bước tiến với chính quyền Trump.
Mexico cũng tự tin sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận với Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nhắc đến khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia duy nhất không đạt được bước tiến nào với Mỹ.
Trên khắp châu Âu, từ Berlin cho đến London đều đang siết chặt đầu tư từ Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia. Đây được coi là động thái nối tiếp luật quốc phòng NDAA mới được quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu tháng này.
Chính điều này đã khiến nội bộ Trung Quốc tranh cãi nảy lửa về việc tiếp tục đối đầu hay hòa hoãn với Mỹ. Những người chủ trương hòa hoãn cho rằng, Trung Quốc thành công như ngày nay chính là bởi chính sách kinh tế toàn cầu mà Mỹ và các đồng minh lập nên.
Theo ông Xu, việc Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Washington trong thời gian qua là vì Trung Quốc đã đánh giá quá thấp Mỹ. Cho đến bây giờ, giới tinh hoa ở Bắc Kinh dường như đã hiểu rõ tình hình trở nên nghiêm trọng ra sao, và bắt đầu có những đề xuất thay đổi.