Saturday, August 1, 2020

Video: “Mùa Hè Yêu Thương” tại Chicago


Video: “Mùa Hè Yêu Thương” tại Chicago


Video: Biểu Tình “Ôn Hòa” tại Chicago


Video: Biểu Tình “Ôn Hòa” tại Chicago  


Bác Sĩ...Ngụy


Bác Sĩ...Ngụy

Có những câu nói sẽ thay đổi theo từng ngữ cảnh, theo từng thời gian và thậm chí còn đi ngược lại ý nghĩa ban đầu, chẳng hạn như chữ “ngụy”. Khi “bên thắng cuộc” vào Miền Nam năm 1975, người Sài Gòn thường nhíu mày, khó chịu khi nghe đến chữ “ngụy”.

Ấy thế mà 45 năm sau, đôi khi lập lại cũng từ ngữ đó người ta lại cảm thấy “ngụy” không còn là cách nói miệt thị, không phải cứ “ngụy” là xấu mà trái lại nó tượng trưng cho điều gì đó tốt đẹp. Bằng chứng cụ thể, ngày nay có nhiều người ca ngợi… Bác sĩ Ngụy!

Chỉ mới đây thôi, một cuộc giải phẫu tách rời hai trẻ sơ sinh dính liền nhau từ trong bụng mẹ đã được dư luận, kể cả lề trái lẫn lề phải, bàn tán xôn xao. Có đến gần 100 y bác sĩ tham gia cuộc mổ mà trong đó người đứng đầu ê-kíp lại là một bác sĩ tuổi đã ngoài 70, được đào tạo từ thời còn “mồ ma” VNCH!

Cũng vị bác sĩ quân y này năm 1988 đã là "nhạc trưởng" vì ông giữ vai trò phẫu thuật viên chính ca mổ tách cặp song sinh dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức với sự hỗ trợ thiết bị của Nhật Bản. Sự thành công của ông vang danh thế giới và được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness Thế giới năm 1991.

Hơn 30 năm sau ông lại là một trong 9 bác sĩ ngoại viện chủ chốt, tham vấn cho kíp mổ tách rời hai cháu Trúc Nhi – Diệu Nhi, lúc này ông đã ở vào tuổi 79. Đó là Bác sĩ Trần Đông A, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn theo diện tình nguyện nhập ngũ để sẽ phục vụ ngành quân y trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Sau khi ra trường, ông phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù, từng tham gia Trận Làng Vây và Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh với tư cách là một Bác sĩ Quân y. Ông được khen thưởng nhiều huy chương trong đó có anh dũng bội tinh, kể cả một huân chương của Sư đoàn Không kỵ Hoa Kỳ.

BS Đông A đã  từng được gửi đi tu nghiệp phẫu thuật tại Texas, Hoa Kỳ. Năm 1975, ông là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực VNCH, với cấp bậc Thiếu tá. Sau 2 năm học tập cải tạo tại Suối Máu, ông được phân công về công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

VNCH đào tạo sĩ quan quân y ra sao? 

Trong bài viết “Khóa 21 Sinh viên Sĩ quan Quân y Hiện dịch” của Bạch Thế Thức & Phạm Anh Dũng chúng ta được biết nhiều thông tin về việc huấn luyện “bác sĩ khoác áo lính” trong quân lực VNCH:

“Đa số họ gia nhập Quân y khi còn là sinh viên y khoa năm thứ 1 hay thứ 2. Học qua hết học trình Y Khoa, các năm thứ 3, năm thứ 4, năm thứ 5 và năm thứ 6. Sau khi ra trường, chúng tôi có một thời gian ngắn học Hành Chánh ở trường Quân Y và thêm về Cấp cứu Hồi sinh ở Tổng Y Viện Cộng Hòa rồi cuối cùng ra đơn vị… Thời gian khi là sinh viên quân y của chúng tôi ít nhất là 5 năm hay 6 năm hoặc có vài trường hợp 7, 8 năm nếu là những người học lớp trước bị ở lại…”

Trường Quân Y là một trong ba trường “sĩ quan hiện dịch” của Quân Lực VNCH, các trường kia là Võ bị Quốc gia Đà Lạt và trường Chiến tranh Chính trị. Những trường Sĩ quan Hải quân và Sĩ quan Không Quân đào tạo “sĩ quan trừ bị”, giống như trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.

Tân sinh viên Quân y ngoài việc “huấn nhục” thể xác và tinh thần, họ vẫn còn thêm sự lo lắng như những sinh viên Y Nha Dược ngoài dân sự, vẫn phải đi học, vẫn phải “gạo” bài. Nếu không thi đỗ thì bị ở lại lớp hay "ra trường sớm" tức là bị loại khỏi trường nếu thi trượt hai lần.

Trong sáu tuần lễ huấn nhục, ngày nào cũng vậy, sáng dậy sớm tập thể dục một giờ rồi mới đi đến trường Y Khoa học và buổi chiều về lại học thêm môn cơ bản thao diễn. Buổi tối lại còn có những lớp "đặc biệt", xếp hàng học căn bản quân sự. Có nghĩa là học bù đầu, từ sáng sớm cho đến tối.

Suốt cuộc đời sinh viên quân y, ngoại trừ lúc có lý do như ốm đau, đi nghỉ phép... mỗi sáng Thứ Hai phải mặc quân phục, đeo khăn đỏ, đi sớm vào trường Quân Y để làm lễ chào cờ hàng tuần và nhận chỉ thị. Quên lễ chào cờ sẽ bị phạt trọng cấm.

Riêng việc huấn luyện quân sự, vào mùa hè sinh viên phải đi đến các trường huấn luyện, mỗi kỳ kéo dài 6 tuần lễCó khóa được gửi về Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt nhưng cũng có khóa đến Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và Trung tâm Huấn luyện Quang Trung.

Trong thời gian “học tập cải tạo” tôi đã có dịp tiếp xúc và sinh hoạt với nhiều “bác sĩ ngụy”. Chúng tôi được đưa đến Trảng Lớn, Tây Ninh, trại cải tạo mang bí số L1T5, hòm thơ 7590. Nơi đây đã nảy sinh nột thứ tình bạn “chân chính” giữa những người cùng cảnh ngộ trong thời “điêu linh”.

Cũng là điều may mắn khi bạn “ăn cùng thau cơm” với những bác sĩ quân y. Thật tình trước khi vào đây họ chỉ là những người mà công việc thường ngày là thuốc men nhưng vẫn bị coi là “có nợ máu với nhân dân”. Họ chỉ biết “truyền máu” chứ làm sao có thể “hút máu” người bệnh?

Bác sĩ Lâm thường được anh em gọi là “Lâm Bột” chỉ vì anh trắng như bột trong vóc dáng thư sinh. Bs Như là “một cây văn nghệ” thường giúp vui anh em bằng những bản “nhạc vàng” trong những buổi tối vắng bóng quản giáo, vệ binh. Anh tên Như nhưng lại có biệt danh là “Nhôn Lừ”, một cái tên xuất phát từ lối nói lái!

Bác sĩ Sơn là dân trường Tây nên thỉnh thoảng vẫn xưng “toa, moa” với bạn bè. Anh có dáng người to con nhưng lúc nào cũng hòa nhã trong giao tế. Chúng tôi còn có “Tý Điệu” đặt tên theo truyện tranh “Xì Trum” (Schtroumpf) của Pháp. Bác sĩ “Tý Điệu” là người nhỏ tuổi nhất trong nhóm nhưng lại có tài “xủi” (khắc) những thanh nhôm săn nhặt được ở phi trường L19 bỏ hoang trong căn cứ.

Người lớn tuổi nhất là trong nhóm là Đại úy Quân y, Bác sĩ Phạm Kỳ Nam, trước khi “tan hàng” anh phục vụ tại Quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Nam thuộc tuýp người “ăn to, nói lớn” lại còn có tác phong “lãnh đạo” nên trong những buổi lao động anh đứng ra điều khiển cả nhóm.

Anh cũng có máu “tiếu lâm” nên thường kể cho anh em nghe những chuyện vui để quên ngày tháng “các chậu, chim lồng”. Cũng có những lúc buồn cho tương lai của mình anh lại than thở: “Không biết mai này sẽ ra sao… chẳng lẽ lại cưới một cô bộ đội cái, đít to như cái lu?”.

Đại úy Nam là người được ra trại sớm nhất trong bọn tôi sau hơn 2 năm ở trong trại. Anh được về Nông trường Phú Mỹ, Củ Chi, rồi sau chuyển về Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, trước đây là Bệnh viện Sùng Chính ở quận 5. Cuộc đời của anh thăng tiến trong ngành y cũng chẳng kém gì Bác sĩ Trần Đông A, có khác chăng là ở lý tưởng chính trị.

Bác sĩ Đông A sau này dấn thân vào chính trị, con cưng của nhà nước, được chính phủ tặng Huân chương Lao động và danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. Ông còn là đại biểu Quốc hội khóa XI và XII, đại diện cho Thành phố Hồ Chí Minh. Lại còn nghe đồn ông là… đảng viên!

Trong khi đó, Bác sĩ Nam chỉ hoạt động thuần túy trong lãnh vực y tế nhưng cũng đã thành công trên lãnh vực tình cảm với việc kết hôn với ca sĩ Phương Hồng Quế, “TV chi bảo”, vì cô thường xuất hiện trên đài truyền hình trước năm 1975 với những bản nhạc ca tụng chiến sĩ VNCH.

Cặp “bác sĩ – nghệ sĩ” có với nhau 2 đứa con, một trai một gái, nay cả hai cháu đã đều thành đạt. Chỉ tiếc một điều “Nam Già” (còn được gọi là “Nam Đầu Bạc”) đã bỏ lại sau lưng tất cả để về cõi vĩnh hằng năm 2012.

Với chủ đề “Bác sĩ Ngụy”, chúng tôi qua bài viết này muốn vẽ lại bức tranh của các bác sĩ đã được đào tạo từ thời VNCH. Bức tranh có những nét chấm phá, chỗ sáng – chỗ tối, khi đậm khi lạt, kể cả lúc đúng lúc sai.

Phần nhận xét và phê bình còn tùy thuộc vào chính kiến của người đọc.

Nguyễn Ngọc Chính


Buổi Điều Trần của Bốn Ông Lớn


Buổi Điều Trần của Bốn Ông Lớn
4 ông lớn công nghệ điều trần: Những lời phủ nhận và xua tay
Trong phiên điều trần chống độc quyền trước Quốc hội Mỹ diễn ra vào ngày 29/7 (giờ địa phương), 4 vị CEO quyền lực nhất ngành công nghệ đã phải trả lời các câu hỏi không hề đơn giản liên quan đến những cáo buộc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cả 4 vị CEO đều lựa chọn hình thức họp từ xa và mở camera liên tục để ghi hình.
Để hạn chế tình trạng lây nhiễm virus corona, các thành viên tham gia được yêu cầu đeo khẩu trang và ngồi cách xa nhau 2m. Tuy là một sự kiện quan trọng, nhưng phiên điều trần được đánh giá là tổ chức kém về mặt công nghệ khi bị trễ gần 1 giờ đồng hồ vì yếu tố kỹ thuật.
Mở đầu, chủ tọa David Cicilline, Trưởng tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện Mỹ đã yêu cầu cả 4 CEO gồm Mark Zuckerberg (Facebook), Jeff Bezos (Amazon), Sudar Pichai (Google/Alphabet), Tim Cook (Apple) giơ tay tuyên thệ rằng những phát biểu mà mình sắp đưa ra đều là sự thật. Họ đều ngồi trong phòng riêng với camera và micro để họp trực tuyến.
Ông Cicilline còn đề nghị tất cả không được trả lời dựa trên nội dung được cung cấp bởi các trợ lý phía sau hậu trường. Tuy nhiên, có vẻ như ông Sudar Pichai đã không làm như vậy khi liên tục nhìn về phía trái camera trong lúc suy nghĩ câu trả lời.
Trong quá trình đối chất, biểu cảm của mỗi người cũng không giống nhau. “Việc ngồi ở nhà để điều trần thay vì đến tòa nhà Quốc hội là lợi thế giúp che đi khuyết điểm của 4 CEO công nghệ,” theo tờ Washington Post.
Mark Zuckerberg
CEO Facebook Mark Zuckerberg có vẻ như là người nhận được nhiều câu hỏi hóc búa nhất từ Hạ viện Mỹ. Ông dùng góc máy cận mặt chứ không xuất hiện ở góc màn hình rộng với nửa thân người như các CEO khác. Xuyên suốt phiên điều trần, ông liên tục uống nước mỗi khi nhận được câu hỏi khó.
Đặc biệt, ông đã nhiều lần trả lời “tôi không nhớ” khi Hạ nghị sĩ Pramila Jayapaln hỏi về việc dùng ưu thế độc quyền để thâu tóm Instagram vào năm 2012, đến mức ông Pramila Jayapal phải nhắc cho CEO của Facebook nhớ rằng đầu buổi ông đã giơ tay thề sẽ cung cấp sự thật.
Tuy nhiên, ông Mark Zuckerberg thừa nhận đã sao chép sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khi được bà Pramila hỏi Facebook có sao chép từ đối thủ cạnh tranh không, ông Mark không phủ định mà chỉ đáp: “Chúng tôi chắc chắn đã cải biến các tính năng mà người khác đã dẫn đầu.”.
Dẫu vậy, ông phủ nhận việc mạng xã hội này theo đuổi chiến lược gây áp lực để các đối thủ bán lại công ty cho Facebook.
Jeff Bezos
Phiên điều trần ghi nhận 90 phút vắng mặt của ông Jeff Bezos vì sự cố kỹ thuật. Khi đường truyền được kết nối trở lại, người xem thấy CEO của Amazon đang tranh thủ “ăn vặt”. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ông Jeff Bezos bị hỏi về việc sử dụng dữ liệu của người dùng để cạnh tranh với chính các nhà bán lẻ đang kinh doanh trên nền tảng chợ điện tử của mình. Nghị sĩ Pramila Jayapal yêu cầu ông trả lời về vấn đề này, đồng thời viện dẫn bằng chứng cho thấy Amazon có quy định về sử dụng dữ liệu nhưng không chặt chẽ. Người giàu nhất hành tinh cho biết đúng là Amazon có một quy định cấm truy cập các dữ liệu của nhà bán lẻ để làm lợi cho các sản phẩm mang thương hiệu Amazon. Nhưng ngay sau đó, ông lại thừa nhận rằng “không thể nói chắc quy định này chưa từng bị vi phạm”.
Nghị sĩ Mary Scanlon hỏi ông Jeff Bezos về cuộc chiến giá giữa Amazon và Diapers.com mà cuối cùng Amazon đã mua lại và đóng cửa đối thủ. Bà Scanlon cho rằng Amazon đã thao túng giá để khiến đối thủ không thể cạnh tranh và biến mất, sau đó lại tăng trở lại khi đối thủ không còn tồn tại. “Tôi không nhớ là mọi chuyện diễn ra như vậy. Trong trí nhớ của tôi, chúng tôi chỉ có giá ngang bằng đối thủ,” ông Jeff Bezos trả lời.
Theo Geekwire, dù Jeff Bezos không thừa nhận một điểm sai nào của Amazon, tuy nhiên, việc ông trả lời khá loanh quanh trước các bằng chứng đã cho thấy cách hoạt động của Amazon có thể vi phạm luật chống độc quyền.
Sudar Pichai
Ông Sudar Pichai liên tục xin lỗi Hạ viện để nghiên cứu và trả lời sau. Ngoài ra, ánh mắt của ông liên tục nhìn về một bên của máy ảnh như đang đọc theo ghi chú của ai đó.
Các câu hỏi hướng tới ông Pichai chủ yếu liên quan tới công cụ tìm kiếm Google và quyết định rút khỏi dự án với quân đội Mỹ sau những phản đối từ chính nhân viên Google.
Chủ tịch phiên điều trần David Cicilline mở đầu bằng cáo buộc Google đã ăn trộm nội dung từ các website khác để giữ người dùng ở lại công cụ của mình. Cụ thể, ông Cicilline chỉ ra rằng Google đã hiển thị các bài đánh giá của Yelp ngay cạnh kết quả tìm kiếm các địa điểm và đe doạ loại Yelp khỏi danh sách hiển thị nếu công ty này phản kháng. Trước vấn đề này, Ông Pichai cho biết Google có rất nhiều đối thủ tìm kiếm trong từng hạng mục cụ thể, ví dụ là Amazon khi người dùng muốn mua sắm. Vị CEO cho rằng phần lớn kết quả tìm kiếm của Google không có quảng cáo, và Google chỉ giúp đỡ người dùng khi làm nổi bật các câu trả lời.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Statcounter, thị phần tìm kiếm của Google trên toàn cầu là khoảng 92%. Với thị phần quá lớn như vậy, rất nhiều website phụ thuộc vào Google để có lượng truy cập. Vài năm nay, Google đã loại bỏ nhiều công ty bất động sản khỏi danh sách tìm kiếm, thay vào đó tự cung cấp kết quả khi người dùng tìm các dịch vụ, khách sạn hay chuyến bay. Hành động này khiến cho nhiều đơn vị kinh doanh khốn đốn khi không có khách truy cập.
Ngoài ra, Những nghị sĩ đảng Cộng hòa đã hỏi rất kỹ về việc Google rút khỏi hợp đồng phát triển hệ thống phân tích drone cho Bộ Quốc phòng Mỹ, trong khi vẫn duy trì một phòng nghiên cứu AI tại Trung Quốc. Trước câu hỏi này, ông Pichai phủ nhận việc Google hợp tác với quân đội Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng Google vẫn đang làm việc với quân đội Mỹ trong nhiều dự án, như một dự án an ninh mạng với Bộ Quốc phòng.
Tim Cook
Câu hỏi dành cho ông Tim Cook cũng không hề đơn giản. Cụ thể, Apple đã xoá bỏ các ứng dụng giúp kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị trên App Store ngay sau khi họ tích hợp tính năng này vào iOS 12. Trước câu hỏi của các nghị sĩ về lý do, CEO Tim Cook cho rằng Apple bỏ các ứng dụng với lý do bảo mật chứ không phải cạnh tranh.
Ngoài ra, trong vụ mâu thuẫn với AirBnB và ClassPass về mức phí, nghị sĩ Jerrold Nadler cho rằng Apple đang “thu lợi từ đại dịch.” CEO của Apple cho biết các quy định của Apple yêu cầu những công ty kinh doanh dịch vụ số phải trả phí cho Apple, nhưng họ cũng đang làm việc với nhau để điều chỉnh khoản phí này vì những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Những quy định của Apple đối với các nhà phát triển được cho là chèn ép, lợi dụng quyền lực của họ. CEO Tim Cook mở đầu cuộc điều trần bằng tuyên bố mọi nhà phát triển đều được đối xử công bằng. Tuy nhiên, bằng chứng do hội đồng đưa ra cho thấy vào năm 2014, ông từng email cho CEO Baidu rằng công ty này sẽ “được đánh giá ứng dụng nhanh hơn” với hai nhân sự. Nghị sĩ Hank Johnson cũng chỉ ra rằng Apple cho phép Amazon được miễn khoản phí 30% cho dịch vụ phim trên nền tảng iOS, đổi lại thì các dịch vụ và sản phẩm của hai công ty sẽ được tích hợp tốt hơn. Ông Tim Cook cho rằng mọi công ty đều có thể đạt được thoả thuận tương tự với Apple.
Khi nghị sĩ Lucy McBath hồi đáp cho Apple, câu trả lời của bà cũng có thể áp dụng cho những vị CEO khác:
“Bằng chứng của chúng tôi cho thấy công ty của ông đã dùng quyền lực để làm hại đối thủ và thu lợi cho mình.”
“Điều này về cơ bản là bất công,” bà nói.
Phan Anh (tổng hợp)


Điệp Viên TC Trốn Trong LSQ ở San Francisco Bị Bắt Khi Đi Khám Bệnh


Điệp Viên TC Trốn Trong LSQ ở San Francisco Bị Bắt Khi Đi Khám Bệnh
Nhà khoa học Trung Quốc trốn trong lãnh sự quán ở Mỹ bị bắt khi khám bệnh
 Juan Tang bị bắt khi cô rời lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco (Mỹ) để đi khám bệnh. Cô bị cáo buộc gian lận thị thực, che giấu thân phận quân nhân.

                                  Cô Juan Tang (Ảnh: AFP)

Bị bắt khi khám bệnh
Hãng tin Sacramento Bee dẫn thông tin từ tòa án thành phố Sacramento, bang California, cho biết cô Tang bị bắt hôm 23/7 và hiện bị giam giữ tại trại giam Sacramento để chờ phán quyết tại phiên tòa ngày 31/7 về việc có được tại ngoại hay không.
Alexandra Negin, luật sư được chính phủ Mỹ chỉ định cho cô Tang, cho hay, các nhân viên FBI đã tới lãnh sự quán Trung Quốc và thông báo rằng họ có lệnh bắt giữ cô Tang nhưng không thể vào bên trong lãnh sự quán. Các nhân viên của lãnh sự quán Trung Quốc cho biết, họ sẽ chuyển lời đến cô Tang về lệnh bắt giữ và việc rời đi hay ở lại lãnh sự quán phụ thuộc vào quyết định của cô Tang.
Luật sư này cho biết thêm, cô Tang có ý định sẽ ra trình diện cơ quan chức năng, nhưng bị hoảng khi nghe tin lệnh bắt giữ. Các nhân viên lãnh sự quán cho rằng, Tang bị hen suyễn và cần phải đi khám bác sĩ.
Lực lượng hành pháp của Mỹ được cho là đã giám sát bên ngoài lãnh sự quán và ngay khi thấy cô Tang bước khỏi lãnh sự quán lên một chiếc ô tô rời đi, họ cũng theo sát đến tận phòng khám và bắt giữ cô.
Cô Tang, 37 tuổi, nhập cảnh vào Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái và làm nghiên cứu tại Đại học Davis, thành phố San Francisco. Cô bị cáo buộc gian lận hồ sơ xin thị thực vào Mỹ khi nói dối về mối quan hệ với quân đội Trung Quốc. Các nhà điều tra đã phát hiện các bức ảnh cho thấy người phụ nữ này mặc quân phục Trung Quốc. Giới điều tra Mỹ cũng phát hiện bà Tang là nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Quân Y của Không quân Trung Quốc.
Các điều tra viên của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã thẩm vấn cô Tang, tại căn hộ riêng ở Davis hồi tháng 6, nhưng ngay sau đó cô đã tới lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco và ở đó hơn 1 tháng.
"Cố thủ" trong lãnh sự quán Trung Quốc hơn 1 tháng
Theo luật sư, ngay sau khi đến Mỹ vào hôm 27/12 năm ngoái, cô Tang đã chuyển đến sống tại một căn hộ ở Davis. Tuy nhiên, ít lâu sau cô nhận được tin phòng thí nghiệm nơi cô làm việc bị đóng cửa do dịch Covid-19.
"Vào tháng 6 năm nay, cô Tang nhận ra rằng cô không thể quay trở lại phòng thí nghiệm để làm việc, nên đã quyết định trở lại Trung Quốc... Cơ quan chức năng đã thẩm vấn cô ấy và tiến hành khám xét nơi ở của cô hôm 20/6. Khi đó, họ đã tịch thu hộ chiếu và thị thực của cô Tang", luật sư cho biết.
Luật sư riêng cho biết thêm, lo ngại gặp rắc rối và không thể trở lại Trung Quốc như kế hoạch vì không còn thị thực, cô đã thông báo sự việc đến lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để đề nghị sự giúp đỡ và đã ở lại trong lãnh sự quán một tháng.
Luật sư nói rằng, cô Tang không hay biết việc mình bị buộc tội hình sự cho đến tận hôm 23/7 và cô chỉ ở lại trong lãnh sự quán để đợi thông tin về tư cách pháp lý của mình trước khi xin hộ chiếu mới.
Vụ bắt giữ cô Tang diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc leo thang căng thẳng. Cô là 1 trong 4 nhà khoa học Trung Quốc bị bắt giữ gần đây giữa lúc Washington cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các hoạt động gián điệp trên lãnh thổ Mỹ. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/7 bất ngờ yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, cho các nhân viên ngoại giao ở đây 72 giờ để rời đi. Các quan chức Washington cáo buộc lãnh sự quán này là một “trung tâm gián điệp” của Trung Quốc. Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc, chỉ trích quyết định của Mỹ và đáp trả bằng việc yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Thành Đô.
Minh Phương
Theo Sacramento


Saigon vì sao ngập?


 Saigon vì sao ngập?
Không rõ tác giả

Chiều này mình đi đám giỗ nhà người bạn. Trời mưa thiệt lớn từ trưa tới chiều làm nước lên ngập sân, mấy ông khách vừa nhậu vừa bàn tán xôn xao về vụ thành phố Hồ Cho' Minh đòi thu tiền "chống ngập". Họ tranh cãi về vụ tại sao ở trên đó hễ mưa xuống là ngập tá lả. Ông thì cho rằng tại phát triển  mở rộng về phía Đông là sai, bít lối thoát nước tự nhiên của TP, ông thì biểu là tại nhà cửa cất lung tung, bê tông hóa toàn TP làm nước không chỗ thoát, ông thì cãi là tại người ta hút nước ngầm lên xài nhiều quá làm đất bị lún sụt nên ngập...

Trong bàn nhậu có bác Ba Phi quê Cà Mau rất giỏi về địa lý phong thủy, bác là đệ tử chân truyền của đại sư Lỗ Đầu, cháu mấy chục đời của sư tổ Lỗ Ban. Bác Ba hổng nói gì, chỉ ngồi vuốt vuốt hàm râu dài trắng phau trông rất tiên phong đạo cốt.

Mấy ông kia cứ cãi miết về nguyên nhân gây ngập, ông nào cũng cho là mình đúng, hổng ai chịu ai. Cuối cùng, mấy ông quay sang thỉnh ý "chuyên gia phong thủy" Ba Phi xem vì sao ngập. Bác Ba gật đầu, biểu đem cho bác tấm bản đồ thành Hồ. 
Rồi bác móc túi lấy ra cây thước Lỗ Ban, đo tới đo lui miệng lẩm nhẩm cái gì đó. Xong, bác cất tiếng:
- Cái vụ ngập này chẳng phải là tại những nguyên do như mấy chú nói. À, sẵn đây tui hỏi mấy chú chớ cái hồ, cái ao để làm gì  ?

Cả đám ồ lên:
- Hồ ao thì để chứa nước chớ chi bác Ba. Sao bác hỏi ngộ vậy  ?

Bác Ba cười tủm tỉm:
- Tui tính ra cái thế đất của Sè Gòn bây giờ là thế “Thành Hồ Tất Tụ Thủy”. Cái vụ ngập này là do vấn đề phong thủy địa lý chớ hổng phải tại cái gì khác. Ai biểu đổi tên Sài Gòn sang thành HỒ, dĩ nhiên nước bốn phương phải tụ về cái hồ đó thì nó ngập chớ sao  !


Vĩnh Tường 131: Dự Luật Thở cho Hoa Kỳ của 4 Bà DC


Vĩnh Tường 131: Dự Luật Thở cho Hoa Kỳ của 4 Bà DC
July 31, 2020
Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 131 
 Có lẽ Hoa Kỳ đang ngộp thở, không phải vì con virus Vũ-hán mà là vì bạo loạn đòi lật đổ cơ cấu xã hội tự do bậc nhất thế giới, từ phía những người được đảng Dân chủ (DC)  ủng hộ, cho nên 4 bà nhỏ của biệt đội tứ nương (Squad)  của đảng DC soạn ra một dự  gọi là DỰ LUẬT THỞ  (Breathe Act), chắc là tiếp sức tiến lên trên con đường đến xã hội mới, xã hội có màu sắc cộng sản. 
Đội Tứ quái nương của DC soạn ra một dự luật gọi là “Đạo luật Thở” (Breath Act) có nội dung càn quét ngân sách cảnh sát, bồi thường lịch sử nô lệ cho Mỹ đen. Trong đó có nhiều mục, khi lật tờ báo lộn ngược thì thấy rất tuyệt vời, vì chắc vừa kiếm được phiếu gốc Phi Châu, vừa đánh đổ hệ thống chính trị xã hội kinh tế tự do tư bản – nhưng có lẽ chỉ được một số còn lại kém thông tin và giao khoáng mình cho đảng quá lâu, vì hiện nay rất nhiểu người Mỹ đen đã phát giác DC là đảng như thế nào.  
Nội dung được tóm tắt gồm 4 mục như sau (theo Fox New)
Mục 1: Tước vốn khỏi cảnh sát
1.    Tước vốn khỏi các cơ quan như Cơ quan thực thi pháp luật đối với ma túy (DEA = Drug Enforcement Administration)  và Di Trú và Thuế quan (ICE) cũng như chuyển các tài vật liên bang ra khỏi nhà tù và cảnh sát.
Vậy ai mua bán ma túy, hoặc tuồn qua biên giới sẽ không còn lo gì nữa. Theo đúng luật này thì kẻ gian được thời, người ngay mắc nạn  
2.    Loại bỏ khóa theo dõi ở mắt cá chân.
Anh em nào bị tù bây giờ được thả ra không có ai theo dõi, án treo không còn, không cần thử thách gì nữa
3.    Chấm dứt tịch thu tài sản dân sự, mà ngay cả một số người bảo thủ cũng cho là mở cửa cho cảnh sát lạm dụng
4.    Chấm dứt bản án chung thân và chỉ còn bản án bắt buộc tối thiểu. 
5.    Phát triển một "kế hoạch giới hạn thời gian để đóng cửa tất cả các nhà tù liên bang và trung tâm giam giữ nhập cư"
6.    Xóa tội và xóa sổ hồi tố tội phạm ma túy của cả tiểu bang và liên bang
Như vậy phần này, tội phạm được bảo vệ, cảnh sát hết quyền hoặc còn chăng chỉ là những tên bù nhìn kiểu lính kiển. 
Mục 2: An toàn cộng đồng
1.    Cung cấp 50 % tiết kiệm liên bang cho dự kiến khi các tiểu bang và / hoặc khu vực pháp lý địa phương đóng cửa các cơ sở giam giữ, bao gồm cả nhà tù
2.    Chấm dứt sự hợp tác với cơ quan di trú
Như các năm vừa qua chinh quyền DC ở địa phương, chỉ có DC thồi nhá, ra sức bảo bọc tội phạm trong giới nhập cư bất hợp pháp bất kể lý lịch ra sao. DC bảo bọc giới thiệu, mời gọi mời gọi về thành phố bảo hộ, và còn đến mức báo cho tội phạm thời biểu làm việc truy lùng của cảnh sát liên ban, cơ quan ICE để các bạn tội phạm lẫn tránh. Một số đài báo của người gốc Việt cũng chống Trump, oai ra phết và cũng ủng ộ việc này. Nhưng chắc chắn là họ đeo ít nhất hai ba chỉa khóa, khóa cỗng, khóa nhà, ra khóa, vô khóa, và thấy bón hngười lạ lãng vãng trước nhà thì lo tìm cách mời đi chỗ khác mà chơi. 
3.    Cấm cảnh sát bắt dừng và lục soát "không lý do", ngay cả khi cảnh sát có được sự đồng ý. Không rõ làm thế nào các nhà lập pháp sẽ xác định một cảnh sát "không có lý do" cảnh sát bắt dừng 
Cảnh sát chắc là khổ rồi! nghi ngờ cũng chịu, khi noà chính quyền cho phép thì mới bảo dừng xe, thấy nghi ngờ chắc là phải báo chính quyền cho phép mới bảo nghi phạm dừng. Nghi phạm dung dung đi về ăn uống ngủ nghỉ, trước khi cảnh sát có phép bắt dừng)
4.    Hủy bỏ cơ sở dữ liệu băng đảng của cảnh sát, cũng như cảnh sát vũ trang và máy dò kim loại trong trường học.
Anh em băng đảng kể như được tổ đãi khi DC nắm quyền, sướng nhất đời. Còn ở trường học, khi có kẻ điên điên bắn sung thì đổ thừa ngay cho cây súng, luật sở hữu súng, nhưng lại bỏ máy dò kim loại để bảo vệ học sinh. Đây là ngôn ngữ gì đố ai hiểu hết?
5.    Xóa bỏ tất cả các khoản nợ tòa án
6.    Nối kết trợ cấp nhà nước cho các chương trình can thiệp có sự tham gia của các chuyên gia khác ngoài cảnh sát, để trả lời một số cuộc gọi 911.
911 chỉ khi nào cần kíp, nhưng chờ gọi ông làng bà xã bàng bạc xong cử người cùng đi với cảnh sát. Cái này lại hay nữa!
Mục 3: Phân bổ tiền mới
1.    Tạo kế hoạch đóng cửa trại giam thanh thiếu niên
2.    Lập chương trình thí điểm cho lương căn bản cho toàn thể
Cái này mới sướng nữa, không làm cũng có ăn, nằm nhà hưởng lương căn bản  - nước giàu như Venezuela có tài nguyên trời cho cứ việc hút dầu lên bán, dân cứ việc sắp hàng lãnh lương, ăn chơi ca hát. Lãnh đạo dễ ẹt, tài xế Maduro cònlàm được. 10 năm sau thấy quan tài, thiếu cả nước uống, thiếu lương thực, thuốc men…
3.    Xây dựng chương trình dạy kiểm tra các tác động chính trị, kinh tế và xã hội của chủ nghĩa thực dân, diệt chủng dân bản địa và chế độ nô lệ
Ở HK có ai thấy ở xó xỉnh nào còn  chủ nghĩa thực dân, diệt chủng thổ dân, và chế độ nô lệ, bóc lột sức lao động không? Nếu không thấy, thì tại sao lại đề ra điều này? Có đề ra trong luật như vậy thì mới có cớ để thúc đẩy nổi dậy khi cần tranh giành quyền lực
4.    Tạo các công cụ để thúc đẩy môi trường công bằng, bao gồm bằng cách trợ cấp cho các giải pháp về năng lượng ‘cho cộng đồng’
5.    Cung cấp giáo dục trọn đời cho những người nhập cư bất hợp pháp và hiện đang bị giam giữ.
Hay nữa! Công dân mặt chai mày nám làm việc đóng thuế, may mắn khá giả, thì bị chém thuế te tua lấy tiền nuôi người chui rào vào hưởng trọn đới!
6.    Bảo đảm tất cả các cộng đồng đều có lối an toàn tìm tới nước (water) –
Không biết từ xưa đến nay ở HK có ai cấm các cộng đồng tìm đến nước sạch và an toàn hay không? Có ai biết không thì xin cho biết ở phần gópý ở cuối bài. Xin chân thành cảm ơn.
Còn ở đây, chắc nhiều bình dân nhớ rằng trong mấy đợt bầu cử từ thời ông Bush, để giành phiếu, DC đã cáo buộc Cộng hòa, chỉ muốn dân uống nước bẩn, thở không khí bẩn, hoặc là không chămsóc người già, đẩy xe lăn xô ông bà lão xuống hố, hoặc trói Mỹ đen bằng dây xích kéo lê sau xe truck trên đường, hoặc như Biden nói bầu cho CH là chúng xích các người trở lại hết, vân vân…
Bây giờ đưa ra điều này, không phải mị dân, nhắc rằng chỉ có DC tranh đấu cho các cộng đồng có nước sạch đó sao? Đây là cách chuyện không làm cho có rồi kể công.
Hoặc phải chăng là ghi vào luật trước cho chắc, để một mai nếu có tội phạm, khủng bố, hay kẻ xấu vào các nơi sản xuất các nguốn nước, nếu rủi ro bị phát giác thì có ngõ chạy tội, khỏi bị kết tội. Bình dân có khó hiểu không?
Thôi thì chịu khó, xem, nghe kỹ hết dự luật THỞ này,  và nhìn cho kỹ những gì họ đang làm, đối với tội phạm, đối với công dân tốt, đối với mọi mặt của xã hội, đối với cảnh sát … khác nhau ra sao, rồi nói chuyện với đầu gối, thì biết hết chứ gì.
Đâu phải người ta ngu mà là có mục đích đấy thối. có phải không? Và mục đích như vậy thì ta có nên nhúng tay vào không?
7.    Hủy bỏ các luật tiểu bang mà trước đây cấm những người bị giam giữ làm người giám hộ cho con cái của họ hoặc những người khác trong cộng đồng của họ.
Luật pháp hiện hành đặt trẻ em và tương lai cả đời chúng là quan trọng. Bây giờ DC mới, xem vừa lòng người phạm tội quan trọng hơn.Tại sao vậy? Bởi họ là người trực tiếp bỏ phiếu liền bây giờ và dĩ nhiên là bầu cho DC.  Mặc kệ trẻ con, bất chấp cha mẹ, hay người giám hộ bất nhân cỡ nào. Cái này chắc đúng là tiêu chuẩn nhân đạo của DC mới đây)
Mục 4: Buộc công chức chịu trách nhiệm
1.    Qua Ủy ban nghiên cứu Đề xuất bồi thường cho Đạo luật người Mỹ gốc Phi và thành lập các ủy ban để "thiết kế việc bồi thường" cho việc tống giam hàng loạt, bao gồm những người bị bắt trong cuộc chiến chống ma túy, bạo lực  biên giới và của cảnh sát, và "sự vi phạm có hệ thống các điều khoản bắt buộc của hiệp ước Hoa Kỳ đối với các quốc gia kiều bộ lạc "
Bày trò bồi thường lịch sử nô lệ đã ngủ yên trong viện bảo tàng là một cách giữ phiếu Mỹ đen đã mất. Cách này cũng chính là quật mồ lịch sử kích động lại chia rẽ chủng tộc, trong khi chỉ trích TT Trump là kỳ thị. Lịch sử tống giam hàng loạt do đảng DC đã làm, bây giờ DC đòi dân HK phải bồi thường. Công bằng chỗ nào khi lấy tiền thuế do người dân các cộng đồng không dính gì với quá khứ chủ nô lệ DC, đem ra bồi thường. Lịch sử đã giải quyết xong, sao bây giờ DC lại moi ra cái trò kỳ thị này?”
2.    Cho quyền bầu cử cho tất cả các tù nhân
Hay nữa! DC kiếm từng là phiếu khắp các ngõ ngách, kể cả trong tù)
3.    Bảo đảm quyền hành động riêng tư để phục hồi thiệt hại khi một quan chức liên bang đã vi phạm hiến pháp
4.    Cho phép người dân địa phương và tiểu bang bỏ phiếu cho người nhập cư bất hợp pháp
Và cuối cùng, người di cư bất hợp pháp được quyền bầu cử và cả ứng cử để lãnh đạo chúng ta – công dân! Điều này có nghĩa là bằng quốc tịch hoàn toàn không còn giá trị , và thực tế không cần thiết nữa. Và nó cũng có nghĩa là DC thay đổi Hiến pháp không phải chỉ ở HK mà cả thế giới; nó hoàn toàn phù hợp với Hiệp ước Di cư toàn cầu mà thời Obama cùng LHQ đà soạn ra năm 2015 và đưa ra tháng 12 năm 2018 như để hổ trợ phong trào caravan có tổ chức tràn qua biên giới như nước lũ, bị ông Trump cả gan chặn lại.  Xin các ông bà sĩ phu DC cho bình dân tối dạ như chúng tôi biết, trong lịch sử nhân loại có nơi nào cho phép - không phải chỉ người nước ngoài lưu trú, mà còn là bất hợp pháp, không có quyền công dân, nhưng được quyền bầu cử, ứng cử. Cho họ bầu cử, ứng cử, nhưng chúng ta là người chịu trách nhiệm những gì họ bầu, những gì họ làm; xin phép được ví dụ huỵch toẹt, ra thế này,  nếu rủi ro kiểu như bị bị tiêu chảy, ị cho một đống rồi bỏ về cố quốc, trách nhiệm dọn dẹp còn lại có phải là của chúng ta, những công dân có quốc tịch tuân thủ pháp luật, đổ mồ hôi chăm lo làm ăn, và đóng thuế, rán mà lãnh phải không?. Đây là tác phẩm mới nữa của DC mới.
Thảo nào, bây giờ chắc nhiều người đã rõ tại sao DC lại bênh vực di dân bất hợp pháp đến lạ lùng, vượt mọi tầm suy nghĩ về lẽ phải thông thường, và đánh ông Trump không ngừng nghỉ  trong hơn ba năm qua.
 “bầu ơi thương lấy bí cùng”, những kẻ đã ca bài này  để bảo rằng ông Trump, nhà lãnh đạo đại cường quốc không có lương tâm, bây giờ thực sự không biết có mấy ai đã thấy lẽ phải chưa há? 
Vĩnh Tường