Saturday, December 19, 2015

Điều 88: Tội càng nhẹ tù càng nặng?

Điều 88: Tội càng nhẹ tù càng nặng?
·         18 tháng 12 2015


Ngay sau khi báo chí Việt Nam đưa tin về vụ bắt luật sư Nguyễn Văn Đài vì 'vi phạm' điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam, một số người dùng Facebook đã chỉ ra sai lệch về hình phạt giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt trong luật này trên trang Bộ Tư pháp.
Nội dung tiếng Việt ghi là hình phạt cao nhất cho "trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" là án tù đến 20 năm.
Nhưng bản tiếng Anh lại ghi là án tù cao nhất đó "dành cho tội phạm ít nghiêm trọng hơn".
Trên trang của Bộ Tư pháp CHXHCN Việt Nam ở địa chỉ www.moj.gov.vn người đọc có thể thấy:
"Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm."
Nhưng bản tiếng Anh của Bộ Luật hình sự 21/12/1999 được đăng lên, tính đến ngày 17/12/2015 khi người đọc xem trang này, lại viết:
"2. In the case of committing less serious crimes, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment."
(Trong trường hợp phạm các tội ít nghiêm trọng hơn, kẻ vi phạm sẽ bị xử từ 10 đến 20 năm tù giam.)
Dịch cắt dán?

Một số bạn đọc trên Facebook đã cho rằng đây chỉ là "lỗi dịch thuật, in ấn".
Nhưng nếu đây là một lỗi dịch thuật thì cũng có nghĩa người nước ngoài, kể cả các quan chức ngoại giao, giới luật gia chỉ có thể đọc bản tiếng Anh và hiểu một nội dung khác hẳn, thậm chí ngược lại nội dung tiếng Việt.
Các lỗi này có vẻ lặp lại ở cả Điều 80, 85, 86, 87.
Nhưng điều luật này đều ghi tội phạm 'less serious' (ít nghiêm trọng) sẽ bị xử tới mức án cao nhất cho phép.
Một điều đáng chú ý nữa là bản tiếng Anh của Bộ Luật hình sự Việt Nam dùng tiếng Anh kiểu Mỹ, với các từ 'offenses, organizer, laborer' thay cho 'offences, organiser, labourer' trong tiếng Anh ở Anh.
Nguyễn Văn Đài và Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain
Nhiều từ ngữ không mang tính chuyên môn, có vẻ như lặp lại một cách dịch tối nghĩa.
Khái niệm 'tội phạm nghiêm trọng' được dịch thành 'serious crimes' và dùng tràn lan.
Trong khi đó, các văn bản quốc tế phân biệt 'grave offences', chỉ các tội nghiêm trọng từ phản quốc, sát nhân đến bắt cóc, khủng bố...và 'serious offences' cho các tội không nghiêm trọng bằng (gây thương tích, gây cháy nổ...).
Khái niệm 'gây ra hậu quả nghiêm trọng' trong tiếng Việt được dịch thành 'causing serious consequences' trong khi 'to cause' theo nghĩa 'gây ra' chỉ dùng để nói về các hành vi cụ thể (to cause death, exposion, danger).
Còn 'cause' và 'consequences' thường dùng trong tiếng Anh để nói về 'nguyên nhân và hậu quả' của hành vi nói chung.
Tội phạm 'có tổ chức' được văn bản trên biến thành 'in an organized manner' (làm việc ngăn nắp) và ghi liên tục trong nhiều điều luật.
Chính vì thế, một số dân mạng cho rằng Bộ Tư pháp Việt Nam đã soạn văn bản tiếng Anh cho luật hình sự bằng cách "cắt dán" các câu từ những điều luật hay câu văn nào khác trên mạng.



2016: Ba vấn đề của kinh tế Trung Quốc

2016: Ba vấn đề của kinh tế Trung Quốc
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2015-12-16
Những thách đố quan trọng
Trong năm 2016, đâu là những thách đố lớn nhất cho nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới là Trung Quốc? Trong loại bài cuối năm, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau khi tìm hiểu về những thách đố cho kinh tế Việt Nam trong năm tới, kỳ này, xin yêu cầu ông trình bày về tình hình Trung Quốc, với nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới. Vì Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với khá nhiều vấn đề, vì vậy xin đề nghị ông chọn cho những thách đố ông cho quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong năm tới.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin được nói về bối cảnh trước rồi sẽ tập trung vào một số vấn đề có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc.
Nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới về sản lượng đang có chỉ dấu sa sút, với xuất khẩu và nhất là nhập khẩu đều giảm trong mấy quý liền. Trong một thế giới toàn cầu hóa, khi các nền kinh tế đều giao dịch với nhau, những khó khăn kinh tế của Trung Quốc, và của khối Âu Châu cùng các nền kinh tế đang phát triển, có thể dẫn tới nguy cơ suy trầm toàn cầu, như nhiều trung tâm nghiên cứu quốc tế đã dự đoán. Hậu qủa của nạn suy trầm ấy sẽ gây tác động ngược vào Trung Quốc ngay giữa cuộc chuyển hướng.
Cũng về bối cảnh, dù thực chất thì còn có nhiều yếu kém, kinh tế Hoa Kỳ vẫn có đà tăng trưởng khả quan nhất nên lãi suất tại Mỹ sẽ từ từ lên khỏi sàn. Điều ấy cũng ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối và trị giá của đồng bạc Trung Quốc trong năm tới, khi Bắc Kinh cố đạt tiêu chuẩn của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhằm đưa đồng Nguyên vào rổ Đặc Trích SDR.
Ngay sau Tết, Quốc hội Bắc Kinh có thể công bố các quyết định xuất phát từ Hội nghị Trung ương vừa qua về chiều hướng phát triển kinh tế của Kế họach Năm năm 2016-2020, là thời kỳ cuối trước khi đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có Đại hội 19 để tổng kết năm năm lãnh đạo của Tập Cận Bình. Yếu tố chính trị sẽ có ảnh hưởng rất mạnh đến chính sách kinh tế.
Nguyên Lam: Thưa ông, từ bối cảnh rất khái quát ấy, ông thấy những gì là thách đố kinh tế cho Trung Quốc?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng vấn đề số một vẫn là làm sao đạt mức tăng trưởng cao để tránh nạn thất nghiệp? Chúng ta đều biết lãnh đạo Bắc Kinh đã thấy nhiều nhược điểm trong cơ cấu kinh tế và muốn cải cách để lấy tiêu thụ nội địa làm lực đẩy cho tăng trưởng, hơn là đầu tư và xuất khẩu. Muốn nâng mức tiêu thụ thì còn phải có lợi tức. Dù các thống kê của Bắc Kinh có nhiều sai biệt khó hiểu, người ta vẫn thấy lợi tức thuần, tức là số tiền có thể tiêu thụ, của các hộ gia đình Trung Quốc vẫn còn quá thấp so với Tổng sản lượng GDP, sức tiêu thụ nội địa của kinh tế xứ này chưa thể là lực đẩy cho đà tăng trưởng. Khi ấy và bước qua năm tới, Bắc Kinh vẫn phải dùng hai đòn bẩy cố hữu là đầu tư và xuất khẩu. Trong hoàn cảnh chưa khả quan của thế giới, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn không tăng đủ, nên Bắc Kinh lại sử dụng đòn bẩy cố hữu là đầu tư. Đấy là một mâu thuẫn giữa thực tế và ý chí cải cách.
Mâu thuẫn ấy mới dẫn tới một vấn đề cực kỳ nguy ngập. Trong hiện tại, Trung Quốc có nền kinh tế đang mắc nợ, với hệ thống tín dụng ban phát tài nguyên đầu tư kém hiệu suất. Khi phải sử dụng đòn bẩy đầu tư, Bắc Kinh phải tiếp tục mở vòi tín dụng và doanh nghiệp càng thêm mắc nợ. Các dự báo khách quan nhất cho thấy là càng muốn tăng trưởng cao, giả dụ như 6% một năm, thì gánh nợ càng nặng nên có thể sụp đổ. Muốn tránh khủng hoảng tài chính vì hiện tượng vỡ nợ dây chuyền đang manh nha, Bắc Kinh phải chấp nhận một đà tăng trưởng thực tế hơn, khoảng 4% một năm, khi ấy họ lại bị nạn thất nghiệp và động loạn xã hội!
Nguyên Lam: Nguyên Lam hiểu rằng thách đố số một của Trung Quốc trong năm tới là hai nguy cơ trái ngược. Một là khủng hoảng tài chính vì nạn vỡ nợ, hai là khủng hoảng xã hội vì nạn thất nghiệp. Có phải như vậy không thưa ông?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề trường kỳ, có thể kéo dài cả chục năm nhưng khởi sự từ năm tới. Đã vậy, năm tới, Bắc Kinh còn có tham vọng đưa đồng Nguyên vào rổ Đặc Trích như chúng ta đã có lần trình bày và ước mơ chính trị ấy cũng có cái giá phải trả về kinh tế!
Nguyên Lam: Thưa ông, vì sao lại có cái giá phải trả và đấy là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng hai năm nữa thôi, Bắc Kinh sẽ ân hận về ước muốn biểu kiến này.
Thứ nhất, trước Tháng 10 năm tới, họ sẽ phải chầm chậm thả nổi đồng bạc chứ không neo vào đồng Mỹ kim nữa thì mới đạt tiêu chuẩn của IMF là “tự do sử dụng”. Dù có thả neo chầm chậm, mà chưa biết là thả như thế nào, thì hậu quả trước tiên vẫn là đồng Nguyên mất giá, nhất là khi Mỹ kim lên giá từ quyết định nâng lãi suất tại Hoa Kỳ. Có thể Bắc Kinh mở dần biên độ giao dịch của đồng bạc nhưng lại e sợ nạn tẩu tán tài sản từ thị trường nội địa ra ngoài khi tài sản lưu giữ bằng đồng Nguyên bị mất giá.
Thứ hai, cũng trong ý chí tăng khả năng giao dịch của đồng bạc, Bắc Kinh có hàng loạt hiệp ước thương mại song phương với các nước để mong thiên hạ sẽ dùng và lưu trữ đồng Nguyên nhiều hơn trong khối ngoại tệ dự trữ của họ. Việc Bắc Kinh huy động nước Anh vào vai trò một trung tâm giao dịch đồng Nguyên với các nước nằm trong hướng đó. Tuy nhiên, chẳng phải vì vậy mà xứ nào cũng ôm lấy tiền Tầu, vì yêu cầu của họ là chuyển đồng ngoại tệ mua bán ra đồng bạc nội địa của họ. Trong hiện tại, và với hiện tượng nhập siêu là nhập hơn xuất khẩu của kinh tế Mỹ, đồng Mỹ kim vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất. Trung Quốc chưa được như vậy và càng khó được vì chủ trương “trọng thương” hay lý tài là cố bán nhiều hơn mua, là được xuất siêu! Bắc Kinh quên rằng Hoa Kỳ đã có sức mạnh kinh tế rất lâu mà phải đợi hơn nửa thế kỷ lẫn trận Thế chiến II mới thấy Mỹ kim là ngoại tệ sử dụng phổ biến nhất.
Thứ ba, và đây mới là chuyện trái khoáy, các quốc gia buôn bán với nhau thì không dùng thứ ngoại tệ bổ sung là đồng SDR, và có đồng Nguyên hay không ở trong cái rổ quý tộc ấy chưa chắc là một ưu thế kinh tế mà chỉ được cái tiếng chính trị. Niềm an ủi cho Bắc Kinh là khi đồng Nguyên mất giá thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ rẻ hơn, nhưng cái giá kia là nạn tẩu tán tài sản, trong những biến động ngoại hối kéo dài!
Nguyên Lam: Ông nêu ra hai thách đố là tăng trưởng và ngoại hối. Thưa ông, thách đố thứ ba là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi vẫn nghĩ đến chính trị với biểu hiện rõ rệt nhất là chiến dịch diệt trừ tham nhũng. Thí dụ làm các thị trường tài chính chấn động là một tỷ phú, Chủ tịch của Tập đoàn Fosun bỗng dưng mất tích! Người ta không biết ông Quách Quảng Xương này bị câu lưu, bị giam giữ hay bị điều tra về tội gì nhưng từ cả năm qua đã có mười mấy vụ gọi là “mất tích” như vậy trên doanh trường Trung Quốc. Khi ấy, ai cũng có thể hỏi rằng xứ này có luật lệ gì không mà nhà cầm quyền có thể bắt hay tha, thả hay giữ mà chẳng cần giải thích gì?
Nhìn rộng ra ngoài doanh trường, người ta thấy là từ ba năm nay, từ Tháng 12 năm 2012, Trung Quốc đã có những vụ thanh lọc mở rộng kéo dài cũng dữ dội như trong 10 năm của cuộc Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Đại từ 1967 đến 1976. Trong vụ thanh lọc này, nhiều đảng viên cao cấp thuộc thành phần chỉ huy các tập đoàn kinh tế nhà nước như CNPC, Sinopec, Chinalco, Dongfeng Motors… đều bị tống giam trong tiến trình gọi là điều tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương là một cơ chế rất mạnh trong đảng. Khi lãnh đạo tư doanh cũng rơi vào chiến dịch “đả hổ đập ruồi” này thì doanh giới quốc tế tự hỏi rằng xã hội dân sự tại Trung Quốc có giá trị gì không và đâu là hệ thống pháp quyền của một nền kinh tế có sản lượng đứng hạng nhì thế giới? Một cách phũ phàng thì liệu thế giới có đang buôn bán với một chế độ Mafia không?
Những động lực chính trị
Nguyên Lam: Thưa ông là hình như đằng sau vụ bắt giữ lan rộng đang làm hệ thống kinh tế và hành chính của Trung Quốc bị tê liệt, người ta còn thấy những động lực chính trị gì đó rất khó hiểu bên trong. Làm sao thế giới có thể nói chuyện làm ăn hay sử dụng đồng bạc của một quốc gia đầy bí hiểm như vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Vâng, thưa đấy mới là thách đố thứ ba cho lãnh đạo Bắc Kinh.
Trước hết, dù Hội nghị Trung ương kỳ 5 vừa rồi có làm người ta hy vọng rằng chiến dịch do Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn của Ủy ban Kỷ luật Trung ương phát động sẽ đi vào hồi kết cuộc thì thực tế cho thấy rằng nó vẫn kéo dài và biến chất thành một vụ thanh trừng chính trị trên thượng tầng của đảng, với ảnh hưởng tỏa rộng ăn sâu xuống dưới. Việc một nhân vật có đầy thế lực như ông Tăng Khánh Hồng mà còn bị hỏi giấy thì bao nhiêu tay chân thân tộc của các nhân vật thần thế này tất nhiên là không yên tâm. Đã vậy, cái phương pháp “song quy” là hai vòng điều tra song hành với khả năng tra tấn để ép cung các nghi can còn cho thấy hình ảnh man rợ của một chế độ đang muốn ra vẻ văn minh.
Tất nhiên là mọi phe phái trong cuộc, từ trung ương đến các địa phương, đều không thụ động chờ ngày bị ai đó bất thần hỏi cung mà phải tìm cách tự vệ hoặc bảo vệ nhau. Thụ động thì chẳng ai dại gì lấy quyết định vì có khi mang tội. Chủ động thì liên kết với nhau để trì hoãn hoặc cản trở chiều hướng cải cách do Tập Cận Bình đề ra. Và càng tập trung quyền lực thì Tập Cận Bình càng dễ mang trách nhiệm thất bại về kinh tế.
Nguyên Lam: Câu hỏi sau cùng, thưa ông Nghĩa. Năm tới sẽ khởi sự Kế hoạch Năm năm thứ 13 của Trung Quốc cho giai đoạn 2016-2020. Đấy là kỳ hạn chót để xứ này đạt chỉ tiêu nâng đôi lợi tức người dân kể từ năm 2010. Như ông có trình bày một lần, nếu trong 10 năm mà muốn tăng lợi tức gấp đôi thì bình quân một năm phải tăng được 7%. Trong phần đầu, ông có trình bày bài toán tăng trưởng của xứ này từ năm tới là nếu tăng được 6%, tức là còn thấp hơn cái ngưỡng 7% nói trên, thì kinh tế Trung Quốc càng mắc nợ nhiều hơn. Như vậy thì tình hình sẽ ra sao đến cuối giai đoạn 2020?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trước khi đến thời điểm 2020 đó, đảng Cộng sản sẽ có Đại hội Khóa 19 vào cuối năm 2017. Đại hội này phải duyệt xét thành quả và chuẩn bị nhân sự, trong đó có việc đề cử năm trong bảy người đang ngồi trong Thường vụ Bộ Chính trị sẽ phải ra đi vì tuổi tác. Hai người còn lại là Tổng bí thư Tập Cận Bình và Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Trong khung cảnh khó khăn và bất trắc hiện nay, việc tranh đoạt quyền bính để đưa năm người vào vị trí cao cấp nhất cũng báo hiệu khá nhiều sự lạ.
Sau cùng ta không nên quên rằng sau 36 năm tăng trưởng và dễ thở kể từ 1980 là năm đầu tiên có kết quả cải cách của Tập Cận Bình, Trung Quốc đang khách quan tới thời kỳ sửa đổi vì kinh tế đã đi qua hình thái khác. Ba thách đố nói trên, chưa kể tới nhiều khó khăn khác về môi sinh và xã hội, sẽ gây lúng túng cho lãnh đạo và dẫn tới một câu hỏi là hệ thống kinh tế chính trị của Trung Quốc có còn ưu điểm gì không?
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài tổng kết này.


Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm

Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm - Kỳ 2: Hàng trăm nghìn lít mỗi ngày
Sau khi “làm bùa” tại các “điểm pha chế”, xe bồn công khai chở xăng dỏm đến giao hàng tại các cây xăng của TP.HCM và các tỉnh lân cận.
>> Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm
Xăng dỏm khắp nơi
Chỉ tính riêng khu vực Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí (Q.7) với hàng chục chuyến xe bồn (16.000 lít) pha chế mỗi ngày, ước tính cứ một ngày có đến hàng trăm nghìn lít xăng “bẩn” được tung ra thị trường, bán hợp pháp tại các cây xăng.
Ghi nhận của chúng tôi vào sáng qua 9.1, sau khi bài Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm đăng trên Thanh Niên, toàn bộ “điểm pha chế” trên đường Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí đều án binh bất động, hoàn toàn không thấy bóng dáng một chiếc xe bồn nào chạy qua, dù trước đó, khu vực này tấp nập xe bồn qua lại... Trước khi khởi đăng loạt bài hơn 1 tuần, PV Thanh Niên đã chủ động chuyển toàn bộ thông tin và tài liệu video clip về quy trình pha chế xăng dầu dỏm cho Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) - Bộ Công an, cơ quan phía Nam.
Sau nhiều tuần phục kích tại các bãi pha chế xăng dầu dỏm, PV Thanh Niên bắt đầu đeo bám các xe bồn đến tận từng cây xăng. Việc bám theo không hề đơn giản, vì vừa ra khỏi “điểm pha chế”, tài xế xe bồn bắt đầu phóng bạt mạng nhằm "bù đắp" thời gian ghé qua các bãi đáp. Nhất là khi ra đến quốc lộ, xa lộ, ngã rẽ, không ít lần chúng tôi đã bị mất dấu. Chúng tôi đặc biệt chú ý và bám theo xe bồn 57K-8275 chở xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex) đều đặn ngày nào cũng ghé “điểm pha chế” trên đường Hoàng Quốc Việt để “làm bùa”. Ra khỏi bãi đáp, xe phóng ra đường Huỳnh Tấn Phát, vượt cầu Tân Thuận qua Q.4, Q.1, nhanh chóng rẽ vào đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh rồi vòng ra Điện Biên Phủ, hướng về vòng xoay Hàng Xanh và rẽ vào đường Bạch Đằng. Lúc sau, xe giảm tốc độ, rẽ vào cửa hàng xăng dầu Petrolimex Bạch Đằng (469 Bạch Đằng, P.2, Q.Bình Thạnh) - cũng là cây xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu.
Chúng tôi nhanh chóng tấp vào quán cà phê “cóc” cạnh cây xăng để quan sát quy trình giao hàng và bí mật ghi hình. Việc kiểm tra diễn ra qua loa, nhân viên kiểm hàng của cây xăng chỉ nhìn lướt các hầm xăng, hầu như không để tâm đến việc niêm nhựa đã bị cắt ra và quấn lại tạm bợ. Khi nhận thấy sự quan sát chăm chú của chúng tôi, nhân viên cây xăng cùng tài xế nhanh chóng tiến đến gần để nhìn. Ngay sau đó, một người mặc đồng phục Petrolimex yêu cầu chúng tôi nhích ra phía ngoài với lý do “tránh đường cho xe ra vào”, dù vị trí ngồi của PV hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động cây xăng. Sau đó, liên tiếp có 3 nhân viên cây xăng kéo ghế ngồi ngay phía trước nhằm che khuất tầm nhìn của chúng tôi. Các nhân viên cây xăng này “nhạy cảm” một cách bất thường trước sự quan sát của người lạ!
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20121/HThang/1.jpg;pv933af915cc7b0bb2
Xăng dỏm từ xe 57K-8275 giao cho cây xăng Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn
Ngoài cây xăng Bạch Đằng, xe 57K-8275 còn cung cấp xăng dầu cho nhiều cây xăng khác trực thuộc Petrolimex, như cây xăng đại học Nông Lâm (QL1A, Q.Thủ Đức), Sông La (114/7A khu phố Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương), Tân Bình (cụm công nghiệp Tân Bình, P.Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương)...
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đeo bám xe 57K-9343 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa Hiếu Phương xuất phát từ kho B của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đến “điểm pha chế” ở Q.7 rồi về giao hàng cho cây xăng Bình Chiểu (818 tỉnh lộ 43, khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức) - đây là cây xăng tư nhân làm đại lý cho PetroVietnam. Điều này cho thấy, xăng dỏm, xăng “bẩn” có thể tồn tại ở bất kỳ cây xăng nào dù lớn hay nhỏ, của nhà nước hay tư nhân.
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20121/HThang/2.jpg;pv7eedbf770d7c7921
TIN TÀI TRỢ




Pha trộn xăng dầu
Bất chấp để thu lợi
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tài xế xe bồn có vô số mánh lới để che giấu thủ thuật “rút ruột” và pha chế xăng. Theo quy trình chuẩn, trước khi xuất hàng, bao giờ nhân viên tổng kho cũng giữ lại một mẫu xăng, khi xe đến cây xăng giao hàng, nhân viên đại lý tiếp tục giữ một mẫu khác để phòng khi sự cố xảy ra, cơ quan quản lý sẽ kiểm nghiệm và đối chiếu 2 mẫu xăng này. Do đó, tài xế thường “thủ” bằng cách chỉ “rút ruột” và pha chế 2 trong số 4 hầm đựng xăng trên xe, sau đó lấy mẫu xăng ở hầm không pha chế. Với thủ thuật này, khi đổ xăng từ xe “làm bùa” vào bồn chứa của cây xăng, lượng xăng từ 4 hầm sẽ hòa trộn vào nhau, và trộn lẫn với xăng sạch do các xe khác chở đến, lúc này “vàng thau lẫn lộn”, các cơ quan chức năng muốn truy trách nhiệm cũng “bất khả thi”. Tài xế còn “ăn gian” bằng cách thường giao hàng vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng cao nhằm lợi dụng độ giãn nở của xăng. Với điều kiện đó, dù “rút ruột” hàng trăm lít xăng nhưng chỉ cần bù vào một lượng nhỏ chất lỏng khác, phần thiếu hụt còn lại sẽ được làm đầy khi xăng giãn nở bởi nhiệt.
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20121/HThang/3.jpg;pvbd566d295ec8d870
Xăng dỏm từ xe 57K-9343 giao cho cây xăng Bình Chiểu (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
Thực tế, xăng dầu trữ tại tổng kho vốn sạch, nhưng với quy trình kiểm soát lỏng lẻo, lượng xăng dầu này dễ dàng bị pha chế, “làm bùa” ở bất kỳ công đoạn nào trước khi thực sự đến được với người tiêu dùng, đặc biệt là ở công đoạn vận chuyển. Hiện nay, việc dùng niêm chì, niêm nhựa để quản lý chất lượng xăng dầu đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Vì thường có sự “bắt tay” giữa tài xế và doanh nghiệp vận tải (DNVT) với nhân viên kiểm hàng nên các xe đã đứt niêm chì vẫn có thể vô tư giao hàng tại cây xăng. Chưa kể, dân trong nghề vận tải có thể dễ dàng tìm mua đủ “bộ đồ nghề” từ niêm chì, niêm nhựa, đồ bấm niêm tại các chợ dân sinh
trên đường Nguyễn Công Trứ, Ký Con (Q.1)...
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20121/HThang/4.jpg;pve821e9eb55e6a0a7
Nhân viên cây xăng Sông La (Bình Dương) chỉ kiểm tra qua quýt xe 57K-8275
Đi sâu phân tích, sẽ thấy mánh làm ăn gian lận này đã mang lại món lợi khổng lồ cho tài xế và DNVT. Với mức “rút ruột” mỗi xe từ 400 - 500 lít, sau đó bán rẻ lại cho các “điểm pha chế” với giá 16.000 - 17.000 đồng/lít, cứ mỗi chuyến, tài xế có thể ung dung đút túi 7 - 8 triệu đồng. Nếu chạy thường xuyên, số tiền bất chính thu được có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng. Riêng các DNVT tư nhân được “ăn” đến 2 lần lợi nhuận. Bởi cùng với lợi nhuận từ hợp đồng vận tải xăng dầu cho khách hàng, các DNVT này đồng thời hưởng lợi bất chính từ việc “rút ruột” xăng dầu của những khách hàng đã bỏ tiền thuê mình chở hàng.
Ăn cắp xăng dầu ngay ngoài đường
Tình trạng “rút ruột” xăng dầu không chỉ diễn ra bên trong các điểm dịch vụ mà còn được thực hiện ngang nhiên ngoài đường. Theo đúng “quy trình của ông chủ” là phải đưa xe chạy thẳng từ tổng kho tới bến bãi mới thực hiện việc rút trộm, pha trộn, thì một số tài xế của DNVT tư nhân không ngần ngại đỗ xe ngay dọc đường. Sau đó, vài người đàn ông tại các điểm đầu nậu thu mua xăng dầu lẻ bên lề đường nhanh chóng cùng tài xế xách can chui xuống gầm xe, tháo van xả xăng dầu vào đầy 4 - 6 can loại 50 lít. Động tác này diễn ra một cách thuần thục chỉ trong vòng ít phút rồi tài xế lại phóng xe bạt mạng tới kho bãi của DN để “rút ruột” lần hai trước khi pha trộn. Trong nhiều ngày theo dõi trên các tuyến đường Q.7 chúng tôi thường xuyên chứng kiến cảnh các tài xế xe bồn ngang nhiên “rút ruột” xăng dầu ngoài đường kiểu này.
Phương Thanh - Trần Hơn


Học khu ở Virginia đóng cửa vì phản ứng dữ dội về bài học Hồi giáo

Học khu ở Virginia đóng cửa vì phản ứng dữ dội về bài học Hồi giáo
19.12.2015
Một học khu ở vùng quê ở bang Virginia đã đóng cửa hôm thứ Sáu sau khi nhận được vô số những e-mail và tin nhắn điện thoại liên quan đến một bài học thư pháp tiếng Ả-rập mà trong đó học sinh viết một tuyên ngôn đức tin của người Hồi giáo.
Giới chức học khu Quận hạt Augusta nói rằng họ lo ngại về "giọng điệu và nội dung của những trao đổi liên lạc này" trong đó có hàng ngàn e-mail và những thông điệp Facebook.
Trong một tuyên bố, giới chức nói không có mối đe dọa cụ thể gây nguy hiểm cho học sinh, nhưng họ quyết định đóng cửa trường học như một biện pháp phòng ngừa sau khi tham khảo ý kiến ​của giới chức thi hành pháp luật.
Những bình luận giận dữ tập trung vào một bài tập ở trường trong lớp học xã hội tại Trường Trung học Riverheads mà trong đó học sinh tập viết thư pháp và viết một câu bằng tiếng Ả-rập tuyên xưng đức tin Hồi giáo. Câu này có nghĩa là: "Không có thượng đế nào ngoài Allah và Muhammad là sứ giả của Allah."
Giới chức trường học nói mục đích của bài học là để cho thấy sự phức tạp của thư pháp tiếng Ả-rập và không hề quảng bá bất kỳ tôn giáo nào. Thông cáo nói học sinh sẽ tiếp tục học về những tôn giáo trên thế giới nhưng một mẫu thư pháp không có tính tôn giáo bằng tiếng Ả-rập sẽ được sử dụng trong tương lai.
Báo Washington Post đưa tin học sinh trong lớp cũng được mời thử khăn trùm đầu hijab.
Một số cha mẹ đã đòi nhà trường sa thải giáo viên dạy học Cheryl LaPorte. Bà LaPorte từ chối bình luận với giới truyền thông. Một nhóm ủng hộ bà trên Facebook đã có hơn 2.000 thành viên vào ngày thứ Sáu.


Việt Khang: Tôi đã tìm thấy câu trả lời cho “Việt Nam tôi đâu?”


Việt Khang: Tôi đã tìm thấy câu trả lời cho “Việt Nam tôi đâu?”
Cát Linh, phóng viên RFA
2015-12-18


Ngày 14 tháng 12 vừa qua, ca nhạc sĩ Việt Khang, tác giả của hai nhạc phẩm đã làm nức lòng người Việt Nam trong và ngoài nước: Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? đã được trả tự do sau 4 năm vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Có thể nói rằng, sự trở về của anh là niềm hạnh phúc và mong đợi của chung tất cả mọi người.
Đi cùng với những bước chân tự do đầu tiên của anh trên con đường quay về gia đình, không chỉ có người thân mà còn rất đông bạn bè, bà con láng giềng, các anh em đấu tranh dân chủ, và cả những người chỉ biết đến anh qua hai bài hát đã đi vào lịch sử ấy. Rất nhiều hoa, nụ cười, những cái ôm siết chặt cùng những giọt nước mắt đã xuất hiện trong ngày hôm đó.
Sau bốn ngày trở về bên gia đình, Việt Khang cho biết anh còn rất nhiều việc dang dở phải làm:
 “Mấy ngày đầu tiên nó mệt là tại vì tôi vui mừng quá. Vui mừng đây là tôi được về gia đình đoàn tụ với những người thân yêu của tôi. Vui mừng là được đón tiếp tất cả những người thương yêu tôi. Tất cả đến đây để mà chia vui với tôi. Tôi bất ngờ, và hạnh phúc, và vui, nhiều cái cảm xúc khiến cho tôi bị mất ngủ mấy đêm. Cho nên tối hôm qua, là tối thứ Tư, tôi thấy đỡ hơn bởi vì ngủ được, vì quá đuối rồi, nằm xuống là ngủ được. Nên hôm nay thấy mình sáng suốt hơn.”
Như chúng ta đã biết, án tù 4 năm mà ca nhạc sĩ Việt Khang phải nhận lãnh là do anh sáng tác hai ca khúc Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? trong đời điểm tàu Bình Minh 2 và tàu Hải Kiên 2 của Việt Nam đang thăm dò dầu khí mà bị cắt cáp, người dân bị đàn áp khi xuống đường biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội. Tuy nhiên, như anh đã nói, đó là tình yêu anh dành cho quê hương của mình, là nhạc sĩ, nên anh thể hiện tình yêu đó qua lời nhạc. Hai nhạc phẩm này đã làm nức lòng người Việt Nam, trong và ngoài nước. Nhiều năm qua, hai bài hát đã trở thành bài hát đấu tranh của người dân, thay họ nói lên tiếng nói chung của người Việt Nam. Mọi người đã cùng hát vang những lời ca này trong các cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ.
Và chính tác giả, anh cho biết trong những ngày tháng tù đày, câu hỏi “tôi hỏi anh anh là ai? sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?” đã được anh nhiều lần hát thầm, như tìm đến một sức mạnh cho chính mình:
“Chắc chắn là phải nhẩm nhẩm nó hoài để nó quên. Lâu lâu buồn thì hát để mình có cái gì đó an ủi mình trong những tháng ngày khó khăn đó. Sẵn ở đây, tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn của tôi đến tất cả mọi người, những người đã có tấm lòng rất thực tế, cũng như là những câu cầu nguyện, những ước muốn cho tôi được hạnh phúc, được tự do, cũng như những ước muốn cho tôi được khoẻ mạnh. Những tấm lòng đó không thể nào tôi biết hết được. Nhưng tôi cũng muốn là ai xem được đoạn clip này thì cho tôi gửi lời chân thành cảm ơn của tôi. Tôi không biết được tất cả quí vị đâu, nhưng nghe được giọng của tôi là tấm lòng của tôi, lời cảm ơn chân thành của tôi gửi đến quí vị.”
Bốn năm trước, Việt Khang nhận án tù 4 năm và 2 năm quản thúc vì câu hỏi Việt Nam tôi đâu? Bốn năm sau, khi bước ra khỏi cái nơi mà mọi người hay gọi là “nhà tù nhỏ”, anh đã tìm thấy câu trả lời chưa? Hay anh có nhìn thấy sự thay đổi nào không? Việt Khang cho biết rằng anh đã có câu trả lời:
“Câu trả lời của tôi còn nằm trong sự hoài bão. Là những gì đã diễn ra, tích cực như thế nào, tiến triển như thế nào, chiều hướng sắp tới. Tình hình như mình thấy cũng đã thay đổi rất nhiều. Tôi cũng cảm thấy những gì đang diễn ra là chiều hướng tích cực.”
Rất nhiều người dân Việt Nam khi được hỏi họ mong đợi gì nhất sau sự trở về của ca nhạc sĩ Việt Khang, thì câu trả lời là họ mong được nghe, được hát nhiều thêm nữa các ca khúc nói lên tình yêu quê hương, đất nước, nói lên tiếng nói thật sự của một dân tộc đã và “đang gặp nhiều đắng cay”. Để trả lời cho điều này, ca nhạc sĩ Việt Khang cho đài Á Châu Tự do chúng tôi biết những gì anh đang ấp ủ:
“Nó vẫn còn nằm trong những cái mà mình gọi nôn na là những cái thuộc về thai nghén, những cái tình cảm, ý tưởng. Vì trong cái hoàn cảnh như thế này, không phải lúc nào mình nói cũng được. Tôi thì tôi không có nói nhiều. Tôi thích làm hơn là thích nói. cho nên là không thể nói trước. Tôi là một người nghệ sĩ. Tôi thích sự thật. Sự thật là cái giá trị nhất. Không có gì thay đổi được sự thật. Lập trường của tôi là như vậy.”
Rồi đây, những ca khúc yêu nước, nói lên tiếng nói của dân tộc sẽ tiếp tục được vang lên ở bất cứ nơi nào có bước chân của người Việt Nam. “Hoài bão” mà Việt Khang đã bày tỏ trong câu trả lời “Việt Nam tôi đâu?” phải chăng cũng là mong muốn của toàn dân tộc Việt Nam trong một ngày không xa.