Sunday, December 22, 2019

'Hô biến' nhân viên tạp vụ thành... bác sĩ khám cho công nhân


Đã từng có anh thiến heo (hoạn lợn) làm tổng bí thư cầm đầu cả nước với hơn tám triệu dân, thì chị tạp vụ thành bác sĩ chỉ là chuyện nhỏ, có gì mà ầm ĩ cả lên thế.  Đất nước “ta” ưu việt mà! Đâu cần phải học hành tử tế mới có thể làm lãnh đạo, làm bác sĩ như các nước tư bản đang giẫy chết kia!
'Hô biến' nhân viên tạp vụ thành... bác sĩ khám cho công nhân


06:57 - 17/12/2019 
Chuyện tưởng chỉ có trong tiểu phẩm hài lại là thực tế tại Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương, trực thuộc Sở Y tế tỉnh này.
Đáng lưu ý, không chỉ thường xuyên cử nhân viên tạp vụ tham gia đoàn y bác sĩ khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe định kỳ cho công nhân, trung tâm còn thuê “khống” bác sĩ để hợp thức hóa hồ sơ khám bệnh.
“Tôi là nhân viên tp v
Theo quy định, việc khám bệnh, sức khỏe phải được thực hiện bởi các y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề; người ký kết luận trên hồ sơ, bệnh án phải là người có đủ trình độ, thâm niên công tác... Thế nhưng, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, mặc dù bà N.T.K.N không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và không đủ điều kiện để tham gia hoạt động chuyên môn về khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe (gọi tắt là khám bệnh) nhưng thường xuyên được giám đốc Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương (viết tắt Trung tâm SKLĐ-MT) cử tham gia đoàn y, bác sĩ đi “khám bệnh” định kỳ cho công nhân (CN) các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Gần đây nhất, ngày 5.12.2019, bà N. được giám đốc trung tâm cử tham gia đoàn y bác sĩ của trung tâm đi khám bệnh tại một công ty nằm trong KCN VSIP 2 (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương).
Nhiều CN phản ánh, trong quá trình khám bệnh, bà N. mặc blouse trắng, đo mạch, huyết áp cho CN sau đó ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án. Nhiều lần, CN bắt gặp buổi sáng bà N. tham gia đoàn khám bệnh ở công ty xong, buổi chiều về lại trung tâm tiếp tục công việc tạp vụ, dọn dẹp vệ sinh nơi này.
Sáng 16.12, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên liên quan đến vai trò, trách nhiệm của mình tại trung tâm, bà N.T.K.N thừa nhận: “Tôi là nhân viên tạp vụ”.
“Đp chiếu máy X-quang, thuê máy bên ngoài
Bên cạnh cử nhân viên tạp vụ tham gia khám bệnh, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương còn hợp đồng thuê 3 bác sĩ ở ngoài, trả lương hằng tháng để hợp thức hóa hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh, nhưng thực chất những bác sĩ được hợp đồng này không đến trung tâm làm việc; không tham gia các đoàn khám bệnh cho CN ngày nào dù vẫn hưởng lương của trung tâm hằng tháng.
Đáng nói, năm 2008, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương được trang bị 1 máy chụp X-quang mới 100% trị giá hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, máy chụp X-quang của trung tâm bị “đắp chiếu” với lý do “hư hỏng, không hoạt động được”.
Trong khi đó, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương lại hợp đồng thuê máy chụp X-quang của một phòng khám tư nhân ở TX.Thuận An (Bình Dương) để thực hiện việc khám bệnh cho CN tại công ty và khi có người đến khám sức khỏe tại trung tâm này.
Ngày 16.12, PV Thanh Niên đã tiếp xúc với ông Hồ Hoàng Vân, Giám đốc Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương, để làm rõ những vấn đề nêu trên. Ban đầu, ông Vân thừa nhận trung tâm được trang bị máy chụp X-quang và hiện tại không sử dụng. “Có máy X-quang, nhưng nhu cầu sử dụng máy X-quang là rất ít”, ông Vân nói. PV đề nghị ông Vân cho xem phòng và máy chụp X-quang thì ông nói: “Máy đã mang về đâu. Chưa mang về”. Khi PV khẳng định máy X-quang được trang bị từ năm 2008 và hỏi về việc đi thuê máy X-quang ở ngoài (có thể hiện trong kế hoạch phân công công tác) thì ông Vân không trả lời.
Liên quan đến việc cử bà N. nhiều lần tham gia đoàn y bác sĩ thực hiện khám bệnh, PV đặt câu hỏi thì ông Vân liên tục ậm ừ rồi nói nhỏ: “Tôi không trả lời được”. Sau đó, ông Vân đề nghị PV “ra uống trà nói chuyện”. Khi PV từ chối và đề nghị làm việc tại bàn làm việc thì ông này gọi bảo vệ yêu cầu PV ra khỏi trung tâm!?
PV Thanh Niên cũng đã liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương để làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến trung tâm SKLĐ-MT nhưng được hướng dẫn “qua gặp Văn phòng Sở”. PV tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Văn phòng Sở Y tế Bình Dương thì bị từ chối trả lời!
Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương là cơ quan sự nghiệp (tuyến tỉnh) trực thuộc Sở Y tế Bình Dương, được giao nhiệm vụ thực hiện khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; quản lý, đánh giá về vệ sinh môi trường lao động như: khí độc, bụi phóng xạ, tiếng ồn, độ rung… Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện dịch vụ chuyên môn, như: khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe trong công tác tuyển sinh, tuyển dụng lao động cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu. Trung tâm thực hiện khám bệnh, sức khỏe định kỳ tại cơ quan, doanh nghiệp và tại trụ sở trung tâm (P.Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một).


Về ba cái chết liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải


Về ba cái chết liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải

Trong một bài viết đăng trên Blog Bình Luận Án, tác giả đã nêu tên ba người có dính líu đến Hồ Duy Hải, một thanh niên bị kết tội tử hình mặc dù anh kêu oan trong cái chết của hai nữ nhân viên của sở Bưu Điện Cầu Voi tại Long An vào năm 2009. Cả ba người này đều làm việc cho các cơ quan công lực và đều chết bất ngờ trong lúc còn trẻ và khỏe mạnh.
Ba nhân vật chết bất đắc kỳ tử là công an viên Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Cảnh Sát Điều Tra Phạm Văn Tiến, và kiểm sát viên cao cấp Trần Ngọc Lẫm.
Công An viên Nguyễn Thanh Hải chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và Công An xã. Tuy là công an nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm.
Theo lời bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Đạt và đơn kêu oan của luật sư Trần Hồng Phong thì trong tất cả các bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải trong giai đoạn điều tra thì Hải đều nhận tội. Thế nhưng sau khi có kết luận điều tra, luật sư Đạt lần đầu tiên gặp Hồ Duy Hải đã nghe Hải kêu oan cho rằng không giết người nhưng không nói chi tiết.

Khi ra tòa sơ thẩm, lần đầu tiên Hải công khai kêu oan. Trả lời câu hỏi của tòa, nếu không giết người thì sao biết được diễn tiến vụ án. Hồ Duy Hải giải thích là do nghe công an Viên Nguyễn Thanh Hải kể lại. Ngay lập tức, đại diện Viện Kiểm Sát đã lấy ra tờ giấy cam kết của Nguyễn Thanh Hải khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diễn tiến vụ án.
Điều kỳ lạ, bí hiểm ở đây là vì sao Viện Kiểm Sát đoán được Hải sẽ kêu oan và nêu lý do này để chuẩn bị sẵn tờ cam kết của công an viên Thanh Hải? Kỳ lạ hơn nữa là chứng cứ quan trọng này đến nay đã không còn dấu vết.
Khi được tòa hỏi, Hồ Duy Hải đã trả lời, “Bị cáo có nói có nghe ngóng những người đi xem về nói có hai người bị giết chết ở Bưu Điện Cầu Voi. Nghe kể nhân viên của xã Nhị Thành đến bảo vệ hiện trường vụ án nên bị cáo lái xe đến UBND xã Nhị Thành gặp [Thanh] Hải và Hải thuật lại cho bị cáo nghe.”
Điều này có cơ sở vì tại thời điểm ấy Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành, việc dân quân quen biết, nghe công an viên kể chuyện là bình thường.
Người đột tử kế tiếp là Trưởng Phòng Cảnh Sát điều tra Phạm Văn Tiến, phó ban chuyên án. Ông Tiến là người trực tiếp chỉ đạo điều tra án và là người phát ngôn với báo chí. Nhiều bài báo trong thời điểm điều tra đã dẫn nguồn từ thông tin của thượng tá Phạm Văn Tiến. Ông đã tuyên bố quyết tâm phá án là “Cái chết của hai cô gái quá thương tâm. Bằng mọi giá chúng ta phải tìm cho ra hung thủ”.
Trong những biện pháp “bằng mọi giá” ấy có việc làm kỳ lạ là ngay từ sau khi khởi tố vụ án, ngày 1/4/2008, Phòng Cảnh Sát điều tra đã có công văn trưng cầu trực tiếp với đoàn luật sư Long An, yêu cầu đích danh luật sư Võ Thành Quyết làm luật sư chỉ định cho Hồ Duy Hải mà gia đình hoàn toàn không hay biết. Điều này trái với quy tắc hỗ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo là cơ quan tố tụng gởi công văn trưng cầu luật sư đến Trung tâm hỗ trợ pháp lý, trung tâm sẽ giới thiệu luật sư cho gia đình lựa chọn và sau đó Trung tâm mới chuyển yêu cầu đến đoàn luật sư.

Kỳ lạ hơn nữa là thời điểm này, công an điều tra liên tục khám xét nhà Hồ Duy Hải đến mức đào cả nền nhà, vào phòng em gái Hải thu giữ cả nữ trang được mua ở tiệm vàng Ngọc Sương có chứng từ hẳn hoi. Có người hướng dẫn gia đình thuê luật sư Quyết vì ông Quyết nguyên là thủ trưởng tiền nhiệm của Thượng Tá Tiến.
Vào tháng 6, 2008, sau khi gia đình đã ký hợp đồng với ông Quyết, Thượng Tá Tiến đã gọi điện kiểm tra xem gia đình Hải có thật đã thuê luật sư Quyết chưa. Khi gia đình Hải xác nhận đưa ra số hợp đồng thì ngay lập tức việc khám xét chấm dứt. Sau đó, khi gia đình thuê luật sư Đạt bào chữa thì cơ quan điều tra và tòa án vẫn tiếp tục chấp nhận ông Quyết là luật sư chỉ định.
Ông Tiến bị đột tử trong trụ sở cơ quan, ngay trong cuộc họp vào năm 2012. Đây là cái chết bất ngờ, đột ngột, vào đêm trước đó, một cán bộ cấp dưới cùng ông đi nhậu và đưa ông về cho biết ông vẫn khoẻ mạnh bình thường.
Người đột tử cuối cùng là Kiểm Sát Viên cao cấp thuộc Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm, Viện Kiểm Sát Tối Cao tại TP.HCM ông Trần Ngọc Lẫm. Ông này là người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải. Quê tại Thủ Thừa, Long An, ông Lẫm từng làm trưởng phòng kiểm sát kinh tế của Viện Kiểm Sát tỉnh Long An trước khi chuyển về Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm. Ông Lẫm được bạn bè đồng nghiệp quý trọng, là người giỏi nghiệp vụ, sinh hoạt mực thước.

Điều trớ trêu là ông Lẫm không phải người xa lạ mà chính là bạn học của bà Nguyễn Thị Rưỡi (dì ruột Hồ Duy Hải, và bà dì này là người đồng hành với bà Loan, mẹ Hải, đi kêu oan). Theo lời bà Rưỡi, các cựu học sinh cùng học với bà và ông Lẫm hàng năm thường tổ chức họp mặt, bà vẫn thường đi dự. Nhưng từ khi vụ án xảy ra, bà buồn và mặc cảm nên nhiều lần vắng mặt. Gần đây do bạn bè khuyến khích, thúc đẩy bà có đi dự và gặp mặt ông Lẫm nhưng không nhắc đến chuyện vụ án. Nhưng trước khi mất, trong lần đi dự hội thảo ở Hà Nội, ông Lẫm đã điện thoại cho một bạn chung của hai người nhờ nhắn lại bà Rưỡi như sau: “Nói với nó (bà Rưỡi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử.”
Theo người bạn này, ông Lẫm còn khuyên “gia đình hãy theo ông Luật sư Nguyễn Văn Đạt kêu oan đi, ông này giỏi lắm.” Ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, ông Lẫm cũng thừa nhận điều quan trọng là trong vụ án này các cơ quan tố tụng đã bỏ qua hành vi hiếp dâm qua hình ảnh thể hiện trên hiện trường, nhưng điều kỳ lạ là ông không hề kiến nghị hủy án điều tra lại trước tình trạng vi phạm tố tụng nghiêm trọng để sót người lọt tội. Ông Lẫm bị đột tử năm 2013 tại nhà, được xác định là do tai biến mạch máu não.
Hệ lụy cái chết của ông trong vụ án này qua lời nhắn với bà Rưỡi là câu hỏi ai là người xúi ông xử y án tử hành Hồ Duy Hải sẽ mãi mãi không có lời đáp. Phải chăng chính vì lời xúi, áp lực nào đó cần đổ tội cho Hồ Duy Hải mà ông Lẫm đã vượt lên pháp luật chấp nhận bỏ qua chuyện lọt tội hiếp dâm.



Khí Phách Kẻ Sĩ: Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương


Phú quý bất năng dâm.
Bần tiện bất năng di.
Uy vũ bất năng khuất.
Thị vi trượng phu

Khí Phách Kẻ Sĩ: Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương

Thi Bá Vũ Hoàng Chương khí phách cao vời với "Họa Tòng Khẩu xuất”

Thi Bá Vũ Hoàng Chương 
( 1916 - 1976  ) 

Sự nghiệp thi văn sánh thịnh Đường 
Đại bàng thọ nạn chạnh tà dương 
Hai lần nhận giải... ngời cao hiển 
Một cuộc bình thơ... thậm đoạn trường 
Thuở trước văn tai Kim Thánh Thán 
Thời nay thi hoạ Vũ Hoàng Chương 
Tao nhân tự tại trong ngôn ngữ 
Khảng khái... xem thường kẻ bất lương. 
Nguyễn Minh Thanh cẩn tác 

I -Tóm lược tiểu sử:
Vũ Hoàng Chương 
Thi bá VHC người Nam Định, sinh năm 1916. Tốt nghiệp tú tài II năm 1937. Từng theo học Luật, học Toán không thành. Sau đó đi dạy học và làm thơ, viết kịch. Năm 1944 Ông kết hôn với Đinh Thục Oanh là chi ruột của nhà thơ Đinh Hùng.  

Năm 1954, HĐ Geneve Ông di cư vào Nam tiếp tục nghề dạy học tại các trưỡng Chu Văn An, các tư thục....và làm thơ, văn... 
Năm 1959 Ông đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật  toàn quốc với tập thơ Hoa Đăng và đi tham dự hội nghị Thi Ca Quốc Tế taị Bỉ... 
Năm 1972  Ông đoạt giải Văn Chương toàn quốc...lần nữa... 

II - Món quà không nhận: Sau khi VNCH bị Hoa Kỳ bỏ rơi và thất thủ 30 - 4 - 1975, Hà Nội cử Cù Huy Cận ̣, nhà thơ và là BộTrưởng Văn Hoá Thông Tin vào Sài Gòn để dò xét tình hình đồng thời chiêu dụ giới Văn Nghệ sĩ miền Nam hợp tác. Huy Cận đã đến thăm VHC với quà cáp hậu hĩnh. Gồm có:  một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện, một ảnh HCM, nhờ thi sĩ đề tặng mấy câu thơ, ( mục đích lập công, đồng thời có chiêu bài để chiêu dụ giới văn nghệ sĩ miền Nam ). 

Cuộc hội ngộ thân mật sau thời gian dài xa cách, vì hai người đã từng quen biết nhau ở Hà Nội. Song, khi Huy Cận đề nghị Thi Sĩ đề thơ lên ảnh HCM , Ông im lặng không nói, không hứa chi cả. Huy Cận, khi ra về hẹn ba ngày sẽ cho người tới nhận bức hình. Vũ Hoàng Chương cũng chẳng nói chẳng rằng, chỉ mấy lời tiễn bạn mà thôi. 

Sau ba ngày, Huy Cận cho người tới nhận bức hình HCM, và được báo cáo rằng hai tặng vật vẫn y nguyên, và bức ảnh HCM vẫn vậy. Huy Cận rất tức giận, chờ dịp... 

III - Đêm Họp Mặt Văn Nghệ: Hoạ tòng khẩu xuất. 

Khoảng đầu tháng 4 năm 1976, Việt Cộng tổ chức cái gọi là " Đêm Họp Mặt Văn Nghệ " do Thanh Nghị tên VC nằm vùng ( năm 1968 tết Mậu Thân bị động chạy trốn  vô bưng theo cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ), tổ chức. Phía Hà Nội với lực lượng hùng hậu gồm: Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Đình Liên, Hoài Thanh... Phía SàiGòn có Vũ Hoàng Chương..." được mời " tham dự. 

Đề tài thảo luận là 2 câu thơ của Tố Hữu trong bài " Đời đời nhớ Ông " làm để khóc tên đồ tể Staline chết năm 1953: 

"Thương cha thương mẹ thương chồng 
Thương mình thương một thương ông thương mười" 

Lần lượt Thanh Nghị, Huy Cận, Vũ Đình Liên...lên phát biểu. Dĩ nhiên toàn những lời hoa mỹ ca tụng Tố Hữu tên thi nô, trùm văn nghệ lên tới mây xanh. 
Để cho có tính thống nhất và cho có vẻ hài hoà Nam Bắc, Hoài Thanh nhằm vào uy tín lớn của V H C, nên đã tha thiết mời Ông góp ý. Sau nhiều lần từ chối, chẳng đặng đừng... Ông đã phát biểu...   

Dưới đây là lời phát biểu của  VHC: 

[“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao. 

Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh-Nghị thật xác đáng, tôi chịu. Nhưng thơ không phải chỉ có thế. Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ, nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã là thơ phải thực. 

Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việtnam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việtnam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việtnam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không? 

Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu: 

" Yêu biết mấy nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin " 

Chắc chắn là không có một bà mẹ Việtnam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành... Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. 

Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việtnam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm“.  ] 

Cũng theo tg Sông Lô, qua sự phân tích và lý giải của VHC, đám khán thính gỉa Hà Nội đã rất sôi nổi. Có người muốn phản bác lập luận của Ông, nhưng thấy không có chỗ hở, họ bèn đề nghị VHC  nói về " Thi ca " mong có kẽ hở để phê phán bắt bẻ. Ông đã diễn đạt như sau: 

[“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy."] 

[“Tôi xin nhắc ; sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống.”] ( hết trích ) 

Mấy ngày sau cái gọi là " Đêm Họp Mặt Văn Nghệ ", thi sĩ VHC bị bắt và bị đưa vào tù khám lớn Chí Hoà...!!! 

Như vậy là đại hoạ đã đến với Ông. Tuy Ông biết trước nhưng không tránh, không thèm tránh do tâm Liêm sỉ và tính Khí phách cao vời của Ông. Ta thấỳ, trong bài thơ "Vịnh Tranh Gà Lợn " có câu: 

 " Rằng vách có tai, thơ có hoạ ". 
 " Thơ có hoạ ", rõ ràng, chính Ông đã biết trước trong tình thế đương thời rất dễ bị tai hoạ vì thơ, nhưng không lo và không cần tránh. 

Bởi vì, khi Huy Cận đến viếng, nếu Ông muốn đổi màu như con tắc kè, phản suy phù thịnh thiệt là dễ vô cùng. Liêm sỉ của Thi Bá ở chỗ này. 
Riêng về khí phách của Ông đã biểu hiện qua phần phê bình 4 câu thơ của thi nô Tố Hữu và phần thuyết giảng về " Thi ca " đã đề cập ở trên. Và " hoạ tòng khẩu xuất " chính tại nơi đăy...!! 

Ngoài ra, Liêm sỉ, Khí phách của Ông cũng đã thể hiện từ trước qua câu thơ: 

" Lòng lợn âm dương một tấc thành " trong bài " Vịnh Tranh Gà Lợn ". 

Tóm lại, qua bài " Vịnh Tranh Gà Lợn ", tác giả đã biết trước. Biết trước:  " thơ có hoạ " song Ông vẫn " một tấc thành ". Đó là tư cách của kẻ sĩ. 

Ông đã tiêu biểu sáng ngời cho hạng người hiếm thấy: 

- Phú quí bất năng dâm 
- Uy vũ bất năng khuất 

Ông bị bắt ngày 13 - 4 - 1976. Và mất ngày 6 - 9 - 1976 sau khi VC cho về nhà 5 ngày ! 

IV -Thơ của VHC và Thơ hoạ: 
  
Vịnh Tranh Gà Lợn 

Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành, 
Gà lợn om sòm rối bức tranh. 
Rằng vách có tai, thơ có hoạ 
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh. 
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng 
Lòng lợn âm dương một tấc thành. 
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn 
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh. 
Vũ Hoàng Chương 

Xót xa số phần hẩm hiu của một kẻ sĩ tài danh, hậu sinh phụng hoạ bài " VTGL " để ca ngợi liêm sỉ, khí phách của Ông, đồng thời cũng nghiêm mình kính cẩn chào và chúc Ông an lạc nơi cõi vĩnh hằng: 

Thi Bá Vũ Hoàng Chương ( 2 ) 
( Phụng hoạ bài Vịnh Tranh Gà Lợn  ) 

Quốc bại vong nhân phận phải đành 
Thế mà phong thái đẹp như tranh 
Ung dung trước lũ quàng khăn đỏ 
Bình thảng quanh bầy phản áo xanh 
Dẫu biết hoạ tòng trong khẩu xuất 
Vẫn đem lý giải với tâm thành 
Chỉ vì cóc nhảy ngồi bàn độc 
Cưỡi hạc... non Bồng ngắm nguyệt thanh 
Nguyễn Minh Thanh cẩn hoạ 

V - Lời kết : Qua câu chuyện của Thi Bá Vũ Hoàng Chương và Cù Huy Cận, chúng ta thấy có điểm hơi giống chuyện của Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường đời vua Gia Long. 

Trong sự xót xa bậc tài danh tao nhân VHC, một Kẻ Sĩ tiêu biểu trong Văn Học Miền Nam. Hậu sinh kết thúc tiểu truyện bi hùng qua lời đáp khí khái của tiên sinh Ngô Thì Nhậm trước tên ĐTT tiểu tâm: 

" Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu 
Gặp thời thế, thế thời phải thế ". 

Nguyễn Minh Thanh biên soạn


Saturday, December 21, 2019

Người Trung Quốc tràn sang từng đoàn: Dân lo, chính quyền phản ứng chậm!


Người Trung Quốc tràn sang từng đoàn: 
Dân lo, chính quyền phản ứng chậm!
Diễm Thi, RFA
2019-12-20
Dân không tin Trung Quốc!
Chỉ trong 10 ngày, ba đoàn khách Trung Quốc với số lượng từ hàng trăm lên đến vài ngàn sang Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa của riêng họ khiến nhiều người đọc báo ngỡ ngàng. Lý do theo họ chưa bao giờ có hiện tượng như vậy xảy ra. Trong khi đó cơ quan chức năng và chính quyền chỉ có biện pháp khi sự việc dường như đã rồi.
Vụ việc đầu tiên diễn ra hôm 10 tháng 12, hơn 600 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam theo hình thức “tour 0 đồng” qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) sau đó tập trung về thành phố Hạ Long, tụ tập tại Cung Quy hoạch - Hội chợ và Triển lãm tỉnh (Cung Cá heo), để biểu diễn trang phục, ca hát…
Ngày 11 tháng 12, bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Ninh - cho báo chí biết đã đề xuất cho tạm dừng chương trình vì chưa được phép của các cơ quan chức năng.
Trong khi đó, ông Bùi Quang Nam, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Ninh, cho rằng doanh nghiệp chỉ cần gửi văn bản thông báo đến các cơ quan chức năng là được phép tổ chức mà không cần chờ cấp giấy phép hay có ý kiến phản hồi.
Ngày 12 tháng 12, hơn 700 khách du lịch Trung Quốc, chủ yếu là khách nữ, đến Cung Cá heo quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh (thành phố Hạ Long) tụ tập chụp ảnh khiến chính quyền địa phương phải đưa khoảng 30 người đến giám sát.
Hai vụ đó chưa kịp lắng xuống trong công luận thì sáng 20 tháng 12, hơn 2.000 người Trung Quốc di chuyển trên 60 xe khách từ tỉnh Quảng Ninh đến thành phố Hải Phòng để dự tiệc mà dư luận cho rằng họ dự định tổ chức hội thảo tại Trung tâm tiệc cưới Hải Đăng khiến dư luận không khỏi lo ngại.
Theo TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm, thì theo lẽ thường, khi một nước, một tỉnh hoặc một vùng du lịch mà có khách du lịch đến ăn uống, tiêu xài, thuê mướn khách sạn, hội trường… thì đấy là một điều mừng chứ không phải điều lo, nhưng dư luận Việt Nam lại thấy lo ngại trước hiện tượng người Trung Quốc đến Việt Nam ồ ạt vì nhiều lý do. Ông giải thích:
“Thứ nhất là họ ồn ào, mất vệ sinh, hung dữ. Thứ hai là họ đến tuyên truyền những điều không được phép như tuyên truyền về đường lưỡi bò; tuyên truyền lịch sử Việt Nam vốn là từ Trung Quốc tách ra; tuyên truyền Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.”
Tuy dư luận xã hội lo lắng trước hiện tượng này nhưng ông Lê Thế Hùng - Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Quảng Ninh, cho rằng việc hơn 600 du khách qua biểu diễn thời trang tại địa phương này chỉ là buổi sinh hoạt nội bộ của du khách, cũng giống như du khách trong nước đi du lịch thường mặc đồng phục để check-in, sau đó ăn uống, ca hát…
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang, một trong những thành phố có đông khách du lịch Trung Quốc, phân tích lý do vì sao có hiện tượng trên:
“Mình không ở trong ban tổ chức nên mình không biết chắc chắn họ có ý đồ gì không, nhưng tôi nghĩ nó có thể rơi vào mấy trường hợp sau:
Thứ nhất họ coi chuyện đó là bình thường, không vi phạm luật pháp Việt Nam. Thứ hai là họ có sự cố ý. Họ làm vậy để thể hiện người Trung Quốc có quyền làm bất cứ điều gì trên lãnh thổ Việt Nam theo tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Cô Trần Thị Tuyết, nhân viên công ty bảo hiểm Prudential cũng bày tỏ nỗi lo lắng của mình rằng người Trung Quốc họ không bao giờ đối xử tốt với người Việt Nam mà họ chỉ tìm cách hại người Việt Nam từ thực phẩm cho đến chủ quyền quốc gia. Cô nói thêm:
“Người Trung Quốc họ đâu có tốt. Ở bên nước nó mà nó đã xấu rồi thì qua tới Việt Nam mình nó còn xấu tới cỡ nào nữa!”
Chính quyền quản lý lỏng lẻo hay sợ Trung Quốc?
Là một nước lớn lại nằm cạnh Việt Nam, từ hàng ngàn năm qua Trung Quốc lăm le xâm chiếm Việt Nam, coi Việt Nam như một nước chư hầu của mình. Gần nhất là cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.
Chính vì thế, chuyện từng đoàn khách du lịch Trung Quốc hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tụ tập như những ngày qua khiến người dân không thể an lòng. Các cấp chính quyền cũng chỉ giám sát hoặc tạm ngưng các chương trình của họ khi “gạo đã nấu thành cơm” mà không thể ngăn cản ngay từ đầu.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận định:
“Điều đó nói lên Việt Nam rất lỏng lẻo trong vấn đề để người Trung Quốc sang Việt Nam. Thứ nhất là sự lỏng lẻo của hệ thống chính quyền tại các địa phương đó. Thứ hai là không có sự chỉ đạo một cách nhất quán từ trung ương xuống đến địa phương. Thể hiện sự buông lỏng quản lý của cấp trung ương với hiện tượng này.”
Theo lãnh đạo Công an thành phố Hải Phòng và Sở Du lịch thành phố Hải Phòng, sự có mặt của hơn 2.000 khách Trung Quốc như kể trên là hoạt động du lịch bình thường.
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, thật ra chính quyền chỉ lên tiếng khi công luận bức xúc lên tiếng trên báo chí hoặc trên mạng xã hội. Lúc đó họ mới giật mình rồi đổ qua đổ lại. Ông nói tiếp:
“Tôi cũng ở trong bộ máy Nhà nước nhiều năm nên tôi biết. Họ vô tâm lắm, họ chả có ý thức chuyện đó đâu.
Cán bộ cao cấp Việt Nam rất là sợ Bắc Kinh. Nếu làm phật ý Bắc Kinh là có thể bay ghế liền, cho nên hiện tượng người Trung Quốc sang Việt Nam ờ ạt như vậy chỉ có người dân là bức xúc mà thôi chứ cán bộ thì ít, đặc biệt cán bộ cao cấp nhiều khi còn tránh né sợ đụng chạm.”
RFA hỏi chuyện một vài người dân rằng giả sử người Mỹ qua Việt Nam du lịch từng đoàn người đông như vậy và có những hoạt động tương tự các đoàn khách Trung Quốc thì họ có thấy lo lắng không?
Cô Tuyết trả lời không do dự:
“Không! Tôi không thấy lo vì người Mỹ họ qua họ giúp Việt Nam Từ hồi nào giờ tôi chỉ thấy người Trung Quốc là xấu thôi chứ Mỹ thì không!”
Nhà báo Võ Văn Tạo cũng cùng ý kiến. Ông nêu dẫn chứng chiếc tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018. Hải quân Mỹ trong ban nhạc Hạm đội 7 đã có một đêm nhạc sôi động thu hút hàng trăm người dân tham gia tại chân cầu Rồng. Ông nói:
“Không hề lo ngại. Hoan nghênh và vui vẻ là đằng khác. Đó không phải là suy diễn mà là thực tế. Những chiếc tàu hải quân Mỹ đến Đà Nẵng hay Nha Trang tổ chức những sự kiện văn nghệ, người dân đến xem và tham gia vui vẻ. Họ đâu có ghét. Phải nói thẳng tâm lý của người Việt Nam là rất kỵ Trung Quốc.”
Qua mấy vụ vừa rồi, mạng xã hội lan truyền lại bài thơ “Đường sang nước bạn” của Tố Hữu với hai câu:
“Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…”
Tin, bài liên quan


Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang giữa bão luận tội


Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang giữa bão luận tội
·         8 giờ trước
Chủ tịch Hạ viện, Nancy Pelosi, đã gửi thư cho Tổng thống Trump mời ông đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 4/2, giữa cuộc chiến luận tội của hai đảng.
Thông điệp hàng năm có thể được đưa ra trong hoặc ngay sau phiên tòa ở Thượng viện, nơi ông Trump có khả năng được tha bổng.
Ông Trump đã chính thức bị Hạ viện luận tội hôm thứ Tư.
Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói với hãng tin AP rằng ông Trump sẽ bị "luận tội mãi mãi, bất kể Thượng viện làm gì".
Cuộc bỏ phiếu luận tội do Hạ viện cầm trịch diễn ra cách đây hai ngày đã chia rẽ hầu như hoàn toàn đường lối của hai đảng.
Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chưa thỏa thuận được khi nào thì phiên tòa của Thượng viện sẽ diễn ra.
Thư của bà Pelosi viết gì?
Bức thư bà Pelosi gửi ông Trump hôm thứ Sáu bắt đầu với lời nhắc nhở ông Trump về sự "phân chia quyền lực" được ghi trong Hiến pháp Mỹ.
Ba nhánh - tư pháp, hành pháp, và lập pháp -"là các nhánh đồng đẳng đóng vai trò kiểm tra lẫn nhau", bà nói.
"Trên tinh thần tôn trọng Hiến pháp của chúng ta, tôi mời ông đọc Thông điệp Liên bang," bà viết, thêm rằng: "Cảm ơn ông đã quan tâm tới vấn đề này."
Người phát ngôn Nhà Trắng Hogan Gidley nói rằng ông Trump đã chấp nhận lời mời.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa bang Taxas John Cornyn, phản ứng với lời mời bằng hashtag #quánhiềutínhiệulẫnlộn ("#somanymixedsignals").
"Đoán là bà ấy cho rằng ông ấy vẫn sẽ giữ được chức."
Ông Trump đối mặt với hai cáo buộc, hoặc hai điều khoản luận tội: lạm dụng quyền lực bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ chính trị của ông với mục đích giành lợi thế chính trị; và cản trở Quốc hội bằng cách không hợp tác với cuộc điều tra luận tội.
Cáo buộc thứ hai được đưa ra sau khi ông Trump từ chối cho phép các nhân viên Nhà Trắng ra làm chứng, và giữ lại các tài liệu chứng cứ. Đảng Dân chủ buộc tội rằng hành vi vi phạm hiến pháp này đòi hỏi Quốc hội phải giám sát nhánh hành pháp của Nhà Trắng.
Ông Trump nói gì?
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đang tranh cãi về việc phiên tòa Thượng viện nên được tiến hành như thế nào, gây hoài nghi về thời gian nó sẽ diễn ra.
Việc này khiến Tổng thống Trump đăng hàng loạt tweet hôm thứ Năm, cáo buộc rằng đảng Dân chủ không muốn bắt đầu phiên tòa này bởi vì "vụ của họ quá tồi tệ" và yêu cầu phiên tòa bắt đầu ngay lập tức.
Ông Trump viết: "Vậy là sau khi đảng Dân chủ cho tôi không Thủ tục Tố tụng hợp pháp, không luật sư, không nhân chứng, chẳng có bất cứ thứ gì, bây giờ họ muốn bảo Thượng viện mở phiên tòa của họ như thế nào. Thực tế là, họ chẳng có bằng chứng nào, họ sẽ thậm chí không xuất hiện. Họ muốn bỏ cuộc. Tôi muốn một phiên xử ngay lập tức!"
Tổng thống Trump nói rằng đảng Dân chủ đã không muốn nghị sỹ Quốc hội Adam Schiff, người lãnh đạo quá trình luận tội, cha con Biden và người tố giác của CIA - người châm ngòi cho cuộc điều tra luận tội - ra làm chứng.
Đảng Dân chủ lập luận rằng chính đảng Cộng hòa của ông Trump đã chùn bước trước sự xuất hiện của các nhân chứng. Hạ viện cũng mời tổng thống làm chứng trước các nhà điều tra nhưng ông từ chối không tham dự.
Điều gì nữa sẽ diễn ra đầu tháng Hai?
Bài phát biểu vào đêm thứ Ba sẽ diễn ra chỉ một ngày sau khi đảng Dân chủ tổ chức cuộc bỏ phiếu đầu tiên để bầu ra ứng cử viên cho cuộc tranh cử tổng thống 2020.
Bài phát biểu sẽ diễn ra hai ngày sau một sự kiện quan trọng khác. Super Bowl Sunday - cúp vô địch bóng đá Mỹ - sự kiện được xem trên truyền hình nhiều nhất tại Mỹ hàng năm.
Cuối tuần đó, vào thứ Sáu, đảng Dân chủ sẽ tổ chức một cuộc tranh luận ở New Hampshire - một bang bỏ phiếu sớm khác.
Phiên tòa luận tội của Thượng viện lúc đó có thể đã bắt đầu, hoặc đã xong rồi, khi ông Trump đọc bài phát biểu, nhưng ngày chính thức thì chưa được đưa ra trong bối cảnh các nhà hành pháp đang bế tắc.
Tại sao phiên tòa Thượng viện bế tắc?
Để bắt đầu bước tiếp theo, Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát phải gửi điều khoản luận tội cho Thượng viện.
Nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ chối làm vậy cho tới khi các quy tắc của phiên tòa Thượng viện được đảng Dân chủ nhấp nhận.
Lãnh đạo Thượng viện thuộc phe Cộng hòa, ông Mitch McConnell, sẽ quyết định các điều khoản quy định cho phiên xét xử và đảng Dân chủ muốn ông này cung cấp chi tiết về các nhân chứng và lời chứng nào sẽ được cho phép.
Ông này cho tới nay đã từ chối làm vậy. "Chúng tôi vẫn đang bế tắc," ông nói, sau một cuộc họp ngắn với lãnh đạo thiểu số thượng viện của phe Dân chủ, ông Chuck Schumer.
Ông McConnell lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện, với 53 thành viên Cộng hòa trong 100 ghế.
Ông McConnell đã gọi quá trình luận tội là "vội vàng, cẩu thả và không công bằng nhất" trong lịch sử.
Đảng Dân chủ hi vọng việc trì hoãn này sẽ khiến dư luận ủng hộ một phiên tòa đầy đủ hơn và phủ nhận việc ông Trump - tổng thống Mỹ thứ ba bị luận tội - được tha bổng nhanh chóng.
Đảng Dân chủ muốn ít nhất bốn trợ lý Nhà Trắng hiện tại và trước đây, những người nắm rõ vụ việc Ukraine, sẽ ra làm chứng.
Họ nói phiên tòa cần phải công bằng, các thượng nghị sỹ phải đóng vai trò thẩm phán công tâm, và rằng bình luận của ông McConnell chỉ ra rằng ông này không có kế hoạch để làm vậy. Ông này trước đó nói rằng các thượng nghị sỹ Cộng hòa sẽ "cộng tác triệt để" với nhóm của tổng thống.