Vũ Linh: Tin Vắn Trong Tuần (June 13, 2020)
CẬP NHẬT THỐNG KÊ (12/6/2020)
Bị Nhiễm
|
Tỷ Lệ Gia Tăng
(So với tuần trước)
|
Tỷ Lệ
(So
với tổng
số dân)
|
Chết
|
Tỷ Lệ Chết
(So với số nhiễm)
|
Tỷ Lệ Gia Tăng
(So với tuần trước)
|
Khỏi
|
Tỷ Lệ Khỏi
(So với số nhiễm)
|
|
4/4
|
265.506
|
0,08%
|
6.786
|
2,6%
|
11.983
|
4,5%
|
||
11/4
|
501.272
|
+89%
|
0,15%
|
18.664
|
3,7%
|
+75%
|
27.239
|
5,4%
|
18/4
|
690.631
|
+38%
|
0,21%
|
35.944
|
5,1%
|
+92%
|
58.179
|
8,4%
|
25/4
|
903.202
|
+31%
|
0,27%
|
50.952
|
5,6%
|
+41%
|
90.261
|
9,9%
|
2/5
|
1.112.771
|
+23%
|
0,33%
|
64.931
|
5,8%
|
+27%
|
158.029
|
14,2%
|
9/5
|
1.299.912
|
+17%
|
0,39%
|
77.562
|
5,9%
|
+19%
|
219.485
|
17,1%
|
16/5
|
1.481.831
|
+14%
|
0,44%
|
88.391
|
5,9%
|
+14%
|
321.472
|
21,6%
|
23/5
|
1.634.790
|
+10%
|
0,50%
|
97.184
|
5,9%
|
+10%
|
386.081
|
23,6%
|
30/5
|
1.775.525
|
+9%
|
0,54%
|
103.670
|
5,8%
|
+7%
|
501.388
|
28,2%
|
6/6
|
1.936.145
|
+9%
|
0,59%
|
110.699
|
5,7%
|
+7%
|
715.511
|
37,1%
|
13/6
|
2.099.376
|
+8%
|
0,64%
|
116.269
|
5,7%
|
+5%
|
818,235
|
40,0%
|
Chiều hướng chung vẫn như trước, không thay đổi gì nhiều.
Con số người bị nhiễm và chết vẫn còn tăng tuy mức tăng đã giảm nhiều. Trong
khi đó số người khỏi bệnh vẫn tăng rất nhanh, cứ 100 người bị nhiễm thì hiện nay đã có tới 40 người khỏi bệnh và chỉ có 5 người chết.
TIN CORONAVIRUS KHÁC
Ø Số người bị nhiễm vi khuẩn corona đã tăng
mạnh ngay sau lễ Memorial Day 25/5 vừa
qua, vì là dịp dân Mỹ tụ họp mừng lễ với nhau.
Khoảng hơn một tá tiểu bang đã được ghi nhận với số người
bị nhiễm phải vào bệnh viện tăng kỷ lục trong một tuần ngay sau ngày lễ.
Đây là những thống kê trước khi có những vụ biểu tình với
cả trăm ngàn người xuống đường, đứng sát nách nhau hò hét. Chắc chắn trong một
hai tuần tới, ta sẽ thấy số người bị nhiễm gia tăng rất mạnh, tuy chưa biết số
tử vong có tăng theo hay không.
Ø Bác sĩ Fauci đã tỏ ý lạc quan cho rằng tuy
không có gì chắc chắn sẽ có thuốc ngừa hữu hiệu 100% hết, nhưng ông tin đã có từ một đến ba
loại thuốc chích ngừa đang được thử nghiệm với kết quả hết sức khả quan, muộn
lắm là đến giữa mùa thu tới đây, ta sẽ có đầy đủ dữ kiện để xác định có thuốc
hay chưa.
Điều đáng nói là ông Fauci đã cảnh giác nên thận trọng
với những quyết định kiểm soát giá cả thuốc vì việc nghiên cứu và thử nghiệm
rất tốn tiền, việc kiểm soát giá quá gắt sẽ khiến các hãng nghiên cứu không dám
bỏ tiền ra tìm thuốc nữa.
TIN KINH TẾ
Thị trường chứng khoán Mỹ giao động mạnh tuần qua. Đầu
tuần, trong khi Dow tuột dốc thì Nasdaq vượt qua mốc 10.000 điểm, đặc biệt nhờ tin Ngân
Hàng Dự Trữ Liên Bang tiên đoán tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 13%-14% sẽ tuột xuống mức 9,5% cuối năm nay và xuống thêm tới 6,5% năm 2021, trong khi tổng sản lượng GDP năm nay sẽ
giảm 6% nhưng qua năm tới sẽ
tăng ít nhất 3%, xác nhận kinh tế sẽ phục
hồi rất nhanh.
Qua ngày Thứ Năm, cả hai chỉ số đều rớt thảm hại vì có
tin dịch corona đợt hai đã bắt đầu từ lễ Memorial qua các vụ biểu tình khắp
nước. Thứ Sáu, tăng lên lại
chút đỉnh. Tổng kết cho cả tuần, Dow rớt 1.600 điểm, chưa đến nỗi phải ăn
mì gói.
Tình hình có vẻ không lạc quan như NHDTLB tiên đoán vì
yếu tố biểu tình bất chấp cấm cung, cách ly sẽ có hậu quả làm dịch bộc phát
lại.
Cuộc phục hồi hình chữ V có vẻ như hình chữ W thì đúng
hơn.
TIN BIỂU TÌNH
Vụ phản đối bạo hành của cảnh sát đã đẻ ra một phong trào
mới đòi cắt giảm ngân sách cảnh sát -defund the police-, thậm chí còn đi xa hơn
nữa, đòi giải tán các lực lượng cảnh sát luôn.
Quả tình, đây là những đòi hỏi vô lý nếu không muốn nói
là ngu xuẩn nhất. Chỉ vì một cảnh sát viên vô ý thức đã gây ra thảm cảnh một
nghi phạm bị chết không có nghĩa là tất cả các cảnh sát viên đều là cầm thú và
lực lượng cảnh sát phải bị giải tán.
Ấy thế chứ đã có không ít chính khách đủ mỵ dân để nghe
theo những lời kêu gọi quái dị này.
Hội đồng thành phố Minneapolis đã biểu quyết giải tán lực
lượng cảnh sát của thành phố với nửa triệu dân, thủ phủ của tiểu bang Minnesota
này. Các thị trưởng của New York và Los Angeles cũng đã ra lệnh cắt giảm ngân
sách cảnh sát của thành phố để chuyển những cắt giảm đó qua những công tác xã
hội khác của thành phố.
Tuy nhiên cũng đã có những tiếng nói bác bỏ việc cắt giảm
ngân sách cảnh sát, như cụ Biden và tổ chức tranh đấu cho dân da đen NAACP.
Trong khi đó, thành phố San Diego lại biểu quyết gia tăng ngân sách cảnh sát để
bảo vệ thành phố chống biểu tình bạo động cướp phá.
SEATTLE BẠO LOẠN
Một nhóm thanh niên cấp tiến cực đoan đã xông vào chiếm
tòa thị sảnh thành phố Seattle, đòi thị trưởng từ chức, ít ngày sau khi đã chiếm
một khu phố và thành lập ‘biệt khu tự trị’ gọi là Capitol Hill Autonomous Zone
– CHAZ.
Chính quyền Seattle đang bối rối không biết phải làm gì,
cho đến bây giờ đã hoàn toàn bất lực và bất động.
Có tin đã xẩy ra nhiều bạo động như cướp của, giết người, hãm hiếp xẩy ra, nhưng cảnh sát đã bó tay không can thiệp được.
Có tin đã xẩy ra nhiều bạo động như cướp của, giết người, hãm hiếp xẩy ra, nhưng cảnh sát đã bó tay không can thiệp được.
TIN TRANH CỬ
Ø Đại hội đảng CH được chuyển về Jacksonville,
thủ phủ tiểu bang Florida. Thật ra, chỉ là ngày cuối của đại hội, khi TT Trump
đọc diễn văn nhận đề cử của đảng CH. Một vài phần của đại hội vẫn được giữ tại
Charlotte, tiểu bang North Carolina vì đã có hợp đồng giữa đảng CH và thành phố
rồi. Một vài sinh hoạt khác của đại hội sẽ được tổ chức tại một vài địa điểm
khác chưa được thông báo. Nói cách khác, đại hội năm nay sẽ được chia thành
nhiều phần, tổ chức tại nhiều thành phố và tiểu bang khác nhau để giới hạn số
người tham dự trong khoảng 15-20.000 người thay vì 50.000 người tập trung trong
một hội trường lớn.
Ø CNN cho
biết thăm dò mới nhất của họ cho thấy TT Trump đại bại, thua cụ Biden tới 14 điểm, nghĩa là vô phương tiếp tục ngồi trong
Tòa Bạch Ốc. Cụ Biden sẽ hạ TT Trump 55%-41%. Cách biệt 14 điểm này cao gấp hai lần tỷ lệ cách biệt 7 điểm dựa trên trung bình thăm dò của
nhiều cơ quan thăm dò.
Theo CNN, tỷ lệ hậu thuẫn của TT Trump rớt xuống 38%, mức thấp nhất chưa từng thấy của ông.
Ông Doug Schoen, chuyên gia thăm dò của TT Clinton đã
nhận định thăm dò của CNN không chính xác vì số cử tri DC được tham khảo quá
nhiều so với số cử tri CH. Theo ông Schoen, 32% người được hỏi ý là cử tri DC trong khi chỉ có 25% là cử tri CH. Trên thực tế, số người
ghi danh DC nhiều hơn số người theo CH, nhưng chỉ là hơn khoảng 2% thôi chứ không thể nào tới 7% như CNN ước đoán. Hơn nữa, CNN đã không tính
yếu tố cử tri CH hăng hái đi bầu hơn tuy không ồn ào. Kết quả các cuộc bầu sơ
bộ mới đây cho thấy dù TT Trump độc tấu, cử tri CH không cần đi bầu nữa, nhưng
số phiếu của ông vẫn hơn tổng số phiếu của hai cụ Biden và Sanders cộng lại.
Ø Trong khi đó thì một thăm dò của Morning
Consult cho thấy những kết quả khác hẳn, theo đó thì 71% dân Mỹ ủng hộ ý kiến của TT Trump mang
Vệ Binh Quốc Gia ra dẹp cướp bóc, 58% ủng
hộ việc mang quân đội như lính dù ra nếu cần thiết.
Con số quan trọng nhất là có tới 67% tức là 2/3 phụ nữ ủng hộ việc mang VBQG vào cuộc.
Đây là khối cử tri hết sức quan trọng của đảng DC. Mất khối này thì cụ Biden vô
vọng.
Theo nhiều chuyên gia, tình hình rối loạn hiện nay làm
nhiều người nhớ lại năm đại loạn 1968.
Khi đó, nước Mỹ trực diện với những cuộc biểu tình ồn ào mỗi ngày của đám gọi
là ‘phản chiến’, đã vậy lại bị hai vụ đại nạn là ông Robert Kennedy và mục sư
Martin Luther King bị ám sát chết. Mục sư King khi đó được khối da đen coi như
Thánh Sống. Cái chết của ông đã khiến dân da đen nổi loạn đốt phá, cướp bóc
trong hai tuần liền trên khoảng gần 50 thành phố lớn nhất, khiến VBQG được huy động trên
toàn quốc để dẹp loạn.
Kết quả, ông ‘diều hâu’ Nixon, người chủ trương mạnh tay,
đã đắc cử tổng thống, hạ đương kim PTT Humphrey chủ trương vuốt ve khối da đen.
TT Nixon cho rằng ông đã được hậu thuẫn mạnh của khối ông gọi là “đa số thầm
lặng” -silent majority.
Hiện nay, TT Trump cũng có vẻ trông cậy vào khối đa số
thầm lặng này trong khi TTDC và DC lo bắc loa cho khối thiểu số cấp tiến chống
đối cực ồn ào.
CH CHỐNG TRUMP
Báo phe ta New York Times loan tin môt số chính khách tên
tuổi của đảng CH đã cho biết sẽ ủng hộ cụ Biden chống lại TT Trump. NYT nêu
đích danh cựu TT Bush con, TNS Romney và tướng Colin Powell, cựu tổng tham mưu
trưởng quân lực Mỹ và cựu ngoại trưởng.
Ngay sau đó, văn phòng TT Bush con cho biết đây là fake
news vì TT Bush con chưa hề tuyên bố sẽ ủng hộ cụ Biden. Ông cho biết trong tư
cách cựu tổng thống, ông muốn đứng ngoài những tranh chấp đảng phái và sẽ không
tuyên bố ủng hộ hay chống ai hết. Năm 2016, ông Bush con cũng đã có lập trường tương tự, không ủng hộ
ông Trump cũng không ủng hộ bà Hillary, không đi bầu luôn.
TNS Romney chưa lên tiếng.
Tướng Colin Powell thì đã công khai xác nhận ông sẽ bỏ
phiếu cho cụ Biden. Đến giờ này, mỗi lần viết về tướng Powell là TTDC luôn luôn
nhấn mạnh ông này là đảng viên trung kiên của đảng CH. Thật ra điều này sai.
Trước đây, các tổng thống CH Reagan, Bush cha và Bush con đều trọng dụng tướng
Powell, không hẳn vì ông này là CH hay có biệt tài ghê gớm gì, mà chỉ vì họ
muốn cho thiên hạ thấy CH không kỳ thị, rất trọng vọng một ông tướng da đen, và
ông Powell đã đáp lễ lại bằng cách bầu cho mấy ông tổng thống CH này.
Nhưng sau này, tướng Powell bị thất sủng dưới thời TT
Bush con vì thảm họa Iraq, bị TT Bush giải nhiệm, bổ nhiệm bà Condoleezza Rice
thay thế làm ngoại trưởng. Ông Powell thay áo đổi quần ngay, từ đó đến nay đã
ủng hộ ông Obama hai lần, ủng hộ bà Hillary một lần và bây giờ ủng hộ cụ Biden.
Từ hơn cả chục năm nay, không ai có thể nói tướng Powell là CH được hết.
NEW YORK TIMES VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN
Chị cả của TTDC Mỹ, báo New York Times đã gặp khủng hoảng
nội bộ lớn. Cách đây hơn một tuần, NYT đăng một bài viết của một thượng nghị sĩ
CH, ông Tom Cotton, trong đó đại khái ông kêu gọi TT Trump phải mạnh tay đối
phó với loạn cướp của đốt phá tài sản của dân. Đăng trong trang ‘Opinions’, tức
là trang ý kiến đủ chiều của khách.
Bài viết của ông Cotton bị độc giả của NYT phản đối mạnh
vì hầu hết độc giả của NYT đều là thành phần cấp tiến nhất, không muốn đọc bài
viết của một ông nghị sĩ CH bảo thủ trên NYT.
Ông James Bennett, chủ bút của trang Opinions, viết bài
biện minh cho quyết định của mình, nhưng lại xuyên tạc. TNS Cotton viết cần
phải coi việc huy động quân đội chính quy, như sư đoàn dù 101 như một biện pháp dự phòng trong trường
hợp cảnh sát, rồi Vệ Binh Quốc Gia đều thất
bại không chặn được cướp phá; nhưng ông Bennett lại viết như ông Cotton cổ võ
phải dùng sư đoàn dù ngay. Bị ông Cotton phản đối, tố NYT xuyên tạc ngay.
Nhưng đó chỉ mới là vấn đề đầu tiên và tương đối nhỏ của
ông Bennett. Ngay sau đó, ngoài một số độc giả chu chéo, một số lớn ký giả, nhà
báo, bỉnh bút của NYT cũng phản đối mạnh luôn.
Hội đồng chủ biên của NYT lạnh cẳng, ra thông cáo không
nhìn nhận bài của ông Cotton vì “không đáp ứng tiêu chuẩn của NYT”, rồi sa thải
ông Bennett luôn.
NYT hiển nhiên đã bị khống chế bởi nhóm nhà báo trẻ cấp
tiến cực đoan nhất và coi như đã mất hết uy tín của một cơ quan thông tin trung
thực lớn, mà đã biến thành công cụ chiến tranh chính trị của khối cấp tiến cực
đoan.
Bà Jill Abramson, cựu chủ bút -executive editor- của NYT
hồi tháng Chạp 2018 đã từng phát hành một
cuốn sách nổi đình nổi đám tên là Merchants of Truth công khai tố giác NYT đã
bị nhóm nhà báo trẻ cấp tiến ‘đảo chánh’ chiếm quyền định đoạt đường hướng của
NYT.
TỐI CAO PHÁP VIỆN MICHIGAN VÀ LỆNH CẤM KINH DOANH
Trong một vụ kiện mang nhiều ý nghĩa, Tối Cao Pháp Viện
tiểu bang Michigan đã đứng về phiá một ông chủ tiệm hớt tóc chống lại thống đốc
tiểu bang.
Ông chủ tiệm hớt tóc Karl Manke đã quyết định mở cửa tiệm
bất chấp lệnh đóng cửa của bà thống đốc Withmer như một biện pháp chống dịch.
Ông Manke vì cãi lệnh, đã bị cảnh sát đến đóng cửa hai lần và bị thu hồi giấy
phép hành nghề. Ông đâm đơn kiện. Ông thua kiện, rồi lên đến tòa kháng án tiểu
bang. Lại thua nữa khi tòa kháng án đồng tình với thống đốc.
Rồi lên tới TCPV, và ở đây, phán quyết của tòa kháng án
bị cho là vi phạm thủ tục pháp lý, không tôn trọng luật pháp mà là quyết định
theo hoảng loạn chung. Nói cách khác, việc cấm ông chủ tiệm hớt tóc có thể có
lý do chính đáng để chống dịch, nhưng đã không được dựa trên căn bản pháp lý,
nghĩa là quyết định cấm cung của thống đốc đã không có căn bản pháp lý. Theo
TCPV Michigan, tòa chỉ có thể lấy phán quyết dựa trên luật pháp hiện hành thôi.
Michigan là tiểu bang thứ hai mà TCPV cho rằng thống đốc
không có quyền ra lệnh cấm cung tất cả khơi khơi như vậy. Tiểu bang đầu tiên là
Wisconsin đã có phán quyết tương tự cách đây khoảng một tháng.
MINNEAPOLIS HỦY BỎ CẢNH SÁT
Hội đồng thành phố Minneapolis, là nơi mà cảnh sát đã
giết chết anh da đen George Floyd, đã ‘nhất trí’ biểu quyết 9-0 giải tán lực lượng cảnh sát của thành
phố, thay thế vào đó, sẽ thành lập những tổ chức thiện nguyện cộng đồng để giữ
an ninh trật tự cho thành phố.
Tuy nhiên thị trưởng DC của Minneapolis đã cho biết đây
là quyết định ngớ ngẩn thiếu suy nghĩ nhất và ông đã tuyên bố sẽ không chấp
hành quyết nghị này.
Chưa rõ trong tình trạng này, luật tiểu bang Minnesota
như thế nào.
ĐẢNG DC THÚI ÙM
Bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và một đám lãnh đạo DC
kể cả ông Schumer, lãnh tụ khối thiểu số DC tại Thượng Viện đã đến họp tại quốc
hội, nhưng trước khi vào họp, tất cả đã quỳ một chân xuống đất theo gương anh
cầu thủ football da đen Kaepernick, quỳ 8 phút 46 giây, là thời gian anh cảnh sát chặn cổ anh
Floyd, chẳng hiểu để cầu nguyện cho anh da đen Floyd bị chết hay để cầu xin cho
anh cảnh sát đi tù rục xương. Chỉ biết tất cả đã đeo khăn quàng cổ xì-tin rằn
ri đủ màu kiểu Phi Châu cho hợp thời trang nịnh dân da đen hiện thời.
Nịnh hay không thì không biết, chỉ biết ngay sau đó, một
vài nhân sĩ da đen như nhà văn Obianuju Ekeocha đã mau mắn công kích các lãnh tụ DC đã
coi dân Phi Châu như đám con nít, chỉ cần khoác cái khăn quàng màu mè kiểu Phi
Châu là dân Phi sẽ phủ phục sát đất. Ông nhà văn cho biết mỗi màu đều có ý
nghĩa của nó theo văn hoá từng vùng của Phi Châu. Nôm na ra, ông nhà văn này
giải thích mỗi vùng của Phi Châu có văn hóa riêng, mỗi màu mang ý nghĩa riêng,
nhưng đám chính khách DC mỵ dân này hoàn toàn mù tịt, cứ tưởng dân đen chỉ
thích màu mè.
Một chuyên gia gốc Ghana tại Đại Học Oxford, công kích “Tổ
tiên chúng tôi không sáng tạo ra những màu đó để các chính khách Mỹ bây giờ
dùng để tự quảng cáo vì nhu cầu chính trị”.
Phần lớn các khăn quàng này đã được thiết kế dựa trên
những màu trên quốc kỳ của Nam Phi -South Africa-, có thể chẳng liên quan
gì đến nhiều sắc dân hay bộ lạc Phi Châu khác ở trung Phi hay bắc Phi.
HỒ LY VỌNG RÉT
Công ty phim ảnh trên cáp HBO nhìn những cuộc biểu tình
bạo loạn của dân da đen đã rét, thu hồi không cho chiếu phim Cuốn Theo Chiều
Gió -Gone With The Wind trên đài HBO nữa.
Phim này có thể được coi như một trong những tuyệt tác
hay nhất lịch sử phim ảnh thế giới, đã được cả trăm triệu người coi, từ thế hệ
này tới thế hệ khác. Nhưng chỉ vì phim chiếu nhiều cảnh dân da đen là nô lệ, có
vẻ không hợp thời trang phải đạo chính trị cấp tiến nên HBO không dám cho chiếu
nữa.
Bà tài tử da đen Whoopi Goldberg, thuộc hạng cấp tiến cực
đoan, cũng đã phải lên tiếng than phiền là HBO đã đi quá xa.
Chính sách kiểm duyệt tin tức, phim ảnh, sách vở, văn hoá
trước đây là chuyện tuyệt đối không có trên xứ Mỹ này, nhưng bây giờ thì càng
ngày càng lan rộn, qua luôn các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook,
Twitter, YouTube,…