Saturday, February 20, 2016

Bộ Tư pháp Mỹ phản pháo tuyên bố của Apple về việc tiếp cận điện thoại

Bộ Tư pháp Mỹ phản pháo tuyên bố của Apple về việc tiếp cận điện thoại
20.02.2016
Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu một thẩm phán ngay lập tức ra lệnh cho Apple tuân hành lệnh của tòa án buộc công ty này mở khóa điện thoại iPhone được sử dụng bởi một trong những tay súng trong vụ tấn công ở thành phố San Bernardino vào năm ngoái.
Trong một đề nghị được trình lên hôm thứ Sáu, các công tố viên đưa ra phản ứng gay gắt đối với tuyên bố công khai của giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, người nói rằng công ty sẽ thách thức lệnh cấm của tòa án để bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng
"Thay vì hỗ trợ nỗ lực điều tra vụ tấn công khủng bố chết người ... Apple đáp lại bằng cách công khai bác bỏ lệnh đó," các công tố viên viết.
Các công tố viên nói rằng việc Apple từ chối giúp chính phủ mở khóa điện thoại "dường như dựa trên lo ngại của họ về mô hình kinh doanh và chiến lược quảng bá thương hiệu của họ tới công chúng."
"Không phải như tuyên bố công khai của Apple, lệnh này không yêu cầu Apple tạo ra hoặc cung cấp một 'cửa sau' để thâm nhập mỗi một điện thoại iPhone," các công tố viên nói thêm.
Apple lập luận rằng phần mềm mà Cục Điều tra Liên bang đang tìm cách có được trên thực tế sẽ đóng vai trò như cái gọi là "cửa sau" có thể được dùng để làm suy yếu những biện pháp bảo mật của iPhone.
Một phiên tòa nghe luận chứng mới trong vụ việc được ấn định vào ngày 22 tháng 3, theo đề nghị hôm thứ Sáu. Những luật sư của Apple dự kiến sẽ đệ trình hồi đáp chính thức của họ đối với lệnh của tòa án trước cuối tuần tới.
Apple tăng cường mã hóa điện thoại của mình vào năm 2014 trong bối công chúng lo ngại về quyền riêng tư kỹ thuật số. Chính phủ trước đây đã phàn nàn rằng những biện pháp bảo mật cao hơn làm cho những cuộc điều tra hình sự và an ninh quốc gia trở nên khó khăn hơn.



Apple phát động hệ thống trả tiền di động ở Trung Quốc

Apple phát động hệ thống trả tiền di động ở Trung Quốc
20.02.2016
Apple Pay, hệ thống trả tiền di động của công ty Apple đã gia nhập thị trường ở Trung Quốc, trong cuộc tiến chiếm thị trường đầu tiên ở châu Á. Apple sẽ tham gia thị trường Trung Quốc với sự hợp tác của UnionPay, một dịch vụ giao dịch bằng thẻ tín dụng và thẻ lấy tiến được sự hỗ trợ của 19 ngân hàng địa phương.
Thỏa thuận này là độc nhất vô nhị bởi vì nó sẽ giúp Apple trở thành một công ty đóng vai trò chính trong thị trường chi trả di động khổng lồ của Trung Quốc và thách thức 2 thương hiệu lớn khác của địa phương là Alipay của Alibaba và WeChat Wallet, một sàn giao dịch truyền thông xã hội của Tencent.
Người thắng cuộc thực sự
Hơn cả Apple, chính các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc mới được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận mới này. Các ngân hàng quốc gia trong nước, kể cả Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc, đang phải gánh chịu thiệt hại do các hệ thống chi trả Alipay và WeChat đang bành trướng nhanh vào lúc hàng triệu người Trung Quốc thích dùng các sàn giao dịch này hơn thay vì dùng thẻ ngân hàng.
Bà Trần Lâm, phó giáo sư về tiếp thị tại trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc –châu Âu ở Thượng Hải, nói: “Đây là một cách tốt để chính phủ cứu các ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng nhà nước lo ngại bởi vì Alibaba và WeChat đang tham gia thị trường tài chính với nhiều tham vọng. Các ngân hàng này hiện đang chống lại Apple Pay.”
Bà chỉ ra rằng hợp tác với Apple Pay còn giúp các ngân hàng Trung Quốc mở rộng thế đứng trong thị trường toàn cầu.
Quyết định của chính phủ mở cửa cho Apple Pay cũng đã gây vài bất ngờ, bởi vì theo các tin tức của giới truyền thông nhà nước hồi năm ngoái, đảng Cộng sản đã yêu cầu các giới chức chính phủ không được sử dụng iPhone. Apple Pay đòi hỏi phải có iPhone6 mới nhất và các kiểu tân tiến hơn.
Các quan ngại về mã hóa
Việc Apple Pay gia nhập thị trường Trung Quốc cũng diễn ra vào một thời điểm công ty này đang chống lại các cố gắng của nhân viên điều tra chính phủ Hoa Kỳ, đòi đại công ty kỹ thuật toàn cầu này giúp phá mật mã iPhone trong cuộc điều tra vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino, California.
Nghe nói nhà chức trách Trung Quốc đang theo dõi xem Apple ứng xử ra sao trong cuộc chiến chống lại chính phủ Hoa Kỳ. Năm ngoái, truyền thông nhà nước ở Trung Quốc tường thuật rằng đại công ty kỹ thuật Apple đã trở thành công ty nước ngoài đầu tiên đồng ý với những cuộc kiểm tra an ninh internet.
Bà Trần nói, “Nếu Apple tiết lộ thông tin cho chính phủ Hoa Kỳ thì chính phủ Trung Quốc sẽ rất lo ngại và điều này có thể ảnh hưởng đến các triển vọng lâu dài của Apple ở Trung Quốc.”
Nhưng bà Trần nói thêm, “vấn đề thực sự là Apple sẽ phản ứng ra sao nếu chính phủ Trung Quốc yêu cầu một thông tin tương tự?”
Ông Ernie Diaz, tham vấn làm việc cho tạp chí China Digital Review nói: “Trước thỏa thuận, Trung Quốc chắc đã yêu cầu nhu liệu của Apple phải an toàn và mạnh đủ để bảo vệ thông tin về các giao dịch ở địa phương. Đây có thể là một phần của lý do vì sao Apple chống lại các cố gắng của chính phủ Hoa Kỳ đòi tiếp cận nhu liệu của công ty.”


Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17 tháng 2

Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17 tháng 2
·         17 tháng 2 2016
Nhân kỷ niệm cuộc chiến 1979, BBC tổng hợp lại một số tư liệu tiếng Anh về bối cảnh và bài học của cuộc xung đột này:Image copyrightBBC World Service
Sau chiến thắng 1975, miền Bắc Việt Nam đã chọn ưu tiên chiến lược là Liên Xô xa xôi và xa dần kẻ thù lịch sử, láng giềng Trung Quốc, theo bài trên Bách khoa Toàn thư Anh Quốc, Britannica, mục về Việt Nam.
"Với thành công nhanh chóng trong chiến dịch bài Hoa, đuổi đi giới thương nhân gốc Hoa, Việt Nam còn mở vịnh Cam Ranh cho hải quân Liên Xô vào, và ký kết Hiệp ước hữu nghị với Moscow.
"Quân đội Việt Nam cũng đã xâm chiếm Campuchia để trục xuất quân Khmer Đỏ.
"Rất sớm sau khi Đặng Tiểu Bình có chuyến thăm được ca ngợi tới Mỹ, Bắc Kinh đã tuyên bố ý định trừng phạt Việt Nam vào tháng 2 năm 1979."
Reg Grant, trong một cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam đã đặt xung đột Trung - Việt vào nhóm các cuộc chiến mới nảy sinh ở vùng Đông Dương sau 1975.
Cuộc chiến Biên giới 1979 là hệ quả của chiến tranh Campuchia, khi xung đột nhỏ lẻ ở vùng biên giới với Việt Nam nổ ra vì các cuộc tập kích của Khmer Đỏ.
Hai
Theo tác giả này, các diễn biến ở biên giới khiến Việt Nam "đưa quân xâm lược Campuchia toàn diện vào Giáng Sinh 1978, và đến 7/01/1979 thì chiếm Phnom Penh và thiết lập một chính phủ mới".
"Quân Khmer Đỏ bị đẩy ra khỏi các đô thị và tiếp tục quấy nhiễu quân Việt Nam ở các tuyến dọc biên giới Thái Lan."
"Trung Quốc là nước hỗ trợ chính cho chế độ Pol Pot. Ngày 17/02/1979, Trung Quốc tung quân xâm lược Việt Nam. Họ không muốn chiếm nước này mà chỉ muốn ngăn sự hung hãn của Việt Nam."
"Nhưng quân Trung Quốc không thể nào tiến được trước sức chống trả bền bỉ của phía Việt Nam và đến ngày 6/3/1979, họ phải rút quân về."
Các bên cùng thất bại
Theo Britannica, cuộc chiến Trung - Việt diễn ra khi Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, đã ủng hộ Trung Quốc, một phần vì dư âm của sự thù ghét với Bắc Việt sau chiến tranh.
Liên Xô đáp trả với lời đe dọa chống lại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng không thắng được lực lượng dân quân biên giới của Việt Nam.
Sau ba tuần với những trận giao tranh dữ dội, Việt Nam tuyên bố gây ra con số 45,000 thương vong cho phía Trung Quốc và Trung Quốc đã rút quân.
Chính sách của Mỹ đem lại hậu quả tiêu cực.
"Uy tín quân đội chính quy của Trung Quốc bị phá tan, Campuchia vẫn ở lại trong phe Liên Xô-Việt Nam, và các chiến thuật sử dụng lá bài Trung Quốc của Hoa Kỳ trở nên vô duyên," Britannica viết.
Với Trung Quốc, một mục tiêu của việc phát động cuộc chiến đánh vào đồng minh của Liên Xô còn là nhằm để chia rẽ Washington và Moscow.
Nhưng trái với mong đợi của Bắc Kinh, chiến tranh biên giới Việt-Trung cũng không ngăn được cuộc gặp Mỹ- Xô được lên kế hoạch từ trước đó, cũng như việc kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược lần thứ hai (SALT II).
Đàm phán đã đi đến thỏa thuận ở Vladivostok và cuối cùng hai bên cũng đi đến bản Hiệp ước dự thảo.
Quá trình hòa hoãn Liên Xô và Mỹ chỉ ngưng lại khi Moscow đưa quân vào Afghanistan, bắt đầu một cuộc dính líu quân sự mới cho tới khi Liên Xô tan rã.
Còn Hà Nội sau cuộc chiến lại càng phụ thuộc vào Moscow cho tới khi Liên Xô sụp đổ, với các hệ luỵ về thể chế cho nước Việt Nam cộng sản.
Bài học cho Trung Quốc
Riêng với Trung Quốc, đây là cuộc chiến lớn nhất về mặt quân sự kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
Và bài học Bắc Kinh có thể rút ra thì rất nhiều, theo một tác giả gốc Trung Quốc, Zhang Xiaoming.
Trong bài trên The China Quarterly 2005, ông xác định qua các tài liệu Trung Quốc rằng Đặng Tiểu Bình là nhà lãnh đạo cổ vũ cho chuyện tấn công để "dạy cho Việt Nam một bài học".
Dù Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, gồm cả Hoa Quốc Phong không phản đối, nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc cũng không hoàn toàn đồng thuận về cách dùng quân của ông Đặng.
Rốt cuộc, người ủng hộ rõ nhất cho Đặng là Trần Vân, nhân vật kỳ cựu trong Đảng.
Nhưng Zhang Xiaoming cho rằng chính Trung Quốc "mới là bên nhận một bài học".
Ông Đặng bỏ qua cơ chế chỉ huy bình thường, và trực tiếp giao cho Hứa Thế Hữu tấn công từ phía Đông (Quảng Tây), và điều động Dương Đắc Chí, từ quân khu Vũ Hán (miền Trung Trung Quốc) xuống chỉ huy cánh quân phía Tây từ Vân Nam đánh vào Việt Nam.
Ông Đặng, bắt chước Mao Trạch Đông, đã trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến và chỉ 'tham vấn trước' với một số nhân vật lão thành trước khi đưa ra một cuộc họp kéo dài 5 tiếng ở Bộ Chính trị.
Ông cũng bỏ qua vai trò của tư lệnh quân khu Côn Minh, tướng Vương Tất Thành.
Quyết định này của Đặng Tiểu Bình có hệ quả nghiêm trọng cho quân Trung Quốc: vì thiếu phối hợp hai cánh quân, họ bị tổn thất nặng nề, theo Zhang Xiaoming.
Đến giữa tháng 1/1979, chừng 320 nghìn quân Trung Quốc đã tập kết ở các tuyến dọc biên giới Việt Nam.
'Dùng dao mổ trâu chém gà'
"Cách dụng binh của Hứa Thế Hữu là "dùng dao mổ trâu chém gà" (niudao shaji - ngưu đao sát kê) tấn công tổng lực và toàn diện vào mọi điểm phòng vệ của Việt Nam."
Mục tiêu của chiến dịch "phản kích tự vệ" - cách Trung Quốc chuẩn bị dư luận trong và ngoài nước về cuộc xâm lăng - là nhanh chóng "tiêu hao sinh lực địch".
Trung Quốc đưa 9 quân đoàn đánh xuyên biên giới và huy động cả hơn 200 nghìn dân Quảng Tây phục vụ chiến dịch, trong đó 26 nghìn dân quân tham chiến trực tiếp, theo Zhang Xiaoming.
Tại một số mặt trận như ở Cao Bằng, tỷ lệ quân Trung Quốc so với lực lượng Việt Nam là 8:1.
Nhưng tổn thất của phía Trung Quốc là rất lớn.
Bài của Zhang Xiaoming nhắc lại rằng Trung Quốc từng nói họ giết và làm bị thương 57,000 quân Việt Nam, còn Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời gian đó nói họ giết và làm bị thương 42,000 quân Trung Quốc.
Nhưng theo tác giả này, các nghiên cứu được cập nhật (cho đến 2005) tin rằng số quân Giải phóng Nhân dân TQ bị giết trong cuộc chiến là 25 nghìn, và số bị thương là 37 nghìn.
Ngay cả con số Bắc Kinh thừa nhận (6700 tử sĩ và 15000 thương binh) cũng đưa số thương vong lên 21 nghìn, trên tổng quân số chừng 300 nghìn tham chiến, một tỷ lệ rất cao.
Trung Quốc đã tổng kết, rút ra nhiều bài học về chiến thuật, về thông tin liên lạc, vũ khí.
Dù vậy, Zhang Xiaoming cho rằng vẫn có một bài học Trung Quốc chưa rút ra từ cuộc chiến với Việt Nam.
"Vì bị ảnh hưởng của tư tưởng Mao, coi chiến tranh là 'sự nối dài của mục tiêu chính trị', Trung Quốc vẫn chưa đánh giá lại xác đáng về chiến thắng hay thất bại nhìn từ góc độ quân sự thuần tuý."
Cuộc chiến 1979, nhìn từ phía Trung Quốc, là cách Bắc Kinh phản ứng lại sự bành trướng ra Đông Nam Á của Hà Nội, và cũng là cách ngăn chặn tham vọng toàn cầu của Moscow, theo Zhang Xiaoming.
Và đây có thể là bài học lớn nhất cho các quốc gia trong vùng đang tiếp tục có các tranh chấp trong một bối cảnh địa chính trị mới như ngày nay.


Friday, February 19, 2016

Cái Gai Bắc Hàn



Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 160217

Nằm trong bộ não của các cường quốc   

Bất chấp phản ứng của quốc tế, việc Bắc Hàn lặng lẽ rồi ồn ào tiến hành kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm cho thấy một mối nguy khác tại khu vực Đông Á.

Sau bài “Bắc Hàn Cộng Sản Muốn Gì?” trên cột báo tuần trước, kỳ này Hồ Sơ Người-Việt tìm hiểu tiếp về mối nguy xuất phát từ Bắc Hàn. Sự kiện đáng ghi nhớ là từ ba chục năm trước, trong khi Trung Cộng khởi sự cải cách kinh tế, chế độ Cộng sản Bắc Hàn đã kín đáo thực hiện kế hoạch này. Sau đấy, Bình Nhưỡng không còn che giấu chủ đích, bất kể tới việc bị các nước trừng phạt, phong tỏa tài chánh, cô lập, đe dọa quân sự và cả chiêu dụ viện trợ hay việc Nam Hàn kêu gọi hòa giải và hợp tác để cải cách kinh tế. Ngần ấy biện pháp cứng rắn hay ôn hòa, dọa hay dụ, đếu thất bại. Đầu năm nay, Bắc Hàn thử nghiệm võ khí hạch tâm lần thứ tư và vào ngày Tết Nguyên Đán còn phóng hỏa tiễn tầm xa để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo.

Có khi thành công về kỹ thuật, có khi thất bại, Bắc Hàn vẫn kiên trì khẳng định ý chí trở thành một cường quốc quân sự có loại võ khí tuyệt đối. Vì sao?

Vì sự dung túng của Trung Cộng khi Bắc Kinh cũng thiết trí hỏa tiễn trên các đảo nhân tạo mà ngang nhiên họ chiếm đoạt của xứ khác tại vùng quần đảo Hòang Sa và Trường Sa? Hay vì Bắc Hàn thấy Hoa Kỳ đang hòa giải với hai chế độ hung đồ là Cuba và Iran nên cũng muốn tồn tại và được đối xử như vậy?


Bài Toán Bắc Hàn và Bài Toán Bắc Kinh


Từ bản chất, minh định bài toán Bắc Hàn cũng đã là một bài toán!

Phải chăng vì đấy là một hiện tượng đáng ngại của việc sản xuất và phổ biến võ khí tàn sát hàng loạt? Bắc Hàn không chỉ chế tạo bom hạch tâm mà còn cung cấp loại võ khí tàn sát cho chế độ hiếu sát tại Syria, cho tổ chức khủng bố Hamas và Hezbollah được Iran bảo trợ. Chính quyền Barack Obama xưa nay vẫn coi việc ngăn ngừa võ khí tàn sát là một ưu tiên chiến lược, vậy mà vẫn ngần ngại nâng mức trừng phạt Bắc Hàn, nay còn kết ước với Iran và đang muốn hợp tác với chế độ Bashar al Assad tại Syria để tìm giải pháp chống tổ chức khủng bố ISIL.

Phải chăng vì Nam Hàn bị Bắc Hàn đe dọa với các loại võ khí quy ước? Nếu có bom hạch tâm thì họ không ngần ngại gây chiến trên bán đảo Triều Tiên và làm đảo lộn an ninh trong khu vực Đông Bắc Á khiến Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Cộng rồi Hoa Kỳ phải vào cuộc? Khi ấy, tại sao Bắc Kinh không thể hay không muốn can ngăn Bình Nhưỡng để khỏi gây thêm khó khăn cho Nam Hàn, là một nền kinh tế cần thiết cho thị trường Hoa lục?

Hay là vì Bắc Hàn đã vi phạm nhân quyền một cách quá lộ liễu và không còn sợ ai khi đã có loại võ khí tuyệt đối? Như một người điên bắt giữ con tin và đòi tự sát bên một kho đạn? Hay như một tay hung đồ đang chứng tỏ khả năng tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ bằng hỏa tiễn tầm xa và từ nay sẽ có đầu đạn hạch tâm?

Như liệt kê ở trên gần ấy bài toán đều có lý do chính đáng và đáng ngại cho từng nước hay cho cả khu vực. Nhưng bài toán Bắc Hàn còn rắc rối hơn vậy. Dưới cái vẻ khật khùng điên cuồng, chế độ Cộng sản Bắc Hàn thật ra biết lạnh lùng tính toán và có khả năng tính toán cao.

Họ biết khai thác mâu thuẫn trong nội bộ từng quốc gia – trước nhất là Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Barack Obama - để chi phối đối sách của các nước trước mối đe dọa của họ. Nhờ vậy, dù có một quốc gia nghèo đói và nền kinh tế mạt rệp, ở giữa nhiều cường quốc quân sự và kinh tế, Bắc Hàn vẫn có thể tác yêu tác quái. Họ gây ly gián trong từng nước và giữa các nước với nhau, để bảo vệ một chế độ thuộc loại tồi tệ nhất. Các nước đó là Trung Cộng, Nam Hàn, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, và cả tổ chức ồn ào mà bất lực là Liên hiệp quốc. Nghia là một phần bài toán Bắc Hàn nằm tại các quốc gia khác. Mỗi khi các nước này nói đến một giải pháp cứng rắn thì lại có người can ngăn, rằng nếu không khéo xử thì sẽ có chiến tranh lan rộng. Chưa thấy chiến tranh thì Bắc Hàn đã tiến lên vị trí bất khả xâm phạm.

Khi nhìn bài toán Bắc Hàn như vậy, chúng ta nên tưởng tượng ra… bài toán Bắc Kinh.

Nó không khác mà nguy kịch gấp bội! Chưa tưởng tượng ra thì hãy nhớ tuần qua, khi Tổng thống Obama tiếp đón nguyên thủ của 10 nước trong Hiệp hội ASEAN để thảo luận về hợp tác kinh tế và an ninh trước đà bành trướng của Trung Cộng tại vùng biển Đông Nam Á thì có tin là từ ngày ba Tháng Hai, Bắc Kinh đã thiết trí hỏa tiễn địa-không lọai Hồng Kỳ lớp 9, có tầm xa hơn 200 cây số, trên đảo nhân tạo họ chiếm đoạt của Việt Nam. Trong cuộc họp báo tại Rancho Mirage, Tổng thông Obama lờ hẳn chuyện này, như là không có…. Khi hung đồ nắm võ khí thì ai cũng cố nghĩ tới quyền lực mềm, hay giải pháp nhượng bộ.

Sau khi thấy ra kích thước và bản chất quá rắc rối của bài toán, chúng ta có thể lặng lẽ đóng lại và quên đi. Hoặc nghĩ tới một khảo hướng khác… Hồ Sơ Người-Việt nhìn vào một hướng tiếp cận tích cực hơn, dù hơi trái khoáy. 


Phân Giải Bài Toán


Trước loại vấn đề nan giải như vậy, ai cũng mơ ước một kịch bản lý tưởng và đơn giản mà không tưởng, theo hướng cương hoặc nhu. Các nước đã có gần hai chục năm đối phó với Bình Nhưỡng khi lãnh tụ Kim Chính Ân còn là học sinh. Từ song phương tới đa phương, từ hai phe tới sáu nước (Nam-Bắc Hàn, Nhật, Tầu, Nga, Mỹ) các nhà ngoại giao đã thương thuyết mà không xong. Một lý do giải thích là vì muốn tránh rủi ro đụng độ trước mắt, người ta cố đẩy lui vấn đề và tự khen là hiếu hòa, nhưng tích lũy nhiều rủi ro lớn hơn. Cho đến khi hết chỗ lùi thì chiến tranh bùng nổ.

Nay ta thử nhìn bài toán Bắc Hàn từ một giác độ khác. Từ cái đầu của các lãnh tụ côn đồ.

Chế độ cộng sản Bắc Hàn xuất hiện sau Thế chiến II nhờ Liên bang Xô viết và Trung Cộng với khẩu hiệu độc lập và tự chủ. Nó ra đời từ một vụ xâm lược trắng trợn của khối cộng sản là Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Sau đấy, từ năm 1953 tới nay, nó tồn tại như một di căn khi hai quan thầy cộng sản kia là Nga Tầu đều biến chất; tiêu vong như Liên Xô rồi tái sinh thành Liên bang Nga; hoặc cải cách theo kinh tế thị trường mà vẫn duy trì phương pháp cộng sản và tinh thần Đại Hán là Trung Cộng thời nay.

Chế độ ấy tại Bình Nhưỡng tự thấy mình là quái thai có thể sẽ bị hủy diệt vì trước mặt là Nam Hàn giàu mạnh có dân chủ, một nguồn khích lệ cho dân Cao Ly. Đằng sau Nam Hàn có Hoa Kỳ với lực lượng quân sự vẫn hiện diện chính đáng – trong khuôn khổ Liên hiệp quốc – từ Hiệp định Ngưng bắn tại Bàn Môn Điếm vào năm 1953. Chung quanh là các cường quốc Nga Tầu nay đang bắt tay làm ăn với Nam Hàn, lâu lâu mới cho mình một chút cơm thừa canh cặn.

Chế độ Bắc Hàn sợ bị lật đổ, sẽ chịu chung số phận của Romania dưới thời Nicolas Ceaucescu, hay gần đây hơn, của Iraq dưới thời Saddam Hussein, Libya dưới thời Muamar Gadhafi. Nó nương tựa vào Bắc Kinh để gây rối mỗi khi Trung Cộng cần phô trương ảnh hướng. Nó muốn có một thỏa ước ngoại giao hợp thức hóa sự hiện hữu thay cho Hiệp định 1953, nhưng không tin vào sự kết ước ngoại giao ấy. Các cường quốc đã có thể ký kết nhiều hiệp định rồi xé nát, Hiệp định Paris 1973 cho Việt Nam Cộng Hòa là một thí dụ mà cả Nam và Bắc Hàn đều nhớ!

Vì vậy, ngoài tờ giấy không đáng tin thì phải có một quả bom đáng sợ.

Iran cũng tính như vậy nên đang được Chính quyền Obama o bế. Cha con Gadhafi thì tìm thế kết ước với các nước Tây phương từ năm 2003 mà sau đó vẫn bị bức tử vì dại dột từ bỏ kế hoạch chế tạo võ khí tàn sát. Saddam Hussein cũng thế. Đâm ra, chính sự lật lọng của Hoa Kỳ mới củng cố lý luận bi quan và tàn khốc của các chế độ hung đồ.

Tình đồng chí của Trung Cộng làm nốt phần vụ còn lại. Bắc Kinh luôn luôn chung thủy với bọn đồ tể họ nhào nặn lên. Họ có một hệ thống luân lý khác và khinh thường cái đạo lý ưa dời đổi của các nước dân chủ Tây phương. Tấm gương của Quốc vương Pahlavi xứ Iran hay Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập đã chiếu tới Bình Nhưỡng. Và Bắc Kinh với Bắc Hàn hiểu nhau hơn cả, họ có sự thông cảm cùa phù thủy với âm binh.

Và cách Hoa Kỳ vuốt ve Cuba hay Hà Nội ngày nay càng củng cố lý luận quái đản ấy: phải chơi với Mỹ trên thế mạnh. Cứ chửi cha Hoa Kỳ thì dù độc tài hay tham nhũng vẫn được ôm hôn thắm thiết.

Nói về võ khí tàn sát thì Pakistan và Ấn Độ đều đạt thành tích ngoại giao là đã chế bom hạch tâm mà vẫn có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, chứ làm gì có chuyện đoạn giao?

Sau cùng, khi phân giải bài toán Bắc Hàn trong cái đầu của Bình Nhưỡng, người ta không quên trường hợp của ba quốc gia từng bị Hoa Kỳ kết án là “Trục Tội Ác”: Iraq, Iran và Bắc Hàn. Ngày nay, Iraq đã bị loạn to, Iran đang được Hoa Kỳ giải vây, còn Bắc Hàn thì vẫn đứng ngoài. Họ kết luận: ta không thể tiêu vong và lại còn được Mỹ o bế nếu có võ khí tuyệt đối trong tay!

____

Kết luận ở đây là gì?

Dựa trên đạo đức nửa mùa, Chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ thực tế khuyến khích các chế độ tà ma độc ác, cho tới khi lãnh tụ của họ được trải thảm đỏ mời vào Washinghton chụp hình. 

Trong khi Bắc Kinh lặng lẽ xây đảo nhân tạo và tủm tỉm cười về lẽ tất thắng của sự tà ma.

Khốn nỗi, chân lý quái quỷ ấy lại chưa thấm vào cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ!



6 dấu hiệu cảnh báo 1 tuần, trước khi cơn đột quỵ xảy ra.

% các ca đột quỵ đều diễn ra ngoài bệnh viện. Và hầu như đều để lại hậu quả rất nặng nề. Chính vì vậy, nếu có bất cứ dấu hiệu, hoặc triệu chứng cảnh báo. Cần phải đi khám ngay, trước khi quá muộn.

Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa Dịch bệnh - CDC Hoa Kỳ ước tính, hơn 90% các ca đột quỵ đều diễn ra ngoài bệnh viện. Nghiên cứu này đã kết luận 6 dấu hiệu tiền cảnh báo nguy cơ đột quỵ sẽ xảy ra trong vòng 1 tuần. Hiện có 05 nguyên nhân chính gây đột quỵ: Thừa cân béo phì, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh, Lạm dụng rượu thuốc lá, lười hoạt động thể chất. Cũng theo nghiên cứu khảo sát với hầu hết các bệnh nhân bị đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não. Đây là những thông tin cực kỳ quý giá, cần chia sẻ cho mọi người tham khảo để tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc. 
 1. Đau tức ngực
Nó xuất hiện với nhiều hình thức, đa số người cảm thấy ngực như bị đè nặng, rát nóng, đau buốt. Xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả không vận động và vận động. Có đến 70% số người bị tai biến sau đột quỵ khẳng định rằng, họ bị đau tức ngực. Do vậy tốt nhất, bạn nên đến khám bác sỹ, nếu gặp phải bất cứ tình huống như vậy xảy ra. Còn đối với nữ, có thể không gặp trường hợp đau ngực, nhưng vẫn có nguy cơ đột quỵ.

2. Thở khó :

Bạn nên chú ý vài trường hợp cảm thấy khó thở, hoặc thở bị đứt quãng. Đó là dấu hiệu rất nguy hiểm, tim và phổi luôn kết hợp rất nhịp nhàng, nếu tim yếu, chắc chắn phổi không nhận đủ oxy. Điều đó gây khó thở, cần đi khám ngay nếu có thể.

3.  Luôn cảm thấy mệt mọi :
Tự nhiên bạn cảm thấy rất mệt mỏi không rõ nguyên nhân, nó cũng là dấu hiệu lớn của bệnh đột quỵ. Tim phải làm việc vất và hơn, trong khi các động mạnh bắt đầu đóng lại, điều đó khiến cho bạn chỉ cần vận động ít cũng thấy khá mệt. Do đó bạn luôn cảm thấy cần ngủ nhiều hơn ở mọi lúc mọi nơi, cho dù ban đêm hay ban ngày. Do vậy các nhân viên làm những công việc thiếu oxy như nhân viên rút hầm cầu hay làm việc hầm lò, nặng nhọc cần lưu ý hiện tượng này, không nên làm việc gắng sức cả ngày lẫn đêm.

 4. Luôn có cảm giác buồn ngủ: 
Đến một thời gian nào đó, bạn luôn muốn ngủ, cho dù đã ngủ rất nhiều. Bạn cần đi khám ngay, trước khi quá muộn. Khi đó tim gặp khó khăn khi bơm máu cho toàn bộ cơ thể, các tĩnh mạch sưng lên, dẩn đến phình giãn. Đặc biệt là ở bàn chân, mắt cá chân, vì đây là những nơi xa tim nhất. Bạn sẽ nhìn trực quan thấy hiện tượng xanh tím ngoại vi ở tay chân và môi. Đó là lúc bạn cần đi khám sức khoẻ. 
 5. Bị cảm lạnh không dứt :
Liên tục bị cảm lạnh trong khoảng thời gian dài, đồng nghĩa với dấu hiệu bị bệnh tim. Khi tim hoạt động yếu đi, chắc chắn máu có thể rò rỉ ngược vào phổi. Do vậy cần quan sát khi ho, xem có đờm hơi hồng nhạt không. Nếu có, khả năng máu có dấu hiệu tràn vào phổi.

6. Tự nhiên chóng mặt
Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm bạn luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó bạn cần chú ý, và đi chuẩn đoán bệnh ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên. Nó có thể giúp bạn cứu chính bản thân mình trước khi sự việc xảy ra quá muộn. Các nhân viên thông cống nghẹt và nạo vét hố ga cũng không nên thi công giữa trưa nắng. Dễ xảy ra các hiện tượng nguy hiểm.

Đây đều là biểu hiện rõ nét nhất trước 1 tuần khi cơn đột quỵ xảy ra. Bạn và người thân cần nhận biết, để tự chăm sóc sức khoẻ được tốt nhất. Vì nếu phát hiện sớm, không chỉ tránh được nguy cơ tử vong, mà còn phòng những bệnh do tai biến mang lại, như liệt người, não...
(Nguồn: suckhoemoitruong.com.vn)


Obama "tới Việt Nam vào tháng Năm"

Obama "tới Việt Nam vào tháng Năm"
Chính phủ Hoa Kỳ thông báo Tổng thống Barack Obama sẽ tới thăm Việt Nam vào tháng Năm tới.
Dường như ông Obama sẽ tới Hà Nội khi đang ở Á châu nhân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh khối G7 tại Nhật Bản từ 26–27/5.
Nhà Trắng cho hay ông tổng thống đã nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rằng ông nhận lời tới thăm Việt Nam.
Một viên chức Mỹ được Reuters dẫn lời: “Tổng thống và Thủ tướng Dũng đã thảo luận về quan hệ Mỹ - Việt được thắt chặt trong 2015, là năm đánh dấu 20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao.”
“Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của TPP, an ninh hàng hải và nhân quyền để thúc đẩy quan hệ song phương.”
Hai ông Barack Obama và Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp riêng hôm thứ Hai 15/2 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean tại Sunnylands, tiểu bang California.
Thông cáo của Chính phủ Mỹ nói hai vị lãnh đạo đã thảo luận thúc đẩy quan hệ song phương.
Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm ngoái.
Cũng năm 2015, ông Obama đã đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng.
Trong chuyến thăm này ông Trọng đã ngỏ lời mời ông Obama sang thăm nhưng không có tin ông tổng thống đồng ý hay không.
Đây sẽ là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Barack Obama.
Trước ông, có hai tổng thống Mỹ đã thăm Việt Nam sau 1975: Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000 và Tổng thống George W. Bush vào năm 2006.


Dịch vụ giải trí khi trên chuyến bay có wifi

Dịch vụ giải trí khi trên chuyến bay có wifi
Katia Moskvitch
·         16 tháng 2 2016
vận tải hành khách hàng không đường dài bắt đầu hoạt động, khinh khí cầu Zeppelin Hindenburg đã được trang bị một chiếc đàn dương cầm lớn cùng với phòng khách, phòng ăn, phòng hút thuốc và một quầy rượu.
Trước đó, các khinh khí cầu cũng thường có nhạc công chơi các nhạc cụ nhỏ như đàn phong cầm để giúp hành khách tiêu khiển.
Những chuyến bay dài dường như luôn cần sự giải trí để hành khách khỏi bị buồn chán.
Sau Đệ nhị Thế chiến và mãi cho đến tận thập niên 1990, mức độ giải trí cao nhất mà hành khách đi máy bay có thể có được chỉ là xem phim: thời gian đầu là dùng máy chiếu, sau đó mới có một số màn hình ti vi hạ xuống từ trần máy bay.
Một số hãng hàng không có phục vụ âm nhạc cho hành khách: ban đầu là bằng những ống hơi nhỏ truyền âm thanh đến tai hành khách, rồi sau đó là có bộ tai nghe điện tử đàng hoàng được cắm vào phần tựa tay bên ghế ngồi.
Giờ đây đương nhiên việc giải trí trên các chuyến bay là một việc hết sức quan trọng. Và việc này không hề rẻ chút nào – các hãng phải bỏ ra gần 15.000 Mỹ kim cho mỗi ghế ngồi để trang bị màn hình cho phép xem TV theo nhu cầu, xem phim hay chơi games khi đang bay.
Tuy nhiên, hình thức giải trí trên máy bay sắp bước qua một sự thay đổi nữa: các máy bay giờ đây đã được nối mạng Internet nên hành khách có thể xem các nội dung trực tiếp trên các thiết bị điện tử cá nhân.
Vậy việc này sẽ thay đổi trải nghiệm của hành khách như thế nào?
Chọn xem nội dung giải trí theo nhu cầu
Một trong những yếu tố lớn nhất dẫn đến sự thay đổi các hình thức giải trí trên máy bay là việc các máy bay giờ đây đã được kết nối mạng nhanh hơn nhiều qua vệ tinh.
Wifi giờ đây đã trở thành điều bình thường trên nhiều chuyến bay ở Mỹ và những nơi khác trên thế giới cũng đang làm theo.
Không phải wifi trên máy bay lúc nào cũng được cung cấp miễn phí: hành khách phải trả khoảng 5 đô la một giờ hay 16 đô la để được nối mạng trọn ngày.
Trong vòng năm năm qua, hơn 60 hãng hàng không đã sử dụng máy bay Airbus có trang bị wifi, theo Gregor Dirks của Airbus.
Bất chấp chi phí đắt đỏ, việc có wifi trên chuyến bay thật sự có ảnh hưởng đến hãng hàng không và loại máy bay mà hành khách lựa chọn, theo nội dung phúc trình năm 2014 của Honeywell Aerospace.
“Hai phần ba những người được khảo sát chọn các máy bay có trang bị wifi để họ vẫn có thể làm việc, giải trí hay kết nối được với người khác khi đang bay."
"Chúng tôi cũng thấy là hành khách sẵn sàng hy sinh thứ khác để đảm bảo chuyến bay của họ có wifi. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải chịu thời gian kiểm tra an ninh sân bay dài gấp đôi và phải làm thủ tục check-in sớm,” Steven Brecken từ Honeywell Aerospace nói.
Hành khách sẵn sàng hy sinh thứ khác để đảm bảo chuyến bay của họ có wifi. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải chịu gấp đôi kiểm tra an ninh sân bay và phải làm thủ tục check-in sớmSteven Brecken, Honeywell Aerospace
Mặc dù vậy, đa phần hành khách chỉ có thể lướt web, kiểm tra hộp thư và làm các việc đòi hỏi mức băng thông hẹp; việc xem phim qua các dịch vụ như Netflix và Amazon bị chặn trên nhiều chuyến bay với lo ngại về đường truyền và dung lượng.
Chi phí đắt đỏ
Việc cho phép kết nối mạng wifi trên chuyến bay là không chỉ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Wifi nhanh, ổn định trên máy bay là một điểm cộng cho các hãng hàng không. “Có lẽ đa số mọi người đều không biết rằng lý do khiến các máy bay nhỏ, thân hẹp như B737 hay A320 không có wifi là bởi vấn đề trọng lượng và chi phí,” Anahita Poonegar thuộc InterTrust Technologies Corporation vốn thiết kế các hệ thống giải trí trên máy bay, cho biết.
Chi phí thì rất tốn kém. Việc bảo trì hệ thống giải trí trên máy bay là khoản chi lớn thứ ba của hãng Air France trong năm 2011 – sau chi phí bảo trì động cơ và bộ phận hạ cánh của máy bay.
Khoản này có thể “lên tới 7,8 triệu Mỹ kim cho mỗi máy bay tùy thuộc vào loại phi cơ và cấu hình máy bay,” Koen Spaanderman, kỹ sư tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, nói. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ghế ngồi ngốn hết 15.000 đô la chi phí lắp đặt.
Việc cắt giảm các khoản chi phí lắp đặt giải trí tại ghế ngồi đã được tính đến và áp dụng.
Hồi 2012, hãng hãng không Pháp OpenSkies đã quyết định không lắp đặt hệ thống xem phim thông thường nơi ghế ngồi trên dàn máy bay Boeing 757 của mình.
Thay vào đó, họ phát cho mỗi hành khách một chiếc iPad có sẵn nhiều phim ảnh phong phú. Với cách làm này, họ chỉ tốn khoảng 250.000 đô la cho mỗi máy bay thay vì tốn đến 3 triệu Mỹ kim.
Kể từ đó, công nghệ đã phát triển và giờ đây các hãng hàng không muốn tiến xa hơn một bước nữa – họ hướng đến việc tải phim ảnh theo yêu cầu, với dịch vụ cho phép hành khách có thể xem trực tiếp trên thiết bị điện tử của họ thông qua wifi trên máy bay.
Ở Bắc Mỹ, Southwest Airlines, United, Delta và Jetstar nằm trong số các hãng hàng không cho phép hành khách làm việc này.
Các hãng hàng không khác cũng có dịch vụ tương tự, chẳng hạn như Qantas của Úc, Norwegian Air của Na Uy, hay Monarch và Lufthansa của Đức.
Tuy nhiên các nội dung giải trí không nhất thiết chỉ giới hạn ở những gì đã được hãng hàng không cài sẵn.
Hồi tháng Sáu 2015, hãng JetBlue Airways đã cung cấp dịch vụ Amazon Prime cho các thành viên khi đang bay.
Trở ngại phía trước
Tuy nhiên, có những thách thức mà ngành hàng không cần phải vượt qua bên cạnh việc lo cho đảm bảo đủ đường truyền, tốc độ nối mạng đủ nhanh để hành khách không bị gián đoạn khi xem phim.
Nhưng các công ty tin chắc rằng vấn đề này chỉ là tạm thời. Hệ thống vệ tinh Global Xpress của công ty Inmarsat, dự án không gian thương mại lớn nhất của nước Anh, theo dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2015; hai trong số ba vệ tinh của họ đã bay vào quỹ đạo.
dụng vệ tinh Ka-band tần số cao để tăng tốc độ mạng Internet trên các chuyến bay một cách đáng kể.
“GX là hệ thống vệ tinh sử dụng cho các máy bay,” Brecken cho biết, “với tốc độ wifi cho phép hành khách tải phim, chơi games và kết nối giống như khi họ ở trên mặt đất.”
Ngoài vấn đề đường truyền, còn có những thách thức khác như thời gian dùng pin, sắp xếp chương trình, chọn cài nội dung, vị trí đặt máy và góc xem (một số máy bay giờ đây đã có chỗ để máy tính bảng nơi ghế ngồi). Rồi còn nguy cơ an ninh về việc hệ thống wifi trên máy bay bị tấn công.
Một vấn đề quan trọng nữa là làm sao để chứng nhận và triển khai dịch vụ này trên tất cả các máy bay, Norbert Muller, phó chủ tịch cấp cao của Lufthansa Systems, nói.
“Trong nhiều trường hợp dịch vụ này không hề miễn phí và chi phí, nhất là chi phí nối mạng, thường là cao hơn rất nhiều so với khi bạn kết nối khi ở trên mặt đất.”
Vậy thì các hành khách đi máy bay có thể trông đợi có được những gì? Màn hình HD có thể uốn cong, công nghệ 3D hay môi trường thực tế ảo? Tất cả đều đang được xem xét.
Chẳng bao lâu nữa chúng ta có thể có những màn hình trên máy bay để có thể nói chuyện trực tiếp với người thân cách đó hàng trăm dặm, và thậm chí có thể dùng loại găng tay đặc biệt để 'chạm' được vào người thân.
Nghe có vẻ xa vời quá chăng?
Những công nghệ này hiện nay ‘đã thực hiện được’, Martin Raymond, nhà đồng sáng lập Future Laboratory vốn kết hợp với công cụ tìm kiếm chuyến bay Skyscanner để cho ra phúc trình về tương lai của hàng không vào năm 2024, nói.
Các hệ thống nguyên mẫu đã được chế tạo, "cực kỳ đắt vào lúc này nhưng sẽ giảm giá khi được sản xuất phục vụ đại chúng,” Raymond phân tích.
“Giờ đây hành khách ở Mỹ cảm thấy bực bội nếu chuyến bay của họ không có wifi,” Al St Germain, phó chủ tịch cao cấp của công ty tiếp thị trên chuyến bay Spafax, nói.
“Thách thức lớn nhất đối với bất kỳ hãng hàng không nào cũng là việc phải đáp ứng được những mong đợi này của hành khách. Các hãng hàng không thường phải đưa ra trước nhiều năm những quyết định rất tốn kém về sản phẩm và dịch vụ – làm sao có thể biết được hành khách sẽ đòi hỏi gì vào năm tới hay trong năm 2017?”
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.