Con Lu nhà tôi
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Trong ba chú chó mới
sinh, bà dì ở Ðà Lạt cho tôi một con và được chọn ưu tiên.
Cả ba đều là chó đực nên chỉ cần lựa con nào có bộ lông đẹp nhất
là đủ. Khi tôi ngồi sà vào ổ của ba chú chó chưa mở mắt, chợt
con có màu lông xám, hai đốm vàng trên lưng ngúc ngoắc đầu đánh hơi bò
về phía tôi. Nó đưa cái mõm mũm mĩm, ươn ướt ủi vào bàn
chân của tôi. Cái đuôi cũn cỡn ngoe nguẩy như loài chuột xạ…
Hai tuần lễ sau
tôi ghé thăm dì. Bầy chó đã mở mắt đang ngậm vú mẹ. Khi nghe tiếng tôi
trốc trốc, chú chó lông xám ấy bỏ vú mẹ bò vào lòng tôi. Dù màu
lông không nổi bật như hai con kia nhưng tôi thích cái tính thân thiện của
nó ngay từ giờ phút đầu.
Mang chó về nhà,
con tôi chê màu lông nhớp nhem rồi tự động đặt tên là Lu. Dù mới một tháng
tuổi, nhưng khi rời chó mẹ vềnhà tôi, Lu ít khi kêu đêm như những chú
chó con khác. Ban đầu cho Lu bú bằng bình sữa, rồi cho ăn sữa đặc đổ vào
đĩa. Chỉ ba tháng sau là Lu lớn như thổi.
Lai lịch của dòng
họ nhà Lu cũng ly kỳ lắm. Jolie là tên mẹcủa Lu, giống chó xù Nhật
Bản, nhỏ con, chân thấp, dáng đi lũn cũn. Nó hay qua nhà láng giềng đùa
giỡn với anh chàng berger to con, tai vểnh, đôi chân sau vạm vỡ.
Một hôm, lũ
trẻ đến trước nhà Dì tôi kêu giật giọng rằng là con Jolie bị con chó
berger của ông Tư Ðợi tha đi khắp khu vườn. Dượng tôi hốt hoảng chạy sang.
Những tưởng con berger đã cắn chết con xù của nhà dượng. Nào ngờ cảnh
tượng lạ lùng rất khó tin đã xảy ra: Con berger lẹo với Jolie nhỏ hơn
nó gấp mấy lần. Vì là phần kết thúc sau “cuộc mây mưa” của loài chó, cho nên
hắn na con cái còn mắc cứng phía sau đuôi. Hai chân sau của con Jolie
bị treo hỏng trên cao chỉ còn cái mõm và đôi chân trước bị kéo
lê trên đất. Nàng kêu toáng lên khiến chàng đâm hoảng na chạy khắp vườn
như na cái đuôi của mình trở nên nặng chình chịch. Kết quả cuộc
tình giữa hai “chủng tộc”, nàng Jolie đẻ ra ba chú chó lai. Nhờ vậy
mà đời con của nàng không còn mang dáng dấp thấp lè tè của loài chó xù nữa.
Con Lu lớn lên bộ lông ngày càng đẹp. Màu xám của mẹ pha màu vàng của bố mướt mượt như nhung. Hai đốm vá màu vàng đậm nằm hai bên hông, thoạt trông như yên ngựa. Dù không to con lớn xác như bố Berger của no,́ nhưng con Lu cũng vượt trội hơn đám chó nhà. Chân cao, dáng đi oai vệ như loài hổ. Hai vai rộng, u thịt nổi vồng lên khi nó bước đi. Cặp mắt ánh lên màu lửa như có thần lực. Ðàn chó hàng xóm gặp Lu là cụp đuôi chạy dài. Sau này, những lần đi săn giải trí loanh quanh ởnhững khu đồi còn an ninh, tôi mới nhận biết loài chồn, loài thỏ thấy Lu là hồn xiêu phách lạc, đứng chôn chân tại chỗ.
Mỗi lần con tôi đi học
về là dành nhau ôm Lu vào lòng. Tình cảm giữa chó và người không
hề phân biệt. Ngoài cái khứu giác bẩm sinh độc đáo của loài chó có
thể đánh hơi hàng mấy dặm, thính giác con Lu còn phân biệt được tiếng xe
quen thuộc của tôi từ xa. Nó nghểnh mõm, ve vẩy đuôi chạy ra trước sân.
Nhìn cử chỉ đó là nhà tôi đoán biết tôi sắp về đến nhà.
Lu cạ vào chân
tôi từ lúc xuống xe đến khi tôi vỗ về âu yếm nó mới chịu đi nơi
khác. Lu cũng cảm nhận khá nhạy bén lúc tôi buồn bực hay giận hờn. Những
lúc ấy nó nằm khoanh tròn nhìn tôi với ánh mắt buồn xo. Ðến khi tôi vui
vẻ trở lại là Lu chạy đến cạ lưng vào người và liếm tay tôi
như để hòa đồng niềm hân hoan với chủ.
* * *
Sau ngày “gẫy gánh
75”, tôi lên đường trình diện ban Quân quản thị xã. Tôi mang theo
mười ngày gạo cùng ít đồ dùng, từbiệt vợ con với bao âu lo trong
lòng. Khi bước ra khỏi cửa, con Lu cứ luấn quấn cản bước chân, tôi trực
nhớ đến nó liền cúi xuống ôm Lu vào lòng. Ánh mắt ươn ướt buồn
thiu của nó nhìn tôi chẳng khác gì đôi mắt của vợ tôi rươm rướm lệ. Lu
liếm vào mặt tôi như quyến luyến từ biệt chủ phải đi xa lâu
ngày. Trong tù, nhớ lại ánh mắt con Lu, tôi hiểu ra rằng loài chó còn có
một giác quan đặc biệt, cảm tính rất nhạy bén về thái độ và tâm trạng
của người gần gũi nó.
Những tưởng mười ngày
nửa tháng rồi quay về, nào ngờ cách biệt gia đình với thời gian dài hun
hút. Tôi nhớ con Lu cũng tương tự như nhớ các con tôi. Nỗi
lo ngại của tôi là lương thực ngày một khó khăn làm sao vợ tôi chạy đủ bữa
cho đàn con bốn đứa lại thêm miệng ăn con chó.
Một ngày nọ, nhà tôi
lên trại tù thăm, cho biết chú Dương Thái Lân, con của bà cô Út tôi
từ Bắc về Nam có ghé thăm gia đình. Chú ấy bảo con Lu có
cốt tướng nòi săn, muốn xin nó về đơn vị nuôi để săn mồi cải
thiện thịt tươi. Lân là vai em nhưng lớn tuổi hơn tôi nhiều. Ði bộ đội
từ trước 1954, sau tập kết ra Bắc được sang Tiệp Khắc học ngành cầu đường.
Hiện là thủ trưởng đơn vị Công binh sửa đường ở Cao nguyên.
Vợ tôi nhất quyết không cho con chó, lấy lý do phải qua ý kiến của chồng.
Một hôm, quản giáo
trại gọi tôi lên văn phòng ban giám đốc. Một anh bộ đội mặc áo quần đại
cán ngồi trong phòng tiếp khách tay cầm một tờ tạp chí cuốn tròn. Anh cán
bộ thấy tôi vào, liền hỏi:
- Nguyễn Tấn đấy à?
Tôi ngập ngừng:
- Thưa vâng,
- Tôi là Dương Thái
Lân.
Tôi à lên một tiếng
để tỏ rằng mình biết hắn là ai. Thực ra, qua 21 năm ở Bắc
và mấy năm đi bộ đội Vệ Quốc Ðoàn làm sao tôi nhớ nỗi cái khuôn
mặt ngày xưa của thằng em con bà cô Út. Ðưa tờ báo cuốn tròn cho tôi, Lân
bảo:
- Ngày trước anh cũng
viết sách, làm báo dữ dằn đấy nhỉ?
Tôi mở cuộn báo
thì ra là tờ Bán nguyệt san Quyết Tiến. Ðó là tạp chí do tôi trách nhiệm
biên tập trước 75 do cơ quan USAID của Hoa Kỳ yểm trợ ngân khoảng
để in ấn phân phát cho các đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân.
Tôi nghi là Lân đã tìm thấy tập báo nầy trong tủ sách tại nhà tôi.
Lân bảo:
- Tôi có đọc trong đó
truyện dài “Nhật Ký Bích Phương” của anh viết đăng nhiều kỳ về Tết Mậu
Thân 68. Viết bạo đấy chứ, đúng chính sách của Mỹ Ngụy.
Tôi giật mình và cảm
thấy bất an. Lân đưa tay ra hiệu lấy lại cuốn tạp chí rồi lên tiếng:
- Tôi có ghé nhà
thăm chị Tấn. Giai đoạn này mà trong nhà còn nuôi con chó kiểu tiểu
tư sản. Anh không sợ cặp mắt của quần chúng hay sao?
Tôi than thở:
- Thời gạo châu củi
quế, nhà tôi phải chạy gạo cho bốn miệng ăn, nhưng vì nuôi nó từ lúc mới
sinh nên tình cảm gắn bó nhưthành viên trong gia đình.
Hắn ngắt lời:
Hắn ngắt lời:
- Tôi có
đề nghị với chị cho tôi mang con chó đó về đơn
vị đểđỡ bớt khẩu phần ăn cho gia đình nhưng chị bảo phải qua ý
kiến anh. Mới nhìn là tôi biết nó thuộc giống chó săn quý hiếm và có
thể chống lại cả thú dữ.
- Nếu chú thích con
chó thì về hỏi nhà tôi, quyền quyết định ởbà ấy. Tôi
trả lời.
Lân đưa cho tôi một cây thuốc Ðiện Biên, tôi từ chối không nhận vì tôi đã bỏ hút thuốc từ lâu, rồi chào hắn quay về trại.
Lân đưa cho tôi một cây thuốc Ðiện Biên, tôi từ chối không nhận vì tôi đã bỏ hút thuốc từ lâu, rồi chào hắn quay về trại.
* * *
Ðến kỳ thăm nuôi sau, bà xã tôi báo tin chú Lân đến nhà bắt con Lu đi rồi. Bỗng dưng mắt tôi như nhòa sương, lòng xót thương con Lu vô hạn. Từ ngày vào tù, tôi nghi ngờ tất cảnhững gì người ta nói. Giờ đây Lân bảo đem Lu về nuôi hay ăn thịt chỉ có trời biết. Thấy mắt tôi rưng rưng ngấn lệ, vợ tôi anủi:
- Lũ con mình cơm không đủ ăn mà phải nhường cho chó một ít, lòng em cũng xót xa lắm. Nó thiếu ăn nên cả đêm chạy rông kiếm mồi đến sáng mới về nhà. Lông nó ướt nhớp nháp, đầy bùn. Biết đâu có cơm bộ đội dư thừa thân nó sẽ mập ra. Mình có giữ lại một thời gian sau cũng bị người ta đập chết làm thịt thôi. Xã hội bây giờ thiên hạ ghiền thịt chó lắm, anh có biết không?
Hết giờ thăm
nuôi, tôi đứng vào hàng. Nhìn đôi mắt nhòa lệcủa vợ khiến lòng tôi xót xa
vô cùng. Cả đêm hôm đó hình bóng con Lu cứ chập chờn trong giấc ngủ.
Tôi mơ thấy đôi mắt buồn rười rượi của Lu nhìn tôi trong ngày ra đi
như báo hiệu rằng nó không còn dịp gặp chủ nữa. Cái cảm giác man mác
êm êm của lưỡi nó liếm vào mặt, vào cổ, giờ đây tôi vẫn không quên. Niềm
tin gắng gượng nhỏ nhoi vào lời hứa của chú em con bà cô là xin con Lu
để canh chừng thú dữ và săn mồi. Vảlại, cái công khó của Lân đã
lặn lội đường xa đến trại cải tạo để gặp tôi nên cũng an ủi phần nào.
* *
*
Ba tháng sau,
vợ tôi với khuôn mặt hớn hở báo với tôi con Lu không
còn ở với chú Thái Lân nữa. Tôi ngạc nhiên hỏi dồn. Nàng kể:
- Cách đây một tuần
lễ, chú ấy bất thần đột nhập vô nhà mình không
giữ kẽ như những lần trước. Chú dáo dác nhìn trước nhà, nhìn sau
nhà, cả cái phòng ngủ của vợ chồng mình chú cũng ghé mắt quan
sát. Ðột nhiên Lân hỏi:
- Con Lu có chạy
về đây không chị?
Em sững sờ hỏi:
- Nó ở với
chú mà?
- Tức lắm
chị ơi, Lân ngồi vào cái ghế đặt ngoài hiên, nói tiếp:
- Trước khi đi công
tác Hà Nội, tôi gởi Lu cho chị nuôi lo ăn hàng ngày. Không ngờ các
đồng chí trong đơn vị lợi dụng lúc tôi vắng nhà, bắt con Lu làm thịt đánh
chén. Các anh ấy bỏ con chó vào bao bố dìm xuống nước. Khi
mở bao ra con chó không còn thở nữa. Họ yên chí ngồi
chờ nồi nước đang nấu cho thật sôi để cạo lông. Ca nước sôi đầu tiên
tưới vào lưng con Lu, bất ngờ nó vùng dậy chạy đi mất dạng. Lập tức các
đồng chí ấy cầm súng lùng sục các ven rừng nhưng chẳng thấy nó đâu nữa.
Tôi yên chí con Lu
sẽ trở lại nhà chị vì nó vừa khôn vừa có sức mạnh khác thường.
Tôi đánh giá thành tích săn bắt mồi của con Lu rất cao. Nó thường xuyên bắt
được chuột đồng, thỉnh thoảng chồn hoặc thỏ. Mình có chất tươi thêm vào bữa ăn
nên tôi quý nó lắm. Kể xong, Lân đi ra xe xách vào một bao cát đựng
đầy gạo, bảo:
- Ðây là số gạo
tiêu chuẩn tôi đi công tác còn thừa, chị nhận cho các cháu bồi dưỡng và
thêm phần cho con Lu. Nếu nó có trở về đây xin chị báo tin cho
tôi biết.
Lân ra đi được một
ngày.
Hôm sau, lúc chạng
vạng tối, cả nhà đang ăn cơm, con Lu không biết từ đâu chạy xồng xộc
vào nhà, mình nó ướt đẫm mồhôi. Trên lưng một vết phỏng to bằng bàn tay
lột hết lớp lông và đã bắt đầu làm mủ. Lũ con mình ôm con Lu vào lòng mừng rơi
nước mắt. Cả nhà phải nhịn một phần cơm cho nó. Loáng cái là nó vét sạch
đĩa cơm độn sắn. Lu ve vẩy đuôi, đưa lưỡi liếm từng người trong gia đình
như để điểm lại những người thân. Mấy đứa con mang Lu ra giếng chà
xát xà phòng, tắm rửa, bắt sạch ve vắt bám vào da. Em khui bình thuốc
Peniciline rắc lên vết phỏng.
Chờ đến tối, bọn
em mang Lu về gởi cho ông bà ngoại vì biết thế nào chú Lân cũng
trở lại tìm chó. Ðêm đó, Lu cứ theo chân em đòi về, thằng Doãn phải
ngủ nhà ngoại để giữ con Lu ở lại. Em vuốt ve
vỗ về:
- Con
phải ở lại đây với ngoại. Lu không được theo mẹ về nhà,
người ta sẽ đến bắt con đi, biết hông? Lu vểnh tai nghe lời em dặn nên
ngoan ngoãn nằm trong lòng của Doãn mà không còn hậm hực đòi về nữa. Đêm
đó Doãn phải ở lại nhà ngoại với Lu.
Từ đó,
hễ thấy người lạ vào nhà là Lu chui dưới gầm giường chìa đầu ra, nhe
răng gầm gừ. Chỉ cần một cú giậm chân là đủđể nó phóng ra
vồ ngay. Sau lần thoát chết, con Lu nghi ngờhầu hết mọi người,
chỉ trừ gia đình tôi và ông bà ngoại. Tính thân thiện của con Lu
giờ đây không còn nữa. Loài chó rất trung thành với chủ nhưng khi
bị một lần đối xử tàn nhẫn với nó là bỏ nhà đi luôn.
Gia đình ông
bố vợ tôi tuy ở thị trấn nhưng vì là vùng đất đai đã
tạo mãi từ trước khi trở thành thị tứ nên nhà cửa vườn tược
rộng thênh thang. Tiếp giáp với vườn cây ăn trái là cánh đồng mía, nay thuộc
hợp tác xã nông nghiệp. Lu không bao giờ ra trước đường phố mà
chỉ lùng sục trong vườn cây, ruộng mía sau nhà tha hồ bắt chuột, chim
chóc, rắn rít. Nó sống như một tử tù thoát ngục. Nó biết ngoài xã hội
loài người đang nhìn nó một cách thèm thuồng.
Họ chỉ chờ cơ hội là biến thân xác nó thành miếng nhừ,
miếng mận.
Ngày ra tù, tôi
vào thăm ông bà nhạc gia. Khi vợ chồng tôi vừa đến cổng nhà, con Lu đánh
hơi được từ trong nhà phóng ra chồm lên người tôi. Với sức nặng của nó đã
khiến tôi té ngồi xuống đất. Người nhà ngỡ con Lu tấn công
kẻ lạ mặt nên vội la lên: “Bố đấy Lu, tránh ra!” Nhưng không. Nó
xoải hai chân trước đứng trên đùi tôi rồi đưa lưỡi liếm trên khắp mặt mày, tai
cổ của tôi. Qua cơn hốt hoảng vì cú ngã bất ngờ, tôi hiểu ra con Lu đang
mừng chủ. Tôi liền ôm chầm lấy nó rồi người và chó lăn lộn trên nền sân xi-
măng. Cha mẹ vợ tôi vui mừng thấy con rể được ra tù. Hàng xóm
đứng nhìn cảnh người vật ôm nhau, họ không tránh khỏi xúc động trong lòng.
Sáu tháng sau,
nhà tôi sắp xếp cho tôi và thằng con trai lớn một chuyến vượt biển. Tôi phải
xin hộ khẩu ở nhà bà dì tận làng An Vĩnh gần mũi Ba-Tâng-Gâng.
Tôi có tên trong tổ hợp đánh bắt cá bằng lưới mành với ông dượng và mấy
người em bà con. Tôi dắt con Lu theo để tránh cặp mắt của láng giềng và
tránh luôn chú Lân bất thần đến nhà bắt gặp nó.
Trước một ngày tới
điểm hẹn, vợ tôi dẫn thằng Doãn, con trai đầu lòng của tôi xuống nhà bà dì
để chuẩn bị lên đường. Sáng hôm sau, nhà tôi mang con Lu lên xe lam
trở về nhà.
* *
*
Ðêm 30 tháng hai âm
lịch, trời không trăng nhưng rừng sao trên trời đủ soi rõ đường đi trên
bãi cát trắng lờ mờ. Hơi nước biển mát lạnh cùng với ngọn gió tây thổi
lồng lộng làm cho đám người trốn trong các bờ bụi rét run cầm cập.
Họ cố dõi mắt về hướng biển. Mười giờ... mười một giờ... đến
mười hai giờ ba mươi khuya, ánh đèn pin từ gành đá chợt nháy sáng báo
hiệu ghe con đã đến. Tốp đầu tiên gồm bốn người lần lượt tiến ra gành đá.
Lần kế tiếp đến
lượt hai cha con tôi cùng hai người ở cánh bắc vừa rời
khỏi ổ núp.
Cuộc “ra quân” âm thầm
nhưng đúng theo thứ tự ấn định. Còn mười phút nữa mới đến tốp cuối
cùng. Bỗng, phía sau làng có tiếng chân người chạy rầm rập rồi tiếng súng
nổ loạn xạ. Toán đầu quay trở lại chạy tản mác vào xóm. Hai người
cánh bắc cũng thế. Riêng tôi chạy băng qua gành rồi luồn vào lùm cây đước.
Thằng Doãn, trước khi
đi tôi đã dặn dò kỹ lưỡng. Nếu họ bắt được là cứ khai đi một
mình đừng để liên lụy đến Ba. Toán du kích chia nhau chạy lùng trong xóm.
Một du kích đuổi theo Doãn, đến gần bìa làng anh ta chộp được cổ con tôi.
Thằng bé la toáng lên:
“Thả tôi ra,
thả tôi ra”. Anh du kích xách thằng bé lên cao. Tay chân nó không ngừng
giẫy giụa. Chợt, một bóng đen từ trong hàng dừa phóng ra nhảy chồm lên bám
vào cổ anh du kích.
Con chó! Tôi thầm kêu
lên. Nó tấn công khá bất ngờ khiến anh ta đánh rơi cây súng và buông thằng
nhỏ để đánh vật với con chó. Anh ôm đầu con chó nhưng răng chó càng
lúc càng lún sâu vào cổ như con quỷ Dracula đang hút máu người.
Hắn kêu cứu. Một lúc sau mới có đồng đội đến tiếp sức. Con chó cũng vừa
nhả ra chạy vào trong xóm. Một loạt súng của người mới đến bắn đuổi theo.
Tôi nghe tiếng ăng ẳng của chó từ trong xóm vọng ra. Một nghi
ngờ thoáng qua, chẳng lẽ con Lu? Nhưng tôi yên tâm ngay bởi con Lu đã
được vợ tôi dẫn về nhà trong ngày hôm trước.
Núp trong đám cây đước
tôi quan sát đầy đủ cảnh chó và người vật nhau. Con chó xuất hiện trong
bóng đêm chớp nhoáng nhưloài sói vồ mồi. Hình ảnh con chó ngoạm
cổ anh du kích, tôi liên tưởng đến ma cà rồng đội lốt chó để hút máu
người. Nhưng dù ma hay chó tôi cũng thầm cảm ơn nó đã giải cứu cho con tôi
và giải thoát được bao nhiêu người.
Tôi về đến nhà
lúc tờ mờ sáng nhờ chiếc xe Honda thồ đi kiếm khách sớm.
Tắm rửa thay áo quần xong, chợt nhớ đến con chó. Tôi hỏi vợ:
- Con Lu đâu?
Bà ấy bảo:
- Khi xe lam vừa đến
ngã ba quốc lộ, con Lu vọt xuống xe chạy ngược theo con đường về hướng
biển. Em nghĩ nó trở lại với anh và con. Nếu có điều gì không may xảy ra
cho nó thì em biết làm sao bây giờ. Tôi nhìn vợ buông tiếng thở dài:
- Thôi rồi!
- Thôi rồi!
Tôi nghĩ ngay đến
tiếng kêu đau đớn của chó vang lên sau tiếng súng. Con Lu có thể chết vì
loạt đạn bắn theo. Tôi cảm thấy đau xót vô cùng.
Chờ trời tối hẳn,
dì tôi mướn xe Honda thồ đưa Doãn về với chúng tôi. Vợ tôi ôm
con vào lòng, khóc thút thít:
- Giờ con đã
thoát được về đây với mẹ cùng các em. Từ nay trởđi, đói no, chết
sống mẹ nhất quyết không để gia đình ta chịu cảnh phân ly Doãn nhìn
tôi hỏi:
- Ba có thấy con Lu
không?
Chẳng đợi tôi
trả lời, Doãn quả quyết:
- Lúc ông du
kích buông con ra, trước khi chạy trốn, con có quay lại nhìn thấy con Lu đang
ngoạm cổ ông ấy.
- Như vậy
là con Lu đã chết vì loạt đạn, không còn nghi ngờgì nữa. Tôi kết luận.
Các con tôi đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Tôi an ủi:
- Dù sao
thì mình đã dành tình thương và chăm sóc Lu nhưcon trong gia đình. Nó có
chết cũng là cái chết có ý nghĩa, một nghĩa cử vô cùng cao quý của loài
chó không khác gì con người.
* * *
Cả nhà đang say
ngủ. Ðột nhiên, tôi nghe tiếng cào sột soạt vào cánh cửa trước. Im ắng một
hồi lâu, tiếng cào lại nổi lên lần nữa. Ghé mắt nhìn ra ngoài, tôi chẳng thấy
gì cả. Chỉ có bóng đêm bao trùm và sương mù dày đặc phủ đầy trời. Tôi
thiếp đi một chốc. Tiếng sột soạt nổi lên lần thứ ba. Lần nầy lâu hơn
vàở ngay cánh cửa hông. Tôi vội bật đèn lên, hé cửa nhìn ra. Hốt hoảng,
tôi kêu lên:
- Em ơi, con Lu trở về.
- Em ơi, con Lu trở về.
Cửa mở toang, Lu
đi khập khiễng vào nhà. Tôi ôm Lu vào lòng và nước mắt tôi tuôn trào. Tôi khóc
vì vui mừng và khóc vì thương nó quá đỗi. Bầy con tôi xúm vào quấn quýt bên Lu.
Máu khô bê bết trên mông và đùi trái của nó. Một viên đạn ghim vào đùi sau, rất
may là không đụng xương. Tôi rửa sạch vết thương bằng rượu cồn, xoa thuốc
đỏ rồi băng kín vết thương lại.
* *
*
Từ năm 1986 chính
sách đổi mới, thị trấn quê tôi bắt đầu có sinh khí trở lại. Chẳng bao
lâu sau, nơi đây buôn bán sầm uất. Cửa hàng tư nhân được mở ra tranh
đua cùng với cửa hàng quốc doanh. Ðời sống có phần dễ thở hơn.
Sau trận chiến biên giới Việt Trung năm 1979, Dương Thái Lân và cả đơn vị công binh được điều động đến vùng thượng du Bắc Việt. Vì thế con Lu sống thoải mái với chúng tôi không còn lo lắng gì nữa.
Ðến tháng 7 năm 1991,
gia đình tôi lên đường đi Mỹ theo diện tỵ nạn HO8. Con Lu cũng vừa
tròn 18 tuổi. Nó đã quá già chỉlẩn quẩn trong nhà. Nhưng khi có khách đến là nó
vẫn không quên chạy vào gầm giường.
Ngày gia đình tôi vào
Sài Gòn để lên máy bay, tôi cho Lu theo đến ga xe lửa cùng với bà con đưa
tiễn. Khi còi tàu hụ từ xa, Lu đứng dậy sủa vang cả khu vực nhà
ga. Trước khi lên tàu, mỗi người trong gia đình chúng tôi đều thay nhau ôm Lu
vào lòng, rưng rưng, lưu luyến.
Khi tiếng còi báo hiệu
tàu chuyển bánh, con Lu nhìn đòan tàu rồi tru lên một tràng dài. Ðây là tiếng
tru lần đầu tiên trong cuộc đời 18 năm của nó. Tôi rùng mình. Tiếng tru thật áo
não tưởng chừng như lời trối trăng vĩnh biệt của Lu nhắn gởi.
Khi qua Mỹ rồi,
chúng tôi được thư nhà cho biết, con Lu không chịu về nhà nữa. Nó lẩn
quẩn ở khu vực nhà ga cho đến một ngày vào mùa Ðông rét buốt, Lu nằm
chết bên cạnh đường ray xe lửa, nơi mà chúng tôi đã ôm hôn nó trước khi bước
lên tàu.
Hay tin Lu chết, con
tôi ôm nhau khóc. Nước mắt chảy ròng ròng như khóc thương một người thân
đã ra đi vĩnh viễn. Riêng tôi thầm nghĩ: “Cũng may là nó đã quá già yếu, thân
chỉ còn da bọc xương nên được chết toàn thây. Dù muốn dù không nhân viên
nhà ga cũng phải chôn xác Lu ở một nơi nào đó trong lòng đất. Ðất mãi
mãi ấp ủ thân xác nó và ngàn vạn năm sau biết đâu
bộ xương của Lu sẽ hóa thạch tồn tại mãi trên mảnh đất Việt Nam.”
Tôi khóc âm thầm trong
đêm như khóc cho đứa con của tôi còn để lại quê nhà nay không còn
nữa. Suốt mấy đêm liền tôi nghĩ về Lu như nghĩ về một con người
quả cảm và thủy chung./
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Nguồn: Email