Thursday, May 7, 2015

Phỏng vấn dân biểu Alan Lowenthal về Nhân quyền Việt Nam



Phỏng vấn dân biểu Alan Lowenthal về Nhân quyền Việt Nam
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-05-07
Dân Biểu Liên bang Alan Lowenthal đang có mặt với phái đoàn Nhân quyền của Hoa kỳ trong chương trình Đối thoại nhân quyền lần thứ 19 diễn ra tại Hà nội vào ngày hôm nay 7 tháng 5 năm 2015. Trước đó ông đã gặp gỡ Hòa thượng Thích Quảng Độ,  thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung tại Sài Gòn cũng như thăm viếng Nghĩa trang quân đội Biên hòa trong dịp này. Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn với ông sau đây
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Dân biểu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn rất đặc biệt này. Thưa ông, trong hai ngày vừa qua ông đã có dịp quan sát, gặp gỡ, nói chuyện với nhiều người bất đồng chính kiến, blogger, cũng như nhiều thành viên của các tổ chức XHDS Việt Nam, cảm tưởng của ông về họ như thế nào? Có gì gây ấn tượng cho ông không?
Dân Biểu Alan Lowenthal: Tôi đã gặp những người tù nhân lương tâm vừa được thả ra từ các nhà tù, tôi đã gặp một vài người sinh hoạt trong mạng lưới các tổ chức Xã hội dân sự, mạng lưới của những nhà bất đồng chính kiến..tôi nghĩ rằng Việt Nam phải chú ý và thực hiện tốt hơn trong lĩnh vực nhân quyền vì trong lúc này họ vẫn chưa đạt được những yêu cầu phổ quát về nhân quyền.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ, những người yêu nước cũng như những người không được tự do bày tỏ ý kiến của họ trên Internet vì bị kiểm duyệt gắt gao. Tôi thấy họ đang cố gắng bắt đầu quá trình thay đổi một điểu gì đó trong khi chưa bị bắt nhưng họ vẫn còn một con đường rất dài phía trước và tôi tập trung chú ý vể họ rất nhiều trong những ngày sắp tới.
Những người yêu nước cũng như những người không được tự do bày tỏ ý kiến của họ trên Internet vì bị kiểm duyệt gắt gao. Tôi thấy họ đang cố gắng bắt đầu quá trình thay đổi một điểu gì đó trong khi chưa bị bắt nhưng họ vẫn còn một con đường rất dài phía trước và tôi tập trung chú ý vể họ rất nhiều trong những ngày sắp tới
Mặc Lâm: Ông có niềm tin vào nhà cầm quyền Việt Nam khi họ luôn nói là Hà Nội vẫn tôn trọng nhân quyền của người dân hay không? Và điều gì sẽ là thử thách đối với Hà Nội nểu họ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền?
Dân Biểu Alan Lowenthal: Tôi thấy rằng sự thử thách đối với họ là những tồ chức như CPJ, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế, hay danh sách các nước cần được quan tâm CPC có lẽ sẽ vẫn là áp lực cho Hà Nội, ngoại trừ họ có những thay đổi đáng kể về nhân quyền.
Mặc Lâm: Là một dân biểu có quan tâm đến sinh hoạt chính trị của Việt Nam ông nói gì với Hà Nội về các mối lo ngại của ông trong thời gian Đối thoại Nhân quyền lần này diễn ra?

Dân Biểu Alan Lowenthal: Tôi đã gặp và nói với nhiều người trong chính phủ Việt Nam về vấn để nhân quyền. Tôi nói với họ cần phải quan tâm đến những người đã không ngại hy sinh để tranh đấu cho nhân quyền. Tôi đã có dịp nói chuyện với nhiều bộ trưởng và chia sẻ rằng Hà nội phải làm nhiểu hơn nữa, chính phủ phải thật sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền và phải thay đổi các chính sách liên quan tới nhân quyền của Việt Nam
Tôi đã có dịp nói chuyện với nhiều bộ trưởng và chia sẻ rằng Hà nội phải làm nhiểu hơn nữa, chính phủ phải thật sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền và phải thay đổi các chính sách liên quan tới nhân quyền của Việt Nam
Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng khi trở lại Mỹ ông sẽ mang một hy vọng thay đổi nào đó cho nhân quyền của Việt Nam?
Dân Biểu Alan Lowenthal: Trên đường quay về Mỹ tôi nghĩ rằng có hy vọng cho một sự thay đổi nào đó. Tôi đã nói chuyện với những người trong các tổ chức Xã hội dân sự, những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền… Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam biết rõ muốn thắt chặt quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ thì họ phải thay đổi tình trạng nhân quyền hiện nay và tôi nghĩ rằng họ đang lắng nghe. Tôi không chắc rằng họ có thay đổi hay không nhưng tôi biết rằng họ ý thức rất rõ nhân quyền là một vấn đề đang bị chỉ trích.
Ngay cả những người trong các tổ chức Xã hội dân sự hay các nhà bất đồng chính kiến tất cả đểu đống ý rằng càng thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ thì càng phải thay đổi vấn để nhân quyền. Mặc dù ngay lúc này họ vẫn còn từ chối rằng lãnh vực nhân quyền của họ đang có vấn đề nhưng tôi vẫn lạc quan vì phái đoàn Đối thoại nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt phúc trình vể vấn đề nhân quyền của Việt Nam và điều này sẽ gây sức ép lên chính phủ Hà Nội buộc họ phải thay đổi.
Tôi không hoàn toàn chắc chắn rằng họ sẽ thay đổi như thế nào nhưng tôi tin họ sẽ có thay đổi. Tôi cho rằng sẽ không có bất cứ một hiệp định nào được Quốc hội thông qua nếu vấn đề nhân quyền chưa được cải thiện từ phía Việt Nam
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intervw-alan-lowenthal-05072015052622.html

Hạ nghị sỹ Mỹ gặp giới bất đồng tại VN



Hạ nghị sỹ Mỹ gặp giới bất đồng tại VN
Một hạ nghị sỹ Mỹ tháp tùng phái đoàn Quốc hội nước này đến Việt Nam đã có chuyến thăm viếng các nhân vật bất đồng chính kiến như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, ông Nguyễn Tiến Trung và đến viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, thông cáo từ văn phòng vị hạ nghị sỹ này cho biết.
Thông cáo báo chí từ văn phòng Hạ nghị sỹ Alan Lowenthal cho biết ông đã thực hiện những chuyến viếng thăm này ngay trong ngày đầu tiên ông đến Việt Nam – hôm thứ Hai ngày 4/5.
‘Vinh danh tử sỹ Việt Nam Cộng hòa’
Cũng theo thông cáo này thì việc đi viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là ‘ý kiến cá nhân’ của chính ông Lowenthal đề nghị vào lịch trình của phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ vì ông ‘muốn đích thân được đến nghĩa trang để tưởng niệm, vinh danh các tử sỹ Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như để quan sát tình trạng hiện nay của nghĩa trang’.
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là nơi an nghỉ của hơn 16.000 tử sỹ của quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thiệt mạng trong cuộc chiến kết thúc 40 năm trước đây. Kể từ khi chiến tranh kết thúc, nghĩa trang này đã không được coi sóc và bảo dưỡng.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là Đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một giáo hội bị chính quyền Việt Nam cấm đoán. Trong nhiều năm qua Ngài đã bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện thuộc Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Tiến Trung là một cựu tù nhân chính trị bị buộc tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Ông Trung đã được trả tự do hồi tháng Tư năm 2014.
Hòa thượng Thích Quảng Độ được cho là đã trình bày với ông Lowenthal về ‘thực trạng đàn áp’ đối với giáo hội do Ngài lãnh đạo và kêu gọi Hoa Kỳ ‘hỗ trợ cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam’.
Ông Lowenthal từng đề xuất Ngoại trưởng John Kerry nêu vấn đề Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa với chính quyền Hà Nội
Về phần mình, ông Nguyễn Tiến Trung đã nhấn mạnh với Hạ nghị sỹ Lowenthal ‘về nhu cầu tạo thêm sự quan tâm của thế giới đối với tình trạng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam’, theo thông cáo.
Ông Trung từng được Hạ nghị sỹ Lowenthal nhận đỡ đầu trong chương trình ‘Bảo vệ các Quyền Tự do’ do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Quốc hội Hoa Kỳ thành lập.
‘Cuộc gặp chính thức’
Trao đổi với BBC về nội dung cuộc gặp, ông Nguyễn Tiến Trung cho biết đây là ‘một cuộc làm việc chính thức chứ không phải cuộc gặp gỡ cá nhân’.
“Ông Lowenthal dẫn đầu phái đoàn gồm sáu, bảy người đến gặp tôi và nói rõ rằng đây là phái đoàn của Hạ nghị viện Mỹ,” ông Trung nói và cho biết cuộc gặp đã diễn ra tại một quán cà phê trong khoảng 20 phút.
Tôi cũng nêu quan điểm thẳng thắn với phía Hoa Kỳ rằng vấn đề dân chủ của Việt Nam thì cuối cùng người quyết định chính là người dân Việt Nam. Còn nếu người dân Việt Nam không dám lên tiếng về việc mình bị mất quyền làm chủ như vậy thì dù Mỹ hay châu Âu cũng không thể nào lên tiếng giúp đỡ Việt Nam được.Ông Nguyễn Tiến Trung
Ông Trung cũng cho biết hai ông đã trao đổi về việc Hoa Kỳ có nên đồng ý cho Việt Nam gia nhập TPP, tức Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hay không.
“Quan điểm của tôi là các dân biểu Mỹ nên bỏ phiếu cho Việt Nam gia nhập TPP vì sự mở cửa về kinh tế sẽ dẫn đến mở cửa về chính trị,” ông Trung kể lại, “Nhưng tôi cũng nói là phía Mỹ nên kèm theo yêu cầu Việt Nam cho phép thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân trước các vị chủ tư bản.”
“Những ý kiến của tôi là một kênh để ông tham khảo và cân nhắc trước khi ông quyết định có bỏ phiếu cho Việt Nam gia nhập TPP hay không,” ông Trung nói.
Ông Trung cũng cho biết ông đã trình bày với ông Lowenthal về tình trạng những nhà hoạt đông dân chủ ở Việt Nam ‘bị sách nhiễu’.
“Một số bạn không thể thuê nhà được vì vừa dọn đến thuê thì chủ nhà bị an ninh dọa dẫm nên không dám cho thuê nữa,” ông nói, “Một số không kiếm được việc làm vì đi xin việc thì có người đến chặn phá. Ngày lễ thì không được di chuyển tự do do an ninh lo sợ có biểu tình hay sao đó.”
“Ông Lowenthal có hứa sẽ làm việc với chính quyền Việt Nam,” ông Trung cho biết.
‘Quyết định là ở người dân Việt Nam’
Ông Lowenthal là người đỡ đầu cho cựu tù nhân chính trị Nguyễn Tiến Trung
Theo lời ông Trung thì ông đến cuộc gặp với phái đoàn Mỹ không gặp trở ngại gì nhưng sau đó ông đã bị ‘cảnh sát khu vực, đại diện Mặt trận Tổ quốc đến nhà và gọi điện hỏi xem tôi đi đâu’.
Ông Trung nói rằng ông ‘không hy vọng gì nhiều về sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Việt Nam đối với các nhà hoạt động dân chủ’ mặc dù có sự quan tâm của phía Hoa Kỳ.
“Họ (chính quyền) vẫn trấn áp thôi nhưng hạn chế bắt bớ và làm những việc khác để hạn chế các nhà hoạt động,” ông nói.
“Tôi cũng nêu quan điểm thẳng thắn với phía Hoa Kỳ rằng vấn đề dân chủ của Việt Nam thì cuối cùng người quyết định chính là người dân Việt Nam,” ông Trung nói, “Còn nếu người dân Việt Nam không dám lên tiếng về việc mình bị mất quyền làm chủ như vậy thì dù Mỹ hay châu Âu cũng không thể nào lên tiếng giúp đỡ Việt Nam được.”
Sau Thành phố Hồ Chí Minh, phái đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ sẽ đến Hà Nội và dự kiến ‘sẽ gặp một số nhân vật lãnh đạo trong chính quyền Việt Nam cũng như một số nhà hoạt động nhân quyền’.
Nguồn: www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/05/150507_lowenthal_meets_vn_dissidents


Đài SBS của Úc phát sóng bộ phim “Thu Hoạch Nội Tạng Sống” gây chấn động lớn trong xã hội



Đài SBS của Úc phát sóng bộ phim “Thu Hoạch Nội Tạng Sống” gây chấn động lớn trong xã hội
Bởi: Hạ Thuần Thanh, Hoa Thanh 15 Tháng Tư , 2015 Mục: Nhân Quyền Cho Trung Quốc, Thế Giới 1 Bình luận
Buổi tối ngày 7 tháng Tư năm 2015, chương trình Dateline của đài truyền hình SBS Úc Châu đã thông qua Twitter để đặt vấn đề với chính phủ Úc và công chúng: chính phủ có thể làm gì để ngăn chặn việc buôn bán nội tạng bất hợp pháp? (Network ảnh chụp màn hình)
Phim tài liệu “Thu Hoạch Nội Tạng Sống” trên đài truyền hình Úc đã gây chấn động các tầng lớp xã hội.
[Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa, ngày 9 tháng 4 năm 2015] (Bài báo cáo của phóng viên Hạ Thuần Thanh của Minh Huệ Thời Báo về buổi phỏng vấn Thanh Hoa ở Úc).
Vào ngày 7 tháng 4 năm 2015, kênh truyền hình chủ lưu của chính phủ Úc, đài Dân tộc SBS đã phát sóng bộ phim tài liệu “Thu Hoạch Nội Tạng Sống” vào giờ vàng từ 9 giờ 30 phút đến 10 giờ trong chương trình Dateline. Chương trình này đã nhiều lần nhận được giải thưởng về phim tài liệu của Canada. Bộ phim đã cho thấy sự việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công là một hành vi đen tối, tàn ác và phi pháp. Trong suốt buổi chiếu phim, ban nhân viên phụ trách chuyên đề Dateline đã thông qua Twitter để yêu cầu chính phủ Úc phải đối mặt với vấn đề này: Chính phủ Úc có thể làm gì để ngăn chặn việc mua bán nội tạng phi pháp?.
Đài truyền hình SBS: Các nội tạng này là lấy từ đâu?
Vào ngày 7 tháng 4 trên trang báo trực tuyến của SBS đã đăng một bài tường trình như sau: Mặc dù ở Trung Quốc, số lượng chính thức về người tình nguyện hiến tạng là rất thấp, nhưng mỗi năm ở Trung Quốc lại có đến 10.000 trường hợp phẫu thuật để cấy ghép nội tạng. Ở các nước khác, các bệnh nhân đang chờ ghép nội tạng đều biết rằng nếu muốn bỏ qua giai đoạn sắp hàng chờ đợi thì Trung Quốc là nơi tiếp nhận để được ghép nội tạng nhanh nhất. Lợi nhuận đạt được trong nghành kỹ nghệ cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đã lên đến hàng tỷ đô la Úc.
Thế nhưng, các nội  tạng này là lấy từ đâu? Ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế đã phát biểu trong buổi phỏng vấn của đài truyền hình SBS: “Có người bị giết chết chỉ vì nội tạng của họ phù hợp với việc cấy ghép. Ngoài ra, không có một lý do nào khác có thể giải thích được cho con số to lớn của nguồn nội tạng cần thiết cho các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc”.
Ông David Kilgour, một chính trị gia kiêm cựu Quốc Vụ Khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của (người từng được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa Bình), cùng với ông David Matas đã bỏ ra nhiều năm để điều tra về hành vi mổ cướp nội tạng phi pháp của chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ cho rằng trong nguồn nội tạng dùng để cấy ghép này đa phần là từ các học viên Pháp Luân Công – một tín ngưỡng tương tự như một tôn giáo với hàng triệu học viên. Tín ngưỡng này bị chính quyền Trung Quốc đàn áp.
SBS truyền tin về các tự thuật của một vài bác sỹ, nhân chứng và những người đã đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng.
Nhà đạo diễn: Hy vọng rằng hành vi thu hoạch nội tạng phi pháp này sẽ kết thúc nhanh chóng.
Trong buổi chiếu phim tối hôm đó, đạo diễn kiêm nhà sản xuất đã phát biểu với viên ký giả: “Tôi rất hài lòng với các phản ứng của khán giả”. Đối diện với một hành vi phạm tội chưa từng có trong lịch sử như thế này, sau khi hiểu rõ sự việc, mọi người sẽ tự động khích lệ gia đình và bạn bè thân hữu để ngăn chặn bằng mọi phương thức và tất cả khả năng”.
Năm 2006 khi lần đầu tiên nghe nói đến sự việc thu hoạch nội tạng sống, ông Lý Vân Tường cảm thấy hoàn toàn không thể tin nổi. Tuy nhiên với các bằng chứng càng ngày càng nhiều, ông đã phải đối mặt với sự thật: Tất cả điều này là sự thật! Từ đó ông nảy sinh ý định thực hiện một bộ phim.
Vào năm 2006, ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế danh tiếng người Canada, đã cùng với ông David Kilgour, Cựu Nghị sỹ Liên Bang Canada và cũng là cựu Quốc Vụ Khanh phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã công bố một báo cáo điều tra bao gồm 53  loại bằng chứng. Năm 2009 các chứng cớ này được quy nạp thành một cuốn sách với tựa đề “Thu Hoạch Đẫm Máu“ (Bloody Harvest). Tháng 7 năm 2012, hai ông đã biên tập các bản thảo của 7 chuyên gia khác nhau và cho xuất bản thành cuốn sách “Nguồn nội tạng quốc gia: Cấy ghép nội tạng bị lạm dụng ở Trung Quốc”State Organs).
Sau mười năm ấp ủ, ông Lý Vân Tường nói: “Matas, Kilgour, Ethan, DAFOH (tổ chức bác sĩ quốc tế phản đối mổ cắp nội tạng) đã nỗ lực rất nhiều để điều tra và ngăn chặn hành vi thu hoạch nội tạng phi pháp. Bộ phim này đang đứng trên vai những người khổng lồ”.
Ông còn phát biểu tiếp: “Bộ phim này sẽ được phổ biến rộng rãi toàn cầu, hy vọng rằng nó sẽ có sức tác động mạnh, cũng hy vọng rằng tội ác này sẽ mau chóng được kết thúc”.
Chủ tịch Hội đồng Dân sự nước Úc: Từ không tin rằng có sự việc thu hoạch nội tạng sống cho đến trở thành người hỗ trợ chống đàn áp
Ông Peter Westmore, Chủ tịch Hội Điều tra Sự thật về Đàn áp Pháp Luân Công (CIPFG) ở Victoria Úc Châu, hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Dân Sự Úc Châu (NCC) với hơn 2000 thành viên người Úc trên toàn quốc, đã vui mừng tán thưởng bộ phim được phát trên kênh truyền hình SBS. Bộ phim sẽ giúp dân chúng nước Úc hiểu rõ sự thật hơn và tạo một sức ảnh hưởng mạnh trong xã hội Úc.
Ông cũng trình bày về lý do khiến ông gia nhập tổ chức điều tra chân tướng và hỗ trợ học viên PLC chống đàn áp trong hơn mười năm đã qua. Ông nói: “Lúc mới nghe nói về vụ thu hoạch nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công, tôi đã không tin. Nhưng khi tôi đọc các bài tường thuật của David Kilgour và đã thử dùng Google để dò đến các trang thông tin về cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc đại lục xem sao. Chỉ trong vòng dăm ba phút thôi, các trang thông tin đã tư vấn cho tôi biết rằng chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, không quá một tháng, tôi có thể nhận được gan, thận và nhiều nội tạng khác.
“Bản thân tôi cũng có một chút kiến thức về y học, tại Úc Châu nếu một ca phẫu thuật bị thất bại thì phải chờ tối thiểu hai năm mới có lại một cơ hội nữa.Trong khi hệ thống y tế của Trung Quốc không được hoàn thiện lắm, mà họ lại có thể rêu rao quảng cáo như thế, điều này làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. Cấy ghép lần thứ nhất không thành công thì chỉ trong vòng hai tuần lễ đã có thể tiến hành phẫu thuật lại. Điều này tuyệt đối không thể làm được trong một hoàn cảnh bình thường! Họ thực sự đang tiến đến mức độ này, chỉ có thể dựa vào giết người mà làm được như thế!”.
“Khi tôi hiểu biết nhiều hơn về các học viên Pháp Luân Công, tôi thật sự khâm phục tinh thần dũng cảm kiên định của họ, đồng thời tôi cũng cảm thấy cần phải tranh đấu và đoàn kết với họ”.
Ngày mà thế giới xét xử tội phạm thu hoạch nội tạng sống phi nhân tính này sẽ không còn xa
Bác sỹ Albert Lin, một trong các thành viên liên lạc của Tổ Chức Bác Sỹ Quốc Tế Phản Đối Mổ Cấp Nội Tạng tại Úc, phát biểu: Chương trình buổi tối “Dateline” của đài truyền hình SBS rất phổ biến và được yêu chuộng. Tội ác mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được phơi bày trong tiết mục này. Ngày mà thế giới xét xử tội phạm thu hoạch nội tạng sống phi nhân tính này sẽ không còn xa lắm”.
Ông nói: “Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, các chính phủ của nhiều quốc gia đang dần dần hiểu rõ sự thật. Hai ông Matas và Kilgour thu thập được rất nhiều chứng cớ liên quan đến cưỡng bức thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công. Nếu không điều tra thận trọng và không có chứng cớ minh bạch, họ không thể công khai phát biểu các kết luận của mình. Công chúng có thể tham khảo các báo cáo điều tra của họ tại địa chỉ (http://organharvestinvestigation.net/). Các bài báo cáo này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
Ngày 8 tháng 4, hai ngày sau khi SBS phát sóng bộ phim tài liệu này, các báo chí và đài phát thanh ở Úc đều đăng báo và loan tin, mọi tầng lớp xã hội gởi tin nhắn để biểu lộ thái độ kinh hoàng. (Ảnh mạng)
Buổi phát sóng buổi đêm của SBS vào ngày 7 tháng 4 đã gây một làn sóng khuấy động to lớn đến các tầng lớp xã hội chủ lưu ở Úc. Trên các đài phát thanh và báo chí như Sydney Morning Herald vào ngày 8 tháng 4 và Tin Tức Đài Loan (Taiwan News), Daily Mail, Australia Network News Group vào ngày 9 tháng 4 đã lần lượt xuất hiện các bài bình luận về bộ phim này. Nội dung của bộ phim tài liệu này là tiêu đề nổi bật trên nhiều trang báo trực tuyến chủ lưu. Những sự thật rất khó chấp nhận này đã khảo vấn lương tâm của từng con người, những khán giả, độc giả đã bị chấn động một cách sâu sắc. Trên các mạng xã hội trực tuyến xuất hiện nhiều bình luận bày tỏ lòng phẫn nộ đối với tội ác của ĐCSTQ. Trước khi phát sóng chương trình, đài truyền hình SBS đã có những hoạt động quảng bá ra quần chúng và thông qua các hệ thống mạng xã hội trực tuyến, những người quan tâm đến sự kiện có thể chia sẻ nhiều điều với nhau. Quần chúng đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ và cảm kích đối với SBS và nhóm sản xuất bộ phim tài liệu này.
Nguồn: http://vietdaikynguyen.com/v3/49289-dai-sbs-cua-uc-phat-song-bo-phim-thu-hoach-noi-tang-song-gay-chan-dong-lon-trong-xa-hoi/

Trung Quốc: Cựu bác sĩ thực tập ở bệnh viện kể lại việc thu hoạch nội tạng sống



Trung Quốc: Cựu bác sĩ thực tập ở bệnh viện kể lại việc thu hoạch nội tạng sống
ETvn Staff 10 11/03/2015
TORONTO – Ông Wang (tên nhân vật đã được thay đổi) đã sống ở Canada trong nhiều năm, nhưng chỉ mới gần đây ông mới dám bước ra kể lại một chuyện đau lòng mà ông đã trải qua khoảng 20 năm trước ở Trung Quốc: là một bác sĩ thực tập trẻ tuổi, ông đã bị bắt phải tham gia vào việc mổ lấy nội tạng của một người vẫn còn đang sống.
Nhiều thập kỷ qua, chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống bệnh viện quân y đã sử dụng nội tạng lấy từ những tù nhân bị tử hình (sau năm 2000 thì bao gồm cả các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công) để cung cấp cho những bệnh nhân Trung Quốc và nước ngoài giàu có. Ngoài ra, từ lâu đã có nghi vấn rằng trong một số trường hợp, những ca mổ này đã được thực hiện trong khi nạn nhân vẫn còn sống – vì để đảm bảo tạng có chất lượng cao nhất.
Gần đây ông Wang đã kể lại cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên sự việc sau. Câu chuyện đã được biên tập cho ngắn gọn và rõ ràng, và thêm các tiêu đề.
Sự việc xảy ra vào những năm 1990. Hồi đó tôi là một bác sĩ thực tập tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quân đội Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Một hôm, bệnh viện nhận được một cuộc gọi điện thoại từ Quân khu Thẩm Dương, yêu cầu các nhân viên y tế ngay lập tức thực hiện một nhiệm vụ quân sự.
Nhiệm vụ quân sự bí mật
Vào buổi chiều, trưởng bộ phận của tôi bắt đầu điểm danh. Sáu nhân viên được gọi, bao gồm hai y tá, ba bác sĩ và tôi.
Chúng tôi được lệnh phải ngừng việc liên hệ với bên ngoài, bao gồm cả gia đình và bạn bè, kể từ đó cho đến khi nhiệm vụ kết thúc. Chúng tôi không được phép giữ hay sử dụng bất cứ công cụ thông tin liên lạc nào, như điện thoại chẳng hạn.
Chúng tôi bước vào một chiếc xe tải đã được cải tiến, và trước xe chúng tôi là các xe quân sự chở đầy binh lính có vũ trang. Những xe quân sự này có đèn để dẹp đường, và chúng tôi đi rất nhanh. Các cửa sổ của xe chúng tôi được che bằng vải xanh nước biển nên chúng tôi không thể thấy xe đang đi đâu.
Cuối cùng chúng tôi đến một nơi được bao quanh bởi các ngọn núi. Nhiều binh lính đang đứng gác ở đó. Một sĩ quan quân đội đón chúng tôi, và chúng tôi được sĩ quan này cho biết rằng chúng tôi đang ở một nhà tù quân sự gần thành phố Đại Liên.
Thu hoạch thận sống
Sáng hôm sau, sau khi một y tá đi theo hai người lính đi lấy một số mẫu máu, chúng tôi được lệnh lên xe. Chúng tôi dừng lại ở một chỗ mà tôi không biết. Những binh lính có vũ trang vây quanh xe chúng tôi.
Ngay sau đó, bốn người lính khiêng một người đàn ông vào trong xe, và để anh ấy lên một cái túi nhựa màu đen dài khoảng 2,1m.
Hai bàn chân của người đó bị trói chặt vào nhau bằng một loại dây đặc biệt, chắc và rất mảnh như sợi khiến nó cắt vào thịt của anh ấy. Anh ấy bị trói chặt xung quanh cổ, hai cánh tay bị trói ra sau lưng, và sợi dây đó kéo xuống hai đùi – để không cho anh ấy vùng vẫy và cử động được. Vì nếu thay đổi tư thế, sợi dây sẽ cứa vào cổ. Cổ anh ấy đã bị một vết thương nặng, vì thấy máu ộc ra từ cổ họng.
Một bác sĩ bảo tôi giữ yên anh ấy. Khi tôi chạm vào hai đùi, tôi cảm thấy vẫn còn ấm.
Các bác sĩ và y tá nhanh chóng mặc quần áo mổ vào. Tôi là trợ tá của họ, phụ trách việc cắt động mạch, tĩnh mạch, và ống dẫn nước tiểu [nối thận và bàng quang].
Một y tá cắt mở áo của người đàn ông và bôi chất khử trùng lên ngực và bụng anh ấy ba lần. Sau đó, một bác sĩ dùng một con dao mổ để cắt từ mũi ức (chỗ dưới ngực) thẳng xuống rốn.
Tôi thấy hai đùi của anh ấy đang co giật, nhưng cổ họng anh không thể phát ra âm thanh nào.
Người bác sĩ này sau đó mở khoang cơ thể, làm máu và ruột đều đột ngột tràn ra ngoài. Bác sĩ đẩy đống ruột sang một bên, và nhanh chóng bắt đầu cắt lấy một bên thận. Một bác sĩ khác sau đó bắt đầu cắt quả thận bên kia.
Rồi tôi nghe thấy một bác sĩ bảo tôi cắt động mạch và tĩnh mạch – khi tôi làm, máu phun ra người tôi. Máu của anh ấy vẫn còn chảy, có nghĩa là anh ấy vẫn còn sống.
Những thao tác của các bác sĩ đó rất nhanh và thành thục. Họ bỏ hai quả thận vào một hộp giữ nhiệt.
Thu hoạch hai cầu mắt
Sau đó một bác sĩ khác bảo tôi lấy hai cầu mắt ra.
Tôi nhìn vào mặt người đàn ông, thấy hai mắt anh ấy nhìn tôi trừng trừng với sự kinh hãi tột độ. Tôi cảm thấy anh ấy đang thực sự nhìn tôi. Hai mi mắt anh ấy động đậy. Anh ấy vẫn còn sống.
Đầu óc tôi trở nên trống rỗng, người tôi run bắn lên và mềm nhũn, và tôi không cử động được. Thật quá kinh hoàng!
Rồi tôi nhớ ra rằng đêm qua tôi nghe một sĩ quan nói với người phụ trách của chúng tôi điều gì đó rằng “chưa đầy 18 tuổi. Rất khỏe mạnh và vẫn còn sống”. Đây là cậu ấy ư? Chúng tôi đang lấy các cơ quan nội tạng từ một người còn đang sống. Thật quá kinh hoàng.
Tôi bảo người bác sĩ đó là tôi không thể làm việc này được.
Sau đó một bác sĩ khác dùng tay trái ấn mạnh đầu người đàn ông xuống sàn, và dùng hai ngón tay mở một bên mi mắt ra. Rồi ông ấy dùng tay phải cầm cái kẹp móc toàn bộ một cầu mắt ra.
Tôi không thể làm gì sau đó, rùng mình và toát mồ hôi, gần như muốn quỵ xuống.
Chờ đợi nội tạng
Khi làm xong việc này, một bác sĩ vỗ vào bên cạnh xe. Một người lính đang ngồi ở ghế hành khách phía trước bắt đầu nói trên radio, và không lâu sau đó 4 người lính khác đến để gói thân thể giờ đã mềm nhũn, trong một chiếc túi nhựa và quẳng nó vào một chiếc xe tải quân sự.
Chúng tôi nhanh chóng được đưa trở lại bệnh viện. Khi chúng tôi đem những nội tạng đó vào phòng mổ, một nhóm bác sĩ đã chờ sẵn ở đó để cấy ghép.
Tinh thần suy sụp
Bị sốc và sợ hãi tột cùng, sau khi về nhà tôi bị sốt. Tôi không dám nói với bất cứ ai về việc đó. Không ai trong gia đình tôi biết. Không lâu sau ca mổ đó, tôi rời Bệnh viện Đa khoa Quân đội Thẩm Dương.
Tuy nhiên, nỗi hoảng sợ còn lâu mới hết. Tôi đã chứng kiến tận mắt một nhân mạng bị tra tấn và giết chết. Sức ép tinh thần đó đã khiến tôi khổ sở.
Trong một thời gian rất dài không kể ngày hay đêm, tôi vẫn có thể mường tượng hai mắt của người đó đau đớn và kinh hãi, nhìn tôi chằm chằm.
Tôi đã không dám nhắc đến việc này trong nhiều năm liền , vì cứ nghĩ đến là tôi muốn sụp xuống.
Khi các phương tiện truyền thông ở nước ngoài vạch trần việc thu hoạch nội tạng của những người tập Pháp Luân Công [vào năm 2006], ngay lập tức tôi biết rằng mọi thứ đều là sự thật. Những việc làm đó từ lâu đã tồn tại trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công chỉ cho họ một nguồn tạng rộng lớn hơn mà thôi.
Ông David Kilgour là nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada đã vạch trần việc thu hoạch nội tạng sống trên diện rộng này ở Trung Quốc.
Biên dịch: Chân Thành
Nguồn: https://daikynguyenvn.com/trung-quoc/tin-tuc-trung-quoc/trung-quoc-cuu-bac-si-thuc-tap-o-benh-vien-ke-lai-viec-thu-hoach-noi-tang-song.html