Saturday, February 1, 2020

Vũ Linh: Tin Vắn Trong Tuần (Feb.01, 2020)


Linh: Tin Vắn Trong Tuần (Feb.01, 2020)

THĂM DÒ MỚI NHẤT VỀ ĐÀN HẶC
Tuần qua đã có hai thăm dò mới nhất được công bố khiến đảng DC… đau đầu.
Một thăm dò của Gallup, là cơ quan thăm dò lớn nhất và cũng ít thiện cảm với TT Trump nhất, đã cho thấy tỷ lệ chống đàn hặc và truất phế TT Trump lớn hơn tỷ lệ ủng hộ việc này:
51% NO – 46% YES.
Đồng thời báo Washington Post cũng cho biết thăm dò của báo, làm cùng với đài truyền hình ABC, cho thấy tỷ lệ tương t:
51% NO – 45% YES.
Nói chung, theo trang mạng Real Clear Politics, tỷ lệ NO đã bắt đầu cao hơn tỷ lệ YES kể từ giữa tháng Chạp, sau khi Hạ Viện kết thúc cuộc điều tra đàn hặc. Đặc biệt đã tăng vọt mạnh trong những ngày đầu của ‘phiên tòa’ tại Thượng Viện. Hiển nhiên cuộc điều tra của Hạ Viện đã tạo phản ứng ngược.

TRUYỀN THÔNG DÒNG CHÍNH VÀ ĐÀN HẶC
Ø  Dĩ nhiên, hầu hết TTDC ca tụng những tố giác của các công tố DC lên 9 tầng mây trong khi cố gắng lôi những biện giải của các luật sư của TT Trump xuống bùn. Mở đài CNN, bất cứ lúc nào, bất cứ bình loạn gia nào đang nói, cũng chỉ nghe thấy đúng một luận điệu, kẻ này chưa bao giờ nghe quá ba phút. Không phải vì sợ nghe luận cứ của họ, mà chỉ vì chính kẻ này có thể tắt TV và tiếp tục bình loạn tiếp theo họ, lập lại y chang lập luận của họ.
Một nghiên cứu của trang mạng MRC NewsBusters cho thấy 95% các đánh giá của TTDC nghiêng hẳn về bên các công tố DC, được ca tụng như xuất sắc hết ráo. Ba đài TV chính là ABC, NBC và CBS đã dành cho phe DC hai lần thời giờ dành cho các luật sư của TT Trump.

Trong phần trả lời câu hỏi, cả hai bên đều tránh né trả lời những câu hỏi hóc búa, nhưng Washington Post liệt kê những câu hỏi các luật sư của TT Trump không trả lời, nhưng phớt lờ đi những câu các công tố DC không trả lời.

Ø  Một luật gia của đài MSNBC, một đài TV nổi tiếng chống Trump, đã phát biểu cảm tưởng hết sức ‘trái chiều’ về cái mà phe DC gọi là tội ‘cản trở quốc hội’.
Ông Ari Melber đã nhận định lý luận của phe DC quá yếu. Ông cho rằng Hiến Pháp cho phép tổng thống có quyền chống lại quốc hội, kể cả việc thưa kiện quốc hội lên tới Tối Cao Pháp Viện luôn, do đó ông không hiểu tại sao không hợp tác với quốc hội lại là một tội có thể bị đàn hặc và truất phế được. Nói trắng ra, ông Melber cho rằng quốc hội không có cái quyền ‘bất khả xâm phạm’ gì ráo và tổng thống có toàn quyền đi ngược lại đòi hỏi của quốc hội. Tam quyền phân lập không có nghiã hành pháp phải nghe lệnh của lập pháp.

Ø  Quan trọng hơn là bài nhận định trên báo phe ta Washington Post.
Báo WaPo nhìn nhận bất kể hai bên tranh cãi tới đâu thì TT Trump cũng sẽ không bị truất phế. WaPo viết một bài khá dài giải thích tại sao. Trên căn bản, bài viết là một so sánh hai trường hợp của TT Trump và TT Nixon. TT Nixon chưa bị đàn hặc thì đã bị áp lực phải từ chức rồi. Tuy bài nhận định của WaPo có nhiều thành kiến, nhưng ta cũng nên biết để hiểu vấn đề cho rõ hơn, nhất là biết TTDC bào chữa việc TT Trump không bị truất phế như thế nào.
WaPo đưa ra 5 lý do tại sao TT Trump sẽ không bị truất phế (chữ nghiêng là ý kiến của WaPo):
1.   TT Nixon không có đài TV Fox bảo vệ. Dưới thời Nixon, khi đó chưa có đài TV Fox, toàn thể TTDC nhất tề tố cáo và chống Nixon, không có một đài TV hay một tờ báo nào bênh vực, bây  giờ TT Trump có Fox bênh vực. Bào chữa này nghe phản dân chủ hết sức. Chẳng lẽ WaPo muốn bịt miệng Fox thì mới là công bằng sao? Luật pháp Mỹ cũng như luật pháp cả nhân loại từ hồi nào đến giờ luôn luôn chấp nhận nghi can phải có người biện hộ cho. Sao WaPo lại có thể trách Fox đã bênh TT Trump được? Trên thực tế, FOX không hẳn đã nhắm mắt bênh vực Trump, mà chỉ là cho thiên hạ thấy vấn đề dưới một khiá cạnh khác với những tuyên truyền một chiều của TTDC thiên vị và thiên tả. Cũng là chuyện Diễn Đàn Trái Chiều này muốn bắt chước theo, tức là cung cấp cho độc giả những cái nhìn dưới một khiá cạnh khác với bản hợp ca của phe thiên tả.
2.   TT Nixon không có được một nền kinh tế mạnh như bây giờ. Vâng, đây chính là lý do quan trọng nhất khi ta phán xét một tổng thống. Cân nhắc thành quả kinh tế có lợi cho cả trăm triệu dân quan trọng hay ba cái tội lăng nhăng được cố tình nặn ra quan trọng hơn. Có thể nào vì thù ghét cá nhân mà bác bỏ quyền lợi của cả trăm triệu dân được không?
3.   TT Nixon đã không được Thượng Viện hậu thuẫn mạnh như TT Trump. Điều này đúng, nhưng vấn  đề ở đây là câu hỏi tại sao Thượng Viện bây giờ lại hậu thuẫn TT Trump mạnh như vậy. Câu trả lời rõ hơn ban ngày. Một mặt, việc đàn hặc là chuyện đảng phái đánh nhau qua lộ liễu mà lại không có cơ sở vững chắc không chối cãi được. Trong vụ TT Nixon, Hạ Viện đã biểu quyết với tỷ số 410-4 để mở cuộc điều tra đàn hặc, nghĩa là gần như tất cả các dân biểu CH khi đó cũng đồng ý phải điều tra. Bây giờ thì không có tới một dân biểu CH đồng ý. Mặt khác, hai tội TT Trump bị phe DC dán lên trán, chẳng có tội nào chính danh, được xác nhận bằng bất cứ một bằng chứng cụ thể nào, trong khi tội của TT Nixon thì đã có cả lô bằng chứng lộ liễu nhất.
4.   Trong đàn hặc TT Trump, đã không có cuốn băng thu âm nào. Đúng vậy, tội của TT Nixon đã rõ ràng khi có cả chục cuốn băng ghi âm các cuộc thảo luận của TT Nixon với các phụ tá và cố vấn, tiếng nói của TT Nixon, tất cả thiên hạ đều nghe được, rõ mồn một, không ai chối cãi được. Trong trường hợp TT Trump, đã tuyệt đối không có tới một bằng chứng cụ thể nào hết. Cú điện thoại của TT Trump được coi như bằng chứng cụ thể duy nhất, nhưng nếu đọc kỹ thì không ai thấy có tội gì đáng đàn hặc hết. Toàn thể cuộc đàn hặc của phe DC đều dựa trên những lời nghe qua nói lại của người này, người kia, trong đó hầu hết đều là những người đã chống Trump, hay tệ hơn nữa, đã bị Trump cách chức, sa thải, đều có hận thù cá nhân với Trump.
5.   Các phụ tá của TT Trump bảo vệ ông kỹ hơn là các phụ tá của Nixon. Ý của WaPo muốn nói cả hai tổng thống đều phạm tội hết nhưng các phụ tá của Nixon tệ hơn, không biết cách bảo vệ ông này. Sự thật là bảo vệ một người có tội rõ ràng khó hơn bảo vệ một người không có tội. Trong trường hợp TT Nixon, giọt nước tràn ly là việc chính luật sư của TT Nixon, John Dean, -đại khái như là ông Giuliani của TT Trump- bất ngờ công khai phản, ra trước quốc hội, khai hết tất cả những tính toán, mánh mung của Nixon. Trong trường hợp TT Trump, chưa có chuyện này. Ông Bolton đã viết sách không biết có những chuyện gì, nhưng phải hiểu ông này đã bị cách chức, do đó có thể bị kích động bởi nhu cầu trả thù cá nhân.
Nếu quý độc giả bình tĩnh đọc và không bị che mắt vì thành kiến chống Trump, thì quý vị sẽ thấy WaPo không nêu lên cái lý do quan trọng nhất: đó là cả hai tội mà phe DC Hạ Viện chụp lên đầu TT Trump đều là hai cái tội không phải là tội, mà lại cũng chẳng có bất cứ một bằng chứng cụ thể nào hết, đúng như các luật sư của TT Trump đã bỏ cả ngày ra chứng minh bằng luật trên giấy trắng mực đen, bằng tiền lệ có ghi rõ trong sử sách.

TIN VỀ ÔNG BOLTON
Ø  Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã chính thức không cho sách của ông John Bolton được phát hành, vì lý do có quá nhiều bí mật an ninh quốc gia không thể được phổ biến trong hình thức và nội dung hiện tại.
Theo luật, các viên chức cao cấp trong các ngành an ninh sau khi nghỉ làm nếu viết sách, phải nộp bản thảo cho HĐANQG kiểm duyệt và chấp nhận mới được in và phát hành. Ông Bolton, cựu cố vấn An Ninh của TT Trump, đã nộp bản thảo đó từ mấy tuần rồi, sau đó một số trích dẫn từ sách đã bị xì bất hợp pháp ra cho báo New York Times.
Điểm quan trọng đáng chú ý: bức thư của HĐANQG cấm phổ biến sách được ký và chuyển đến cho ông Bolton ngày Thứ Năm 23 tháng Giêng. Ba ngày sau, Chủ Nhật 26, NYT xì lên mặt báo. Nếu ông Bolton cố tình xì ra sau khi được thông báo cấm không cho phát hành thì có thể ông đã vi phạm nặng luật về an ninh quốc gia và trong trường hợp đó, sẽ đi tù mọt gông.
Đây không phải là lần đầu tiên quan chức Mỹ bất đồng ý kiến với TT Trump xì tin mật ra cho báo để hại tổng thống. Cựu giám đốc FBI, James Comey đã làm rồi.
Có tin chính ông Bolton là người đã xì ra và thông đồng với NYT về thời điểm tung trích dẫn ra, sao có hại cho TT Trump nhất trong vụ đàn hặc hiện nay. Tuy nhiên cả ông Bolton và NYT đều đã cải chính, khẳng định không có chuyện thông đồng này. Luật sư của ông Bolton cho rằng chính HĐANQG của Tòa Bạch Ốc đã xì ra. TT Trump cố tình xì ra để tự hại mình sao? Nói vậy mà cũng nói được!
TTDC tiếp tục truyền thống xuyên tạc, đã chạy tít lớn “Tòa Bạch Ốc Chặn Sách Của Bolton”. Ám chỉ TT Trump đã bịt miệng ông Bolton. Thật ra không ai chặn sách gì hết, mà chỉ là chuyện không cho đăng một số chi tiết bí mật, bắt tác giả phải xóa rồi sẽ ra sách được. Hơn nữa, tuy HĐANQG có văn phòng trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không phải là công cụ chính trị của TT Trump.

Ø  Ông John Bolton đang đóng vai trò cột trụ trong ‘phiên tòa’ của Thượng Viện. Phe DC một hai đòi ông Bolton ra để truy tố TT Trump vì ông này đã viết sách xác nhận chính ông đã nghe TT Trump ra lệnh trì hoãn viện trợ cho Ukraine đổi lấy điều tra cha con cụ Biden.
Bất ngờ tuần qua, hàng loạt video đã được tung ra, cho thiên hạ thấy nhiều chuyện chéo cẳng ngỗng.
-     Chính ông Adam Schiff, người đang một hai đòi ông Bolton ra ‘trình bày sự thật’ là người đã từng lớn tiếng công kích ông Bolton là người không ai có thể tin được, là người chuyên phóng đại sự kiện theo ý mình, thích các thuyết âm mưu này nọ,…
-     TT Obama cũng đã công khai chỉ trích ông Bolton là’ ‘thứ hàng hư hỏng, không xài được’, chuyên bắt nạt và hãm hại những người ông không đồng ý,…
-     Cũng có video trong đó ông Bolton thẳng thừng tuyên bố ông không ngần ngại nói láo nếu ông thấy đó là việc cần phải làm vì quyền lợi đất nước.
-     Một video khác cho thấy ông Bolton nói chuyện trên TV vài ngày sau cuộc điện đàm của TT Trump với TT Ukraine, ca tụng TT Trump, tuyệt nhiên không đề cập gì đến chuyện TT Trump áp lực Ukraine gì hết.
Những video mới này đã phá tan mọi uy tín và tính khả tín của ông Bolton, khiến việc ông ra điều trần bất ngờ mất hết ý nghĩa. TT Trump biết được tin các video này, đã tuýt ngay “Game over”. Trò chơi chấm dứt!

CẬP NHẬT TRANH CỬ
Ø  Cuộc bầu sơ bộ đầu tiên sẽ được tổ chức tại tiểu bang Iowa ngày Thứ Ba tháng 2 này. Cuộc bầu không phải là đầu phiếu phổ thông mà là dưới hình thức hội thảo nhóm –caucus-.
Iowa là tiểu bang nhỏ ít dân, nặng về nông nghiệp, gần như trắng tinh khi tỷ lệ dân da đen chỉ khoảng 1%-2%. Iowa đóng một vai trò cực quan trọng trong bầu cử tổng thống Mỹ vì là tiểu bang đầu tiên có bầu cử sơ bộ. Thắng hay thua tại đây sẽ có tiếng vang rất lớn. Sau đó, đến cuộc bầu cử giữa hai đảng, Iowa thường là tiểu bang ‘xôi đậu’, có thể ngả qua bất cứ bên nào. Iowa đã bầu cho TT Obama hai lần, rồi sau đó bầu cho Trump.
 Trong tháng 2 sẽ có 4 tiểu bang có bầu sơ bộ là Iowa, New Hampshire, South Carolina và Nevada.
Thượng nghị sĩ Obama năm xưa bất ngờ thắng bà Hillary tại đây nên đã sẵn trớn hạ luôn bà để rồi cuối cùng vào được Tòa Bạch Ốc luôn.
Theo những thăm dò mới nhất của báo New York Times, tại Iowa, cụ Sanders đang dẫn đầu khá xa trong khi cụ Biden lẹt đẹt đứng hạng ba, sau cả ông Buttigieg.
Các nghị sĩ DC đang tranh cử tổng thống như cụ Sanders, cụ bà Warren, bà Klobuchar, ông Bennett bị kẹt tại Thượng Viện đã không đi vận động được, khiến các ngư ông Biden và Buttigieg thủ lợi.

Ø  Theo Washington Post, cuộc chạy đua bên DC, một tuần trước cuộc bầu sơ bộ đầu tiên tại Iowa, dường như đã trở thành cuộc đua giữa hai cụ khủng long da trắng Joe Biden và Bernie Sanders.
Nếu thật sự như vậy thì cụ Biden coi như bảo đảm sẽ thắng để có dịp ra đấu võ cùng TT Trump. Dù sao thì cụ Biden tương đối ôn hòa hơn, sẽ ít người sợ hơn là cụ xã nghĩa Sanders.
Cụ Biden đã không quên nhắc nhở thiên hạ cụ Sanders không phải là phe DC, mà ghi danh là độc lập, nhưng mỗi khi ra tranh cử thì lại mượn cái áo DC mặc vào, tranh cử xong lại vứt trả lại.
Theo tất cả các chuyên gia, khối cử tri nồng cốt của cụ Sanders là giới trẻ trí thức, tuy rất nồng nhiệt nhưng tương đối nhỏ tính về số lượng, không thể nào có khả năng đủ túc số hạ được cụ Biden. Đây dường như là câu chuyện Hillary-Sanders tái bản lại. Nghĩa là phe cấp tiến cực đoan của cụ Sanders sẽ có tiếng nói lớn nhưng chưa đủ để chiếm đảng DC, hạ các ứng cử viên tương đối ôn hòa hơn. Nhưng vì thất bại, khối cử tri cấp tiến cực đoan sẽ lại bất mãn ngồi nhà không đi bầu, đưa đến chiến thắng cho ông Trump một lần nữa thôi.

Kẻ này lập lại ý kiến đã trình bày : rất hồi hộp chờ đợi xem các cụ tỵ nạn chống Trump sẽ lựa ai trong hai cụ Biden và Sanders. Một người kịch liệt chống việc nhận dân tỵ nạn Việt vào Mỹ, một người trước đây phản đối cuộc chiến tại VN, khi còn là sinh viên Đại Học Chicago, suốt ngày xuống đường phất cờ máu tung hô CSBV và HCM, công kích VNCH. Lựa ai đây, thưa quý cụ?

Ø  Cụ Biden trong một nỗ lực mua phiếu của dân da đen, đã mập mờ thả bong bóng, nói có thể nghiên cứu mời bà Michelle Obama đứng cùng liên danh phó, rồi sau đó, nếu đắc cử sẽ bổ nhiệm Obama vào Tối Cao Pháp Viện.

Ø  Cụ Sanders tuy được ủng hộ mạnh, nhưng vẫn loay hoay giảng giải việc lấy tiền đâu ra để thi hành chính sách Nhà Nước bảo đảm y tế miễn phí cho hơn 300 triệu dân.

Ø  Bà Elizabeth Warren bị bắt bí trong một buổi nói chuyện với cử tri. Khi bà Warren thao thao bất tận tặng đủ loại quà, trong đó có việc xù hết các nợ của sinh viên, một ông già đã đứng lên hỏi “Tôi đã chăm chỉ trả hết nợ tiền học cho con gái của tôi, như vậy bây giờ bà tính sao, có trả lại cho tôi số tiền tôi đã trả không?”.
Ý ông này muốn tố cáo việc xù nợ chỉ gây thiệt thòi cho những người tôn trọng luật lệ, chăm chỉ đi làm, dành dụm tiền trả nợ đầy đủ trong khi lại giúp những người vô trách nhiệm, lo quịt nợ.

Ø  Cụ bà xã nghiã Warren mới tung ra một đề nghị mới lạ đối với dân Mỹ, nhưng dân tỵ nạn Việt ta lại nghe rất quen tai: sẽ phạt hình sự tất cả những cơ quan ngôn luận nào đăng… fake news. Chưa có chi tiết làm sao thi hành luật mới này được. Bà Warren sẽ thành lập một ‘Cục’ công an đặt ra tiêu chuẩn tin nào là tin thật, tin nào là tin phịa, rồi thành lập một biệt đội công an đi bắt những người tung tin phịa, đầy đi… Alaska chăng?
Nghe y chang thông tư của bộ Thông Tin VC. Cụ tỵ nạn nào ủng hộ ý kiến xã nghĩa này xin lên tiếng.


Ø  Một thăm dò mới nhất của hãng thông tấn Associated Press làm chung với đài ABC cho thấy đa số cử tri DC đang phân vân và bối rối, vì có quá nhiều ứng cử viên với nhiều sách lược quá khác biệt; trong khi khối cử tri CH hoàn toàn nhất trí trong việc ủng hộ TT Trump. 66% cử tri DC lo lắng so với 46% cử tri CH.
Hậu quả trực tiếp là khối cử tri DC không hăng hái với cuộc bầu cử (33%) trong khi khối cử tri CH hăng hái chờ ngày đi bầu hơn (43%).
Đúng là tin không vui cho đảng DC.


TIN TÒA ÁN
TT Trump lại thắng nữa!
TT Trump cách đây ít lâu, ra sắc lệnh những di dân không chứng minh được là có khả năng tự túc kinh tế sau thời gian đầu, sẽ không được xin di dân vào Mỹ, hay sẽ không được nhập quốc tịch, vì hiển nhiên họ sẽ trở thành một gánh nặng kinh tế cho nước Mỹ.
Nên ghi nhận cho rõ, sắc lệnh này chỉ thi hành cho di dân hợp pháp chứ không nói tới chuyện di dân lậu, cũng không áp dụng cho trường hợp di dân theo quy chế tỵ nạn.
Trên thực tế đây phần lớn là trường hợp những người được thân nhân đã là dân Mỹ bảo lãnh vào Mỹ, chẳng hạn như con cái đã vào quốc tịch Mỹ muốn bảo lãnh cho bố mẹ vào Mỹ, sẽ không được nếu con cái không bảo đảm sẽ lo bảo hiểm y tế và an sinh đầy đủ cho bố mẹ. Những người này đang có cuộc sống an lành tại xứ của họ, không có lý do gì chạy vào Mỹ để bắt dân Mỹ nuôi hết, nếu được bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh sẽ phải lo. Con cái ký giấy bảo lãnh bố mẹ thì con cái phải lo thôi, chứ sao lại bắt người khác lo?
Vài nhóm ủng hộ di dân đã mau mắn kiện TT Trump ngay tại nhiều tiểu bang. Một quan tòa liên bang ở New York phán quyết định của TT Trump vi phạm Hiến Pháp và ra lệnh cấm thi hành sắc lệnh trên toàn thể nước Mỹ.
Tuần rồi, vụ án lên tới Tối Cao Pháp Viện. TCPV ra phán quyết: ông tòa liên bang của một khu vực không có quyền áp đặt phán quyết của ông lên cả nước. Ông chánh thẩm phán John Roberts đồng ý với 4 thẩm phán bảo thủ. Các thẩm phán bảo thủ trong TCPV lúc gần đây đã than phiền các quan tòa liên bang thường hay lạm quyền, tự ý phán quyết định của mình có hiệu lực trên cả nước, là điều vi phạm Hiến Pháp rõ rệt.
Sắc lệnh của TT Trump tiếp tục được thi hành trong những khu vực không bị thưa kiện hay không bị một quan tòa khu vực cấm, trong khi chờ đợi vụ kiện có được phán quyết cuối cùng. Có nghĩa là TT Trump thắng nhưng chỉ là một chiến thắng giới hạn và tạm thời. Vụ kiện này còn đang được nhiều tòa thụ lý, trước sau gì thì cũng lên đến TCPV, khi đó mới có phán quyết tối hậu.

CNN KHINH THƯỜNG CỬ TRI CỦA TRUMP
Trong một cuộc nói chuyện của bình loạn gia da đen Don Lemon trên đài CNN, một ông ‘khách’ nói chuyện đã công khai miệt thị cử tri của TT Trump là loại Mỹ ruộng vô học, ngu si, dốt nát. Ông này giả giọng dân miền nam nước Mỹ, để nhạo báng cử tri của Trump. Anh Don Lemon cười rũ ra không ngừng, một lúc sau, còn lấy khăn lau nước mắt vì cười đến chẩy nước mắt.
Chuyện này chỉ làm dân Mỹ nhớ lại bà Hillary đã từng mô tả cả chục triệu cử tri của TT Trump là một rổ những tên tệ hại – basket of deplorables. Câu nói này đã được nhiều chuyên gia nhận định như yếu tố quan trọng nhất khiến khối dân da trắng bực mình đổ xô đi bầu cho ông Trump.
Bài học này, anh Lemon vẫn chưa học được.
Tin giờ chót, anh Lemon và CNN đang cuống quít giải thích, rằng thì là mà tới tấp. Anh Lemon giải thích anh cười rũ vì coi câu nói chế nhạo cử tri của Trump là chuyện diễu đáng cười, chứ không phải anh cười miệt thị cử tri của Trump. Ai đồng ý với cách giải thích vòng vo này, xin tùy tiện.
Thật ra đây không có gì mới lạ. Khối cấp tiến theo đảng DC từ hồi nào đến giờ luôn có thái độ mục hạ vô nhân, tự cao tự đại cho mình là thông minh, khôn ngoan, trí thức hơn đám dân ruộng ủng hộ Trump nói riêng, và CH bảo thủ nói chung.
Các tổng thống DC đều là thiên tài, kể cả Đấng Tiên Tri Obama, trong khi các tổng thống CH đều là cà đụt ngu xuẩn, từ lưu manh Nixon đến tài tử đóng phim cao bồi hạng bét Reagan, cà đụt không thể vừa đi vừa nhai chewing gum Ford, công chức cạo giấy Bush Cha, đụt của làng Bush con, rồi đại dốt vô đạo Trump. Cái bệnh này dĩ nhiên cĩng đã lấy qua các cụ tỵ nạn Mít cuồng chống Trump khiến các cụ luôn nghĩ chỉ có các cụ mới là hiểu biết, thông minh xuất chúng còn mấy tên ủng hộ Trump đều thuộc loại ngu đần hết.


Vũ Linh 110: Tấn Tuồng Hạ Màn


Vũ Linh 110: Tấn Tuồng Hạ Màn
Feb.01, 2020

Một lần nữa, việc phải đến đã đến. Tấn tuồng đàn hặc và truất phế TT Trump đã hạ màn, với một đại thắng khác của ông thần TrumpSau hai tuần căng thẳng tranh cãi nẩy lửa cho dù ai cũng biết kết quả cuối cùng của trận đấu. Chỉ là ít ai ngờ hạ màn nhanh như vậy. Mới tuần rồi ‘mở màn’, tuần này đã ‘hạ màn’.
Nhiều cụ tỵ nạn cuồng chống Trump tuần này bị đau tay không chuyển emails lung tung được nữa. Cụt hứng!
Cuộc tranh cãi hai tuần qua chỉ là chuyện trong khi cuộc chiến đang tiến hành thì có gì mới lạ, có thêm ít nhiều mắm muối tương chao gì không?
       Xin thưa ngay với quý độc giả: chẳng có gì mới lạ hết.
Các vị dân biểu, nghị sĩ của đảng DC đã tận lực chung sức vứt vài triệu tiền thuế của chúng ta đóng ra cửa sổ chơi cho vui. Hay chính xác hơn, để cố gắng lật đổ một tổng thống đã được người dân bầu một cách hợp pháp, hợp hiến và chính danh, mặc dù biết có đúng zero hy vọng. Chứ không lo chuyện kinh bang tế thế, chuyện cơm áo của quý độc giả gì đâu. Nếu thật sự muốn bầu cho những người quả thật lo cho chúng ta thì trong cuộc bầu cử tới, ta nên cho tất cả các ông bà dân biểu, nghị sĩ của đảng DC về vườn hết cả đám, bầu các người mới khác, những người chấp nhận kết quả bầu cử dù không hợp ý mình.
Tối Thứ Sáu 31 tháng Giêng vừa qua, Thượng Viện biểu quyết có cần thêm nhân chứng hay tài liệu gì nữa không. Kết quả, chỉ có 49 phiếu nói là cần thêm. Chưa đủ đa số 51 phiếu cần thiết. Không còn gì để bàn thêm nữa, lãnh tụ khối đa số CH, nghị sĩ McConnell lo chuẩn bị cho cuộc bầu cuối cùng, truất phế hay không. Chỉ là chuyện thủ tục cho có khi ai cũng biết kết quả rồi.
 TT Trump không mất job. Lại một chiêu võ của đảng đối lập dùng để đảo chánh thất bại ê chề. Sau những chiêu đếm phiếu lại, hủy bỏ thủ tục bầu cử tri đoàn, điều tra Mueller,…
Cả thế giới trong hai tuần qua đã có dịp chứng kiến một tấn tuồng ‘dzừa dzở dzừa dzai dzừa dzô dziêng’!
Trong suốt hai tuần, các công tố DC và luật sư của TT Trump đã nói liên tu bất tận cả mấy chục tiếng đồng hồ, mà lạ lùng thay, không đưa ra được bất cứ chuyện gì mới lạ hết, mà cũng chẳng thay đổi quan điểm được một người. Tất cả những lập luận của cả hai bên đều là những lập luận đường mòn kẻ này đã nghe đến cả vạn lần, thuộc lòng còn hơn thuộc bảng cửu chương hồi còn nhỏ phải học.
Kẻ này dù sao, cũng xin lược qua những chuyện của tuần rồi. Tuần qua, tấn tuồng đàn hặc bước qua hồi 2. Có 3 màn: các luật sư biện hộ cho TT Trump, các nghị sĩ đặt câu hỏi, và biểu quyết về nhân chứng.

Màn 1Biện hộ.
Đầu tuần, các luật sư của TT Trump đã chính thức phản bác các lập luận của các công tố DC truy tố TT Trump. Nhưng là phản bác một cách khá ngắn gọn. Hai tiếng trong ngày Thứ Sáu tuần trước, nguyên ngày Thứ Hai, nhưng lại cũng chỉ có hai tiếng ngày Thứ Ba. Đại khái dùng có một nửa thời gian được ấn định.
Thông điệp rõ hơn ban ngày của họ là họ không thấy có nhu cầu giảng giải dài dòng vì toàn bộ vụ truy tố không dựa trên bất cứ một vi phạm luật pháp nào, không có bất cứ bằng chứng cụ thể nào, đồng thời cũng hoàn toàn dựa trên một cố gắng vặn vẹo luật pháp và Hiến Pháp, chỉ vì mưu đồ chính trị phe phái. Ngay cả trong các lời biện hộ, các luật sư cũng chỉ nói phớt qua chi tiết các tội TT Trump bị tố, đặt trọng tâm vào việc diễn giải luật và Hiến Pháp, cùng với những dẫn chứng lịch sử.
Ngay từ ngày đầu tiên, Thứ Sáu tuần trước, luật sư chính của TT Trump trong bài biện hộ đầu tiên đã nhấn mạnh phe DC đã ồn ào hô hoán về việc Nga hay Ukraine can dự vào cuộc bầu của dân Mỹ, nhưng thực tế là chính đảng DC là đảng đang cố gắng hủy bỏ kết quả bầu cử của năm 2016 và ngăn chặn một ứng cử viên cho cuộc bầu cử tới. Đó mới chính là những toan tính can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống, xóa bỏ kết quả bầu cử vừa rồi trong khi tìm cách khuynh đảo bầu cử tới. Các cụ ta gọi sách lược này là vừa đánh trống vừa ăn cướp.
Hai bên ‘nghỉ giải lao’ ngày Chủ Nhật để chuẩn bị cho cuộc chiến ngày Thứ Hai.
Trong ngày nghỉ giải lao, phe ta bất ngờ tung ra cái mà TTDC gọi là ‘bom nguyên tử’ mới. Báo New York Times trích dẫn vài đoạn trong một cuốn sách mà cựu cố vấn An Ninh Quốc Gia của TT Trump, ông John Bolton sắp xuất bản. NYT trích dẫn một đoạn mà họ gọi là có mức quan trọng sinh tử, là đoạn ông Bolton xác nhận ông đã nghe thấy TT Trump tỏ ý muốn kéo dài việc trì hoãn viện trợ quân sự để áp lực chính quyền Ukraine mở lại cuộc điều tra về cha con cụ Biden. Việc làm của NYT đã hỗ trợ mạnh việc phe DC đòi thêm nhân chứng, đặc biệt là nhu cầu cần ông Bolton phải ra điều trần. Ngay sau đó, phụ họa theo bản hợp ca của phe DC và TTDC, hai thượng nghị sĩ CH là ông Mitt Romney và bà Susan Collins đã lên tiếng muốn nghe thêm nhân chứng ngay. Hai vị này từ trước khi nổ ra vụ ông Bolton đã có ý muốn đòi thêm nhân chứng rồi, bây giờ chỉ củng cố thêm luận cứ của họ thôi.
Đưa đến tranh cãi về việc có thêm hay không có thêm nhân chứng. Ta sẽ bàn nhiều trong phần Màn ở dưới.
Nguyên ngày Thứ Hai đầu tuần qua đã được dành để các luật sư của TT Trump lên tiếng. Dĩ nhiên, DĐTC không đủ khả năng cũng như không đủ trang giấy để báo cáo đầy đủ chi tiết, phần lớn có tính cách kỹ thuật về luật Hiến Pháp Mỹ mà dân tỵ nạn ta, tiếng Anh chưa thông không nên lạm bàn. Chỉ xin phép tóm lược ý kiến quan trọng của giáo sư Dershowitz.
Phần quan trọng nhất trong biện hộ của các luật sư của TT Trump là phần trình bày của giáo sư Alan Dershowitz, cựu giáo sư về Hiến Pháp của Đại Học Harvard, thuộc đảng DC, đã bỏ phiếu cho bà Hillary. Không ai có thể nói ông này “cuồng Trump” đâu. Ông này trên căn bản không bàn về những chi tiết mà phe DC tố, nhưng đã diễn giải Hiến Pháp và lịch sử liên quan đến việc đàn hặc tổng thống.
 Ông Dershowitz cho rằng với những tội lờ mờ mà phe DC tố, trong tương lai, bất cứ tổng thống nào cũng dễ dàng bị truy tố bởi một quốc hội do phe đối lập kiểm soát, một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm cho thể chế dân chủ của Mỹ, một lạm dụng Hiến Pháp thô bạo.
GS Dershowitz cho rằng cái tội ‘lạm quyền’ là một cái tội thường dùng trong chính trị phe phái đánh nhau. Gần như tất cả các tổng thống Mỹ, ông nào cũng đã bị tố cáo lạm quyền hết, kể cả những tổng thống vĩ đại nhất như George Washington (tổng thống đầu tiên, đã từ chối cung cấp tài liệu quốc hội đòi hỏi trong một vụ tranh chấp chính trị), Thomas Jefferson (tác giả của Tuyên Ngôn Độc Lập, đã quyết định mua vùng Louisiana mà không cần ý kiến của quốc hội), và Abraham Lincoln (tổng thống chủ trì cuộc nội chiến, đã bất chấp luật, ra lệnh bắt nhốt hàng loạt người chống đối ông). Ông Dershowitz đã liệt kê ra cả chục thí dụ cụ thể, để nhấn mạnh việc không thể dùng ‘tội’ lạm quyền để truất phế tổng thống được. Chỉ vì tội ‘lạm quyền’ không có định nghĩa rõ ràng, không đủ căn bản pháp lý để sử dụng trong một vụ án, càng không thể dùng làm cớ để truất phế tổng thống là một bản án tối quan trọng, liên quan đến ý nguyện và quyết định của dân cả nước qua một cuộc bầu cử chính danh và hợp Hiến. Phe DC mau mắn bóp méo ngay, tố ông Dershowitz chấp nhận các tổng thống tha hồ lạm quyền, không sao cả.
Ông Deshowitz cũng nhấn mạnh đã có tiền lệ từ thời TT Andrew Johnson là muốn đàn hặc, phải có một tội cụ thể, có bằng chứng và nhân chứng đầy đủ, chứ không thể truất phế một tổng thống dựa trên những chuyện nghe qua nói lại của một vài người. Chẳng hạn như có một vụ trộm trong trường hợp TT Nixon, hay một cái áo đầm trong trường hợp TT Clinton.
Ông Dershowitz cũng nhắc lại trong Tư Pháp Mỹ, có cái lệ -rule, không phải law- gọi là ‘rule of lenity’ (tạm dịch là điều lệ khoan dung), là nếu luật lệ không rõ ràng thì phải xử theo cách có lợi nhất cho nghi can để tránh nghi can bị xử oan (VL: ngược với tư pháp của CS ‘thà giết lầm 100 người còn hơn tha lầm 1 nghi can’). Theo ông Dershowitz, Hiến Pháp trong tinh thần ‘rule of lenity’ cố tình không ghi rõ tội gì phải bị đàn hặc với dụng ý quốc hội phải tránh xử oan một tổng thống, giúp cho tổng thống do người dân bầu không bị truất phế dễ dàng bằng bất cứ tội lờ mờ không bằng chứng nào, mà phải chứng minh một cách chắc chắn nhất, không chối cãi được. Không đủ bằng chứng rõ ràng thì cái ‘rule of lenity’ phải được áp dụng.
Về vụ ông Bolton, GS Dershowitz nhận định ông không muốn bàn về chuyện này mà chủ ý của ông là muốn diễn giải Hiến Pháp, bàn chuyện nguyên tắc căn bản. Tuy nhiên, theo ông, cho dù ông Bolton đã nói sự thật, tức là TT Trump có ý định chặn viện trợ quân sự ít ngày, thì chiếu theo Hiến Pháp cũng không thể nào là cái tội phải bị truất phế. Ông cho rằng Hiến Pháp đã không được viết để có thể truất phế một tổng thống do dân bầu quá dễ dàng như vậy. Việc tổng thống chặn viện trợ hay đặt điều kiện viện trợ là chuyện thông thường đã thấy cả vạn lần dưới tất cả các tổng thống vì tuyệt đối trong quyền hạn của tổng thống, sao bây giờ lại có thể thành tội đáng truất phế được?
Nói chung, lập luận của các luật sư của TT Trump có mục đích chính nhắm vào 3 điểm: thứ nhất đàn hặc TT Trump hoàn toàn dựa trên những cái gọi là ‘tội’ mà không đưa ra được bất cứ một bằng chứng cụ thể nào, các nhân chứng đều toàn là nghe qua nói lại; thứ nhì, cho dù có bằng chứng cụ thể nào đi nữa thì những tội mà TT Trump bị tố đều là những ‘tội’ mà bình thường tất cả các tổng thống Mỹ kể cả TT Obama đều đã phạm mà chẳng phải là tội gì đáng bị truất phế; và cuối cùng toàn bộ cái gọi là ‘phiên tòa’ này hoàn toàn là chuyện vô căn cứ, chuyện cuội, cần đóng cửa càng sớm càng tốt.

n 2: Đặt Câu Hỏi
Qua hai ngày Thứ Tư và Thứ Năm tuần rồi, các nghị sĩ của cả hai bên có 16 tiếng đồng hồ để đặt câu hỏi cho các công tố DC và các luật sư của TT Trump. Trên nguyên tắc, đây là phần có vẻ hấp dẫn nhất. Nhưng trên thực tế, đây là phần mà tấn tuồng trở nên… tấn tuồng thật. Hầu hết các câu hỏi không phải là nêu lên thắc mắc chân thật nào, mà toàn là câu hỏi kiểu cò mồi để giúp phe ta có thêm cơ hội xoáy vào, giải thích thêm một điểm nào đó. Như phe DC thì câu hỏi nhằm giúp các công tố đào xâu hơn tội lỗi của TT Trump, hay câu hỏi của phe CH thì nhắm giúp các luật sư của TT Trump cơ hội chứng minh thêm đây là ‘phiên tòa’ cuội.
Bằng chứng hiển nhiên nhất là hầu như không có một câu trả lời nào đưa ra được một yếu tố gì mới lạ, mà chung quy vẫn chỉ là cả hai bên đều lập đi lập lại các lập luận của mình thôi.
Thỉnh thoảng cũng có một câu hỏi hơi ‘hóc búa’ nhưng được các chính trị gia và luật sư trả lời theo kiểu chính trị gia và luật gia: không nghe thấy câu hỏi, hỏi một đằng trả lời một nẻo. Huề tiền!

Màn 3Nhân Chứng.
Như ta đã biết, bên DC đòi thêm 4 quan chức cao cấp trong chính quyền Trump ra điều trần, đặc biệt là hai ông John Bolton, cựu cố vấn An Ninh và ông Mick Mulvaney, chánh văn phòng của TT Trump, nhưng lại không chấp nhận cho phe CH đòi thêm anh thổi còi và cha con cụ Biden ra điều trần, lấy lý do những người này không liên quan gì đến các tội của TT Trump.
Các công tố DC qua tiếng nói của ông Adam Schiff, đưa ra cả vạn lý do để đòi có thêm nhân chứng, và nếu không có thêm nhân chứng thì ‘phiên tòa’ của Thượng Viện chỉ là phiên tòa cuội, mang tính phe đảng và các nghị sĩ CH đang cố tình bao che cho TT Trump. Bà Pelosi tuyên bố trong lịch sử không có ‘phiên tòa’ nào mà không có nhân chứng.
Với các người chống TT Trump, lý do nào nghe cũng tuyệt hảo, có lý 100%, và lời biện giải của các công tố DC về nhu cầu nhân chứng nghe có lý còn hơn cả 100% luôn. Nhưng vấn đề là như vậy tại sao Hạ Viện không đòi những nhân chứng này ra điều trần trước đây, trước khi biểu quyết đàn hặc. Theo chính lập luận của ông Schiff thì khi Hạ Viện không bắt 4 người này ra điều trần, không cho phe CH gọi bất cứ nhân chứng nào, không cho các luật sư của TT Trump tham gia cuộc điều tra để có thể chất vấn nhân chứng, thì như vậy, đàn hặc của Hạ Viện có công bằng không? Có mang tính ‘cuội’ không? Bà Pelosi hùng hồn nói về chuyện “không có nhân chứng nào thì phán quyết vô giá trị", thế thì 17 nhân chứng được phe DC trình trước Hạ Viện là gì?  Rồi không có một nhân chứng nào của phe CH được gọi ra, như vậy thì phán quyết của Hạ Viện có giá trị không? Trách nhiệm chất vấn nhân chứng là của Hạ Viện trước khi kết tội chứ sao lại có chuyện kết tội xong rồi mới đòi nhân chứng để xác nhận tội? Công lý ‘cấp tiến’ ngược ngạo vậy sao?
Cả 4 người mà phe DC đang đòi ra điều trần trước đây đều đã được Hạ Viện yêu cầu ra điều trần, cả 4 từ chối. Hạ Viện khi đó đã có thể ‘ra trát’ -subpeona- cả 4, bắt họ theo Hiến Pháp phải ra điều trần, nhưng Hạ Viện đã không làm, không chính thức ra trát cho bất cứ ai. Để cho câu chuyện lẳng lặng chìm xuồng luôn.
Tại sao? Chỉ vì Hạ Viện thứ nhất hấp tấp muốn có biểu quyết đàn hặc càng sớm càng tốt, thứ nhì Hạ Viện biết là chuyện này khó khăn, nên bán cái qua cho Thượng Viện do CH nắm đa số để nếu Thượng Viện không lôi những người này ra điều trần thì phe DC sẽ lấy cớ đó tố phe CH tại Thượng Viện bao che cho TT Trump.
TNS Josh Hawley của CH cho biết nếu Thượng Viện biểu quyết đòi nhân chứng mới, chưa từng điều trần trước Hạ Viện, thì ông và một số nghị sĩ CH đã có sẵn danh sách, gồm có anh thổi còi, cha con cụ Biden, ngoài ra sẽ đòi thêm DB Schiff, chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, tổng thanh tra Cộng Đồng Tình Báo Michael Atkinson là người đã nhận được báo cáo của anh thổi còi, và trung tá Alexander Vindman là người bị nghi ngờ đã cung cấp tin tức cho anh thổi còi. Vài người nữa nếu cần. Ông Hawley cho biết ông cũng sẽ đòi Hạ Viện nộp tất cả biên bản các cuộc điều trần mật của Hạ Viện, nếu Thượng Viện chấp nhận đòi thêm tài liệu như phe DC muốn.
Ngay ở đây, phe CH cũng không phải là nhất trí 100%. Về vụ điều trần của cha con cụ Biden, nghị sĩ Lindsey Graham, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện tỏ ý không muốn. Ông cho rằng vụ cha con cụ Biden hết sức quan trọng và cần một điều tra quy mô của quốc hội hay bộ Tư Pháp chứ không phải một điều trần sơ xài của Thượng Viện. Ở đây, ông Graham nói bóng nói gió đến chuyện nếu như cụ Biden đắc cử tổng thống nhưng CH vẫn giữ đa số tại Thượng Viện thì sao? Có triển vọng Thượng Viện mở cuộc điều tra TT Biden không? Và nếu CH chiếm luôn Hạ Viện thì sao nhỉ? Có bao nhiêu triển vọng cụ Biden sẽ bị đàn hặc và lôi ra trước tòa Thượng Viện? Nếu chuyện này xẩy ra thì đảng DC chỉ có thể tự trách mình đã biến đàn hặc thành công cụ chính trị thôi.
Phe DC có đòi hỏi một chiều, chỉ đòi quan chức của TT Trump ra điều trần nhưng không chấp nhận các người phe CH đòi hỏi, và nếu đoàn kết 100% sẽ có 47 phiếu. Phe CH hiện có 53 phiếu, chủ trương không cần thêm nhân chứng, nếu có nhân chứng thì phải có nhân chứng của cả hai bên, đồng đều. Một vài nghị sĩ CH đã đề nghị giải pháp ‘một đổi một’, mỗi bên sẽ có thêm nhân chứng với số lượng đồng đều: DC đòi bốn người (Bolton, Mulvaney và hai quan chức khác) cũng được, nhưng CH cũng sẽ được đòi bốn người (anh thổi còi, cụ Biden, ông con, và Schiff). Trong cuộc điều đình trong hậu trường, phe DC không chấp nhận, do đó đưa đến sự gần như nhất trí bên CH là không muốn thêm nhân chứng nữa.
Thực tế ai cũng biết của câu chuyện là phe DC không phải chỉ muốn có 4 nhân chứng. Cho dù có đủ 4 nhân chứng này thì sau đó, phe DC cũng sẽ nặn ra lý cớ đòi thêm nhân chứng nữa thôi.
Thiên hạ bàn ồn ào về ba trường hợp:
1.     Ít nhất 4 nghị sĩ CH nhẩy qua bên DC đòi thêm nhân chứng: ‘phiên tòa’ sẽ kéo dài vô hạn định tùy theo số người sẽ bị lôi ra điều trần.
2.   Chỉ có 3 nghị sĩ CH (ông Romney và hai bà Collins và Murkowsky) muốn có thêm nhân chứng, kết quả biểu quyết là 50-50. Trên nguyên tắc, TP Roberts chủ tọa có thể ra quyết định cuối cùng, nhưng không ai nghĩ ông này sẽ can dự. Như vậy, không đủ 51 phiếu, sẽ không có thêm nhân chứng.
3.     Chỉ có một hay hai nghị sĩ CH nhẩy rào, không đủ túc số 51 phiếu để đòi thêm nhân chứng.
Theo ý kiến cá nhân của kẻ này, một nghị sĩ CH tóm tắt chính xác nhất: điều tra để luận tội rất cần nhân chứng, nhưng đó chính là trách nhiệm của Hạ Viện, và Hạ Viện đã điều tra rồi, đã lôi 17 nhân chứng ra điều trần và cũng đã luận tội rồi. Vai trò của Thượng Viện bây giờ là dựa trên cáo trạng của Hạ Viện để kết tội truất phế hay không, chứ không phải là mở lại cuộc điều tra, kêu thêm nhân chứng, nhất là khi nhân chứng đó là người đã bị chính các ông bà DC tố cáo là “không đáng tin cậy” (Xin xem trang Tin Tức về ông Bolton).
Thực tế, trường hợp 3 đã xẩy ra, chỉ có 2 nghị sĩ CH nhẩy rào.
Thứ Sáu 31 tháng Giêng vừa rồi, Thượng Viện biểu quyết việc cần thêm nhân chứng và tài liệu hay không. Kết quả, 51 phiếu không muốn thêm nhân chứng, 49 muốn. Hai nghị sĩ CH muốn thêm nhân chứng là ông Romney và bà Collins.
Trước đó, nghị sĩ CH Alexander Lamar, là người sắp về hưu và được phe DC dụ dỗ tối đa, đã nói rất rõ: “tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ câu chuyện rồi, có thêm nhân chứng cũng vậy thôi; hơn nữa chúng ta cũng đều đã thấy rõ, những tội TT Trump bị tố, cho dù có chứng minh được, cũng là những tội chưa đáp ứng tiêu chuẩn để truất phế một tổng thống do dân bầu”. Bà CH Lisa Murkowsky cũng trong trường hợp tương tự như ông Lamar, cũng đã có quyết định và giải thích tương tự luôn.
Ngay trước khi Thượng Viện lấy biểu quyết, mọi người đã biết trước kết quả rồi. Phe DC và đồng minh TTDC ồn ào khua chiêng trống công kích phe CH trong Thượng Viện đã bao che tội của TT Trump, dĩ nhiên. Cũng chẳng khác gì phe chống TT Clinton tố đảng DC trong Thượng Viện đã bao che cho Clinton năm xưa. Vẫn chỉ là chuyện đảng phái đấu đá nhau thôi.
Bà Pelosi và ông Schumer đều lên tiếng không công nhận biểu quyết không truất phế TT Trump vì đã không có nhân chứng. Ủa? Ai cần họ công nhận? Chuyện vớ vẩn.
Tin giờ chót, Thượng Viện sẽ chính thức biểu quyết về việc truất phế hay không vào chiều Thứ Tư tuần tới, sau cuộc bầu sơ bộ ngày Thứ Ba, và trước buổi tối ngày TT Trump đọc Báo Cáo Tình Trạng Liên Bang. Chỉ là chi tiết thời gian. Mưu toan đàn hặc và truất phế TT Trump hạ màn.
Hết chuyện.


Comments
Dan Nguyen  5 hours ago  edited
Có hai điều được làm sáng tỏ về vai trò của TP TCPV Roberts. Schumer đã đôi lần ra đề nghị TP Roberts được ủy quyền can thiệp khi bế tắc. Cả hai lần, McConnell đã phản đối và các TNS đã bầu đa số theo McConnell với lý do là chính các TNS là bồi thẩm đoàn và cũng là quan toà, TP Roberts không có vai trò xử, dù trong trường hợp bế tắc. Khi gặp bế tắc thì sẽ giải quyết qua bầu đa số.
Hôm nay (thứ Sáu 1/31), Schumer lại đề cập đến vấn đề này nữa với TP Roberts bằng cách nêu ra tiền lệ là khi xử TT Andrew Johnson vào năm 1868, TP TCPV Salmon Chase đã can thiệp hai lần để giải quyết bế tắc 50-50. TP Roberts trả lời là ông ta biết rõ hai lý do TP Chase can thiệp, cả hai đều liên quan đến chuyện rất nhỏ liên quan đến giờ giấc mở đầu và chấm dứt buổi họp vào cuối ngày. TP Roberts nói thêm đại khái là ‘Tôi không có thẩm quyền can thiệp vì đây là một phiên toà của TV theo như HP quy định, được điều hành bởi các TNS do dân bầu, theo luật lệ của ban Lập Pháp (TV), ngoài ra vai trò của tôi là một quan toà của TCPV, thuộc ngành Tư Pháp và không do dân bầu lên. Tôi không thể xía vào chuyện của nghành Lập Pháp. Trong trường hợp 50-50, TP Roberts nói thêm bên nào xin hủy bỏ (table) một thỉnh cầu (Resolution) thì bên đó thắng.
Không hiểu tại sao Schumer và Schiff lại kết TP Roberts đến thế? Hy vọng mỏng manh mong rằng TP Roberts sẽ thiên vị về phe mình khi cần? Fat chance!