Tác giả Ấu Oanh là nội tướng của ca nhạc sĩ
Duy Trác, khóc bạn Vũ Hoàng Oanh là hiền thê nhà văn Dương Hùng Cường ( chết
trong tù năm 1987) và thuật lại một giai đoạn bi thương của hai gia đình sau ngày
30/4/75
KHÓC
BẠN
Hồi Ký Ấu Oanh
Hồi Ký Ấu Oanh
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Từ thuở ấu thơ, anh em chúng tôi đều được mẹ ru
bằng bài thơ Khóc Bạn của cụ Tam nguyên Yên Đổ khóc ông cố nội chúng tôi là cụ
Nghè Dương Khuê. Bài thơ trở thành bài ca dao nằm trong ký ức tôi từ ngày đó,
hơn 40 năm sau lại bật ra như những lời nhớ thương tha thiết của tôi với người
bạn thân: Vũ Hoàng Oanh. Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê lúc tuổi đời đã xế chiều
nên nỗi nhớ chỉ là ngậm ngùi, còn tôi khóc bạn khi tuổi đời chưa tới 50 là cái
khóc xót thương vô hạn.
Ngày còn học Trưng Vương thì Oanh học trên tôi
một lớp. Chúng tôi chỉ biết nhau nhưng chưa phải là bạn. Mãi đến khi thi vào
trường Sư Phạm, vô tình làm sao, hai đứa trùng tên nên có số báo danh kế nhau.
Gặp nhau ở trường thi, lại ngồi cạnh nhau thì không quen cũng thành quen huống
chi chúng tôi cùng là dân TV lại biết nhau từ trước. Dĩ nhiên hai đứa tôi mau
chóng kết hợp với nhau, cóp qua cóp lại bài nhau nên kết quả là hai đứa cùng
đậu và còn được xếp chung vào một lớp. Tôi và Oanh trở thành bạn thân từ đấy.
Oanh không đẹp nhưng dễ thương với đôi má bầu bĩnh, đôi mắt hơi đượm buồn, lúc nào cũng như vướng vất một câu hỏi gì chưa được giải đáp. Nhưng điều mà bạn bè nhớ nhất ở Oanh là tính tình đôn hậu, chiều bạn và tử tế với mọi người.
Đời học trò, dẫu rằng lớp học trò này đang chuẩn bị làm người lớn, vẫn có biết bao niềm vui nỗi buồn non trẻ để chia sẻ cùng nhau. Đôi khi thấy bạn bè có người yêu đến đón hoặc ghé thăm, đôi mắt hỏi han cuả Oanh chợt tối lại, vương một chút buồn bã. Tôi gạn hỏi, Oanh chỉ lắc đầu, nhiều lần sau nữa, chẳng đặng đừng, Oanh cười mỉm chi đáp” Nhớ bồ” “Thế bồ đâu rồi “ “Bồ thuộc người khác rồi”, rồi nhanh chóng Oanh lảng ngay” Thôi khỉ ạ, đừng hỏi nữa, chuyện xưa rồi”.
Oanh không đẹp nhưng dễ thương với đôi má bầu bĩnh, đôi mắt hơi đượm buồn, lúc nào cũng như vướng vất một câu hỏi gì chưa được giải đáp. Nhưng điều mà bạn bè nhớ nhất ở Oanh là tính tình đôn hậu, chiều bạn và tử tế với mọi người.
Đời học trò, dẫu rằng lớp học trò này đang chuẩn bị làm người lớn, vẫn có biết bao niềm vui nỗi buồn non trẻ để chia sẻ cùng nhau. Đôi khi thấy bạn bè có người yêu đến đón hoặc ghé thăm, đôi mắt hỏi han cuả Oanh chợt tối lại, vương một chút buồn bã. Tôi gạn hỏi, Oanh chỉ lắc đầu, nhiều lần sau nữa, chẳng đặng đừng, Oanh cười mỉm chi đáp” Nhớ bồ” “Thế bồ đâu rồi “ “Bồ thuộc người khác rồi”, rồi nhanh chóng Oanh lảng ngay” Thôi khỉ ạ, đừng hỏi nữa, chuyện xưa rồi”.
Thời gian trôi thật nhanh. Gần đến ngày ra
trường, chúng tôi gấp rút học thi và ráo riết chuẩn bị các bài thi thực tập.
Một hôm, gặp phải bài thi hóc buá, tôi hỏi mượn Oanh một bài mẫu vì Oanh rất
chăm chỉ trong việc sưu tầm các bài dạy mẫu, còn tôi là con cháu họ lười nên
rất chểnh mảng. Oanh đang hí hoáy viết nên bảo” Mở cặp ra, ngăn bên trái đó”.
Tôi mở cặp lục lọi. Bài mẫu chẳng thấy đâu, tôi vớ ngay được một lá thư. Quên
béng ngay bài dạy, tôi len lén kéo nhẹ tờ thư ra khỏi bao và liếc thật nhanh
vài giòng. “Ồ, thư tình”, tôi thầm kêu trong đầu. Vừa lúc đó Oanh quay sang,
thấy vậy, Oanh vội vã quăng ngay cây bút, xoài người giựt lại lá thư, miệng la
bài hải ‘Ố́í, ối, trả đây, trả đây”. Lá thư không dài và cũng không có những
lời lẽ yêu đương hoa mỹ nhưng đọc thì biết ngay đó là thư tình, thư tình cuả
một nhà văn. Ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ cuả một người viết văn thì có muôn ngàn
cách để bày tỏ tình yêu. Tôi mừng thấy bạn bẽn lẽn cất lá thư. Một chút ửng
hồng trên đôi má bầu bĩnh… Từ đó tôi thấy Oanh hay cười hơn.
Trong khi chờ đợi kết quả sắp hạng ra trường,
chúng tôi phải đi khám sức khoẻ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hôm đó Oanh chở tôi bằng
chiếc Vélo Solex mượn được. Chỉ còn cách bệnh viện khoảng 100m thì bất ngờ xe
đang chạy ngon trớn bỗng đâm xầm vào một đống đá xanh đổ ngay giữa lòng đường.
Xe mất thăng bằng đổ ập xuống, quăng hai đứa chúng tôi ra hai nơi. Lúc đó tôi
đang có thai cháu đầu lòng khoảng 4 tháng. Hốt hoảng, Oanh bật dậy lao ngay về
phiá tôi mà không thấy rằng 1 đầu gối quần bị rách để lộ vết thương rướm máu và
1 bàn tay bị đá xanh đâm nát máu thấm đỏ cả. Oanh lính quýnh ôm nâng tôi dậy,
mặt tái mét, miệng líu lại” Oanh, Oanh có sao không? Có đau bụng không?” Tôi
tuy cũng rất lo sợ cho cái thai nhưng thấy Oanh quá lo lắng cho tôi, tôi thấy
lòng cồn cào thương bạn nên vội trấn an ”Mình không sao, đừng lo. Thôi mau nhấc
xe dậy, vào ngay bệnh viện nhờ họ băng bó cho Oanh”.
Ra trường, tôi về̀ dạy ở Gia Định, còn Oanh xuống
Biên Hoà. Như một sui khiến cuả số mệnh, người yêu cuả Oanh, nhà văn Dương Hùng
Cường, còn có bút hiệu là Dê Húc Càn đồng thời là một quân nhân cũng đang làm
việc tại phi trường Biên Hoà. Họ đã được gần nhau, cuộc tình dẫn đến kết cuộc tốt
đẹp là cái đám cưới vào năm 1964. Năm sau, 1965, Oanh sinh cháu đầu lòng Dương
Mạc Thi rồi tiếp theo Oanh sinh liền 7 cô công chúa trong vòng 10 năm. Khi anh
Cường đổi về làm việc tại Sài gòn thì Oanh cũng được thuyên chuyển về dạy học
taị trường Hồng Bàng (sau năm 1975 thì dạy tại trường Hùng Vương, cùng thuộc
quận 5). Chúng tôi lại có dịp gần gũi nhau.
Vào khoảng năm 74 tôi thấy Oanh ngoài giờ dạy ở
trường công còn dạy thêm ở 2 trung tâm tư nữa. Thấy tôi thắc mắc sao Oanh dạy
quá nhiều, không còn thời giờ dành cho các con nữa thì Oanh tâm sự:” Ông Cường
giành phần chăm mấy đứa nhỏ. Ông ấy bảo, ổng ru con hay hơn mình”, rồi Oanh
xuống giọng “ Mình phải dạy thêm lấy tiền cho ông Cường in truyện”. Nói là chăm
sóc con chứ thật ra thì lúc đó gia đình nào cũng có người giúp việc, lo cơm
nước, giặt giũ, bế bồng trẻ nhỏ rồi. Tôi thông cảm với Oanh vì thời gian đó,
lương hai vợ chồng gom lại, dẫu rằng anh Cường còn viết báo thêm cũng chỉ đủ
chi tiêu cho một gia đình mười mấy miệng ăn mà thôi. Muốn in sách truyện, Oanh
phải cật lực giúp chồng. Thế là bao nhiêu tiền bạc dành dụm được đều đổ dồn vào
việc cho ra đời đứa con tinh thần “Vĩnh biệt Phượng”. Thương thay, sách vừa
xuất xưởng, chưa kịp phân phối ra ngoài thì ngày 30 tháng 4 như một cơn cuồng
phong ập đến, xoá tan hết bao ước mơ, bao xây đắp cuả cả một miền Nam thân yêu
trong đó có 2 gia đình chúng tôi. Ông xã tôi cũng như anh Dương Hùng Cường đều
trở thành tù nhân cuả chế độ mới và 2 gia đình chúng tôi trở thành những nạn
nhân như trăm ngàn gia đình quân nhân công chức chế độ cũ, luôn luôn bị soi
mói, rình rập, theo rõi, lúc nào cũng sống trong phập phồng, lo lắng, sợ sệt…
Với đồng lương chết đói, chúng tôi vẫn phải cố bám vào trường lớp để khỏi phải
bị đuổi đi vùng kinh tế mới. Hai đứa tôi cùng chia nhau cái ngậm ngùi cuả số
phận. Oanh 7 con và tôi 6, gia tài chỉ là hai bàn tay trắng với cõi lòng đầy ắp
âu lo. Chúng tôi càng gắn bó với nhau hơn. Hai đứa lăn lưng ra làm đủ mọi việc
Thoạt đầu là bán sách. Lúc bấy giờ chủ trương cuả
chế độ mới là thiêu huỷ hết số sách báo của miền Nam được gọi là văn hoá đồi
truỵ, tàn dư Mỹ ngụy. Chúng tôi lại thuộc các gia đình văn nghệ sĩ, càng bị để
ý, bị lục xoát thường xuyên hơn. Nếu trái lệnh sẽ bị ghép vào đủ thứ tội tình.
Để được yên thân nuôi con và cũng là để che mắt thế gian, chúng tôi gom góp hết
số”tàn dư Mỹ ngụy”trong nhà, nhờ người quen dẫn giắt lên chợ sách Nguyễn Huy
Thiệp bày bán. Nhìn những cuốn sách mình từng nâng niu yêu quý từ từ đội nón ra
đi, lòng tôi bùi ngùi khôn tả. Cầm cuốn “Chạy trốn Tự do” mà ông xã tôi mới
dịch trước đó không lâu, tôi thầm tự hỏi:” Tại sao laị dịch cuốn sách mang cái
tên oan nghiệt này?” Cuốn Vĩnh Biệt Phượng cuả anh Dương Hùng Cường cũng cùng
chung số phận, phơi mặt trên 1 tấm ni lông trải dưới mặt đường con phố NHT. Tôi
và Oanh thủ 2 cái nón rộng vành, hễ liếc xa xa thấy người quen kẻ thuộc hay bạn
bè gần xa cuả chồng thì lập tức cái nón được kéo sụp xuống. Ôi thời thế có ai
học đến chữ ngờ!
Một hôm vào khoảng xế trưa, hai đứa đang ngồi vêu
ra thì một cháu gái cuả Oanh đạp xe lên tìm mẹ, báo tin em bé út vưà phải vào
nhà thương. Khi đó cháu Dao Tiên mới non 1 tuổi. Oanh hốt hoảng ra về. Hôm sau,
rồi hôm sau nữa cũng không thấy Oanh lên tôi đoán chắc Oanh phải ở trong bệnh
viện với con. Ba, bốn hôm sau Oanh trở lại, cặp mắt còn sưng, oà khóc, nói”
Oanh ơi, cháu Dao Tiên mất rồi. Cháu mất vì thiếu dinh dưỡng , vì đói ăn đó
Oanh ạ! “
“ Nghề “ bán sách cuả chúng tôi do thời cuộc mà
tự sinh thì cũng do thời cuộc mà tự diệt. Ch́úng tôi học quấn thuốc lá, vào bao
rồi đem vô Chợ Lớn bán nhưng cũng chẳng được bao lâu thì chợ thuốc lá cũng bị
càn quét. Tôi nhờ biết may vá từ nhỏ nên quay ra may quần áo con nít đem giao
các chợ, còn Oanh thì đi bỏ mối bánh kẹo cho các căn tin trường học. Cứ thế,
chúng tôi lần hồi sống qua ngày.
Ngoài lúc đi kiếm cơm, chúng tôi còn rủ nhau đi kiếm chồng tù. Hai năm trời biền biệt không chút tin tức, chúng tôi lo sợ cho số phận các ông chồng. Dò la, thăm hỏi chẳng có kết quả, chúng tôi đánh bạo rủ nhau lên tận ban Quân quản Thành phố để hỏi han. Câu trả lời cũng chỉ như bao nơi khác:” Cứ yên tâm chờ đợi “. Cuối cùng thì cuối năm 1977 cũng có tin về sau hơn 2 năm kể từ ngày các sĩ quan cuả chế độ cũ nghe lời đường mật “ Chuẩn bị đồ ăn uống và vật dụng cá nhân trong vòng 10 ngày để đi trình diện”. Ông xã tôi bị nhốt ở trại Hàm Tân, còn anh Cường thì ở Long Khánh. Cứ 3 tháng chúng tôi được phép thăm nuôi tiếp tế thức ăn và thuốc men 1 lần. Hai đứa lại có dịp chỉ bảo nhau làm món gì để được lâu, thuốc nào cần nhất v..v.. để mang lên trại.
Ngoài lúc đi kiếm cơm, chúng tôi còn rủ nhau đi kiếm chồng tù. Hai năm trời biền biệt không chút tin tức, chúng tôi lo sợ cho số phận các ông chồng. Dò la, thăm hỏi chẳng có kết quả, chúng tôi đánh bạo rủ nhau lên tận ban Quân quản Thành phố để hỏi han. Câu trả lời cũng chỉ như bao nơi khác:” Cứ yên tâm chờ đợi “. Cuối cùng thì cuối năm 1977 cũng có tin về sau hơn 2 năm kể từ ngày các sĩ quan cuả chế độ cũ nghe lời đường mật “ Chuẩn bị đồ ăn uống và vật dụng cá nhân trong vòng 10 ngày để đi trình diện”. Ông xã tôi bị nhốt ở trại Hàm Tân, còn anh Cường thì ở Long Khánh. Cứ 3 tháng chúng tôi được phép thăm nuôi tiếp tế thức ăn và thuốc men 1 lần. Hai đứa lại có dịp chỉ bảo nhau làm món gì để được lâu, thuốc nào cần nhất v..v.. để mang lên trại.
Tôi còn nhớ thời gian đó, mỗi chiều tối, sau giờ
tan trường, Oanh thường ghé tôi, có khi ở đến tận khuya. Các con Oanh ở nhà đã
có cô cháu gái mà Oanh cưu mang từ sau năm 75 chăm nom cơm nước. Chúng tôi ngồi
bên nhau chia sẻ mọi điều. Tôi hiểu Oanh nhiều nỗi lo lắng vì nợ nần thúc giục
mà không có phương cách giải quyết. Tôi đỡ hơn Oanh một chút là tôi còn có mẹ.
Đôi khi hai đứa ngồi bên nhau hàng giờ mà chẳng nói với nhau một tiếng nhưng
chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi đang chia nhau nỗi sầu khổ âm thầm.
Một hôm, khoảng sau Tết năm 1978 Oanh ghé tôi
theo lệ thường, nhưng hôm đó vẻ mặt Oanh rất bần thần, ngồi hoài không nói. Tôi
hỏi:
- Hôm nay Oanh có chuyện gì không mà như mất hồn vậy?
Oanh vẫn ngồi yên không nói. Tôi đứng dậy rót cho bạn 1 ly nước, đến ngồi gần bên ân cần:
- Có việc gì hả Oanh?
Sau một phút ngập ngừng, Oanh nói khẽ thật khẽ như sợ có ai nghe thấy:
- Ta nói cái này, đừng giật mình nhé…Mình có bầu.
Tôi giật thót mình, hai lỗ tai lùng bùng.
- Oanh nói gì? Ai có bầu?
- Mình.
- Hả?
- Mình có bầu thật đấy, vừa đi khám bác sĩ về xong.
Tôi trân trối nhìn Oanh, vẫn không tin ở hai tai mình. Biết vậy, Oanh mới tỉ tê khai:
- Hôm Tết rồi đi thăm ông Cường, trại cho ở lại một đêm…Tôi thở phào như trút được cho chính mình gánh nặng nghìn cân. Oanh nói tiếp:
- Oanh ơi, dẫn mình đi phá đi, mới được khoảng hai tháng thôi, phá chắc dễ.
Tôi ngỡ ngàng hỏi lại:
- Phá? Sao lại phá?
- Chứ để thì làm sao coi được. Ai đời cô giáo có chồng đi tù mà lại mang bầu. Đâu có ai hiểu…
- Thì nói ra cho mọi người biết.
- Ai tin? Bạn bè, rồi còn học trò nữa chứ. Eo ôi, nghĩ đến là ta rùng mình rồi.
Tôi chợt thấy Oanh có lý. Ừ, ai mà tin nổi, nhất là thời buổi này. Toàn ban giám hiệu đều là người cách mạng, họ sẽ có cớ để bêu riếu, để bôi tro trát trấu lên đầu lên cổ vợ con “ thằng ngụy”. Tôi thở dài:
- Ừ, để mình tính xem.
Nói vậy cho Oanh yên lòng chứ thật ra tôi cũng chẳng biết tính làm sao. Tối đến, trong bữa cơm gia đình, tôi nói chuyện với mẹ tôi về việc Oanh muốn tôi chia sẻ. Mẹ tôi bảo:
- Ngày mai Oanh có ghé, con gọi mẹ, mẹ hỏi cô ấy một tí.
- Mẹ hỏi gì hả mẹ?
- Có phải Oanh toàn con gái không?
- Vâng, 7 đứa, bỏ 1 còn 6, toàn là gái cả.
- Mẹ muốn tính xem lần này có bầu, Oanh sẽ sinh trai hay gái.
- Trai hay gái thì thay đổi được gì hả mẹ. Cũng bia miệng mà thôi.
- Mình sẽ nghĩ cách giùm cô ấy. Vả lại, vì sợ bia miệng mà phá bỏ đi một đứa con cuả mình thì sẽ mang tội con ạ.
- Hôm nay Oanh có chuyện gì không mà như mất hồn vậy?
Oanh vẫn ngồi yên không nói. Tôi đứng dậy rót cho bạn 1 ly nước, đến ngồi gần bên ân cần:
- Có việc gì hả Oanh?
Sau một phút ngập ngừng, Oanh nói khẽ thật khẽ như sợ có ai nghe thấy:
- Ta nói cái này, đừng giật mình nhé…Mình có bầu.
Tôi giật thót mình, hai lỗ tai lùng bùng.
- Oanh nói gì? Ai có bầu?
- Mình.
- Hả?
- Mình có bầu thật đấy, vừa đi khám bác sĩ về xong.
Tôi trân trối nhìn Oanh, vẫn không tin ở hai tai mình. Biết vậy, Oanh mới tỉ tê khai:
- Hôm Tết rồi đi thăm ông Cường, trại cho ở lại một đêm…Tôi thở phào như trút được cho chính mình gánh nặng nghìn cân. Oanh nói tiếp:
- Oanh ơi, dẫn mình đi phá đi, mới được khoảng hai tháng thôi, phá chắc dễ.
Tôi ngỡ ngàng hỏi lại:
- Phá? Sao lại phá?
- Chứ để thì làm sao coi được. Ai đời cô giáo có chồng đi tù mà lại mang bầu. Đâu có ai hiểu…
- Thì nói ra cho mọi người biết.
- Ai tin? Bạn bè, rồi còn học trò nữa chứ. Eo ôi, nghĩ đến là ta rùng mình rồi.
Tôi chợt thấy Oanh có lý. Ừ, ai mà tin nổi, nhất là thời buổi này. Toàn ban giám hiệu đều là người cách mạng, họ sẽ có cớ để bêu riếu, để bôi tro trát trấu lên đầu lên cổ vợ con “ thằng ngụy”. Tôi thở dài:
- Ừ, để mình tính xem.
Nói vậy cho Oanh yên lòng chứ thật ra tôi cũng chẳng biết tính làm sao. Tối đến, trong bữa cơm gia đình, tôi nói chuyện với mẹ tôi về việc Oanh muốn tôi chia sẻ. Mẹ tôi bảo:
- Ngày mai Oanh có ghé, con gọi mẹ, mẹ hỏi cô ấy một tí.
- Mẹ hỏi gì hả mẹ?
- Có phải Oanh toàn con gái không?
- Vâng, 7 đứa, bỏ 1 còn 6, toàn là gái cả.
- Mẹ muốn tính xem lần này có bầu, Oanh sẽ sinh trai hay gái.
- Trai hay gái thì thay đổi được gì hả mẹ. Cũng bia miệng mà thôi.
- Mình sẽ nghĩ cách giùm cô ấy. Vả lại, vì sợ bia miệng mà phá bỏ đi một đứa con cuả mình thì sẽ mang tội con ạ.
Mẹ tôi đặc biệt có một cách tính rất tài tình để
biết người mẹ sẽ sinh trai hay gái. Cụ có dạy cho tôi một bài toàn chữ Hán, tôi
học mãi không thuộc(vì mình có biết tí teo chữ Hán nào đâu). Tôi đã chép vào 1
cuốn sổ để dành nhưng qua hết đợt bố ráp này đến đợt bố ráp khác nó đã không
cánh mà bay.
Dẫu rằng cả Oanh và anh Cường đều không mang tư tưởng “ nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” nhưng cha mẹ nào mà chả mong ước mình có đủ cả trai lẫn gái.
Sau khi gặp mẹ tôi, Oanh mừng lắm, không còn nghĩ đến việc phá thai nữa vì tin tưởng rằng lần này sẽ sinh được một quý tử.
Dẫu rằng cả Oanh và anh Cường đều không mang tư tưởng “ nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” nhưng cha mẹ nào mà chả mong ước mình có đủ cả trai lẫn gái.
Sau khi gặp mẹ tôi, Oanh mừng lắm, không còn nghĩ đến việc phá thai nữa vì tin tưởng rằng lần này sẽ sinh được một quý tử.
Thông thường, cứ mỗi đầu tháng, các giáo viên
chúng tôi đều phải họp toàn trường để kiểm điểm công việc dạy và thực hiện các
chỉ thị của Phòng hoặc Sở giáo dục. Tôi xúi Oanh trong phiên họp kỳ này lấy cớ
báo cáo 1 công việc gì đó rồi bôi mặt cám ơn nhà nước đã cho chúng tôi được gặp
mặt, tiếp tế cho chồng ở trại giam lại còn gia ân cho ở lại trại 1 ngày 1 đêm
nhân dịp Tết vừa qua nữa. Việc đó quả nhiên hiệu nghiệm. Oanh tuy bị trêu chọc
song đã thoát được cơn hiểm nguy. Cũng may mắn cho Oanh, chỉ vài tháng sau khi
cái bụng bầu của Oanh lộ rõ thì anh Cường được về.
Một hôm tôi vừa từ chợ về nhà thì đã thấy anh
Cường ngồi đợi. Không kịp để tôi hỏi han câu nào, anh đã vào đề liền:
- Oanh sinh rồi chị, ở Bệnh viện Hùng Vương, con trai.
- Ồ, chúc mừng anh. Chắc là Oanh vui lắm. Kỳ này hai ông bà có quý tử, phải ăn mừng thôi
Không trả lời câu nói đuà cuả tôi, anh chìa ra mảnh giấy cỏn con nói:
- Oanh gửi chị cái này.
Tôi vội vàng mở mảnh giấy đọc” Oanh ơi, cứu bồ, cho mình mượn 50 đồng để đóng tiền bệnh viện nhé”.
Tôi vừa đi giao hàng về nhưng cũng chỉ có trong tay 30 đồng. Tôi vội vã đạp xe lại ngay nhà chị bạn cùng trường. Tuy chẳng giầu có gì nhưng chị tương đối khá giả hơn chúng tôi vì những tháng ngày xa xưa trước 75, chị là con kiến biết lo xa, ki cóp mua vàng để dành, (trong khi tôi lại là con ve, kêu ra rả hết muà hè, chỉ biết rong chơi ca hát , cho nên khi đông về thì đói rã răng). Chị lại có lòng tốt nên bạn bè khi cơ nhỡ chị đều sẵn sàng san sẻ.
- Oanh sinh rồi chị, ở Bệnh viện Hùng Vương, con trai.
- Ồ, chúc mừng anh. Chắc là Oanh vui lắm. Kỳ này hai ông bà có quý tử, phải ăn mừng thôi
Không trả lời câu nói đuà cuả tôi, anh chìa ra mảnh giấy cỏn con nói:
- Oanh gửi chị cái này.
Tôi vội vàng mở mảnh giấy đọc” Oanh ơi, cứu bồ, cho mình mượn 50 đồng để đóng tiền bệnh viện nhé”.
Tôi vừa đi giao hàng về nhưng cũng chỉ có trong tay 30 đồng. Tôi vội vã đạp xe lại ngay nhà chị bạn cùng trường. Tuy chẳng giầu có gì nhưng chị tương đối khá giả hơn chúng tôi vì những tháng ngày xa xưa trước 75, chị là con kiến biết lo xa, ki cóp mua vàng để dành, (trong khi tôi lại là con ve, kêu ra rả hết muà hè, chỉ biết rong chơi ca hát , cho nên khi đông về thì đói rã răng). Chị lại có lòng tốt nên bạn bè khi cơ nhỡ chị đều sẵn sàng san sẻ.
Trao cho anh Cường năm chục bạc xong, tôi biết
ngày mai không có tiền chợ cho con song trong lòng vẫn vui vì mừng cho bạn,
càng mừng hơn vì thấy cách tính cuả mẹ tôi thật chính xác, không làm cho Oanh
mừng hụt. Nhưng người mừng nhất ắt hẳn là anh Dương Hùng Cường. Anh đặt tên cho
cháu là Phụng Hoàng, Dương Phụng Hoàng, con chim quí.
Khoảng 3,4 năm sau khi ra tù, anh Cường liên lạc
được với nhà văn Trần Tam Tiệp đang cư ngụ tại Pháp xin lên tiếng kêu gọi Văn
Bút Quốc Tế can thiệp và giúp đỡ cho một số các gia đình văn nghệ sĩ Miền Nam
còn kẹt lại quê nhà, đang gặp rất nhiều khó khăn cả về 2 mặt vật chất lẫn tinh
thần. Ít lâu sau đó, mỗi năm gia đình chúng tôi nhận được từ 1 đến 3 thùng thuốc
tây gửi từ Pháp về (nhưng có lẽ đó là do chính tiền cuả anh TTTiệp, chứ không
phaỉ cuả VBQT). Song song với thùng quà đôi khi còn có cả 1,2 tờ báo Kháng
Chiến nữa. Rồi anh bảo anh em bên nhà viết bài gửi sang. Những thùng quà tuy ít
ỏi này cũng đã giúp được gia đình chúng tôi qua những cơn vô cùng bĩ cực. Nhưng
oan nghiệt thay, cũng chính những thùng quà này lại đưa chồng tôi, Khuất Duy
Trác, anh Dương Hùng Cường và một số các văn nghệ sĩ khác như các nhà văn Dzoãn
Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thuỷ, Hiếu Chân, các nhà thơ Lý Thụy Ý, Trần Ngọc Tự… vào tù
lần thứ hai. Bọn Công an thành phố còn viết nguyên một cuốn truyện đầy tính bịa
đặt và vu cáo có tên Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, hòng bôi bẩn và hạ giá nhóm
văn ngệ sĩ trên, sửa soạn dư luận cho một bản án thật nặng nề. Chúng đem giam
một số tại nhà giam Chí Hoà, số còn lại tại trại giam Phan Đăng Lưu, có ông xã
tôi và anh Cường. Oanh và tôi lại có cùng một địa chỉ để tới lui. Số phận chúng
tôi cứ gắn chặt với nhau trong những hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy.
Do từ việc bỏ bánh kẹo cho các căn tin trường
học, Oanh lần hồi biết được cách thức để đấu thầu toàn bộ cả căn tin cuả mỗi
trường. Oanh rủ tôi làm công việc này. Thế là hai chúng tôi cùng khởi sự tại
một ngôi trường Tàu trong Chợ Lớn. Sau này rành rẽ rồi thì mỗi đưá làm ở mỗi
trường khác nhau.
Cứ vào cuối mỗi năm học, giáo viên các trường đều
phải điều chỉnh lại tờ lý lịch đã khai từ những ngày đổi đời 30/4/75. Năm 1980,
con gái thứ hai cuả tôi đi vượt biên, tôi không khai. Đến khi ông xã tôi bị bắt
lại lần 2 tôi cũng không khai. Ban giám hiệu nhà trường chắc hẳn không biết nên
tôi vẫn được yên thân. Bất ngờ, vào đầu năm 87, hiệu trưởng mời tôi lên nói
chuyện. Bà hỏi han tôi về tình hình gia đình, chồng con, công việc v..v.. và
cuối cùng bà hỏi tôi có up to date lý lịch đầy đủ cho mỗi năm không. Tôi manh
nha thấy điều gì đó không ổn. Tuần lễ sau tôi xin nghỉ bệnh và tuần kế tiếp tôi
tống tiếp lá đơn xin thôi việc. Ở thời điểm này, chiến dịch tống khứ gia đình
vợ con tù cải tạo đi kinh tế mới đã chấm dứt vì hoàn toàn thất bại. Từ các vùng
kinh tế mới, biết bao gia đình đói rách tả tơi, bệnh hoạn, người sống kẻ chết,
lũ lượt kéo về thành phố, nằm la liệt tại các công viên, chợ, nhà thờ,
chùa…chính quyền không thể xua đuổi vì họ không còn nơi chốn để dung thân nữa.
Do đó tôi không còn lo sợ vì phải lên rừng lập nghiệp. Lại nữa tống khứ đi được
một con vợ “ngụy”, cũng nhẹ gánh lo cho ban giám hiệu nên họ nhận đơn mà không
hỏi han gì cả.
Thời gian này rộ lên rất nhiều tin tức về việc Mỹ
sẽ đón các sĩ quan QLVNCH bị tù cải tạo. Tuy rằng chỉ là tin đồn miệng, chẳng
có một nguồn xác thực nào nhưng chúng tôi vẫn cứ nuôi hy vọng trong lòng để
tiếp tục sống và tiếp tục chịu đựng.
Một ngày đầu tháng 12 năm 1987, lúc đó khoảng 2-3
giờ trưa tôi đang ở nhà thì cô cháu gái cuả Oanh đến, mặt mũi phờ phạc, nói như
đứt hơi:” Cô ơi, chú Cường mất rồi, cô con đang xỉu ở nhà, cô xuống mau đi cô”
Khi tôi bước chân vào đến nhà thì thấy Oanh đang vật vã vừa khóc vừa gào: “Tôi không sống một mình đâu, trời ơi là trời”. “Anh Cường ơi, em không sống một mình đâu” !! Tôi ôm lấy tấm thân gầy guộc của bạn, lòng đau xót từng cơn và nước mắt cứ mặc tình tuôn chảy… Không biết bao lâu sau, khi kêu gào đã quá mệt, tôi đỡ Oanh nằm xuống giường rồi bảo với các con Oanh: “ để yên cho mẹ nghỉ một chút “
Hàng xóm xung quanh nghe tiếng khóc, vài ba người lấp ló ngoài cửa.
Bình tâm trở lại, tôi hỏi thăm cháu Linh, cháu tỉ tê kể : “ Sáng nay cháu ở nhà, công an khu vực tới đòi gặp mẹ. Cháu bảo mẹ đang dạy ở trường, anh ấy nhắn bảo mẹ ra phường gấp có giấy báo cuả bố”. Khi cháu ra trường bảo cho mẹ biết thì mẹ vẫn nghĩ là tin mừng. Mẹ bảo “ chắc bố được thả…ồ, hay là…Mỹ đón”. Mẹ bảo cháu về trước, chuẩn bị đồ vest cho Bố. Đến khi hai mẹ con ra đến phường nhận giấy mới vỡ lẽ…Họ bảo sáng ra đến giờ tập họp, không thấy bố ra, đến đập cửa phòng cũng không thấy bố cháu trả lời, họ mở khoá ra thì thấy bố cháu đã mất rồi.
Oanh được phép đến trại giam Phan Đăng Lưu để nhận diện xác chồng trước khi được phép chôn cất. Đám tang phải làm gấp ngày hôm sau và chỉ cho 2 người mang áo quan vào lấy xác tại khám Chí Hoà mà thôi. Hôm sau tôi đi cùng với Oanh nhưng phải ngồi chờ ngoài gốc cây trước cổng trại cùng với các con nhỏ cuả Oanh. Số bạn bè và họ hàng thân thuộc đến đưa tiễn đều không được tập trung một nơi mà phải phân tán rải rác dọc theo con đường Hoà Hưng, chờ đợi khi xe tang ra đến đầu đường rồi mới được tháp tùng theo. Ôi, quân Cộng sản sao mà độc ác. Người sống chúng không tha đã đành, người chết chúng cũng không cho chôn cất tử tế…Huyệt mộ đã lấp lại rồi nhưng Oanh vẫn đứng trơ trơ như một bức tượng. Nước mắt đâu? Có lẽ nó đã chảy ngược vào lòng. Tôi chợt nhớ đến bài thơ “Đi nhận xác chồng” của Lê Thị Ý:
……………………
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu
Khi tôi bước chân vào đến nhà thì thấy Oanh đang vật vã vừa khóc vừa gào: “Tôi không sống một mình đâu, trời ơi là trời”. “Anh Cường ơi, em không sống một mình đâu” !! Tôi ôm lấy tấm thân gầy guộc của bạn, lòng đau xót từng cơn và nước mắt cứ mặc tình tuôn chảy… Không biết bao lâu sau, khi kêu gào đã quá mệt, tôi đỡ Oanh nằm xuống giường rồi bảo với các con Oanh: “ để yên cho mẹ nghỉ một chút “
Hàng xóm xung quanh nghe tiếng khóc, vài ba người lấp ló ngoài cửa.
Bình tâm trở lại, tôi hỏi thăm cháu Linh, cháu tỉ tê kể : “ Sáng nay cháu ở nhà, công an khu vực tới đòi gặp mẹ. Cháu bảo mẹ đang dạy ở trường, anh ấy nhắn bảo mẹ ra phường gấp có giấy báo cuả bố”. Khi cháu ra trường bảo cho mẹ biết thì mẹ vẫn nghĩ là tin mừng. Mẹ bảo “ chắc bố được thả…ồ, hay là…Mỹ đón”. Mẹ bảo cháu về trước, chuẩn bị đồ vest cho Bố. Đến khi hai mẹ con ra đến phường nhận giấy mới vỡ lẽ…Họ bảo sáng ra đến giờ tập họp, không thấy bố ra, đến đập cửa phòng cũng không thấy bố cháu trả lời, họ mở khoá ra thì thấy bố cháu đã mất rồi.
Oanh được phép đến trại giam Phan Đăng Lưu để nhận diện xác chồng trước khi được phép chôn cất. Đám tang phải làm gấp ngày hôm sau và chỉ cho 2 người mang áo quan vào lấy xác tại khám Chí Hoà mà thôi. Hôm sau tôi đi cùng với Oanh nhưng phải ngồi chờ ngoài gốc cây trước cổng trại cùng với các con nhỏ cuả Oanh. Số bạn bè và họ hàng thân thuộc đến đưa tiễn đều không được tập trung một nơi mà phải phân tán rải rác dọc theo con đường Hoà Hưng, chờ đợi khi xe tang ra đến đầu đường rồi mới được tháp tùng theo. Ôi, quân Cộng sản sao mà độc ác. Người sống chúng không tha đã đành, người chết chúng cũng không cho chôn cất tử tế…Huyệt mộ đã lấp lại rồi nhưng Oanh vẫn đứng trơ trơ như một bức tượng. Nước mắt đâu? Có lẽ nó đã chảy ngược vào lòng. Tôi chợt nhớ đến bài thơ “Đi nhận xác chồng” của Lê Thị Ý:
……………………
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu
Thật tội nghiệp cho bạn tôi. Cũng thật tội nghiệp
cho những người phụ nữ trót sinh ra trong thời đại chúng tôi.
Vết thương tang chồng chưa ngưng chảy máu thì 3 tháng sau Oanh lại phải rứt ruột đẩy đứa con gái đầu lòng thân yêu, Dương Mạc Thi, ra đi trong một chuyến vượt biển với bao bất trắc chờ đợi. Than ôi, đó cũng là lần cuối cùng Oanh nắm đ̣ược bàn tay nhỏ bé cuả con: chuyến tàu chở cháu Thi đã không bao giờ tới bến. Chỉ trong vòng 4 tháng Oanh đưa hình hai người thương yêu nhất đời mình lên chùa…
Vết thương tang chồng chưa ngưng chảy máu thì 3 tháng sau Oanh lại phải rứt ruột đẩy đứa con gái đầu lòng thân yêu, Dương Mạc Thi, ra đi trong một chuyến vượt biển với bao bất trắc chờ đợi. Than ôi, đó cũng là lần cuối cùng Oanh nắm đ̣ược bàn tay nhỏ bé cuả con: chuyến tàu chở cháu Thi đã không bao giờ tới bến. Chỉ trong vòng 4 tháng Oanh đưa hình hai người thương yêu nhất đời mình lên chùa…
Rồi giòng đời lại tất bật trôi đi. Oanh vội vã bịt
kín những vết thương, dấu chặt nó vào tận cùng trái tim để ngày ngày phải đối
mặt với những cam go cuả cuộc sống, với tương lai cuả bầy con còn lại. Thời
gian sau này chúng tôi ít gặp nhau hơn vì mỗi đứa thầu riêng mỗi trường mà công
việc thì quá đa đoan, tất bật, cần đến rất nhiều thời gian, Oanh lại vẫn theo
đuổi công việc dạy học.
Mùa hè năm 1989, giữa chúng tôi có vài chuyện không vui, tôi giận Oanh. Biết mình không đúng, xin lỗi tôi không xong, Oanh nhờ một cô bạn khác đến năn nỉ, tôi vẫn gan cùng mình không chịu làm hoà. Gần 2 tháng trời chúng tôi không gặp nhau. Một buổi trời đã chạng vạng tối, một anh bạn tù cuả ông xã tôi, hốt hoảng đến báo tin Oanh bị đụng xe, đã đưa vào bệng viện Trưng Vương, nhưng tình trạng hình như không được ổn. Tôi tức tốc vào thẳng nhà thương trong tâm trạng rối bời và thật hồi hộp.
Oanh nằm đó, bất động, đôi mắt đã khép lại vĩnh viễn…Tôi bật lên khóc nức nở, nắm lấy tay bạn, sờ lên mặt bạn, vuốt trên người bạn, tôi muốn gào lên “ Oanh ơi. Oanh ơi, mình đây, mình đang ở bên Oanh đây, mình không còn giận Oanh nữa đâu, tỉnh dậy đi Oanh ơi “!!! Tôi đưa tay bứt mớ tóc trên đầu xem mình có thật sự tỉnh không, có phải đây là sự thật không…Nỗi hối hận trong tôi trào lên, tôi giận tôi, tôi ghét tôi, tôi là con bạn tồi, sao tôi cố chấp thế…Tuy đã cố dằn vì chỗ đông người, cổ họng tôi vẫn bật lên tiếng gọi “Oanh ơi. Oanh ơi. Dậy đi, mình thương Oanh lắm, có nghe mình nói không?”
Mùa hè năm 1989, giữa chúng tôi có vài chuyện không vui, tôi giận Oanh. Biết mình không đúng, xin lỗi tôi không xong, Oanh nhờ một cô bạn khác đến năn nỉ, tôi vẫn gan cùng mình không chịu làm hoà. Gần 2 tháng trời chúng tôi không gặp nhau. Một buổi trời đã chạng vạng tối, một anh bạn tù cuả ông xã tôi, hốt hoảng đến báo tin Oanh bị đụng xe, đã đưa vào bệng viện Trưng Vương, nhưng tình trạng hình như không được ổn. Tôi tức tốc vào thẳng nhà thương trong tâm trạng rối bời và thật hồi hộp.
Oanh nằm đó, bất động, đôi mắt đã khép lại vĩnh viễn…Tôi bật lên khóc nức nở, nắm lấy tay bạn, sờ lên mặt bạn, vuốt trên người bạn, tôi muốn gào lên “ Oanh ơi. Oanh ơi, mình đây, mình đang ở bên Oanh đây, mình không còn giận Oanh nữa đâu, tỉnh dậy đi Oanh ơi “!!! Tôi đưa tay bứt mớ tóc trên đầu xem mình có thật sự tỉnh không, có phải đây là sự thật không…Nỗi hối hận trong tôi trào lên, tôi giận tôi, tôi ghét tôi, tôi là con bạn tồi, sao tôi cố chấp thế…Tuy đã cố dằn vì chỗ đông người, cổ họng tôi vẫn bật lên tiếng gọi “Oanh ơi. Oanh ơi. Dậy đi, mình thương Oanh lắm, có nghe mình nói không?”
Tôi ngồi bên Oanh như thế, nước mắt tiếp tục chảy
không thôi, biết bao điều muốn vuột ra khỏi trái tim nên lồng ngực đau
thắt…..Lâu lắm, chợt nghe tiếng bà dì Oanh nói “Cô phụ tôi thay quần áo cho
Oanh nhé. Người bây giờ còn mềm, thay dễ “.
Tôi nâng đầu Oanh dậy tay chạm ngay vết thương sau ót, máu còn dính bết vào tóc. Đến lúc thay áo lại phát hiện ra phần dưới cũng bị thương, hình như vỡ xương hông thì phải. Ôi, đau đớn biết bao!
Mãi sau này các cháu con Oanh mới kể rằng, sáng hôm đó, một cậu nhỏ mới quen đến chở Oanh về Thủ Đức để đi hỏi vợ giùm cho cậu ta. Buổi chiều, trên đường về, đã gần đến nhà, đang băng qua con lộ Lý Thường Kiệt để vào ngõ thì bị một xe hơi do người tài xế say rượu đâm phải.
Tôi nâng đầu Oanh dậy tay chạm ngay vết thương sau ót, máu còn dính bết vào tóc. Đến lúc thay áo lại phát hiện ra phần dưới cũng bị thương, hình như vỡ xương hông thì phải. Ôi, đau đớn biết bao!
Mãi sau này các cháu con Oanh mới kể rằng, sáng hôm đó, một cậu nhỏ mới quen đến chở Oanh về Thủ Đức để đi hỏi vợ giùm cho cậu ta. Buổi chiều, trên đường về, đã gần đến nhà, đang băng qua con lộ Lý Thường Kiệt để vào ngõ thì bị một xe hơi do người tài xế say rượu đâm phải.
Oanh là thế đấy, hay làm chuyện bao đồng để giúp
người .
Oanh mất đi bỏ lại bầy con 5 đứa. Con chim quý, Phụng Hoàng, cuả vợ chồng Oanh sinh bất phùng thời, mới 10 tuổi đầu đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhưng như một định luật bù trừ, hai con lớn cuả Oanh tiếp tục công việc cuả mẹ, không những đã duy trì được mức sống đầy đủ cho gia đình mà các cháu còn dìu giắt nhau học hành tới nơi tới chốn nữa. Nếu người ta tin có linh hồn thì chính linh hồn người Mẹ, day dứt lúc ra đi đã quay trở lại thế gian này để phù trợ cho các con vươn lên trong cuộc sống.
Oanh mất đi bỏ lại bầy con 5 đứa. Con chim quý, Phụng Hoàng, cuả vợ chồng Oanh sinh bất phùng thời, mới 10 tuổi đầu đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhưng như một định luật bù trừ, hai con lớn cuả Oanh tiếp tục công việc cuả mẹ, không những đã duy trì được mức sống đầy đủ cho gia đình mà các cháu còn dìu giắt nhau học hành tới nơi tới chốn nữa. Nếu người ta tin có linh hồn thì chính linh hồn người Mẹ, day dứt lúc ra đi đã quay trở lại thế gian này để phù trợ cho các con vươn lên trong cuộc sống.
Hôm nay ngồi viết những giòng hồi tưởng này về
một phần đời không nhỏ của bạn tôi, Vũ Hoàng Oanh, người phụ nữ tâm tính hiền
lành, hay giúp đỡ người khác nhưng số phận cay nghiệt đã dành cho cuộc đời bao
tang thương, oan trái. Khi sống, tâm tư luôn mòn mỏi vì lo toan cơm áo, còn
mang nặng những vết thương không cơ hàn gắn. Đến lúc lià đời, lại ra đi trong
một cơn mê khốc liệt với thân thể đớn đau, với cõi lòng đứt đoạn vì bầy con thơ
dại.
Oanh ơi, những giòng hồi ức hôm nay cũng còn là
những nén hương muộn màng mình thắp lên để nhớ đến Oanh, nhớ đến một quãng đời
hai chúng ta cùng chung bước trải dài từ tuổi học trò cho đến khi vĩnh biệt.
Ngủ đi Oanh, hỡi bạn hiền,
Ngủ cho say nhé, triền miên giấc nồng
Chuông chùa vọng giữa thinh không
Đưa hồn an lạc về vùng tịnh yên.
Hai mươi năm, ngày giỗ bạn
21/6/1989 – 21/6/2009
Ngủ đi Oanh, hỡi bạn hiền,
Ngủ cho say nhé, triền miên giấc nồng
Chuông chùa vọng giữa thinh không
Đưa hồn an lạc về vùng tịnh yên.
Hai mươi năm, ngày giỗ bạn
21/6/1989 – 21/6/2009
Ấu Oanh
Nguồn: email