Saturday, February 3, 2018

Người Cộng Sản mới


Người Cộng Sản mới
Thực Hiện
 -
28/01/2018
Nguyễn Phú Trọng ngủ nằm mơ thấy mình chết xuống âm phủ, được quỷ sứ dắt đến trình diện Diêm Vương. Diêm Vương ngắm Trọng từ đầu tới chân rồi hỏi:
“Từ đâu tới?”
Trọng đáp:
“Dạ con là người VN…”
Diêm Vương lại ngắm Trọng từ đầu tới chân lần nữa rồi nói:
“Lạ thật! Nhiều người chết xuống đây ta nhìn qua là biết ngay. Còn ngươi thì không giống!”
Trọng thắc mắc:
“Con có chỗ nào không giống người?”
Diêm Vương lại quan sát Trọng từ đầu tới chân:
“Ngươi không có trái tim. Người ai cũng phải có trái tim. Tim là để yêu thương người khác; và để bơm máu đi khắp cơ thể để nuôi sống chính mình. Ta ngạc nhiên sao ngươi không có tim mà sống tới hôm nay mới chết…”
Trọng nhe răng ra cười:
“Dạ, tại ngài chỉ sống dưới âm phủ nên không biết. Trên dương thế, khoảng 100 năm nay có một giống người tên gọi là Cộng Sản. Người cộng sản hình thù giống y như con người, chỉ có cái đặc biệt là họ không có tim. Họ không cần tim, thứ nhất, vì họ không cần phải yêu thương người khác, cái trò tình cảm yêu thương uỷ mị tiểu tư sản đó chỉ có bọn tư bản mới dùng; thứ hai họ cũng không cần tim bơm máu đi nuôi cơ thể, họ dùng máu của người khác, kể cả máu của đồng chí của họ, để nuôi sống bản thân…”
Diêm Vương ngồi im nhìn Trọng một lúc lâu, rồi phán:
“Ta thiệt lạc hậu, không biết là trên dương thế trăm năm nay lại phát sinh cái giống cộng sản hung ác như thế….”
Diêm Vương ngừng nói, lại ngắm nhìn Trọng từ đầu tới chân với vẻ tò mò như nhìn một giống quái thú gì kinh khủng lắm, rồi chỉ vào tên quỷ sứ đang đứng gác ngoài cửa phủ nói tiếp:
“Ngay cả cái đứa có cái danh khủng khiếp là quỷ sứ đây cũng còn có một trái tim, mà bọn cộng sản các ngươi lại không có, thật khủng khiếp! Nhưng thôi, công việc của ta là xét công, xét tội của người chết để cho họ đầu thai đúng vào chỗ của từng người. Nay ta sẽ cho ngươi đầu thai trở lại dương thế làm người cộng sản như ước nguyện của ngươi…”
Trọng mừng quá, vội vàng dập đầu binh binh:
“Dạ con xin đội ơn ngài!”
“Hừm! Ta chưa nói hết. Ngươi sẽ được đầu thai trở lại dương thế làm người cộng sản, nhưng là người cộng sản mới, không có cu….”
Trọng đang quỳ, nhảy dựng lên tru tréo:
“Thế là ngài giết con rồi. Làm người mà không có cu thì chết còn sướng hơn. Người cộng sản chúng con là chuyên viên đi làm cách mạng để cướp chính quyền. Khi có chính quyền trong tay rồi thì phú quý, vinh hoa, giàu sang, rượu thịt phủ phê, gái đẹp cả nước tha hồ hưởng, hưởng hết đời này tới đời khác. Giờ ngài bắt người cộng sản mới không có cu thì còn hưởng cái gì nữa?… hu hu… “
Diêm Vương nghiêm mặt nói:
“Hừm! Ta cho ngươi đầu thai làm người cộng sản mới không có cu là để các ngươi không thể truyền giống cộng sản ra khắp thế giới, gây hoạ cho nhân loại. Đấy là ta còn xử sự theo lý của người có trái tim đó. Nếu ngươi còn kèo nài, la lối, ta không cho ngươi cái lưỡi nữa thì mệt đó…”

Trọng giựt mình thức giấc, mồ hôi đầm đìa khắp người. Nhớ lại giấc mơ, Trọng giật mình thò tay vào háng mò một lúc rồi thở phào:
“May quá! Tuy nó teo nhẻo nhưng vẫn còn!

Điểm lật 2008-Nguyễn Xuân Nghĩa

Điểm lật 2008
Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2018-01-31
Chúng ta đang bước vào năm Mậu Tuất với tràn trề hy vọng khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vừa đưa ra những tiên báo khả quan hơn cho hai năm tới, sau mười năm đình trệ kể từ vụ khủng hoảng năm 2008. Diễn đàn Kinh tế sẽ trở lại thời điểm 2008 đó để tiên báo về những gì có thể xảy ra…
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong một buổi phát thanh vào cuối năm âm lịch và đầu năm dương lịch. Thưa ông, chúng ta sắp bước qua năm Mậu Tuất với hy vọng tăng trưởng khả quan hơn theo báo cáo cập nhật của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF và đấy là yếu tố đáng chú ý nhất nếu mình nhớ lại nạn Suy Trầm Toàn Cầu cách nay đúng 10 năm, vào năm 2008. Thực hiện chương trình kỳ này, Nguyên Lam phải trở ngược về năm 2008 đó và thấy là trong một chương trình cuối năm 2007 với ông Việt Long của đài Á Châu Tự Do, ông đã đưa ra những dự báo bi quan về viễn ảnh 2008. Bây giờ nhìn lại thì ông thấy sự thể ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có viễn cảnh dài và các biến động ngắn hạn hơn làm cơ sở cho những dự báo của mình. Tuy nhiên, những gì xảy ra cho năm 2008 là kết quả hay hậu quả của nhiều chuyển động sâu xa từ trước đó và tôi gọi đó là “điểm lật”, từ đấy, tình hình kinh tế thế giới sẽ chẳng còn như xưa. Bây giờ với dự báo khả quan hơn của kinh tế toàn cầu như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vừa công bố trong phúc trình mới nhất, chúng ta nên nhìn ngược lại mà không quên rằng các thị trường cổ phiếu của thế giới đã bị chấn động trong vài ngày qua vì phân lời trái phiếu gia tăng đột ngột. Giữa sự hồ hởi chung về viễn ảnh 2018, ta thấy có cái gì bất thường đang xảy ra. Như vậy, làm sao mình tiên đoán được tương lai ngắn và dài hạn? Kỳ này, chúng ta sẽ cố gắng nhìn ra những yếu tố đó.
Nguyên Lam: Chúng ta khởi đi từ bối cảnh ngắn và dài hạn như ông vừa nói mà không quên là trong khi chúng ta thực hiện chương trình này, Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ sẽ đọc bài diễn văn về Tình hình Liên bang đầu tiên của ông trong đại sảnh của Hạ viện trước lưỡng viện Quốc hội để nói với quốc dân và thế giới. Xin mời ông mở đầu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin trình bày khung cảnh suy luận của mình như một cơ sở giải đoán sự tình và dự báo tương lai. Vụ khủng hoảng tài chính 2008 và nạn suy trầm khởi sự từ cuối năm 2007 đã giúp ông Barack Obama đắc cử Tổng thống dù chưa từng có kinh nghiệm chính trị ở cấp liên bang. Sau tám năm cầm quyền với những chính sách cải tạo của ông, tình hình chưa khả quan nên cử tri lại dồn phiếu cho một nhân vật tương tự mà ở cánh hữu, là người cũng chưa hề có kinh nghiệm chính trị, đó là ông Donald Trump. Như vậy, chúng ta cần hiểu vì sao lại có những nghịch lý đó khi người ta dự báo viễn ảnh tốt đẹp của 2018?
- Tôi xin trở lại điểm lật 2008. Sinh hoạt kinh tế có thể lên xuống theo chu kỳ và bị suy trầm như kinh tế Hoa Kỳ đã bị từ cuối năm 2007 tới Tháng Bảy năm 2009. Khốn nỗi khối hậu công nghiệp Tây phương với sản lượng kinh tế bằng phân nửa toàn cầu lại có nhiều chuyển động ngấm ngầm và mãnh liệt mà giới thượng lưu và ưu tú không nhìn ra. Người ta ca tụng trào lưu toàn cầu hóa và quy luật tự do của thị trường mà ít thấy nạn nhân của hiện tượng đó là giới trung lưu có lợi tức thấp vì lương bổng không tăng mà việc làm bấp bênh do sức cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi. Thành phần bị thất thế đó, tại Hoa Kỳ là dân da trắng, ít học và lớn tuổi tại các tiểu bang nằm kẹt ở giữa, trong khu vực Trung Tây và Đông Nam, tại Âu Châu là nhiều quốc gia ở miền Nam.
- Tai họa kinh tế dẫn tới phản ứng xã hội và chính trị: người ta oán hiện tượng toàn cầu hóa, di dân và tầng lớp thượng lưu giàu có cứ ngợi ca toàn cầu hóa. Thành phần bị thất thế không tin vào giải pháp của các đảng phái chính trị truyền thống, theo xu hướng trung tả hay trung hữu, và tìm người lãnh đạo ở vòng ngoài. Ông Obama và Trump là loại người đó vì chưa hề sinh hoạt trong chính trường cổ điển. Tại Âu Châu cũng thế, các đảng phái nhỏ, có tinh thần quốc gia, cũng đều thắng phiếu ở nhiều nước và đặt lại vấn đề với cơ chế Liên Âu.
Nguyên Lam: Nếu như vậy thì những gì xảy ra cho thế giới từ năm 2008 có những nguyên nhân sâu xa hơn và để lại nhiều hậu quả lâu dài cho tới nay vẫn chưa dứt, thưa ông có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ như vậy và trên diễn đàn này đã nhiều lần nói đến khủng hoảng của niềm tin vào các chính đảng hay giải pháp truyền thống, cổ điển. Ngày nay ta đang kiểm chứng lại hiện tượng đó, nhưng xin nói thêm rằng truyền thông báo chí cổ điển, thuộc dòng chính, cũng chẳng thấy ra và bị bất ngờ, như đã tiên đoán sai về việc Vương quốc Anh ra khỏi Liên Âu hay ông Donald Trump vượt qua 16 ứng cử viên trong đảng Cộng Hòa và đắc cử.
- Nhìn ra ngoài khối kinh tế Âu-Mỹ, ta cũng thấy sự lầm lạc đó. Chính trường và Quốc hội Hoa Kỳ phản đối Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, nên vừa nhậm chức, Tổng thống Donald Trump triệt thoái khỏi Hiệp ước này. Vì vậy, người ta vội kết luận là ông Trump và Hoa Kỳ đang lui về khuynh hướng bảo hộ mậu dịch mà không thấy Trung Quốc, Ấn Độ hay thậm chí nước Pháp cũng có phản ứng bảo hộ. Ngược lại, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tuần trước, ông Trump lại mập mờ cho biết rằng Hoa Kỳ có thể đàm phán lại về Hiệp ước TPP của 11 quốc gia còn lại. Trên diễn đàn này, khi nói về TPP, tôi cũng đã nêu ra kịch bản đó. Thật ra, lối xoay chuyển lập trường như vậy sẽ là chuyện bình thường sau này vì chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh bất thường!
Nguyên Lam: Nguyên Lam không ngờ là sự tình lại rắc rối phức tạp như vậy mà có lẽ truyền thông báo chí không theo kịp nên có thể tường thuật và dự báo sai. Như vậy, ông kết luận thế nào về cái mà ông gọi là “điểm lật 2008”?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng chúng ta quá chú ý đến kinh tế hay tốc độ tăng trưởng sản xuất mà ít thấy ra các yếu tố xã hội và chính trị bên dưới. Sau vụ Tổng Suy Trầm 2008-2009, các nước đều ào ạt tăng chi và hạ lãi suất để bơm tiền kích thích kinh tế. Ngày nay, người ta mừng rằng kinh tế toàn cầu đã phục hồi và sẽ có đà tăng trưởng cao hơn kể từ cả chục năm nay mà không thấy là vụ 2008 đã thấm sâu vào xã hội và dội lên chính trị khi dị biệt giàu nghèo gia tăng và nền tảng chính trị lại phân hóa hơn trước. Nhờ chính sách kích thích sau năm 2008 thành phần thượng lưu lại giàu hơn xưa và giới ưu tú vẫn cứ ngợi ca toàn cầu hóa hay nền văn hóa phóng túng trong khi tầng lớp trung lưu thất thế và dân nghèo thì lui về chủ nghĩa quốc gia dân tộc và cánh hữu. Đôi bên tả hữu coi nhau cứ như đối thủ.
- Trong các nước đang phát triển cũng thế, dù ngợi ca toàn cầu hóa và mậu dịch tự do, xứ nào cũng muốn bảo vệ quyền lợi của mình và mặc nhiên áp dụng chế độ bảo hộ mậu dịch. Sau cùng thì biết đâu rằng tiến bộ quá nhanh về thuật lý hay technology đã đảo lộn thế giới – khiến cho có người được mà có người thua - nhưng lớp người tạo ra dư luận hay làm chính sách lại theo không kịp?
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, phải chăng là những tiến bộ ấy mới lại là chuyện khó dự đoán nhất?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e là như vậy. Nhìn từ 60 năm về trước thì tiến bộ về kỹ thuật vận chuyển hàng hải và phát minh của Hoa Kỳ với thùng containers có thể chất cả tấn hàng bên trong làm thay đổi chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và cho các nước đang phát triển tại Đông Á cơ hội tham gia tiến trình sản xuất đó từ thập niên 60 trở đi. Đi theo trào lưu này, các quốc gia đang phát triển đã mau chóng công nghiệp hóa và có sức cạnh tranh rất cao. Đấy là mặt tích cực của hiện tượng toàn cầu hóa, nhưng các nước đã phát triển lại cạnh tranh không kịp và thấy bị thua thiệt. Sau đó, nạn lão hóa dân số tại các nước tiên tiến cũng dẫn tới nhiều phát minh khác, như người máy tự động hay kỹ thuật robotics, hoặc trí thông minh nhân tạo, artificial intelligence. Chuyện rắc rối là sự tiến bộ ấy không tập trung vào một lĩnh vực mà lan tỏa khắp quy trình giao dịch toàn cầu, làm thay đổi phương thức thông tin và quản lý, và tạo ra một thế cạnh tranh khác.
Nguyên Lam: Nếu như vậy thì làm sao chúng ta dự báo được tương lai?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng trong các yếu tố dẫn đến thay đổi thì tiến bộ về thuật lý là hiện tượng có ảnh hưởng nhất mà cũng khó đoán nhất, nên chúng ta mới bị bất ngờ như đã thấy. Ngày nay, tiến bộ thuật toán, algorithm hoặc sản xuất trong không gian ba chiều hay 3D printing cũng có thể đào thải cả một thành phần trung gian của tiến trình sản xuất kể cả trong các lĩnh vực dịch vụ, thí dụ như y tế hay bảo hiểm, v.v…. Bây giờ, chúng ta còn gặp hiện tượng mới lạ hơn nữa, là các mạng xã hội social media trong việc truyền bá thông tin thật và giả, và cả những tiến bộ trên không gian điện não, như loại tiền mật mã Bitcoin, v.v… Vào hoàn cảnh đó, các chính trị gia và giới làm luật thường hụt hơi chạy theo và lúng túng. Họ không thể hứa hẹn một tương lai sáng láng hơn cho mọi người khi kết quả của tiến bộ sẽ nâng cao lợi tức cho quần chúng đông đảo ở dưới. Và quần chúng thì không kiên nhẫn chờ đợi được. Tuy nhiên, dù khó dự đoán tương lai, tôi vẫn thấy ra hai trào lưu đáng kể cho sau này.
Nguyên Lam: Xin ông kết thúc cho chương trình kỳ lạ ngày hôm nay và giải thích về hai trào lưu đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung thì ta thấy ra sự đối lập của hai xu hướng, bên cánh tả thì vẫn là lý tưởng toàn cầu hóa đang suy sụp, bên cánh hữu là chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Sau cùng, ta nên thấy sự khác biệt về chế độ chính trị. Trong các nước dân chủ, nhiều người bất ngờ đắc cử khi hứa hẹn phép lạ, như ta đã thấy tại Hoa Kỳ với hai ông Obama và Trump. Nhưng cơ chế dân chủ có những ràng buộc và giới hạn khiến một cá nhân khó phá rào và làm đổi thay tất cả. Tình trạng ấy có biểu hiện hỗn loạn và ách tắc nhưng thật ra cũng có đưa tới thay đổi. Trào lưu thứ hai là trong các nước độc tài, lãnh tụ phải nhân danh quyền lợi quốc dân mà tập trung quyền lực để cải cách theo yêu cầu của tình thế mới, thí dụ là Tập Cận Bình tại Trung Quốc, hoặc trường hợp như Ả Rập Xê Út mà chúng ta đã nói tới khi lý giải về chuyện “khắc phục hậu quả” tại Việt Nam. Khi so sánh thì mình thấy các chế độ độc tài mới gặp nhiều rủi ro hơn, và rủi ro cũng bất ngờ bùng nổ thành khủng hoảng, trong khi chế độ dân chủ thì nói tới khủng hoảng hàng ngày mà không tan rã!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài tổng kết và dự báo này và xin kính chúc quý thính giả một năm Mậu Tuất an lành thịnh vượng


Thể thao dưới chế độ cộng sản-Trần Trung Đạo

Thể thao dưới chế độ cộng sản
Trần Trung Đạo
“…Nhưng lịch sử cũng cho thấy, dù phô trương hình thức bao nhiêu, một vài thành tựu thể thao không cứu được chế độ và nuôi sống một dân tộc nghèo đói cả vật chất lẫn tinh thần…”
Hai mặt trong cùng một mục đích tuyên truyền của mọi chế độ CS gồm (1) củng cố tính chính danh và (2) che giấu bên trong một chế độ độc tài, lạc hậu, thối nát đang dần dần rã mục.
Phương tiện hữu hiệu để nhanh chóng đạt mục đích hai mặt đó là thể thao thể dục.
Về đối nội, các hào quang chiến thắng trong các bộ môn thể thao thể dục tác động trực tiếp vào nhiệt tình của tuổi trẻ và làm cho họ tuân phục chế độ nhiều hơn. Hữu hiệu bởi vì có khả năng tạm thời xoa dịu sự phẫn uất của người dân trước các vấn nạn của đất nước do chế độ gây ra.
Về đối ngoại, các thành tựu trong thể dục thể thao là cơ hội để đánh bóng chế độ và để nhân loại có cái nhìn kính trọng về chế độ.
Chính vì hai lý do trên, các chế độ CS tập trung ngân sách lớn vào việc đào tạo các tài năng trong mọi ngành thể thao thể dục.
CSVN, giống như Trung Cộng và Bắc Hàn, sẽ lợi dụng các thành tựu bóng đá vừa qua để củng cố tính chính danh và nâng cao uy tín của đảng. Chiếc bẫy thể thao đang được đảng giăng và không ít cá sẽ vướng vào.
Phần lớn nhân loại đã biết và ghê tởm chế độ CS nhưng bất hạnh thay, một phần không nhỏ những người Việt đang bị chế độ đày đọa, bị chế độ cướp đi những quyền căn bản nhất của một con người thì lại không.
Một triệu chứng tâm lý học có thể dùng để mô tả số người Việt này là “Triệu chứng nô lệ hạnh phúc” (Happy slave syndrome). Khái niệm hạnh phúc trong “Triệu chứng nô lệ hạnh phúc” được quy định bởi xã hội, trong trường hợp Việt Nam là cơ chế CS, và đóng đinh sâu vào trong nhận thức của con người. Những người bị cơ chế hóa này vẫn cảm thấy hạnh phúc dù đang là nô lệ.
Thành phần nô lệ không hẳn chỉ là những người thiếu học nhưng còn có những người học cao, những chuyên viên trong nhiều lãnh vực, ngành nghề. Họ biết, hiểu nhưng không thể vượt qua và cuối cùng quy phục, ngoan ngoãn làm nô lệ cho đảng CS.
Lịch sử các nước cựu CS cho thấy, thời điểm nào thể thao thể dục được phô trương cao nhất thì thời điểm đó dân tộc bị trấn áp và đày đọa trầm trọng nhất.
Nhưng lịch sử cũng cho thấy, dù phô trương hình thức bao nhiêu, một vài thành tựu thể thao không cứu được chế độ và nuôi sống một dân tộc nghèo đói cả vật chất lẫn tinh thần.
Tại Đông Đức, năm chiếc huy chương vàng vô địch bơi lội thế giới do cô Petra Schneider đoạt được không cứu nổi chế độ Erich Honecker, và tương tự tại Romania, những huy chương vàng thể dục dụng cụ của Nadia Comaneci không cứu được mạng vợ chồng Nicolae Ceausescu lúc 4 giờ chiều ngày 25 tháng 12, 1989.
Năm 2005, Petra Schneider đã can đảm yêu cầu Ủy Ban Thế Vận xóa bỏ kỷ lục thế vận do cô lập nên trước đó. Nữ lực sĩ thể dục dụng cụ Nadia Comaneci cuối cùng đã đào thoát sang Mỹ vì không thể tiếp tục làm chiếc bình phong cho chế độ đang đày đọa hàng ngàn em bé thiếu dinh dưỡng đang chết đói dần trong các trại mồ côi, các bịnh viện nhi đồng không ai chăm sóc.
Tình trạng Việt Nam còn trầm trọng hơn Đông Đức, Romania nhiều. Bên cạnh độc tài chính trị, băng hoại xã hội, suy đồi đạo đức, ô nhiễm môi trường, Việt Nam còn phải đối phó với chủ nghĩa Tập Cận Bình được hình thành sau đại hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 vừa qua.
Những vấn đề cả thế giới đang quan tâm không chỉ một Trung Cộng trổi dậy trong quá khứ mà một Trung Cộng đang bành trướng hôm nay và ôm mộng sẽ là nước đứng đầu thế giới vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nhà nước Trung Cộng 2049.
Theo tác phẩm đang gây sóng gió “Fire and Furry” của Michael Wolff, Steve Bannon, cựu chiến lược gia của TT Donald Trunp so sánh Trung Cộng hôm nay với Đức Quốc Xã trong giai đoạn 1920, 1930. Điều này có nghĩa chỉ hơn một thập niên nữa và nếu không có một giải pháp hòa bình cho xung đột Thái Bình Dương, Việt Nam có khả năng cao sẽ là Ba Lan trong một cuộc chiến tranh quốc tế.
Bao nhiêu người Việt quan tâm đến những tai họa như thế có thể sắp xảy cho đất nước Việt Nam? Chắc không nhiều.
Có người ước ao, phải chi đám đông cuồng nhiệt kia xuống đường chống Formosa, chống Trung Cộng, đòi lại Hoàng Sa, giành lại Trường Sa thì may cho đất nước biết bao nhiêu. Không, đừng kỳ vọng gì nơi họ. Lịch sử được viết bằng những người yêu nước tỉnh táo, nhìn xa, trông rộng chứ không phải bằng đám đông bị đánh bùa mê.
Trần Trung Đạo


Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân 'rầm rộ'

Ý kiến v l k nim 50 năm Mu Thân 'rm r'

·         1 tháng 2 2018
Năm 1968, biến cố tổng tấn công trên khắp các địa phương của Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.
Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ, nêu lập trường chính thức của Đảng:
"Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi đường bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".
Ý kiến 'phi chính thức'
Tuy vậy, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói với BBC: "Tôi cho rằng không nên làm kỷ niệm Mậu Thân rầm rộ, nghiên cứu thì cứ nghiên cứu để tìm ra bài học ngăn ngừa chuyện ấy trong tương lai."
"Không nên khoét sâu những nỗi đau của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như vậy."
"Người nhà đánh nhau, nồi da xáo thịt thì oai hùng nỗi gì mà tưởng niệm."
"Hơn nữa, tôi thấy bây giờ dư luận không để ý nhiều đến buổi lễ này."
Ngay cả nếu Việt Nam Cộng Hòa là "bên thắng cuộc", tôi cũng sẽ phản đối nếu họ làm lễ chiến thắng Mậu Thân.nhà báo tự do Nguyễn An Dân
"Bây giờ không phải bất kỳ sự kiện nào Đảng làm thì người ta cũng theo dõi, hoan nghênh đâu," ông Khắc Mai cho hay.
Hôm 1/2, nhà báo tự do Nguyễn An Dân bình luận với BBC:
"Đảng Cộng sản Việt Nam dùng chữ "tri ân", vậy lễ này tri ân những người nằm xuống vì cái gì? Vì họ chiến đấu cho đảng? Hay vì họ nội chiến với chính đồng bào của mình?"
"Nếu Đảng làm lễ tri ân Mậu Thân thì sẽ luôn có một bộ phận nhân dân nhớ về trận tái chiếm Quảng Trị 1972."
"Ngay cả nếu Việt Nam Cộng Hòa là "bên thắng cuộc", tôi cũng sẽ phản đối nếu họ làm lễ chiến thắng Mậu Thân," ông An Dân nói.
Bình phẩm trên Facebook, nhà văn Nguyễn Viện ở TPHCM nói: "Bao nhiêu máu, nước mắt, đau khổ và sự mất mát của nhân dân 2 miền... nhưng dường như chính trị vẫn đi con đường riêng của nó. Bất nhẫn."
1
'Đúc kết' của Đảng
Sự kiện mà Việt Nam gọi là "Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân" diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh hôm 31/1, với chủ đề "Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968" có sự tham dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cả các cựu lãnh đạo như ông Nguyễn Tấn Dũng.
Báo Việt Nam dẫn lời phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tại buổi lễ:
"Nửa thế kỷ đã qua là khoảng thời gian đủ dài để chiêm nghiệm, đúc kết về cuộc tổng tiến công."
"Đó mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập tự do," ông Nhân nói.
Bài diễn văn cũng đề cập hiện tại, kêu gọi "phải tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh".
Ông Nguyễn Thiện Nhân nói cần "đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí để khẳng định uy tín của Đảng, khôi phục và củng cố niềm tin trước Nhân dân".
Hiện đến nay vẫn có các con số chưa thống nhất với nhau từ các bên tham gia cuộc chiến đưa ra nhưng trong một bản tin đánh đi từ Sài Gòn ngày 21/02/1968, phóng viên Peter Arnett của AP nêu ra con số 140 nghìn người bị giết chỉ sau 10 ngày chiến sự.
Phóng viên Arnett viết "con số chính thức, cho thấy vụ đổ máu này phải thuộc tầm tàn sát lớn nhất trong lịch sử vốn đã đau thương 4000 năm của Việt Nam




Friday, February 2, 2018

"Nhà nước vô lương tri khi tổ chức mừng chiến thắng 50 năm biến cố Mậu Thân"

"Nhà nước vô lương tri khi tổ chức mừng chiến thắng 50 năm biến cố Mậu Thân"
Hòa Ái, phóng viên RFA
2018-02-02
Đám tang tập thể hàng trăm nạn nhân bị thảm sát tại Khe Đá Mài ở nghĩa trang Ba Tầng, Huế.
https://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.png Courtesy: Linh mục Phan Văn Lợi cung cấp.

Cư dân mạng tại Việt Nam bày tỏ sự bức xúc trước thông tin về Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, được Nhà nước tổ chức một cách long trọng, cũng như phản đối truyền thông nhà nước tiếp tục tuyên truyền sai sự thật về biến cố lịch sử này.
Mừng chiến thắng trên xác đồng bào
Truyền thông trong nước đồng loạt đăng tin về lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, với chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”, diễn ra vào sáng ngày 31 tháng Giêng tại Hội trường Thống nhất, ở thành phố Hồ Chí Minh.
Buổi lễ này được tổ chức cấp quốc gia, có sự tham dự đầy đủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác. Thông điệp chính của buổi lễ được Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 là một đỉnh cao chói lọi, là đường lối đúng đắn của Đảng, mãi mãi là minh chứng sinh động của tư duy và nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Văn Tàu (tự Tư Cang), người đã có mặt trong cuộc tấn công vào Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 phát biểu rằng đây là thắng lợi mang tính chiến lược của chiến tranh Việt Nam, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Paris.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, cộng đồng cư dân mạng tại Việt Nam dậy lên một làn sóng phẫn nộ trước các hoạt động tổ chức rầm rộ kỷ niệm mừng chiến thắng 50 năm biến cố Mậu Thân của chính quyền. Nhiều người lên tiếng phản đối Nhà nước Việt Nam ăn mừng trên cái chết của hàng ngàn thường dân vô tội bị sát hại trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định nói với RFA rằng thật là đáng tiếc khi Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm như thế sau 50 năm vì điều đó thể hiện một hệ thống vô lương tri từ xưa đến giờ không thay đổi:
“Tôi thấy thật sự là vô lương tâm và không thể hiện lương tri của con người bình thường, cho thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả. Bởi vì dù cho biện minh dưới bất kỳ gốc độ nào, thì lẽ ra họ cũng nên thấy rằng việc tổn thất nhân mạng rất là lớn trong một trận đánh như vậy. Tất nhiên là họ không bao giờ nhận lỗi về phía mình, nhưng lẽ ra họ cũng nên tổ chức một buổi lễ nào đó, gọi là cầu siêu cho các oan hồn bị chết một cách rất là đau xót trong bối cảnh chiến tranh.”
Bác sĩ Võ Xuân Sơn, qua mạng xã hội Facebook nêu lên quan điểm cá nhân của ông rằng Nhà nước Việt Nam gọi cuộc tấn công Mậu Thân là thắng thì đó là một sự gượng ép; vì con số thương vong do chiến dịch Mậu Thân có được dự kiến trước hay không, bao nhiêu cơ sở trong nội thành bị lộ, bao nhiêu chiến sĩ vào Sài Gòn rồi mà không rút ra được, việc đánh vào thành phố và bị đánh bật trở lại có nằm trong kế hoạch hay không? Bác sĩ Võ Xuân Sơn lập luận rằng nếu các yếu tố vừa nêu đã được tính toán thận trọng trước khi tiến hành cuộc tổng tấn công, thì tại sao phải chọn cách chấp nhận hy sinh nhiều như vậy? Còn nếu không, thì làm sao gọi đó là chiến thắng?
Tiếp tục tuyên truyền sai sự thật
Những thắc mắc của Bác sĩ Võ Xuân Sơn và cũng là của một số đông cư dân mạng phần nào được Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam giải đáp.
Trước luồng dư luận về Hà Nội vẫn đánh dù lực lượng hy sinh quá nhiều và đã thất bại khi muốn giải phóng miền Nam trong chiến dịch Xuân Mậu Thân, Đại tướng Phạm Văn Trà giải thích với báo giới quốc nội rằng đó là cách nhìn phiến diện, không hiểu đúng về ý nghĩa của chiến dịch Xuân Mậu Thân.
Báo mạng Dân Việt, vào ngày 31 tháng Giêng dẫn lời của Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương ở Ba Đình lúc bấy giờ đều xác định không phải đánh để giải phóng miền Nam Việt Nam ngay lập tức, bởi vì không thể địch nổi lại 50 vạn binh lính Mỹ và 1 triệu quân của Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, Tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh mục đích của chiến dịch tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán , mà ông nói là “Mỹ không muốn ngồi thì cũng phải ngồi”. Do đó, những người lãnh đạo và cấp chỉ huy của chiến dịch Mậu Thân đã không phổ biến đến chủ đích cho cấp dưới, mà chỉ ra lệnh bộ đội và du kích ở miền Nam dốc hết sức để đánh một trận quyết định như trận đánh cuối cùng, nhằm để họ hăng hái và quyết tâm khi xung trận.
Thế nhưng, trên các trang mạng xã hội, một số tài liệu được cư dân mạng lan truyền trong những ngày qua, cho thấy những gì nguyên Bộ trưởng Quốc Phòng-Tướng Phạm Văn Trà nói có điều vô lý. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo, từ Nha Trang vào tối mùng 1 tháng Hai nói với RFA:
 “Những thông tin tôi nắm được cách đây mấy chục năm đến giờ thì Hà Nội khi quyết định mở chiến dịch Mậu Thân là với quyết tâm giải phóng toàn bộ miền Nam, hoàn thành gọi là ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ’ và chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn. Nhưng mà họ đã không lường được cái sức và phương pháp có nhiều cái sai, ngay trong ban lãnh đạo của Hà Nội thì không phải ai cũng thống nhất phương án này.”
Không chỉ phản đối thông tin về mục đích cuộc tấn công Mậu Thân của Hà Nội mà Đại tướng Phạm Văn Trà cung cấp sau 50 năm, cư dân mạng còn chú ý đến chi tiết ông Đại tướng Trà kể lại lữ đoàn của ông dù đã hy sinh nhiều trong những trận quyết liệt, kéo dài 3 ngày từ ngày 15-18/02/1968 ở Cần Thơ, nhưng đã tập kích tiêu diệt được 1 đại đội lính Mỹ, thu 60 súng ER 15 mới tinh và một số trang thiết bị.
Cư dân mạng Hanh Nguyen, khẳng định thông tin này là không chính xác. Ông Hanh Nguyen cho RFA biết trong thời điểm biến cố Mậu Thân xảy ra, ông đang làm công việc dịch thuật cho văn phòng Phái bộ Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ-MACV (Military Advisory Command in Vietnam) và nơi đây chuyển dịch tất cả báo cáo, tài liệu quân sự trước khi phổ biến ra các cơ quan lẫn truyền thông. Ông Hanh Nguyen cho biết thêm ông và các đồng nghiệp vào thời điểm đó được giao phụ trách chuyển dịch tin tức quân sự liên quan hai vùng chiến thuật 3 và 4, trong đó có Cần Thơ:
“Phải thú thật rằng thông tin mà ông Tướng Trà mới vừa đăng trên báo chính thống nhà nước thì tôi chưa hề thấy và cũng chưa hề nghe, nên với tôi độ tin cẩn cho bản tin này rất là thấp.”
Ông Hanh Nguyen còn nhấn mạnh không rõ Đại tướng Phạm Văn Trà nói nhầm hay nhà báo viết sai vì Hoa Kỳ không có loại súng ER, mà chỉ có loại AR mà thôi.
Nhà nước phải làm gì?
Chúng tôi liên lạc với cựu Tổng Biên tập RFA, Ký giả Dan Southerland, người có mặt ở Sài Gòn và một số địa điểm ở miền Tây Nam Bộ trong biến cố Mậu Thân và được xác nhận thông tin vừa nêu rất lạ đối với ông. Ký giả Dan Southerland càng thấy lạ lẫm hơn vì đã 50 năm trôi qua thì không phải là thời điểm để khoe khoang chiến tích, mà điều Chính phủ Hà Nội cần làm là hàn gắn vết thương chiến tranh cùng hòa giải dân tộc.
Chúng tôi cũng ghi nhận không ít các cư dân mạng thuộc thế hệ 8X và 9X còn so sánh sự đối nghịch giữa các tin tức từ truyền thông nhà nước về sự kiện kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân với bản tin của Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) phát hành vào ngày 31/01/1968, ghi rõ người phát ngôn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và người phát ngôn Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam tố cáo “Mỹ và tai sai trắng trợn phá hoại ngày tết của nhân dân ta”. Những cư dân mạng trẻ tuổi đối chiếu các bản tin  suốt 50 năm qua và đặt câu hỏi vì sao Nhà nước Việt Nam không nói đúng sự thật với những gì xảy ra trong lịch sử. Từ những thắc mắc không được giải đáp như thế, nhiều bạn trẻ đã tìm kiếm thông tin liên quan đến biến cố Mậu Thân và họ cũng bày tỏ nỗi thất vọng đối với Nhà nước trong dịp tròn 50 năm của biến cố này. Một cư dân mạng thế hệ 8X, ở Hà Nội chia sẻ với RFA:
 “Em có chơi với một số những người bạn ở trong Huế. Họ có những người thân là nạn nhân trong các cuộc thảm sát đó. Và cứ đến gần Tết là họ rất là buồn. Tết ở Huế không bao giờ vui cả. Chỉ là hào nhoáng bên ngoài thôi, chứ bên trong rất là buồn. Những gia đình có người thân bị bắt bớ, bị thủ tiêu, bị giết hại trong thảm sát Mậu Thân không hề biết họ chết ngày nào, chỉ biết là mất tích thôi. Sau này có người tìm được xác, có người không. Thường thì người ta làm cái lễ giỗ chung, cứ đến Tết là giỗ, cứ hay gọi giống như là quốc tang vậy. Chính quyền vinh danh và ăn mừng chiến thắng Mậu Thân thì quá là bất nhẫn. Điều đó là điều không thể nào chấp nhận được.”
Trong khi các cư dân mạng là những nhân chứng lịch sử mong muốn Chính phủ thừa nhận lỗi lầm cũng như cần có những việc làm để phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát thân nhân của hàng ngàn gia đình người dân Việt trong biến cố Mậu Thân, thì những cư dân mạng trẻ tuổi yêu cầu Nhà nước minh bạch hóa thông tin về biến cố lịch sử quan trọng này. Một vài bạn trẻ chia sẻ với RFA rằng nếu Nhà nước cố tình bưng bít và không tôn trọng lịch sử thì họ không khó để tìm hiểu và tiếp cận thông tin trong thời đại công nghiệp 4.0, nhưng đối với họ Nhà nước Việt Nam không xứng đáng là một nhà nước “của dân-do dân-vì dân”.


Đồng Bitcoin tiếp tục rớt giá thêm 30%

Đồng Bitcoin tiếp tục rớt giá thêm 30%
Đồng Bitcoin đã rớt giá 30% trong tuần này, trở thành tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 04/2013.
Trong phiên giao dịch thứ Sáu, Bitcoin tụt xuống dưới mức 7.910 USD tại sàn giao dịch Bitstamp ở Luxembourg, giảm 12% so với ngày hôm trước.
Mặc dù giảm mạnh so với mức 19 nghìn USD hồi tháng 11/2017, Bitcoin vẫn ở trên mức 1000 USD tại thời điểm bắt đầu giao dịch năm ngoái.
Sự rớt giá này cùng với một số sự kiện gần đây làm lung lay niềm tin của giới đầu tư vào tiền ảo.
Hôm thứ Sáu, cơ quan tài chính Nhật Bản đã kiểm tra bất ngờ sàn giao dịch tiền số Coincheck, sau sự cố bảo mật tuần trước.
Cơ quan yêu cầu Coincheck phải khắc phục các lỗ hỗng trong mạng máy tính sau khi bị ăn cắp 530 triệu USD tiền ảo hồi tuần trước.
Trong tuần, chính phủ Ấn Độ tuyên bố cấm tất cả giao dịch tiền ảo và Facebook cũng sẽ chặn quảng cáo tiền ảo.
Sự lo ngại của các quốc gia
Các quốc gia khác cũng bày tỏ mối quan ngại đối với đồng tiền này.
Trung Quốc và Hàn Quốc đã cấm phát hành và ngừng hoàn toàn hoạt động giao dịch tiền ảo.
Cơ quan Quản lý Tài chính Anh cảnh báo giới đầu tư hồi tháng 9 rằng họ có thể mất tất cả nếu mua tiền mã hóa của các công ty kinh doanh dựa trên tiền ảo phát hành (ICO).
Bitcoin được tạo ra từ một quá trình phức tạp gọi là "đào coin", sau đó được giám sát bởi một mạng máy tính toàn cầu.
Tuy nhiên, giống như các tiền tệ khác, giá trị của Bitcoin được xác định dựa trên số lượng tiền giao dịch trong mạng lưới này.
Năm ngoái, hai sàn giao dịch hàng đầu thế giới, CBOE và Chicago Mercantile Exchange, đều đã cho phép Bitcoin được giao dịch trong tương lai.



Chị Thủy Thiên Nga

Ch Thy Thiên Nga

NHƯ NGà
(Viết theo lời kể của Chị Nguyễn Thanh Thuỷ K1/BTV, cựu Thiếu Tá, Biệt Đội Trưỏng Thiên Nga/Bài đã đăng trong Đặc San Phượng Hoàng Xuân Đinh Dậu 2017)
Đã lâu rồi, người ta hay gọi tôi là “Thủy Thiên Nga” để phân biệt tôi với những người có cái tên Thủy giống như tôi. Sở dĩ mọi người gọi tôi là Thủy Thiên Nga vì có thời tôi là người chỉ huy đội tình báo nữ mang tên Thiên Nga của ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Cái chức vụ này đã cho tôi nhiều kỷ niệm vui buồn, nhưng đồng thời cũng làm cho tôi chịu nhiều khổ luỵ với 13 năm tù cộng sản sau tháng Tư 1975.
Nếu tôi nhớ không lầm thì Thủy Thiên Nga là cái tên đã bị báo chí Việt Cộng gán ghép cho tôi trước nhất. Khoảng năm 1988, lúc tôi mới được ra khỏi tù ít lâu, để mưu sinh, tôi có mở một cái quán cóc bán cà phê trên vỉa hè đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), Quận 3 Sàigòn. Khách của tôi phần lớn là các anh chị cựu tù “cải tạo” đến để ủng hộ tôi đồng thời cũng là để có dịp gặp nhau hàn huyên tâm sự, ôn lại chuyện tù, đồng thời bàn tán chuyện thời sự linh tinh. Do đó, cái quán cóc của tôi chẳng bao lâu đã trở thành giống như một cái câu lạc bộ mini cho các anh em bạn tù gặp gỡ. Ngồi uống cà phê, chúng tôi nhắc lại những kỷ niệm trong tù, điểm danh những bạn bè xem ai còn ai mất mà ngậm ngùi nhớ đến những người bạn đã vĩnh viễn ra đi, hay vui cho những người đã vượt thoát đến được bến bờ tự do. Chúng tôi cũng bàn tán về những tin tức thời sự hàng ngày, nhất là những tin tức có liên quan đến đám cựu tù chúng tôi như chương trình H.O. đang được bàn tán xôn xao lúc đó. Nhưng cái quán của tôi cũng chẳng được yên thân, nó cứ bị công an phường đến làm khó dễ xua đuổi hoài viện cớ choán lề đường làm tôi cứ phải thường xuyên di tản từ chỗ này qua chỗ khác. Tuy nhiên, riết rồi chúng cũng làm ngơ vì thấy cái quán của tôi cũng nghèo nàn chẳng có gì đáng giá ngoài mấy cái ly tách cà phê kiểu dã chiến. Nhờ vậy, các bạn tù của tôi vẫn có chỗ tìm tới để tiếp tục ngồi tán gẫu. Có lần, một bạn tù đã mang đến quán cho tôi xem một bài báo trên tờ Công An TP.HCM của Việt cộng (VC), số Xuân Mậu Thìn 1988. Bài báo có tựa đề “Thủy Thiên Nga” của một tác giả tên Nam Phương. Nam Phương là một trong nhiều bút hiệu mới của tên ký giả nằm vùng Huỳnh Bá Thành tức họa sĩ Ớt ở Sàigòn trước 1975.


Quán Cà phê Thiên Nga vỉa hè Sàigòn 1988 (Hình do Chị Thủy TN cung cấp)
Sau ngày 30/4/1975, hầu hết bọn Việt cộng nằm vùng đều đã xuất đầu lộ diện không cần dấu diếm. Một trong số những tên đó là Huỳnh Bá Thành, người đã nhiều năm hoạt động nằm vùng len lỏi trong giới báo chí tại Sàigòn. Y tên thật là Huỳnh Thanh Tâm chuyên vẽ hí hoạ ký tên Hoạ Sĩ Ớt trên nhật báo Điện Tín của chủ nhiệm Hồng Sơn Đông. Sau Tháng Tư 1975, Huỳnh Bá Thành đã lộ nguyên hình là một Trung tá công an VC, một hung thần đối với giới ký giả, văn nghệ sĩ Sài Gòn cũ trong vụ án mà chúng gọi là vụ án “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút”. Gần một chục nhà văn, nhà báo trong đó có Hoàng Hải Thuỷ, Doãn Quốc Sỹ, Dương Hùng Cường (tức Dê Húc Càn), Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Dương Nghiễm Mậu,.… đều đã bị bắt rồi bị đưa ra toà xét xử với những bản án rất nặng nề chỉ vì họ là những người cầm bút chống cộng dưới chế độ cũ VNCH. Ngoài ra, y còn nổi tiếng với “Vụ án Hồ Con Rùa” và “Vụ án thập nhị Tăng Ni Già Lam”. Vụ án Hồ Con Rùa là vụ nhóm kháng chiến Phục Quốc đặt chất nổ ở Công Trường Quốc Tế trên đường Duy Tân, gần trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn; còn vụ án Tăng Ni Già Lam là vụ một số Tăng Ni thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở chùa Già Lam tranh đấu đòi tự do tôn giáo.
Khoảng giữa thập niên 1980, Huỳnh Bá Thành, khi đó đã là Đại Tá, được cử làm Tổng Biên Tập tờ tuần báo Công An Thành Hồ rất ăn khách. Nhưng con đường công danh mà y được hưởng của VC chưa bao lâu thì đang sống bỗng chuyển qua… từ trần ngày 25/1/1993 một cách đột ngột đầy nghi vấn. Nghe nói vì y có người em ruột vượt biên qua Mỹ nên đã bị thất sủng và bị đầu độc cho chết khi vừa từ Pháp trở về sau một chuyến công tác tại đây(?).
Một bài báo khác của Việt cộng đề cập đến tôi nữa là loạt bài “Thiên Nga Gẫy Cánh” của tác giả Thành Tín trên báo Quân Đội Nhân Dân. Sau này tôi mới biết, Thành Tín là bút hiệu của Bùi Tín khi đó đang là Phó Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân của VC, nay đã đào tị xin tỵ nạn tại Pháp từ đầu thập niên 1990. Cũng giống như bài “Thủy Thiên Nga”, bài báo “Thiên Nga Gẫy Cánh” cốt ý làm nhục, bêu riếu tôi bằng cách mô tả những công việc lao động khổ sai mà VC đã hành hạ tôi trong tù hàng ngày; không những vậy bài báo còn xuyên tạc những việc làm của Biệt Đội Thiên Nga là tay sai của Đế Quốc Mỹ, là cánh tay nối dài của CIA. Chúng kể công, mặc dù tôi đã đánh phá “Cách Mạng” và có nhiều nợ máu với nhân dân nhưng chúng vẫn khoan hồng tha cho tôi tội chết.
Ngoài hai bài báo nói trên, báo chí VC thỉnh thoảng vẫn còn nhắc đến cái tên “Thủy Thiên Nga” nhiều lần nữa trên các báo chí của chúng; tất cả cũng không ngoài mục đích bôi nhọ việc làm của Biệt Đội Thiên Nga mà tôi là người chỉ huy biệt đội này.
Có lẽ cũng vì những bài báo đó mà tôi đã trở thành bất đắc dĩ “nổi tiếng”. Cho nên, từ khi được định cư ở hải ngoại, một vài báo chí Việt Mỹ cũng đã tìm gặp tôi để tìm hiểu, nhưng dĩ nhiên họ tìm hiểu để cảm thông với những việc làm của tôi, của  tình báo Thiên Nga nhiều hơn, không như báo chí của VC. Do đó, trước kia, chỉ  có một số ít anh chị em trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia biết tôi là người chỉ huy Biệt Đội Thiên Nga, nhưng nay thì hầu như mọi người trong và ngoài ngành đều đã biết.
Mặc dù bị báo chí VC hạ nhục và bôi bẩn nhưng tôi vẫn hãnh diện về những việc làm của Thiên Nga. Qua những năm tháng làm việc dưới cái tên đẹp đẽ dễ thương này, tôi nghĩ tôi đã cống hiến, đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc giữ gìn an ninh trong công cuộc bảo quốc an dân của ngành CSQG mà tôi đã dấn thân phục vụ.
Vào đầu thập niên 1990, tôi được định cư ở Mỹ theo diện H.O. Sau ba năm đi làm công cho một nhà hàng ở vùng Little Saigon, năm 1995, tôi đã cố gắng dành dụm được một ít tiền đủ để mở một cái quán nho nhỏ. Vốn là người có biết chút căn bản về nấu nướng và làm bánh học được từ khi còn ở Sài Gòn, tôi đã mở một gian hàng bán thực phẩm “food to go” lấy tên là “Thiên Nga Deli” ở ngay trong Little Saigon. Cái tên Thiên Nga Deli không chỉ là cái cửa hàng cho tôi mưu sinh mà còn là cái tên để cho tôi gợi nhớ về một thời tôi từng gắn bó với những hoạt động của Thiên Nga. Một vài người bạn gặp tôi đã hỏi, bộ tôi không sợ sao lại đặt tên quán là “Thiên Nga” như vậy. Họ lưu ý tôi, coi chừng bọn VC nằm vùng ở hải ngoại này nhiều lắm, một người “nổi tiếng” như tôi từng có nhiều ân oán với chúng cần phải đề cao cảnh giác. Dĩ nhiên tôi luôn phải đề cao cảnh giác, nhưng tôi không sợ vì dù có lấy tên gì thì chúng cũng đã biết rõ tôi là ai rồi, chẳng trốn đi đâu được.


Quán Thiên Nga Deli ở Little Saigon (CA)
Gian hàng của tôi rất nhỏ ở trong thành phố Fountain Valley, ngay sát Little Saigon. Nói là tôi làm chủ là nói cho oai vậy thôi chứ tôi vừa là chủ vừa kiêm đủ thứ. Nào là, vừa là người đứng bán hàng, vừa là đầu bếp, kiêm tạp dịch,v.v… Còn ông xã tôi là người phụ bán hàng và dọn dẹp, giao hàng. Hàng ngày, tôi phải dậy sớm cùng ông xã đi chợ mua các thứ về để chuẩn bị thực đơn bán hàng cho một ngày. Mặc dù phải tất bật từ sáng sớm cho đến chiều tối nhưng tôi rất vui vì được tự mình làm chủ và phục vụ khách hàng. Cái quán Thiên Nga Deli này đã trở thành niềm vui và điểm tựa tài chánh cho cả gia đình. Nó tuy không giúp cho tôi làm giàu nhưng ít ra, tôi có thể hãnh diện, nó đã giúp cho chúng tôi có thể tự lực cánh sinh bằng chính công sức của mình.
Cũng giống như thời gian làm cô hàng bán cà phê ở vỉa hè Sàigòn, cửa hàng “Thiên Nga Deli” của tôi ở Little Saigon cũng được bạn bè truyền tai nhau nên mọi người đã đến ủng hộ cho tôi khá nhiều. Phần lớn họ là những anh chị em cựu tù “cải tạo” đến Mỹ định cư theo diện H.O. như tôi. Tôi rất cảm kích tấm lòng của họ. Họ đến cửa hàng của tôi không hẳn vì những thức ăn của tôi ngon rẻ mà chỉ vì họ muốn thể hiện mối thân tình huynh đệ chi binh giữa những người từng cùng chiến tuyến, cùng cảnh ngộ. Gặp lại nhau nơi xứ người, chúng tôi lại có dịp ôn lại chuyện xưa, chuyện nay, chia sẻ những khó khăn khi hội nhập trên đất khách. Hầu hết chúng tôi khi đến Mỹ đều đã lớn tuổi, lại thêm ngôn ngữ bất đồng, tiếng Anh không giỏi, nên thật khó để hoà nhập vào cuộc sống mới; nhưng mọi người đều vui vì từ nay được hít thở không khí tự do, không còn lo bị bọn công an VC hạnh hoẹ làm khó dễ. Nói thì nói thế nhưng cá nhân tôi, nhiều khi trong giấc ngủ chập chờn thỉnh thoảng vẫn có những cơn ác mộng ám ảnh bởi những sự hành hạ, khổ ải mà tôi từng bị bọn VC khủng bố trong tù. Chúng tôi nay như được hồi sinh, vui mừng vì tương lai con cái có cơ hội được vươn lên. Ngay cả hai trong ba người con của tôi, là con gái, mặc dù bị khuyết tật nhưng chúng vẫn được đi học, được hướng dẫn vừa học nghề vừa đi làm, thỉnh thoảng chúng còn ra tiệm phụ giúp cho tôi làm bếp, bán hàng. Đó là những ngày tháng đã mang lại cho tôi những hạnh phúc không thể tả.
Khi thấy những đứa con tật bệnh của tôi được đi học, đi làm, tôi đã mừng và thầm cám ơn nước Mỹ. Chính sách của họ dành cho những con người kém may mắn bị khuyết tật như các con của tôi thật là cao cả, nhân đạo và nhân bản. Nếu chúng còn ở Việt Nam có lẽ chúng đã bị gạt ra bên lề xã hội. Chúng không chỉ bị kỳ thị vì có cha mẹ là người của chế độ VNCH cũ mà còn bị bỏ rơi vì những khuyết tật của chúng.
Nhưng niềm vui và hạnh phúc ấy đến với tôi không kéo dài được lâu. Đầu năm 2001, đứa con gái lớn đầu lòng của chúng tôi kém may mắn vì bị khuyết tật đã chẳng may qua đời vì bị một bệnh hiểm nghèo không vượt qua được. Cái chết của con gái tôi là một mất mát lớn không gì bù đắp. Cả hai vợ chồng tôi đều suy sụp tinh thần không còn thiết tha đến việc kinh doanh. Nỗi buồn chưa vơi thì họa vô đơn chí đến lượt tôi cũng bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Sau cái chết của con gái chưa được bao lâu, trong một lần đi khám bệnh, bác sĩ đã phát hiện ra tôi bị ung thư cổ tử cung. Tin nghe như sét đánh ngang tai. Đây cũng là lý do khiến tôi phải dẹp tiệm Thiên Nga Deli để lo chữa bệnh, một căn bệnh mà tỷ lệ tử vong khá cao, nhất là trong giới phụ nữ Việt. Lúc đầu, tôi cứ tưởng bệnh của tôi chưa trầm trọng đến nỗi phải giải phẫu, nhưng sau nhiều lần xạ trị trong hơn một năm mà bệnh không thuyên giảm mà còn có vẻ nặng hơn, nên cuối cùng, bác sĩ đã đề nghị tôi phải giải phẫu, cắt bỏ toàn bộ tử cung. Dĩ nhiên, để sống sót tôi không còn chọn lựa nào khác. May mắn, cuộc giải phẫu đã diễn ra tốt đẹp. Sau đó, các thử nghiệm hậu phẫu đã có kết quả rất tốt, ung thư đã không lây lan nên tôi không phải xạ trị như phần lớn những bệnh nhân ung thư khác sau khi mổ. Đến nay đã 15 năm, mỗi năm tôi đều phải tái khám lại nhưng may mắn chưa có dấu hiệu bệnh tái phát.
Sau khi chữa lành bệnh ung thư, tôi bị rơi vào bệnh trầm cảm khi đứa con gái út còn lại của tôi cũng bị bệnh phải giải phẫu. Nỗi lo sợ lại bị mất con một lần nữa khiến cho tôi hoảng sợ, Nhưng may mắn thay, lần này cả mẹ và con, bệnh đều được chữa lành.
Sau những bất hạnh dồn dập đến cho tôi và gia đình, tôi đã chính thức ngưng hẳn việc điều hành Thiên Nga Deli để dành thời giờ chăm sóc cho gia đình riêng nhiều hơn. Tuy nhiên, vì vốn là người năng động, tôi không muốn suốt ngày cứ quanh quẩn ở trong nhà nên tôi đã tình nguyện tham gia vào những công tác xã hội, thiện nguyện. Từ nhiều năm nay, tôi là một thiện nguyện viên công tác trong Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa hiện do cựu Nữ Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn làm Hội trưởng. Nhiệm vụ của tôi là tiếp nhận và xác minh hồ sơ của các quả phụ VNCH gởi tới Hội xin giúp đỡ. Có nhiều người thắc mắc nghĩ rằng, đã hơn 40 năm qua rồi những người phụ nữ góa bụa ấy mấy ai còn là quả phụ. Điều ấy đúng, nhưng cũng không đúng vì không thiếu những người phụ nữ đã ở vậy thờ chồng nuôi con. Là người từng trải qua những đau thương, tôi hiểu những nỗi bất hạnh và bi thương của họ. Họ là những người vợ lính VNCH trung trinh đáng được tuyên dương; họ nay còn ở trong nước đang phải gánh chịu những thiệt thòi, đày đọa và bất công. Việc làm của tôi chỉ là góp một bàn tay cùng các anh chị khác trong và ngoài Hội để an ủi một phần nào những người vợ của những người đã một thời từng là chiến hữu của tôi.
Đã hơn 40 năm rồi, những cánh chim Thiên Nga đã không còn tung cánh như ngày nào, nhưng không phải vì vậy mà chúng gẫy cánh. Những cánh chim Thiên Nga chúng tôi ngày nay đã bay tản mác khắp bốn phương trời. Ngoài những công việc nội trợ hàng ngày như bao phụ nữ khác, hầu hết chúng tôi đều tham gia vào những sinh hoạt ngoài xã hội hay trong những hội đoàn – trong đó có những hội CSQG – tại địa phương. Ngày xưa, những thiên nga chúng tôi phải bí mật xâm nhập vào các tổ chức của địch để thu thập những tin tức tình báo; nhưng ngày nay, chúng tôi công khai tham gia những sinh hoạt cộng đồng với lòng ước mong, qua sự  góp sức của mình, sẽ làm cho cộng đồng ngày một vững mạnh và thăng tiến. Tuy nhiên, mặc dù chúng tôi không còn thực hiện những công tác tình báo nhưng cái nghiệp dĩ năm xưa vẫn luôn đeo bám chúng tôi. Nó đã nhắc nhở chúng tôi luôn luôn phải đề cao cảnh giác, và dưới con mắt nghiệp vụ, chúng tôi biết rằng, kẻ thù đang dấu mặt ở quanh đây và chúng đang tìm cách len lỏi trong cộng đồng để tìm cách gây phân hóa, xáo trộn. Để vượt qua được nó, điều mong ước của tôi là, chúng ta phải có một cộng đồng đoàn kết, thống nhất và vững mạnh ở hải ngoại. Mong lắm thay !!!
NHƯ NGÃ.