Thursday, February 1, 2018

50 năm sau sự kiện Mậu Thân, bức ảnh của Eddie Adams lại được nhắc lại như một sự ăn năn-Tuấn Khanh

50 năm sau sự kiện Mậu Thân, bức ảnh của Eddie Adams lại được nhắc lại như một sự ăn năn
Tuấn Khanh
2018-01-31
https://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.png AP
Hãng ABC không quên nhắc đến bức ảnh của phóng viên Eddie Adams, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đột kích tàn khốc Mậu Thân của quân đội miền Bắc Việt Nam.
Có một cuộc chiến khác bùng nổ sau khi nhà báo Eddie Adams, đang làm việc cho hãng AP, bấm máy. Bức ảnh cho thấy tướng Nguyễn Ngọc Loan đang kề súng vào đầu của một tù binh cộng sản và bóp cò. Lúc đó là ngày đầu tháng Hai, năm 1968. Người Mỹ thì chưa bao giờ nhìn thấy sự tàn khốc của chiến tranh gần đến mức như vậy. Phe chống chiến tranh ở Hoa Kỳ thì coi đó là bằng chứng của việc nước Mỹ đang về phe của “kẻ ác”. Bức ảnh đã làm nên tên tuổi của Eddie Adams bằng giải Pulitzer danh giá, nhưng đồng thời nó cũng là điều ám ảnh ông ta suốt về sau.
Về sau, chính Eddie Adams đã phân trần rằng ông không có cơ hội để giải thích tại sao tướng Loan phải làm như vậy. “Bức ảnh đã không nói hết câu chuyện, nó không giải thích là tại sao lại có chuyện đó”, Eddie Adams đã nói như vậy, sau nhiều năm.
Sự rầm rộ của truyền thông phương Tây mới thật sự là kết quả của cuộc chiến. Mặc dù phe quân đội cộng sản miền Bắc đã thất bại và tháo chạy, nhưng mặt trận thông tin phương Tây chống miền Nam VNCH đã chiến thắng. Ngay lúc đó, tờ Times đã bình chọn bức ảnh của Eddie Adams là một trong 100 bức ảnh gây ảnh hưởng nhất của thời đại.
Vào ngày thứ hai của cuộc chiến Tết Mậu Thân. Lực lượng Bắc Việt và quân du kích Việt Cộng đã tấn công các thị trấn và thành phố của miền Nam, bao gồm cả thủ đô, Sài Gòn, bất ngờ xé bỏ một hiệp ước tạm đình chiến vài ngày, vừa ký kết.
Cùng với một người phóng viên Việt Nam đang làm cho hãng NBC là ông Vo Suu, phóng viên Adams đã nhìn thấy cảnh tượng đó và ghi hình đúng lúc.
Sau này, Eddie Adams nhớ lại hình ảnh của tướng Loan, nói xong và bỏ đi “Họ đã giết nhiều người của tôi và cả người của anh”. Đó là một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào năm 1998 cho chương trình phỏng vấn về lịch sử của hãng AP.
Nhưng vào thời điểm trước đó thì đã muộn. Bức ảnh được tung ra và hoàn toàn là một cú sốc trên mọi mặt báo, truyền hình. Cuộc chiến Mậu Thân mặc dù chứng minh sự thất bại hoàn toàn của phe cộng sản nhưng lại là mồi lửa cho phía những người bi quan và thiên tả, và là lợi thế của miền Bắc cho đến khi họ thắng cuộc năm 1975.
Đó cũng là lúc mà Eddie Adams cảm thấy rằng tướng Loan đã bị làm nhục một cách không công bằng bởi đám đông công chúng – những người không được nhìn thấy sự thật đằng sau bức ảnh: Bảy Lốp, nhân vật bị hành quyết, đã tham gia sát hại cả gia đình người giúp việc của tướng Loan trước đó.
Adams nói: “Tôi không nói những gì ông ấy làm là đúng, nhưng ông ấy đã chiến đấu trong một cuộc chiến, và ông phải chống kẻ xấu. Đã có 2 con người bị hủy diệt ngày hôm đó – Lốp và Loan – tôi thì không muốn hủy hoại cuộc đời của ai. Đó không phải là việc của tôi”.
Ông Adams nói như vậy, vì bởi ông biết người lính đối diện với cuộc chiến phải như thế nào. Eddie Adam từng là cựu phóng viên thủy quân lục chiến Mỹ ở chiến trường Đại Hàn, và sau đó tham gia vào ngành phóng viên dân sự ở hãng AP, năm 1962
Tướng Loan qua đời năm 1998 tại Virginia, ông làm chủ một nhà hàng và sinh sống ở đó. Còn người vợ của ông Bảy Lốp nói với AP, vào năm 2000, rằng bà tin bức ảnh đó đã khiến người dân nước Mỹ chống lại cuộc chiến.
Eddie Adams mất năm 2004. Niềm tự hào nghề nghiệp mà ông có thể giới thiệu với mọi người là những bức ảnh năm 1977, về những người Việt đào thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Những bức ảnh này của ông đã giúp thuyết phục Hoa Kỳ nhận hơn 200.000 người Việt đến tị nạn. Một trong những bức ảnh về đề tài đó cũng nằm trong danh sách 100 bức ảnh gây ảnh hưởng nhất, do Time bình chọn.


No comments:

Post a Comment