KTS
TRẦN THANH VÂN: TÔI BIẾT GÌ VỀ TRUNG QUỐC?
KTS Trần Thanh Vân (Ảnh: N.X.D.)
(Nhà nghiên cứu phong thuỷ)
Lâu nay moị người vẫn nghĩ rằng tôi
là một Kiến trúc sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thuỷ Thăng Long, âu cũng
là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thuỷ của
kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nôị mở rộng ngày nay thì họ hay hoỉ tôi, ngoài ra
tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào
những lĩnh vực nhậy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hôị, đặc biệt
là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế.!
Cách đây vài tháng, khi xây dựng
chương mục Địa linh của Chương trình văn hoá 1000 năm Thăng Long. Một nhóm
nghiên cưú của Ban khoa giáo Đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài
liệu về Địa mạch và Hồn cốt Thăng Long. Giưã chừng câu chuyện, họ hoỉ tôi “Chị
nghiên cưú đề tài này lâu chưa?” Tôi lưỡng lự giây lát, rôì trả lời họ: “Khoảng
chừng đã 55 năm”.
- “Cái gì? 55 năm?”.
<p> </p> - “Vâng! từ ngày còn là con bé con”. Thế rồi tôi kể
cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày
tôi còn nhỏ. Vào đại học , tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến điện hoặc Tổng
hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến trúc. Sau này, tôi học
phong thuỷ cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được
đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào
tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo
đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ
những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết.
Sự thật và trải nghiệm
Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc
này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn đề Trung Quốc mà tôi sắp kể ra, đó là lý
do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu bản chất của môí quan hệ hưũ nghị Việt
Nam - Trung Hoa này. Có thể có những nhà nghiên cưú chiến lược lâu năm có cách
nhìn khác và chưa công nhận những điều tôi sắp nói, nhưng vơí trách nhiệm của
một công dân, một người con đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng
định rằng ít có ai có cơ hôị để “hiểu” Trung Quốc hơn tôi. Cho nên, dù đã có
thời gian dài tôi tránh nhắc tới những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng
thấy phải noí ra hôm nay để moị người cùng biết.
Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ
niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời moị người hay hát “Việt Nam- Trung Hoa
nuí liền nuí, sông liền sông/ Chung một Biển Đông, thắm tình hưũ nghị…” trước
đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm và rất hãi hùng liên quan đến Trung quốc.
Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất
năm 1953.
Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê
ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng
tự do thời kháng chiến và bắt đầu chiụ cảnh máy bay bắn phá. Nhưng , cuộc “bắn
phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động
trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y
giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cưú sống nhiều
người nên được dân trong vùng nể trọng goị bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có
nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông tôi ngoại không bao giờ thiếu của
ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tạ ơn cưú mạng như rổ lạc đầu mùa,
cân đỗ xanh, thúng gạo nếp , mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả
con gà sống thiến hay chục trứng tươi…Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại
tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng
trong CCRĐ ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.
Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt
lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông ngoại ra sinh sống ở Hà Nôị nhiều năm và có
cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nôị. Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã
bỏ lại hết nhà cửa và tài sản, đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận
động nhiều nữ thanh niên bỏ nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi,
nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ đội. Cặm cuị làm việc đó, mẹ tôi vưà nuôi sống
cho gia đình và bản thân, vưà đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ
bài hát “Áo mùa đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc
heo may /xào xạc rung cây lá lá bay/một mùa đông bao người đan áo…” chính là
noí về công việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội phụ nữ kháng chiến cưú
quốc.Vào những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để
đan áo, sáng kiến xe sơị bông, nhuộm sơị thành các mầu xanh, mầu nâu, mầu cỏ úa
rôì đan thành áo gưỉ ra chiến trường, đã được ca ngơị như một chiến công lớn.
Nhưng trong CCRĐ thì công cũng thành
tôị, có một người bạn thân hôì nhỏ của mẹ tôi là Bí thư chi bộ xã đã treo cổ tự
tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc dân đảng đã giết
ông bí thư đó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu
tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội cải cách bôì dưỡng để đứng lên đấu tổ mẹ tôi
hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa
vào tổ đan áo binh sĩ.
Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến
khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vôị vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt
Bắc để lánh nạn. Vưà đặt chân đến Chợ Chu - Định Hoá - Thái Nguyên thì tôi được
nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ.
Một vụ xử bắn oan nghiệt đối vơí một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay
moị người vẫn còn nhớ.
Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hôì
đó, người ta bàn tán về hoạt động của các chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta
kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho
dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do Liên khu 4 được chọn làm điển hình.
Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất
rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại chuyện cũ, moị người đều bảo nhau hãy
nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi.
Kỷ niệm thứ 2: Trời phạt
Chưa hết hoang mang về chuyện bức
hại chém giết lẫn nhau trong CCRĐ, thì chúng tôi được ném vào “Trận đồ bát
quái” của tháng hưũ nghị Việt -Trung -Xô.
Liên Xô thì ở tận đẩu tận đâu xa xôi
lắm, nhưng Trung Quốc thì ở ngay bên cạnh. Suốt ngày hễ gặp nhau ngoài đường là
dù chưa quen biết người ta cũng liền nắm tay nhau hát múa rộn ràng. Hoà Bình
lập lại, Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, thì trên đường phố Hà Nội cũng xuất
hiện rất nhiều chuyên gia Trung Quốc. Còn nhỏ xiú nhưng tôi dễ dàng nhận ra họ
vì cái áo kiểu Tôn Trung Sơn rộng thùng thình dài đến gần đầu gôí, cái quần
xanh công nhân cũng rộng thùng thình và cái mũ lưỡi trai bằng vải cũng mầu xanh
như vậy. Toà dinh thự hoành tráng của Hoàng Trọng Phu trước Vườn hoa Canh nông
và các biệt thự kế tiếp trên phố Hoàng Diệu và phố Khúc Hạo trở thành Đại sứ
quán và khu dành riêng của người Trung Quốc. Mỗi buôỉ sáng sớm họ đứng kín nửa
Vườn hoa Canh nông tập thể dục và hô “I, ơ, xan, xư” ầm vang khu phố Cột cờ.
Ngày đó gia đình tôi ở gần kề các
Đại sứ quán. Là con bé mới học đến cấp 2, tôi không thể hiểu nổi những chuyện
đã xẩy ra, nhưng tôi có thói quen ghi nhật ký. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ
được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955
nhân dân Thủ đô chào đón TW Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt
trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung
Quốc tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ
trong buôỉ chiêu đãi Đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ do chủ tịch UBND thành phố
Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu
chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị Văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong
cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên
chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị- Phủ Tây Hồ.
Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc
khăn qủàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thôỉ sáo
Phùng Tử Tồn và hai người nưã. Mộ của họ mai táng ở nghiã trang Bất Bạt huyện
Ba Vì.
Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay
rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít và vì sợ
hãi như thể tôi có liên can tới con lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết
cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người
lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây
nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó
Trung Quốc và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa
hở và một cô bé con như tôi không sao hiểu nôỉ thứ tình hưũ nghị quái gở gì mà
“người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tôị nghiệp” vừa
thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?
Mấy chục năm sau, để giải toả tâm lý
cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh ở làng Xuân
Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó có mấy câu: “Tâm con trẻ hồn nhiên
không xấu/ Dấu nhà Trời ai thấu được đâu/ Một dải khăn đào kết một cái cầu/ Để
hồ thẳm nước sâu/ Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.
Du học ở Trung Quốc
Tuôỉ trẻ hồn nhiên với nhiều ham
thích đã có lúc cuốn hút tôi, khiến tôi tạm quên đi cảm giác hoang mang lẫn sợ
hãi hôì nhỏ.
Năm 1960 tôi tốt nghiệp phổ thông
trung học, được miễn thi đại học, tôi được cử đi học ngoại ngữ để sang Trung
Quốc theo học ngành kiến trúc. Niềm háo hức khiến tôi và các bạn cùng lứa sung
sướng trong cảnh được “ăn cơm Bác Mao”, được chăm sóc dậy giỗ ân cần, lúc ốm
đau được đầu bếp nấu những món ăn theo ý thích rồi mang đến tận phòng riêng
phục vụ tận tình.
Những năm tháng đó, mọi sinh hoạt
vật chất và tinh thần của chúng tôi đều được chăm sóc đặc biệt. Học Kiến trúc
thì được học vẽ mỹ thuật trong 3 năm đầu, học kỳ nào chúng tôi cũng được thầy
giáo là một hoạ sĩ danh tiếng dẫn đi vẽ dã ngoại ở các khu danh lam thắng cảnh
cách Thượng Hải hàng trăm cây số, như các thành phố Hàng Châu, Vô Tích, Tô Châu
và ở hẳn đấy vài tuần. Ông hoạ sĩ già thì hai bàn tay bôi mầu nhem nhuốc tận
tình hướng dẫn chúng tôi cầm bút lông chấm phá các mảng mầu xanh đỏ, còn vợ ông
thì đi theo chăm sóc chồng và cần mẫn gọt những trái lê trái táo bê đến từng
góc vườn chia cho đám học trò chúng tôi. Ngoài ra, những ngày ở trong trường
chúng tôi luôn luôn được hưởng ưu đãi hơn người, riêng tôi vì ham thích âm nhạc
nên còn được giữ chìa khoá một căn phòng có chiếc Piano sang trọng để tự do
luyện tập. Đó là những thứ mà khi ở nhà vơí cha mẹ, tôi chưa bao giờ dám mơ
tới.
Chưa bao giờ tôi tự đặt cho mình câu
hoỉ “Có phải họ đang vỗ béo chúng tôi để sau này về nước chúng tôi sẽ trở thành
hạt giống cho họ reo mầm bành trướng phá hoại đất nước mình hay không?” Chưa
bao giờ tôi tự hoỉ như thế cả, nhưng trong lòng không thể không gợn lên những
thắc mắc vô cớ. Tôi biết Trung Quốc ngày đó còn nghèo lắm, các bạn sinh viên
Trung Quốc phải ăn ở chen chúc trong những căn phòng chật chôị của ký túc xá,
bưã cơm của họ chỉ có chiếc bánh bao không nhân, một bát cháo hoa loãng và vài
miếng ca-la-thầu.
Ngược lại tôi và chị bạn gái người
Sài Gòn tập kết thì được hai cô bạn người Thượng Hải nưã ở cùng trong một ngôi
nhà giành riêng cho giáo viên và trợ giảng. Đó là một Toà nhà 2 tầng có nhiều
phòng, chúng tôi ở tầng hai cùng các giáo viên nữ, còn tầng một giành cho giáo
viên nam. Đã là giáo viên và trợ giảng đại học, nhưng họ còn rất trẻ và đều
chưa có gia đình riêng. Tôi hay lui tới thăm nom họ và ái ngại thấy họ sống rất
đạm bạc. Hoá ra họ phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi chúng tôi?. Tôi phát hiện biết
có một thầy giáo bị bệnh gan thận gì đó rất cần ăn đường nhưng tiêu chuẩn tem
phiếu không đủ cung cấp, thầy luôn luôn bị ngất xiủ, thấy vậy tôi hay đi mua
đường mang đến biếu thầy. Chúng tôi trở thành người thân của các thầy cô giáo.
Có những buổi chiều ngày thứ 7, khi 2 cô bạn Thượng Hải đã về nhà, tôi và chị
bạn Sài Gòn xuống ghế đá trên vườn hoa ngôì hóng gió, thì các thầy cô giáo lân
la đến bên chúng tôi, họ tâm sự, chuyện trò và cho chúng tôi biết rất nhiều
chuyện bí mật trong trường và trong xã hôị, tôi có cảm giác như đất nước này
sắp có đại loạn.
Rồi đại loạn đến thật, cách mạng văn
hoá nổ ra, đại đa số học sinh trung học và sinh viên đều bỏ học, xuống đường
tham gia Hồng vệ binh. Chúng tôi phải chứng kiến cảnh suốt ngày Hồng vệ binh đi
phá phách, hò hét, rạch quần áo, cắt tóc người qua đường và báo chữ to xuất
hiện khắp mọi nơi. Thê thảm hơn là chính mắt chúng tôi được chứng kiến các giáo
sư trong trường đã từng giảng dậy chúng tôi, bị làm nhục ngay trong sân trường
bằng cách phải đeo các biểu ngữ bằng giấy báo dán trên lưng hoặc đội những
chiếc mũ có chóp nhọn, ghi những dòng chữ tục tiũ.
Là một đưá con gái xuất thân trong
một gia đình có giáo dục truyền thống ở Việt Nam, tôi không sao chấp nhận nổi
thứ triết lý cách mạng cho phép học trò đấu tố thầy, hành hạ và xỉ nhục thầy
như vậy. Nhận thức về một nước Trung hoa có truyền thống văn hoá lâu đời, hơi
phong kiến một chút, nhưng rất nề nếp và rất có kỷ cương đã hoàn toàn sụp đổ
trong tôi. Đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi phải chứng kiến hiện
tượng vô đạo và bất nhân đáng sợ đó. Tôi không sao chấp nhận nôỉ, những người
bị hành hạ là những giáo sư đáng kính của chúng tôi, những người hành hạ các
giáo sư lại là những bạn sinh viên đã từng học tập ca hát bên chúng tôi. Trong
số đó, tôi biết, có người không muốn hành xử đê tiện như vậy. Nhưng nếu họ đi
ngược lại phong trào chung, thì chính họ bị lôi ra đấu tố.
Chúng tôi rất sợ bị liên luỵ nên nín
lặng quan sát và nhìn nhau thầm hỏi: “ Họ đang cắn xé nhau, đến bao giờ thì họ
cắn mình đây?”
Đó là giưã năm 1966, đúng lúc chúng
tôi làm xong đồ án tốt nghệp, trường học gần như không hoạt động, chúng tôi
không được bảo vệ luận án tốt nghiệp mà chỉ được cấp bằng có đóng dấu nhưng
không có chữ ký, chúng tôi khăn goí vôị vàng rút về nước. Tất cả bạn học và
thầy giáo đã bị đưa đi ra khỏi trường, một số đi lao động quản thúc ở vùng nông
thôn nào đó, một số khá đông đang là Hồng vệ binh ngày ngày đi đập phá hò hét
hoặc đả đảo ai đó. Cảnh trường Đại học Đồng Tế, ngôi trường được xếp loại nhất
nhì Trung Quốc, do người Đức thành lập đã gần 100 năm trở nên hoang vắng buồn
thảm đến lạnh sống lưng. Giáo sư nôỉ tiếng Lý Đức Hoá, người từng được nhiều
giải thưởng Quốc tế và bà vợ bác sĩ người Đức của ông không biết đã trôi dạt đi
đâu?. Lúc chúng tôi lên xe để ra ga về nước, chỉ có mấy ông bà cấp dưỡng từng
chăm sóc bưã cơm hàng ngày lặng lẽ gật đầu đưa tiễn chúng tôi, mắt họ rơm rớm
lệ.
Đến lúc đó thì tình cảm trong tôi
hoàn toàn mất phương hướng và tôi thực sự hiểu rằng người dân lao động Trung
Quốc rất tốt, giới trí thức Trung Quốc cũng thật tốt, các bạn học của tôi cũng
tốt lắm. Nhưng các nhà cầm quyền? Tôi không sao hiểu nôỉ các nhà cầm quyền và
thứ “tình hưũ nghị” mà suốt ngày họ ra rả trên đài phát thanh và trên báo chí.
Tôi rất muốn tìm hiểu xem cái gì là động lực thúc đẩy họ? Nhưng điều đó nằm
ngoài khả năng của tôi.
Chúng tôi rơì Thượng Hải buồn bã và
vôị vàng như ma đuổi.
Thời kỳ đã trưởng thành
Chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc
máy bay Mỹ đang đánh phá Miền Bắc ác liệt. Không khí cả nước có chiến tranh
cuốn hút chúng tôi, khiến chúng tôi tạm quên đi những cảm giác khó chiụ của
những ngày cuôí cùng sống trên đất Thượng Hải. Ngày ấy sinh viên từ nước ngoài
về vẫn chưa nhiều, nên hôm đầu tiên về nhận công tác ở Bộ Kiến trúc, chúng tôi
đã được Bộ trưởng Bùi Quang Tạo đón tiếp ân cần. Bộ trưởng khuyên chúng tôi vứt
bỏ lối sống cậu ấm cô chiêu ở nước ngoài và sớm thích nghi vơí khẩu hiệu “Ba
sẵn sàng” của thanh niên thời chiến.
Sau đó, môĩ người đến nơi sơ tán ở
các làng quê theo địa chỉ riêng của từng đơn vị công tác. Viện Quy hoạch đô thị
của tôi ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên.
Vĩnh Tường của bà Hồ Xuân Hương rất
đẹp, nhưng chỉ đẹp ban ngày. Còn đêm đến, khi ngôì tư lự một mình bên ngọn đèn
dầu trong nhà dân, những ký ức thời trẻ thơ và những kỷ niệm ở Thượng Hải lại
ập về khiến tôi suy nghĩ nhiều lắm.
Lúc này đã đủ lớn để có những chính
kiến của riêng mình, nhưng tôi không thể noí ra vơí ai. Tôi ở cùng nhà vơí một
chị tốt nghiệp ở thành phố Kiev về, chúng tôi quý nhau và luôn giúp đỡ nhau,
còn “Liên Xô xét lại” và “Trung Quốc giáo điều” thì mặc kệ họ, miễn là họ vẫn
đang giúp ta những chiếc máy bay Míc bay trên bầu trời và những phong lương khô
để chống đói.
Dù sao, 5 năm ở Thượng Hải cũng để
lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp hơn kỷ niệm xấu, tôi cố tự lý giải rằng sự cố đã
xẩy ra là do sự qúa đà của một nhóm người hãnh tiến nào đó. Khoảng 10 năm tiếp
theo, không thể liên lạc thư từ với bạn học cũ, nhưng tôi theo roĩ và nuôi
trong lòng chút hy vọng đổi thay của một đất nước đã nuôi tôi ăn học thời sinh
viên, ở đó tôi từng có những thầy giáo và bạn học thân thiết. Khi nghe tin ông
Đặng Tiểu Bình được phục chức, tôi những tưởng tình hình sẽ khá hơn, nhưng tôi
chưa kịp mừng thì liền xẩy ra cuộc tấn công biên giới đầu năm 1979 do ông Đặng
Tiểu Bình chỉ huy để “Cho Việt Nam một bài học”. Không chỉ có thế, mười năm sau
lại thấy cuộc tàn sát đẫm máu nôị bộ của Sự kiện Thiên An Môn cũng do Đặng Tiểu
Bình chỉ huy, tôi thực sự thất vọng và hiểu rằng những người cầm đầu nhà nước
Trung Quốc thời nào cũng vậy, họ chống nhau, phá nhau chỉ vì tranh cướp quyền
lực và càng lộ rõ thói cường quyền, tàn bạo kiểu thời trung cổ của họ mà thôi.
Trung quốc hôm nay?.
Sau 60 năm thành lập nước CHND Trung
Hoa, chẳng tìm hiểu kỹ thì ai cũng biết Trung Quốc đã thay đôỉ rất nhiều và rất
đáng kính nể.Tuy vậy, khi tôi trở lại thăm trường cũ, thăm thầy giáo và thăm
bạn học cũ, thì tôi hiểu: ngoài bộ mặt hào nhoáng đầy khí thế của một Trung
quốc đại nhâỷ vọt mà họ đang ra sức qủang bá, vẫn còn có một Trung Quốc khác
rất âm thầm, u uất và đau đớn của tầng lớp trí thức và những người dân lương
thiện ở trên khắp nước Trung hoa đã từng bị chà đạp, bị xỉ nhục và chiụ nhiều
đắng cay trong nửa thế kỷ qua. Tầng lớp này không ít đâu, con số có thể đến
hàng trăm triệu hoặc hơn và đang sống trên khắp miền của đất nước họ. Chính
quyền hiện tại đang áp đảo họ, khiến họ phải câm lặng, nhưng chính quyền không
thể thu phục được lòng họ và họ sẽ bùng lên bất cứ lúc nào.
Đến Thượng Hải, tôi thấy Thượng Hải
thay đôỉ rất nhiều. Nhưng khi tôi về thăm trường cũ, đến thăm thầy cô giáo cũ
vẫn đang sống trong “Đồng tế tân thôn” bên cạnh trường và thăm nhà riêng một
vài bạn học cũ, tôi thấy một cuộc sống khác hẳn. Họ rất nghèo nàn và thật khắc
khổ. Có bạn vưà gặp tôi, liền ôm hai vai tôi và khóc nức nở. Đây không phải vì
họ cảm động, vì mừng vui hôị ngộ sau nhiều năm xa cách. Họ khóc vì gặp lại
chúng tôi là gặp lại nhân chứng của một thời nhục nhã và đáng xấu hổ. Tôi đọc
được tình cảm đó khi tôi xem bộ phim truyện “Nghiệp chướng ” noí về những éo le
và mất mát đeo đẳng suốt đời lớp thanh niên trí thức Thượng Hải, trong đó có
rất nhiều người từng là bạn tôi.“Nghiệp chướng” là cái giá rất đắt mà những
người cầm đầu đất nước này đã gây ra cho bao gia gia đình trí thức để rôì đến
lúc họ sẽ phải trả. Một người bạn tôi noí vơí tôi: “Tôi từng là Hồng vệ binh và
đang là nạn nhân của Hồng vệ binh suốt đời. Đó là lũ con tôi, cháu tôi hôm nay”
Có trong tay cuốn địa chỉ và số điện
thoại của bạn cũ ở khắp nơi, chúng tôi đã giành ra gần 2 tháng đi thăm bạn và
để quan sát sự thay đôỉ của nước Trung Hoa. Nhưng khắp Trung Quốc hôm nay,
ngoài những người rất câm lặng, rất đau khổ như tôi vừa noí, còn lớp người
Trung Quốc thứ ba đang vưà là chỗ dựa vưà là gánh nặng uy hiếp Nhà nước Trung
quốc: Bọn này đông lắm. Đó là lũ lưu manh mạnh vì gạo bạo vì tiền. Đáng tiếc,
các vị trong chính quyền Nhà nước Trung Hoa đã từng có thoí quen dùng bọn lưu
manh này làm “chỗ dựa”để đối phó vơí các lực lượng thù địch, nhưng khi không
cần nưã hoặc không sử dụng được nưã thì họ tiêu diệt “chỗ dựa” đó đi.
Tôi nhớ lại ngày chúng tôi chuẩn bị
về nước năm 1966, bà Giang Thanh nổi lên oai phong y như Võ Tắc Thiên ngày xưa,
cạnh bà có 3 kẻ thân cận là Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trịnh Xuân Kiều,
tạo thành một “Bộ tứ trụ” điều khiển hơn một tỷ dân. Nhưng thời nay còn có rất
nhiều người cao thủ hơn bè lũ bốn tên thời đó. Thời nay có các băng đảng lưu
manh kết hợp vơí công an và chính quyền hình thành hệ thống Mafia ở khắp mọi
nơi. Sự kiện triệt phá Mafia ở thành phố Trùng Khánh vưà qua là một thí dụ.
Không thể tin được trong một đô thị hiện đại của một quốc gia hùng mạnh mà bọn
lưu manh côn đồ bị truy bắt trong một đợt đã lên đến ngót 2000 tên, trong số đó
có cả giám đốc sở tư pháp và nhiều sĩ quan công an.
Cuôí cùng, có thể quan sát “Trung
Quốc hùng cường hôm nay” bằng cách quan sát những người Trung Quốc đang xuất
hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều vơí vai trò lao động chui. Những người này có
thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tôị phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa
sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lưà đảo và để tìm cách lấy vợ
sinh con và sẽ là lực lượng nằm vùng nôị ứng cho các cuộc tấn công của quân
chính quy sau này.
Lũ người này có đáng sợ không? Làm
cách nào để dẹp chúng? Thiết nghĩ mọi người đều hiểu.
Ông Vũ Duy Phú và KTS Trần Thanh
Vân. Ảnh: N.X.D.
Sau khi đã biết quá rõ mục tiêu
truyền kiếp của nhà cầm quyền Trung Hoa suốt mấy ngàn năm là trấn áp nôi bộ,
tranh chấp quyền lực và chiếm bằng được đất nước ta. Tôi quyết định xin về hưu
từ năm 1992 với nhiều lý do riêng, một lý do trong đó là muốn tập trung thời
gian vào nghiên cưú các lý thuyết về phong thuỷ địa mạch, thứ lý thuyết mà từ
năm 1955 tôi đã “không may” bị tận mắt chứng kiến.
Chúng ta phải cám ơn các nhà truyền
giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ Bồ Đào Nha có công đầu về việc xử dụng
chữ gốc La Tinh để phiên âm tiếng Việt trong việc truyền đạo vào nước ta ở thế
kỷ 16-17 như Francisco de Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La đầu
tiên là Alexandre de Rhodes ( 1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ
quốc ngữ ở thế kỷ thứ 19 để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế
kỷ 20 là Bá Đa Lộc - Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine. Cám ơn các vị
giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khoỉ ảnh hưởng của văn hoá nô dịch Trung
Hoa. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ
thứ 20 đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó
có Phong Thuỷ, Địa Mạch và Kinh Dịch.
Sau 17 năm nghỉ việc ở Bộ xây dựng,
tôi đã cố bù lại những lỗ hổng mà lớp trí thức ở lưá tuôỉ của tôi đã mắc phải.
Lúc này tôi đã có nhiều thời gian để hiểu rõ trong cấu trúc phong thuỷ địa mạch
của nước ta có một thứ mà nhà cầm quyền Trung Quốc rất thèm muốn. Họ thèm muốn
vì họ không có và họ hiểu rằng làm chủ được cái đó là họ chiếm được nước ta và
chiếm được nước ta là họ làm chủ được cả thế giới. Tôi nói nhà cầm quyền Trung
Quốc thèm muốn chư không phải nhân dân Trung quốc, bơỉ vì thực hiện mộng bá
quyền, người dân lương thiện Trung Quốc không hề được hưởng lợi gì, có khi còn
bị thiệt thòi hơn.
Hệ Địa mạch nước Trung Hoa: Chiếc
bánh sandwich. Một đất nước rộng lớn mà các lớp
đất, đá, nuí, sông…chồng xếp thành từng lớp như cái bánh sandwich.
Hình quẻ Chấn
Theo phần tích và tổng kết hệ thống
đã công bố tháng 5/2005 của Kts Lý Thái Sơn, thì đó là một thứ liên kết rời rạc
của hệ Tam đại càn long sẽ bị trôi tuột đi bất cứ lúc nào, đó là một nước Trung
Hoa có các khu vực Bắc Hoàng Hà, khu kẹp giưã Hoàng Hà và Trường Giang, khu Nam
Trường Giang, tạo thành một quẻ Chấn gồm hào một liền và hào hai gãy, hào ba
gẫy có nghiã là sấm sét, không ổn định, dễ vỡ tung; cũng như khu Đông và khu
Tây là hai vệt thẳng đứng, không có môí quan hệ về kinh tế, phong tục tập quán,
sắc tộc và có thể tách ra thành 4 hoặc 5 quốc gia độc lập.
Mặt khác, ngay cả đến dân tộc Đại
Hán cũng là kết qủa của một quá trình chiến tranh và đồng hoá lẫn nhau, vì
người Hán nguyên gốc rất ít, nhưng người ta có chính sách cưỡng chế người dân
tộc khác biến thành người Hán, nên họ bị phản đối và ở nước Trung Hoa chưa bao
giờ hết nôị chiến. Ở Trung Hoa không có hai chữ “ĐỒNG BÀO” và trên đất nước này
không có cụm từ sức mạnh đoàn kết toàn dân. Hiện nay không chỉ Đài Loan
là quốc gia độc lập mà Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông, Ma Cao … đang như các
quốc gia bị Bắc Kinh đô hộ. Nếu tách được ra thì các quốc gia đó sẽ giầu có và
trù phú hơn nhiều. Còn Bắc Kinh thì luôn phải dùng biện pháp đàn áp. Họ đàn áp
ở ngay giưã Thủ đô như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và đàn áp dã man các vùng
xa xôi như Tây Tạng, Tân Cương trong năm 2008 và 2009.
Tuy vậy, các thế hệ cầm quyền Trung
Hoa từ thời cổ đến nay đều đã nghiên cưú kỹ phong thuỷ địa mạch và họ ý thức
được rằng có một cách vãn hồi được yếu điểm cấu trúc trượt của chiếc bánh
sandwich là phải làm chủ đường kinh mạch lợi haị đi từ đỉnh Everest cao gần
9000m của dãy Hymalaya trên qua Cao Tây Tạng, qua nguyên Vân Nam, qua Đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam, xuống Vinh Hạ Long rôì đi đến đáy đại dương sâu nhất thế giới
gần 11Km ở Vịnh Mindanao Philíppin. Đó cũng là mạch đất độc đáo nôí từ “Cổng
Trời” đầy thiên khí đến “Địa Huyệt” đầy của cải có độ cao chênh nhau ngót 20Km
và là đường kinh mạch quan trọng nhất thế giới. Nếu họ làm chủ được đường kinh
mạch này thì không những họ có gọng kìm xiết chặt chiếc bánh sendwich đó không
cho nó trôi trượt đi, mà họ có thể mau chóng làm chủ cả thế giới. Bởi vậy, lúc
này họ đang cố sức “Củng cố nơi họ đã là chủ và chiếm thêm nơi họ chưa chiếm
được” để thực hiện ước nguyện bá chủ toàn cầu.
* Sau hàng ngàn năm vơí nhiều thủ
đoạn, cao nguyên Vân Nam rộng 390.000Km2 có 26 dân tộc đến nay đã bị họ khống
chế hoàn toàn, người dân tộc Di, dân tộc Choang mỗi ngày một ít, người Hán đã
di cư về đây trên 20 triệu và thành phố Côn Minh hiện đại hơn ba triệu dân ngày
nay là thành phố của người Hán ( người Hán thật thì ít, người Hán mới bị đồng
hoá thì nhiều).
* Ngược lại, khu tự trị Tây Tạng,
nóc nhà của thế giới và là Thủ đô của Đạo Phật, vốn là một quốc gia độc lập văn
minh, đã bị chính thức lệ thuộc vào Trung hoa từ năm 1914 đến nay. Thật xấu hổ
và nhục nhã cho một cho một chính thể, một Nhà nước suốt ngày hô hào “đoàn kết
các dân tộc” lại đang đàn áp và huỷ diệt người Tây Tạng, đập phá chùa chiền đến
mức người đại diện cho Đạo Phật và là linh hồn của dân tộc Tạng là Đức Đa Lai
Lạt Ma phải đi lưu vong, việc đó đã khiến Ấn Độ và các quốc gia Tây Á không thể
làm ngơ và đang ở bên dân tộc Tạng. Điều đó cũng có nghiã là Nhà nước Trung
Quốc sẽ không thể đạt được cái họ muốn.
Tây Tạng
Còn ở Việt Nam chúng ta? Lịch sử bốn ngàn năm của nước ta là lịch sử chống ngoại
xâm. “Ngoại xâm” đây là chỉ giặc Phương Bắc, bơỉ vì Phương Đông, Phương Tây và
Phương Nam gần như không có. Hơn hai ngàn năm qua thì giặc ngoại xâm đã bị chỉ
đích danh những nhân vật cụ thể như Triệu Đà, Mã Viện, Cao Biền…Bởi thế ta rất
cần biết tại sao họ quyết chiếm nước ta và tại sao họ không thể chiếm nổi?
Địa mạch Việt Nam : Khúc quan trọng
trong địa mạch toàn cầu
Trong quá trình địa kiến tạo vỏ trái
đất, có những nếp gấp lớn tạo ra dẫy nuí cao đóng vai trò đường kinh mạch trọng
yếu xuyên qua nhiều quốc gia như phần trên đã phân tích. Sau Tây Tạng, Vân Nam,
thì Đồng bằng Bắc Bộ nước ta là phần rất quan trọng của mạch đất này.( đọc
Đại địa mạch quốc gia ) Dãy Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn,
đoạn đến nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn vơí đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, đến Việt
Trì mạch đất lặn xuống, toả ra và qua sông Đà lại xuất hiện cụm Ba Vì cao
1226m, điểm nhấn của THĂNG LONG NUÍ CHẦU SÔNG TỤ. Trước khi Vua
Lý Thái Tổ chọn nơi này dựng kinh đô Thăng Long thì người Trung Hoa đã dòm ngó
vùng đất kỳ bí này và Cao Biền Tấu Thư kiểu tự là một trong những kết qủa tìm
kiếm công phu nhất. Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài gioỉ gốc Mãn Châu
thì vùng đất nhỏ bé này tụ hôị rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều
hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng,
huyệt phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đương Y Tôn yểm phá các báu
huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu giá trị của vùng
đất này, nên đã xây thành Đại La mưu đồ thực hiện mộng bá vương và đã bị vua
Đường trị tôị. Âm mưu yểm huyệt Thăng Long chưa bao giờ ngơi nghỉ trong đầu các
nhà cầm quyền Trung Hoa và hành động thô bạo ngày 11/9/1955 mà tôi vô tình
chứng kiến có làm cho họ thận trọng hơn.
Hiện nay họ biết không thể ngang
nhiên đổ bộ vào Thủ đô, họ đi vòng vèo từ phiá Tây qua Lào, qua Cam pu chia và
họ đang chiếm Bauxite Tây nguyên, còn tại Trung tâm Thủ đô, họ đang nhờ bàn tay
nào phá Thủ đô của ta? Tinh ý, chúng ta sẽ biết.
Địa mạch Việt Nam: Vùng Biển Đông,
yết hầu của Đông Nam Á.
Không phải ngẫu nhiên vô cớ mà trên
Vịnh Bắc Bộ rộng lớn của chúng ta còn có Vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn
nhỏ, ngay sát Cảng Vân Đồn lại có Vinh Bái Tử Long và ngoài khơi xa của Hải
phòng có đảo Bạch Long Vĩ, ngoài ra còn có nhiều đảo có tên liên quan đến Rồng
như Hòn Rồng, Long Châu, thôn Cái Rồng..., cái tên Long liên quan đến phần đuôi
của con Rồng lớn xoè ra ở Đồng Bắc Bộ, đi xuống nước ở Cảng Vân Đồn và kết thúc
ở đáy Đại dương thuộc Vịnh Mindanao thuộc Philippin. Có lẽ đây cũng chính là
cái chốt trọng yếu khiến Trung Quốc quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân hùng
mạnh và ngang nhiên công bố đường lưỡi bò chín đoạn trên Biển Đông vào tháng
5/2009, vi phạm trực tiếp đến 5 quốc gia Đông Nam Á và nền an ninh cả thế giới.
Đây là sản phẩm kế thưà của chính quyền Quốc dân Đảng từ năm 1947, điều đó cũng
cho thấy thời nào cũng vậy, mưu đồ bá quyền của chính quyền nhà nước họ không
thay đôỉ. Chắc hẳn lúc này không chỉ các nước Việt Nam, Philippines, Brunei,
Indonesia và Malaysia ý thức được đường lưỡi bò này vi phạm đến chủ quyền của mình,
mà gần như cả thế giới đã nhận ra mưu đồ chiếm cứ con Rồng lớn nhất thế giới
của nhà nước Trung Hoa, bơỉ vì chiếm cứ được cái yết hầu này là họ chiếm được
cả Châu A và một khi chiếm được Châu Á rồi thì bước đi tiếp sẽ ra sao? Thế
giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Ấn Độ và các nước Châu Âu có để cho họ làm điều đó
không?
Địa mạch Việt Nam: Cấu trúc Âm Dương
hoàn chỉnh.
Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi đầu tiên
của Nhà nước Văn Lang, nhưng hình chữ S của Con Rồng đất nước Việt Nam ngày nay
đã tạo nên một thế cân bằng Âm Dương rất hoàn chỉnh. Như sự ví von của nhà thơ
Xuân Diệu, thì Đất nước ta như một con tàu/Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.
Cốt lõi Trục Phong thủy nước ta là:
ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỒNG
Biển Đông Thái Âm
Đảo Hải Nam Thiếu Dương
Bán đảo Đông Dương Thái Dương
Biển Hồ Thiếu Âm
Điều đó cho thấy từ mấy ngàn năm
trước cái nôi Đồng Bằng Bắc Bộ đã vững như bàn thạch, từ thế kỷ 16 trở lại đây,
khi đất nước đã phát triển xuống phía Nam thì con thuyền đất nước đã đủ tư cách
rẽ sóng ra khơi và điều đó cũng cho thấy đã là con thuyền thì các phần muĩ
thuyền, thân thuyền và đuôi thuyền không thể tách rời nhau. Bơỉ vậy hơn lúc nào
hết, chúng ta cần ý thức được sự sống còn của vận mệnh đất nước, để xác đinh
thái độ và hành động của mình.
LỜI CUỐI BÀI
Để kết thúc bài viết, tôi muốn quay
lại những dòng mở đầu, rằng tôi không có chút năng khiếu nào trong những vấn đề
kinh tế, xã hội và an ninh chính trị, nhưng do nghề nghiệp và do số phận, tôi
đã có dịp hiểu rất sâu vào cốt lõi của vấn đề kinh tế và chính trị trong môí
quan hệ vơí Trung Quốc hiện nay. Bơỉ vậy tôi muốn khuyên tất cả mọi người, nhất
là các vị sinh ra sau tôi và chưa có dịp trải nghiệm như tôi, là hãy tỉnh táo
để thoát ra khoỉ cõi u mê của sự hoang tưởng trong môí quan hệ với Trung Quốc.
Cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm mới đưa ra được lời dậy bảo và bản thân
tôi phải trải qua hơn 55 năm để chiêm nghiệm và thấm nhuần lời dậy bảo của cha
ông.
Tôi biết, lúc này đã có rất nhiều
người suy nghĩ như tôi hoặc sâu sắc hơn tôi, nhưng vẫn còn khá đông người đang
lầm lẫn và ảo tưởng, không ít người còn rất sợ vía người bạn lớn vĩ đại Trung
Hoa, tôi không trách họ vì đôi lúc chính tôi cũng tin ở sức mạnh Trung Quốc và
nể sợ họ lắm. Nhưng xin mọi người hãy bình tâm và suy ngẫm xem cái gì tạo nên
sức mạnh của họ và cái gì đang giết chết sức mạnh đó?..
Đông dân là một sức mạnh.
Đúng vậy, ngày tôi đang học ở Thượng
Hải thì Trung Quốc mới xây xong cầu Trường Giang, họ rất tự hào noí rằng, chỉ
cần toàn dân Trung Hoa, mỗi người tiết kiệm một cái bánh bao là đủ xây một cái
cầu Trường Giang. Đó là một việc làm tốt.
Trong thế vận hôị 2008 ở Bắc Kinh,
họ xây dựng Sân vận động tổ chim độc đáo hết 432 triệu USD, nếu chia cho 1,3 tỷ
dân thì họ phải cắt xén của mỗi người 0,32 USD, việc đó có vẻ cũng vẫn tốt.
Hiện nay họ đang làm nhiều việc ghê
gớm hơn như xây dựng đại hàng không mẫu hạm trên Biển Đông và các căn cứ hải
quân... tôi nghĩ họ cũng sẽ làm được đủ để doạ nạt chúng ta và các nước trong
vùng.
Có điều, một thảm hoạ đông dân mà
Nhà nước không vì dân, thì Nhà nước sẽ khốn đốn vì sự phản ứng của dân. Có ai
biết rằng trên đất nước Trung Hoa vĩ đại đang có 200 triệu người sống lang
thang không nhà cửa và đặc biệt hệ thống băng đảng Mafia ở hầu hết các thành
phố lớn như Thâm Quyến, Thượng Hải, Qủang Châu... đang chia cắt quyền lực của
đất nước họ hay không ? Việc tầy trời này thiết nghĩ cũng không cần nhiều lời
và chính là việc của các nhà chiến lược.
Vậy thì moị nỗ lực của họ có thể có
một kết thúc có hậu hay không ?
KTS. Trần Thanh Vân.