Saturday, September 8, 2018

Bắc Hàn: Tập dượt sáu tháng, duyệt binh 10 phút


Bắc Hàn: Tập dượt sáu tháng, duyệt binh 10 phút
Laura BickerBBC News, Seoul
·         5 phút trướcChủ nhật này, sẽ có buổi lễ diễu binh hoành tráng kỷ niệm quốc khánh Bắc Hàn. Những màn trình diễn có tính kỷ luật cao và đầy nhiệt huyết được trông đợi sẽ diễn ra trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Hàng chục ngàn người Bắc Hàn sẽ tham gia lễ duyệt binh đã được tập dượt công phu. Trong lễ duyệt binh chắc chắn sẽ có ít nhất một số vũ khí của quân đội Bắc Hàn. Ngay cả các đoàn quay phim nước ngoài cũng được phép vào đất nước vốn nổi tiếng bí mật này.
Các camera gần như chắc chắn sẽ được chỉ đạo nhắm vào đâu để quay. Nhưng cái mà họ không quay được là hàng tháng, thập chí hàng năm tập dượt khổ luyện của những người tham gia duyệt binh.
"Những lễ duyệt binh này là tượng trưng cho 'nhà nước sân khấu' của Bình Nhưỡng, với hàng chục ngàn người được huy động trong các màn trình diễn không có tính cá nhân, thể hiện lòng yêu nước, ngưỡng mộ lãnh tụ và các khẩu hiệu về lý tưởng xưa cũ," ông Sokeel Park từ tổ chức Tự do ở Bắc Hàn, một tổ chức phi chính phủ quốc tế làm việc với những người Bắc Hàn đào tẩu, cho biết.
"Người Bắc Hàn phải có hình nhưng không có tiếng. Nhưng mỗi khuôn mặt trong đám đông diễu hành trên Quảng trường Kim Nhật Thành đại diện cho một cá nhân có thể có những ý kiến khác nhau, nếu họ có cơ hội được nói."
'Áo chúng tôi bị cháy'
Kim Ji-young giờ đây đã có cơ hội. Người phụ nữ 36 tuổi đào tẩu sang Nam Hàn cách đây sáu năm. Cô từng là một sinh viên ở Bình Nhưỡng và tham gia duyệt binh với tư cách người cầm đuốc. Mục đích là để tái tạo lại các trận đánh ban đêm của vị Lãnh tụ Tối cao Kim Nhật Thành, người được cho là đã đấu tranh giải phóng dân tộc từ ách cai trị của Nhật.
"Đó kiểu như là một lễ hội pháo hoa với các ngọn đuốc xếp thành hình chữ cái. Chắc là từ trên cao nhìn xuống, các dòng chữ bằng đuốc rực cháy khi những sinh viên trẻ duyệt binh thì khá là tuyệt. Nhưng thỉnh thoảng áo chúng tôi lại bị cháy."
"Chúng tôi tập dượt sáu tháng liền, và chỉ có mỗi chuyện cầm đuốc và duyệt binh thôi. Người chỉ huy đội duyệt binh hô "Hoan hô Đồng chí Kim Nhật Thành vị lãnh tụ vĩ đại!" và chúng tôi phải hô to ba lần "Hoan hô, hoan hô, hoan hô.'
"Mắt chúng tôi phải nhìn lên lễ đài khi duyệt binh và cầm đuốc theo hàng thẳng và bước theo nhịp đều tuyệt đối."
Nhưng để có được bước đi đều như máy như vậy không phải là chuyện dễ, bà Kim cho biết.
"Bạn phải nhấc chân sau lên cùng lúc chân trước chạm xuống mặt đất. Điều này rất khó. Nếu luyện tập trong sáu tháng, mọi người sụt chừng 5 kg."
Các cán bộ tổ chức duyệt binh luôn muốn sự hoàn hảo. Những ai làm tốt sẽ được huy chương. Những người khác, tôi được biết, bị khiển trách nặng nề nếu họ làm sai.
'Mọi người đều khổ vì nó'
Noh Hee-Chang là thư ký Đảng Lao động, một quan chức cao cấp. Ông đào tẩu từ Bắc Hàn bốn năm trước vì lý do chính trị. Ông từng là người chọn những người trung thành nhất để tham gia duyệt binh.
"Giờ nhìn lại, thực sự là một điều đau đớn. Người dân khổ mà cả các quan chức của Đảng cũng khổ vì chúng tôi phải đảm bảo buổi lễ thành công từ đầu đến cuối."
Những người duyệt binh thường đến từ các học viện quân sự hay các đơn vị quân đội tinh tú. Các ca sỹ, nghệ sỹ múa và vận động viên thể dục tài năng cũng được chọn. Tất cả được chọn vì lòng trung thành của họ đối với dòng họ Kim.
"Tôi phải kiểm tra từng người một," ông Noh kể. "Điều quan trọng nhất là lý lịch gia đình. Họ phải có một lý lịch sạch sẽ, trung thành với nhà nước, kể từ đời họ hàng xa trở đi."
Những người đào tẩu nói với tôi họ phải tập luyện tới 10 tiếng một ngày trong vài tháng liền. Có người bị ốm hay bị thương và họ phải tìm người thay thế. Ông Noh nói việc cung cấp đồ ăn cho tất cả những người tham gia, nhất là trong những năm có nạn đói, là một thách thức không nhỏ.
Hiệp định hòa bình vẫn chưa có
Vậy điều này có liên quan gì tới nhà lãnh đạo người từng hứa sẽ cải thiện đời sống của người dân Bắc Hàn? Kim Jong-un tuyên bố Bắc Hàn giờ đây là một quốc gia hạt nhân và đất nước sẽ tập trung vào phát triển kinh tế. Truyền thông nhà nước cũng gọi ngày lễ này là "dịp kỷ niệm người chiến thắng và tiếp tục mở rộng thành quả của bước tiến lớn về phát triển kinh tế".
Nhưng có tin nói người ta kỳ vọng ông Kim sẽ đưa ra những tuyên bố to tát hơn, mạnh mẽ hơn trong dịp lễ kỷ niệm long trọng này. Nhiều nhà phân tích tin rằng ông Kim muốn đạt được điều mà cha ông và ông nội ông chưa bao giờ làm được - tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc chiến giữa hai miền kết thúc năm 1953 với thỏa thuận ngừng chiến. Nhưng chưa bao giờ có một hiệp định hòa bình.
Khi các cuộc đàm phán với Mỹ đã bị trì hoãn, ông Kim đón tiếp nồng hậu một đoàn đại biểu Hàn Quốc trong tuần này và khẳng định lại mong muốn "phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên" của ông. Theo các quan chức từ Seoul, ông cảm thấy nản là ông đang có những bươc đi để giải trừ quân bị nhưng thế giới lại không tin ông.
Tin cho hay ông Kim nói ông ước gì có thể xóa bỏ 70 năm lịch sử thù địch với nước Mỹ, cải thiện quan hệ Bắc Hàn - Mỹ và thực hiện phi hạt nhân hóa trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump.
Ít ra, đó là các mốc thời gian chính và có vẻ như ông Kim rất mong có thỏa thuận với tổng thống Mỹ, người đã trả lời bằng một dòng tweet là họ sẽ "cùng nhau làm việc đó".
Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề lớn. Kim Jong-un có vẻ như là một vị lãnh đạo Bắc Hàn cởi mở hơn nhưng ông dường như vẫn không muốn cho thế giới được nhìn thấy những gì ông không muốn họ thấy.
Và trong dịp này, ông chỉ muốn cho họ thấy buổi lễ diễu binh.
Những gì camera không được quay
Liên Hiệp Quốc ước tính rằng khoảng 40% dân số Bắc Hàn, hay hơn 10 ngàn người, cần trợ giúp nhân đạo và khoảng 20% trẻ em nước này bị suy dinh dưỡng.
Năm nay là năm nóng nhất từ khi có thu thập số liệu trên bán đảo Triều Tiên. Truyền thông Bắc Hàn mô tả đợt nắng nóng năm nay là "thiên tai chưa từng có". Liên đoàn Chữ thập đỏ Quốc tế cảnh báo rằng lúa, ngô và các giống cây khác đang khô héo trên đồng, "với hậu quả có thể gây thảm họa," khiến đất nước này có rủi ro của "một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sâu rộng."
Vài trận lũ lụt hồi cuối tháng Tám do bão cũng làm 76 người chết, với số người tương tự bị thương và hàng ngàn người bị mất nhà cửa.
Ít có khả năng các hãng truyền thông được mời vào Bắc Hàn lần này sẽ được xem những cảnh tượng bị tàn phá. Khả năng tiếp cận của báo chí vẫn được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt mặc dù ông Kim Jong-un đã có những cuộc gặp thượng đỉnh với các vị tổng thống Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Noh Hee-Chang nhớ lại những ngày ông đứng ra tổ chức các cuộc diễu binh trong cái nắng đổ lửa với rất ít thức ăn.
"Cái đói. Điều tôi nhớ nhất là thấy đói. Nhất là trong thời kỳ ông Kim Jong-il lãnh đạo, chúng tôi không đủ ăn. Tất cả 100.000 con người phải làm việc từ sáng tới đêm và khó khăn lớn nhất của họ là ăn không đủ no."
Nhưng khi tôi hỏi ông rằng với tư cách là sếp của họ, ông có thấy thương những người đi duyệt binh không, ông trả lời dứt khoát là không.
"Ở Bắc Hàn, chúng tôi được giáo dục rằng nếu một bức tường lung lay, cả quả núi cũng phải lung lay. Ý nghĩa của câu nói đó là, nếu ông Kim Il-sung hay Kim Jong-il nói 'a', thì kể cả những người dân thấp hèn nhất cũng phải nói 'a' và nhận mệnh lệnh. Chúng tôi chỉ biết nói 'vâng thưa ngài'. Và toàn bộ hệ thống được xây dựng như thế."
Vấn đề sống còn
Màn thể hiện lòng trung thành và tự hào được coi là trọng tâm cho thành công của các cuộc diễu binh và của cả dân tộc. Bà Kim Ji-young nhớ lại những tiếng hô "Muôn năm" của bạn bè trong quân đội khi họ diễu qua lễ đài nơi vị lãnh tụ đứng.
"Họ hô to đến nỗi họ mất giọng sau cuộc diễu hành 100 mét này. Chúng tôi cố nói chuyện với họ nhưng họ không nói được vì đã mất giọng hoàn toàn."
Ngoài chuyện được có mặt trong buổi lễ hoành tráng, bà kim Nói tham gia diễu binh còn là vấn đề sống còn.
"Chúng tôi đều là con của các cán bộ trung và cao cấp của Đảng. Nên nếu có kêu ca phàn nàn và bị phát hiện, thì chúng tôi có thể biến mất. Vì thế không ai dám kêu ca.
"Người nước ngoài chắc hẳn thấy rất thú vị. Nhưng tôi muốn nói với họ, những người này đã luyện tập rất vất vả suốt sáu tháng mà không được ăn no. Họ đổ mồ hôi và rèn luyện trong sáu tháng trời vì cái gì- 10 phút duyệt binh? Thật là đau đớn. Tôi ước gì mọi người được thấy những gì ẩn giấu đằng sau, nhất là các phóng viên".
Tuy vậy, lòng tự hòa dân tộc vẫn còn.
Ông Noh chẳng hạn, sẽ quay lại Bắc Hàn ngay lập tức nếu ông được phép.
"Tôi sẽ trở lại 100%. Tôi muốn khóc khi nghĩ đến thành phố quê hương tôi. Tất nhiên tôi muốn quay lại. Tôi luôn luôn muốn trở lại Bình Nhưỡng. Có ai mà không muốn về thành phố quê hương mình?"


TASS: Việt Nam đặt mua vũ khí của Nga trị giá hơn 1 tỉ đôla


TASS: Việt Nam đặt mua vũ khí của Nga trị giá hơn 1 tỉ đôla
08/09/2018

Việt Nam đã đặt mua các vũ khí và dịch vụ quân sự của Nga trị giá hơn 1 tỉ đôla, hãng tin TASS của Nga cho hay, trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực phòng thủ của mình.
“Chúng tôi có một danh mục các đơn đặt hàng trị giá hơn 1 tỉ đôla,” TASS dẫn lời ông Dmitry Shugayev, người đứng đầu Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác Kĩ thuật Quân sự Nga, cho biết hôm thứ Năm.
Tin này được loan đi trong khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm Nga.
Bản tin không cho biết bất kì chi tiết nào về các hợp đồng mua vũ khí.
Việt Nam có quan hệ thân thiết với Nga từ hàng chục năm qua.
Nga là nước cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam và các công ty Nga tham gia vào một số dự án năng lượng của Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm tấn công lớp Kilo tối tân, cùng với một số tàu chiến, chiến đấu cơ phản lực và các thiết bị quân sự khác từ Nga.
“Hai bên… khẳng định quyết tâm tiếp tục củng cố, phát triển mối quan hệ trong lĩnh vực [kĩ thuật quân sự] trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện,” theo tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm của ông Trọng đăng hôm thứ Sáu.
Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vũ khí tích cực nhất thế giới trong những năm gần đây, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết liệt tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông.
Các công ty của Việt Nam và Nga đã kí kết một số thỏa thuận hợp tác trong chuyến thăm của ông Trọng, bao gồm ba thỏa thuận về hợp tác ngân hàng, theo chính phủ Việt Nam.


Hai cựu tướng công an nhận tiền tỷ để bảo kê đường dây đánh bạc


Hai cựu tướng công an nhận tiền tỷ để bảo kê đường dây đánh bạc
RFA
2018-09-07
Trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương khai đã đút lót hàng tỷ đồng cho hai  tướng công an bị truy tố vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Cơ quan Điều tra cho biết, ông trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương khai rằng để tạo điều kiện tổ chức đánh bạc trực tuyến, ông này đã biếu cho tướng Phan Văn Vĩnh hơn 1,7 triệu USD tức khoảng hơn 30 tỷ đồng cùng nhiều vật dụng cá nhân giá trị lên tới nhiều tỷ đồng.
Ngoài ra, Dương cũng biếu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng, cục cảnh sát phòng chống công nghệ cao 700 triệu và một phần mềm diệt virus hơn 30.000 USD.
Theo cáo trạng của cơ quan điều tra, hành vi của ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu bảo kê , nhận hối lộ. Trong đó, ông Vĩnh là người chỉ huy còn ông Hóa là người thực hiện. Nhưng trong quá trình điều tra cơ quan chức năng chưa đủ căn cứ để xác định hai ông này hưởng lợi cá nhân.
Trước đó, vào ngày 31/8, Viện Kiểm sát Nhân dân Phú Thọ ban hành cáo trạng truy tố hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa cùng 90 bị can khác trong vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet.
Theo cáo trạng, ông Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50, bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 356 Bộ luật hình sự 2015 với mức án từ 5 năm đến 10 năm tù.


Việc cho phép dùng NDT ở VN: Hiểm họa khôn lường


Việc cho phép dùng NDT VN:
Him ha khôn lường
Vũ Thăng LongGửi tới BBC từ California, Mỹ
·         2 giờ trước
Việt Nam có lẽ đã có những tính toán trong việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 19 (TT19) cho phép dùng tiền nhân dân tệ tại bảy tỉnh biên giới Việt Trung.
Hai cái lợi ngắn hạn trước mắt được dẫn chứng qua thông tin "đại chúng" hay trong vài tài liệu dẫn đến TT 19 là sẽ "giúp thương nhân VN sản xuất và buôn bán dễ dàng hơn ở các tỉnh biên giới", và hy vọng "giúp giới sản xuất và đầu tư TQ di chuyển một số hãng xưởng sản xuất và dự án đầu tư sang VN".
Một vài chuyên gia ở Việt Nam đã phát biểu phần nào ủng hộ cho TT 19 trên, cho rằng đã nghiên cứu kỹ và "tìm ra các văn bản pháp quy bảo đảm chặt chẽ cho TT 19 về giới hạn phạm vi áp dụng và cơ chế giám sát thực hiện" để không có việc dùng lan tràn tiền TQ trong lãnh thổ VN, gây ra lo ngại của cả nước về hiểm họa Trung hóa cả nền tiền tệ trong tương lai gần, và cả nền kinh tế đất nước trong tương lai không xa.
Để phân tích kỹ hơn các yếu tố sâu xa cả trong ngắn hạn và dài hạn, bài thảo luận ngắn này trình bày các mối hại lớn hơn nhiều cho guồng máy sản xuất VN và cả nền kinh tế VN trong 2-3 năm tới, làm VN hoàn toàn lệ thuộc TQ về kinh tế và chính trị.
Trong ngắn hạn, TT 19 sẽ tác động tai hại lên chính sách tiền tệ độc lập của VN, làm suy yếu tiền VND và sẽ gây ra các biến động tiền tệ và tâm lý khó lường trong vòng từ 3-6 tháng, nhất là việc đầu cơ tiền tệ có thể làm tan biến khối dự trữ ngoại tệ 65-70 tỷ đô la của NHNN một cách nhanh chóng nếu muốn dùng dự trữ đó để bảo vệ tỷ giá sau này.
Sau khi phân tích các điểm này, thì kết luận rõ ràng là LỢI BẤP CẬP HẠI như sau, trong tóm tắt các điểm chính cho một cuộc thảo luận cần có gấp rút.
1. Vấn đề vi hiến:
- Chủ quyền kinh tế, chủ quyền tiền tệ là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia; mất chủ quyền tiền tệ này là mất chủ quyền quốc gia, như TS Lê Đăng Doanh ở Hà nội đã từng nêu.
- TT 19 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép đồng NDT được lưu hành tại bảy tỉnh biên giới TQ-VN, sẽ không có cơ chế nào hữu hiệu để ngăn chặn những đồng NDT được sử dụng ở những nơi khác ngoài bảy tỉnh đó; và mặc nhiên NDT trở thành một loại tiền tệ chính thức (legal tender) ở VN.
2. Có sự hiểu nhầm hay cố ý không hiểu khác biệt giữa chấp nhận NDT trong giỏ tiền tệ của IMF và dùng NDT như một loại tiền tệ của quốc gia:
-Giỏ tiền tệ chỉ dùng làm mốc cho việc xác định tỷ giá của tiền trong nước và không có liên quan gì đến việc dùng tiền tệ của một quốc gia. Một số đông người có thể hiểu lầm rằng NDT có trong giỏ tiền SDR của IMF (một sự thực) là coi như NDT là đồng tiền chuyển đổi tự do, là có thể được các nước chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch quốc tế.
Thí dụ dễ hiểu về khái niệm của đồng tiền chính thức (legal tender) và giỏ tiền tệ: Thái lan dùng tiền Baht như là đồng tiền chính thức duy nhất trong nước họ nhưng lại dùng SDR (giỏ tiền tệ nổi tiếng của IMF với nhiều tiền "lớn" khác kể cả NDT) làm tiêu chuẩn ấn định tỷ giá của họ. Nếu có cả USD và NDT, ảnh hưởng chuyển động trái ngược của tỷ giá hai đồng tiền này trong giỏ chọn lựa sẽ có tác động trung hòa với tiền Baht nếu Ngân hàng Trung ương Thái lan không quyết định tăng hay giảm ảnh hưởng của một thứ tiền trong giỏ đó.
-Thông tư 19 mặc dù không công nhận NDT là đồng tiền chính thức của Việt nam nhưng việc NHNN cho phép lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam tức là công nhận NDT là đồng tiền chính thức thứ hai (dual currency), lưu hành song song với VND.
3. Tác động quan trọng nhất là lên tỷ giá VND và chính sách tiền tệ độc lập của NHNN ở VN:
- Thông tư 19 của NHNN cho phép 95 triệu dân ở Vân Nam và Quảng Tây cùng với vài triệu dân VN, hay gần 100 triệu người tức hơn toàn bộ dân số VN hiện nay, được dùng NDT cho chi thu thương mại và đầu cơ tiền tệ ở trên lãnh thổ VN.
- Tuy gọi là biên mậu, mậu dịch ở biên giới, nhưng ở phía TQ cũng như ở VN liệu có quy định nào giới hạn phạm vi trao đổi chỉ của các tỉnh biên giới. Thực tế ở VN là lâu nay các tỉnh miền nam vẫn đưa hàng lên biên giới bán cho TQ và được coi là biên mậu đấy. Điều này cho thấy nguy cơ NHNN không kiểm soát được chính sách tiền tệ, khả năng phụ thuộc vào đồng tiền TQ là rất lớn.
- Tùy số tiền NDT của TQ được nới rộng hay thu hẹp ở VN, NHNN sẽ không kiểm soát được khối tiền tệ lưu hành ở VN, và ngay cả không có số đo chính xác về khối tiền đó trong nước, như từ trước đến nay. Quan trọng nhất, NHNN mất cả khả năng ấn định chính sách tín dụng rộng hay thắt chặt một cách độc lập.
- Ngoài ra, tỷ giá VND sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tỷ giá NDT. Đây là vấn đề rất quan trọng hiện nay, vì trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung hiện tại, tiền NDT đã mất giá 8% từ tháng 4, trong khi VND chỉ mới mất giá 3% so với USD.
- Sự lan truyền mạnh của NDT ở VN sang hai trung tâm tiền tệ lớn là Hà Nội và Sài Gòn sẽ có thể làm VND mất giá thêm 4-5% trong thời gian ngắn do đầu cơ tiền tệ, ngay cả lúc chưa có tác động nào khác của các yếu tố thương mại giữa tay ba Mỹ-TQ-VN (như bàn dưới đây).
- Tương lai cuộc thương chiến Mỹ - Trung đang có đà sẽ bộc phát mạnh mẽ hơn để "thị uy" nhằm mục đích chiến tranh tâm lý trước khi thương nghị chính thức trở lại giữa hai quốc gia và với các đối tác khác. Trong tháng 9, gần như có thể là Mỹ sẽ tuyên bố áp thêm thuế 25% lên 200 tỷ đô hàng nhập từ TQ. Để trả đũa, TQ chỉ có thể áp lên cùng thuế này trên số hàng nhập còn lại từ Mỹ trị giá 80 tỷ đô (tổng số hàng nhập từ Mỹ là 130 tỷ năm 2017). Điểm yếu huyết mạch của TQ là chỗ này. Dân chúng và giới thương gia TQ nhất định sẽ phải "phòng thủ" bằng cách trốn khỏi tiền NDT qua dự trữ USD, tiền yen, Euro, và có thể là vàng (nơi ẩn trú tiền để dành quan trọng của dân Á đông).
- Việt Nam sẽ mất nguồn ngân sách quan trọng trong kinh tế học gọi là "seignorage" khi không chủ động được chính sách tiền tệ của quốc gia.
- Nếu tiền NDT xuống quá mức 7,0 - 7,2 ăn 1 USD, hệ thống tiền tệ TQ sẽ rối loạn toàn bộ. Và ảnh hưởng lên tỷ giá VND do một mình yếu tố đầu cơ tiền tệ này thôi sẽ có thể dễ dàng đẩy tỷ giá VND tới mức 24.000-24.500/1 USD.
4. Tác động gia tăng của thương chiến Mỹ-TQ lên kinh tế và tỷ giá VND:
- Theo kinh nghiệm về tiền tệ thế giới, đồng tiền mạnh bao giờ cũng lấn át đồng tiền yếu. Nếu như đồng NDT với số lượng hàng hóa ở đằng sau và với việc họ phá giá tiền của họ, giá thành của hàng TQ rẻ đi, sẽ tạo ra một ưu thế rất lớn với hàng hóa của Việt Nam. Nhiều kỹ nghệ của VN sẽ bị bóp nghẹt.
- Việc ai cũng e ngại là TQ sẽ tuồn hàng sang VN để xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh áp thuế cao. Mỹ đã sẵn sàng với việc này và sẽ áp thuế lên hàng nhập từ VN và ngay cả ngăn chặn hàng VN có "gốc TQ" được nhận biết khá dễ dàng qua hệ thống tin tức thương mại của Mỹ.
Vài câu kết ngắn:
- Theo vài chuyên gia, Việt Nam có thể do tính toán lo ngại bị lôi vào vùng khủng hoảng tiền tệ, như đã và đang xảy ra ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Argentine… Nếu Việt Nam có ý muốn "dựa" vào đồng nhân dân tệ để "tránh bão", đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm lúc này.
- NHNN cần xét lại TT 19, tính toán lại các dự định trong việc cho NDT lưu hành trước hết ở bảy tỉnh biên giới, sau đó lan rộng đến Hà Nội và Sài Gòn, sẽ là việc rất khó kiểm soát.
- Một nghịch lý trớ trêu cho chính sách NHNN là cố chống việc đô la hóa trong quá khứ nay lại chính thức hóa và hỗ trợ việc nhân dân tệ hóa tiền đồng VN. Hơn nữa, TQ đang là nước có liên hệ thương mại cao nhất với VN và đứng đầu trong danh sách nhập siêu của VN. Nay TT 19 lại giúp cho việc nhập khẩu hàng TQ dễ dàng hơn nữa, gồm cả nhập khẩu "chính ngạch" và "tiểu ngạch--lên đến 30 tỷ đô". Liệu ai có thể giải thích rõ thêm về mục tiêu chính sách của NHNN?
- Không cần nói thêm, việc ban hành và áp dụng TT 19 cùng lúc với việc tiếp tục cứu xét thiết lập 3 đặc khu kinh tế ở những vùng nhậy cảm cho an ninh quốc gia, sẽ gây hiểm họa trầm trọng cho đất nước.


Ukraine: Bài Học cho VN


Bài Học Từ UKRAINE 
Mà VN Phải Học Cho Kỹ!


Năm 1997, bán đảo xinh đẹp Crimea được Ukraine cho Nga thuê làm quân cảng ở thành phố Sevastopol, thuộc Crimea trong 20 năm. 
Đáng lý ra, Nga phải trao trả lại cho Ukraine vào năm 2017 vừa qua. 
Nhưng bản chất của kẻ xâm chiếm độc tài Putin Đại Đế, đã âm thầm mua chuộc chính phủ bù nhìn, đứng đầu là tổng thống Viktor Yanukovych. 
Thế là tháng 4/2010 Chính phủ Ukraine lại ký gia hạn đến năm 2047
Nắm bắt được được cơ hội này, Nga ồn ạt đưa khí tài và lực lượng quân sự sang, và kèm làn sóng di cư ồ ạt.

Kết quả là chưa đến năm 2047, vào đúng năm 2014, Nga tuyên bố Crimea là lãnh thổ thuộc Nga thông qua một cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức, trái với luật pháp quốc tế.
Vì hơn 90% dân số nói tiếng Nga ở đây, nên khi trưng cầu dân ý, đồng nghĩa với việc sáp nhập vào Nga.
Nga lập tức cho thành lập chính phủ ở đây. Phương Tây phản đối ầm ầm, Ukraine kêu gào giãy giụa, nhưng là vị thế nước yếu bên cạnh gấu Nga hùng cường, Ukraine đành bó tay!
Putin Đại Đế lên truyền thông tỏ bày; “Crimea nên về với đất mẹ”!
Ukkraine cay đắng mất đi phần đất có vị thế địa chính trị quan trọng và không lấy lại được Crimea nữa. Putin Đại Đế chỉ cần có 4 năm thôi, đã chiếm được Crimea ngon lành!

Nghĩ lại Việt Nam, cho dù lùi thời hạn thuê đất từ 99 năm xuống 70 năm hay 50 năm hoặc ít hơn đi nữa. Thì hãy mở to mắt ra mà nhìn bài học nhãn tiền của Ukraine và Nga.

Mà thằng Tạp Cẵn Bã thì khỏi phải nói, nó còn gian manh, ác độc, nham hiểm, liều lĩnh gấp chục lần Putin!

Theo Peter Thanh


Có Đáng Khóc Không Em?-Kha Tiệm Ly


CÓ ĐÁNG KHÓC KHÔNG EM ?

Chỉ vì cầu thủ ta thua một trận Mà nước mắt em ngập khán đài nước bạn
Làm mờ đi những suy tư trên vầng trán
Nước mắt em thừa thãi thế sao em?

Còn giọt nào chừa lại ở trong em
Để dành cho những mảnh đời cơ nhỡ
Vất vưởng lang thang đầu đường xó chợ
Cả cuộc đời chẳng khác một màn đêm!

Hãy khóc cho các em đến trường ngày hai buổi
Bằng bao ni lông, bằng những chiếc cầu treo
Hay đu dây tử thần qua bên kia suối
Gởi mạng mình cho vách núi cheo leo!

Ước gì một phần nước mắt của em
Dành cho những anh hùng nằm xuống
Để lấy tự do, để giành từ bờ cây thửa ruộng
Mà nắm xương tàn giờ chẳng biết nơi đâu!

Sao em chẳng khóc cho những chiếc tàu đánh cá
Đang lướt êm đềm trên mặt biển quê hương.
Rồi vô cớ bị đâm chìm bởi những con “tàu lạ”
Cho vợ con bơ vơ cạn lệ đêm trường!
Những gì để lại chỉ là ngôi mộ gió
Khói nhang buồn cay mắt đau thương!

Ước gì một phần nước mắt của em
Để khóc cho một dãy sơn hà.
Của tiền nhân tạo bằng xương bằng máu
Nay đã mất rồi núm ruột Hoàng Sa!
Để khóc cho những anh hùng chết trên đất liền, hải đảo
Như bắc biên thùy, như ở Gạc Ma!

Em khóc chi một trận thua bóng đá
Thắng chưa hẳn vinh, bại chắc chi đã nhục
Là trò chơi có gì đâu vinh, nhục?
Tổ quốc mất, còn mới vinh. nhục em ơi!

Kha Tiệm Ly

Quan ngại về bánh Trung Thu “siêu rẻ”


Quan ngại về bánh Trung Thu “siêu rẻ”
RFA
2018-09-07
Bánh Trung Thu là mặt hàng đặc trưng vào dịp Hội Trăng Rằm hằng năm. Lâu nay đối với các gia đình nghèo khó có thể cho con nhỏ thưởng thức một miếng bánh Trung Thu vì túi tiền của họ không thể kham nổi.
Năm nay bên cạnh các loại bánh truyền thống có giá từ mấy chục đến mấy trăm ngàn và cả bạc triệu hay hơn thế nữa cho mỗi cái, lại xuất hiện nhiều loại bánh ‘siêu rẻ’ được nói là nhập từ Trung Quốc sang. Những mặt hàng này được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.
Người tiêu dùng, nhất là giới chỉ thu nhập ‘ba đồng, ba cọc’, có vui không khi trên thị trường có loại sản phẩm vừa túi tiền của họ như thế?
Nghi ngại hàng kém phẩm chất
Trên mạng xã hội hiện có quảng cáo một loại bánh Trung Thu mini được cho là xuất xứ từ Trung Quốc và được bán với mức giá siêu rẻ từ 2.000 – 3.000/ cái với rất nhiều hương vị khác nhau như cam , dâu, xoài….
Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại bánh Trung Thu này được nhập về với giá sỉ khoảng 300.000 đồng/ thùng và mỗi thùng khoảng 120 đến 130 cái bánh nếu chia nhỏ ra thì mỗi chiếc bánh được bán với giá rất rẻ. Với mức giá siêu rẻ này nên nó trở thành món được nhiều người lao động thu nhập thấp và sinh viên lựa chọn.
Chúng tôi có liên lạc với một chủ trang cá nhân rao bán loại bánh Trung Thu này và được cho biết qua tin nhắn, loại bánh được nhập từ Đài Loan với trọng lượng khoảng 38g/cái và được bán theo kilogram với giá 90.000/kg cho 25 cái và nhiều hương vị khác nhau tùy lựa chọn. Còn nếu mua số lượng lớn thì sẽ giảm giá còn 80.000 – 85.000 đồng/kg. Số lượng bao nhiêu cũng có chỉ cần báo trước một ngày thì hôm sau sẽ có hàng và giao hàng miễn phí.
Nên với việc bánh trung thu mini từ trung quốc nhập vào Việt Nam tràn lan như hiện nay, nó giống như là một cách để tuồng hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng nhưng người ta dán lại một tag khác.
- Phương Ngọc
Đài Á Châu Tự Do liên lạc với chị Phương Ngọc, người chuyên làm bánh Trung Thu tại nhà và được chị cho biết giá thấp nhất đối với loại bánh Trung Thu nặng 50g thì đã bán 20.000/cái và 200g thì 80.000/cái nhưng khi nghe về loại bánh giá 2.000 – 3.000/cái từ Trung Quốc thì chị có trình bày:
“Với người làm thủ công như em thì với mức giá 2.000-3.000 thì không bao giờ bán được vì nó không đủ tiền điện để mình làm chứ đừng nói đến tiền mua nguyên liệu. Nên với việc bánh trung thu mini từ trung quốc nhập vào Việt Nam tràn lan như hiện nay, nó giống như là một cách để tuồng hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng nhưng người ta dán lại một tag khác.”
Chúng tôi trực tiếp đến một quầy hàng bán bánh Trung Thu trên đường Lê Văn Sĩ ở khu vực quận 3 tại Sài Gòn để tìm hiểu thêm thông tin thì được nhân viên bán hàng tại quầy Kinh Đô cho biết:
“Ở đây mình bán trực tiếp từ hàng công ty, vì đã có dấu kiểm định, mộc đỏ rõ ràng, hàng công ty rõ ràng chứ không phải mình bán hàng tùm lum. Những mặc hàng đó đa phần là nguyên liệu từ TQ mà anh cũng biết miễn nguyên liệu TQ thì đa phần rất rẻ nên ai ham rẻ thì ăn loại đó thôi, cho nên thật sự nếu là hàng đàng hoàng thì giá phải niêm yết công ty có bảng giá rõ ràng, còn bán 2k-3k thì đa phần là quầy hàng tự phát sinh.”
Người tiêu dùng e ngại
Mặc dù được người bán hàng quảng cáo hàng chất lượng, mẫu mã đẹp nhưng nhiều người tỏ ra e ngại về chất lượng của loại bánh Trung Thu ‘siêu rẻ’ như thế.
Một facebooker tên Tạ Hiền chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng dù được bạn bè trong công ty mua và mời ăn thử nhưng anh không dám động đến miếng bánh này vì anh cho rằng thực phẩm dơ, sạch hiện nay lẫn lộn, đẹp mắt nhưng chưa chắc an toàn vệ sinh.
Một người dân tại Sài Gòn cho chúng tôi biết có cho tiền cũng không mua loại bánh này: “Không bao giờ dám, công an vừa tịch thu hơn mười mấy ngàn chiếc bánh không bao bì không nguồn gốc cho nên bánh trung thu này cho tiền cũng không dám ăn.”

Một trở ngại đối với người tiêu dùng hiện nay là khó có thể phân biệt được chất lượng của các loại bánh khác nhau dù là bánh có giá cao như trình bày của chị Phương Ngọc.
“Bánh chất lượng và không chất lượng thật sự rất khó nhận biết. Ở VN thì mình dựa vào thương hiệu như Đồng Khánh, Như Lan, BBK hay là Kinh Đô. Còn các loại bánh nhỏ nhỏ từ Trung Quốc về VN thì chẳng có thương hiệu mà nó còn ghi tiếng Tàu nên không biết bánh gì mà chỉ cần thấy tiếng Tàu là người ta không chọn mua nhưng mà để tháo ruột nó ra và bỏ vào một vỏ khác cho nên không thể nhận biết được bánh Trung Quốc hay Việt Nam rất khó.”
Anh Hùng một chuyên viên y tế thuộc trường Đại Học Y thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với chúng tôi qua tin nhắn rằng, anh rất lo ngại về chất lượng của loại bánh Trung Thu ‘siêu rẻ’ vì mức giá quá rẻ thì nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất lớn, anh nhấn mạnh rằng
“Những thành phần trong nhân bánh được xay nhuyễn, dù được giới thiệu nhân sầu riêng, nhân đậu xanh... nhưng người ăn hoàn toàn không biết được đó là gì.”
Vấn đề kiểm tra an toàn thực phẩm
Còn theo chuyên gia Vũ Thế Thành, thạc sĩ quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm chia sẻ trong một bài viết của ông trên trang web của mình rằng:
“Thực phẩm Tàu không phải thứ nào cũng dơ, cũng kém an toàn, nhưng không thể phủ nhận, thực phẩm tràn vào Việt Nam từ Trung Quốc, chỉ nhìn về mặt an toàn, thì còn nhiều điều bí ẩn chưa giải mã hết. Người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách chỉ mua hàng có xuất xứ rõ ràng, nếu là hàng nhập phải có nhãn phụ, công ty nhập…”
Vị chuyên gia này còn viết thêm rằng vì bánh Trung Thu ở Việt Nam chỉ được làm ra và bán vào một số ngày trong năm nên cơ quan an toàn thực phẩm ít khi đụng tới thời hạn bảo quản, trừ khi sử dụng chất cấm hoặc điều kiện sản xuất quá mất vệ sinh.
Chúng tôi có liên lạc với cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh để hỏi thêm về việc quản lý nhập và bán loại bánh Trung Thu siêu rẻ; tuy nhiên mọi nổ lực đều bất thành.