Nhà báo, blogger Từ Thức từng được
ngành báo chí của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử sang Pháp để theo dõi về
Hòa đàm Paris 1973 trong nhiều năm.
'Chúng tôi có một bổn phận là viết về quê hương'
·
5 tháng 9 2018Nói về những điều mà người ở trong nước 'không
thể nói được' là một trong những may mắn của chúng tôi và đó còn là một 'bổn
phận', một nhà báo tự do và blogger người Việt từ Paris nói về công việc viết
lách của mình với BBC Tiếng Việt.
Chúng tôi chỉ là một
nhóm anh em tập hợp với nhau và mỗi năm góp một số tiền và từ đó lấy ra để tài
trợ cho tờ báo của mình, làm báo với tôi 'hoàn toàn là vì nghĩa vụ' chứ không
đòi hỏi tiền bạc gì hết, một nhà báo có ba thập niên gắn bó với một tờ báo
tiếng Việt từ Pháp chia sẻ .
Đây là một công việc
'mang tính chất cá nhân' của từng người một, mặc dù tôi sống ở nước ngoài,
nhưng những tình cảm, suy nghĩ của tôi vẫn hướng về đất nước Việt Nam của tôi,
một blogger khác 'tâm sự' với BBC cũng trong dịp này từ thủ đô nước Pháp.
Chúng tôi có một may mắn là chúng tôi có tự do thì phải sử dụng
cái tự do đó để gửi trả lại những thông tin đó cho mọi người ở trong nướcNhà
báo, blogger Từ Thức
Trước hết, nhà báo,
blogger Từ Thức nói với BBC về những chủ đề mà ông quan tâm khi viết báo và
blog:
"Nói chung là tất
cả những chủ đề gì có liên hệ tới Việt Nam, quan niệm của tôi như thế này. Mỗi
một người phải đóng góp một cái gì cho đất nước, chúng tôi không có ở trong
nước, chúng tôi không trực tiếp đóng góp được, chúng tôi không đi biểu tình,
không đi đòi hỏi cái này, cái kia như những người ở trong nước, thì việc mà
chúng tôi có thể đóng góp được là thứ nhất gửi thông tin về.
"Là bởi vì bên
này rất nhiều thông tin, chúng tôi lựa những thông tin nào có thể có ích cho
kiến thức, cho sự tìm hiểu ở trong nước, thì chúng tôi viết về. Điều thứ hai
nữa là nói về những điều mà người ở trong nước không thể nói được. Chúng tôi có
một may mắn là chúng tôi có tự do thì phải sử dụng cái tự do đó để gửi trả lại
những thông tin đó cho mọi người ở trong nước."
Blogger Bùi Quang
Vươm, cựu Đảng viên Cộng sản Việt Nam, người từng làm việc tại Bộ Xây dựng của
Việt Nam nhiều thập niên về trước, chia sẻ:
"Đây là một công
việc 'mang tính chất cá nhân' của từng người một... Tôi ra đi, nhưng nguyện
vọng của tôi vẫn là quay trở về đất nước của tôi, mà quay trở về là để tìm cách
xây dựng đất nước của tôi theo ước vọng của tôi, cho nên có những cái mà tôi
bức xúc trong người. Do đó mặc dù sống ở Pháp, nhưng tất cả mọi cái, tình cảm
của tôi, suy nghĩ của tôi vẫn là hướng về đất nước của tôi...
"Ở đây mà nói là
sinh hoạt thì tôi nghĩ là không có sinh hoạt nào mang tính chất tổ chức cả, mà
chỉ là cảm nhận lẫn nhau, trao đổi lẫn nhau, ví dụ như hôm nay tôi đến đây, tôi
dự một hội thảo, một thảo luận một đề tài về Chủ nghĩa Cộng sản như buổi tổ
chức ở một trường đại học đó là một cách sinh hoạt, ở đây tôi gặp bạn bè của
tôi, tôi trao đổi với người ta, người ta sẽ trao đổi với tôi những cảm nhận của
họ với tôi và tôi với họ về Chủ nghĩa Cộng sản, và cũng thông qua Chủ nghĩa
Cộng sản này, về đất nước của tôi, về chế độ hiện tại đang tồn tại ở đất nước
Việt Nam của tôi."
'Tự đóng góp và cống hiến'
Nhà báo Nguyễn Văn Huy, Chủ nhiệm tờ báo mạng Thông Luận-rdp.org từ Lognes, ngoại vi Paris, nói về công việc làm báo của
ông và các đồng nghiệp, cộng sự:
"Thực sự đây là
một nhóm anh em chúng tôi đóng góp với nhau, tự nguyện với nhau, mỗi năm đóng
một số tiền với nhau, từ đấy chúng tôi lấy tiền ấy tài trợ cho những công tác
của mình. Chẳng hạn báo này tôi hoàn toàn làm vì nghĩa vụ chứ không có đòi hỏi
gì hết.
"Tại vì nếu đòi hỏi
một người làm những việc như vậy thì không được, chúng tôi nghĩ rằng phải có lý
tưởng, phải có một sự yêu mến thì mới làm việc được, thành ra chúng tôi làm
việc này hoàn toàn vì thích, chứ không phải vì tiền bạc, không ai trả tiền hết.
Chúng tôi nghĩ rằng phải có lý tưởng, phải có một sự yêu mến thì
mới làm việc được, thành ra chúng tôi làm việc này hoàn toàn vì thích, chứ
không phải vì tiền bạc, không ai trả tiền hếtNhà báo Nguyễn Văn Huy
"Như vậy là từ
năm 1988 đến giờ, tôi làm việc cũng coi như là chừng 30 năm rồi, chúng tôi
không đòi hỏi tiền thù lao, vì chúng tôi là những người đi làm có lương, mình
chỉ làm những việc này vào thứ Bảy, Chủ Nhật. Bây giờ tôi về hưu, thì có thể
làm việc toàn thời hơn chút xíu.
"Nhưng có khi bận
việc gia đình chúng tôi hơi trễ, thành ra với những độc giả, những tin tức
chúng tôi không đăng kịp, thì cũng xin thông cảm thôi.
"Chẳng hạn nếu
hôm nay, ngày mai, tôi bận, tôi chỉ làm việc buổi tối, tôi đăng được bài nào
thì tôi đăng, thì phải chờ qua hôm sau.
"Thì đó là cái
bất lợi ở chỗ đó, nhưng cái thuận lợi là những cái gì người Việt Nam quan tâm,
chúng tôi phổ biến liền và có thể để lâu trên tờ báo cho người ta nắm vững
thêm."
Trước câu hỏi có khi
nào Ban biên tập đứng trước một quyết định biên tập khó khăn mà một người khó
giải quyết, ông Nguyễn Văn Huy đáp:
"Chúng tôi có Ban
biên tập, và Ban biên tập đa số là những người đều viết được hết, chúng tôi
thỉnh thoảng có ý kiến với nhau.
"Những người
trong ban biên tập gửi bài cho nhau thì chúng tôi đăng liền, nhưng có những bài
tôi đăng lên người ta nói không được, tại vì người này viết điều này không đúng
với lập trường của mình thì khi đó tôi mới rút lại, nhưng mà rất là hiếm.
"Rồi chúng tôi tự
xét xem bài này có đăng được hay không là do chính tôi định trước, tôi thấy bài
này hay nhưng muốn hỏi ý kiến thì tôi gửi trên Internet, hỏi chung trong nội bộ
(Intranet), thì mọi người phê bình nói bài này đăng được, bài này đăng không
được, hay là hãy nói người đó sửa chỗ này, chỗ nọ, nếu họ không làm thì mình
không đăng, nhưng đa số chúng tôi không gặp trường hợp đó.
"Tại vì bài nào
hợp với lập trường là chúng tôi đăng liền mà không cần hỏi ý kiến, nhưng những
bài như cá nhân người đó tôi phân vân, không biết họ là người như thế nào thì
chúng tôi mới đặt câu hỏi, hoặc cũng có một số người lúc đầu viết rất hay,
nhưng sau này họ lợi dụng tên của họ viết những ngôn ngữ thô tục, chúng tôi
không có quyền bỏ được, nên chúng tôi không đăng."
Ở ngoài viết về trong nước
Trước câu hỏi làm thế
nào mà đang ở nước ngoài, không trực tiếp ở trong nước lại có thể có những bình
luận đủ sâu và sát về tình hình ở quốc nội, blogger Bùi Quang Vơm nói:
"Không phải cứ
phải ở trong nước mới có quyền nói về những việc làm của người ở trong nước, và
không phải là cứ phải ở trong nước mới biết được những thứ gì trong nước làm.
Tôi nói là anh nhìn một thứ gì đó, anh phải lùi xa anh mới trông thấy được.
"Anh chui vào
trong rừng, anh có trông thấy hết cả cánh rừng không? Nhưng mà tôi đứng ở
ngoài, tôi sẽ trông thấy ai là người đang phá rừng."
Anh chui vào trong rừng, anh có trông thấy hết cả cánh rừng
không? Nhưng mà tôi đứng ở ngoài, tôi sẽ trông thấy ai là người đang phá
rừngBlogger Bùi Quang Vơm
Có một số ý kiến trong
dư luận cho rằng lẽ ra một số bloggers, nhà báo tự do đã ra nước ngoài nên 'yên
vị' với đời sống và quốc gia sở tại nơi họ cư trú, mà không nên viết các bài
báo, bài blog 'động chạm, can thiệp tới nội tình' của Việt Nam, thậm chí dám
'thách thức' giới cầm quyền và chính quyền trong nước, blogger Bùi Quang Vơm
phản bác điều này, ông nói:
"Tôi cho rằng ý
kiến đó là không đúng, không xác đáng, bởi vì tôi ở nước Pháp, tôi có trách
nhiệm với nước Pháp, nhưng mà tôi cũng là người Việt Nam, tôi có trách nhiệm
với Việt Nam, tôi đi, nhưng không phải tôi đi suốt, tôi sẽ phải quay lại. Và
tất cả năm triệu người Việt Nam ở nước ngoài đang tìm cách về...
"Cho nên tôi cống
hiến lao động của tôi cho nước Pháp, tôi đóng thuế, nhưng cái mà nằm ở trong
tim tôi, cái mà nằm ở trong đầu của tôi vẫn là đất nước Việt Nam của tôi.
"Vì thế nếu nói
đến chuyện tại sao lại can thiệp vào nước Việt Nam, anh đang ở Pháp, anh đang ở
nước ngoài sống ổn định như thế mà anh lại không yên phận, anh lại nhúng vào
chuyện nọ, chuyện kia, ai nói đến chuyện nhúng?
Khi được hỏi liệu các
blogger, nhà báo tự do mà đang viết theo những gì mà họ đã lựa chọn, có nghĩ
đến việc có thể gặp những rủi ro gì hay không, chẳng hạn như khi họ vừa muốn
cầm bút, gõ bàn phím, nhưng cũng muốn về thăm quê hương bản quán, ông Bùi Quang
Vơm đáp:
"Tôi nghĩ là cái
rủi ro sẽ tồn tại, sẽ có, nhưng sẽ là một cách thử thách mình và cũng là sự hy
sinh của mình.
"Tôi cho rằng khi
nào còn cản trở những người làm những việc thuần túy về tư tưởng, hay thuần túy
về tình cảm như tôi, hay những người viết blog, thì những việc đó là việc sai
của chính quyền.
"Tôi nghĩ rằng
việc sai này sẽ được sửa dần, và tôi sẽ được về Việt Nam và tôi sẽ về liên tục
đất nước của tôi."
'Bổn phận với đất nước'
Gần đây Quốc hội Việt
Nam đã bỏ phiếu thông qua một đạo Luật về An toàn mạng, đaọ luật này cũng đã
được Chủ tịch nước ký quyết định ban hành theo truyền thông Việt Nam, trả lời
câu hỏi liệu khi luật này đi vào có hiệu lực, việc viết blog và làm báo của
giới cầm bút độc lập ở hải ngoại, như ở Pháp, có bị ảnh hưởng, hoặc gây ra thay
đổi gì hay không, nhà báo, blogger Từ Thức nói:
"Tôi nghĩ rằng
ảnh hưởng đối với người ở ngoại quốc thì sẽ rất hạn chế, tại vì ở đây không ai
cấm chúng tôi viết hết. Mà cũng rất khó ngăn chặn các thông tin từ ngoại quốc
về. Việt Nam dù có muốn tới đâu chăng nữa, họ cũng chưa có đủ khả năng kỹ thuật
để ngăn chặn chuyện đó.
"Có thể vấn đề
đặt ra với người trong nước nhưng mà không phải là với những người như chúng
tôi ở hải ngoại, mà chính vì lẽ đó, chúng tôi tự thấy mình phải có bổn phận
phải làm việc nhiều hơn nữa để 'tiếp lửa' cho anh em ở trong nhà."
Bình luận về chuyện khó và dễ khi từ nước ngoài viết blog về
Việt Nam, nhà báo, blogger Từ Thức nói:
"Viết về Việt
Nam, cái quan trọng nhất là phải tự cảnh giác, phải đừng lấy những tin nào mà
nó không chính xác, không có nguồn gốc thật đúng đắn, bởi vì nếu mình cứ lựa
những tin nào hợp với ý mình, hay hợp ý của độc giả của mình thôi, nhiều khi
mình sẽ đưa những tin thất thiệt ra.
Bỏ thì thương mà vương thì tội, đó là đất nước của mình. Một lúc
nào đó, dù là anh muốn bỏ đi, cũng có một lúc nào đó, anh nghĩ rằng mình phải
làm một việc gì đóNhà báo, Blogger Từ Thức
"Thành ra bổn
phận đầu tiên của chúng tôi là sự trung thực, mà muốn sự trung thực đó thì phải
kiểm soát, so sánh tin tức của ngoại quốc, tin tức các nguồn khác nhau để khi
những cái mà mình viết ra, nó là sự đúng đắn. Bởi vì không có gì mà tồi hơn là
làm báo hay viết báo mà căn cứ trên những nguồn gốc sai sự thực. Sai sự thực vì
thứ nhất không có đứng đắn, không đàng hoàng. Sai sự thực vì mình muốn bóp méo
sự thực. Thì trong cả hai trường hợp đó, nó không xứng đáng với một người làm
báo."
Trước câu hỏi vì sao
không giữ sự im lặng khi đã ra nước ngoài để được an toàn hơn, mà lại lựa chọn
lên tiếng và viết blog như đã và đang làm, nhà báo, blogger Từ Thức đáp:
"Lý do rất đơn
giản là tôi là người Việt Nam, tôi sinh ra ở Việt Nam, thì cả quá khứ của tôi
là ở Việt Nam, tôi ở ngoại quốc với thời gian lâu hơn thời gian tôi đã sống ở
Việt Nam, nhưng tôi sinh ra ở Việt Nam, cả thời niên thiếu của tôi ở Việt Nam,
thành ra sự liên hệ của chúng tôi đối với Việt Nam rất quan trọng.
"Anh muốn quên?
Nhiều lúc cũng muốn quên thật, bởi vì nhiều tin đến từ Việt Nam chỉ làm cho mình
buồn thôi, chỉ làm cho mình mất ngủ, chứ không có gì hạnh phúc, không có gì
sung sướng, thỏa mãn, không có gì hãnh diện hết, thành ra nhiều lúc muốn quên,
nhưng mà quên không được. Sớm muộn thì cũng trở lại, là vì sao? Là vì mình thấy
là mình không thể bỏ được.
"Bỏ thì thương mà
vương thì tội, đó là đất nước của mình. Một lúc nào đó, dù là anh muốn bỏ đi,
cũng có một lúc nào đó, anh nghĩ rằng mình phải làm một việc gì đó - cái bổn
phận của mình còn gắn bó với đất nước mà mình đã lớn lên."
Trên đây là quan điểm riêng của các nhà báo, bloggers tham gia trả
lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt. Các cuộc phỏng vấn do BBC thực hiện trong
loạt bài ghi chép những câu chuyện về người Việt đó đây trong cộng đồng Việt
Nam ở hải ngoại, trong đó có phỏng vấn các giới hoạt động, nghiên cứu văn hóa,
hoạt động xã hội, thiện nguyện, nhân chứng lịch sử, doanh nhân, nhà khoa học
v.v...
No comments:
Post a Comment