A’MAN CƠ-QUAN TÌNH-BÁO QUÂN-SU DO-THÁI
I.
LỜI GIỚI THIỆU.
Do-Thái
là một quốc gia nhỏ vùng trung-đông có hơn sáu triệu dân, phải đương đầu với
hơn một trăm triệu dân Ả-Rập bao quanh. Hai dân tộc này là kẻ thù không đội
trời chung, Khối Ả-Rập liên-kết với nhau, nguyền tiêu diệt người Do-Thái
(Zionists). Để bảo-đảm cho sự sống-còn của một dân-tộc, Do-Thái lúc nào cũng
phải đề-phòng, giữ một đạo quân hùng mạnh, mà cả thế-giới thán phục. Quân-lực
Do-Thái được liệt kê là một trong những bộ máy chiến tranh hoàn hảo nhất.. Sự
thành công của quân-đội Do-Thái trông cậy rất nhiều trong ngành tình báo, biết
trước những mưu-mô, kế-hoạch chuyển quân của địch để đỡ đòn hoặc ra tay trước.
Do-Thái có ba cơ-quan tình-báo: Tình-báo Quốc-ngoại MOSSAD,
An-ninh Phản-gián nội-bộ SHIN BET và ngành Tình-báo Quân-sự A’MAN. Nổi tiếng
nhất, được nói đến nhiều nhất là cơ-quan Mossad được thành lập bí mật vào ngày
01 tháng tư năm 1951, thuộc phòng chính trị, bộ ngoại-giao. Về sau trở nên vững
chắc, trong những năm đầu, Mossad đã đem lậu hàng ngàn người Do-Thái ra khỏi
Iraq. Mossad đã thiết-lập nhiều quan-hệ với cơ-quan Trung-ương Tình-báo Hoa-Kỳ
(CIA). Trong thời gian được lãnh đạo bởi siêu điệp-viên Isser Harel, cơ-quan
Mossad được thế-giới xem như một thứ James Bond trong việc bắt cóc tội-phạm
Quốc-Xã (Nazi) Adolph Eichmann từ thủ-đô Buenos Aires, Á-Căn-Đình và việc
‘chiêu hồi’ một phi-công Iraq lái chiếc MIG-21 về Do-Thái. Mossad cũng
rất thành công trong cuộc chiến với Tháng Chín Đen (Black September), một tổ
chức khủng-bố người Palestine, ám-sát Ali Hassan Salameh, tay soạn-thảo ra vụ
thảm-sát lực-sĩ Do-Thái trong kỳ thế-vận Olympics năm 1972 tại Munich. Gần đây,
Mossad bắt cóc kẻ phản bội về nguyên-tử Morderchai Vanunu từ Âu-châu
đem về Do-Thái. Ngoài ra theo báo ngoại quốc, Mossad cũng dự phần trong kế
hoạch ám-sát thần-sầu viên phụ tá cho tổ chức Giải-phóng Palestine (PLO) Abu
Jihad. Trùm khủng bố bị giết trong biệt thự riêng ở Tunis vào tháng tư, năm
1988.
Trong ngành tình báo, đâu phải lúc nào cũng thành công, Mossad đôi
khi bị ‘bể mặt’ như vụ xẩy ra tại một làng nhỏ Lillehammer bên Na-Uy nơi tổ
chức thế vận hội mùa đông trước đây và đài truyền hình CBS có nhắc lại trong kỳ
thế-vận). Toán hành-động (hit team) của Mossad giết một người bồi bàn
người Ma-Rốc vì tưởng lầm là một trong những thủ phạm trong vụ thảm sát các
lực-sĩ Do-Thái ở Munich, Tây-Đức năm 1972. Sau vụ này vài điệp viên của Mossad
bị bắt, ra tòa và ngồi tù.
Lực-lượng an-ninh, phản gián Do-Thái có tên là SHIN BET hay SHA
‘BA’K, không quan trọng và ít nổi tiếng như Mossad. Shin Bet được biết đến
trong vai trò phản-tình-báo và những năm sau này có thêm nhiệm-vụ chống
khủng-bố. Cơ-quan này truy tầm gián-điệp phiá Nga-sô và Ả-Rập nổi tiếng trong
vụ bắt được trung-tá Israel Be’eri, quân-sử gia cuộc chiến đấu độc-lập
1948 và làm gián-điệp theo mùa cho cơ-quan tình-báo Nga-sô, bán tài liệu
an-ninh quốc-phòng Do-Thái và Tổ-chức Bắc Đại-Tây-Dương (NATO). Shin Bet
còn bắt giữ giáo-sư Kurt Sita, nhà vật-lý học người Tiệp-Khắc, làm gián-điệp
cho sở tình-báo Tiệp (STB).
Về ngoại vụ, Shin Bet cung cấp lực lương an-ninh cho hãng hàng
không Do-Thái El Al trên các phi trường quốc tế sau vụ một chiếc máy bay của El
Al bị không tặc cưỡng bách bay đi Algeria vào năm 1968. Trong nhiệm vụ an-ninh,
Shin Bet bị tai tiếng đôi khi quá tay, tàn bạo. Một vụ xẩy ra bắt lầm, buộc tội
oan cho một sĩ quan trẻ gốc Circassian Moslem phục-vụ trong quân đội Do-Thái.
Viên sĩ quan này bị tra tấn, đánh đập dã man đến độ phát điên sau khi sự thật
phơi bầy ra. Một vụ khác dưới quyền chỉ huy trực tiếp của vị chỉ-huy Shin Bet,
Avraham Shalom, đánh-đập hai tên khủng bố người Palestine cho đến chết, sau vụ
cướp xe bus vào tháng tư năm 1984. Vụ này bị báo chí phanh-phui làm mất mặt
chính-quyền. Khi Shin Bet tiên đoán sai về vụ khởi-nghiã (Intifadah) của
dân-tộc Palestine trong năm 1987, Shin Bet bị chỉ trích, kiểm thảo.
Mặc dầu Mossad và Shin Bet là hai cơ-sở quan trọng trong ngành
tình báo Do-Thái. Không có một đơn-vị nào hữu-hiệu hơn cho vấn-đề sống còn của
lực-lượng quốc-phòng, quân đội Do-Thái bằng cơ-quan A’MAN. Nhiệm-vụ chính-yếu
của cơ-quan tình báo này là thâu-thập tin-tức tình-báo, phân-tích và phổ biến
những nguồn tin tình-báo đến các đơn-vị trong quân-lực Do-Thái. Nhờ những tin
tình báo do A’Man cung cấp, quân đội Do-Thái đã tạo được những chiến-thắng
thần-tốc như trong Trận Chiến Sáu Ngày năm 1967 và nhiều vố khác làm cho kẻ thù
Ả-Rập ‘bể mày, bể mặt’. Thất bại trong ngành tình báo sẽ đưa đến nhiều hậu qủa
tai hại như trong Trận Chiến năm 1973 (Yom Kipur). A’Man trực thuộc bộ
Tổng-Tham-Mưu và bộ Quốc Phòng Do-Thái chứ không biệt lập như Mossad, A’man bị
coi như nằm trong bóng tối của Mossad, sự liên hệ giữa A’Man và Mossad cũng
tương-tự như cơ-quan An-ninh Quốc-gia (NSA) của Hoa-Kỳ và Trung-Ương
Tình-Báo CIA.
Là một phần trong Lực-Lương Quốc-Phòng, A’Man bao gồm luôn hai
cơ-quan tình báo của Hải và Không quân. A’Man tuyển-mộ đủ mọi thành-phần kể cả
tội-phạm, trong những điệp-viên nổi tiếng có Eli Cohen được tôn-vinh là siêu
gián-điệp (Sư-phụ - Master Spy) và ‘Champagne Spy’ Wolfgang Lotz mà về sau
chuyển qua Mossad, trở thành nhân-vật quan trọng cho cơ-quan này. A’Man
chia ra làm bốn ban: Sản-xuất (Production), Tình-báo (Intelligence Corps),
Quốc-ngoại (Foreign Relations) và An-ninh (Field Security/Military Censorship).
Nhân viên làm việc cho A’Man vào khỏang bẩy ngàn người gồm binh-sĩ, sĩ-quan,
hạ-sĩ-quan và dân sự. A’Man còn có nhiệm vụ gửi các tùy-viên quân-sự đi khắp
thế giới làm việc trong các tòa đại-sứ Do-Thái và ngành phản gián tại quê nhà.
Điệp-viên của A’Man có mặt ở khắp nơi, đằng sau phòng tuyến địch,
hay ở văn phòng trong bộ Tổng-Tham-Mưu quân-lực. Viên chỉ-huy trưởng của ngành
Quân-Báo (A’Man) thường là một vị tướng xuất sắc trong quân đội, đã đảm
nhiệm chức vụ chỉ huy những đơn-vị thiện chiến trong quân-lực Do-Thái.
Sau đó thường được đề cử lên chức vụ tổng-tham-mưu trưởng. Hai vị cựu chỉ huy
trưởng của A’Man trước đây Trung-tướng Ehud Barak và Thiếu-tướng Amnon
Shahak là những quân nhân nhiều chiến công nhất, nổi tiếng trong quân-đội.
Tướng Barak chỉ-huy A’Man từ năm 1983 đến 1985, đã từng chỉ huy lực-lượng
Sayeret Mat’Kal, Đơn-vị tối mật trinh-sát (LLĐB) của bộ tổng-tham-mưu. Ông ta
đã từng chỉ huy nhiều cuộc hành quân đặc biệt và là một quân nhân nhiều huy chương
nhất trong quân-sử Do-Thái (Đó chỉ là một phần thôi, vẫn còn nhiều bí mật về
ông ta không tiện nói ra). Tướng Shahak xuất thân từ binh chủng Nhẩy Dù và
Viễn-thám Biệt-động-quân đã tham dự nhiều cuộc hành quân nổi danh.
·
A’MAN CƠ-QUAN TÌNH-BÁO QUÂN-SU
DO-THÁI
·
Your Guide to Understanding the
Roots of the Israe...
·
LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT DO THÁI SAYERET
MATKAL
·
Từ xung đột Israel-Hamas 2023 nhìn
lại cú sốc xăn...
·
Đằng sau các cuộc tấn công bất
ngờ 1968, 197...
·
ĐƠN VỊ BIỆT KÍCH DO THÁI 101
·
BÓNG MA TÌNH BÁO MOSSAD CỦA ISRAEL
·
CƠ QUAN TÌNH BÁO QUỐC GIA DO THÁI
MOSSAD
·
Noa Argamani, 25; Avinatan Or -
Hostages in Israel...
·
TÌNH BÁO DO THÁI - TRẬN YOMKIPPUR
Doron Geller
·
Những điều cần biết về xung đột
Israel-Hamas
·
How a secretive Hamas commander
masterminded the a...