Thursday, March 28, 2019

15 Truyện Cười# 5


Bài tập về nhà
      Tại lớp học, cô giáo ra đề bài tập về nhà: “Em hãy kể một chuyện không bình thường mới xẩy ra gần đây ở nhà em”.
     Ngày hôm sau cô giáo gọi Robert đứng lên đọc bài làm của mình.
     Robert đọc:
     - Tuần trước bố em bị rơi xuống giếng...
     - Lạy Chúa tôi, thế bố em có bị làm sao hay không? - cô giáo hoảng hồn hỏi.
     - Thưa cô, chắc là bố em không bị làm sao cả, vì từ hôm qua không thấy bố kêu la ở dưới đó nữa.
 
Tại phiên toà xét xử vụ xin ly dị
     Quan toà hỏi người vợ, bên nguyên:
     - Trước kia, khi chị đồng ý lấy anh ta thì nhất định anh ta phải có cái gì đó lôi cuốn chị chứ?
     - Dạ, thưa quý toà, có, có đấy ạ, nhưng em đã 
xài hết nhẵn rồi.
  
Lí do xin ly dị chồng
       Eva đến gặp luật sư về chuyện xin ly dị chồng của mình.
     - Lý do chị xin ly dị là gì? - luật sư hỏi.
     - Thưa luật sư, chồng em đã không chung thuỷ với em.
     - Chị có bằng chứng  thuyết phục về việc này hay không?
     - Dạ, đương nhiên là em có chứ ạ. Chồng em không phải là cha của đứa con của chúng em. 

Mẹ trả lời con gái trong ngày sinh nhật con
 
    - Mẹ ơi, có phải cái váy mới này là món quà của bố mua cho con?
    - Làm gì có! Con ơi, nếu mẹ mày cứ trông cậy vào bố mày thì ngay đến cả mày cũng không có trên đời này..., - người mẹ nhanh nhẩu đáp.

Tại một phiên toà
    - Lúc hai giờ đêm bị cáo lẻn vào nhà người khác. Bị cáo định ăn trộm gì ở đó?
    - Thưa quý toà, tôi say rượu, tưởng đó là nhà tôi.
    - Tại sao khi thấy chị chủ nhà bị cáo lại nhảy qua cửa sổ?
    - Thưa quý toà, tôi tưởng đó là vợ tôi.

KẾ MỚI
   Anh Tư vào quán rượu kêu một chai champagne uống, vẻ mặt sung sướng vô cùng. Ít phút sau, một chị sồn sồn cũng vào quán và cũng kêu một chai champagne, rồi ngồi xuống cái bàn bên cạnh anh Tư. Anh Tư là dân chịu chơi nên vui vẻ bắt chuyện:
-   Tôi có chuyện vui nên tôi kêu champagne uống, xin vô phép hỏi cô.
Chắc cô cũng có gì vui nên mới kêu champagne như tôi.
Chị sồn sồn liền đáp:
-   Đúng, em có chuyện vui lắm nên tự thưởng cho mình một chai champagne. Xin ông anh nói trước cho em nghe ông anh có chuyện gì vui vậy ?
-   À, tôi có một trại nuôi gà rất lớn. Tôi nuôi gà mà chúng chẳng đẻ đái gì. May nhờ có người mách kế nên bây giờ lớp gà mái của tôi đẻ nhiều vô số kể. Tôi vui mừng là thế.
-   Vậy cái kế người ta mách là kế gì vậy ?
-   Tôi thay lớp gà trống. Còn cô thì sao ?
-   Em lấy chồng đã lâu mà chẳng đẻ đái gì. Tháng qua có con bạn mách kế, em theo kế ấy, thế là em có bầu ngay.
-   Cái kế đó là kế gì mà hay qúa vậy ?
-   Thì cũng giống y như kế của ông anh. Em 
thay ‘con gà trống’ khác.

BIẾT HẾT MỌI SỰ
Có một cặp vợ chồng trẻ muốn nhập đạo Công Giáo nên đến gõ cửa một cha xứ xin nhập đạo. Vị linh mục sau khi nghe lời xin làm lễ rửa tội thì trả lời:
-   Theo luật, những ai đã trưởng thành đều phải học giáo lý trước khi được rửa tội. Tôi biếu anh chị một cuốn giáo lý căn bản. Anh chị về học rồi tháng sau trở lại gặp tôi. Nếu anh chị thuộc giáo lý thì tôi sẽ rửa tội ngay.
Một tháng sau cặp vợ chồng trẻ này trở lại. Vị linh mục nói:
-   Anh chị còn trẻ và đều tốt nghiệp đại học thì chắc đã hiểu hết giáo lý căn bản, nhưng luật buộc tôi phải khảo giáo lý, bởi vậy tôi xin hỏi một câu cho có lệ là để làm đúng luật. Tôi xin hỏi anh trước :
- Ai là người biết hết mọi sự cả bên trong cả bên ngoài anh?
Ông cha đã hỏi cho có lệ vì đây là câu hỏi ngay đầu cuốn sách, và là câu hỏi dễ nhất vì ai cũng biết Thiên Chúa là người biết hết mọi sự cả bên trong cả bên ngoài của ta. Anh chồng mặt đỏ lên và tỏ ra ấp úng.
Ông cha lấy làm ngạc nhiên về sự kiện này bèn khích lệ:
-   Anh cứ  nói thực lòng đi, xưa nay ai là người biết hết mọi sự của anh?
Anh chồng đáp:
-   Thưa cha, người biết hết mọi sự trong ngoài của con là vợ con ạ.


THIÊN ĐƯỜNG
Hai ông chồng ngồi kể khổ với nhau về chuyện vợ con. Một ông rầu rĩ nói:
- Nhiều lúc tôi muốn chết quách cho rồi. Không biết trên thiên đường có đàn bà không nhỉ?
Ông kia trợn mắt:
- Vớ vẩn! Có đàn bà sao còn gọi là thiên đường được!

Thật Thà
Hai vợ chồng đang trên đường lái xe về nhà thì đột nhiên một xe cảnh sát đuổi theo, vượt lên rồi ra hiệu cho họ tấp vào lề. Ông chồng cho xe dừng lại đậu bên vệ đường. Viên cảnh sát bước lại gần.
- Đường này chỉ được phép chạy 60 km/h thôi. Anh có biết là anh chạy đến 75 km không?
Ông chồng cãi:
- Đâu có! Rõ ràng tôi chạy đúng 60 km/h mà...
Cô vợ ngồi sát bên liền chêm:
- Anh rõ ràng lái 80 km/h mà...
Viên cảnh sát:
- Hả?! 80 km/h? Phạt anh vì lái xe quá nhanh!
Anh chồng tức đỏ mặt nhưng ráng nhịn.
Đi một vòng quanh chiếc xe, tay cảnh sát hỏi người chồng:
- Đèn trước bên phải bị vỡ chắc khá lâu chưa sửa???
- Thưa không đâu... Hồi nãy tôi lái xe cán trúng cục đá to văng lên làm vỡ đó...
Cô vợ lại nối lời:
-Không phải đâu! Đèn đó vỡ từ đầu năm mà nhắc hoài không chịu thay bóng…
Tay cảnh sát ghi biên bản thêm một tội nữa.
Anh chồng tức quá mắng át vợ:
- Cô làm ơn câm cái miệng giùm tôi một vài phút có được không hả?
Tay cảnh sát nhíu mày hỏi cô vợ:
- Ông nhà hay thường xuyên lớn tiếng với chị lắm sao?
Cô vợ tìm cách bênh chồng:
- Dạ đâu có... Chỉ khi nào anh ấy xỉn thôi à... chứ bình thường ảnh hiền và dễ thương lắm...
Tay cảnh sát phạt anh chàng thêm tội lái xe trong tình trạng say xỉn.


 CÁI GÌ KHÔNG XÀI NỮA THÌ CHO ĐI...
    Một người đàn ông giàu có suốt ngày chỉ biết ăn chơi và gái ghiếc, bỏ bê chuyện nhà và bà vợ già.
    Một hôm, ông nghe tin chính xác là bà nhà ngủ với một tên ăn mày.
    Vô cùng tức tối, ông về nhà làm dữ với bà:
    -Thiệt là hết nói, tại sao bà làm chuyện động trời vậy?
    Còn gì là danh giá, hết người rồi sao mà bà lại làm chuyện ấy với một thằng ăn mày!!
    Bà thản nhiên đáp:
    -Tại nó năn nỉ tôi quá nên tôi xiêu lòng.
    -Nó năn nỉ bà thế nào mà bà làm vậy?
    -Nó nói là "Lạy bà, bà thương con, bà thấy trong nhà cái gì không xài nữa thì xin bà cho con..."


Hiểu nhầm

Do người chồng bị chứng vô sinh nên gia đình Dunnet quyết định tìm "người thay thế" mong kiếm một đứa con. Đến ngày hẹn gặp "người thay thế", ông Dunnet hôn vợ và nói:
- Anh đi đây. Hắn ta sẽ đến ngay đấy.
Nửa giờ sau, một bác phó nháy dạo chuyên chụp ảnh trẻ con tình cờ đi ngang qua nhà Dunnet và gõ cửa định hỏi xem họ có cần chụp ảnh cho con không.
- Chào bà, tôi đến để...
- Ồ, không cần phải giải thích đâu. Tôi đang đợi ông.
- Vậy hả? - bác phó nháy ngạc nhiên - Tốt quá. Bà biết không, tôi là chuyên gia về các em bé.
- Tôi đợi ông chính là vì chuyện đó. Mời ông vào và ngồi ở đằng kia.
Sau một lúc, bà Dunnet thẹn thùng lên tiếng:
- Ưm… chúng ta bắt đầu ở đâu?
- Bà cứ để tôi lo. Thông thường tôi thử hai lần trong bồn tắm, một lần trên trường kỷ và hai lần trên giường. Đôi khi ngay cả dưới đất trong phòng khách cũng thú vị. Việc đó hoàn toàn có thể làm được ở bất cứ chỗ nào!!
- Trong bồn tắm à, rồi lại dưới đất trong phòng khách? Thảo nào mà ông chồng Jean của tôi chẳng thể nào làm được.
- Thưa bà, chẳng ai trong chúng ta có thể đảm bảo có kết quả tốt trong mọi trường hợp. Nhưng nếu như chúng ta thử ở nhiều tư thế khác nhau và tôi lấy khoảng sáu hay bảy góc độ gì đó, tôi chắc là bà sẽ được thoả mãn.
- Nhưng như vậy đã là quá nhiều rồi ạ...
- Thưa bà, theo cách của tôi, người đàn ông phải có đủ thời gian. Tôi có thể vào và ra ngay trong vòng 5 phút, nhưng tôi tin là bà sẽ cảm thấy thất vọng.
- Tôi chẳng biết nữa - bà Dunnet thẹn thùng trả lời.
Bác phó nháy bèn mở túi xách và lấy ra một lô ảnh em bé.
- Đứa này là tôi làm trên nóc một chiếc xe buýt ở Luân Đôn.
- Ôi Chúa ơi!? - bà Dunnet kêu lên, tay bóp chặt khăn mu-soa.
- Còn cặp sinh đôi này, bà sẽ thấy kết quả còn trên cả tuyệt vời nếu biết được người mẹ đã gặp khó khăn đến chừng nào.
- Bà ấy gặp khó khăn à?? - bà Dunnet hỏi lại.
- Ô dĩ nhiên rồi! Tôi đã phải đưa bà ấy đến tận Vườn thú Vincennes để làm việc này. Người ta xếp quanh bốn năm vòng, chen lấn nhau để được xem cảnh tượng tuyệt vời đó. Cứ y như là trong phim!
- Bốn năm vòng?? - bà Dunnet tròn mắt thốt lên.
- Đúng vậy đó - bác phó nháy trả lời. - Cảnh đó kéo dài khoảng 3 tiếng! Người mẹ không ngừng kêu thét. Tôi đã mất tập trung. Rốt cục tới khi trời tối thì tôi cũng đã làm xong việc. Lúc đó, khi bọn sóc bắt đầu gặm nhấm đồ nghề của tôi, tôi chỉ còn vừa đủ thời gian để đóng thùng.
Bà Dunnet nhổm người dậy:
- Ý ông muốn nói là bọn sóc đã gặm nhấm... hưm... đồ nghề của ông??
- Đúng vậy. Được rồi, thưa bà, nếu bà đã sẵn sàng, tôi sẽ chuẩn bị chân gác máy để chúng ta có thể bắt đầu.
- Chuẩn bị... chân gác... máy?
- Ô đúng là vậy, tôi cần phải dùng cái chân gác máy để đỡ cái ca-nông (Canon) của tôi. Nó quá to để tôi có thể giữ được lâu... Ô, ô kìa... Bà làm sao thế?

 TRẢ GIÁ
    Trong vườn hoa nhà thờ, linh mục đang đi dạo với một thương gia. Một giáo đồ trẻ đi phía sau. Câu chuyện giữa linh mục và vị thương gia có vẻ rất sôi nổi và hấp dẫn.  Vị thương gia trả giá:
    - 5 vạn đôla!
    - Không được!
    - 10 vạn đôla!
    Im lặng.
    - Thôi được, 50 vạn vậy nhé!
    Linh mục vẫn không chấp thuận, vị khách lắc đầu rút lui. Giáo đồ trẻ vội bước đến trước mặt vị linh mục nói:
    - Thưa cha, 50 vạn đôla là một con số không nhỏ đâu! Sao cha lại từ chối?
    - Nhưng con có biết yêu cầu của ông ấy là gì không? Ông ấy đề nghị ta mỗi lần giảng đạo xong không nói "Amen", mà nói "Coca Cola".


HỌC SINH LỚP ANH VĂN
Giáo viên dạy Anh văn nói với một giáo viên khác: “Tôi không thể chịu nổi sao lại có đứa học trò như thế này. Chuyện là tôi có ra một bài làm kể một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh, rồi nó kể câu chuyện về hoàng tử và công chúa."
Giáo viên kia thắc mắc: “Vậy có gì không ổn?”. Giáo viên Anh văn đáp: “Không ổn là bài làm nó như thế này: Hoàng tử và công chúa gặp nhau tại lâu đài. Hoàng tử hỏi: “Can you speak Vietnamese?”. Công chúa trả lời: “Sure”. Thế là sau đó nó toàn viết bằng tiếng Việt".


MỘT NGƯỜI TẾ NHỊ

Ông chủ Công ty nọ không may bị tai nạn, bị mất bên tai trái. Một ngày kia, ông ta có một cuộc phỏng vấn với 3 ứng cử viên sáng giá. Người đàn ông đầu tiên biết rõ những gì công ty đang cần và tỏ ra rất xuất sắc trong suốt buổi phỏng vấn.
Tới câu cuối cùng, ông chủ hỏi:
- Anh có nhận thấy tôi có gì khác thường không?
- Tại sao không, thưa ông. Tôi đã cố tình lờ đi nhưng không thể không nhận ra rằng ông không có lỗ tai trái. - Người thứ nhất tự tin trả lời.
Ông chủ tức giận và không nhận anh ta.
Người thứ hai là một phụ nữ, cô ta tỏ ra còn xuất sắc hơn người thứ nhất. Nhưng khi ông chủ hỏi cô ta câu hỏi cuối cùng tương tự thì cô ta cũng trả lời :
- Vâng, ông không có lỗ tai.
Ông chủ tức điên và tống cổ cô ta ra ngoài.
Người thứ ba là một cậu sinh viên vừa ra trường, thông minh và đẹp trai. Anh chàng tỏ ra rất có tương lai về công việc kinh doanh.
Nhưng ông chủ vẫn hỏi câu cuối cùng:
- Anh có thấy tôi có gì khác thường không?
Và trước sự kinh ngạc của ông chủ, anh thanh niên thản nhiên:
- Nếu tôi không lầm, ông đang mang kính sát tròng.
- Anh quả là một người quan sát tinh tế - Ông chủ thốt lên - Tại sao anh nhận thấy điều này?
Anh thanh niên cười lăn lộn trên ghế:
- Bởi vì, thưa ông... không thể đeo kính có gọng khi không có lỗ tai ạ!


CHẾT LÀ SƯỚNG
Có một ông lão bệnh nặng sắp chết nhưng ông rất sợ. Một người bạn tới thăm, ông liền than thở:
- Tôi chắc chết mất. Không biết chết có sướng không?
- Dĩ nhiên là sướng rồi.
- Sao ông biết?
- Nếu sau khi chết mà không sướng, người chết sẽ trốn về cả chứ. Đàng này chẳng thấy một người chết nào về cả, đủ biết chết là sướng rồi!


Hiệp định RCEP có cứu được ASEAN không? - Nguyễn Xuân Nghĩa


Hiệp định RCEP có cứu được ASEAN không?
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-03-26
Trong viễn ảnh kém sáng sủa của các nền kinh tế lớn trên toàn cầu, 10 quốc gia Đông Nam Á của Hiệp hội ASEAN có triển vọng gì không với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực, gọi tắt là RCEP? Tuần này, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hai chuyện, là viễn ảnh kinh tế và Hiệp định RCEP.
Nạn suy trầm
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuối tuần qua, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ đã sụt giá mạnh vì một trong nhiều dấu hiệu tiên báo về nạn suy trầm đã xuất hiện. Đó là khi phân lời trái phiếu dài hạn, thí dụ là loại 10 năm lại sụt và còn thấp hơn phân lời trái phiếu ngắn hạn, là điều khá bất thường. Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho hiện tượng đó trước khi ta nói về kinh tế Á Châu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, tôi xin trình bày về định nghĩa và ngôn từ để mình biết là nói về cái gì. Khi một nền kinh tế có tăng trưởng, nhưng với tốc độ thấp hơn, thì người ta gọi là bị suy trầm, hay recessiom, là một hiện tượng chu kỳ dăm bảy năm lại bị một lần và mỗi lần kéo dài chừng một hai năm. Khi sinh hoạt kinh tế lại sa sút liên tục trong nhiều năm thì người ta gọi là suy thoái, thoái là lùi, để dịch từ depression. Khi nạn suy thoái kinh tế lan qua nhiều lĩnh vực và quốc gia thì người ta mới gọi là khủng hoảng.
Khi giá đồng sụt thì đấy là dấu hiệu xấu về sản suất và nếu tăng thì đấy là một triển vọng khả quan hơn.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Sau khi kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm từ Tháng 12 năm 2007 tới Tháng Bảy năm 2009, tình hình vẫn thiếu khả quan nhưng từ đó đến nay đã gần 10 năm qua mà kinh tế Mỹ chưa bị suy trầm. Do đó, người ta e ngại và tìm nhiều cách đoán trước vì thật ra mình chỉ biết kinh tế có suy trầm hay không sau một hai quý mà thôi. Quốc tế cũng theo dõi chuyện đó của Hoa Kỳ vì nền kinh tế số một của thế giới  có sức tiêu thụ cao nhất nên có thể mua hàng hoá của thiên hạ.
- Bước sang chuyện trái phiếu hay tờ giấy nợ. Chủ nợ là người có tiền cho vay như một hình thức đầu tư để kiếm lời thì có thể cho vay ngắn hạn từ vài ba tháng tới dài hạn là cả chục năm hay mấy chục năm. Tiền lời đó nên gọi là phân lời hay yield để phân biệt với lãi suất ngân hàng hay interest rate. Khi cho vay dài hạn, chủ nợ là nhà đầu tư thường đòi tiền lời cao hơn loại vay ngắn hạn vì về dài dễ bị nhiều rủi ro hơn.
- Giới chuyên môn có thể giản lược hóa mà trình bày phân lời từ ngắn đến dài hạn thành một đường tuyến gọi là yield curve. Trên cái trục thời hạn cho vay thì nó thường chếch lên bên phải vì phân lời dài hạn cao hơn ngắn hạn. Việc bất thường là khi đường tuyến lại nằm ngang, thậm chí chúc xuống, là điều xảy ra tuần qua, người ta coi đó là chỉ dấu báo trước suy trầm từ khoảng 300 ngày đến một năm sắp tới.
Nguyên Lam: Thưa ông, những người không am hiểu về kinh tế có thể hỏi vì sao hiện tượng đó có thể báo trước nạn suy trầm. Xin ông giải thích cho dễ hiểu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Con người ta luôn luôn muốn biết trước về tương lai và trong lĩnh vực kinh tế, người ta cố tìm ra cả chục dấu hiệu tiên báo, trong đó có đường tuyến về phân lời như ta vừa nói. Từ hơn ba chục năm nay, các cơ quan hữu trách Hoa Kỳ đã dùng dấu hiệu đó để tiên đoán.
- Về đại thể, lý do giải thích vì sao thì có tâm lý của nhà đầu tư cho vay tiền bằng trái phiếu. Nếu đường tuyến chếch lên rất cao thì đấy là vì họ đòi phân lời dài hạn thật đắt vì e ngại nạn lạm phát. Nếu đường tuyến nằm ngang hay chúc xuống thì có thể là họ dự đoán về lãi suất ngắn hạn sắp tới và đòi phân lời cao hơn. Kế đó là hậu quả của tâm lý bi quan này trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng hay cơ quan tín dụng huy động tiền ký thác để đem cho vay. Họ trả tiền lời ký thác ngắn hạn và đem cho vay dài hạn với lãi suất cao hơn và kiếm lời ở giữa. Khi hiện tượng phân lời đảo ngược xảy ra giữa loại trái phiếu ba tháng và 10 năm như ta thấy hôm 22 tuần trước thì mức lời của các ngân hàng giảm sẽ làm họ ngại cho vay và có thể gây ra ách tắc tín dụng làm cho sinh hoạt kinh tế bị đình trệ. Nhưng lần này, sự thể chưa chắc đã tệ như vậy.
Nguyên Lam: Thưa ông, vì sao lần này tình hình kinh tế Mỹ chưa chắc đã tệ như vậy dù đã có hiện tượng chúc xuống của đường tuyến phân lời như ông nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có vài lý do giải thích vấn đề kỹ thuật quá rắc rối này. Thứ nhất, sau khi kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng bình quân là 3% suốt năm qua thì năm nay có thể giảm đà tăng trưởng nhẹ, như chúng ta đã trình bày tuần trước. Thứ hai, Ngân hàng Trung ương Mỹ bật ra tín hiệu khó hiểu sau khi nâng lãi suất cơ bản trong năm ngoái rồi quyết định không tăng lãi suất nữa cho tới cuối năm làm thiên hạ nghĩ rằng tình hình kinh tế sẽ tồi tệ hơn. Thứ ba là sự bất trắc trong trận thương chiến giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và nhất là tình trạng kinh tế quá thất thường của cả Trung Quốc lẫn Âu Châu. Riêng về kinh tế Âu Châu, sự u ám đã thành sự thật với đà tăng trưởng sẽ ở dưới 1% trong năm nay làm cho phân lời trái phiếu Đức đã tuột xuống số âm, là đều bất thường.
- Nhìn trong bối cảnh chung đó, ta thấy ra sự ngược đời là kinh tế Hoa Kỳ lại khá nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới, nhờ sức mạnh của thị trường lao động và ảnh hưởng tới đà tiêu thụ của người dân và nhờ một nghịch lý khác là đà tăng chi của ngân sách liên bang. Vì vậy, lần này, chỉ dấu tiên báo của đường tuyến phân lời chưa chắc đã bi quan như người ta nghĩ. Bản thân tôi thì còn theo dõi một chỉ đấu khác là giá một loại thương phẩm khá đặc biệt vì cần thiết cho nền công nghiệp là giá đồng. Khi nó sụt thì đấy là dấu hiệu xấu về sản suất và nếu tăng thì đấy là một triển vọng khả quan hơn. Giá đồng đã sụt nhưng lại vừa tăng chút đỉnh nên chúng ta cần theo dõi thêm. Nói vắn tắt thì người ta có nhiều cách dự đoán khác nhau nhưng chính tâm lý bi quan có tính chất bầy đàn mới càng dễ đưa tới kết qủa bất lợi cho tương lai.
RCEP
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin được bước qua phần thứ hai là nói về 10 nước Đông Nam Á trong Hiệp hội ASEAN và quy chế tự do thương mại trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, thường được gọi tắt là RCEP. Thưa ông, khi các nền kinh tế dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Quốc và Nhật Bản đều gặp khó khăn thì viễn ảnh hợp tác của Hiệp định RCEP này có giúp gì cho các nước Đông Nam Á hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đó là kịch bản “bên bờ ảo vọng”!
- Về bối cảnh thì năm 2012, khối ASEAN muốn tiến tới một hiệp định với sáu quốc gia đã có hiệp ước tự do thương mại với cả khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Nam Hàn và New Zealand. Tôi nghĩ rằng chính Bắc Kinh thúc đẩy sáng kiến này khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương hay TPP gồm 12 nước đang thành hình mà không có Trung Quốc. Tham vọng của họ là hội nhập 16 quốc gia có ba tỷ 600 triệu dân và sản xuất ra một phần ba sản lượng toàn cầu.
Khi các nền kinh tế dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Quốc và Nhật Bản đều gặp khó khăn thì viễn ảnh hợp tác của Hiệp định RCEP chỉ là kịch bản “bên bờ ảo vọng” cho các nước Đông Nam Á.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Ban đầu thì họ mơ hoàn thành việc đó vào năm 2015 mà sau 25 vòng đàm phán qua sáu năm trường thì vẫn chưa đạt đồng thuận. Tiêu chí hoàn tất vào năm 2018 cũng đã qua, nên đành mong rằng có thể ký kết thỏa ước chung trong hội nghị ASEAN tại Thái Lan vào Tháng 11 năm nay, mà cuối cùng cũng sẽ là không.
Nguyên Lam: Thưa ông, vì sao lại có những trục trặc và chậm trễ như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cho tôi nói tiếp về bối cảnh đã thì ta dễ hiểu ra sự thể.
- Khác với Hiệp định TPP có tính chất hợp tác toàn diện và còn bao hàm ý hướng chiến lược vây quanh Trung Quốc, Hiệp định RCEP có tham vọng tạo dựng một khu vực tự do thương mại rộng lớn mà tập trung vào lĩnh vực mậu dịch, nôm na là trao đổi hàng hóa và dịch vụ với thuế suất nhập nội rất thấp. Vậy mà họ mất sáu năm bàn cãi để chẳng đi tới đâu.
- Với 10 quốc gia trong Hiệp hội ASEAN, đây là cơ hội khuếch trương buôn bán với các nước ở bên ngoài và so sánh với Hiệp định TPP chỉ có bốn thành viên, là Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei, thì RCEP có lợi hơn cho toàn khối. Đó là lý thuyết, thực tế lại hơi khác.
- Với Bắc Kinh thì đây là cơ hội giàng neo cột 10 nước Đông Nam Á vào quỹ đạo của họ trước sức mạnh của Hoa Kỳ và tăng cường quan hệ với các cường quốc kinh tế khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, và Úc để khiến các nước này không dễ gì đồng ý với những đòi hỏi về thương mại của Hoa Kỳ. Nhưng sự đời lại chẳng đơn giản như vậy!
Nguyên Lam: Tức là ông bắt đầu giải thích vì sao Hiệp định RCEP này chưa thể thành hình trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Quan hệ kinh tế giữa các nước không chỉ có thuế suất nhập nội của hàng hóa và dịch vụ xứ này bán qua xứ kia mà còn có nhiều rào cản, thí dụ như hạn ngạch nhập cảng, hoặc việc hội nhập vào một chuỗi cung ứng, là xứ này trao đổi nguyên vật liệu của các xứ khác để có được sản phẩm hoàn tất. Hiệp định RCEP chỉ tập trung vào chuyện hạ thuế suất mà không thấy ra nhiều khía cạnh rắc rối kia. Đó là một.
- Lý do thứ hai có lẽ xuất phát từ Trung Quốc, Hiệp định RCEP đặt ra khuôn khổ hợp tác giữa nhà nước với nhà nước, trong khi Hiệp ước TPP lại mở ra cho các doanh nghiệp và thị trường, chủ yếu là tư doanh hơn quốc doanh. Khi thu hẹp vào phạm vi quyết định của nhà nước thì nhà nước nào cũng nhìn xuống quần chúng của mình khi đàm phán. Thí dụ điển hình là Ấn Độ, một cường quốc kinh tế không thuộc nhóm 11 quốc gia của TPP, mà vẫn e ngại quan hệ với Bắc Kinh và bị nhập siêu với Trung Quốc. Chính Ấn Độ đã nêu ra nhiều đòi hỏi gây trở ngại.
- Mà không chỉ có Ấn Độ là quốc gia sẽ có bầu cử và rất quan tâm đến dư luận, sau Thái Lan vào tuần qua, Úc và Indonesia cũng sắp có bầu cử. Lãnh đạo các quốc gia đó không thể nhượng bộ nước ngoài để có khi thất cử bên trong. Do đó, Hiệp định RCEP này sẽ khó thành hình trong năm nay.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối, thưa ông, nhóm ASEAN muốn gì và có thể làm được những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta đều biết là thuế nhập nội thấp thì sẽ gia tăng số ngoại thương trao đổi với nhau, nhưng các nước Đông Nam Á đang muốn đa diện hóa hệ thống sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho tinh vi hơn mà cũng muốn đa diện hóa các thị trường giao dịch và tiến tới chế độ tự do chuyển dịch người và vật cho mục tiêu phân công đó. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện RCEP thật ra chưa có gì là toàn diện mà vẫn bị giới hạn về trao đổi dịch vụ và lao động nên ASEAN sẽ tiếp tục đàm phán nhưng không giàng tương lai của họ vào cơ chế này.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.


Kịch Bản Tồi Bại Nhất Lịch Sử Hoa Kỳ Chính Thức Hạ Màn - Vĩnh Tường


Kịch Bản Tồi Bại Nhất Lịch Sử Hoa Kỳ Chính Thức Hạ Màn 
Vĩnh Tường
Hôm nay, khoảng 1 giờ 30 phút chiều ngày 24/3/2019, Bộ Trưởng Tư pháp Willam Barr  gửi sang quốc hội một bản “đúc kết chính thức” từ Báo Cáo Kết Quả Điều Tra  của ông Robert Mueller, Cố vấn Điều tra Đặc Biệt. Thế là 675 ngày ác mộng của dân HK đã chấm dứt!
675 ngày qua người dân Hoa Kỳ đã trải qua cơn ác mộng – một kịch bản tồi bại chưa từng có trong lịch sử của nền dân chủ đứng vào hàng bậc nhất thế giới. Trong thời gian diễn tuồng người dân HK đã phải gánh chịu bất an từ biên giới xa xôi do hàng chục ngàn di dân bất hợp pháp, đồng loạt xâm phạm, cho đến thị thành do những tổ chức đánh phá làng xóm om sòm của phía DC cánh tả.

Theo những người phía Dân chủ, nhất định bà Hillary Clinton phải là Tổng thống thứ 45 mới được, nhưng vì không được như ý, nên Dân chủ có liền kịch bản dựa trên sự phủ nhận kết quả bầu cử. Kịch bản có tựa “THÔNG ĐỒNG VỚI NGA”, nhằm lật ngược kết quả bầu cử mà người thắng cuộc một cách công bằng và minh bạch là Tổng thống Donald J. Trump.

Bản tóm tắt Báo cáo Kết quả Điều tra của Robert Mueller về việc Người Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 và những vấn đề liên quan, gồm 4 trang. Nội dung văn bản khẳng định dứt khoát rằng Mueller đã không có bằng chứng nào cho thấy ông Trump âm mưu với Nga để gian lận bầu cử.

Theo bản báo cáo, “Cuộc điều tra của cố vấn pháp lý đặc biệt, tìm thấy ban vận động tranh cử của ông Trump hoặc bất kỳ ai cộng tác KHÔNG có âm mưu hoặc phối hợp với Nga trong nỗ lực”can thiệp vào cuộc bầu cử thổng thống.

Ông Barr cho biết, cuộc điều tra của ông Mueller đã sử dụng một lực lượng gồm 19 luật sư và 40 đặc vụ của Cục Điều Tra Liên Bang. Ban điều tra đặc biệt đã thực hiện hàng trăm lệnh khám xét, 10 loại thiết bị ghi chép, trữ liệu giao dịch kể cả trên điện thoại hay trên mạng, và thẩm vấn 500 nhân chứng. Và cuộc điều tra đã kéo dài 22 tháng mới xong.

Trong báo cáo, ông Barr nói: “Đối với mỗi hành động có liên quan được điều tra, báo cáo đưa ra bằng chứng ở cả hai mặt của vấn đề và không giải quyết được những gì luật sư đặc biệt coi là ‘vấn đề khó khăn’ của pháp luật và thực tế, liên quan đến việc,  liệu hành động và ý định của Tổng thống có thể được coi là cản trở hay không.”

Cố vấn Pháp lý đặc biệt tuyên bố rằng ‘trong khi báo cáo này không kết luận rằng Tổng thống đã phạm tội, nó cũng không giải oan cho ông.”

Nhưng ông Barr nói rằng ông và Phó Tổng Tư pháp, Rod Rosenstein “đã kết luận rằng bằng chứng được đưa ra trong cuộc điều tra của Cố vấn Pháp lý Đặc biệt không đủ để chứng minh rằng Tổng thống đã phạm tội cản trở công lý.”
Chúng ta hãy ôn lại bản tóm tắt về sự tình kịch bản:
1.     Bà Hillary Clinton và ban vận động phía DC, dàn dựng một kịch bản rất công phu: đặt mua hồ sơ giả của một cựu điệp viên người Anh tên là Christopher Steele, nói có nội dung vừa bôi bác nhân cách của ông Trump ăn chơi trác táng truỵ lạc, tục tĩu, dơ bẩn với đĩ điếm ở Nga để rồi bị Nga lấy hình ảnh ấy bắt ông Trump làm tổng thống bù nhìn. Số tiền riêng cho Chirstopher Steele là $168,000, và $1.02 triệu cho công ty luật Perkins Coie đại diện cho Ủy ban Dân chủ và bà Hillary Clinton để công ty Fusion bắt đầu xoi mói vào ban vận động của Công hoà (theo tờ Reuter Nov.1 /2017), (con số này đã theo tin mới có khác – nhiều hơn/sẽ được cập nhật sau).
2.     Lấy hồ sơ giả làm thật, những nhân vật trong hệ thống công quyền dưới thời Obama thao túng  toà án Giám Sát Hoạt động Tình báo Nước ngoài (FISC), lấy lệnh theo dõi nhất cử nhất động của ban vận động bầu cử của ông Trump. Những nhân vật này trong suốt quá trình điều tra đã lộ diện, mỗi người dính một việc hay vài việc nhằm hạ gục ông Trump, một số bị đuổi, một bị thiên hạ đòi vạch mặt chỉ tên, hoặc ít nhất cũng than thầm, chi tiết liên can rất dài dòng không thể kể hết ở đây: Như Peter Strzok, Andrew McCabe, Jim Comey, Liza Page,… Còn rất nhiều nhân vật lớn nhỏ khác dính líu từ cuộc điều tra email của bà H. Clinton kéo dài đến cuộc điều tra đặc biệt về kịch bản “Thông đồng với Nga”.

Vấn đề nghe lén là sự thật mà ông Trump đã nói, và ông đã bị TTTT và truyền thông tỵ nạn theo DC ném đá tới tấp, đòi ông Trump phải xin lỗi. Rốt cuộc bây giờ ai phải xin lỗi ai, bình dân đã rõ.
3.     Con trai trưởng của ông Trump, Donald J Trump Jr, rất non nớt về cạm bẫy chính trị nên đã suýt sập bẫy: Một cô luật sư người Nga, và một nhóm người khác liên lạc và sắp xếp cuộc họp với lời hứa sẽ cho tin tức xấu của bà Hillary Clinton để giúp cho phía ông Trump có lợi thế vận động. Cậu con trai của ông Trump muốn giúp cha và tưởng dễ ăn, cậu ta đã lỡ miệng nói “Tôi thích được nghe” (I’d love it). Không ngờ, khi ngồi lại, thì họ chỉ nói bâng quơ về luật Magnitsky Act.  Đó là luật áp dụng trên toàn cầu, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những người bị coi là vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Hoa Kỳ. May mắn, cậu ta cùng nhóm sớm rút lui và cắt đứt quan hệ ngay từ phút đó.
4.     James Comey, giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang (lúc đó) điều tra vụ email của bà Hillary Clinton.Bà  đã lắp đặt máy chủ trong phòng đặc biệt để trữ email có chứa tài liệu bí mật quốc gia, trước và trong thời gian tranh cử; trong khi đó, các nước ngoài lục tục nộp tiền tính bằng con số triệu đô la,  ủng hộ quỹ Clinton. Điều này mỗi người có thể tự trả lời câu hỏi tại sao.
5.     Trong các cuộc điều trần ở Quốc Hội, người ta đã phanh phui ra là Comey đã thảo ra kết luận không truy tố bà Clinton trước khi điều tra.Comey đã thẩm vấn bà lớn, không tuyên thệ và sau đó kết luận rằng bà H. Clinton đã quá bất cẩn, chứ không cố ý, nên không đủ chứng cứ để tố tụng, nghĩa là miễn đụng tới; trong khi sự thật bà đã cho đập bỏ thiết bị lưu trữ, xóa hết tàn tích trong khi Quốc Hội đang có trát đòi thu gom. Comey thuộc đảng Cộng hoà, lúc này được Dân chủ tung hô vạn tuế, khen và tâng bốc Comey lên chín tầng mây, là người đáng tin cậy và có công lớn với đất nước.
6.     Đến khi Comey gấp rút mở lại hồ sơ [hai tuần trước ngày bầu cử], cho rằng có tin mới liên can đến email trong labtop của ông Anthony Weiner, chồng bà phụ tá thân tín, phó ban vận động của bà Clinton là Huma Abedin. Sau mấy ngày điều tra, Comey lại tuyên bố xác nhận lần nữa rằng bà Clinton trong sạch!
7.     Clinton thất cử nhờ tỷ lệ thăm dò của TTTT – kể như đệ tứ quyền thuộc phe mình bà 92% thắng ông Trump, và dĩ nhiên là nhờ mấy cái “hagtag” của mấy cụ tỵ nạn và mấy cô cậu truyền thông gốc Việt nhắm mắt hoan hô! Đêm lịch sử cuối cùng đã diễn ra, mâm cao cỗ đầy, rượu thịt ê hề, pháo bông tắt lịm, nước mắt đầm đìa, tựa cảnh tập thể có cha mẹ qua đời, hay lãnh tụ đột ngột đi chầu Diêm chúa, bỏ lại các đồng chí.
8.     Ai thấy bà Clinton không cố ý, không có tội gì cả có nên sờ trán xem có bị ấm đầu không?Comey ở cái thế giữa hai đầu dây điện, đã phải đi hàng hai nên khó tìm được thông cảm của bất kỳ bên nào. Comey đã phải ngậm bồ hòn trong quan hệ phức tạp với Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynn về vấn đề kết luận điều tra hành vi của bà Clinton như thế nào cho phải. Thật ra anh ta đã không đủ can đảm cầm cương luật pháp, và đã chọn phải cứu bà Clinton với hy vọng phần thắng chắc cú thuộc về bà, như trống kèn của TTTT với cái poll 92%. Nhưng vì bà ta thất cử, lúc này DC cho rằng tại Comey nên bà Clinton thất cử, họ rút lại lời khen và đổ hết tội lên đầu Comey xối xả, như muốn nhai tươi nuốt sống anh ta. Bình dân nghĩ xem, họ làm đại diện kiểu gì mà tầm nhìn ngắn đến thế nhỉ?
9.     Nhưng chẳng bao lâu sau, họ trở lại bênh vực Comey hết mình! Đúng là lòng người của DC như cờ treo trước gió! Sau khi nhận ra Comey không đáng tin cậy, mặt khác vừa lúc DC ước gì cắt thủ cấp Comey cho đã gan, cộng với lời đề nghị của Phó Tổng Tư Pháp Rod Rosenstein, Tổng thống Trump thừa nước lụt đẩy rều, bất ngờ quất cái rầm: Comey! “You are fired!” Cuộc xả đầm của TT Trump và kịch bản điều tra đặc biệt bắt đầu từ đó. Với cái tựa là “TRUMP THÔNG ĐỒNG VỚI NGA” để ăn cắp kết quả bầu cử!
Từ đó chắc các công ty làm dụng cụ thính thị phát triển khá hơn, nhờ người ta nghe TTTT hai năm nay đến điếc ống ráy. Và bây giờ có cận thị cũng thấy toàn bộ máy thu phiếu và đếm phiếu không dính gì tới internet thì thằng Nga, tên Tàu nào thay đổi được kết quả bầu cử? Cụ nào, hay cô cậu nào biết được bọn chúng có phương pháp nào tinh vi, xin thông báo cho bình dân hiểu chứ đừng đổ bừa. Xin đa tạ muôn phần.

Cuộc điều tra đặc biệt nuốt 25 – 30 triệu dollars tiền thuế, để thỏa mãn yêu cầu của DC đúng theo theo thủ tục pháp lý – nhưng nhất định không thỏa mãn yêu cầu triệt hạ Tổng thống của họ.

Hai năm qua, họ đã tung hô vạn tuế Mueller là người có uy tín, đáng tin cậy, và còn đòi làm luật cấm Tổng thống Trump sa thải, hay đụng đến ông thần Mueller. Khi biết cuộc điều tra đã cạn tàu ráo máng, không còn chỗ để moi nên phải đúc kết, đảng Dân chủ chuẩn bị ngay kịch bản mới, đòi để yên cho cuộc điều tra cứ việc kéo dài lan tràn đến đời tư 81 nhân vật và các cơ sở hoạt động kinh doanh của Tổng thống Trump… Thật ra, cái mà họ muốn đã rõ, không phải là chuyện thông đồng với Nga có hay không, mà là làm sao để lật đổ được Tổng thống Trump.

Nhưng than ôi! “Trời bất dung gian đảng”  là câu người ta hay nói, chừng như đã ứng nghiệm. Dân chủ đã trồng hạt đậu mà chờ hái quả dưa! Một mặt đảng Dân chủ hô khẩu hiệu “phải minh bạch – phải trong sạch – tôn trọng dân chủ!”, trong khi hành vi của mình không có mùi giống như khẩu hiệu chút nào.

Bắt đầu chụp mũ ông Trump bằng “HỒ SƠ GIẢ”,  và lấy đó làm gốc để điều tra thì thử hỏi mấy cháu năm, mười tuổi xem điều tra sao cho ra CÁI THẬT”  như ý muốn?!

Chúng ta đã cố gắng trình bày hai năm nay, với kết quả đại thắng này của Tống thống, bình dân chắc chắn không ngạc nhiên gì cả! Cho dù bình dân thấy có nhiều người bị cáo buộc, bị vô tù nhưng tất cả đều là vì những tội của cá nhân, gian lận thuế mà, hồ sơ vay tiền vân vân từ nhiều năm trước KHÔNG HỀ DÍNH DÁNG gì với chuyện thông đồng với Nga. Thật ra họ kể như bị mảnh đạn lạc trong cuộc chiến mà thôi.

Hãy tưởng tượng xem nếu cuộc điều tra này hướng về phía Dân chủ trong thời Obama thì người vào tù chắc sắp hàng dài lắm, vì chính sự can dự chứ không phải như như Manafort, Cohen, hay tường Flynn, bởi scandal trong thời Obama sơ sơ có thể đếm nhiều hơn các đầu ngón tay, như: Benghazi, dùng Sở Thuế chèn ép bên Bảo thủ, Fast and Furious, email của bà Clinton, chuyện bán Uranium cho Nga vân vân…

Nay bản báo cáo, bằng giấy trắng mực đen của Mueller, người được Dân chủ tặng danh hiệu người hùng, rằng Tổng thống Trump và bất kỳ người nào trong ban vận động của ông không hề có âm mưu hay thông đồng gì với Nga – như đảng Dân chủ cáo buộc. Và đặc biệt là không bất kỳ một ai còn bị truy tố.

Phần còn lại, bản báo cáo không kết luận Tổng thống có bị buộc tội ngăn trở điều tra hay không  thì quá dễ hiểu, và bình dân có thế trả lời rằng: Mấy ông Dân chủ ơi! Mặt trời đã lên cao rồi, hãy tỉnh dậy đi!  Một khi đã xác định Tổng thống không có tội thông đồng với Nga, không ai rõ hơn Tông thống Trump ngay từ đầu, thì ông cản trở công lý làm gì?

Hậu quả của cuộc điều tra không thể lường trước! Phong trào từ bỏ đảng Dân chủ sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Những cộng đồng dân thiểu số theo Dân chủ từ đời cha ông của họ đến nay, như Mỹ đen, Mỹ Do thái, Mỹ gốc Spanish, và mới đây Mỹ gốc Tàu ngay ở Irvine đang lũ lượt kêu gọi từ bỏ đảng vì nhận thấy tính đảng Dân chủ không còn phù hợp với văn hóa có hữu của Hoa Kỳ cũng như của họ. Còn người gốc Việt thì sao?

Phen này, kể như đảng Dân chủ nát như tương, chẳng những vì nội bộ rối ren do hành vi bất chính khiến âm thịnh dương suy, để có hạn Tam Nương do ba nàng dân biểu mới ra lò, mà còn bị cái thế “GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG”, người Mỹ thường gọi là chơi trò ‘BOOMERANG!” lặp đi lặp lại từ hơn hai năm nay. Nhưng điều đáng để ý là DC đã không chịu học bài nào, mà còn đang muốn dấn thân vào tử lộ! Trong khi bên Tổng thống Trump kể như đã có cây gậy thần do Dân chủ luyện phép cho, để tha hồ đốt chính sách của Dân chủ từ đây đến khi đắc cử nhiệm kỳ hai.
Bình dân hãy an tâm đủng đỉnh mà xem!
Vĩnh Tường


Vũ Linh-Tin Vắn Hàng Tuần (March 27, 2019)


Vũ Linh-Tin Vắn Hàng Tuần (March 27, 2019)

TIN QUỐC HỘI
Thượng Viện đã biểu quyết về dự án Green New Deal của cô dân biểu Ocasio-Cortez, với tỷ lệ 57 phiếu chống (tất cả nghị sĩ CH + 4 nghị sĩ DC), 43 phiếu hiện diện (tất cả là DC), và 0 phiếu ủng hộ.
Cuộc biểu quyết này đã được lãnh tụ khối đa số CH tại Thượng Viện đưa ra với mục đích ép phe DC phải lên tiếng về dự án khổng lồ hoang tưởng của cô Ocasio-Cortez, đã được hầu hết các ứng cử viên tổng thống của đảng DC ủng hộ. Tuy ủng hộ, nhưng đến khi bỏ phiếu thì họ lại rét, bỏ phiếu ‘hiện diện’, trong đó có các bà nghị sĩ Elizabeth Warrens, Kirsten Gillibrand and các ông nghị sĩ Cory Booker, Bernie Sanders. Không có tới một nghị sĩ biểu quyết ủng hộ.
Dự án Green New Deal sẽ tốn khoảng 93.000 tỷ trong 10 năm, so với tổng cộng ngân sách Mỹ năm nay là khoảng 4.000 tỷ. Theo các chuyên gia thuế, nếu tăng thuế các đại gia lên mức 70% lợi tức như cô Ocasio-Cortez đề nghị, thì sẽ thu thêm được khoảng 190 tỷ nhưng sẽ mất đi 60 tỷ vì mất bớt tiền thuế thu trên các đầu tư của các đại gia, nghiã là sẽ thu thêm được 130 tỷ trong 10 năm tới, chỉ còn thiếu có… 92,870 tỷ thôi. Cô Ocasio-Cortez hiển nhiên chẳng có khái niệm gì về chuyện tiền bạc hết.
Trong khi đó, tại Hạ Viện, phe DC đã thất bại, không đủ phiếu để vượt qua phủ quyết của TT Trump về vụ ban bố tình trạng khẩn trương. Chỉ có 248 phiếu, còn thiếu 38 phiếu. Bây giờ Thượng Viện có thể sẽ không cần biểu quyết nữa vì đã thất bại ở Hạ Viện rồi.
Nếu không có hành động gì khác, TT Trump sẽ có tiền xây tường. Bộ Quốc Phòng đã thông báo vừa tháo khoán một tỷ đô để xây khoảng 50 dặm tường, như là đoạn đầu tiên. Vì không có quỹ riêng đặc biệt, TT Trump sẽ phải đi lục trong ngân sách để cắt đầu này lắp đầu kia, nên sẽ cần thời gian vài năm mới xây tường như ông dự tính.
Khối DC trong Hạ Viện đang nghiên cứu kế hoạch thưa kiện chính quyền Trump để cản.
Kết quả của cả hai cuộc biểu quyết không có gì là ngạc nhiên, đều đúng như dự liệu.

KHỦNG HOẢNG BIÊN GIỚI
Di dân Nam Mỹ tràn vào Mỹ đã leo thang lên đến mức khủng hoảng lớn. Cả trăm ngàn người đang chờ xin nhập cảnh, trong khi hơn 23.000 người vượt biên giới bất hợp pháp đã bị bắt trong một tuần lễ đầu tháng Ba vừa rồi.
Sở Di Trú cho biết mỗi ngày đã phải thả khoảng 1.000 di dân ra khỏi các trại tạm cư vì không đủ chỗ, cũng như vì luật không cho phép giam giữ trẻ em quá lâu.
Những người này trên nguyên tắc chỉ là được tạm tha, với điều kiện phải đến trình diện lại. Nhưng trên thực tế, hầu hết những người này mau mắn biến vào xã hội Mỹ, sẽ không bao giờ ra trình diện và sẽ chẳng bị bắt lại, ngoại trừ vi phạm luật nào đó, bị cảnh sát bắt. Mà cho dù bị bắt tại những nơi có sanctuary law thì cũng chẳng sao.
Ngoài ra tin mới nhất cho biết lại thêm một đoàn di dân với hơn 1.200 người đã bắt đầu cuộc hành trình đi từ Guatemala tới biên giới Mỹ.

ISIS CHÍNH THỨC BỊ DẸP TAN
Tin từ Syria cho biết thành phố cuối cùng do ISIS kiểm soát tại Syria đã được quân chính quyền giải thoát.
ISIS dưới thời TT Obama đã vùng lên từ một “đội bóng rổ trung học” chiếm được một nửa Syria và một nửa Iraq, với một lực lượng ước tính lên tới 30.000 tay súng, đã bị đánh tiêu tan không còn manh giáp qua sự phối hợp của các lực lượng quân đội Syria, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, với sự yểm trợ của quân đội Mỹ và Nga.

LUẬT SƯ AVENATTI BỊ BẮT
Anh luật sư nổ hơn kho đạn Avenatti của cô đào chuyên đóng phim sex Stormy Daniels, đã bị FBI bắt về tội mưu toan tống tiền hãng giầy Nike.
Anh này không biết bằng cách nào, đã tìm ra được bằng chứng Nike làm chuyện lem nhem gì đó, đe dọa sẽ bung tin này lên báo chí, có thể gây thiệt hại bạc trăm triệu cho Nike. Anh ta đòi Nike trả 22,5 triệu đô để đổi lấy sự im lặng của anh ta.
Nike không hợp tác, trái lại hợp tác với FBI, lập lưới bắt anh ta tại trận.
Ngoài ra, anh Avenatti cũng đã bị tiểu bang Cali truy tố về nhiều tội lừa gạt, tống tiền.
Cô đào Stormy nghe tin này, đã bình luận “không có gì lạ hết, tên này lừa tôi và còn lừa nhiều người khác nữa, chưa hết đâu”.
Bị truy tố cùng với anh Avenatti là một luật sư khác, chuyên gia luật pháp của đài ... CNN, tên là Mark Geragos. Anh này cũng là luật sư cho anh Colin Kaepernick, là anh cầu thủ football khởi xướng ra vụ quỳ gối không chào quốc kỳ Mỹ trước các trận đấu.
CNN đã mau mắn sa thải luật sư Geragos ngay lập tức tuy không dám nêu lý do tại sao sa thải.

LẠI THÊM MỘT NHÀ BÁO THAN PHIỀN
Nhà báo lão thành Tom Brokaw của đài NBC, đã nghỉ hưu từ nhiều năm nay để chữa trị ung thư, đã lên tiếng than phiền truyền thông thời nay chẳng những quá phe đảng mà còn hoàn toàn một chiều, lập đi lập lại những lập luận giống hệt nhau –too much duplication.
Anh Brokaw cũng kêu gọi truyền thông hãy đi ra khỏi hai cái thành trì New York và Washington để xem dân Mỹ thực sự nghĩ gì, thay vì cứ nhìn chằm chằm vào vài chính khách tên tuổi.
Anh Brokaw là nhà báo kỳ cựu thứ hai lên tiếng than phiền về TTDC, sau khi anh Ted Koppel đã than vãn tuần trước.

NEW YORK BỊ NẠN
Tiểu bang New York, thành đồng của tư tưởng cấp tiến không thua gì Cali, cách đây cả năm đã biểu quyết mức lương tối thiểu tại tiểu bang là 15 đô một giờ, bất kể làm việc gì, có típ hay không. Đây là chủ trương của khối cấp tiến trong đảng DC, nhân danh nhu cầu ‘giúp dân nghèo’ của cái đảng tự vỗ ngực là ‘nhân bản’. Trong khi khối CH chống lại, nên thường bị tố là bóc lột lao động để bảo vệ mấy ông ‘nhà giàu’ chủ hãng xưởng và công ty.
Kết quả của việc tăng lương tối thiểu đã đúng như khối CH đã cảnh giác.
Theo nghiên cứu của tổ chức New York Hospitality Alliance, là một tổ chức tương trợ trong kỹ nghệ phục dịch như khách sạn, tiệm ăn,… hơn một nửa các tiệm ăn tại New York đang cố tìm cách sa thải bớt nhân viên, vì hai lý do, lương tối thiểu quá cao, và Obamacare, phải chi trả bảo hiểm y tế cho nhân viên nếu có trên 50 nhân viên.
Nói trắng ra, DC có ý giúp dân lao động nhưng kết quả của những chính sách mỵ dân đã đưa đến tình trạng tai hại là cái đám dân đó bị mất job hàng loạt. Mức lợi nhuận của các công ty tiểu thương này trung bình rất thấp, chỉ khoảng 4% trước khi trừ thuế. Bây giờ, bắt tăng lương và trả bảo hiểm y tế cho nhân viên thì một số lớn bị lỗ nặng.
Số nhân viên bị sa thải nhiều đến độ chính quyền tiểu bang đang nghĩ việc ra luật cấm sa thải. Vẫn chỉ là một luật mới ngớ ngẩn khác của các chính khách DC. Nếu ra luật cấm sa thải thì phải nghĩ đến hai hậu quả. Thứ nhất là các công ty sẽ rất ngại thuê mướn người mới, tìm việc làm sẽ khó khăn gấp bội. Thứ hai là việc không bị sa thải sẽ khiến cho nhiều người làm biếng không làm gì nữa, sẽ tai hại lớn cho năng suất của công ty và cả kinh tế Mỹ nói chung.
Nhiều chuỗi tiệm ăn lớn như McDonald, KFC,… đang lập ra những quầy bán hàng tự phục vụ -self service- để có thể giảm nhân lực.
Làm sao ngăn ngừa việc này? Ra luật áp đặt chỉ tiêu năng suất hay chỉ tiêu nhân lực theo kiểu CS? Kiểu như một tiệm bán bao nhiêu tiền thì phải có tối thiểu bao nhiêu nhân viên? Phe ta đang lừng lững ‘tiến nhanh, tiến mạnh’ xuống hố cả nước.

TIẾN TRÌNH XUỐNG HỐ CẢ NƯỚC
Một nhà báo của Fox News, ông Tom Del Beccaro, đã viết một bài về tiến trình đi từ chế độ tư bản qua chủ nghiã xã hội, để đến sự hủy hoại của cả xã hội luôn. Theo ông này thì có tổng cộng 9 bước. DĐTC xin tóm lược lại để quý độc giả đọc cho vui, cũng như để xem phe DC đang dẫn dắt nước Mỹ qua bước thứ mấy rồi.
Bước một: chi tiêu Nhà Nước tăng vọt để chi trả cho đủ loại trợ cấp của Nhà Nước. Như Thụy Điển, trước đây chi tiêu của Nhà Nước lên tới 70% tổng sản lượng cả nước (tuy bây giờ đã de lui, giảm xuống còn 50%). Hiện nay, tỷ lệ này của Mỹ là 36%, nhưng nếu đảng DC thắng cử trong cuộc bầu năm 2020 thì con số này sẽ nhẩy lên trần nhà luôn.
Bước hai: tăng thuế ào ạt trên các ‘đại gia’ và công ty, đưa đến cắt tuyệt mọi khuyến khích kinh doanh. Đây là việc các ứng viên tổng thống của DC đều chủ trương.
Bước ba: chặn đứng mọi tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng dưới thời Obama trung bình là dưới 2%, nhưng đã leo lên trên 3% dưới TT Trump.
Bước bốn: tích lũy công nợ. Dưới chế độ đã phá sản của Hy Lạp, công nợ lên tới 150% tổng sản lượng quốc gia, trong khi dưới thời Obama, đã leo lên tới xấp xỉ 100%, từ 10.000 tỷ lên tới 20.000 tỷ.
Bước năm: Nhà Nước in tiền. Như đang xẩy ra tại Venezuela, Nhà Nước in tiền ào ào để chi trả mọi thứ trong nước, đưa đến lạm phát tức là tiền mất giá mạnh. Lạm phát ở Venezuela cho năm 2019 được ước tính sẽ là một triệu phần trăm! Khó hiểu? Đại khái một ổ bánh mì bán 10 đồng đầu năm 2019, sẽ bán 100.000 đồng cuối năm. Ai muốn Mỹ thành Venezuela, xin giơ tay!
Bước sáu: để chặn lạm phát, Nhà Nước ấn định giả cả mọi thứ, cũng như ấn định tiêu chuẩn sản xuất và tiêu thụ cho tất cả mọi thứ.
Bước bẩy: kinh tế ‘chui’ ra đời để tránh sự kiểm soát của Nhà Nước.
Bước tám: chiến tranh giai cấp bùng nổ vì khó khăn kinh tế quá lớn, sẽ kích động những người bị thiệt thòi nổi loạn, đánh nhau với những người còn tí của cải.
Bước chín: cả nước biến loạn và xụp đổ.
Đọc qua 9 bước trên, kẻ này có cảm tưởng như đó chính là … sách lược kinh bang tế thế của đảng DC hiện nay!