Saturday, April 7, 2018
NHỮNG MẢNG MÀU KHÔ-Trần Mộng Tú
Trần Mộng Tú
NHỮNG MẢNG MÀU KHÔ
Khi đầu óc tôi bị căng thẳng vì lo lắng hay làm việc
nhiều, tôi hay bỏ tất cả xuống và đi bộ trong công viên gần nhà. Đi khoảng nửa
tiếng hay một tiếng sẽ thấy dễ chịu ngay, vừa đi vừa ngước mắt nhìn những đám
mây trôi lang thang, xem mây uốn lượn thế nào. Tại sao lại gọi là “Vân cẩu”
nhìn hoài không thấy hình con chó nào, chỉ thấy như những giải áo lụa phất phơ
bay, hay đôi khi thấy như một cánh buồm đang mở rộng trong một đại dương xanh
bát ngát. Hay vừa đi vừa ngắm những ngọn cây đang bị gió xoa đầu, làm rối tung
tóc lá, thỉnh thoảng có con chim nhỏ bay vụt ra từ những cái đầu xanh biếc đó.
Hay bất chợt, một đàn chim sẻ ở đâu bay sà xuống đám cỏ trước mặt, rồi lại bay
vụt lên tản ra bốn phương, tám hướng. Khi ngắm nghía cái không gian êm ả thư
thái đó, tâm mình cũng thư thái, êm ả theo. Thấy mình hòa lẫn với thiên nhiên.
Chuyện chồng, chuyện con, chuyện ông bà hàng xóm, vui, buồn gì cũng bay theo
mây trắng. Nhưng mỗi lần đi bộ trong công viên, mắt tôi thế nào cũng chạm vào bức
tường thấp xây chung quanh cái vòng đai dành cho trẻ em đi xe đạp ba bánh, trên
tường có in những lá cờ của những quốc gia có dân sống trong thành phố này và sử
dụng công viên này. Dĩ nhiên một lá cờ tượng trưng cho nước Việt Nam cũng được
in lên, đó là lá cờ đỏ với ngôi sao vàng. Muốn đi bộ ba mươi phút, tôi cần đi
sáu vòng, và tôi nhìn thấy lá cờ đó sáu lần. Tôi biết lá cờ đó, hiện nay trên
thế giới tượng trưng cho Việt Nam. Tôi biết bao nhiêu người dân Việt của cả hai
miền Nam, Bắc đã đổ máu, đã chết vì lá cờ này với những lý tưởng khác nhau. Lá
cờ đó không phải tượng trưng cho miền Nam, và đối với tôi nó còn gợi lên những
ký ức đau buồn, nên mỗi lần nhìn thấy lá cờ đỏ với ngôi sao vàng ở bất cứ đâu
tôi đều có một nỗi bất an. Tôi tránh mắt nhìn vào nó, tránh một sự khó chịu
chen thất vọng vì sự hiện diện của nó ở công viên này. Tôi là người Việt quốc
gia, tôi sống ở đây, tôi đi bộ trong công viên này, nhưng tôi lạnh lùng xa lạ
và khoảng cách với một lá cờ tượng trưng cho Việt Nam in trên bức tường đó. Thật
đáng buồn cho tôi và cho những người Việt quốc gia cư ngụ trong thành phố này.
Đã có lúc tôi vừa đi vừa nghĩ: Hay là mình làm một lá cờ quốc gia bằng gạch rồi
gắn chồng lên trên cờ Việt Cộng. Lúc khác lại nghĩ: Cần gì, đừng để ý, trong
tâm mình, mình biết lá cờ nào là của mình rồi. Tôi vẫn đi bộ trong công viên đó
mỗi ngày, cố giữ lòng bình thản, nhưng hai lá cờ vẫn cùng một lúc hiện diện: Một
trước mắt, và một trong tâm, làm sao tôi tránh được chua sót, ngậm ngùi. Gió vẫn
xào xạc, mây vẫn bay và chim vẫn vỗ cánh, nhưng cả hai lá cờ cùng đứng gió.
Sáng nay, tôi không ra công viên nữa, tôi làm một việc khác để tìm sự thư giãn.
Ở trong cái Mall nhỏ, gần nhà tôi, có một gian hàng gốm thủ công cho trẻ nhỏ, ở
đó có những cái ly, cái tách, con thú, viên gạch, cái nhà, v.v... đã được nung
cho khô, trẻ em muốn vẽ gì lên đó, muốn tô mầu gì vào, tùy thích, sau đó lại được
bỏ vào lò nung cho chín mầu. Trẻ nhỏ thích làm cho chính mình hay để tặng cho
ông bà, cha mẹ trong những ngày lễ cũng rất tiện. Tôi muốn được làm trẻ nhỏ
trong ngày hôm nay. Tôi đã ra đó vài lần rồi, đã ngắm tới ngắm lui xem, nếu
mình vẽ, mình nên chọn tô mầu lên bức tượng nào, hay cái ly, cái tách nào, tôi
đã có ý định vẽ một lá cờ của quốc gia mình trên phiến gạch trắng đó, nung chín
mầu lên, rồi đóng khung treo ở nhà mình. Một lá cờ làm bằng đồ gốm chắc là đẹp
lắm. Ở nhà tôi chỉ có lá cờ bằng giấy, to bằng một nửa bìa cuốn vở học trò
thôi. Hôm nay, tôi sẽ thực hiện cái ý định đó.Tôi mang lá cờ giấy bỏ vào xe,
lái ra Mall, và cho mình tự làm trẻ nhỏ trong mấy tiếng. Tôi chọn được viên gạch
đã nung đủ độ để nhận mầu sơn lên. Tôi đưa lá cờ mang theo ra để nhân viên của
tiệm chọn màu sơn cho chính xác, vì màu chưa chín và màu đã nung rất khác nhau,
nếu không phải trong nghề không chọn đúng được. Tôi đo, kẻ, sơn; màu vàng cho nền
cờ, ba sọc đỏ nằm theo chiều ngang của lá cờ khoảng cách đều nhau. Mỗi vệt màu
tôi đặt xuống, ngắm nhìn cây cọ nhỏ sũng đỏ, sũng vàng trên viên gạch, tôi biết
tôi đang làm gì. Đặt tâm mình trong mấy ngón tay, cả trái tim trong mắt nhìn. Bỗng
nghe tâm mình chua xót và trái tim hụt hẫng, hoang loạn. Cái cảm giác lẫn lộn
này, chỉ có người đã từng đưa tay ra nhận lá cờ của quốc gia vừa gấp lại trên
chiếc áo quan mới hiểu được. Một câu thơ, không nhớ rõ tên tác giả, bỗng hiện về
trong trí tôi: “Ngày xưa mẹ đóng cho con sách Dành dụm cho con tới học đường
Ngày nay không vá non sông rách Mẹ tiễn con ra bãi chiến trường.” Tôi bỗng nghe
thấy tiếng thở dài của chính mình. Tôi cần ngồi ba tiếng đồng hồ để vẽ một lá cờ
nhỏ; phải đợi cho đợt màu thứ nhất tô xuống, thật khô, rồi mới tô lên đợt thứ
hai. Muốn thật đẹp, phải tô đến bốn lần. Vẽ xong lá cờ tôi muốn viết xuống bên
dưới một hàng chữ trước khi bỏ vào lò nung. Viết gì bây giờ? Tôi muốn cám ơn
ai, muốn đề cao phần đất, miền quốc gia tôi đã lớn lên, đã sống, hay tôi chỉ muốn
viết một điều gì cho chính cá nhân mình, cho chính lòng mình với lá cờ trước mặt?
Tôi nghĩ mãi, muốn viết một điều giản dị và chân thật, cuối cùng tôi viết: We
live, love and die for this flag tmt 1975-2010 Đúng, chúng tôi sinh ra, lớn
lên, hạnh phúc và đau khổ, thậm chí có thể và đã chết cho lá cờ này. Tôi muốn
viết những dòng chữ này trong hãnh diện, chấp nhận, đau khổ và hạnh phúc. Tôi
không muốn kẻ khẩu hiệu, không muốn nghe hoan hô, đả đảo. Tôi muốn máu đã chẩy
ra, xương đã ngã xuống ở bất cứ phần đất nào của quê hương tôi, đều được bình
an. Tôi ký tên, ghi xuống năm mình bỏ nước ra đi, 1975 và năm vẽ lá cờ này,
2010. Không phải họa sĩ, nên viết chữ nhỏ bằng sơn trên gạch, rất khó. Tôi nín
thở, để hết tâm trí vào từng chữ. Viết xong, đọc đi, đọc lại một vài lần nữa, mỗi
lần đọc là một lần ngậm ngùi, nao nao muốn khóc. Chung quanh tôi chẳng có ai
ngoài một nhân viên của tiệm. Hôm nay không phải cuối tuần, nên không có trẻ nhỏ
đến. Tiệm im lặng, tôi im lặng, lá cờ im lặng. Nhưng giữa tôi và lá cờ vừa vẽ
xong trước mặt có cả triệu triệu tiếng dội vô âm trong không gian, dội âm thầm,
xót xa trong lồng ngực mong manh của mình. Tôi bỗng thèm, ước gì, bên cạnh mình
có một người bạn cùng quê để được nói một câu chuyện nhỏ về lá cờ mình đang vẽ;
tôi nhìn mầu sơn đỏ, sơn vàng còn ướt bỗng thấy hoang mang vô cùng. Tại sao
mình lại ngồi đây nhỉ? Tại sao mình lại ngồi đây và vẽ lá cờ quốc gia giữa một
nơi xa thật là xa quê hương thế này nhỉ? Chung quanh hoàn toàn im lặng, không
có câu trả lời. Giao cho nhân viên của tiệm. Tôi phải đợi năm hôm mới quay trở
lại lấy lá cờ đã được nung. (Vì tiệm phải đợi cho đủ số hàng mới cho vào lò
nung một lượt) Tôi sẽ đem lá cờ này, đóng khung lại, treo trong nhà tôi. Một
ngôi nhà trên đất Mỹ, trong một thành phố phần đông là người Mỹ, trong một khu
xóm chỉ có người Mỹ cư ngụ, trong một gia đình toàn người Mỹ, trừ tôi. Nhưng ai
ghé đến nhà này, cũng đọc và hiểu hàng chữ nhỏ tôi viết bên dưới lá cờ. Tôi
không cần cắt nghĩa. Tối biết, dân tộc nào cũng yêu quốc kỳ của họ. Nhất là những
dân tộc phải đổ thật nhiều xương máu cho lá cờ đó. Hôm nay tôi có thực sự tĩnh
tâm thư giãn như những lần đi bộ trong công viên không? Không hoàn toàn đâu, vì
trên đường từ tiệm đồ gốm về, tôi cúi nhìn mình, những vệt màu vàng, màu đỏ
dính khô trên áo, quần. Đưa bàn tay luống tuổi, phủi phủi, thấy mắt cay sè, những
vệt màu đó hình như đã đóng thành mảng, khô cứng, bám vào hồn tôi. Tôi không cần
phải gắn lá cờ của tôi lên trên bất cứ một lá cờ nào khác nữa.
Tháng 6/2010
Bài bạc qua mạng và sự quản lý lỏng lẽo
Bài bạc qua mạng và sự quản lý lỏng lẽo
RFA
2018-04-06
2018-04-06
Thực trạng đánh bạc
Những năm gần đây, khi
công nghệ thông tin ngày một phát triển, internet có mặt ở từng gia đình, từng
chiếc điện thoại cá nhân, kéo theo nhiều mô hình hoạt động trực tuyến giúp con
người tiện dụng hơn.
Lợi dụng môi trường
mạng internet và sự ham muốn thắng thua với may rủi, ngành công nghiệp đỏ đen
bắt đầu lấn sân sâu vào thị trường online, trên mạng đang tồn tại hàng loạt
sòng bạc trực tuyến núp bóng các trò chơi điện tử, giúp người chơi có thể dễ
dàng thỏa mãn đam mê bất cứ ở đâu, bất kể thời gian nào thông qua các thiết bị
điện tử tiện dụng, với các điều kiện của trò chơi vô cùng dễ dàng. Chỉ cần lên
mạng tìm kiếm từ khóa “chơi bài online ăn tiền” thì sẽ có vô số các trang mạng
hiện ra.
Mặc dù chơi cờ bạc
trên mạng là tiền ảo nhưng muốn có tiền ảo thì phải bỏ tiền thật ra để nạp vào
tài khoản chuyển đổi thành tiền ảo thông qua các đại lý, ví điện tử và một loại
đồng tiền trung gian là thẻ điện thoại, những người có máu đỏ đen có thể sát
phạt nhau với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng.
Theo khảo sát của
phóng viên Đài Á Châu Tự Do tại một trong những sòng bạc trên mạng cho thấy
hình thức đổi tiền như sau, khoản 23.000 xu có thể đổi là 20.000 đồng, 57.500
xu thì được 50.000 đồng và 575.000 xu thì lên tới 500.000 đồng. Tại các sòng
bạc này hoạt động sôi nổi và được nhiều người chơi nhất là tại các phiên Tài
Xỉu thu hút hơn cả ngàn người tham gia với tổng số xu từ 200 triệu đến hơn 400
triệu xu cho một lượt và mỗi lượt chơi chỉ diễn ra khoảng 1 phút.
Ngành trò chơi trực
tuyến kết hợp với việc mua bán thẻ cào rõ ràng cả hai đơn vị này cùng có lợi.
- LS.
Nguyễn Thanh Hà
Người chơi nào thắng
đều được hệ thống tự động cắt một khoản “phế” hay còn gọi là tiền cò từ 2% - 5%
trên tổng số xu thắng cược dành cho nhà cái. Theo ước tính chỉ riêng trò Tài
Xỉu, tiền “phế” mỗi ngày thu được từ người chơi khoản hơn 4 tỷ xu, nếu quy đổi
thành tiền thật không dưới 3 tỷ đồng Việt Nam.
Những quy định pháp luật
Dùng tiền thật mua
tiền ảo để đánh bạc hay cá độ đang được cho là thỏa mãn cơn khát và đồng thời
điều này khá an toàn vì cho đến nay khung quản lý tiền ảo trên mạng của Việt
Nam còn quá nhiều khoảng trống.
Luật sư Nguyễn Thanh
Hà , Công ty Luật S&B trả lời với báo chí rằng “Việc sử dụng thẻ
cào để thanh toán trên mạng đã tạo nên sự lưu thông một dạng tiền trên mạng với
tốc độ thanh toán rất nhanh. Ngành trò chơi trực tuyến kết hợp với việc mua bán
thẻ cào rõ ràng cả hai đơn vị này cùng có lợi.”
Quy định Việt Nam hiện
nay cấm đổi các loại tiền ảo thành tiền mặt nhưng chưa có quy định về việc sử
dụng thẻ cào làm công cụ trung gian để thanh toán trên mạng. Vì vậy các nhà
mạng hưởng lợi từ việc bán thẻ dựa vào lý do nhà mạng không quản lý mục đích sử
dụng của thẻ cào.
Luật sư Hà cho
biết “Hiện nay, nhà mạng chỉ cung cấp kênh để nạp tiền vào tài khoản
trò chơi, đến đó là kết thúc vai trò. Việc khách hàng chơi bài, đánh bạc, đổi
thưởng, lấy tiền ra, nhà mạng không chịu trách nhiệm.”
Thu về số tiền lớn từ
việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho các trò chơi trên mạng, vậy nhà mạng có
trách nhiệm như thế nào với các trường hợp công ty thanh toán vi phạm luật. Đại
diện một nhà mạng tại Việt Nam khẳng định rằng nhà mạng không ký hợp đồng trực
tiếp với các trang mạng trò chơi mà họ chỉ hợp tác với các công ty trung gian
thanh toán.
Vị đại diện này còn
cho biết thêm: “Khi ký hợp đồng với công ty trung gian thì nhà mạng chỉ
cung cấp các dịch vụ cho điện thoại di động, có thể sử dụng thẻ cào để nạp vào
trò chơi nhưng chắc chắn trò chơi đó đã được cơ quan chức năng Việt Nam chấp
thuận”
Thế lực chống lưng
Vào trung tuần tháng 3
vừa qua, người chơi cờ bạc trên mạng bị lừa mất tiền nên đã đi tố cáo, cuộc
điều tra mở ra đường dây cờ bạc xuyên quốc gia qua mạng với giá trị lên tới
hàng triệu đô la. Điều đáng nói là chính truyền thông trong nước tích cực đưa
tin về hai vị cựu tướng công an có dinh líu đường dây này: ông Nguyễn Thanh
Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao C50 Bộ Công an và Trung tướng
Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát thuộc Bộ Công an.
Theo báo chí Nhà nước
Việt Nam thì ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận trong một buổi họp với
Ban Bí Thư rằng vụ việc đánh bạc liên quan đến các tướng của Bộ Công an “có quy
mô lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy
cảm, liên quan đến nhiều người” nhưng chi tiết về vụ việc này không được truyền
thông Việt Nam đăng tải chi tiết.
Trung Tướng Phan Văn
Vĩnh bị khám xét văn phòng, mở đầu cho nhiều lùm sùm rằng ngành công an sẽ trảm
ít nhất 5 tướng.
- NB. Hương Trà
Hồi tháng Giêng 2018,
Bộ Công An Việt Nam đã bác bỏ tin trên trang cá nhân của nhà báo Lê Nguyễn
Hương Trà rằng Trung tướng Phan Văn Vĩnh đã bị bắt.
Nhà báo viết trên
trang cá nhân rằng “Mở rộng điều tra, rất nhiều tướng tá ngành công an
dính vô vụ này. Trung Tướng Phan Văn Vĩnh bị khám xét văn phòng, mở đầu cho
nhiều lùm sùm rằng ngành công an sẽ trảm ít nhất 5 tướng của hai vụ, trong đó
có Rikvip và Tip.Club.”
Vào hôm ngày 6 tháng
4, cơ quan an ninh điều tra Phú Thọ ra quyết đinh khởi tố và bắt tạm giam 3
tháng với ông Phan Văn Vĩnh về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ” theo điều 356 Bộ luật Hình sự. Trước đó ngày 11/3, ông Nguyễn
Thanh Hóa cũng bị công an Phú Thọ khởi tố và bắt tạm giam về tội “Tổ chức đánh
bạc”.
Vụ việc đánh bạc xuyên
quốc gia với quy mô lớn này vẫn đang được điều tra. Pháp luật Việt Nam hiện nay
quy định đánh bạc quy mô lớn mới bị xử lý hình sự, vậy quy mô lớn là như thế
nào? Một vị luật sư thuộc đoàn luật sư Việt Nam cho biết:
“ Luật không thể quy
định được hết các chi tiết trong các điều khoản và tình tiết để xử lý hình sự.
Để hiểu từ quy mô lớn là tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ
10 người trở lên, từ 2 chiếu bạc trở lên và số tiền và hiện vật có giá trị từ 20
triệu trở lên.”
Luật pháp của Việt Nam
có quy định nghiêm cấm việc đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới bất kỳ hình thức,
sẽ xử phạt người chơi và đặc biệt đối với các cá nhân tổ chức đánh bạc.
Hoạt động đánh bạc qua
mạng khó có thể thực hiện được với quy mô lớn nếu không có các cổng trung gian
thanh toán và các loại thẻ cào. Việc quản lý lỏng lẽo trong phát hành cũng như
sử dụng các loại thẻ viễn thông khiến nó dễ dàng trở thành phương tiện để có
thể thanh toán vào những hoạt động bài bạc trực tuyến.
Với thực trạng không
thể kiểm soát của các thẻ cào điện thoại, Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết
để quản lý vấn đề thanh toán trên mạng cần sự quản lý chặt từ phía Ngân hàng
Nhà nước từ khi phát hành thẻ. Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông thì các
biện pháp phải quản lý các đơn vị cung cấp viễn thông.
Giải quyết vụ việc
đánh bạc trên mạng này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước
phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp và cơ quan chức năng kiểm
tra và nghiên cứu trong tháng 5-2018 phải báo cáo tình hình và đề xuất biện
pháp quản lý, xử lý việc sử dụng các hình thức thanh toán trên mạng, đặc biệt
là các hoạt động thanh toán liên quan đến vi phạm pháp luật như trốn thuế, đánh
bạc và rửa tiền.
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/online-gambling-and-loose-governance-04062018142753.html
Bia miệng-Trân Văn
Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh,
nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Bia miệng
23/02/2018
Trân Văn
Vậy là Tết đã qua, dư luận về cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế đã lắng xuống. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường – người bị cáo buộc là một trong những thủ phạm chính khiến 6.000 người Huế thảm tử - đã có thể cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút cho đến… Tết năm tới!
Theo một số thân hữu của ông Tường, ông vừa phiền, vừa uất vì năm nào cũng trở thành đối tượng để thiên hạ đàm tiếu, chỉ trích mỗi khi năm hết, Tết đến. Trước, chỉ có thân hữu thay ông Tường phân biện về chuyện ông vô can,
không dính dáng gì đến vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế song bất kể là ai, phân biện kiểu nào thì dư luận cũng vẫn thế. Năm nay,
lần đầu tiên, ông Tường mượn chỗ trên mạng xã hội, chính thức thú nhận ông đã nói dối khi trả lời phỏng vấn của những người thực hiện đoàn làm
phim “Việt Nam – Thiên sử truyền hình”.
Dẫu ông Tường phân bua, ông nói dối chỉ vì “hăng hái bảo vệ cách mạng” nhưng chẳng có mấy người thông cảm cho ông.
Điều ông Tường thú nhận không những không có tác dụng “giải độc dư luận” mà còn khiến công chúng bất bình hơn.
Tại sao? Nhận xét của nhiều người cho thấy, họ không thể cảm thông vì dù đã “gần đất, xa Trời”, ông Tường vẫn chưa thành thật.
Hao-Nhien
Q. Vu nhận xét, nếu ông Tường vẫn không tỏ ra hối hận vì đã bỏ cả đời phục vụ cho và hưởng ân huệ từ một chế độ đã tàn sát dân Huế và dân chúng miền Nam, tàn phá di sản của Cố Đô thì sẽ chẳng còn điều gì khác có thể dằn vặt ông Tường khi ông ra đi?
Dường như cảm thấy chưa đủ, trong một status khác,
Hao-Nhien Q. Vu viết thêm, thư ngỏ có tính chất như “lời cuối cho một câu chuyện quá buồn” mà ông Tường viết, phù hợp với những gì mà
facebooker này biết về cộng sản: Họ không hối hận với tội ác Mậu Thân mà chỉ tiếc là bị phát hiện cũng như ông Tường chỉ tiếc là đã nói dối trong một bộ phim tài liệu – giờ không thể hủy. Họ vẫn sợ sự thật và rất có thể là vẫn sợ bị đảng của họ trả thù nên ông Tường không cho biết ai phải chịu trách nhiệm chính về cuộc “thảm sát Mậu Thân 1968”. Cái gọi là “lý tưởng cách mạng” của trí thức cộng sản (mà ông Tường nói ông từng có vào năm 1981)
là sự lấp liếm cho tất cả những gì đã làm, bất kể đúng sai nhằm “phục vụ cách mạng”.
Hoang
Hung cũng nêu hàng loạt nhận định gần giống như vậy. Dẫu tội nghiệp nhưng không ai có thể biện minh cho ông Tường vì khi nói dối ông đã tự tạo ra chứng cứ chống lại chính mình.
Chuyện ông Tường nói dối trong “Việt Nam – Thiên sử truyền hình” một cách nhiệt thành đã hại ông.
Hoang Hung – một người dân miền Bắc - bảo rằng, ở giai đoạn diễn ra cuộc nội chiến tàn khốc 1954 – 1975,
có thể do “ngây thơ, dại khờ” mà nhiệt thành nhưng đến bây giờ mà những trí thức miền Nam vẫn tự hào về việc đóng góp cho công cuộc “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” thì không thể hiểu nổi. Nếu lúc này tổ chức trưng cầu dân ý về cuộc chiến ấy, sẽ có khá nhiều người ân hận vì đã không
lường được Việt Cộng lại làm quốc gia trì trệ, tụt hậu như vậy và cuối cùng chính quyền cộng sản đã phản bội sự hy sinh của nhiều người, chỉ chăm chăm bảo vệ đặc quyền cho một nhóm người.
Mạnh Kim tâm sự đã từng tự nhủ sẽ không viết gì thêm về vụ thảm sát hồi Mậu Thân 1968 ở Huế nữa nhưng sau “lời cuối cho một câu chuyện quá buồn” mà ông Tường nhờ đưa lên
Internet đã nói thêm rằng, việc ông Tường không có mặt ở Huế, có chứng cứ “ngoại phạm”,… là vô nghĩa bởi “gây án” với lịch sử, dính dáng trực tiếp hay gián tiếp với lịch sử thì không thuộc phạm vi phán xét của các quan
tòa. Nó phụ thuộc sự đánh giá của dân tộc và sự phán xét của tòa án lương tâm. Mạnh Kim nhấn mạnh rằng ông không lên án sự chọn lựa chỗ đứng trong lịch sử của những người như ông Tường trong quá khứ. Điều cần quan tâm là thái độ và cách thức nhìn lại mình của những người như ông Tường trong thời gian vừa qua. Thắc mắc chỉ xoay quanh sự lựa chọn hiện nay và cách nhìn hiện tại khi nhắc lại quá khứ.
Những facebooker trẻ hơn như Kimdung Tong thì tâm tình, hóa ra “Việt Nam – Thiên sử truyền hình” một bộ phim tài liệu được đánh giá
cao cũng có những điều dối trá và chúng đã được loan truyền khắp thế giới. Đó là lý do đừng bao giờ dựa vào những “kiến thức lịch sử” đã được dạy dỗ trong thời gian mài đũng quần dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Trước sau, những anh hùng kiểu như Lê Văn
Tám,… sẽ được “điểm danh”. Lịch sử thật sẽ rất công bằng.
***
Đầu thập niên 1980 – thời điểm ông Tường tiếp xúc với đoàn làm phim “Việt Nam – Thiên sử truyền hình” – là giai
đoạn muốn gặp những nhà báo ngoại quốc, nói gì với họ cũng phải được “tổ chức” đồng ý và duyệt nội dung những câu trả lời. Chắc chắn ông Tường không phải là ngoại lệ và chắc chắn ông Tường không lường được hậu họa.
Chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường – Mậu Thân 1968
– Cuộc thảm sát ở Huế là minh họa sống động, rõ ràng cho
câu ca
dao “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Tuy nhiên có một điều rất đáng ngạc nhiên là giới lãnh đạo hệ thống công quyền Việt Nam vẫn chẳng “rút ra được bài học kinh nghiệm” nào từ câu chuyện ấy. Họ vẫn rất vô tư khi đưa ra hàng loạt “chủ trương”, “chính sách”, “tuyên bố” và thực hiện hàng loạt hành động mà bia miệng đã hoặc sẽ lưu danh.
Chẳng hạn, sau khi đã bị mỉa mai vì khẳng định dân chủ, tự do ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam “gấp vạn lần” thiên hạ, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, vừa mới khẳng định: “Không phải ngẫu nhiên mà một không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của dân tộc, vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang lan
rộng và có tác động mạnh mẽ trên khắp cả nước”!
Subscribe to:
Posts (Atom)