Sunday, April 1, 2018

Những điều cần biết về tình trạng sa sút trí nhớ


Những điều cần biết về tình trạng sa sút trí nhớ
28-06-201611:03:06
Theo dự kiến, khi tuổi thọ trung bình của con người tăng lên thì tỉ lệ người mắc bệnh sa sút trí nhớ cũng tăng theo.
Theo chuyên trang sức khỏe NHS, dự kiến số lượng người Anh mắc chứng sa sút trí nhớ sẽ tăng lên khoảng 1 triệu vào năm 2021. Có rất nhiều quan niệm sai lầm xung quanh loại bệnh này, và chúng có thể gây nhầm lẫn cho những người đang muốn tìm hiểu rõ hơn về hội chứng này. Sau đây là 10 lời đồn phổ biến về căn bệnh trên, cùng tìm hiểu xem cái nào đúng, cái nào sai nhé!
1. Bệnh sa sút trí nhớ giống như bệnh Alzheimer
Sa sút trí nhớ là một thuật ngữ chung để chỉ các rối loạn nhận thức mãn tính có triệu chứng tương tự, bao gồm cả mất trí nhớ, khó khăn trong giao tiếp, thay đổi tính cách, suy giảm nhận thức và khả năng giải quyết vấn đề. Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ. Trong khi có mối liên hệ rõ ràng giữa hai loại bệnh trên thì chứng sa sút trí nhớ không nhất thiết là triệu chứng của bệnh Alzheimer.

2. Sa sút trí nhớ do gen di truyền

Người ta cho rằng gen di truyền liên quan đến quá trình phát triển bệnh sa sút trí nhớ, và một số đột biến gen được xác định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện đơn lẻ những đột biến này không phải là dấu hiệu rõ ràng rằng người đó sẽ mắc bệnh sa sút trí nhớ, và cả việc không xuất hiện những loại gen trên cũng không đảm bảo rằng bạn sẽ miễn nhiễm với loại bệnh này.
Việc trong gia đình bạn có thành viên mắc chứng sa sút trí nhớ mức độ một được cho là có ảnh hưởng đến mức độ gia tăng nguy cơ mắc bệnh của người đó lên tới 30%, mặc dù nguy cơ này được giảm một cách đáng kể nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh khi trên 85 tuổi. Yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng nhất đối với chứng sa sút trí nhớ là tuổi tác. Hút thuốc, béo phì, ít vận động, lượng cholesterol cao, huyết áp cao và trầm cảm cũng liên quan đến sự phát triển của các triệu chứng bệnh sa sút trí nhớ.
3. Luôn quên vị trí mình đã để đồ, đó là khởi đầu của bệnh sa sút trí nhớ
Đãng trí gia tăng thường gắn liền với tuổi tác, và tình trạng mất đi ký ức dẫn đến việc mất đồ hoặc quên tên người lại không liên quan trực tiếp đến chẩn đoán bệnh sa sút trí nhớ. Sa sút trí nhớ được định nghĩa là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức đáng kể cản trở khả năng thực hiện các hoạt động ngày thường. Trong các trường hợp của bệnh sa sút trí nhớ, bệnh nhân không hề biết rằng trí nhớ của họ bị ảnh hưởng, và thỉnh thoảng sẽ phủ nhận có điều gì bất thường xảy ra.
Thông thường người đang lo ngại về tình trạng mất trí nhớ, họ không bị nhiễu loạn vì cuộc sống bị ảnh hưởng, nhưng họ lại lo rằng họ có thể bị sa sút trí nhớ. Đãng trí có thể xảy ra do nhiều nguyên do, và không có sự tương quan nào giữa chứng quên thông thường với chứng mất trí. Nếu ai đó cảm thấy khó chịu về bất kỳ chức năng nhận thức nào của mình, họ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có thể được bắt đầu quá trình đánh giá thích hợp.
4. Người mắc chứng sa sút trí nhớ nghĩ rằng những người đã khuất vẫn còn sống
Quá khứ trở lại là một biểu hiện thường gặp của bệnh mất trí nhớ và ảnh hưởng của việc này có thể bao gồm tình trạng tin những người đã qua đời rồi vẫn còn sống. Đôi khi điều này có thể gây đau khổ cho những người liên quan trong việc hỗ trợ bệnh nhân, tuy nhiên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thường khuyến cáo người thân và những người chăm sóc không tranh luận với bệnh nhân.
Đây thường được coi là phương pháp tốt nhất để đối phó với niềm tin không đúng chỗ của bệnh nhân mắc chứng sa sút trí nhớ, hãy chấp nhận rằng bệnh nhân đang sống ở một thực tế khác trong giây lát, và hiểu rằng những nỗ lực chỉnh sửa hay phủ nhận những ngộ nhận của họ chỉ có thể khiến tình trạng kích động của họ trở nên trầm trọng mà thôi.

5. Những người mắc chứng sa sút trí nhớ không thể giao tiếp
Khả năng ngôn ngữ sa sút thường gắn liền với chứng mất trí nhớ, và bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc tham gia đối thoại. Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân mất trí nhớ thực sự giữ lại được một số khả năng giao tiếp. Các phương pháp nói chuyện mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người chăm sóc có thể sử dụng các phương pháp đó để tận dụng mọi khả năng còn lại, chúng đang được nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học lời nói và ngôn ngữ trị liệu. 
Ngay cả khi bệnh nhân có thể duy trì một cuộc hội thoại, việc giao tiếp với những người bị bệnh sa sút trí nhớ vẫn có thể là một thách thức. Tuy nhiên, cá nhân người mắc bệnh thường thật sự biết những gì họ muốn và thông qua quan sát cẩn thận về các kiểu hành vi, kèm theo duy trì thái độ kiên nhẫn, thì người chăm sóc có thể hiểu những gì bệnh nhân cần.
6. Không thể tránh khỏi chứng sa sút trí nhớ khi ta về già
Sa sút trí tuệ phổ biến nhất ở những người ở độ tuổi trên 65, và nguy cơ mắc bệnh sa sút trí nhớ tăng lên khi chúng ta càng già đi. Tuy nhiên, quá trình lão hóa đơn thuần không dẫn một người đến chứng sa sút trí nhớ, và mặc dù không có cách nào chắc chắn ngăn chặn nó, một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp ta giảm được nguy cơ mắc bệnh.
Theo hiệp hội bệnh Alzheimer, cứ 6 người trên độ tuổi 80 lại có một người mắc chứng sa sút trí nhớ. Điều đó có nghĩa rằng đa số họ sẽ không mắc chứng sa sút trí nhớ, và hàng triệu người 80, 90 tuổi không bị tình trạng suy giảm trí nhớ đáng kể nào.
7. Những người mắc chứng sa sút trí nhớ có tính hung hăng
Chứng sa sút trí nhớ ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách, và không phải ai mắc bệnh này cũng trở nên hung hãn. Tình trạng nhầm lẫn và thất vọng xuất phát từ việc không có khả năng giao tiếp hiệu quả hoặc xử lý thông tin, có thể dẫn đến kích động, và thường xuyên hung hăng là một dấu hiệu cho thấy người mắc bệnh trên đang trải qua loại khó chịu nào đó.
 
Thông qua việc nắm bắt hiểu biết về các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ và thấu hiểu được những hoàn cảnh xung quanh của mỗi trường hợp hành vi hung hăng, người chăm sóc có thể tìm hiểu được cách đọc các tín hiệu của những bệnh nhân đang cố gắng giao tiếp. Sau đó, họ sẽ được trang bị tốt hơn để quyết định những gì là sai lầm và sẽ có ý thức hơn về việc làm thế nào để phản ứng với các dấu hiệu sớm của tính hung hăng, vì thế mà tình trạng đó không trầm trọng thêm.
8. Rượu vang đỏ giúp chống lại bệnh sa sút trí nhớ
Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng uống rượu vang đỏ ở mức vừa phải liên quan đến tỷ lệ mắc chứng sa sút trí nhớ thấp hơn. Các chất bảo vệ thần kinh có trong rượu vang đỏ được cho là có sự xuất hiện của hợp chất polyphenol như là một chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, bằng chứng về tác dụng của rượu vang đỏ đã phá bỏ một số hoài nghi, và một số nhà khoa học cho rằng sẽ không bao giờ có thể uống đủ lượng rượu vang đỏ để cung cấp lượng chất chống oxy hóa cần thiết nhằm bảo vệ được bạn khỏi căn bệnh trên. Thông tin đáng chú ý nữa là những người uống quá giới hạn cho phép có nguy cơ gia tăng mắc chứng mất trí, và nghiện rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương não.

9. Tiếp xúc với nhôm gây ra chứng sa sút trí nhớ
Nhôm là kim loại độc hại có trong môi trường tự nhiên, và hàng ngày con người tiếp xúc với lượng nhôm vô hại tính theo từng phút được tìm thấy trong nguồn thực phẩm và nước. Nhiều năm trước đây đã dấy lên nghi ngại rằng việc tiếp xúc với nhôm từ các nguồn như đồ nấu ăn và đồ uống đóng lon có thể gây ra chứng sa sút trí nhớ. Người ta tin rằng tin đồn này xuất hiện sau khi có nhiều bệnh nhân lọc máu mắc bệnh này là vì nhiễm độc nhôm.
Sau đó sự liên quan giữa nhiễm độc nhôm và bệnh sa sút trí nhớ đã được điều tra kỹ lưỡng. Nhiều kim loại bao gồm nhôm, xuất hiện tự nhiên trong não, và có bằng chứng cho thấy các mức của những kim loại này làm trầm trọng một số bệnh thoái hóa thần kinh nhất định. Đến tận bây giờ, các nghiên cứu đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào ủng hộ quan điểm cho rằng tiếp xúc với nhôm theo bất cứ cách nào liên quan đến việc mắc bệnh sa sút trí nhớ. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhôm và chứng bệnh này vẫn đang được tiếp tục tiến hành.
10. Chấn động não gây nên chứng sau sút trí nhớ về sau
Về tỷ lệ sa sút trí nhớ ở những người từng là vận động viên thể thao có tin đồn rằng các chấn động trong quãng đời thời thanh niên có thể dẫn đến việc mất trí nhớ ở tuổi già sau này. Bằng chứng cho luận điểm này mới chỉ dừng ở việc quan sát chứ hơn là dự đoán, và chấn thương não nhẹ tái phát được coi là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh độc lập của bệnh sa sút trí nhớ ở tuổi già.
Quan sát cho thấy các chấn động não mà các vận động viên trẻ từng trải qua có tiềm năng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng mất trí sau này, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo phục hồi hoàn toàn của từng cá nhân sau chấn động não, và củng cố sự cần thiết về những quy định nghiêm ngặt trong các môn thể thao.

(Nguồn: Simplysupplements)


No comments:

Post a Comment