Saturday, January 13, 2018

Cắc Kè ơi, chào mi! - Khổng Thị Thanh Hương

Cc Kè ơi, chào mi!
Khổng Thị Thanh Hương
Trước khi chuẩn bị dọn sang Đảo Lớn chúng tôi có tìm hiểu sơ qua về đời sống bên hải đảo để chuẩn bị tinh thần đối phó với những bất thường.  Đừng tưởng “thiên đàng hạ giới” không có vấn đề, người ta cảnh giác.  Điều trước tiên tôi để ý là sự gì bằng kim loại cũng rỉ sét rất nhanh.  Ngoài ra, ví da, giầy da nếu không dùng tới chỉ trong vòng vài tuần thì sẽ đóng mốc xanh rêu.  Điện thì khi nào có sấm chớp, có mưa to, gió lớn thì tự ý chơi trò cút bắt.  Đang gõ dở dang bài vở mà không nhớ save thì coi như những dòng chữ sẽ từ động ra đi, không để lại dấu vết.
Những điều này tôi chịu đựng được.  Đồ bị rỉ thì cố gắng bảo trì, thoa dầu thoa mỡ thường xuyên.  Ví giầy da đóng rong đóng rêu thì đừng dùng đồ da.  Mất điện thì ráng mà nhớ save thường xuyên.  Ngay cả những con dế và đủ loại côn trùng có cánh bay vù vù, vèo vèo trong nhà, vào những ngày mưa nhiều, nắng thiếu cũng không làm tôi thất đảm kinh hồn.  Chỉ có con cắc kè xanh là tôi sợ không thể nào tả được.
Biết là thằn lằn thích tìm chỗ ấm áp để tá túc, trước khi xỏ giầy bao giờ tôi cũng đập mạnh xuống đất vài lần, hầu đánh thức những con gì đang ngủ yên trong đó, để chúng giật mình mà chui ra.  Thế mà, không phải bao giờ tôi cũng được như ý.  Một buổi sáng nọ, khi chuẩn bị ra khỏi nhà để đi tình nguyện, tôi đập đập đôi giầy vài lần xuống đất cho chắc ăn, rồi thẩy đôi giầy vô xe.  An tọa rồi tôi mới xỏ giầy vô hai chân.  Xe chưa ra cổng, tự dưng tôi cảm thấy nhột nhột dưới chân.  Tôi nghĩ bụng, “Có lẽ mình tưởng tượng” nên không phản ứng gì.  Cho tới khi xe đi ra khỏi chiếc cổng sắt (cổng chủ nhà gắn để chặn hai con Chihuahua khỏi chạy ra ngoài đường phá làng phá xóm) thì tôi cảm thấy có vật gì trong một chiếc giầy nhúc nhích dữ dội lắm.  Không thể lầm lẫn gì nữa.  Có con cắc kè trong giầy!  Chẳng cần ai khuyến khích, miệng thì hét, cả hai chân thì dẫy lên như đỉa phải vôi.  Khi nghe tiếng vợ kêu thất thanh, chàng đoán là có chuyện gì bất thường nên ngừng xe lại, còn mụ vợ thì vội vàng tháo chiếc giầy ra rồi thẳng tay liệng thiệt xa ra ngoài.  Nhìn theo chiếc giầy bay ra khỏi cửa xe, tôi thấy một con cắc kè con rơi xuống mặt lộ.  Có lẽ con vật còn run sợ hơn ai khác.  Người ta nói “Sợ như thằn lằn đứt đuôi” qủa sai qúa mức.  Tôi không thấy đuôi nó đứt khúc nào.  Chỉ thấy tim tôi muốn ngừng đập.
Lần khác, một con cắc kè mầu xanh với nhiều đốm cam đỏ, rất phổ thông bên Hawaii này, không biết làm cách nào mà chui tọt vào Kiki, cái xe cưng duy nhất của chúng tôi.  Khi tôi biết được có sự có mặt của một loài bò sát trong xe thì nó đã chạy trốn vào phía sau thùng xe rồi.  Tôi cứ thầm cầu xin làm sao cho nó tìm đường ra khỏi xe, vì đói hay khát.
Bẵng đi một dạo, tôi quên béng đi chuyện trong xe có "kẻ lạ bốn chân".  Cho đến một hôm, khi chúng tôi ngừng xe lại để đón cô nhân viên địa ốc đi coi một căn nhà.  Vừa leo lên ghế sau để nhường chỗ cho ông bạn ngồi phía trước, và cũng đúng lúc cô nhân viên địa ốc vừa đặt mình ngồi xuống bên cạnh tôi, thì cả hai người đàn bà cùng cất tiếng la thất thanh, rú lên những tiếng kêu hãi hùng.  Lý do là vì khi tôi định cất tấm bảng che nắng ra phía thùng xe thì con cắc kè mầu xanh lá cây, đốm đỏ đang bò trên tấm bảng này.  Cả hai cánh cửa xe mở toang cùng một lúc.  Hai người đàn bà phóng ra khỏi xe, có lẽ còn nhanh hơn cả con cắc kè.  Như chiếc cung bay khỏi nỏ, miếng bảng che nắng bay cái vù, nằm chễm chệ trên mặt lộ.  Khổ chủ mong sao con cắc kè theo đó mà ra.  Ai ngờ, con này đã nhanh chân chạy tọt xuống ghế của tài xế mới ác!  Cô nhân viên địa ốc chạy ngược lại xe mình.  Tôi lật đật chạy theo kêu ơi ới, "Cho tôi đi với.  Cho tôi đi với."  Tôi lè lẹ bỏ chàng, chạy theo cô nhân viên địa ốc.
Sau khi coi căn nhà, cô này lái xe về một mình.  Tôi đành leo lên xe của mình, đi về với chồng, mà lòng đầy lo âu.  Tôi hỏi Adam, "Con gecko đang ở đâu?"  Chàng nói lần cuối thấy nó ở dưới ghế phía tài xế!"  Tôi khủng hoảng tinh thần.  Nghĩ bụng.  Con này muốn chết khô hay sao mà không chịu tìm đường thoát ra khỏi cái "xế hộp" này?  Ngồi phía sau xe mà tôi run lắm.  Không biết phải đối phó thế nào khi “nó” bò lên mình?  Rồi vì những lo toan của đời sống tôi tạm quên đi sự có mặt của con cắc kè trong xe. 
Cho tới hôm Chủ Nhật vừa rồi, khi lái xe đi nhà thờ về.  Tự dưng tôi nhớ đến con cắc kè còn sống trong xe, rồi tưởng tượng nếu nó bò lên chân mình thì sao.  Nhằm hôm đó tôi lại mặc đầm.  Tôi tưởng tượng?  Ngừng xe lại hay tiếp tục chạy?  Đuổi nó đi bằng cách nào?  Tôi vừa lái vừa run.  Tôi cố tình rung cái chân trái liên hồi, mong sao con vật bốn chân đừng bò tới gần. Tôi dặn lòng là phải bình tĩnh vì loạng quạng sẽ tông vào xe người khác chỉ vì một con cắc kè.  Tôi lý luận:  Giữa cái chuyện đụng người ta và cắc kè đụng mình thì lựa cái nào.  Có bõ không, khi vì một con cắc kè mà tông vào người khác, hoặc lạng tay lái, đâm xuống ruộng?  Đó là những lằn tư tưởng xẹt tới xẹt lui trong tâm tưởng tôi, suốt mấy phút đồng hồ lái từ thánh đường về nhà.  Ngoài những ý tưởng này tôi còn có một sáng kiến tuyệt vời là về tới nhà tôi sẽ dùng máy hút bụi, hút con cắc kè ra.
Tới nhà, như đã định, tôi thay quần áo, xỏ giầy bata, xuống nhà xe của chủ nhà, lôi ra một cái máy hút bụi, loại vừa hút bụi vừa hút nước, có ống hút dẹp, nhưng to đủ để hút tất cả họ hàng nhà thằn lằn rắn mối.  Tôi gắn giây, bật nút.  Cái máy bắt đầu kêu “é é” điếc lỗ tai.  Tôi dỡ những tấm thảm chùi chân ở phía trước lên và bắt đầu hút.  Hút một hồi mà cũng không thấy con cắc kè đâu.  Tới phía sau xe, tôi mới định hút phía dưới sàn thì không biết động lực gì khiến tôi đưa mắt nhìn lên chỗ dựa lưng.  Con cắc kè đang nằm đó dương đôi mắt ti hí mắt lươn dòm tôi từ bao giờ!
Chẳng nói chẳng rằng, tôi liệng cái ống hút bụi, bay tung ra khỏi xe trong khi miệng thì hét như dẫm trúng than hồng, "Ken, where are you?"  Tôi kêu Ken vì mới thấy Ken đi tới đi lui trong sân, khi trờ xe vào sân nhà.  Thế mà ông chủ nhà im hơi, lặng tiếng.  Tôi đứng đó khóc ròng.  Chồng thì không có nhà.  Chủ nhà thì biến đi đâu, lẹ qúa!  Tôi vừa khóc vừa chạy ra khỏi cổng.  Định chạy tới nhà hàng xóm dưới đầu ngõ kêu cứu.  Tự dưng, tôi thắng hai chân lại, nghĩ thầm, "Kỳ cục.  Có ai hiểu cho nỗi lòng sợ vật nhỏ xíu như mình? Phải trở lại đối diện với nó!” Thế là tôi quay trở lại, lấy tay quẹt nước mắt, tiến gần cửa xe.  Thấy hai con Chihuahua đang đứng dòm chăm chăm vào cái cửa xe, tôi cầu cứu, "T-Tay, Bo! Can you get it?  Get that gecko for me!"  Tôi phải nói tiếng Anh vì hai con này ở Mỹ.  Nói tiếng Việt sợ chúng không hiểu.  Hai con chó lúc này quần tới quần lui nơi cánh cửa xe đang mở.  Tôi chắc mẩm con cắc kè tới số rồi.  Không vào thùng của máy hút bụi thì cũng sắp phải chạy đua thụt mạng thân mỏng thân gầy với hai con chó.  Tôi tiến gần cánh cửa xe.  Con cắc kè vẫn nằm tại một vị trí như mấy phút trước, khi tôi vừa hét vừa mở toang cánh cửa, chạy cầu cứu Ken.  Sẵn có cái dù trong xe, tôi cầm cái cán dù, nhử nhử cái dù về phía con vật xanh mầu cánh két, vừa đe dọa vừa năn nỉ, "Đi ra khỏi xe tao.  Đi ra lẹ lên!"  Con vật hình như là hiểu tiếng Việt Nam.  Trong tích tắc nó bò thật nhanh ra khỏi lưng ghế rồi tiến tới thành xe, và trườn người xuống đám sỏi dưới đất.  Mừng hết lớn, tôi đóng cửa lại thật nhanh.  Thở phào.  Tôi đã tự thanh toán nạn cắc kè trong xe.
Tưởng nạn cắc kè đã qua.  Ai ngờ, hôm Thứ Tư, khi đón hai cặp vợ chồng người bạn ghé sang chơi từ Missouri, bà Flo vừa ngồi vào xe tự dưng la thất thanh, rồi nhẩy dựng lên như phải lửa.  Chúng tôi quay lại hỏi bà có chuyện gì thì bà Flo hét lớn, "There was a gecko on my leg!"  Tôi hết hồn, hết viá, hỏi bà Flo, "Where is it?"  Bà ta hoàn hồn trả lời, "Tôi liệng nói ra khỏi xe rồi!"  Tôi phục bà này, dám chụp con cắc kè.  Tuy thế tôi cũng không khỏi thất sắc, quay qua hỏi Adam, "Tại làm sao mà trong xe lại còn có cắc kè?  Tôi tưởng tôi đã đuổi nó đi rồi!" Adam hỏi bà Flo là con này lớn hay nhỏ?  Bà Flo trả lời là nhỏ xíu mà mầu xám đen.  Adam nói con này là con khác, không phải con màu cánh két mà tôi đã “dụ” ra khỏi xe.  Chàng đoán là nó bị kẹt trong chậu có năm, sáu cây dừa con, những cây dừa chàng bỏ vào chậu để đem cho bà thầy hôm trước. 
Chưa hết!  Tối hôm nọ, sau hai ba ngày mưa lớn, sấm chớm liên hồi, tôi thấy một cái gì lạ thường dưới sàn nhà, trong phòng ngủ!  Hoảng hốt, tôi cho Adam hay.  Anh chàng dời long thể từ cái PC, cúi nhìn xuống rồi cho tôi hay đó là một con sên.  Không biết nó bò từ cửa bếp bò vô, hay bò từ cửa chánh bò vào?  Chàng nghĩ là mấy bữa mưa lớn, nước mưa đã làm ngập đất khiến sên phải bò vô nhà, nơi khô ráo để thoát thân.  Chàng dùng một miếng khăn giấy, chụp con sên, đem ra bỏ ra ngoài sân sau.  Nói là mai sáng nhớ đi ra lượm miếng giấy bỏ vào thùng rác.  Còn công việc của tôi là chùi nguyên đoạn đường sên mới đi qua, từ bếp vô phòng ngủ.  Đây là giống sên gây bệnh cho não và cột xương sống khi ăn phải rau không được rửa kỹ, vì rau dính chất nhờn của sên đã nhiễm ký sinh trùng nematode từ phân chuột.
Qúy bạn thấy không?  Ở bên đảo có nhiều cảnh thót tim vậy đó.  Không biết đến bao giờ tôi mới có được sự gan dạ để bình tĩng đối đầu với những con vật tự ý vào nhà mà không xin phép.

ktth



Friday, January 12, 2018

Chuyện phiếm về... Răng

Chuyện phiếm về... Răng
“The tooth, the whole tooth, nothing but the tooth”
Bạn thấy câu nói này quen quen?

Đúng vậy. Tại xứ Cờ Hoa, mỗi khi ra tòa để “khai báo” sự thật, tất cả sự thật, không có gì ngoài sự thật… người đứng trước tòa phải tuyên thệ: “The truth, the whole truth, nothing but the truth”.

Nhưng tựa đề của bài viết này đã đổi “truth” thành “tooth”. Cái răng!

Việt Nam ta có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Bình thường chẳng ai để ý đến nó và chỉ khi nào nó “làm reo” mới biết tay nó. Lúc đó thì nó làm sưng phồng cả má, nó nhức thấu tận xương, nó tê buốt toàn thân mỗi khi nhai… Nó chính là một trong những cội nguồn của sự đau khổ.

Tôi vẫn còn nhớ, ngày còn bé có học thuộc lòng bài thơ đau răng trong “Quốc văn Giáo khoa thư”:

“Mợ ơi anh Đức đau răng
Một bên má bị sưng bằng quả cam,
Tại vì sau mỗi bữa ăn,
Anh lười không chịu lau mồm, xỉa răng”

Chỉ đến lúc bị đau răng ta mới thấy nha sĩ là "số một" trong số những nhà thông thái trên thế gian này. Nha sĩ cũng đồng thời là “hung thần” trong số những bác sĩ, họ có trong tay những thứ “vũ khí chết người” như kìm, kẹp, máy khoan, máy mài, máy cưa… để hành nghề!

Một khi đã nằm ngả lưng trên ghế của nha sĩ thì từ ông Tổng thống đến kẻ “phó thường dân”, từ bác nhà giầu “nứt đố, đổ vách” đến anh cùng đinh “khố rách áo ôm” cũng đều… “bình đẳng” như nhau trong sự đau buốt đến tận xương tủy.

Đặt lưng lên ghế của nha sĩ, người bệnh trút bỏ hết những chuyện buồn vui ngoài đời và chỉ chú trọng đến “hung thần” trước mặt ra tay cứu khổ. Cũng may chỉ nằm ngửa trên ghế một thời gian ngắn, những khoảnh khắc “đau đến chảy nước mắt” rồi cũng qua đi. Phước cho ai chỉ đến đó một lần và cũng họa cho những người sẽ còn trở lại nhiều lần theo lịch hẹn! 

Nha sĩ và dụng cụ hành nghề

Tôi thuộc nhóm người “bất hạnh”: vừa bị nhổ răng và còn phải làm… răng giả vì đã quá tuổi mọc răng, hơn nữa cái răng hư lại là răng cửa nên thiếu nó trông rất… “mất thẩm mỹ”. Thế là cứ “đến hẹn lại lên” suốt cả tháng trời! 

Trong các thứ “giả” mà con người vốn dĩ chê nhiều hơn khen như “bằng giả” của các quan thời nay vẫn có thứ giả mà ai cũng “thông cảm” với người sử dụng, đó là “chân giả, tay giả” cho những người khuyết tật và “răng giả” cho những kẻ… “hăng rết”.

Riêng đối với phụ nữ, các bà các cô thường “ủng hộ hết mình” những “mặt hàng” như lông mi giả, tóc giả. Ngoài ra, nếu ‘vòng số 1’ hơi khiêm tốn thì có áo nịt ngực bên trong độn mousse cho thêm phần khiêu gợi, ‘vòng số 3’ nhỏ quá thì có mông giả tăng cường để ‘bằng chị, bằng em’ khi ra đường.

Khi tuổi đã xế bóng, các ông các bà có khi phải dùng nguyên cả hai hàm răng giả, tối tối đánh răng mà miệng vẫn huýt sáo một cách yêu đời. Tôi chưa làm được như vậy nhưng rất “thông cảm” với các vị cao niên phải đi nha sĩ  để… “làm đẹp hàm răng”.

Lại nghe nói ở Việt Nam ngày nay lại có một hình thức “làm đẹp cuộc đời”, na ná như kiểu bia “ôm”, cà phê "ôm", karaoke “ôm”… đó là chuyện “nhổ răng… ôm”. Tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm đến những nha sĩ, nha tá chân chính nhưng trên Internet có những bức ảnh đặc biệt về “loại hình” hoạt động này: 

Phòng khám nha khoa… “làm đẹp cuộc đời”

Không biết thi sĩ Nhất Hùng tác giả bài thơ trên có dùng photoshop để có được bức hình “minh họa” đi kèm hay không? Hai câu cuối của bài thơ “Phòng khám nha khoa” có câu:

“Nhưng chẳng dại như anh Lẩm Cẩm
Không “nhổ”, chỉ xin khám qua loa”

Sau khi suc sạo trên Internet tôi đã tìm ra bài thơ“Cái thú chà răng” của thi sĩ mang tên “Lẩm Cẩm” mà Nhất Hùng đã nói đến. Bài thơ như sau:

“Răng già...quá nửa lung lay.
Nay đau...mai nhức, thường ngày lơ "cơm"?
Vàng khè...đầy khói thuốc thơm.
Cho nên chẳng muốn "lơm xơm" khoe tài.

Bạn bè dầu chẳng dám khai.
Cam tâm chịu đựng chẳng ai biết gì.
Cuối tuần đành phải cố đi.
Nha khoa bác sĩ...để thì "clean" răng...!?

Giữ cho đầu... được thăng bằng.
Nha tá lấy ngực...đem dằn hai bên.
Sao mà êm quá...chừng êm!!!
Nhùi, Trợn; mà chộ....cũng thèm rụng râu”.

Như một thám tử chuyên nghiệp, tôi đã “phát hiện” một bức ảnh thứ hai với bài thơ “Thú nhổ răng” của CTN, ghi rõ ngày sáng tác: 20/4/2012. Chắc hẳn CTN muốn nhại bài thơ “Thú đau thương” của Lưu Trọng Lư:

“Tình đã len trong màu nắng mới,
Lòng anh buồn vời vợi, em ơi!
Niềm yêu run động đôi môi
Tình đầy khôn lựa được lời thắm tươi.

Đã héo lắm nụ cười trong mộng,
Đã mờ mờ lắm bóng thân yêu,
Đã lam tím cả cảnh chiều,
Trong hồn lặng đã hiu hiu mộng tàn.

Để chăn gối im nằm chỗ cũ
Hãy lịm người trong thú đau thương,
Giờ đây ta đốt nén hương,
Trên tay ta buộc giải tang cho tình”.  

“Thú đau thương” của Lưu Trọng Lư là vậy, nhưng nhổ răng cũng là một cái thú… “đau thương” nên mới có bài thơ “Thú nhổ răng” của CTN:

“Lọt êm êm giữa bốn gò bồng đảo.
Mắt nhắm nghiền mà nghe bão trong đầu.
Răng bị cà mà ta chẳng thấy đau.
Miệng há hốc cứ tưởng đâu tiên giới.

Tóc dựng đứng, bù xù hay tóc rối.
Hơi thở chừng như hấp hối, chao ôi.
Phòng răng ni đã thu hút ta rồi.
Mai trở lại nhổ thêm vài cái nữa”.                          

Tại sao “mai trở lại nhổ thêm vài cái nữa”? Tại sao lại có tên “nhổ răng… ôm”? Xin hãy xem hình dưới đây để tìm câu trả lời:

Nhổ răng… ôm?

Tôi chắc CTN phải là nhà thơ đã “kinh qua” nhiều kinh nghiệm đau thương về chuyện nhổ răng.  Tôi đoán mò như vậy vì CTN còn một bài thơ “không tên” nữa về răng như sau:

“Ta cảm ơn mấy cái răng chết tiệt.
Nhờ chúng mi ta được biết thiên thai.
Răng miệng thường đi với tóc tai.
Chừ ai biết giúp chơi ni bồng đảo.

Kể ông Trời cũng thật là khéo.
Tạo cái gì cũng hoàn hảo tinh vi.
Răng bị sâu, tưởng chỉ có vất đi.
Vậy mà lại làm sướng tê, sướng tái.

Tạ ơn trời đã ban cho thế giới.
Những cô này nha sĩ giỏi như ri.
Nghệ thuật nhổ răng hết sức thần kỳ.
Đã không đau lại mê ly quá đỗi”

Đúng nghĩa… nhổ răng

Sống ở Mỹ người ta thường khuyên, “cực chẳng đã” mới đi nha sĩ vì ngoài cái đau “thể xác” lại kèm với cái đau…” túi tiền”. Cũng vì thế người Việt tại hải ngoại thường kết hợp về thăm nhà với việc nhổ răng.

Có lẽ thi sĩ John Thụy, chắc là một người Mỹ gốc Việt hãy còn trẻ, lần đầu tiên sử dụng hai chữ “răng ôm” trong một bài thơ tức cảnh bức hình hai nha tá “kềm kẹp” bệnh nhân bằng… “bốn núi đồi”:

“Đời người ta răng luôn cần sửa chữa.
Từ khi bé răng sữa với răng khôn.
Mỗi lần đau sao dạ lại bồn chồn.
Viếng phòng nha đưa hồn vào cõi mộng.

Phòng răng này chẳng có chi là rộng.
Thế mà êm, trong khoảng trống nhỏ nhoi.
Nằm im hưởng bên cạnh bốn núi đồi.
Mọi cái đau liên hồi đi đâu hết.

Cuộc đời nầy rồi sẽ về đoạn kết.
Nhưng "răng ôm" làm chết lịm hồn ta.
Kể từ nay cho đến lúc ta già.
Bao nhiêu răng ta đem ra hiến hết”.


Rõ ràng là theo đà tiến hóa của nhân loại nói chung và kỹ thuật nhổ răng nói riêng, Việt Nam đã “tài tình sáng tạo”, kết hợp nha khoa với khoa tâm lý để việc nhổ răng bớt đau đớn hơn. Kỹ thuật đó gọi nôm na là “nhổ răng ôm”.

Để thay lời kết cho bài tản mạn bàn về răng này xin trích dẫn bài thơ “Nhổ Răng kỹ thuật mới” của nhà thơ Đức Lý:  

“Việt Nam ta bây chừ quá tiến,
Chẳng cần chi chế biến thuốc đâu.
Nhổ răng??? Bảo đảm không đau!!!
Thuốc tê? Có vú bốn bầu ép vô.

Cứ cạ sát, mặt mô không khoái?
Nghe đê mê, tê tái cõi lòng,
Hai hàm lần lượt đi đong.
Nhổ rồi, nhổ nữa. Răng trồng? Nhổ luôn!!!”

Thế mới biết, cái răng nhỏ tí nhưng lại có sức mạnh vô biên khiến con người phát điên vì đau đớn. Cũng vì thế người ta mới nói mọi chuyện bắt đầu từ cái răng, nguyên một cái răng và không gì khác ngoài cái răng.

Nguyễn Ngọc Chính


Đàn Bà Là Gì ?



Đàn Bà Là Gì ?
Tác Giả: Tu Zai st

Đàn bà là thứ mà đàn ông không thể thiếu được. Anh có thể thiếu rượu, thiếu thuốc lá, thậm chí có thể thiếu cả áo mặc nhưng không thể thiếu đàn bà. Đàn ông tiếng là mạnh mẽ thế, cứng cỏi thế nhưng thiếu đàn bà là cô đơn.

Bận rộn như hoàng đế Napoleon, xông pha trận mạc khắp các chiến trường châu Âu mà vẫn không thể thiếu đàn bà.
Chiến tranh quyết liệt, căng thẳng như ở lòng chảo Điện Biên năm 1954 mà tướng Đờcattri (Christian de Castries) vẫn cần một cô nhà báo xinh đẹp làm thư ký riêng.

“Giai nhân tự cổ như danh tướng”. Người Trung Quốc xưa đã nói như vậy.
Đàn bà là một nửa cuộc đời của đàn ông. Đàn ông càng làm việc nhiều, càng kiếm tiền giỏi càng cần có đàn bà, nếu không họ sẽ bị stress.

Người Nhật Bản nói : “Vắng đàn bà nhà hóa mồ côi”.
Đàn bà là thiên thần hay quỷ dữ ? Thưa rằng trong mỗi người đàn bà có cả hai thứ đó, họ vừa là thiên thần, lại vừa là quỷ dữ. Đàn bà còn đẹp hơn tất cả các loài hoa. Lực hấp dẫn của đàn bà rất mạnh mẽ. Phái đẹp là thỏi nam châm mà giới mày râu là đám mạt sắt nhỏ nhoi.

Hễ người đẹp xuất hiện là những đôi mắt của cánh đàn ông sáng bừng lên, ham muốn, thèm khát và chỉ cần một cái vẫy tay, một cái liếc mắt là đàn ông có thể đổ ngay. Tất cả các hoàng đế mạnh nhất từ xưa tới nay đều thử sức với đàn bà và đều đã thất bại. Chính đàn ông làm cho đàn bà thành thiên thần, cũng chính đàn ông khiến đàn bà thành quỷ dữ. Nguy hiểm nhất cũng là đàn bà.

Trong 36 kế hiểm của người Trung Hoa thì mỹ nhân kế là hiểm nhất. Đổng Trác hùng mạnh thế mà phải chết vì Điêu Thuyền, Từ Hải anh hùng thế mà phải chết đứng vì Thúy Kiều, Phù Sai quyền lực thế mà phải chết vì Tây Thi…

Đại văn hào Victo Hugo đã viết rằng : “Ai cũng có thể tin, cái gì cũng có thể tin, trừ đàn bà”.
Khi đàn bà là thiên thần thì họ là người tuyệt vời nhất, hấp dẫn nhất. Nhưng khi đàn bà là quỷ dữ thì họ trở nên nguy hiểm nhất. Song cũng vì tính chất hai mặt này của đàn bà mà họ trở nên có sức hút mạnh mẽ hơn đối với đàn ông, vì đàn ông ham chơi mà trò chơi nếu thiếu tính mạo hiểm thì không hấp dẫn.

Đàn bà ma lực như thương trường, bất trắc như thương trường, nhiều rủi ro như thương trường. Vì tôn thờ tình yêu nên cuối đời đàn bà không biết ai yêu mình.
Vì chạy theo đàn bà nên cuối đời người đàn ông không biết là mình yêu ai.

Đàn bà là gì ? Đàn bà là ai ?
Những câu hỏi đó suốt đời đàn ông không thể trả lời được một cách trọn vẹn. Song cũng vì thế mà suốt đời đàn ông cứ si mê đàn bà. Nếu đàn bà như chiếc bánh, bóc lá ra là thấy được hết cả nhân lẫn bột thì đàn ông sẽ chán ngay và sự nhàm chán là kẻ tử thù của tình yêu còn sự bí ẩn là chất xúc tác của tình yêu.

Nếu không thèm khát đàn bà thì không phải là đàn ông. Nhưng nếu đánh mất sự nghiệp vì đàn bà thì cũng không phải là đàn ông. Người đàn ông thông minh xem đàn bà như bông hoa tươi trong phòng khách, là người bạn tâm giao trong phòng ngủ và là người cộng sự trong sự nghiệp.

Tu Zai

Xin bổ sung để ...tham khảo: (DVN sưu tầm và dịch )

- Đời sống không thể thiếu đàn bà, nhưng sống được với một người đàn bà không phải dể !
- Người ta thử thách lòng trung thành của người đàn bà khi người tình của cô  không có gì, và thử thách lòng trung thành của đàn ông khi anh ta có đủ mọi thứ !
- Vợ của những người đàn ông này thường mang lại hạnh phúc cho những người đàn ông khác !
- Chỉ khi Cha sở nghe các bà xưng tội ông mới cảm thấy  mình có lý để đi tu !
- Khi vợ của bạn không chê trách bạn thì cứ hiểu rằng cô ta không còn thương bạn nữa .
- Một người vợ trung thành  thường mang lại đau khổ cho những người đàn ông khác.
- Nguời đàn bà không trung thành thường có những hối hận, người đàn bà trung thành thì có những hối tiếc !
- Trong tình yêu cũng như trong phẫu thuật, không nên bày ra những dụng cụ trước khi mổ !
- Người phụ nữ đẹp làm vui mắt, người phụ nữ hiền làm vui lòng. Người trước là một nữ trang, người sau là một kho tàng.
- Đàn bà khôn hơn đàn ông bởi vì họ biết ít nhưng hiểu nhiều.
 

Nguồn: email

Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu - Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt

Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu
Nguồn: http://t-vannet/wp-content/uploads/2017/12/AmNhacCuaMotThoi-final-DEC-14-PDF.pdf
Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt 

Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu 
Giới Thiệu
Âm Nhạc của Một Thời là tác phẩm làm nên tên tuổi Lê Hữu, một Lê Hữu có đôi mắt tinh tế, sắc bén, nhìn thấu suốt đến từng chi tiết nhỏ nhất trong bất cứ vấn đề gì mà ông có hứng thú bàn tới. Người đọc Lê Hữu sẽ không ai không ít nhất một lần ngạc nhiên với sự phân tích của ông ở một đề tài mà mình tưởng chừng đã quá quen thuộc, đã từng nghe, nói, viết đến từ lâu. Sau sự ra đời của sách giấy Âm Nhạc của Một Thời do nhà xuất bản Giờ Ra Chơi ấn hành năm 2011 tại Hoa Kỳ, Lê Hữu đã gởi tới độc giả tác phẩm thứ hai của mình Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi dưới hình thức sách điện tử do Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện năm 2016. Do tính cách thời sự của đề tài (ngôn ngữ Việt trong và ngoài nước) và sự nhận định phóng khoáng vượt lên trên mọi “taboo” chính trị, nên tác phẩm thứ hai của Lê Hữu được mọi thành phần độc giả chú ý, nhất là độc giả ở trong nước (nhờ vào hình thức xuất bản điện tử qua mạng lưới phát hành miễn phí của Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu).
Hiện nay, ở trong nước, xuất hiện nhiều phong trào ‘tôn vinh” nền âm nhạc của miền Nam trước biến cố 1975, điển hình qua các cuộc thi ca nhạc của các đài truyền hình tạo nên một làn sóng người người hát nhạc cũ miền Nam, nhà nhà nghe nhạc cũ miền Nam. Hát công khai, nghe công khai, kể cả những bài chưa được hệ thống kiểm duyệt nhà nước cho phép (hát). Thiết tưởng, việc phổ biến một tác phẩm như quyển Âm Nhạc của Một Thời của Lê Hữu nói về âm nhạc của miền Nam trước 1975 đến với công chúng ở trong nước là một việc làm hữu ích và cần thiết, không chỉ cho nền âm nhạc đang được nói đến mà còn cho công chúng thưởng ngoạn được biết thêm về những bài hát mà mình đang yêu thích.
Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu, với quan niệm rằng mọi tác phẩm văn hóa có giá trị cần được phổ biến ở nhiều nơi, nhiều lúc khác nhau để mọi thành phần độc giả đều có cơ hội tiếp cận tác phẩm, hân hạnh được nhà văn Lê Hữu cho phép tái bản tác phẩm Âm Nhạc Của Một Thời qua hình thức sách điện tử, để tác phẩm có thể dễ dàng đến với độc giả trong nước (cũng như ngoài nước), đáp ứng nhu cầu tìm hiểu âm nhạc miền Nam đang “nóng bỏng” hiện nay.
Xin trân trọng giới thiệu Âm Nhạc Của Một Thời.
Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu
“The history of a people
is found in its songs.”
~ George Jellinek

Lời Nói Đầu
(Ấn bản sách giấy –Giờ Ra Chơi 2011)
Âm nhạc, từ bao giờ, đã trở nên thân thiết với cuộc sống và làm giàu thêm đời sống tinh thần của con người.
Nội dung sách này là những mảng nhỏ trong bức tranh lớn nhiều màu sắc của nền tân nhạc Việt ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Nhạc Việt thời ấy còn là di sản văn hóa quý giá của người Việt.
Ít bài trong sách này đã phổ biến trên báo chí (có hiệu đính ít chi tiết) và nhận được nhiều chia sẻ, góp ý của quý độc giả. Trong khuôn khổ giới hạn của cuốn sách, người viết khó trình bày cho thật đầy đủ về mọi hoạt động về âm nhạc, nghệ thuật. Các nhận định trong sách có tính cách cá nhân và chủ quan nên không tránh được những sai sót, mong quý độc giả vui lòng lượng thứ.
Xin thành thật cám ơn quý thân hữu đã hỗ trợ việc ấn hành và giới thiệu sách này đến người đọc yêu âm nhạc.
Trân trọng,
Lê Hữu

Mục lục
Lê Hữu và một thời âm nhạc (Tựa, Phạm Xuân Đài) 9
Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt 16
Đoàn Chuẩn-Từ Linh, một mùa nào lãng mạn 50
Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối 93
Y Vân và ảo ảnh cuộc đời 121
Tuấn Khanh, chiếc vĩ cầm không có tuổi 152
Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông 179
Phạm Duy, tôi còn yêu, tôi cứ yêu 209
Nỗi buồn sông nước trong nhạc chiều Phạm Duy 248
Ảo giác Trịnh Công Sơn 265
Hà Nội, một thoáng dư âm 361
Nhật Trường, hát về những giấc mơ 383
Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc (Phụ Lục) 416
Chút duyên văn nghệ (Bích Huyền) 442

T ự a
PHẠM XUÂN ĐÀI
Lê Hữu và Một Thời Âm Nhạc
Viết nhận định về âm nhạc là việc khó vì dùng ngôn ngữ viết để nói về thế giới âm thanh. Những nhà viết tiểu thuyết, với ngôn ngữ nghệ thuật, thì dễ dàng hơn, có thể chuyển đạt đến người đọc những đặc tính âm thanh mà mình muốn diễn tả, ví dụ Nguyễn Du tả tiếng đàn của Kiều.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa 

Tả như thế là tuyệt khéo, gợi được một cách sinh động sự liên tưởng và hình dung của người đọc về tiếng đàn của kẻ tài hoa. Người đọc tưởng là thưởng thức bài đàn của Kiều, kỳ thực là thưởng thức tài văn chương của Tố Như. Mỗi người hình dung câu văn theo chủ quan của mình, từ đó “nghe” tiếng đàn trổi lên một cách riêng trong tâm trí của mình. Đây là phạm vi của nghệ thuật và tài năng của nhà văn.
Khi viết quyển Âm Nhạc Của Một Thời, tác giả Lê Hữu không nhằm mô tả kiểu đó. Vì ông viết biên khảo chứ không phải tiểu thuyết. Ông có sẵn một kho tư liệu, đó là những bản nhạc Việt Nam đã được sáng tác trong “một thời”, dưới dạng ký âm và lời ca được in trên giấy và cả dạng âm thanh (có khi cả hình ảnh trình diễn) của tiếng hát và của nhạc cụ, từ các công cụ điện tử là băng, đĩa. Với vốn tư liệu sẵn có của riêng ông và chung của xã hội, ông viết về âm nhạc của một thời với giả thiết rằng người đọc ông cũng đã nghe những bản nhạc mà ông nói đến – hoặc chưa nghe mà muốn nghe thì có thể tìm một cách dễ dàng. Vì thế ông gần như bỏ qua việc diễn tả giai điệu của bài nhạc, mà chỉ chú trọng phân tích về ca từ. Và trong một số trường hợp, khảo sát kỹ lưỡng người nhạc sĩ sáng tác.
Chữ “một thời” mà tác giả dùng trong nhan đề cuốn sách không được tác giả định nghĩa là thời nào, nhưng có thể hiểu theo hai cách. Một, đó là cuộc đời của tác giả; hai, suốt lịch sử của nền tân nhạc Việt Nam. Cách nào cũng được, vì thực ra lịch sử của nền tân nhạc Việt Nam cũng không dài hơn tuổi đời của tác giả là bao. “Một thời” chỉ là một cách nói, hoặc từ chủ quan của tác giả, hoặc có thể từ khách quan của lịch sử, để nghiên cứu về một số nhạc sĩ và nhạc phẩm mà tác giả quan tâm.
Nền tân nhạc Việt Nam, tức là âm nhạc theo phương pháp Tây phương, khác với nền nhạc cổ truyền của dân tộc, hiện nay rất phong phú, nhưng có một lịch sử chưa dài. Nhạc sĩ Phạm Duy, năm nay ngoài 90, là một trong những người sáng tác trong thời kỳ đầu tiên, vậy tuổi nền tân nhạc của chúng ta tới bây giờ cũng chỉ mới hơn bảy mươi. Nhưng phải công nhận nó trưởng thành rất nhanh, phần lớn nhờ vào biến chuyển thời cuộc của thời gian thập niên 1940 tạo ra cảm hứng mạnh cho sáng tác lẫn nhu cầu lớn về ca hát: chiến tranh thế giới thứ hai với triển vọng vận động thoát ách nô lệ của Pháp, cách mạng tháng tám 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi tiếp theo là chiến tranh Nam Bắc khốc liệt kéo theo những biến chuyển lớn lao khác... Những biến cố lớn trong một xã hội đương nhiên tác động đến tinh thần con người, và từ đó nảy ra những tác phẩm nghệ thuật về đủ mọi loại tâm thức của thời đại. Chúng ta hãnh diện đến nay có một gia tài âm nhạc Việt Nam nói chung đồ sộ và nhiều dáng vẻ.
Nhưng Lê Hữu không viết nhạc sử. Ông chỉ viết về một số nhạc sĩ mà ông chọn lựa, ông tạo một thế giới riêng cho mỗi người theo những gì mà âm nhạc của họ gây cảm hứng hoặc suy nghĩ nơi ông. Một số ít chương ông viết về các đề tài riêng biệt liên quan đến âm nhạc mà ông thấy cần đề cập tới. Tác giả lớn lên và trưởng thành trong khí hậu nghệ thuật của miền Nam thời đất nước chia cắt, vì thế ta không lạ trong bảy nhạc sĩ được chọn để viết chỉ có một (tuy về hình thức là hai) Đoàn Chuẩn-Từ Linh thuộc về miền Bắc, còn lại: Nguyễn Hiền, Y Vân, Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Đông, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn đều cư ngụ tại miền Nam. Nhưng Đoàn Chuẩn-Từ Linh tuy người thì ở Bắc, nhưng sự nghiệp tinh thần thì lại “sống” tại miền Nam, vì thời 1954 – 1975 nhạc của ông bị cấm ở miền Bắc trong khi tại miền Nam lại rất được ưa chuộng. Ngoài các chương viết về từng tác giả, có ba chương viết riêng theo chủ đề: “Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt”, “Hà Nội, một thoáng dư âm”, “Nhật Trường, hát về những giấc mơ”, và một bài phỏng vấn trong Phụ lục: “Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc”.
Có thể nói cuốn sách này được viết dựa trên tình yêu âm nhạc. Có yêu thích mới nghe nhạc, có nghe mới cảm, và từ đó mới nhận định về nhạc sĩ này, bài hát kia. Từ cái nền tảng tình cảm ấy, tác giả phát triển các bài viết của mình tiến tới cung cách của một nhà nghiên cứu về ca khúc, vì những điều tác giả trình bày không thuần túy là duy cảm, mà đã dựa trên vô số tài liệu, từ các nhạc phẩm in trên giấy đến mỗi bản nhạc được trình bày bởi nhiều giọng hát khác nhau, từ tiểu sử của nhạc sĩ đến những chuyện bên lề–những giai thoại– trong đời sáng tác của người ấy, từ tình hình xã hội chính trị trong đó một bản nhạc ra đời cho đến những dư luận báo chí đương thời hoặc sau này về các tác giả và tác phẩm... Sự hiểu biết của tác giả về thế giới âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là miền Nam, rất rộng và sâu, tác giả lại là người kỹ lưỡng, sẵn sàng đặt dưới kính hiển vi soi mói một tiếng hát sai của ca sĩ, hoặc một chữ in sai của nhà xuất bản. Những ưu điểm ấy cho chúng ta một niềm tin cậy về mặt tài liệu mà tác giả trưng dẫn trong sách, dù đó là văn bản ca từ hay cuộc đời và giai thoại của giới nghệ sĩ.
Khó khăn lớn nhất của Lê Hữu trong việc biên soạn Âm Nhạc Của Một Thời, và cũng là khó khăn chung cho những người viết nhận định về ca khúc, là chỉ dùng chữ nghĩa để diễn đạt những gì thuộc thế giới âm thanh. Nếu đây là những bài dẫn giải âm nhạc trên đài phát thanh hay truyền hình thì có lẽ vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều, bởi lẽ thay vì trích dẫn các câu hát bằng chữ trên giấy, chúng ta sẽ được nghe trực tiếp âm thanh. Đó là âm nhạc. Với ngôn ngữ viết người ta có thể phần nào tạo nhạc tính trong văn thơ nhưng đó vẫn không phải là âm nhạc. Những câu hát mà tác giả trích dẫn trong suốt cuốn sách này, chỉ thực sự gây hiệu quả khi người đọc hình dung ngay trong đầu âm điệu của câu hát ấy. Nếu người đọc không biết bài hát mà tác giả đang đề cập? Thì chỉ là đọc một số câu chữ xơ cứng, văn không ra văn, thơ không ra thơ, lắm khi cũng mượt mà nhưng có khi lại quá… bình thường. Nhưng nếu biết âm điệu của nó thì lập tức một thế giới khác sẽ hiện ra trong đầu và cả tâm hồn người xem, và hiệu quả của luận cứ của tác giả sẽ đến tức thì. Dĩ nhiên đi đôi với việc trích dẫn là lời dẫn giải của tác giả, nhưng dù tài hoa cách mấy cũng không thể hoàn toàn thay thế âm nhạc đích thực cho thưởng ngoạn.
Nhưng khó khăn đó chỉ là một trở ngại tự nó không thể ngăn cản việc viết về âm nhạc. Trái lại những tác phẩm phê bình nhận định về nhạc sĩ nhạc phẩm vẫn được viết, và nhờ đó, âm nhạc vẫn được hiểu, được cảm, có khi còn ngấm sâu hơn là được dẫn giải với phương tiện âm thanh. Xem ra trong học thuật, phương tiện âm thanh, ngay cả trong lãnh vực âm nhạc, hãy còn mong manh theo ý nghĩa của câu tục ngữ ngày xưa: “Nói bay, viết còn”...
Mỗi một nhạc sĩ sáng tác là một thế giới mênh mông, muốn hiểu họ, cảm họ, phải lặn lội sâu vào cuộc đời và tác phẩm của họ, thậm chí phải len vào những ngõ ngách bí hiểm ít ai biết. Từ trước tới giờ, về âm nhạc Việt Nam, không mấy ai chịu khó như Lê Hữu trong công việc này. Nội một việc phải nghe hết và nghe đi nghe lại các nhạc phẩm của một tác giả thì đã là một kỳ công, vì hầu như chẳng ai khám phá được gì nếu chỉ thưởng thức hời hợt theo lối cưỡi ngựa xem hoa. Từ niềm rung cảm của chính mình do bản nhạc đem lại, tác giả mới dần dò ra từng đặc điểm của người sáng tác, rồi sắp xếp, phân loại, không những là từng bài hát, mà có khi là từng cảm hứng lẻ loi nhưng đặc thù nằm rải rác trong nhiều nhạc bản để từ đó dựng nên một chủ đề sáng tác. Không phải tự nhiên mà có được một bài “Nỗi buồn sông nước trong nhạc chiều Phạm Duy”. Trong khối nhạc phẩm đồ sộ của nhạc sĩ lớn này, Lê Hữu phải thoạt tiên nghe những bản nhạc về sông gặp rải rác đó đây, và phát giác ra những giai điệu và lời ca gây buồn khi Phạm Duy viết về sông nước. Và có lẽ phải qua một quá trình lâu dài nữa mới nhận ra vai trò của buổi chiều, và từ đó thấy ra tính chất quyết định cho cả một chủ đề: nỗi buồn – sông nước – buổi chiều. Phải viết làm sao cho người đọc cảm ứng theo mình, cũng tức là theo nhạc sĩ, cái buồn trong khung cảnh chiều rơi, bên dòng sông. Khi sáng tác, không mấy nghệ sĩ định trước chủ đề mà chỉ viết theo cảm hứng, nhưng họ trở thành lớn lao khi tạo ra một nghệ phẩm tác động sâu sắc vào trái tim của mọi người; và khi người nghiên cứu khoanh vùng được các đặc sắc của tác phẩm để đặt để cho nó một chủ đề, người ấy cũng đạt được một lớn lao không kém, với tư cách là người hiểu nhiều, cảm sâu và thông ngôn cho các bí ẩn của tài năng sáng tạo ấy đến người khác.
Theo cung cách như vậy, Lê Hữu đã đến với một số nhạc sĩ, và làm công việc trung gian tạo cảm thông và hiểu biết giữa giới sáng tác và người thưởng ngoạn. Một công việc đòi hỏi năng lực thẩm định nghệ thuật mẫn nhuệ, sức làm việc bền bỉ và sự thận trọng. Cũng đòi hỏi phải có thật nhiều tài liệu – bằng cả chữ viết và âm thanh. Lê Hữu đã chứng tỏ mình có đầy đủ các đức tính để làm công việc này, mà ưu điểm lớn nhất là lòng yêu nhạc ít ai bì kịp. Không có tình yêu ấy thì tất nhiên không thể có tác phẩm này.
Little Saigon 10 tháng Tư, 2011
Phạm Xuân Đài
Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
(“Tây tiến”, thơ Quang Dũng) 
Xa nhìn thấp thoáng trong mây
muôn bóng quân Nam chập ch ng (1)
Câu hát ấy, từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, theo tôi mãi.
Câu chuyện bắt đầu từ những ngày xa xưa, thuở tôi còn là cậu học trò nhỏ vừa bước vào năm học đầu tiên của một trường trung học ở thành phố cao nguyên có cái biệt danh nghe buồn buồn là “ uồn-muôn-thuở”. Cậu học trò ấy, vào mỗi sáng thứ Hai, cùng chúng bạn đứng xếp hàng ngay ngắn trước sân cờ, nao nức chờ đợi phút giây được tham dự vào nghi thức thượng kỳ đầu tuần trong bầu không khí thật trang nghiêm giữa sân trường thuở ấy.
“Đứng thẳng người,” thầy tôi dặn, “ngực ưỡn ra, miệng hát lớn, mắt hướng về lá quốc kỳ cho tới khi bài quốc ca chấm dứt.” Tôi đã làm theo đúng lời thầy, mắt d i theo lá cờ từ từ, từ từ được k o lên, nhẹ bay trong gió. Lá cờ màu vàng tươi phất phới bay trong nắng sớm giữa bầu trời lồng lộng, có từng cụm mây trắng lững lờ... Bỗng nhiên, trong một thoáng, câu hát ấy–không phải câu hát trong bài quốc ca–nghe vẳng lên trong đầu tôi.

Xa nhìn thấp thoáng trong mây
muôn bóng quân Nam chập chùng
Cùng lúc, tôi như nhìn thấy, thoáng ẩn thoáng hiện trong những cụm mây nơi phía chân trời mờ xa, “chập chùng” những đoàn quân đang tiến bước.
Tôi không thể biết chắc những gì tôi nghe thấy và trông thấy ấy, là tiếng nhạc ở trong đầu, là “bóng mây ảo giác”, hay là những bài hùng ca, những bài học lịch sử mà chúng tôi học được từ những người thầy đã in hằn trong tâm trí, khiến mỗi lần d i mắt trông theo lá cờ vàng phất phới trong nắng trong gió là mỗi lần câu hát ấy lại vẳng lên và đoàn quân ấy lại thấp tho ng trong mây.
Chúng tôi trông đợi những sáng thứ Hai, trông đợi những phút được đắm mình vào không khí đầy vẻ cuốn hút của buổi lễ thượng kỳ. Không khí ấy, với tôi, như mang một vẻ gì thiêng liêng, như nhuốm một vẻ gì bi tráng của những trang sử Việt hào hùng, của những chiến công thần kỳ và của những nợ máu xương chồng chất. Trong những phút ấy, lòng tôi bỗng dâng lên những cảm xúc thật kỳ lạ, vừa là niềm ngưỡng phục, vừa là nỗi tự hào, vừa ngùn ngụt hào khí trong máu trong tim cậu học trò ở tuổi vừa lớn, hòa cùng tiếng nhạc trầm hùng như giục giã những bước chân đi tới.
Công dân ơi au hiến thân dưới cờ!...
Những năm học nối tiếp theo nhau, và ngày tháng trôi đi bình lặng.
Thế rồi, những năm tháng êm đềm vụt biến mất, cơn bão tàn khốc của lịch sử đã cuốn phăng đi tất cả, cuốn phăng đi biết bao nhiêu là số phận. Không còn nữa lá cờ vàng phất phới giữa bầu trời lồng lộng, không còn nữa những đoàn quân thấp tho ng trong mây, không còn nữa ngôi trường chúng tôi yêu quý. Chúng tôi tan tác như bầy chim hoảng loạn.
Thế nhưng câu hát ấy, bài hát ấy và những bài hát về người lính, về những “đoàn quân ra đi”, từ bao năm nay vẫn cứ theo tôi, mãi mãi không rời.
I. Hành trình của người lính
Đây đoàn quân ra đi nhịp nhàng
mang theo thiên hùng ca / thắm tươi trời Nam bốn phương Ta anh h ng muôn quân ph tan cường binh chí tang bồng đem theo khắp nơi tung hoành
Những câu hát “hào khí ngút trời” ấy ở trong bài “Lục quân Việt Nam” (1950) của Văn Giảng & Hương Việt. Những đoàn quân ra đi, những thiên hùng ca, những anh hùng xông pha trận mạc ph tan cường binh khắp nơi tung hoành… đã làm dậy lên bầu máu nóng hừng hực và lòng yêu nước nồng nàn của bao thanh niên thuở ấy, những muốn đem tài trai phụng sự tổ quốc và vẫy vùng ngang dọc cho thỏa chí tang bồng
1. “Từng đoàn người trai đi viết sử xanh” (2)
ai ra đi không chút vấn vương
chiến trường kia tranh đấu
Là tài trai chí bốn phương / một lòng quyết lên đường 

Tiến bước lên Chiến đấu cho
đất Việt bừng s ng muôn đời
(“Quanh lửa hồng”, Nguyễn Thiện Tơ & Văn Khôi)
“Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt / xếp bút nghiên theo việc đao cung”.(3) Người trai ra đi với lời thề sắt son ghi trên báng súng. Màu áo chiến binh thay cho màu áo học trò.
Xếp o thư sinh vui bước đăng trình
mười s u tròn trăng
Ghi trên b ng súng lời thề chinh nhân
t m hướng thành gần
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện Thanh)
Phút tiễn đưa chỉ có ánh mắt vời vợi trông theo của mẹ già như trao gửi nỗi niềm tin yêu.
Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi
thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,
“Diệt th lập công cho xứng tài trai
sắt son ghi lòng chớ phai”
(“ iệt kinh kỳ”, Minh Kỳ & Hoài Linh)
“Hành trang giã từ” chàng trai mang theo luôn có lời dặn dò, nhắn nhủ thiết tha của người mẹ hiền yêu dấu.
Ra đi một s ng tinh sương ẹ ơi, con vẫn nhớ lời me khuyên, “Con ơi, tình nước sâu hơn
hẹn ngày chiến thắng con về vinh quang”
(“Ai về quê tôi”, Tiến Đạt) 

Những bà mẹ Việt Nam đều giống nhau. Lòng thương con vô bờ nhưng tình nước sâu hơn, mẹ giấu đi nỗi bịn rịn và giọt lệ tiễn đưa để đứa con yêu thong dong lên đường.
“Chàng trai đất Việt” trong câu hát của Thanh Châu được “minh họa” r n t là chàng “thanh niên Quốc Gia”, ra đi vì lý tưởng Quốc Gia.
Hôm ấy tay cầm tay trong thiết tha
anh là thanh niên Quốc Gia / lên đường vui xa quê nhà
(“Dặn dò”, Thanh Châu)
Những chàng trai trẻ đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân, cả những tháng năm tươi đẹp nhất của đời mình cho tình yêu đất nước. Những chàng trai trong tim thì sôi máu / khóe mắt có trăng sao (“Kỷ niệm”, Phạm Duy), đi dưới một “rừng cờ phấp phới”, một bầu “trời Việt mênh mang”.
Một đoàn người trai hiên ngang đeo trên vai nợ m u xương
vui ra đi không buồn nhớ thương
Một rừng cờ phấp phới
một mầu vàng chiêu dương
và một nền vinh quang bằng máu
Một trời Việt yêu dấu / một trời Việt mênh mang
giục đoàn người lên đường hiên ngang
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Những đoàn người nối tiếp những đoàn người, mang tổ quốc trên vai, mang tình yêu nước trong tim, hàng hàng lớp lớp theo nhau lên đường theo tiếng gọi của non sông.
Người đi giúp núi sông
hàng hàng lớp lớp chưa về / hàng hàng nối tiếp câu thề
giành lấy quê hương
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Tiếng gọi giục giã, nao nức…
Em không nghe ngoài kia
trời đông đã lên rồi
bao lớp người đi
(“Hành trang giã từ”, Trường Sa)
“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, ngưỡng cửa đầu tiên các chàng trai phải vượt qua là những rèn luyện và thử thách của “đoạn đường chiến binh” nơi các quân trường để trở thành người lính thực thụ.
Đây tiếng ca vang nơi quân trường đầy hào hùng
Vai s t vai / ta thi tài trong tình quân ngũ
Anh em ơi Anh em ơi
Đem sức trai nêu chí h ng / lưu tiếng ngàn thu
Cố lên! Cố lên! Dù nhọc nhằn
đem mồ hôi pha máu hồng / viết thành sử xanh
(“Thao trường vang tiếng gọi”, Trầm Tử Thiêng) 

Như những mũi tên bắn đi bốn phương tám hướng trong ngày lễ ra trường, những chàng trai đất Việt “lên đường nhập ngũ tòng quân” vừa là đứng lên đ p lời sông núi, vừa để thỏa chí tang bồng hồ thỉ, vẫy vùng ngang dọc.
Vì thương nước thương dân, thương quê hương mịt mờ khói lửa, thương những kiếp người lầm than, những người trai hôm nay vào chiến dịch, nguyện thề dâng cả đời trai với sa trường. Những nắm tay xiết chặt, những bước chân đi tới, những ánh mắt rạng ngời.
Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày / Anh đi
Hành trang của người lính trong nhạc Phạm Đình Chương là lòng yêu nước thương dân, là nòng súng nhân đạo cứu người lầm than. Hành trang ấy là chính nghĩa, là lý tưởng của người lính miền Nam, là đối nghịch với sắt máu, với bạo tàn.
Dẫu biết rằng “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, người lính chiến trên những tuyến đầu lửa đạn vẫn không hề nao núng lòng.
Không quên lời xưa đã ước thề
dâng cả đời trai với sa trường
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề
nào ai ngại gì vì gió sương
(“Anh đi chiến dịch”, Phạm Đình Chương)
Nhạc điệu rộn ràng và hùng tráng như một khúc quân hành. 

2. “Anh đi mai về chiến thắng”
Người lính vẫn miệt mài đi, với lý tưởng phụng sự đất nước, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cho một ngày hòa bình về trên quê hương.
Anh đi xây chiến thắng / dưới màu cờ quật cường
cho loài người hòa bình
(“Dặn dò”, Thanh Châu)
Anh đi mai về chiến thắng
khi súng quân thù thôi vang trên non sông
Tươi thắm màu cờ vui reo trên kinh thành
(“Anh đi mai về”, Hoàng Nguyên)
Những đoàn quân trùng trùng tiến bước, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Quân ra đi không luyến tiếc đời
Vui xa xôi xin nhớ phút về đem vinh quang tô thắm nước nhà Giờ đây đoàn quân cứ tiến!
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
Câu nhạc kết thúc với hai nốt nhạc cuối rướn cao đột ngột, mạnh mẽ, như bước chân dồn dập xốc tới... Những trái tim bừng bừng cảm xúc, những dòng máu sục sôi khí thế đã khơi nguồn nhạc hứng cho người nhạc sĩ để viết nên những bài hùng ca đẹp nhất và “hùng” nhất làm nức lòng chiến sĩ.
Ngày bao hùng binh tiến lên
bờ cõi vang lừng câu “Quyết chiến ” 
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành
Đi là đi chiến đấu Đi là đi chiến thắng!
Đi là mang linh hồn non sông
(“Xuất quân”, Phạm Duy)
“Xuất quân” của Phạm Duy là tiếng trống thúc quân dập dồn hòa cùng nhịp bước quân hành.
“Thúc quân” của Văn Giảng & Hương Việt là điệu kèn xung trận, là lời thúc giục bao trai tráng lên đường diệt tan giống tham tàn.
Nhìn trong hơi gió thoảng / bóng quân Nam lướt đi Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên! Nơi đây đất nước đang hiến bao đấng anh linh
Xương trắng xây thành / cố tâm đền núi sông ơn nhà
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa / gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”, (3) người lính chiến vào sinh ra tử, luôn cận kề những bất trắc hiểm nguy, tuy không da ngựa bọc thây nhưng cũng lắm khi đi không ai tìm x c rơi như những người hùng không tên tuổi.
D thân này tan tành gói da ngựa cũng cam
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam
(“Việt Nam minh châu trời đông”, Hùng Lân)
Người lính can trường xông pha trận mạc với tinh thần quyết chiến và quyết thắng, với khí thế “đánh một trận, sạch không kình ngạc / đánh hai trận, tan tác chim muông” (4) làm khiếp đảm giặc thù.
Tiếng súng ta như mưa / khiến th gục đầu
dường như vẫn còn nghe
(“ ài ca chiến thắng”, Minh Duy)
Như người lính chiến ôm súng mơ ngày về quang vinh trong nhạc Phạm Đình Chương, ngày vui chiến thắng, ngày thanh bình về trên quê hương là nỗi khát khao của cả một dân tộc trong một đất nước chiến tranh ròng rã bao năm.
Ngày mai ngày vui chiến thắng đón anh về nắng vàng gieo nơi nơi Ðàn bé đ a nô trước thềm
Mẹ già vui / thôi hết khóc chia phôi
(“Gửi người giới tuyến”, Nhật Lệ)
Những đoàn quân ra đi năm nào với niềm tin tất thắng, nay trở về ca khúc khải hoàn trong vinh quang chiến thắng.
Thủ đô ơi, thủ đô Đoàn quân ta đã về đây Sau bao nhiêu ngày luôn ước mơ ngày chiến thắng quay về chốn xưa
“Bài ca chiến thắng” của Minh Duy là một trong những bài hùng ca đẹp nhất làm dậy lên niềm tự hào về một quân lực đi là đi chiến đấu đi là đi chiến thắng
Thủ đô ơi, thủ đô Đoàn quân ta đã về đây Tiếng reo vang, vang dậy một trời
Lớp, lớp tinh kỳ bay trong gió
Vòng hoa chiến thắng mà người dân hậu phương choàng vào cổ những người lính vừa trở về từ chiến trường lửa đạnlà vòng hoa của tình quân dân thắm thiết, của lòng cảm phục, biết ơn và tin cậy.
Kìa đoàn quân chiến thắng trở về với xóm làng
thành công còn ghi dấu đầu súng
Những tấm gương kiêu h ng / phất phới vui trong lòng
Bầu trời thủ đô đón mừng
(“ ài ca chiến thắng”, Minh Duy)
Còn nỗi mừng vui nào lớn hơn, còn nỗi xúc động nào lớn hơn được trông thấy lại lá cờ thân yêu bay lồng lộng giữa bầu trời tổ quốc, trên thành phố quê ta vừa chiếm lại đêm qua bằng m u. Lá cờ thấm máu đào còn tươi rói của những người lính kiêu hùng vừa ngã xuống đêm qua.
Cờ bay! Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
vừa chiếm lại đêm qua bằng m u
Cờ bay! Cờ bay tung trời ta về với quê hương
từng ngóng đợi quân ta tiến về
(“Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu”, Lê Kim Hoa)
Những người lính quả cảm dựng lại ngọn cờ vàng trên những thành quách tan hoang sau trận chiến khốc liệt giành lại từng tấc đất quê hương là một trong những cảnh tượng bi hùng nhất của những trang sử Việt.
“Lòng ta như thành này
Vinh quang trong tan nát!”

Câu thơ của Cao Tiêu là cảm xúc thực lòng của người lính trong những phút lặng nhìn ngọn cờ chiến thắng tung bay giữa hoang tàn đổ nát, khi chiến trận vừa kết thúc.
Vui bên nhau mắt lệ nghẹn ngào
quỳ hôn đất thân yêu
Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng
(“Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu”, Lê Kim Hoa)
Những hy sinh gian khổ, những máu xương người lính đổ ra nơi tiền tuyến để giữ yên bờ c i và mang về cuộc sống yên lành, ấm êm cho hậu phuơng vẫn luôn được người đời khắc ghi.
Anh về thủ đô biết bao là vui
đã để lại đây mến thương đầy vơi
Người dân nước Việt ghi ơn c c anh
đã hy sinh vì giống nòi
(“Anh về thủ đô”, Y Vân)
Chiến thắng nào, vinh quang nào cũng phải trả giá. Cái giá đắt nhất người lính chiến phải trả là máu xương, là xác thân mình. Có xác phơi thây chiến địa, dưới chiến hào hay trên bờ tường. Có xác nằm lại trên đồi cao hay dưới vực sâu, bên khe suối hay cạnh bìa rừng. Có xác của người chiến sĩ vô danh, máu thấm vào lòng đất mẹ, thịt xương rã mục lẫn vào cỏ cây hoa lá. Làm sao kể hết được những hy sinh đền nợ nước của những anh hùng liệt sĩ sống anh dũng, chết hiên ngang, “nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây”. (3)
Ngày nào phơi x c nhớ không! Thây rơi mênh mông trên khắp phố phường Thân ôm tường / đầu gục đâu Ai trên đường / người nhuộm máu
Thây rơi trong đêm khuya lấp chiến hào
(“Khởi hành”, Phạm Duy)
iết bao người lính đi không hẹn ngày về, đi không về lại nữa. iết bao người lính đã để lại một phần thân thể mình trên khắp các mặt trận để đổi lấy những chiến công rạng ngời.
Chàng về / chàng về nay đã cụt tay
u đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù
(“Nhớ người thương binh”, Phạm Duy)
Người lính miền Nam đã chiến đấu can trường và hy sinh anh dũng để gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại và bảo vệ vùng trời, vùng biển quê hương, cho dù máu xương có hòa lẫn vào lòng đất mẹ, cho dù xác thân có vùi sâu dưới lòng biển cả hay tan biến vào không gian. 

Chiều nao / thương ôi rụng c nh đại bàng
Chiều nao huy hoàng / bụi vàng bay khắp không gian
(“Huyền sử ca một người mang tên Quốc”, Phạm Duy)
Biết bao nhiêu khúc hát về người lính, biết bao nhiêu khúc nhạc hào hùng (chưa kể những khúc quân hành, những bài hùng ca, chiến đấu ca của các quân binh chủng) ngợi ca tinh thần chiến đấu và hy sinh cao cả của người lính chiến một lòng vì nước vì dân trong kho tàng âm nhạc Việt.
II. Bản trường ca về người lính
“Nhạc lính”, như cách gọi ở miền Nam Việt Nam từ những năm đầu thập niên 1960’s, được hiểu là những bài nhạc nói về người lính và đời lính, hoặc về những nỗi niềm, những tâm tình của người lính. Nhạc lính đã đi vào đời sống của người dân trong một đất nước chiến tranh triền miên, trong đó người lính trở thành hình ảnh thật quen thuộc trong mắt, và trong lòng mọi người.
1. Phác họa về người lính
Anh là người lính chiến
o bạc mầu đấu tranh
(“Tình quê hương”, Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
Câu hát ấy là một trong những n t ký họa hình ảnh người lính trong số bao nhiêu người lính thời chiến tranh ta vẫn gặp đâu đó trên khắp các nẻo đường đất nước.

Tôi lại gặp anh / người trai nơi chiến tuyến
súng trên vai bước về qua đường phố
(“Trăng tàn trên hè phố”, Phạm Thế Mỹ)
Người trai nơi chiến tuyến ấy, một chiều nào trên bước đường hành quân, gh qua một thôn làng miền Trung. Làng quê nghèo xơ xác, nhưng ấm áp tình người. Một vạt nắng vàng, một bóng trăng lung linh, chút tình cảm vấn vương, xao xuyến.
Anh về qua xóm nhỏ / Em chờ dưới bóng dừa
Nắng chiều lên m i tóc / Tình quê hương đơn sơ
Tình quê hương đơn sơ như hạnh phúc thật đơn sơ, thật êm đềm làm ấm lòng người lính chiến.
Anh sẽ là anh đàn em nhỏ
là con của mẹ giữ quê hương
(“Tình quê hương”, Ðan Thọ & Phan Lạc Tuyên)
Là con của mẹ giữ quê hương, có hình tượng nào gần gũi hơn, thân thiết hơn! Từ những mẹ già đến những em thơ, từ thành thị đến thôn quê, chàng lính chiến luôn luôn là hình ảnh thân quen, luôn luôn được nhắc đến với những tình cảm trìu mến, thương yêu và tin cậy. Người lính có thể là người chồng, người cha, người con, người anh, người em, người bạn, người tình…, những người đang nắm chắc tay súng giữ yên bờ c i, đem yên vui về cho làng xóm ruộng vườn, cho người người được hít thở không khí tự do, cho nhà nhà được đêm đêm tròn giấc ngủ.
Bờ tre quê hương tay súng anh gìn giữ 

(“Trăng tàn trên hè phố”, Phạm Thế Mỹ)
Những đêm “trăng treo đầu súng”, những đêm trăng di hành thay cho những đêm trăng hò hẹn của những chuyện “tình thư sinh”.
Những đêm mười s u trăng tròn
vượt con đường mòn đi giữ làng thôn
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện Thanh)
Tình quân dân thắm thiết qua những ánh mắt trao gửi, tin yêu, d i theo bước chân của đoàn quân ra đi.
Bao em tôi đôi mắt s ng ngời
trông say sưa quân dồn bước tiến
Tóc bạc trắng đây là những me tôi 

lòng già buồn vui nhìn to n quân xa vời
(“Đoàn quân đi”, Việt Lang)
Cảm xúc lòng già buồn vui là cảm xúc nao nao của lòng thương mến và nỗi tự hào về đàn con yêu hiến dâng đời mình cho tình yêu tổ quốc.
Trong trái tim mơ mộng của những cô gái đương xuân thuở ấy là hình ảnh chàng lính chiến phong sương với nhịp bước oai h ng chàng tiến trong tim em
Chiến sĩ của lòng em đắm đuối ước mơ
ngoài chiến trường xa dãi nắng dầm mưa
Nhịp bước oai h ng chàng tiến trong tim em
trong khi vang ca say theo chiến thắng
(“Chiến sĩ của lòng em”, Trịnh Văn Ngân)
ài hát một thời rất được yêu chuộng qua những giọng Tâm Vấn, Thái Thanh, Thúy Nga... (nhớ lối nhấn giọng ở hai nốt nhạc “đắm đuối” của Thúy Nga trong câu hát Chiến sĩ của lòng em đắm đuối ước mơ, nghe rất là… đắm đuối).
Những câu hát về nỗi lòng các cô gái là “người yêu của lính” thuở ấy vẫn có những nhịp bước “oai hùng” như thế…
Chiều nay quân xuôi qua thôn vắng có cô em ngây thơ dừng gót hồng nhìn theo anh binh tươi trong nắng / bước đi oai hùng
(“Mơ người lính chiến”, Mai Sơn)
Anh / nơi biên th y xa / vắng muôn màu hoa
Không hề nao núng lòng / oai hùng nơi chiến trường
(“Tôi nhớ tên anh”, Hoàng Thi Thơ) L Ê H Ữ U | 35

Vẫn có những khí phách “hiên ngang” như thế…
Lòng em say vì nhớ đến chàng
đang hiên ngang tung hoành trong khói súng
(“Chàng đi theo nước”, Hiếu Nghĩa)
Khi nước nhà phút ngả nghiêng
em mơ người trai anh dũng
mang thân thế hiến giang san
chí quật cường hiên ngang
(“Chiến sĩ của lòng em”, Trịnh Văn Ngân)
Tôi đi tìm anh / người lính qu hiên ngang
cầm súng giữ giang san xây Cộng Hoà
(“Tìm anh”, Hoàng Thi Thơ)
Người lính quá hiên ngang trong những câu hát ấy được “minh họa” r n t là người lính Cộng Hòa trên khắp nẻo đường đất nước. Tôi đã “đi tìm” và… “tôi đã gặp”:
Tôi đã gặp anh / người anh qu hiên ngang
đi xây cuộc đời / vì lứa tuổi đôi mươi.
Biên cương xa xôi / anh vì yêu sông núi
đem vinh quang gieo ngàn nơi
(“Tôi đã gặp”, Lê Dinh & Minh Kỳ)
Không chỉ “oai hùng”, “hiên ngang”, người “chiến sĩ của lòng em” ngày ấy còn đượm những n t “phong trần”, “phong sương” của mưa rừng gió núi, của nắng sớm sương chiều và những gian truân đời lính.
Ngắm em thơ ngập ngừng
nhìn người lính chiến phong trần 
niềm thương dâng lên mầu mắt
(“Chim trời chưa mỏi cánh”, Đào Duy)
Chợt thấy lòng lưu luyến / và tâm hồn xao xuyến
Trông anh trai phong sương / em thấy mà thương
(“Đò chiều”, Trúc Phương)
Những đoàn quân ra đi trong tiếng nhạc hùng tráng, rộn rã, thúc giục, và những “khăn hồng” tiễn đưa.
Ra biên cương Ra biên cương
Thiết tha lòng g i / hôm nay nâng khăn hồng
đưa chân anh h ng ngàn phương
(“Ðường ra biên ải”, Phạm Duy)
“Ðường ra biên ải” có thể xem là bài hát đầu tiên về những “em gái hậu phương” tiễn đưa những anh trai tiền tuyến nô nức lên đường.
Ðoàn quân đi giữa sóng mến thương
Xuân về m a thắm
Tôi thấy những nàng khăn hồng lệ thắm
(“Đoàn quân đi”, Việt Lang)
Người ở lại vui trong nỗi đợi chờ, cầu mong người lính chiến lập nhiều chiến công oai h ng, với giấc mơ mùa xuân nào thanh bình chàng trở về chốn cũ, nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa.
Rồi xuân đến dưới gốc mai xưa
nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa Em chào đón chàng về vinh quang bên chàng say đắm một trời xuân thanh bình

Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng
muôn thu danh chàng lừng lẫy núi sông
(“Chàng đi theo nước”, Hiếu Nghĩa)
Người ra đi không hẹn ngày về, không vướng bận tình thê nhi. Người ở lại vẫn một niềm son sắt thủy chung.
Anh ơi, anh cứ đi / mai về, em vẫn đợi
Anh cứ đi / anh cứ đi giết th
không vấn vương / không luyến thương
(“Lời người ở lại”, Hoàng Nguyên)
“Anh đi em ở lại nhà / Vườn dâu em hái, mẹ già em thương”. Nỗi lòng người chinh phụ thuở xưa và những “cánh hoa thời loạn” đời nay không khác nhau bao nhiêu.
Thương người gió lạnh đường xa
khuê phòng em đan o
Thương đời bé bỏng miền quê / anh giữ yên biên th y
(“Tình chàng ý thiếp”, Y Vân)
Phía sau những chiến tích vẻ vang của người lính luôn có bàn tay góp sức của những người thân yêu, những người hy sinh hạnh phúc riêng tư, gánh chịu mọi thiệt thòi, chấp nhận mọi mất mát, rủi ro và chia sớt những nhọc nhằn của người lính trong cuộc chiến đấu cam go chống kẻ thù xâm lược.
2. Nỗi niềm người lính
Tôi là lính / âm thầm tôi nghĩ thế thôi
(“Lính nghĩ gì?”, Hoài Linh) 

Câu hát ấy cho thấy người lính vẫn có những nỗi niềm, những tâm sự đầy vơi trong những lúc “bạn cùng cây súng”.
Những nỗi niềm ấy đọc thấy qua những dòng thư viết từ chiến trường gửi về người mẹ hiền yêu dấu nơi chốn xa quê nhà, hẹn ngày về bên mẹ khi non nước yên vui, khi quê hương không còn bóng giặc thù.
ẹ ơi thôi đừng khóc nữa
cho lòng già nặng sầu thương
Con đi say tình viễn xứ / đâu có quên niềm cố hương
Thương ngóng về quê cũ / gót th xéo thảm thê
Bầy trai thầm rơi lệ / súng gươm hẹn mai về
(“Lá thư gửi mẹ”, Nguyễn Hiền & Thái Thủy)
Hay trong những câu hát bày tỏ nỗi thương quê nhớ mẹ của người lính xa nhà.
Đây những chiều hành quân / Xóm nghèo dừng chân
nhớ thương mẹ già nơi quê nhà xa xôi lắm
(“Chiều biên khu”, Tuấn Khanh & Châu Ngân)
Nhớ thương là vậy, thế nhưng… “Mẹ thà coi như chiếc lá bay” (7) khi quê hương còn tiếng súng, khi những đồng đội còn đón xuân ngoài chiến trường. Mẹ thương con xin đợi ngày mai , câu hát réo rắt cất lên mỗi lần Tết đến xuân về, qua giọng chứa chan tình cảm của Duy Khánh làm chảy nước mắt những bà mẹ già ngày ngày tựa cửa ngóng tin con.
Con biết không về mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm 
Mẹ thương con xin đợi ngày mai
(“Xuân này con không về”, Trịnh Lâm Ngân)
Những nỗi niềm ấy cũng gửi gấm trong lá thư kể chuyện đời lính gửi về người em nho nhỏ quê nhà
Đã c ch xa bao năm / sống cuộc đời quân nhân súng bên mình nay mai rày đây đó Chiến đấu ngăn quân th
vì anh xót thương khi quê hương lầm than
(“Lá thư người chiến sĩ”, Phạm Đình Chương)
Cuộc đời quân nhân là cuộc chiến đấu gian nan, là những cuộc hành quân lội suối băng rừng, là những đoạn đường chiến binh người lính đã vượt qua và những trăn trở về một quê hương rách nát vì chiến tranh.
Tôi thường đi đó đây / b n đen in dấu giày 
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính / lính thương quê
vì đời mà đi
(“Trên bốn vùng chiến thuật”, Trúc Phương)
Những nỗi niềm ấy cũng là chuyện “buồn vui đời lính” của những lần về ph p, những chuyến về thăm nhà.
Ngồi bên lửa bếp gia đình êm ấm
lặng nghe anh kể cuộc đời buồn vui
(“Chiều biên khu”, Tuấn Khanh & Châu Ngân)
Chuyện đời lính kể mãi kể hoài không hết, từ những mẩu chuyện chiến trường đến nỗi nhớ thương quê nhà canh cánh bên lòng.
Ngày trở về trong bếp vui / anh nói chuyện nghe
chuyện đời chiến sĩ / sống say mê
đường xa lắm khi nương hồn về quê
(“Ngày trở về”, Phạm Duy)
Những nỗi niềm ấy cũng là lời giải bày với người vợ hiền đầu gối tay ấp hay với người tình gắn bó thương yêu về những hoài bão và lý tưởng của người trai thời chiến.
Nếu biết người đi vì sông núi
Cách chia này cho hạnh phúc mai sau
chắc em không buồn vì người đi cho lý tưởng
(“Kể chuyện trong đêm”, Hoàng Trang)
Chiến tranh là cách ngăn, chia lìa. Chút niềm riêng đành gác lại, vì tình nước sâu hơn tình lứa đôi.
Đời dâng cho núi sông 
Lòng này thách với tang bồng
đừng làm má thắm phai hồng / buồn lắm em ơi
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Khi quê hương còn mịt mù khói súng, còn tơi bời lửa đạn thì mơ chi chuyện lứa đôi.
Nếu hiểu rằng / anh đi vì lũ giặc tham tàn thì em ơi, em chớ sầu thương chi Em thấy chăng khói súng của giặc thù
còn mịt mùng và còn che khuất mờ
(“Anh đi mai về”, Hoàng Nguyên)
Lời hát, nhạc điệu nghe réo rắt, gợi nhớ tiếng hát đôi song ca Ngọc Cẩm–Nguyễn Hữu Thiết quấn quyện vào nhau thật ngọt ngào, thật thiết tha của một mùa nào chinh chiến.
Những lời vỗ về, nhắn nhủ ân cần, và hẹn một ngày về không xa.
Em ơi, anh đi vì nước non mình đợi chờ
uôn quân đang reo / lửa khói tung ngập mầu cờ
Thân trai ra đi nợ nước đôi vai g nh nặng
Buồn chi c ch xa / vì ngày vui sẽ không xa
(“ uồn chi em ơi”, Lam Phương)
Những thoáng hạnh phúc hiếm hoi bên người mình thương yêu.
Đừng buồn khi xa nhau em nhé!
Thăm em đôi ngày rồi anh đi
(“Hoa soan bên thềm cũ”, Tuấn Khanh) 
Những phút “tâm tình bên nhau” thật ngắn ngủi, và chia tay vội vã.
Nụ cười đầu môi anh khẽ nói
“Về thăm em chiều nay thôi
sông hồ mai sớm lại đi”
(“Chiều mưa anh về”, Trần Thiện Thanh)
Con đường đấu tranh gian khổ còn dài, người lính chiến, những chàng trai ôm mộng hải hồ, bạn cùng sương gió, dừng chân phút giây thôi rồi lại lên đường, lại miệt mài đi trên những dặm sơn khê, trên khắp các nẻo đường đất nước để mang về mùa xuân mới cho quê hương.
3. Giấc mơ người lính
Ai nói với em lính không sầu nhớ
không có tr i tim đắm say mộng mơ
(“Ai nói với em”, Minh Kỳ & Huy Cường)
Câu hát quen thuộc vẫn nghe trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào, cho thấy hình ảnh “cổ điển” của những người lính lạnh l ng vung gươm ra sa trường (“Chiến sĩ Việt Nam”, Văn Cao) đã… lỗi thời. Thay vào đó là hình ảnh gần gũi, thân quen, đẹp và đôi lúc pha những n t… “lãng mạn đời lính”.
Anh như ngàn gió / ham ngược xuôi theo đường mây Tóc tơi bời lộng gió bốn phương
(“Mấy dặm sơn khê”, Nguyễn Văn Đông)

Trên “mấy dặm sơn khê”, trên bốn vùng chiến thuật, nơi đâu cũng in hằn dấu chân người lính. Cuộc đời lính chiến và những năm dài chinh chiến điêu linh đã khiến cho những lứa đôi yêu nhau phải… người ở một phương nhớ một phương.
Em biết chăng đời lính / nắng sớm với sương chiều
Gió rừng rồi mưa núi / đã làm anh vui nhiều
(“Niềm tin”, Anh Linh & Nhất Tuấn)
“Chí lớn chưa về bàn tay không” (5) thì sá gì chút tình riêng. Người trai ra đi mang trong tim hoài bão thiết tha phụng sự đất nước, nối chí người xưa để mang về một vận hội mới cho quê hương.
Còn đây đêm cuối c ng nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em
(“Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”, Nguyễn Văn Đông)
Những “em gái hậu phương”, như những đóa hồng bên những hầm hố và hàng rào kẽm gai, vẫn mong được bàn tay người trai hùng đem tưới vun trong vườn.
Xin anh che chở / tấm đời nhỏ bé hậu phương
như câu chuyện tình “Người h ng và giai nhân”
Những cánh hoa hồng / bên hàng rào kẽm hầm chông
vẫn mong bàn tay người đem tưới vun trong vườn
(“Cánh hoa thời loạn”, Y Vân)
Chàng lính chiến vui say đời quân ngũ ngoài chiến trường xa vẫn có những phút thả hồn theo mây gió, trăng sao tìm về bên người mình yêu. 
Bao th ng ngày phong sương đường xa
vui chiến trường quên áo hào hoa
Tôi sẽ về tìm em / khi trời lấp l nh sao đêm
và gió trăng theo từng bước chân êm
(“Tôi sẽ về thăm em”, Hoàng Nguyên)
N t “lãng mạn đời lính” còn theo bước chân người lính trên những dặm đường hành quân.
Ngày hành quân / anh đi về cánh rừng thưa
thấy sắc hoa tươi nên mơ màu o năm xưa
(“Màu kỷ niệm”, Phạm Đình Chương)
Hay trên những tiền đồn heo hút miền địa đầu giới tuyến.
Anh ở đồn biên giới / thương về một khung trời
(“Niềm tin”, Anh Linh & Nhất Tuấn)
Khung trời nào đây, nếu không phải là thành phố ấy, thành phố cao nguyên đầy mây trắng và sương mù. Câu hát làm nhớ câu thơ của “người lính” Vũ Thành.
“Nơi em về có gì vui
Nơi anh đồn trú suốt đời mây bay”
“Suốt đời mây bay” nên quên cả ngày tháng, quên cả bốn mùa, cho đến lúc trông thấy những nụ mai vàng mới nở nơi bìa rừng mới biết rằng… mùa xuân đang về.
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở / anh đâu biết xuân về hay chưa
(“Đồn vắng chiều xuân”, Trần Thiện Thanh)

Giữa đêm giao mùa, giữa phiên gác đêm, giữa tiếng súng xa vang rền, người lính mơ về những ngày xuân êm đềm.
X c hoa tàn rơi trên b ng súng
ngỡ rằng pháo tung bay / ngờ đâu hoa l rơi
(“Phiên gác đêm xuân”, Nguyễn Văn Đông)
Rồi đây, khi m a dứt chiến chinh / gió dâng khúc đàn thanh bình, (6) là khi người chiến binh “giã từ vũ khí”, tìm về bên người yêu dấu để tay trong tay đi xây lại chuyện tình và nối lại những giấc mơ chưa tròn.
Nếu một mai khi hòa bình
anh sẽ trở về như giấc mơ
cho từng ngón tay đan lại ái ân ngọt mềm
Từng đêm không còn tiếng súng
Ngủ đi em / ngủ cho yên
(“Lời cho người yêu nhỏ”, Trần Thiện Thanh)
Anh sẽ trở về như giấc mơ, câu hát thật là đẹp! Giấc mơ ấy cũng thật là đẹp. Đêm không còn tiếng súng, quê mình thôi hết chiến tranh, giấc mơ ấy không chỉ riêng của người lính mà của triệu triệu người Việt, của cả một dân tộc khao khát tự do, mơ ước thanh bình sau bao năm dài dằng dặc quê hương chìm ngập trong khói lửa chiến tranh.
ai đây núi sông yên vui
anh xong nhiệm vụ người trai
sẽ sống với em cuộc đời
hạnh phúc trong gió tự do muôn nơi
Em yêu, đợi chờ em ơi ...
(“Lá thư người chiến sĩ”, Phạm Đình Chương) 
Em yêu, đợi chờ em ơi ... Câu hát ấy, lời nhắn nhủ ấy nghe thiết tha đến chạnh lòng! Như người mẹ già ngày ngày tựa cửa ngóng tin con, “người chinh phụ” đời nay vẫn năm chờ tháng đợi mỏi mòn.
Người lính vẫn hẹn một ngày về, người vợ hiền ở miền quê xa xôi–như bao người vợ hiền thuở ấy–vẫn cứ đợi chờ, đợi chờ mãi trong giấc mơ ngày nào người lính trở về.
4. Màu cờ còn tươi, tình yêu còn thắm
Lòng yêu nước thương dân, tinh thần hy sinh gian khổ và chiến đấu anh dũng vì lý tưởng tự do và sự sống còn của đất nước trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, là những nét chính khắc họa nên hình tượng người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Chiến tranh đã đi qua nhưng những khúc hát về người lính quả cảm từng cầm súng chiến đấu dưới màu cờ tổ quốc để bảo vệ từng tấc đất quê hương, mỗi lần nghe lại vẫn nghe dậy lên niềm kiêu hãnh, nỗi tự hào về một thiên anh hùng ca của dân tộc.
Những lời ca tiếng nhạc ấy, “bản trường ca về người lính” ấy, hơn lúc nào hết trỗi dậy trong tôi vào một ngày thật khó quên, ngày tôi được gặp lại lá cờ tôi yêu, gặp lại những người lính năm xưa “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Những người lính năm xưa ấy, một số đã lìa đời, một số tóc đã điểm sương hay đã bạc trắng mái đầu, tôi vẫn gặp đâu đó, vẫn sống lặng lẽ đâu đó quanh đây trong buổi hoàng hôn của đời người.
Những người lính “một thời ngang dọc” ấy, những người lính “nợ nước vai mang” ấy, từng phụng sự cho những lý tưởng cao đẹp, từng trải những vinh quang và nhục nhằn của một thời kỳ bi tráng nhất trong lịch sử dân tộc.
Những người lính ấy hẳn phải có trái tim rất lớn.
Sau những vẻ mặt lặng yên, tưởng như bình thản ấy, là những tơi bời của lửa đạn đã im tiếng, là những giông bão của lịch sử đã lắng chìm. Những người lính cũ tôi gặp lại hôm nay, lòng vẫn hướng về quê hương tội tình, vẫn nhớ về những “mảnh đất chiến trường xưa” của một thời binh lửa, vẫn ngậm ngùi một nỗi tiếc thương những đồng đội đi mãi không về.
Hơn bao giờ hết, tôi nhận r một điều, những người cựu chiến binh ấy, những “người lính già” ấy “không bao giờ chết, họ chỉ nhạt mờ đi thôi”. Những người lính dũng cảm của một quân lực dũng cảm vẫn đang sống và còn sống mãi trong tâm tưởng người đời, như ngọn lửa vĩnh cửu vẫn tỏa sáng trên những đài tưởng niệm chiến sĩ anh hùng, như ngọn cờ màu vàng tươi vẫn bay ngờm ngợp trong nắng, trong gió giữa trời tự do.
Lá cờ phơi phới như mang theo niềm tin yêu mới.
Tôi hiểu được vì sao tôi vẫn gặp những người cựu chiến binh ấy trong những lễ chào quốc kỳ. Tình yêu của họ dành cho lá cờ ấy vẫn còn nguyên vẹn, vẫn không hề nhạt phai.
Ngước mắt trông theo lá cờ ấy, tôi vẫn còn trông thấy muôn bóng quân Nam chập chùng, vẫn còn trông thấy thấp thoáng trong mây những anh hùng tử sĩ, những chiến sĩ vô danh.
Ngước mắt trông theo lá cờ ấy, tôi vẫn còn trông thấy tình yêu của biết bao người, những người tôi thương tôi yêu và tôi ngưỡng phục. Những người đã dám sống và dám chết cho màu cờ ấy. Những người đã nằm xuống để giữ cho tình yêu ấy còn nguyên vẹn màu cờ.
Tình yêu ấy không mất đi, như lá cờ ấy không mất đi. Tình yêu ấy còn sống mãi, như lá cờ ấy còn sống mãi, còn bay bay mãi trong nắng sớm, trong gió chiều.
Ôi những đoàn quân ra đi, ôi bao chiến sĩ hiên ngang đã hiến thân dưới cờ để giữ cho màu cờ ấy còn tươi mãi, cho tình yêu ấy còn thắm mãi.
Những trang sử Việt đời đời còn ghi mãi những chiến tích vẻ vang, những chiến công lừng lẫy một thời của biết bao người lính đã chiến đấu can trường, đã hiến dâng đời mình và cả máu xương mình cho tình yêu đất nước.
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống Bao mối thương vang động trong lòng (7)
__________________
(1) Lục quân Việt Nam, nhạc Văn Giảng & Hương Việt
(2) Nếu một mai anh biệt kinh kỳ, nhạc Minh Kỳ & Hoài Linh
(3) Chinh phụ ngâm khúc, Ðặng Trần Côn/Ðoàn Thị Ðiểm
(4) Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi
(5) Tống biệt hành, thơ Thâm Tâm
(6) Tạ từ, nhạc Tô Vũ
(7) Hòn vọng phu III (Người chinh phu về), nhạc Lê Thương