Mặc Thiên, từ trong bóng tối vẫn không ngừng hát về
quê hương
Nhạc Sĩ Tuấn Khanh
Sự xuất hiện của bài hát Biển đông dậy sóng ba đào của tác giả Mặc Thiên vào cuối năm 2017
này, nhắc lại 10 năm trước, người nhạc sĩ bí ẩn này đã từng làm cho
giới mộ điệu xôn xao,
với bài hát Khóc mẹ dân oan.
Thật xứng danh
với lời nhận định “người nhạc sĩ bí ẩn nhất trong năm” mà đài Á Châu Tự Do đã loan đi về Mặc Thiên, khi
bài hát Khóc mẹ dân oan
do ca sĩ Như Quỳnh trình bày trong
DVD của trung
tâm Asia
số 57 đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu người quan tâm về thảm cảnh của hàng đoàn dân oan mất đất ở VN bị đánh đập, bị tù đày.
Năm 2017, bài hát Biển đông dậy sóng ba đào của Mặc Thiên lại xuất hiện với nội dung về số phận ngư dân Việt trên biển, túng cùng không còn cách mưu sinh khi những chiếc tàu của Trung Cộng vẫn chực chờ từ hôm qua,
rồi hôm nay lại bị bắt, bị phá, bị tù… bởi sự ngăn chận Mã Lai,
Nam Dương, Thái Lan…
Nghe lại các bài hát như Khóc mẹ dân oan,
Khấn nguyện, Ngọn lửa thiêng liêng…, tưởng chừng như tác giả Mặc Thiên ngồi đâu đó trong
căn phòng nhỏ của mình, luôn đau đáu nhìn theo
phận người rồi ghi chép với nỗi buồn của một nghệ sĩ, mà chỉ còn biết hát thay
cho tiếng thở dài. 10 năm như một chặng đường mà có vẻ như ông không bao
giờ ngơi nghỉ trong hành trình quyết chọn làm lưu dân, đuổi theo, ghi chép nỗi đau của dân tộc mình.
Trong một bản tin
phát đi vào ngày 27-2-2008 của đài Á Châu Tự Do, có nói rằng
“Đã từ lâu, các sản phẩm băng đĩa nhạc của một số trung tâm lớn tại Hải Ngoại được sao chép lậu và bán tại thị trường Việt Nam.
Và những ngày gần đây nhất, công an văn hoá Việt Nam, còn gọi là PA 25,
bắt đầu ra chiến dịch truy quét để ngăn cấm một sản phẩm vừa phát hành, đồng thời, tìm cho
ra tác giả một bài hát trong
sản phẩm ấy.
Đó là cuốn DVD Asia số 57, đó là bài hát “Khóc Mẹ Dân oan,” và đó là nhạc sĩ Mặc Thiên”.
Và đó chắc cũng là lý do là nhạc sĩ Mặc Thiên chưa bao giờ xuất hiện, xứng với lời nhận định rằng của đài Á Châu Tự Do rằng “Không một ai trong giới thưởng ngoạn Việt Nam biết Mặc Thiên là ai, và người ta gọi anh là “người nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007″. Trong
lần nhận giải cho bài hát Hạng xuất sắc của Giải thưởng Âm nhạc Tự Do 2017 được tổ chức tại Sydney, Úc Châu, ông có gửi qua thư điện tử giọng nói của mình, để nói về bài hát của mình. Các thành viên của Hiệp hội yểm trợ văn hóa Úc-Việt (VAALA) đã phỏng đoán rằng có thể ông sống ở Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam.
Chắc phải là một đứa con ở miền biển, Mặc Thiên mới có thể viết nên một nhạc khúc đẫm nước mắt của phận ngư dân Việt, mà vị mặn của đại dương không thể sánh với nước mắt của những người mẹ già dõi mắt ra biển, tuyệt vọng trông con
trở về.
Ca sĩ Thanh Thúy, người được chọn trình bày ca khúc này với cộng đồng người Việt Úc Châu nói rằng chị như không thở được khi nghe bài hát này, cứ mỗi lần chị nghe, lại muốn khóc mà thương cho người Việt hôm nay.
Đọc trăm bản tin,
nghe ngàn câu chuyện, đôi lúc không bằng thưởng thức một bài hát chân thành với đời. Đó là điều mà sự huyền bí của nghệ thuật có thể đem lại cho người nghe, và có thể giúp tái sinh
trong cõi vô tâm với vận mệnh quê hương mình. Bài Biển đông dậy sóng ba đào là một trong những tác phẩm có khả năng đó.
———————————-
Lời bài hát
Biển Đông dậy sóng ba đào
Biển Đông dậy sóng ba đào
Những con tàu đi đánh cá ngoài khơi
Biển đảo Hoàng sa, biển đảo Trường sa giờ đã không về
Những con người mang thân phận Việt Nam
Đã bao ngày qua nhục nhã ê chề
Biển đảo Hoàng sa, biển đảo Trường sa giờ đã không về
Những con người mang thân phận Việt Nam
Đã bao ngày qua nhục nhã ê chề
Tàu cộng xâm lăng, hòng cướp biển đông này
Phận người ngư dân bị Trung Quốc xâm hại
Mẹ Việt Nam ơi, người bỏ con sao đành
Nhìn trời quê hương mà xót thương con mình
Phận người ngư dân bị Trung Quốc xâm hại
Mẹ Việt Nam ơi, người bỏ con sao đành
Nhìn trời quê hương mà xót thương con mình
Nước mắt mẹ tôi đã bao lần rơi
Ngóng xa biển khơi có bao giờ nguôi chờ các con về
Đến khi niềm tin đã cạn lực tan
Quê hương lầm than mẹ trút hơi tàn
Ngóng xa biển khơi có bao giờ nguôi chờ các con về
Đến khi niềm tin đã cạn lực tan
Quê hương lầm than mẹ trút hơi tàn
No comments:
Post a Comment