Saturday, April 11, 2020

“Đảng ta” lại “tự sướng” sảng!

Câu chuyện là như thế này. TT Trump cảm ơn Công Ty Dupont của Mỹ có hãng sản xuất tại VN, Công Ty vận Chuyển Fedex, và các bạn bè công nhân VN làm việc tại hãng nói trên đã hoàn thành sản phẩm đúng hạn.  Chả dính dáng gì đến “ông bà đảng” hay các “cô cậu bò đỏ dư luận viên” hết.  Cứ nhận vơ rồi tự sướng với nhau!

Vậy mà cứ vênh mặt khoe tài khoe giỏi hơn Mỹ!

 

“Đảng ta” lại “tự sướng” sảng!

Ai là bạn của ông Trump tại Việt Nam và những đứa nào đang tự sướng... bậy?


Tư nghèo (Danlambao) - Ông Trump vừa "tuýt" một câu ngắn cũn thì cả nước trong đó có cả Tư tui thiếu điều muốn quên luôn cái con vi rút Tàu đang xâm lược vì... sướng. Sướng cái gì... thì để từ từ tui "giải trình".


Dịch đại theo kiểu dịch vật tư nghèo là:  "Sáng nay, chuyến bay chở 450.000 bộ quần áo bảo hộ đã hạ cánh xuống Dallas, Texas. Điều này được thực hiện nhờ sự hợp tác của hai công ty lớn của Mỹ là DuPont và FedEx và bạn bè của chúng tôi tại Việt Nam. Xin cảm ơn!"

Vậy là đẻng, nhà nước, tuyên giáo ta tự sướng và muốn kéo theo dân ta cùng sướng cả lũ là:

Đã hông!?

Tư nghèo cũng là "our friends in VN" của tổng thống Trump chớ giỡn chơi sao!

Ổng tuýt "our friends in Vietnam" một cái là đứa nào cũng nhận ổng là bạn. Trọng lú nè, Ngân đù nè, Phúc niễng nè và... Tư nghèo nè... Nhận miết thành ra cả nước. Our friends in Vietnam của mít tờ Trump lên tới cả 100 triệu mạng. Thiệt là ông này vừa giàu tiền, giàu quyền lại vừa giàu bạn. Quá đã..

Nhưng mấy cha tuyên láo VnExpress tự sướng bằng tiếng Việt chưa đã nên sướng luôn bằng tiếng Anh cho cả thế giới nó teo:


"Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bày tỏ lòng biết ơn tới Việt Nam hôm thứ Năm vì đã gửi 450.000 bộ quần áo bảo hộ để giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tiền tuyến chống lại đại dịch Covid-19."

Từ câu "...Điều này được thực hiện nhờ sự hợp tác của hai công ty lớn của Mỹ là DuPont và FedEx và bạn bè của chúng tôi tại Việt Nam. Xin cảm ơn!" của ông Trump mà mấy tên ôn hoàng hột dzịt lộn này nó "lâng lâng" lên thành "bày tỏ lòng biết ơn tới Việt Nam..." thì thiệt là bó tay chấm còm bó chiếu đem chôn luôn.

Còn cái vụ "đã gửi 450.000 bộ quần áo bảo hộ để giúp..." thì đúng là sướng bậy tới mức thượng thừa của giáo chủ Hồ Đại Bịp.

Phần này thì mấy chủ côn an nhăn răng đã lâng lâng như sau:

Việt Nam chuyển giao đồ bảo hộ hồi nào mấy cha!!!???
Cái vụ chuyển 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế là một phần của dự án "Cầu nối không gian" - Project Airbridge - một phối hợp công-tư và điều hành bởi chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Đó là cái... thằng chuyển hàng - tên cúng cơm của nó là FedEx. Còn ai mần ra hàng? Có đây:


Nghĩa là: Tuần này, phối hợp với DuPont, hai lô hàng đầu tiên đã được vận chuyển từ Việt Nam đến Texas mang theo hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ Tyvek®. Trong những tuần tiếp theo, hơn 500.000 bộ quần áo sẽ được xuất xưởng mỗi tuần.

Vậy đẻng và nhà nước ta làm cái giống gì mà toàn dân cả nước 100 triệu mạng được tông tông Hoa Kỳ "bày tỏ lòng biết ơn đã chuyển..." hả mấy tía!?

Nhưng mà cứ sướng đi! Hổng tốn đồng xu cắc bạc nào như béc Hồ tự sướng theo kiểu Trần Dâm Tiên. Sướng đi... đồ mắc dịch Vi-Cô!

10.04.2020




Câu chuyện của WHO - Đánh mất chính mình ở Bắc Kinh


Câu chuyện của WHO - Đánh mất chính mình ở Bắc Kinh

CTV Danlambao lược dịch - Tổ chức Y tế Thế giới không chỉ thiên về Trung Quốc như Tổng thống Donal Trump đã nói vào hôm thứ ba. Tổ chức này còn bị thao túng và thỏa hiệp. WHO đã thất bại trong phản ứng thiếu quyết liệt đối với dịch Ebola 2014 ở Tây Phi, đã cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Bây giờ phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy tổ chức này sẵn sàng đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy tổ chức này cần phải có những cải cách nền tảng.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì quốc gia này là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO với 400 triệu đô la vào năm 2019 trong khi Trung Quốc chỉ tài trợ 44 triệu đô la. Tổng thống Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể giữ lại nguồn tài trợ trong khi chính quyền của ông xem xét quốc gia nào đang nhận được tiền từ quỹ hỗ trợ đồng thời ông và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp xa hơn.

Trong khi Washington trả tiền, Bắc Kinh hoạt động đằng sau hậu trường để gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo của WHO. Tổng giám đốc hiện tại, Tedros Adhanom Ghebreyesus, được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử của ông. Ông Tedros là một lựa chọn gây tranh cãi, vướng vào những cáo buộc đã che đậy sự bùng phát dịch tả ở quê hương của ông ta là Ethiopia, nơi ông giữ chức bộ trưởng y tế (2005-12) và bộ trưởng ngoại giao (2012-16). Trong những năm đó, Trung Quốc đã đầu tư vào Ethiopia và cho vay hàng tỷ đô la. Ngay sau thắng cử chức vụ Tổng Giám đốc của WHO, Tedros đã tới Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Tàu: "Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ Trung Quốc."

Dưới sự lãnh đạo của Tedros, WHO đã chấp nhận những láo khoét của Trung Quốc và giúp Bắc Kinh tăng tạo bộ mặt đáng kính trong nỗ lực đánh giá sức khỏe cộng đồng.

Vào ngày 14 tháng 1, ngay cả trước khi đặt chân đến Trung Quốc, một phái đoàn chính thức của WHO đã hùa theo Bắc Kinh để tuyên bố rằng không có bằng chứng rõ ràng nào về việc lây truyền từ người sang người. Hai tuần sau, sau khi Trung Quốc báo cáo hơn 4.500 trường hợp nhiễm virut và hơn 70 người ở các quốc gia khác bị bệnh, Tedros đã đến thăm Trung Quốc và dành nhiều lời khen ngợi về sự minh bạch của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.

Cần nhớ rằng Trung Quốc đã đợi tới sáu tuần sau khi bệnh nhân lần đầu tiên bị nhiễm ở Vũ Hán mới tiến hành phong toả thành phố. Trong thời gian này, nhà cầm quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt và trừng phạt các bác sĩ cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo; liên tục phủ nhận rằng virus có thể lây truyền giữa người và tổ chức một bữa tiệc công cộng ở Vũ Hán cho hàng chục ngàn gia đình. Trong khi đó, theo thị trưởng Vũ Hán thì có hơn năm triệu người đã rời khỏi thành phố trong đó có cả bệnh nhân bị nhiễm coronavirus đầu tiên được xác nhận ở Mỹ.

Cuối cùng, sau khi gần 10.000 trường hợp nhiễm virus đã được xác nhận, vào ngày 30 tháng 1 WHO mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Trong khi con số báo cáo của Trung Quốc đã tăng vào đầu tháng 2 lên hơn 17.000 ca nhiễm và 361 trường hợp tử vong, Tedros lại phê phán ông Trump đã hạn chế đi lại từ Trung Quốc và kêu gọi các nước khác không tuân theo. Tedros cho rằng tình trạng virut lan truyền ra bên ngoài Trung Quốc là tối thiểu và chậm. Phải đến ngày 11 tháng 3, WHO mới tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Vào thời điểm đó, số trường hợp chính thức trên toàn thế giới đã là 118.000 người tại 114 quốc gia.

Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng rõ ràng trong việc WHO loại trừ Đài Loan. Thậm chí WHO đã không bận tâm trả lời các câu hỏi của Đài Loan vào tháng 12 về việc liệu - không như tuyên bố của Bắc Kinh - được truyền giữa người hay không.

Tháng trước, một phóng viên của truyền hình Hồng Kông đã hỏi người đứng đầu Phái đoàn chung của WHO-Trung Quốc về coronavirus là Tiến sĩ Bruce Aylward rằng liệu WHO sẽ xem xét lại việc từ chối cho phép Đài Loan tham gia. Ông Aylward, trên một kết nối video từ xa đã ngồi im lặng và im lặng trong gần 10 giây trước khi phóng viên nhắc ông ta một lần nữa: Xin chào?

"Tôi xin lỗi", cuối cùng ông cũng trả lời, "tôi không nghe rõ câu hỏi của chị, Yvonne."

"Hãy để tôi nhắc lại câu hỏi". Phóng viên Yvonne nói.

"Không! OK mà. Hãy chuyển sang câu hỏi khác đi".

Khi phóng viên Yvonne tiếp tục hỏi ông Aylward về Đài Loan, ông ta đã chấm dứt buổi kết nối. Phóng viên gọi lại và thử cách khác: Tôi chỉ muốn ông bình luận một chút về cách thức Đài Loan đã làm cho đến nay trong việc chống dịch.

Ông Aylward trả lời: Chúng tôi đã nói về Trung Quốc, và, bạn biết đấy, khi bạn nhìn qua tất cả các khu vực khác nhau của Trung Quốc, họ thực sự đã làm rất tốt.

Cuộc trao đổi cho thấy WHO ưu tiên chính trị như thế nào đối với sức khỏe cộng đồng. Tổ chức này đã tiếp thu quan điểm của Bắc Kinh về Đài Loan và tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc mỗi khi có dịp. Và không có lúc nào trong cuộc khủng hoảng, WHO đã điều tra những tuyên bố về virus hay sự minh bạch trong các quyết định của Bắc Kinh.

Là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO, Hoa Kỳ có ưu thế để thúc đẩy cải cách triệt để. Quốc hội Hoa Kỳ nên đặt điều kiện đối với tất cả các khoản tài trợ trong tương lai là WHO phải giải thích chi tiết về cách thức dẫn đến các quyết định về sức khỏe cộng đồng đồng thời phải điều tra chặt chẽ và độc lập về mức độ bùng phát dịch bệnh.

Hoa Kỳ nên làm việc tích cực để thay đổi văn hóa và lãnh đạo của WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đi tốt đầu tiên vào tháng 1 bằng cách tạo ra một đặc phái viên tại Bộ Ngoại giao tập trung vào việc chống lại các nỗ lực của Trung Quốc muốn kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc kế của WHO không thể là một kẻ thần phục Bắc Kinh.

Nếu những nỗ lực để biến đổi WHO không đạt được hiệu quả, Hoa Kỳ có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc ra khỏi WHO và bắt đầu lại. Điều đó có nghĩa là tạo ra một tổ chức khác và mở cửa cho bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn về minh bạch, quản trị tốt và chia sẻ các thông lệ tốt nhất. Thế giới cần một tổ chức đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Nếu không phải là WHO thì phải là một tổ chức khác.


Lanhee J. Chen là thành viên của Viện Hoover và giám đốc nghiên cứu chính sách trong nước thuộc chương trình chính sách công tại Đại học Stanford.

Nguồn:

Lost in Beijing: The Story of the WHO

Lược dịch:



Vũ Linh: Tin Vắn Trong Tuần (April 4, 2020)


Vũ Linh: Tin Vắn Trong Tuần (April 4, 2020)

CẬP NHẬT TRANH CỬ
Cụ xã nghĩa Bernie Sanders đã chính thức rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc bên đảng Dân Chủ. Đây là lần thứ hai cụ Sanders ra chạy đua rồi bị hạ. Lẽ tất nhiên là nước Mỹ này, thành đồng của tư bản chủ nghĩa, không thể nào công kênh một cụ xã nghĩa lên làm tổng thống được. Ngay cả trong nội bộ của đảng cấp tiến DC, hậu thuẫn của cụ Sanders cũng chưa bao giờ quá một phần tư. Có gì lạ? Cụ Sanders ra tranh cử bên Tây Âu thì may ra, chứ ở Mỹ thì vẫn vô vọng. Cụ Sanders thất bại, rút lui, là người thứ hai của khối xã nghĩa bị thất bại nặng, sau bà Elizabeth Warren.
Dù vậy, hai vị này vẫn còn nhiều hậu thuẫn trong giới trẻ quá khích và ồn ào nhất. Ngay cả trong Hạ Viện, vẫn còn nhóm ‘Tứ Quái Chiêu’ Ocasio-Cortez la hét suốt ngày.
Cụ xã nghĩa Sanders đã bị áp lực nặng để rút lui từ cả tháng nay, để tránh chia rẽ nặng hơn trong nội bộ đảng DC, bảo đảm đoàn kết sau lưng cụ Biden để hạ TT Trump. Nhưng cử tri trung kiên nhất của cụ đưa ra hai lý do yêu cầu cụ không rút lui.
Thứ nhất, họ muốn cụ Sanders tranh đấu cho những quan điểm cấp tiến thật sự chứ không phải tranh đấu cho cái ghế tổng thống cho cụ hay cho cụ Biden. Họ muốn một cuộc cách mạng thay đổi cả xã hội Mỹ chứ không thèm cái ghế trong Tòa Bạch Ốc. Thứ nhì, cho dù khó thắng cụ Biden, cụ Sanders vẫn phải tiếp tục chạy, để có thể có một số lượng đáng kể đại biểu đoàn để có tiếng nói trong việc thảo sách lược của đảng trong Đại Hội Đảng sắp tới.
Việc cụ Sanders rút lui dĩ nhiên cụ Biden là người mừng nhất, nhưng ngay sau lưng cụ, người hớn hở thứ nhì là cụ bà Hillary, hể hả thấy tay xã nghĩa đã khiến bà mất phiếu đến độ thất cử năm 2016 đã rớt đài, mà cụ Sanders có thể vĩnh viễn không bao giờ còn cơ hội nữa, vì qua năm 2024, cụ sẽ 85 tuổi, nếu tim vẫn còn khỏe thì cũng đã quá già để có thể được dân Mỹ bầu làm tổng thống.

TĐ CUOMO TRANH CỬ CHỨC PHÓ?
Các thăm dò mới nhất tại tiểu bang New York cho thấy dân ở đây ủng hộ thống đốc Cuomo rất mạnh. Đưa đến sự ra đời của vài phong trào muốn tung hô ông Cuomo ra làm giải pháp thay thế cho cụ lẩm cẩm Biden và cụ xã nghĩa Sanders.
Phong trào này xì hơi mau chóng sau khi cụ xã nghĩa Sanders rút lui để củng cố hậu thuẫn của cả đảng vào cụ Biden. Dù vậy, theo một thăm dò mới của báo New York Post, đa số -56%- cử tri DC muốn đảng thay thế cụ lẩm cẩm Biden bằng ông Cuomo trong khi chỉ một thiểu số 44% muốn lưu giữ cụ Biden,
Phong trào ủng hộ ông Cuomo vẫn chưa chết, nhưng bây giờ chuyển hướng qua hô hào việc đưa ông Cuomo ra làm phó trong liên danh của cụ Biden. Nhưng phong trào này cũng khó thành hình khi cụ Biden đã long trọng cam kết sẽ lựa một phụ nữ ra đứng chung liên danh.
Mà thật ra ý kiến này hơi ngớ ngẩn. Không có ông Cuomo là thành phần cấp tiến nặng, thì cụ Biden vẫn được phiếu của New York và tất cả đám cấp tiến. Trong khi có Cuomo thì sẽ khiến khối ôn hòa lại đâm ra sợ cụ Biden hơn. Cụ Biden cũng chưa lẩm cẩm đến độ lấy một người nổi hơn mình đứng chung liên danh với mình, như đám mây che mất mặt trăng.

PHE CẤP TIẾN MƠ NGỦ
Ông Thomas Friedman, một kinh tế gia cấp tiến cực đoan nhất, đã viết một bài, đề nghị một nội các ‘liên hiệp’ dưới quyền của TT Biden. Theo ông ta, nội các liên hiệp này cần thiết vì ‘nhu cầu đoàn kết quốc gia sau cơn đại dịch để hàn gắn vết thương của đất nước’.
Trước hết, chưa chi đã viết như đinh đóng cột là cụ lẩm cẩm Biden sẽ là tổng thống năm tới. Sau đó, nhìn vào thành phần nội các, những người có theo dõi chính trường Mỹ không thể không phì cười. Nội các này không phải là nội các liên hiệp, mà là nội các cháo heo, hầm bà lằng với những người có tên tuổi nhưng rất ít hy vọng đút đầu vào chính trường làm những chức vớ vẩn, hay những nhân vật thật quái lạ. Một vài thí dụ đặc biệt:
TNS Mitt Romney của CH làm ngoại trưởng;
Cựu Phó Tông Tông Al Gore làm… giám đốc coi môi trường;
Bà dân biểu nhí chuyên nói càn Ocasio-Cortez làm đại sứ tại Liên Hiệp Quốc;
Tỷ phú Bill Gates làm bộ trưởng Y Tế;
Bà TNS Elizabeth Warren làm tổng thanh tra gói kích cầu.

LẠI ỦY BAN  ĐIỀU TRA
Bà Pelosi mới đây đã ra lệnh thành lập ngay một Ủy Ban gọi là giám sát việc đối phó với COVID, và biện giải như cần thiết để “Mỹ học được bài học cho tương lai”, và nhất là “bảo đảm việc sử dụng số tiền cứu trợ không bị lạm dụng”. Ủa, chứ không phải trong gói kích cầu đã ghi rõ sẽ có một tổng thanh tra theo dõi và báo cáo thường xuyên cho quốc hội việc sử dụng số tiền 2.000 tỷ đô rồi sao? Và TT Trump đã đề nghị một người cho Thượng Viện phê chuẩn rồi sao?
Thật ra, đứa con nít 3 tuổi cũng hiểu đây lại là cuộc săn lùng phù thủy mới, coi như biện pháp ‘dự phòng’ sẽ mang ra sử dụng nếu TT Trump chiến thắng hạ được vi khuẩn COVID trước ngày bầu cử. Sẽ có cả lô quan chức bị lôi ra điều trần để moi tội của TT Trump. 

THƯỢNG VIỆN LẠI THẤT BẠI
Tin từ Thượng Viện cho biết cuộc điều đình giữa hai phe DC và CH lại thất bại nữa. Đây là cuộc điều đình nhằm tăng thêm tiền cho gói trợ cấp mới ban hành, vì hiển nhiên đã có thiếu hụt nhiều trước tình trạng kinh tế sa sút quá nặng.

TỔNG THANH TRA GÓI KÍCH CẦU
TT Trump đã bổ nhiệm ông Brian Miller làm tổng thanh tra, kiểm soát việc sử dụng và phân bổ gói kích cầu 2.200 tỷ đô mới được ban hành. Ông Miller trước đây là tổng thanh tra General Services Administration -GSA- trong hơn cả chục năm. GSA là cơ quan giám sát toàn thể các hoạt động của hành pháp, gồm tất cả các bộ và sở trong chính quyền Mỹ.
Trong câu chuyện tổng thanh tra gói kích cầu này, đảng DC và TTDC đã làm rùm beng vụ TT Trump giải nhiệm ông Glenn Fine, là chủ tịch Ủy Ban Giám Sát gói kích cầu, như là một hành động có mục đích giấu diếm các hành động bất hợp pháp trong vụ chi tiền trong gói kích cầu. Cũng vẫn là tìm cách mò tội của TT Trump thôi.
Cái Ủy Ban Giám Sát mà ông Fine làm chủ tịch là ủy ban bán chính thức do quốc hội chế ra, gồm cả chục tổng thanh tra nhiều bộ phận chính quyền, rồi họ xúm lại bầu một người làm chủ tịch. Việc làm này chẳng có gì chính danh hết. Vô lý giống như các giám đốc các sở ngồi lại bầu bộ trưởng vậy. Trong tổ chức chính quyền của Mỹ, tổng thanh tra của mỗi bộ phận, bộ hay sở gì đó, là viên chức do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống, không hề có chuyện một nhóm tổng thanh tra ngồi chung lại thành lập một ủy ban rồi bầu một chủ tịch để giám sát một chương trình chi tiêu của chính quyền, hoàn toàn độc lập không dưới quyền của Hành Pháp mà lại trực thuộc quốc hội. Đây là vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của Hành Pháp, không phải của Lập Pháp.
Hơn nữa ông Glenn Fine chỉ là một quyền tổng thanh tra bộ Quốc Phòng, không có khả năng hay tư cách kiểm soát một chương trình vĩ đại bao phủ hầu như tất cả các bộ và sở của chính quyền. Hiển nhiên ông Miller mà TT Trump mới bổ nhiệm có khả năng và kinh nghiệm hơn xa ông Fine.

TIN KINH TE
Ø  Trong một cố gắng mới nữa để cứu kinh tế, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã lại bơm thêm tiền bằng cách mua lại 2.300 tỷ đô trái phiếu của các thành phố và địa phương -municipal bonds- để giúp các đơn vị này có tiền chi xài về cứu trợ dân bị nhiễm dịch, cũng như giúp tiểu thương trong thời kỳ cả nước đóng cửa.
Sau khi tin này được loan ra, chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán tăng vọt lên khoảng +700 nhưng sau đó giảm lại, để đóng cửa chợ với +285 điểm. Tính cho nguyên tuần qua, Dow đã tăng xấp xỉ 3000 điểm, lên tới 23.719 điểm cuối ngày Thứ Năm (Thứ Sáu lễ, thị trường chứng khoán đóng cửa).

Ø  Sở thuế IRS đã bắt đầu gửi tiền cứu trợ từ tuần qua. Những người thất nghiệp sẽ nhận được 600 đô phụ trội mỗi tuần do liên bang cung cấp, ngoài số trợ cấp thất nghiệp bình thường do tiểu bang cấp.
IRS cũng cho biết sẽ bắt đầu gửi số tiền 1.200 đô từ tuần tới. Số tiền này khác nhau tùy số thu nhập trước cơn dịch của mỗi người nếu người nhận có mức thu nhập lớn hơn số tối thiểu do luật ấn định.

CÂU CHUYỆN BÀ THỐNG ĐỐC MICHIGAN
Trong cơn dịch hiện nay, đã có một số thống đốc mà tên tuổi bất thình lình nổi lên, vì nhiều lý do khác nhau, phần lớn vì vi khuẩn Tầu cộng tấn công tiểu bang của họ mạnh nhất. Chẳng hạn như các thống đốc New York, Cali hay Florida.
Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt của bà Gretchen Whitmer, thống đốc Michigan.
Bà này mới ra tranh cử và đắc cử cuối năm 2018 trong kỳ bầu ‘giữa mùa’. Vì tiểu bang Michigan trước đó đã bầu cho ông Trump, nên bà Whitmer khôn ngoan tránh né việc công kích TT Trump trong cuộc vận động tranh cử.
Nhưng bất thình lình trong thời gian gần đây, bà Whitmer thay đổi thái độ gần như 180 độ, bất ngờ ‘kiếm sống’ bằng ‘nghề’ chửi ông Trump. Tự nhiên bà trở thành tiếng nói công kích TT Trump mạnh mẽ nhất. Đặc biệt là trong cách TT Trump đối phó với dịch COVID. Bà ồn ào tố cáo TT Trump đủ tội như lơ là, bất tài, chậm chạp, không chịu giúp các tiểu bang, và nhất là đã quảng bá thuốc tễ trị sốt rét sẽ gây hại vĩ đại cho dân. Tên tuổi bà được TTDC thổi lên mây, bà nổi như cồn ngay.
Tại sao lại có chuyện lạ vậy? Chỉ vì bà Whitmer là chính trị gia rất thính mũi. Bà nhìn vào cuộc vận động tranh cử bên phiá đảng DC của bà, và nhận thấy cụ Biden chỉ có một sách lược tranh cử hữu hiệu duy nhất là kiếm một bà làm phó. Bà cân nhắc thấy các bà Warren, Harris, Klobuchar,… đều có nhiều điểm bất lợi. Và bà quyết định nhẩy vào cuộc, la hét ồn ào nhất để tạo chú ý.
Và bà quả đã thành công lớn. Chưa ai biết cuối cùng thì cụ Biden sẽ chọn ai ra đứng cùng liên danh, chỉ biết cụ Biden đã lên tiếng cho biết bà Whitmer là một trong những bà mà cụ đang để ý rất kỹ.
Nhưng không phải tất cả đều thuận buồm xuôi gió cho bà. Tờ báo lớn nhất của Michigan, The Detroit News đã chỉ trích bà Whitmer lợi dụng khai thác dịch coronavirus cho mưu đồ chính trị cá nhân.
Bà cũng đã phải de lui trước thực tế. Trước đây bà hát cùng nhịp với cả đảng DC và TTDC, ồn ào tố cáo TT Trump quảng cáo thuốc độc, nhưng chỉ ít ngày sau, trước thực tế Michigan là tiểu bang đứng hàng thứ ba trong số nạn nhân, đã vuốt mặt xin chính quyền liên bang gửi gấp thuốc hydroxychloroquine cho Michigan.

TIN LIÊN QUAN ĐẾN TT TRUMP
Ø  Bộ trưởng Tư Pháp, ông William Barr mới đây đã tuyên bố cuộc điều tra ông Trump thông đồng với Nga là một trong những trò hề -travesty- lớn nhất lịch sử chính trị Mỹ.
Trước đây, ông Barr đã ra lệnh cho công tố John Durham điều tra tại sao và từ đâu sanh ra chuyện tố cáo ban vận động tranh cử của ông Trump bị tố cáo thông đồng với Nga và bị công tố Mueller điều tra cả hơn hai năm trời. Cuộc điều tra của ông Durham vẫn đang tiến hành.
Tuy nhiên, theo ông Barr, qua những chuyện ông được biết qua cuộc điều tra, ông thấy đây không phải là chuyện bộ Tư Pháp hay FBI hay công tố Mueller sai lầm hay sơ xuất chuyện gì, mà là một chuyện đáng lo ngại hơn nhiều, giống như một âm mưu chính trị quy mô nhắm hạ TT Trump mà chẳng dựa trên bất cứ bằng chứng cụ thể đáng nói nào. Luật FISA đã bị lạm dụng và các tòa FISA có thể đã bị lừa.
Chưa ai biết công tố Durham đang điều tra tới đâu và chừng nào sẽ có báo cáo cuối cùng.

Ø  Quyền tổng thanh tra bộ Tài Chánh trong một văn thư chính thức gửi Hạ Viện, xác nhận bộ trưởng Tài Chánh Steve Mnuchin đã hành xử đúng theo luật hiện hành khi từ chối không nộp giấy thuế của TT Trump cho Hạ Viện.
Chiếu theo luật hiện hành, quốc hội có quyền bắt Sở Thuế IRS, trực thuộc bộ Tài Chánh phải giao nộp giấy thuế của bất cứ công dân nào khi Hạ Viện yêu cầu, nhưng chỉ trong trường hợp quốc hội cần tài liệu đó để soạn thảo một dự luật nào đó thôi. Trong trường hợp TT Trump, Hạ Viện đòi coi giấy thuế trong khi không thảo dự luật nào, mà chỉ vì lý do chính trị thôi. Do đó, bộ Tài Chánh không bắt buộc phải giao nộp giấy thuế của TT Trump.
Quyết định của ông quyền tổng thanh tra này, lấy với sự giúp đỡ của một nhóm luật gia của bộ Tài Chánh, đã là một gáo nước lạnh xối lên các cố gắng của Hạ Viện để đòi giấy thuế của TT Trump.

TTDC CHỈ TRÍCH TTDC
Anh nhà báo cấp tiến Jonathan Karl đã lên tiếng than vãn về cách các đồng nghiệp đã hành nghề từ ba năm qua. Theo anh, TTDC đã để mất nhiều uy tín khi có thái độ coi TT Trump như kẻ thù, kình địch phải chống đối đến cùng, là chuyện hoàn toàn không phải là vai trò hay trách nhiệm của nhà báo.
Anh Karl cho rằng thái độ tiêu cực tuyệt đối đó đã hại uy tín của truyền thông.
Sau hơn ba năm mới có một anh thức tỉnh. Tuy sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng vẫn còn hơn không.
TIN QUÁI LẠ
Liên Hiệp Quốc đã bầu một thành phần mới vào Ủy Ban Nhân Quyền. Chuyện bình thường xẩy ra vài năm một lần của Liên Hiệp Quốc, là nơi có cả mấy chục ủy ban mà chẳng ai hiểu rõ đã và đang làm gì, ngoài việc tiêu tiền du lịch và hội họp khắp thế giới, rồi ra báo cáo mà chẳng ai buồn đọc. Chuyện các nước tiêu xài tiền thuế của dân lãng nhách là chuyện quá bình thường chẳng có gì đáng bàn thêm.
Nhưng mới đây LHQ đã ra chiêu mới khiến cả thế giới dù chai đá đến đâu cũng phải ngỡ ngàng. Đó là việc Trung Cộng năm nay được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, là hội đồng quyết định những vụ điều tra về vi phạm nhân quyền trên thế giới. TC vào Hội Đồng Nhân Quyền cũng không khác gì việc năm xưa xứ ta bổ nhiệm tướng cướp Bẩy Viễn làm xếp cảnh sát bắt trộm cướp vậy.
TC đang bị cả thế giới thắc mắc về việc dối trá, giấu nhẹm tin về dịch COVID, lừa thế giới giúp dịch bộc phát, giết cả trăm ngàn người khiến cả thế giới đóng cửa, cả trăm triệu người thất nghiệp khốn đốn. Trước đó, TC cũng nổi tiếng là xứ đàn áp dân hạng nhất trên thế giới, từ dân Tây Tạng, Tân Cương đến dân Pháp Luân Công và những người tranh đấu cho nhân quyền. Bây giờ có ai nghĩ TC sẽ biểu quyết cho LHQ đến TC điều tra nhân quyền gì không?

TIN TỪ BIỂN ĐÔNG
Nhiều chuyên gia chiến lược Mỹ đã tỏ ý lo ngại Mỹ đang bị dịch COVID đẩy lui về thế thủ trong lục địa Mỹ mà bỏ Biển Đông cho Trung Cộng thừa nước đục thả câu.
Mỹ trước đây có hai hàng không mẫu hạm lớn canh phòng Biển Đông, nhưng hiện nay, cả hai đều đã bị rút ra vì lo chữa bệnh dịch cho các thủy thủ.
HKMH chính Roosevelt, là tàu đã ghé Đà Nẵng mới đây, đã có gần 200 thủy thủ bị nhiễm kể cả hạm trưởng mới bị cách chức.
TC đã không bỏ lỡ cơ hội, gia tăng số chiến hạm tuần tra trong vùng. Thậm chí đã kiếm cớ bắn chìm một tàu đánh cá dân sự của CSVN, lấy lý do xâm phạm lãnh hải TC.
Về chuyện HKMH Roosevelt, sau khi hùng hổ chửi đại tá chỉ huy HKMH là “ngây thơ và ngu xuẩn”, bị công kích mạnh và ngay cả TT Trump cũng không bằng lòng, quyền bộ trưởng Hải Quân Thomas Modly đã chính thức xin lỗi ông đại tá và từ chức. TT Trump cho biết ông đang coi lại toàn bộ câu chuyện. Có tin ông đại tá sẽ được phục hồi chức vị. Ông này bị nhiễm dịch và đang bị cách ly trong bệnh viện.

ĐÀI LOAN CHƠI GÁC TRUNG CỘNG
Cả thế giới đang cuống cuồng tìm mua, có thể nói là tranh dành trả giá cao hơn để mua y dụng về tự bảo vệ. Phần lớn số y dụng này được sản xuất tại Trung Cộng, và một số không nhỏ cũng đang được sản xuất tại Đài Loan.
Trong khi Trung Cộng lợi dụng cơ hội kiếm tiền chém chặt tối đa, cũng như ngồi xem các nước tranh dành trả giá cao hơn, thì Đài Loan đã lẳng lặng cung cấp hàng ngàn tấn y dụng cho nhiều nước, hoàn toàn miễn phí. Như mới đây đã tặng Liên Âu 6 triệu khẩu trang. Đài Loan cũng đã hứa sẽ gửi tặng triệu khẩu trang cho Mỹ và 8 triệu cho Liên Âu.
Đài Loan cũng đang được TT Trump yểm trợ mạnh, tuy kín đáo, trong sách lược cô lập TC. Tiêu biểu là những cố gắng của Mỹ để Đài Loan được gia nhập vào các tổ chức quốc tế như Tổ Chức Y Tế Quốc Tế WHO chẳng hạn, ít nhất với tư cách quan sát viên trước.