VN: Có 'bàn tay đạo
diễn' biểu tình chống luật đặc khu?
·
18 tháng 8 2018
khu Vân Phong, Phú
Quốc, Vân Đồn, một ý kiến trong các khách mời nói với một cuộc Hội luận của BBC
hôm 16/8/2018.
Không ngoại trừ 'bàn
tay này' có thể 'xuất phát từ nội bộ' của nhà cầm quyền với các 'phe phái lợi
ích đối lập' nhau, một nhà báo độc lập từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nêu
quan điểm với BBC Tiếng Việt.
Tuy nhiên, ý kiến của khách mời khác tại Bàn
tròn thứ Năm từ London tuần
này cho rằng nếu điều này có cơ sở, thì đó chỉ là một trong các nhân tố.
Nhân tố chính vẫn là
'lòng yêu nước' lên cao của người dân trong cả nước kết hợp với yếu tố 'phổ
biến của mạng xã hội', nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, người trực tiếp chứng kiến
các cuộc xuống đường ở TP. Hồ Chí Minh các năm gần đây nói chung và ở Sài Gòn
hôm 10/6/2018 nói riêng.
Dù có người như anh Phạm Chí Dũng, cho là cuộc Biểu tình ngày
10/6/2018 có bàn tay của 'một bộ phận Công an' và lực lượng 'trong nội bộ chính
quyền' tổ chức để phản đối luật Đặc khu (nhằm đòi chia chác quyền và lợi), tôi
vẫn khẳng định: nếu có sự tổ chức như thế, chỉ là một bộ phận lợi dụng Biểu
tìnhNhà thơ Hoàng Hưng
Mới đây, hôm 13/8, người
lãnh đạo ngành Công an Việt Nam, Thượng tướng, Bộ trưởng Tô Lâm được truyền
thông chính thức nhà nước và Cổng thông tin điện tử Bộ Công An trích thuật, cho
rằng:
"Các vụ tụ tập
biểu tình đã phát hiện nhiều đối tượng hình sự, ma túy, với tâm lý 'sống ảo',
thích được thể hiện", thậm chí các đối tượng khai nhận đã nhận tiền
"từ 200.000 VND tới 400.000 VND" để biểu tình.
'Doyêu nướckèm mạng xã hội'
Trước hết, nhà thờ
Hoàng Hưng, thành viên sáng lập Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt
Nam, thành viên sáng lập Tạp chí văn nghệ mạng Văn Việt nêu quan điểm, bình
luận về nhận đinh của lãnh đạo ngành Công an của Việt Nam.
"Không riêng ông
Tô Lâm, mà nói chung các lãnh đạo cao cấp lâu nay luôn có một luận điệu vu
khống cho các thế lực kích động biểu tình. Bản thân tôi cũng trong số các nhân
sĩ trí thức đã bị truyền hình Việt Nam đưa đích danh hình ảnh tên tuổi là người
kích động biểu tình (vụ Formosa)," nhà thơ Hoàng Hưng nói.
"Nhưng lâu nay,
đa số nhân sĩ phản biện đều bị giam trong nhà mỗi khi sắp có biểu tình, mà biểu
tình vẫn diễn ra ngày càng đông, càng mạnh. Sau đó, lại nói là bọn thù địch,
Việt Tân... kích động.
"Rồi giờ là
"bọn xấu" chung chung. Nhưng chưa hề bắt được, đưa ra xử được kẻ kích
động nào cụ thể. Ngược lại, chính tôi và vài nhà báo độc lập chứng kiến mấy kẻ
kích động người dân xông vào nhà máy (vụ Bình Dương) (mấy tên đội mũ cối, nói
giọng Nghệ Tĩnh) mà Công an ko không làm gì, sau cũng không thấy xử án, mà chỉ
xử một số công nhân hôi của...
Còn [tôi] vẫn dứt khoát khẳng định Biểu tình là lòng dân tự
giác, nhờ nhiều nhất là mạng xã hội. Chính vì thế Quốc hội mới vội vã thông qua
Luật An ninh mạng để ngăn chặnNhà thơ Hoàng Hưng
"Tôi có chất vấn
cán bộ của Bộ Công an việc này (khi họ vào gặp, hỏi ý kiến trí thức về việc
Giàn khoan HD981), họ không trả lời được (sau đó, có tin truyền là chính 'bọn
Hoa Nam' kích động đốt phá để phá hoại kinh tế và lấy cớ cho nhà nước cấm 'biểu
tình chống Tàu.'"
Mặc dù tham gia chương trình Bàn
tròn thứ Năm từ Texas, Hoa
Kỳ, nhà thơ Hoàng Hưng khẳng định đây chỉ là nơi ông ghé thăm mùa hè này, mà
ông vẫn sinh sống ở Sài Gòn là chính và ông chia sẻ từ kinh nghiệm cá nhân của
mình góc nhìn về biểu tình ở Việt Nam:
"Là người trực
tiếp tham gia nhiều cuộc biểu tình, có cả vợ tôi cũng tham gia, tôi quan sát và
khẳng định đó là tình cảm yêu nước, lo cho an nguy của đất nước, bất bình với
nhà nước của người dân đã ngày càng rộng lớn.
"Kẻ kích động
Biểu tình chính là những kẻ tàn hại đất nước, không dám 'chống Tàu xâm lược'.
Các nhà lãnh đạo phải nhìn thẳng sự thật, ứng xử đàng hoàng tử tế với dân, thừa
nhận sai lầm... chứ không thể cứ dùng cách vu cáo như thế.
"Dù có người như
anh Phạm Chí Dũng, cho là cuộc Biểu tình ngày 10/6/2018 có bàn tay của 'một bộ
phận Công an' và lực lượng 'trong nội bộ chính quyền' tổ chức để phản đối luật
Đặc khu (nhằm đòi chia chác quyền và lợi), tôi vẫn khẳng định: nếu có sự tổ
chức như thế, chỉ là một bộ phận lợi dụng Biểu tình.
"Còn vẫn dứt khoát khẳng định Biểu tình là lòng dân tự
giác, nhờ nhiều nhất là mạng xã hội. Chính vì thế Quốc hội mới vội vã thông qua
Luật An ninh mạng để ngăn chặn," nhà thơ Hoàng Hưng chia sẻ với Bàn
tròn thứ Năm phát đi từ London.
'Bàn tay đạo diễn và thuyết âm mưu?'
Trước đó, cũng tại bàn
tròn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nêu quan
điểm và cho rằng có thể có một 'bàn tay vô hình' từ trong 'nội bộ ngành Công an
và Chính quyền' đứng đằng sau 'lợi dụng lòng yêu nước' của nhân dân để 'giật
dây' biểu tình và thủ lợi cho 'phe cánh của mình'.
Khi được hỏi liệu có
căn cứ gì hay không để nhận định như vậy và liệu đây có phải là một dạng
'thuyết âm mưu' hay là không, ông Phạm Chí Dũng nói:
"Tôi đưa ra một
thực tế để chứng minh như thế này, vào ngày 10/6, gần như toàn bộ giới đấu
tranh dân chủ, nhân quyền thứ nhất là không kêu gọi biểu tình, trừ một trang
'Tập hợp Quốc dân Việt' ở hải ngoại, còn lại ở trong nước không có bất cứ một
cá nhân hay tổ chức xã hội dân sự nào kêu gọi biểu tình vào ngày 10/6.
Bây giờ chúng ta đặt dấu hỏi là từ đâu, để thấy rõ rằng nếu như
xác định được từ đâu là biết chắc rằng thuyết âm mưu sẽ biến thành hiện thực
một cách rất là nhanh chóngTiến sỹ Phạm Chí Dũng
"Điều thứ hai,
vào ngày đó thì đa số giới đấu tranh dân chủ nhân quyền đều bị chặn ở nhà mà
không được đi biểu tình. Tôi cũng bị chặn và rất nhiều người bị chặn, chỉ có
một số ít đi được thôi.
"Cho nên không
thể nói là cuộc biểu tình ngày 10/6 là xuất từ yêu cầu đòi hỏi và yêu sách như
lời kêu gọi của giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nó khác với
những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đây là từ giới đấu tranh dân chủ,
nhân quyền.
"Nhưng mà cuộc
biểu tình ngày 10/6 chống luật đặc khu, lại không phải từ giới đấu tranh dân chủ
nhân quyền, như vậy thì từ đâu? Bây giờ chúng ta đặt dấu hỏi là từ đâu, để thấy
rõ rằng nếu như xác định được từ đâu là biết chắc rằng thuyết âm mưu sẽ biến
thành hiện thực một cách rất là nhanh chóng.
"Và thông tin thứ
hai mà tôi nói là tôi nghe một số người thông tin sau cuộc biểu tình ngày 10/6,
họ đặt những dấu hỏi đầu tiên còn nghi ngờ, nhưng sau đó rất nhiều người đã
đồng thuận với nhau rằng việc này 'phải có bàn tay' của Công an.
"Tại vì từ trước
đến giờ không có một cuộc biểu tình nào có thể nổ ra một cách sôi động và với
số đông như vậy mà 'không có bàn tay của Công an', hoặc không có sự 'tạo điều
kiện gián tiếp' của Công an."
'Do dân, giới hoạt động hay chính quyền?'
Và nhà báo độc lập từ
Sài Gòn đưa ra thêm so sánh để củng cố luận điểm có tính giả thuyết của mình,
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói tiếp:
"Tôi muốn nói là
ngay trong cuộc biểu tình phản đối giàn khoan HD981 của Trung Quốc vào tháng
5/2014, thì cũng trong những đoàn biểu tình đó cũng có những nhóm của Công an,
cũng có những nhóm của Dư luận viên, gọi là những nhóm 'ngụy biểu tình' đi tổ
chức biểu tình để đánh lạc hướng, để phân hóa đám đông biểu tình ra.
"Thì kì này cũng
có những nhóm như vậy và có một điều cũng lạ lùng là mặc dù không có lời kêu
gọi nào của giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền, nhưng khi đi vào biểu tình, lại
xuất hiện những băng-rôn, cờ quạt đã được chuẩn bị một cách nghiêm túc, một
cách quy mô từ trước và theo từng nhóm.
"Và đúng giờ đó
thì những nhóm đó hội tụ với nhau tại Bà Quẹo, tại Ngã tư Bảy Hiền và tổ chức
biểu tình và sau đó kéo về công viên Hoàng Văn Thụ. Thế thì đây là vấn đề cần
phải nói là rất khó hiểu từ phía người dân, mà từ phía chính quyền.
Tất nhiên chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng việc
'phe phái nội bộ tổ chức biểu tình' chỉ là thuyết âm mưu, nhưng cũng có rất
nhiều câu hỏi mà từ phía chính quyền đã không hề trả lời, đã không hề hồi âm và
không hề giải thích.Tiến sỹ Phạm Chí Dũng
"Có nghĩa là thế
này, ông Nguyễn Thiện Nhân nói là đã không chế được 700 đối tượng, nhưng tại
sao tới giờ Công an ở Sài Gòn hay Công an ở Bộ Công an lại không công bố, hoặc
không dám công bố rằng những đối tượng đó là thuộc xã hội dân sự, thuộc thế lực
thù địch, hay là thuộc về người dân, hay là thuộc về phe phái nào ở trong nội
bộ Đảng?
"Thì hoàn toàn
không có sự công bố nào và tình trạng không công bố như vậy cũng giống y chang
như tình trạng đã không công bố một chút nào về những kẻ lạ mặt đã gây ra dẫn
đầu cuộc biểu tình và đập phá ở Tỉnh Bình Dương vào năm 2014.
"Như vậy, tất
nhiên chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng việc 'phe phái nội bộ tổ
chức biểu tình' chỉ là thuyết âm mưu, nhưng cũng có rất nhiều câu hỏi mà từ
phía chính quyền đã không hề trả lời, đã không hề hồi âm và không hề giải
thích.
"Làm cho người
dân và giới phân tích càng ngày càng nghi ngờ rằng chỉ có thể một phe phái ở
trong nội bộ có tiềm lực về tài chính, có tiềm lực về tổ chức và đặc biệt có
tiềm lực về Công an, và 'có sự chỉ đạo' ở trong một bộ phận nào đó của Công an,
thì mới có thể tạo ra một cuộc biểu tình lớn như vậy."
'Củng cố thêm giả thuyết?'
Chủ tịch Hội Nhà báo
Độc lập Việt Nam cũng đưa ra thêm từ quan điểm riêng của ông một số dữ liệu nữa
mà theo ông là có thể củng cố thêm cho giả thuyết đang được đề cập, Tiến sỹ
Phạm Chí Dũng nói tiếp:
"Và một vấn đề
nữa cũng cần đặt ra là cuộc biểu tình đó nhằm mục đích gì và tại sao 50.000
công nhân [Công ty] Pouyuen [ở quận Bình Tân, TPHCM], những người đầu tắt mặt
tối chỉ lo làm việc kiếm cơm, mà họ lại quan tâm đến Luật Đặc khu đến mức mà
sau khi cuộc biểu tình ngày 10/6 đã trôi qua, vào ngày hôm sau và hôm sau nữa,
công nhân Pouyuen vẫn tiếp tục biểu tình và nổ ra thậm chí đập phá nữa rất dữ
dội?
Và cũng đặt ra một giả thuyết là tại sao gần đây Ủy ban Thường
vụ Quốc hội lại thay đổi quan điểm như chong chóng, khi trước đó đưa ra định bàn
về Luật Đặc khu và đưa ra Quốc Hội, nhưng mà sau đó lại không đưa vào nghị
trình bàn Luật Đặc khu nữa?Tiến sỹ Phạm Chí Dũng
"Như vậy thì ai
đã tổ chức, ai đã đạo diễn các công nhân Pouyuen biểu tình chống Luật Đặc khu
như vậy? Và thêm một thông tin này cũng cần phải chú ý thêm là Luật Đặc khu
được cho là thuộc về lợi ích của một nhóm chính khách ở trong nội bộ của Đảng
Cộng sản mà không phải là lợi ích của nhiều chính khách.
"Và những chính
khác khi không có lợi ích ở trong Luật Đặc khu, đặc biệt là ở trong các đặc khu
Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong, thì không thích Luật Đặc khu này và thậm chí là
chống Luật Đặc khu này.
"Đó là lý do mà
tại sao lại có giả thuyết cho rằng chính những nhóm quan chức không thích Luật
Đặc khu đã có thể 'tiếp một bàn tay' vào việc 'đạo diễn' cuộc biểu tình ngày
10/6 chống Luật Đặc khu.
"Và cũng đặt ra
một giả thuyết là tại sao gần đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại thay đổi quan
điểm như chong chóng, khi trước đó đưa ra định bàn về Luật Đặc khu và đưa ra
Quốc Hội, nhưng mà sau đó lại không đưa vào nghị trình bàn Luật Đặc khu nữa?
"Và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nhân nhượng, thỏa
hiệp hơn khi nói rằng Luật Đặc khu phải lấy ý kiến của nhân dân, mặc dù chưa đề
cập đến việc Trưng cầu Dân ý với Luật Đặc khu," Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí
Dũng nói thêm với Bàn
tròn thứ Năm từ Sài Gòn.