Bóng dáng Việt Nam trong luật quốc phòng Mỹ
16/08/2018
Luật quốc phòng của
Mỹ, mới được Tổng thống Hoa Kỳ Donld Trump ký ban hành, có nhiều điểm cứng rắn
hơn với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức giận, nhưng lại giúp Việt Nam “hưởng
lợi”.
Luật Chính sách Quốc
phòng 2019, được đặt kèm theo tên của thượng nghị sĩ nhiều duyên nợ với Việt
Nam, ông John McCain, đề ra khoản chi tiêu quốc phòng 716 tỷ đôla mà nguyên thủ
Mỹ nói là “khoản đầu tư đáng kể nhất vào quân sự và các binh sĩ trong lịch sử
hiện đại”.
Ông Murray Hiebert,
chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược
(CSIS) nói với VOA tiếng Việt rằng luật “có một số điều khoản mới liên quan tới
các hành động củng cố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Nhà nghiên cứu này nói
thêm: “Luật này yêu cầu Bộ Quốc phòng phải đệ trình một báo cáo lên Quốc hội cũng
như công bố cho công chúng biết bất cứ khi nào Lầu Năm Góc phát hiện sự gia
tăng đáng kể các hành động quân sự mang tính cưỡng chế hay các hoạt động bồi
lấp đảo và xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mục tiêu là soi
chiếu hành vi của Trung Quốc với hy vọng rằng nguy cơ gây tổn hại tới danh
tiếng sẽ buộc Bắc Kinh phải thay đổi hành vi của mình”.
Ngoài ra, theo ông
Hiebert, “luật mới đề ra tiêu chuẩn rất cao đối với Trung Quốc nếu nước này
muốn trở lại tham dự cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) mà năm nay
Bắc Kinh lần đầu tiên bị cấm tham gia. Trung Quốc bị cấm dự cuộc thao dượt
RIMPAC cho tới khi nào nước này ngưng mọi hành động bồi lấp đảo nhân tạo ở Biển
Đông, dỡ bỏ mọi vũ khí tại các nơi bồi đắp và thiết lập hồ sơ theo dõi bốn năm,
cho thấy nước này có các bước đi nhằm ổn định Biển Đông và khu vực kế cận”.
Hồi tháng Năm, Hải
quân Mỹ mời Việt Nam tham dự sự kiện quy mô lớn với sự hiện diện của 47 tàu
chiến, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân của 26 quốc gia.
Theo quan sát của
phóng viên VOA tiếng Việt, Luật Chính sách Quốc phòng của Mỹ còn đổi tên “Sáng
kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á” thành “Sáng kiến An ninh Hàng hải Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương”, theo đúng như đường lối chính sách ngoại giao dưới chính
quyền của Tổng thống Donald Trump.
Đầu tháng Tám, Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo rằng Mỹ cam kết cung cấp gần 300 triệu đôla
nhằm “thúc đẩy an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương” trong bối cảnh Trung
Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Khoản tiền được dùng
nhằm “củng cố an ninh hàng hải” và “chống lại các mối đe dọa xuyên quốc gia” sẽ
được trao cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Nhà nghiên cứu Hiebert
nói rằng Việt Nam có thể “hưởng lợi” từ Luật về chính sách quốc phòng 2019 của
Mỹ.
Chuyên gia về Đông Nam
Á của CSIS nói thêm: “Luật mới tạo cơ sở cho Hoa Kỳ giúp đỡ các nước láng giềng
của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia bằng
cách thúc đẩy nhận thức về lĩnh vực hàng hải để các nước này có thể nắm rõ hơn
về những gì Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông. Chiến lược của Mỹ phần lớn
dựa trên các hoạt động tự do hàng hải và việc củng cố khả năng cho các nước
láng giềng của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, ông Hiebert
nói thêm rằng “điều không có trong luật này đó là đưa ra một chiến lược toàn
diện, rộng hơn về cách thức Hoa Kỳ cùng các quốc gia bạn hữu và đồng minh như
Nhật, Australia, Ấn Độ và Liên hiệp châu Âu thách thức các hành động tiếp tục
củng cố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Luật về quốc phòng
2019 của Mỹ còn nhắc đích danh Việt Nam trong phần nói tới các hoạt động tẩy
độc dioxin ở sân bay Biên Hòa với việc “không chuyển quá 15 triệu đôla trong
năm tài khóa 2019” cho nỗ lực giữa hai quốc gia.
Dự luật Chính sách
Quốc phòng của Mỹ được ký thành luật đúng thời gian Thứ trưởng Ngoại giao Hoa
Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, bà Andrea L. Thompson,
công du ba nước trong đó có Việt Nam.
Facebook hôm 16/8, Đại
sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết: “Tôi rất vui mừng được gặp gỡ Thứ
trưởng Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea
Thompson để chia sẻ những nỗ lực của Đại sứ quán nhằm hỗ trợ việc phát triển
một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập góp phần vào an ninh quốc
tế, tham gia vào thương mại tự do, công bằng và có đi có lại, đồng thời tôn
trọng nhân quyền và pháp quyền”.
No comments:
Post a Comment