Wednesday, July 11, 2018

Sách lược thoát Tầu - Nguyễn Xuân Nghĩa


Sách lược thoát Tầu
Nguyễn Xuân Nghĩa
2018-07-10
Khi trận chiến mậu dịch xảy ra giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương, liệu rằng giới đầu tư quốc tế có vì vậy mà tìm vào các thị trường khác, thí dụ như Việt Nam, hay không? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này qua cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Triển vọng cho Việt Nam?
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, như các thị trường quốc tế đã e ngại, mâu thuẫn về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng cường độ vào Thứ Sáu mùng sáu vừa rồi khi Chính quyền Mỹ bắt đầu nâng thuế nhập nội trên một số hàng hóa của Trung Quốc và phía Bắc Kinh lập tức trả đũa với một quyết định tương tự. Trận chiến mậu dịch giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới sẽ ảnh hưởng ra sao đến các nền kinh tế trên Thái Bình Dương? Câu hỏi này đã được giới đầu tư quan tâm, và riêng với Việt Nam, thì đấy có là cơ hội thu hút đầu tư quốc tế hay không? Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho việc đó vì hôm mùng năm vừa qua, tờ South China Morning Post có một bài về triển vọng cho Việt Nam nếu giới đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi có đọc bài báo và xin nói ngay rằng đánh giá không cao những nhận định của tác giả. Ông ta quá tập trung vào lượng đầu tư đến từ Hong Kong, có tầm nhìn ngắn hạn, lại nhầm nhiều chuyện khi cho rằng đầu tư nước ngoài sẽ rút khỏi thị trường Trung Quốc vì phí tổn nhân công gia tăng nên có thể tìm vào thị trường Việt Nam. Thật ra, triển vọng cho Việt Nam đã có từ năm năm trước và diễn đàn này của chúng ta cũng có đề cập tới.
- Tôi nhớ là trong chương trình phát thanh ngày 14 Tháng Tám năm 2013 rồi một chương trình đầu năm 2014, ngay trước Tết Giáp Ngọ, chúng ta đã phân tích vụ này trong viễn cảnh dài. Ngày nay, chúng ta cũng tránh phản ứng vì mâu thuẫn mậu dịch về mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Nguyên Lam: Nếu vậy, Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày lại bối cảnh của toàn bộ vấn đề cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin đi từ yếu tố khách quan của thiên hạ rồi mới nói về những chọn lựa của Việt Nam.
Năng suất công nghiệp của Việt Nam còn thấp mà giáo dục đào tạo lại bất cập cho nên xứ này chỉ làm gia công trong cái khâu sản xuất thấp, để giới đầu tư ngoại quốc kiếm lời. Mà giới đầu tư có ưu thế nhất về kinh tế lẫn chính trị lại là từ Trung Quốc, trong khi nguyên nhiên vật liệu Việt Nam sử dụng cho sản xuất để xuất khẩu cũng đến từ Trung Quốc.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Đầu tiên, chương trình chuyên đề của chúng ta liên tục nhắc nhở với đánh giá bi quan về thực trạng và tiềm lực kinh tế Trung Quốc, khi thiên hạ còn nói về phép lạ của xứ này. Đến nay, dư luận mới bắt đầu thấy ra những điều ấy. Thứ nhất, đà tăng trưởng của Trung Quốc thiếu phẩm chất và không thể bền vững. Thứ hai, lãnh đạo Bắc Kinh biết là phải chuyển hướng để tránh khủng hoảng. Thứ ba, Trung Quốc hết là hãng xưởng cho các ngành ráp chế nhờ nhân công nhiều và rẻ như trong các thập niên trước. Nếu vậy, khi giới đầu tư rút chạy khỏi thị trường Trung Quốc thì ta phải hỏi là họ có thể chạy đi đâu?
- Câu hỏi kế tiếp là làm sao các nước có thể thu hút được nguồn cung cấp tư bản và kỹ thuật sẽ rút chạy của thiên hạ làm sức đẩy cho mình? Như mọi nước nghèo vừa bước vào giai đoạn khởi phát hay "cất cánh", Việt Nam cần vốn và kỹ thuật nên phải huy động từ bên ngoài, các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, đều trải qua giai đoạn ấy. Khi đó, vấn đề chủ yếu là Việt Nam có gì hấp dẫn hơn xứ khác để thu hút đầu tư?
Tình hình xoay chuyển
Nguyên Lam: Có lẽ quý thính giả thấy ra cách phân tích của ông  được diễn đàn chuyên đề này trình bày từ năm năm trước. Ngày nay, bất kể tới mâu thuẫn mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tình hình sẽ xoay chuyển ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thời đó, tôi nhớ là đã dự báo rằng có mười mấy quốc gia, khoảng 16 tới 18 nước, nuôi hy vọng trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại khi họ hết là “công xưởng toàn cầu” nhờ nhân công nhiều và rẻ. Trong số các nước đó, dĩ nhiên có Việt Nam và đấy là một cơ hội thoát khỏi bóng rợp của Trung Quốc. Nhưng dường như Việt Nam đã mất cơ hội đó. Bây giờ, chúng ta cần suy nghĩ tiếp…
Nguyên Lam: Ông nói rằng có lẽ Việt Nam đã mất cơ hội đó, khiến Nguyên Lam nhớ đến chương trình tuần trước, khi ông nhấn mạnh đến trình trạng lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc. Có lẽ chúng ta cần ôn lại chuyện này, cụ thể là vì sao Việt Nam có thể đã mất cơ hội….
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khách quan mà nói, một quốc gia đang phát triển cần có hạ tầng cơ sở bền vững để tiếp nhận đầu tư về tư bản lẫn kỹ thuật. Hạ tầng cơ sở đó gồm có nhiều loại. Là vật chất như đường xá cầu cống và cả hệ thống bảo vệ môi sinh hay hủy thải phế vật và phát huy điều kiện lao động lành mạnh cho công nhân. Hạ tầng đó cũng có bộ máy hành chính công quyền hữu hiệu và liêm minh và hệ thống ngân hàng có khả năng giải quyết các dịch vụ cần thiết cho sản xuất và xuất khẩu. Trong chu trình sản xuất thì hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa tiếp liệu là lấy nguyên nhiên và vật liệu ở đâu để có sản phẩm hoàn tất tung ra thị trường nội địa hay xuất khẩu? Sau cùng, hạ tầng cơ sơ vô hình mà then chốt nhất là nền tảng luật lệ công khai minh bạch để bảo đảm sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp nội địa và ngoại quốc. Việt Nam thật ra chưa có mấy điều kiện ấy mà cứ tưởng nhân công rẻ là một lợi thế. Ta nên hỏi lại rằng "rẻ so với cái gì"? Khi ấy, ta cần nhìn vào một phạm trù khác là năng suất, với cái gốc là giáo dục đào tạo.
- Năng suất công nghiệp của Việt Nam còn thấp mà giáo dục đào tạo lại bất cập cho nên xứ này chỉ làm gia công trong cái khâu sản xuất thấp, để giới đầu tư ngoại quốc kiếm lời. Mà giới đầu tư có ưu thế nhất về kinh tế lẫn chính trị lại là từ Trung Quốc, trong khi nguyên nhiên vật liệu Việt Nam sử dụng cho sản xuất để xuất khẩu cũng đến từ Trung Quốc! Sự thật phũ phàng là Trung Quốc chỉ vứt lại cho Việt Nam vai trò công xưởng đầy ô nhiễm của họ với thiết bị phế thải. Đặt vấn đề cũ vào bối cảnh mới là mâu thuẫn mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, Việt Nam bị Mỹ trừng phạt vì nhập hàng Tầu bán qua Mỹ dưới dạng “sản phẩm chế tạo tại Việt Nam” với trị giá đóng góp thấp. Lãnh đạo Việt Nam cần sách lược khác để vừa thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc vừa phát triển xứ sở.
Những chọn lựa
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua phần hai là khi ông nêu câu hỏi về những chọn lựa của Việt Nam. Nguyên Lam xin ông khai triển cho phần này.
Việt Nam nên tránh việc vay vốn cho phát triển mà không nghĩ tới ngày trả nợ. Lồng việc tài trợ vào đầu tư qua các hợp đồng mờ ám là chui đầu vào dây thòng lọng của nhà đầu tư, ở đây là nhà đầu tư Trung Quốc, vốn đã có tham vọng và gian ý.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Việt Nam thiếu viễn kiến khi phạm bảy sai lầm sau đây. Thứ nhất là quá lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài, thứ hai là lấy nhân công rẻ làm lợi thế thu hút đầu tư đó, thứ ba là không thấy vai trò cốt tủy của năng suất nhờ giáo dục đào tạo, thứ tư là không có ý chí độc lập để tìm lợi thế riêng trong tiến trình sản xuất hầu xây dựng công nghệ nội địa, thứ năm là không muốn thoát ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc chỉ vì điều ấy có lợi cho thiểu số có chức có quyền, thứ sáu là chấp vào đà tăng trưởng mà chẳng thấy tăng trưởng không là phát triển nếu thiếu phẩm chất, gây ô nhiễm môi sinh, bất công xã hội. Rốt cuộc thì Việt Nam lạm thác tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai, mà tài nguyên quý nhất là dân trí lại bị coi thường và tụt hậu nếu so với các nước khác. Ngày nay, nếu Việt Nam lại mong là sẽ trám vào khoảng trống do Trung Quốc vứt lại thì sẽ tiếp tục những sai lầm cũ mà không có thời gian bắt kịp thiên hạ. Suy từ đó ra, lãnh đạo Việt Nam nên có những chọn lựa khác. Nếu không, chính người dân sẽ đòi hỏi những chọn lựa khác.
Nguyên Lam: Dùng phương pháp loại suy, hay tự kiểm điểm để loại bỏ những sai lầm cũ, ông cho là lãnh đạo của Việt Nam nên làm những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ những người có chức có quyền và có tiền tại Việt Nam đều biết, và giới chuyên gia trong nước cũng đã nhiều lần cảnh báo mà vô hiệu vì lý do thể chế, nôm na là chính trị.
- Cứ nói lại thì buồn và nhàm, nhưng Việt Nam đã gây cảnh tương tàn Quốc Cộng rồi chiến tranh Nam Bắc trong ba chục năm, từ 1945 tới 1975. Tới khi chiến tranh kết thúc thì mới thấy Trung Quốc chiếm lợi rất lớn và chiếm luôn chủ quyền trên đất liền và biển đảo ngoài khơi qua nhiều đợt xung đột vào các năm 1974, 1979, 1988 và cho tới gần đây. Thuần về kinh tế, Việt Nam tiếp tục làm chiến mã cho Trung Quốc khi doanh nghiệp Việt Nam mua hàng Trung Quốc và dán nhãn "Made in Vietnam" lên trên để bán cho thiên hạ trong khi tuổi trẻ mất tương lai.
- Thế giới có thiện cảm với dân Việt Nam nên sẵn sàng nâng đỡ kinh tế xứ này nhưng sẽ ngần ngại nếu Việt Nam tiếp tục những sai lầm cũ. Ta cũng không quên rằng Á Châu còn nhiều quốc gia khác ngoài Trung Quốc và giới trẻ tại Việt Nam có tiềm năng hợp tác và học hỏi từ các quốc gia đó chứ sẽ không mãi mãi cúi đầu. Bây giờ, căn cứ trên mâu thuẫn mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc mà mong Việt Nam sẽ có thể tiếp nhận đẩu tư của Hong Kong thì chẳng khác gì nhuộm lại bộ lông của con chiến mã, nghĩa là vẫn phạm vài sai lầm cũ.
Nguyên Lam: Một cách cụ thể thì ông nghĩ là Việt Nam nên làm những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ Việt Nam nên nhìn xuống cái gốc của kinh tế xã hội là giáo dục đào tạo để nâng cao tay nghề và năng suất dù việc ấy sẽ mất chục năm. Thứ hai là nên đánh giá lại vai trò của đầu tư ngoại quốc, chứ không ưu đãi qua các biện pháp thiển cận như lương lậu và thuế khóa thấp mà bất kể tới môi sinh bị tàn phá. Thứ ba là với tay nghề cao hơn thì nên khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những khu vực có trình độ công nghệ hiện đại hơn. Nghĩa là nên nhìn từ viễn ảnh của 10 năm tới về đến hiện tại. Thứ tư, mà rất thời sự chứ cũng chẳng xa vời gì là yếu tố tài trợ: Việt Nam nên tránh việc vay vốn cho phát triển mà không nghĩ tới ngày trả nợ. Lồng việc tài trợ vào đầu tư qua các hợp đồng mờ ám là chui đầu vào dây thòng lọng của nhà đầu tư, ở đây là nhà đầu tư Trung Quốc, vốn đã có tham vọng và gian ý. Nói về những việc cụ thể đó thì tôi không lạc quan vì từ đầu nguồn vẫn là tinh thần lệ thuộc Bắc Kinh của lãnh đạo Việt Nam nên họ mới chạy theo sách lược tai hại này.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích không vui hôm nay.


Tuesday, July 10, 2018

Nói ra xấu hổ lây, nhưng phải nói...


 Nói ra xấu hổ lây, nhưng phải nói...

Những điều cần biết dành cho du khách muốn thăm Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt Nam hôm nay.

Một người bạn nói: ông là người Việt, sống ở ngoại quốc, hiểu cả người Việt lẫn người nước ngoài, nên làm một cẩm nang cho những du khách muốn thăm viếng Việt Nam.

Mới đầu, thấy đó là một ý hay. Làm thử vài trang dưới đây, không biết có nên làm tiếp không, không biết có giúp gì cho du khách để hiểu VN hơn hay không.

                                             ** 
- Ở VN nếu bạn đi ăn tiệm , thấy ngon, đừng khen vì người ta sẽ tăng giá gấp hai.

- Mua hàng, phải trả giá. Trả giá bao nhiêu cũng hớ. Nhưng nên an ủi: có người còn hớ hơn mình.

- Để quên iPhone hay ví tiền, đừng quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Bạn đang ở VN, không ở Nhật. 

- Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay, nhưng không mất nhẫn... thật.

- Đừng lễ phép, chào hỏi, cám ơn, xin lỗi. Đó là dấu hiệu của người yếu. Không có chỗ sống cho người yếu trong một xã hội VN toàn những người hùng.

- Nếu mất giấy tờ, khi khai báo, phải biết điều. Người công chức ngồi trước mặt bạn đã tốn nhiều tiền mới được ngồi đó. Hãy giúp họ thu lại số tiền đã bỏ ra đầu tư. Đơn của bạn cũng chẳng có ai xét, nhưng nếu biết điều, đỡ mất công chờ đợi.

- Khi có người hỏi: có biết bác Hồ không, đừng kể lể những điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Khổ lắm, biết rồi, nói mãi. Người ta chỉ nhắc khéo bạn đã quên chi tiền.

- Gặp một người lần đầu, cứ nói: chào tiến sĩ. Rất hiếm người không phải là tiến sĩ. Hay ít nhất phó tiến sĩ, nhưng người Việt không thích làm phó cho ai cả. 

- Nếu gặp một ông tiến sĩ có trình độ thấp hơn học sinh tiểu học, đừng ngạc nhiên. Có thể ông ta chưa học xong tiểu học..

- Nếu người ta đưa một tờ giấy khổ lớn, chằng chịt những chữ, đừng nghĩ đó là một thực đơn. Đó là một danh thiếp, liệt kê bằng cấp, chức vụ...

- Đừng hỏi chức vụ này nghĩa là gì, bằng cấp kia của trường nào. Chính đương sự cũng không biết.

- Nếu muốn tơ lụa hay đặc sản Việt Nam làm kỷ niệm, đừng mua tại chỗ, vác nặng mệt xác. Chờ khi về, mua trong một tiệm Tàu cạnh nhà. 

- Đừng làm gì, nói gì, nếu không muốn bị phiền phức. Nên nhớ ở nước bạn, người dân có quyền làm bất cứ điều gì luật pháp không cấm; ở Việt Nam chỉ có quyền làm những gì luật pháp cho phép.

- Đừng làm gì, ngay cả khi luật pháp cho phép. Nhiều người ở tù mọt gông vì tưởng luật pháp làm ra để áp dụng.

- Muốn biết ai thuộc giai cấp nào trong xã hội, nên nhìn móng tay họ. Câu nói nổi tiếng: tôi làm thối móng tay mới xây được nhà cửa. Nếu thấy ai có móng tay thối, nên bày tỏ sự kính trọng. Đó ít ra là một chủ tịch xã, chủ một dinh cơ, lớn gần như dinh Tổng thống Mỹ.

- Nếu bạn thấy một người diện complet, cà vạt trong khi trời nóng như lửa, nói những câu ngớ ngẩn khiến thiên hạ ôm bụng cười, đừng nghĩ đó là những anh hề. Đó là những đỉnh cao trí tuệ loài người, đang mô tả một thiên đường XHCN trong tương lai.

- Đừng ngạc nhiên khi thấy một người làm 100 dollars mỗi tháng, xài iPhone trên một ngàn đô, xe hơi trên trăm ngàn. Tại sao không? Why not? 

- Thấy hàng trăm người tụ tập ồn ào, đừng nghĩ họ biểu tình đòi nhân quyền hay tranh đấu cho môi sinh. Họ đang tranh nhau chỗ trong một tiệm McDonal’s, Starbucks.

- Thấy hàng ngàn người ngoan ngoãn xếp hàng cả buổi, đừng nghĩ họ chờ vào thư viện, coi triển lãm.... Họ chờ giờ mở cửa H&M hay GAP.

- McDonald’s, H&M... đối với bạn là những tiệm bình dân, ăn cho mau, mặc cho tiện trong khi lao động tốt. Với người Việt, đó là những nơi sang trọng, dấu hiệu của thành đạt. Cái gì dính dáng tới ngoại quốc cũng sang trọng. Chụp được cái hình nằm chờ trước cửa H&M là bằng chứng bạn thuộc thành phần ưu tú trong xã hội.

- Nếu thấy một người quỳ gối, hôn chân một người khác, người quỳ gối là người Việt. Vì không thể có chuyện ngược lại. Đó là một hành động vinh quang, nếu người ngoại quốc là tỷ phú. Là một niềm hãnh diện, nếu người ngoại quốc là…. người ngoại quốc.

- Thử nêu tên Mandela, Gandhi: nhiều người trẻ nghĩ đó là một hiệu quần áo Tây, và hy vọng có ngày mở tiệm ở VN để được xếp hàng chầu chực. Nhưng họ sẵn sàng kể cho bạn tất cả những giai thoại về thần tượng Jack Ma, một thương gia Tàu trở thành tỷ phú nhờ cấu kết với nhà nước, bán hàng giả.

- Đi Air VN, nếu chờ quá một giờ trước W.C, đừng nghĩ có người táo bón bên trong. Nhân viên hàng không đã khóa cửa để lấy chỗ chở đồ lậu.

- Tại sao nhiều người Việt, kể cả người có chức sắc, bị bắt vì ăn trộm ở các cửa hàng nước ngoài? Bởi vì họ biết xài, biết hàng hóa ngoại quốc có phẩm chất.

- Tại sao ở Nhật có những bảng lớn, viết bằng tiếng Việt, nơi công cộng: "Ăn cắp là xấu"? Bởi vì ngày nay tiếng Việt được dùng tại khắp nơi trên thế giới.

- Bạn thắc mắc: tại sao phải để 10 dollars vào sổ thông hành khi qua hải quan. Sự thực, không bắt buộc phải để 10 dollars. Người ta bịa đặt ra để nói xấu chế độ. Hai mươi đô cũng được. Nhưng chuyện đó là chuyện giữa người Việt. Bạn không cần làm. Người Việt giỏi bắt nạt nhau, nhưng rất nể người ngoại quốc.

- Bạn nghe thường xuyên chữ "đéo". Đừng tra từ điển. Chỉ nên biết đó là một chữ rất thơ mộng, rất lịch sự, trang nhã. Nếu không, tại sao họ xài trong bất cứ cơ hội nào? 

- Muốn băng qua đường, đừng chờ xe cộ ngưng lại. Cứ nhắm mắt lao đầu đi. Nếu gặp tai nạn, biết ngay. Đây cũng nằm trong chiến dịch bôi xấu chế đô. Chuyện có người băng qua đường mà KHÔNG bị thương tích hay mất mạng xảy ra mỗi ngày, tại sao không báo nào loan tin? Vả lại, theo triết lý Đông phương, chết sống là số mệnh.

- Tại sao ở VN có nhiều nơi dành cho Tàu, cấm người Việt? Bởi vì nếu cho người Việt vào, đâu còn là khu Tàu? 

- Tại sao thí mạng hàng triệu người, nói là để tranh đấu cho độc lập, ngày nay nước Việt thành nước Tàu? Bởi vì, khi tranh đấu, không ai nói rõ là dành độc lập cho ai, cho người Việt hay người Tàu.

- Người ta nói nước Việt đang trở thành Tàu? Đó là tuyên truyền để chống phá chế độ. Trên thực tế, người Việt vẫn đông hơn người Tàu. Trên TV, thỉnh thoảng vẫn có những chương trình văn hóa Việt Nam. Lố lăng thực, lai căng thực, nhưng Việt Nam.

- Tại sao người Việt chặt hết cây, phá hết rừng để gây lũ lụt, nhà trôi, người chết ngập đồng? Bởi vì gỗ bán được giá. 

- Tại sao khi đốn rừng, người ta không trồng cây để thay, như ở các nước khác? Bởi vì người Việt không ngu như thiên hạ. Trồng cây, mấy chục năm mới lớn. Đổ mồ hôi trồng cho thằng cán bộ phe khác nó chặt à? Nếu lúc đó, hết CS, trồng cây cho phản động nó chặt à? 

- Tại sao rừng núi VN có nhiều sinh vật quý, hiếm, ngày nay gần như tuyệt chủng? Bởi vì nhậu thịt bò, thịt chuột, thịt chó, thịt mèo mãi cũng chán.

- Tại sao người ta chặt cây, đốn rừng mà ít người phản đối? Bởi vì theo túi khôn của người Việt "ăn cây nào, rào cây đó". Anh đã hái trái cây ở ngoài đường bao giờ chưa? Nếu có trái, thằng khác nó cũng hái trước rồi.

- Tại sao xúc cát… Thôi, đừng hỏi vớ vẩn nữa. Anh là bạn tôi hay bạn của cây, của rừng, của cát? 

- Người bị tai nạn hay bị đả thương nằm chờ chết trên đường, tại sao không ai dừng lại? Bởi vì coi người bị xe cán chết hoài cũng chán. Nhân viên công lực? Bạn đã thấy có ai sắp chết rút tiền tặng công an, cảnh sát? 

- Đừng thắc mắc tại sao người Việt hung bạo, tìm mọi cớ để đánh nhau vỡ đầu, bể trán. Suốt đời, họ bị những người có quyền đè nén; đánh giết nhau là một cách để xả hơi.

- "Những người con gái buồn không nói. Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?" (Xuân Diệu). Họ tự hỏi sẽ được xuất cảng đi đâu: Trung quốc, Đài Loan, Đại Hàn...

- Tại sao tàn nhẫn với trẻ con? Bởi vì khùng hay sao mà đi kiếm chuyện với thằng tàn nhẫn, khỏe, hung bạo, quyền thế hơn mình.

- Tại sao tàn nhẫn với đàn bà? Tại sao không? Bớp tai một cô bán hàng, không ai làm phiền, hôm sau nổi tiếng. Van Gogh bỏ cả đời vẽ tranh, chết mới nổi danh.

- Tại sao khi người Việt quét sân, hay xả rác ra đường hay đùn sang hàng xóm? Bởi vì nếu giữ rác trong nhà thì quét dọn làm gì? 

- Tại sao có quán lấy nước rửa chân pha trà cho khách? Bởi vì mỗi người một sở thích. Có người thích trà hoa lài, trà sen, có người thích trà rửa chân.

- Tỷ số thất nghiệp chính thức ở VN là 2,3%, trong khi ở các nước tân tiến 5 hay 10%, có tin được không? Cố nhiên là phải tin, nếu không làm thống kê làm gì? Số thất nghiệp thấp, vì VN là một nước bình đẳng, nghề nào cũng được coi trọng, cũng được nhìn nhận. Đánh giầy là một nghề, ăn xin là một nghề, rước mối là một nghề. Đánh ghen mướn, đòi nợ thuê, đánh bả chó . . .

- VN đứng thứ 175 trên 180 nước về tự do báo chí? Luận điệu của phản động. Ở VN, trên lý thuyết cũng như trên thực tế, báo chí được hoàn toàn tự do ca tụng chế độ. Bạn đã thấy dư luận viên nào gặp khó dễ hay đi tù khi hành nghề chưa? 

- VN bị xếp hạng trong những nước đội sổ về nhân quyền, tự do tôn giáo, về lương bổng... So what? Nếu ai cũng ngang nhau thì xếp hạng làm gì? VN cũng đứng đầu nhiều địa hạt. Thí dụ: tỷ số người bị ung thư, thành phố ô nhiễm. Sài Gòn là một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới. VN là một trong ba nước có tiềm năng xuất cảng nô lệ, đàn bà mại dâm lớn nhất thế giới.

- Cùng với Trung Quốc, VN là một trong hai nước sản xuất và tiêu thụ nhiều phong bì nhất tính trên đầu người.

- Tại sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Anh Ba Sàm… nằm tù hàng chục năm? Bởi vì họ làm chính trị, chống nhà nước. Tại sao VN nói không có tù nhân chính trị? Bởi vì khi vào tù, họ trở thành thường phạm.

- Tự do tôn giáo? VN là nước tự do nhất thế giới. Cán bộ muốn thành sư, hôm sau cạo đầu thành sư. Ai không tin tôn giáo, cứ tự do vác súng đi hỏi tội linh mục.

- Tại sao ai cũng muốn dân chủ, nhưng VN vẫn là một nước độc tài? Bởi vì người nọ chờ người kia. Nếu anh làm, anh đi tù, người khác hưởng. Tiện nhất là chờ Tây, Mỹ nó làm giùm. Tây, Mỹ không hiểu sao nó thích buôn bán hơn là làm dân chủ. Khi nào Mỹ nó thay đổi, hết ham dollars, VN sẽ có dân chủ. Đó là vấn đề của Mỹ, không phải của người Việt.

Từ Thức
VÀI ĐIỀU KHIẾN VIỆT NAM “KHÁC BIỆT” THẾ GIỚI
- Trên thế giới, ở tuổi 17 người ta nổi tiếng vì đoạt giải nobel hòa bình, ở VN người ta nổi tiếng vì ngậm bao cao su lên mạng khoe ngực khoe mông .
- Trên thế giới, khi bị tước đoạt dân chủ người ta đổ ra kín đường để đấu tranh, ở VN người ta đổ ra kín đường xem bắn pháo hoa..
- Trên thế giới, khi để bùn đỏ nguy hiểm tràn ra người ta bồi thường và truy cứu trách nhiệm, ở VN người ta lên báo bảo rằng đấy là “bùn có màu đỏ”.
-Trên thế giới khi tham nhũng thành quốc nạn người ta thực hiện chiến dịch “bàn tay sạch”, ở VN người ta bảo đừng ném chuột kẻo vỡ bình.
- Trên thế giới, khi ngân sách cạn kiệt, nợ công tăng cao người ta quy trách nhiệm cho chính phủ, ở VN người ta coi đấy là trách nhiệm toàn dân.
- Trên thế giới, người ta coi việc giành lại những gì của đất nước đã bị cướp đoạt là trách nhiệm của mình, ở VN người ta “ưu ái” nhường lại cho đời sau.
- Trên thế giới, khi để tham nhũng tràn lan, kinh tế kiệt quệ người ta từ chức, ở VN người ta bảo Đảng phân công thì tôi làm, tôi không xin xỏ ai.
- Trên thế giới, khi ngoại bang xâm lược bờ cõi, người ta gọi đấy là kẻ thù, ở VN người ta gọi đấy là anh em.
- Trên thế giới, người ta gọi là thắng lợi khi đánh đuổi được ngoại xâm, ở VN người ta chờ nó rút sau khi đã tung hoành chán chê rồi tuyên bố thắng lợi.
- Trên thế giới, khi người ta biểu tình chống ngoại xâm mọi người bảo đấy là yêu nước, ở VN người ta bảo đấy là phản động.
- Trên thế giới, người ta bảo nhân quyền là do tạo hóa ban cho và bất khả xâm phạm, ở VN người ta bảo đấy là do Đảng ban cho và tao thích xâm phạm lúc nào thì xâm phạm.
Tội ác ghê gớm nhất của người ta ở VN là:
- biến con người Việt thành những con người không còn tử tế, không còn liêm sỉ, càng lúc càng tham lam, tàn bạo, thủ đoạn;
- biến xã hội Việt Nam thành xã hội suy đồi và giả dối đến mức chưa từng có từ trước tới nay trong văn hoá Việt;
- biến nước Việt thành một nơi chất độc huỷ hoại không những đến thứ để ăn, để uống, để hít thở mà còn huỷ hoại đến tận ý chí, tinh thần và đạo làm người; một nơi không còn một chút nội lực, một nơi con người thờ ơ với hiểm hoạ diệt vong ngay trước mắt..."
Nguồn: Nhận được qua email

Sự Thật Nguy Hại về Email Cách Vượt Rào An Ninh Mạng


SỰ THẬT NGUY HẠI VỀ CÁCH VƯỢT RÀO LUẬT AN NINH MẠNG DỄ NHƯ ĂN CHÁO VỊT :)
Huỳnh Chiếu Đảng
Lâu nay tôi thấy có cái email mà phe ta kêu gọi gởi đi càng nhiều càng tốt, tưởng rằng như vậy là giúp bà con trong nước, ai dè nó hại bà con mệt thêm. đó là cái email: CÁCH VƯỢT RÀO LUẬT AN NINH MẠNG DỄ NHƯ ĂN CHÁO VỊT :)

Tánh tôi thày lai, chắc không khỏi bị ghét, mà buồn một giây (đúng là chỉ có 1 giây) là chính bằng hữu bạn bè của tôi có một hay ít ra hai người ghét.
Không sao, các bạn chớ lo, tôi ngủ yên giất lương tâm tôi không ghét tôi được rồi. Ừ mà theo tôi biết tôi có tới ít ra 5 ngàn người thương. Đùa cho vui mà thôi.

Trước hết mời các bạn đọc chơi cái email bày ăn cháu vịt Xiêm lai (nó độc địa lắm). Tôi tin là tác giả có lòng tốt, cũng như người edit tấm ảnh trên với lòng tốt.
Độc ở chỗ nào, xin đọc tiếp hạ hồi phân giải
:

CÁCH VƯỢT RÀO LUẬT AN NINH MẠNG DỄ NHƯ ĂN CHÁO VỊT :)
Hôm nay Thùy Trang tâm sự, chia sẻ kiến thức với quí anh chị về Luật An Ninh Mạng. Thực ra VN chỉ chạy theo Trung Quốc về bộ luật này.
Vào tháng 11 năm 2016, Quốc Hội bù nhìn TQ bấm nút thông qua bộ luật An Ninh Mạng và vào ngày 1 tháng 6 năm 2017 thì LANMTQ chính thức đi vào hoạt động.
Bộ luật ANMTQ giống hệt ANMVN như hai anh em song sinh, có nghĩa là bắt các Dịch Vụ xã hội đưa "Mây" về tận Trung Quốc để cho họ kiểm soát.
Gu Gờ và Pa Tê Bóc không hoạt động kinh doanh ở TQ mà chỉ có anh Apple làm ăn bên nớ nên buộc phải "Tuân Thủ" theo điều luật ANM mà TQ đưa ra.
Các bạn có biết là các lãnh đạo trông nom về an ninh cho hãng Apple là những bậc thầy về thông minh, mưu mẹo và linh hoạt đã làm cho LANMTQ như một trò hề.
Vào tháng 2 năm 2018, hãng Apple "Đồng Ý" tuân thủ theo luật ANMTQ, đưa "Mây" Icloud về tận TQ. An Ninh Trung Quốc được hãng Apple trao cho chìa khóa "cryptographic keys" để TQ có thể theo dõi text, chat người sử dụng Icloud của apple ở TQ.
Nên nhớ là "cryptographic keys" khác với "encryption keys", chút nữa thì Thùy Trang sẽ giải thích sau.
Cái chìa khóa "cryptographic keys" mà Apple trao cho TQ nó chỉ có khả năng mở khóa người sử dụng Apple 's Icloud ở TQ chứ hoàn toàn vô dụng ở nơi khác.
Và bây giờ Thùy Trang kể cho các bạn nghe phần đấu trí giữa Apple và TQ.
Trước hết Apple kết nối và giao hết trách nhiệm cho hãng Cloud của quốc phòng TQ là Guizhou trông nom dữ liệu, tức là Apple đã "tuân thủ" hết mình theo Luật ANMTQ - trao hết dữ liệu phần Icloud người sử dụng ở TQ cho An Ninh TQ nắm giữ ...
Trung Quốc sướng quá phải không quý anh chị :)
Sự thật không phải vậy! Apple đưa ra phần cảnh báo cho người sử dụng Iphone, Apple PC ở Trung Quốc là :
(1) Bạn có muốn sử dụng Icloud không (Yes, No) hoặc chọn ghi vào bộ nhớ cá nhân của máy - nếu bạn chọn Yes ICloud thì sẽ do Guizhou tức Quốc Phòng TQ điều hành.
(2) Bạn muốn đăng ký Icloud ở đâu, nếu bạn chọn bạn đang ở HongKong, Macau hay Taiwan thì sẽ không ảnh hưởng tới Luật ANMTQ.
The change only affects users who set China as their country on Apple devices and doesn't affect users who select Hong Kong, Macau or Taiwan.
Va đây chính là Trò Chơi Lớn của Apple, tức khi bạn mở máy setup lần đầu cho Icloud thì bạn có quyền chọn nơi bạn ở và không nhất thiết bạn phải chọn là đang ở TQ - Vì khi bạn chọn bạn ở TQ thì Apple sẽ chuyển hồ sơ cá nhân của bạn sang máy của Quốc Phòng TQ - Và (cho dù bạn đang ở TQ) nếu bạn chọn bạn ở HongKong, MaCau hoặc Taiwan thì dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được đóng gói an toàn chuyển sang server ở HK mà Trung Quốc KHÔNG được quyền kiểm duyệt vì nằm ngoài khu vực của Luật ANMTQ.
Bài học trên cho chúng ta thấy là khi bạn đăng ký dịch vụ Gu gờ, hay Pa Tê Bóc (Cho dù bạn đang ở VN), bạn chọn nơi ở của bạn là Mỹ, Úc hoặc bên ngoài nước VN thì Luật ANMVN KHÔNG được quyền kiểm soát Công Dân nước khác.
Nếu bạn đang ở VN mà sử dụng các dịch vụ như Gmail, Facebook mà từ đầu đã đăng ký nơi cư ngụ (ở VN) thì các tài khoản đó sẽ gặp nguy hiểm khi LANMVN đi vào hoạt động.
Thùy Trang khuyên các bạn ở VN là hãy lập tài khoản mới về Gmail, FB (nhờ người bên Mỹ lập giúp) và luôn nhớ để nơi cư ngụ nằm ngoài nước VN.
Đổi nơi cư ngụ Icloud https://support.apple. com/en-us/ht201389
Thuy Trang Nguyen
HCD: Thưa tác giả coi thường ba Tàu quá, khinh địch là chết chắc. Tác giả tưởng rằng người Hoa ghi danh ở ngoài nuo81c Tàu là thoát, sai bét. 
Vì sao? Thưa rằng Google và Apple tham tiền, tụi nó bán đứng hết trơn. Chắc có bạn tức quá hỏi bằng chứng đâu. Thưa rằng ngờ ngờ đây nè, ai mà không biết.


Xin đọc thêm chi tiết trong webpage nầy click => 
https://techcrunch.com/2018/01/11/apple-china-icloud-international-users/
(bắt đầu trích -- >) Apple’s China iCloud data migration sweeps up international user accounts (< -- hết trích) 
Khách hàng của iCloud (iPhone, iPad, computer. laptop của Apple...) là người ghi tên tại lảnh thổ Mỹ, trả tiền bằng dolla Mỹ, vẫn bị Apple trao về Trung Cộng như thường.
Đọc thêm: 
https://apple.slashdot.org/story/18/01/12/2033210/apples-china-icloud-data-migration-sweeps-up-international-user-accounts

Có bạn hỏi:
Mình đang nói chuyện Việt Nam mà .....???
Vậy cũng hỏi.
Đàn anh làm sao thì đàn em rập khuôn chớ sao.
Các bạn mà tin theo cái bày biểu bên trên thì trở thành con vịt bị nấu cháo luôn...chớ không được ăn cháo vịt đâu. Người ăn cháo vịt không phải là các bạn đâu.

Kết luận: Tôi nói những gì tôi biết, các bạn không nhất thiết phải tin tôi đâu, tự suy xét theo nhận định của các bạn.


Monday, July 9, 2018

Đặc Khu Chợ Lớn Xưa Kia


Đặc Khu Chợ Lớn xưa kia

CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM NGĂN CHẶN TỪ XA VÀ TẬN GỐC NGUY CƠ "ĐẶC KHU CHỢ LỚN TỰ TRỊ" RA SAO?
Thập niên 1950, sau khi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chiếm xong toàn bộ đại lục Trung Hoa, Chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ngầm ngầm lẫn công khai có chủ trương tác động, gây ảnh hưởng đến các cộng đồng người Hoa khu vực Đông Nam Á.
Cũng trong những năm này, Singapore là thuộc địa Anh, nơi cộng đồng người Hoa chiếm đa số nổi lên phong trào đòi tự trị. Trong tổng tuyển cử đầu tiên năm 1955, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động là David Marshall giành chiến thắng; dẫn đầu một phái đoàn đến Luân Đôn để yêu cầu tự trị hoàn toàn, song người Anh bác bỏ. David Marshall từ chức và Lâm Hữu Phúc trở thành người thay thế, tiếp tục tiến hành các chính sách nhằm thuyết phục người Anh trao cho Singapore quyền tự trị nội bộ hoàn toàn đối với toàn bộ các vấn đề, trừ quốc phòng và đối ngoại.
Thực tế 4 năm sau, 1959, qua bầu cử tháng 5-1959, Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng và Singapore trở thành một nhà nước tự trị nội bộ bên trong khối Thịnh vượng chung.
Và sau những biến động lịch sử, từ một thành viên của Liên bang Malaysia cùng với Malaya, Sabah và Sarawak (1962), Singapore là bang tự trị vào tháng 9-1963. Cuối cùng, Singapore độc lập ngày 9-8-1965.
Đó là một ví dụ cụ thể gần đây của cái gọi là chiến thuật "tằm ăn lá" của các triều đại, chế độ Trung Hoa xưa nay không thay đổi: bắt đầu là đưa dân tới làm ăn ở một vùng đất nào đó, tạo thành khối, lực lượng chặt chẽ; sau đó là.. chống lại chính quyền nơi đó, đòi tự trị rồi tách ra...
Chiến thuật này ông cha ta "rành sáu câu"!
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
Đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), đức Trần Hưng Đạo lui về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Vua Anh Tông thấy ngài bệnh nặng sắp mất liền ngự giá đến thăm. Nhà vua đã cẩn thận xin ý kiến của Hưng Đạo Vương về cách thế đối phó với giặc phương bắc, mới hỏi rằng: “Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân bắc lại sang thì làm thế nào?”
Hưng Đạo Vương tâu rằng: “(...) Khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị...".
Cũng trong thập niên 1950, cảnh giác nguy cơ "tằm ăn lá" và lấy ngay tấm gương tự trị Singapore sát cạnh, Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiến hành một loạt biện pháp cụ thể phòng chống nguy cơ tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn - nơi có đa số cư dân là người Hoa - đòi tự trị.
Tỉnh Chợ Lớn (khác thành phố Chợ Lớn) vốn được chính quyền Pháp thành lập ngày 20-12-1899 với nhiều quận huyện. Dân số tỉnh Chợ Lớn ở thập niên 1950 khoảng gần 1.000.000 dân, xấp xỉ Singapore lúc ấy.



Còn thành phố Chợ Lớn (khu vực quận 5, 6 hiện nay) vốn được thành lập sớm hơn, đồng thời với thành phố Sài Gòn 1865.
Đến 1956, dưới thời Chính quyền Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, hầu hết người Hoa ở tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn vẫn mang quốc tịch Trung Hoa (hoặc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Trung Hoa đại lục, hoặc Trung Hoa Dân quốc - Đài Loan). Và cộng đồng này vốn có quan hệ rất chặt chẽ về gia đình, buôn bán với cộng đồng người Hoa ở Singapore - từ hàng trăm năm...
Tấm gương Singapore + tác động ngấm ngầm của của Chính quyền Trung Quốc lúc ấy, Chính quyền Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm đã ra tay: hàng loạt biện pháp phòng chống nguy cơ "diễn biến hòa bình" được thực hiện ngay những ngày đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng hòa.



Nổi bật là hai biện pháp chính:
1. Công bố hàng loạt ngành nghề kinh doanh chỉ dành cho người Việt Nam; người nước ngoài không được hành nghề. Người Hoa vốn mê buôn bán, làm ăn. Thế là ngay lập tức, 99% người Hoa ở tỉnh, thành phố Chợ Lớn cũng như toàn miền Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam..
Quốc tịch Việt Nam rồi thì còn đòi tự trị gì nổi! Không lẽ người Việt đòi tự trị với người Việt - bất hợp lý với công pháp thế giới.
2. Và biện pháp địa giới hành chính ngăn chặn tận gốc cụ thể cũng được ban hành: Ngày 22-10-1956, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN "Thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Theo đó, địa phận VNCH gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Tân An hợp nhất phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An. Một số khu vực còn lại của tỉnh Chợ Lớn nhập vô tỉnh Gia Định.
Cũng theo Sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Như vậy tên gọi "Chợ Lớn" không còn được dùng chính thức trong các tên gọi hành chính cấp tỉnh nữa. Kể từ đây, địa danh "Chợ Lớn" chỉ còn được dùng để chỉ khu vực quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 8, quận 10 của Đô thành Sài Gòn.
Tỉnh Chợ Lớn có đa số cư dân là người Hoa tồn tại 57 năm đến đó là hết!
Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn vốn là đơn vị hành chính do Tổng thống Pháp ký thành lập năm 1931 (Région Saigon - Cholon hoặc Région de Saigon - Cholon). Ngày 30-6-1951, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn (Préfecture Saigon - Cholon hoặc Préfecture de Saigon - Cholon hoặc Ville-capitale de Saigon - Cholon).
Với Sắc lệnh 143/VN, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ còn Đô thành Sài Gòn. Chợ Lớn trở thành quận 5, 6... của Sài Gòn.
Chấm hết vĩnh viễn hai địa danh, khu dân cư nhiều người Hoa có nguy cơ tự trị ở miền Nam! Chấm hết âm mưu "tằm ăn lá" muôn đời nay của các nhà cầm quyền Trung Hoa ở miền Nam.


Dạy Đĩ Vén Váy


 Dạy Đĩ Vén Váy
DẠY ĐĨ VÉN VÁY
Doduc
Trong kho tàng ngôn ngữ Việt thì thành ngữ “ dạy đĩ vén váy” ai cũng biết. Ý của nó là đừng đi dạy người khác cái việc người ta không những biết mà còn thạo hơn cả người dạy.
Đĩ vén váy là ngón sở trường khơi gợi dục tính trong đám đàn ông mua dâm, cách lôi kéo con đực của đĩ bán trôn..
Chuyện "dạy đĩ vén váy" hiện nay khá là ồn ào trên mạng xã hội. Đó là chuyện góp ý, phân tích đúng sai lợi hại của luật An ninh mạng, và đề án 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn- Vân Phong- Phú Quốc có ý gửi cho các cấp lãnh đạo như Tổng bí thư, Quốc hội , Thủ tướng và Chủ tịch nước....
Luật an ninh mạng thì những chuyên gia cao cấp và nhiều ngành góp ý nhưng rồi Quốc hội nghe theo đề nghị của tướng Tê phê bốc, vẫn giữ nguyên thông qua
Ba đặc khu kinh tế thì thấy căng quá tạm hoãn sang tháng Mười.
Nhiều người lo lắng về mối nguy mất nước từ những đặc khu nếu rơi vào tay Trung Quốc vì đó là ba tiền đồn hiểm yếu của nước ta.Lo là phải lắm vì Trung Quốc tốt xấu thế nào có ai còn lạ
Con đĩ ngõ còn tru môi lên chỉ vào Vân Đồn bảo đó là khóe môi nhà đĩ, vào Vân Phong bảo đó là cặp nhũ son nhà đĩ và Phú Quốc ví với cái bẹn dưới của đĩ thường gọi là cái hoa!…Đây là ba cái nhạy cảm trên người Đĩ,, không phải ai đĩ cũng cho sờ vào…
Đĩ bảo: Trung Quốc là kẻ đang truy sát nước ta các ông mù à mà không biết! Nói đến Trung Quốc lại càng nên tránh xa chúng. Chúng đang muốn thọc tay vào ba chỗ nhạy cảm của đĩ lắm!.
Vậy mà dự luật đặc khu ưu tiên cho người láng giềng có chung biên giới là Tàu lại coi nó như người trong nhà, miễn thị thực nhập cảnh, kinh chưa?
Có một bài phân tích đến ngọn ngành chuyện này của nhà Toán học, giáo sư Nguyễn Ngọc Chu. Đọc bài ông thấy cả máu và nước mắt trên từng dòng tâm huyết.
Khi biết tất cả mọi chuyện, Đĩ ngõ Nhật Tân bảo: em xin các bác, các bác đừng dạy đĩ vén váy nữa, người ta biết cả đấy, biết gấp mười lần các vị cơ…nhưng cứ trả vờ thế thôi. Trả vờ để làm theo ý mình để kiếm cái họ cần, chỉ họ biết. Ngay chuyện đặc khu có người dân nào được hỏi ý kiến, nhưng rồi khi duyệt sẽ lại xoen xoét là dân ủng hộ dân đồng thuận cho mà xem, thậm chí trăm phần trăm được hỏi ý kiến đều đồng ý dù chẳng có ma dân nào biết chuyện gì! Đĩ lạ cái đéo!
Lại nhớ, có một họa sĩ đang tập vẽ, viết trong tờ giới thiệu cá nhân: “Tranh có trong sưu tập của nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước và trên thế giới” Hi hi. Nó cũng như câu cửa miệng của các quan trước việc bị phản ứng: Đa số nhân dân đã ủng hộ.
Nhớ nhé, phản đối thì phản đối, nhưng không cần phân tích gì ráo, đám đĩ thừa biết cách vén váy rồi, nó chẳng ngọng đâu,chẳng phải không biết đâu, nói chỉ thêm thừa!.
Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề, đã làm đĩ thì ai chẳng biết mà phải xoắn!
7/7/2018


Việt Nam phủ nhận “là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu của Czech”



Việt Nam phủ nhận “là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu của Czech”
07/07/2018
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 5/7 lên tiếng chỉ trích và phủ nhận tuyên bố mới đây của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Cộng hòa Czech, người cho rằng “Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu” của nước ông.
Theo truyền thông trong nước, ông Lubomir Zaoralek, nguyên Ngoại trưởng Czech, đã đưa ra lời phát biểu này tại một buổi tranh luận của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Czech hôm 21/6 về ngân sách dành cho ngành ngoại giao năm 2017, theo truyền thông trong nước.
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng hôm 5/7 cho biết sứ quán Việt Nam ở Czech hôm 2/7 đã gửi một công hàm ngoại giao tới giám đốc Ban châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Czech để bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về phát biểu của ông Zaoralek, theo VOV.
Bộ Ngoại giao gọi những phát ngôn của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Czech “làm ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ giữa Việt Nam và Czech cũng như tới cộng đồng người Việt tại Czech.”
Theo ghi nhận của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Czech Trần Thanh Hương đã gặp Đại diện Bộ Ngoại giao nước sở tại để trao đổi và bác bỏ những phát ngôn thiếu thiện chí của ông Zaoralek.
Cũng tại buổi họp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Cezh, chủ tịch Zaoralek còn cho rằng “chính thị thực du học là công cụ tối ưu nhất để đưa tội phạm vào Czech” khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến những khó khăn trong việc người Việt xin thị thực nhập cảnh vào nước này, bao gồm cả thị thực du học.
Czech có số lượng người Việt đang sinh sống đông nhất ở châu Âu. Có khoảng 100.000 người Việt ở đây và là cộng đồng người thiểu số lớn thứ 3 ở quốc gia trung Âu này, chỉ sau người gốc Ukraine và người gốc Slovakia.
Làn sóng người Việt tới Czech ban đầu để làm công nhân và đã ở lại đó sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Đông Âu vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Họ bỏ việc tại các doanh nghiệp nhà nước và chuyển sang làm việc trong các nhà hàng ăn uống và bán hàng trên phố. Cả hai ngành nghề này đều có liên quan tới các tội phạm có tổ chức, theo tờ báo có trụ sở tại Hong Kong, South China Morning Post.
Nhiều người Việt trước đây cũng từng bị bắt giữ ở Czech do liên quan đến buôn bán ma túy.
Người Việt nhập cư ở Czech bị coi là thủ phạm chính buôn bán ma túy đá xuyên biên giới giữa Czech và Đức đang ngày càng tăng, theo South China Morning Post.
Tháng 1/2016, cảnh sát Czech đã bắt giữ 6 người Việt trong 1 đường dây được cho là sản xuất ma túy đá để bán bất hợp pháp ở Tây Âu.
Tháng trước, cảnh sát Czech đã truy tố một nhóm buôn ma túy xuyên quốc gia do 3 người Việt cầm đầu.
Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam của Nghị viện châu Âu nói với VOV rằng “mặc dù vấn đề tội phạm ma túy hay thị thực vẫn còn tồn tại, song phát biểu của ông Zaoralek quy chụp cho cộng đồng người Việt là hoàn toàn không thể chấp nhận được.”