Thursday, October 25, 2018

TC Tấn Công Nước Mỹ Bằng Ma Tuý


Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Theo tài liệu công bố trên “Tạp chí về các vấn đề chiến lược” của Ấn Độ phát hành ngày 15/4/2009. Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng BQP Tàu Cộng tại Hội nghị các tướng lãnh về “Chiến lược chiến tranh tương lai” được tổ chức vào năm 2005 với chủ đề: “PHẢI TIÊU DIỆT NƯỚC MỸ BẰNG VŨ KHÍ HÓA HỌC”. Tên Bộ trưởng BQP diều hâu này, có đề cập tới chiến lược của Đặng Tiểu Bình lúc còn sống, đã sáng suốt đưa ra nhận định đúng đắn là phải quét sạch nước Mỹ bằng vũ khí hóa học mà không cần phát triển nhóm tàu sân bay và thay vào đó tập trung phát triển các loại vũ khí sinh học, có thể tiêu diệt hàng loạt dân chúng của nước thù địch… Đó là tấn công Mỹ bằng “MẶT TRẬN MA TÚY” đã và đang làm ung thối xã hội Mỹ từ nhiều thập niên qua.
Theo BBC, heroin không chỉ hiện diện ở các trung tâm thành phố lớn ở Hoa kỳ mà nó đang lan rộng khắp hang cùng ngõ hẻm ở Chicago, New York, Washington D.C…mà số người chết vì ma túy ngày càng gia tăng, do lượng ma túy heroin rẻ và tràn ngập khắp các thành phố, nơi con nghiện có thế mua những gói heroin nhỏ với giá chưa tới 10 USD.
Riêng tại khu vực phía tây của thành phố Chicago đã trở nên ung thối vì sự bàng quan ma túy và tội phạm. Khi cơn nghiện đang lên cơn, họ có thể tấn công giết người để cướp tiền mua heroin để thỏa mãn cơn ghiền, vì thế mà tội phạm gia tăng chóng mặt. Khi phóng viên quay phim, phỏng vấn 4 người qua đường để phỏng vấn và tất cả điều nói rằng, họ đã dùng heroin. Người tiêu thụ có thể mua bán ma túy gần như công khai. Dường như cảnh sát khu vực đang bất lực trước tệ nạn buôn bán ma túy do họ không có đủ lực lượng dàn trải khắp mọi nơi.
NƯỚC MỸ ĐANG ĐỐI PHÓ VỚI “MẶT TRẬN MA TÚY” DO TÀU CỘNG PHÁT ĐỘNG:
Hiện nay, mỗi ngày trung bình có khoảng 100 người Mỹ bị chết do sử dụng quá liều bằng đủ loại ma túy. Vào tháng 8/2017, Tổng thống Trump đã cảnh báo: “Nước Mỹ đang lâm vào tình trạng báo động về lạm dụng ma túy dưới hình thức thuốc giảm đau”. Trong cuộc đối đầu với cuộc tấn công nuớc Mỹ bằng “mặt trận ma túy” do Bắc Kinh phát động nhằm mục đích làm ung thối xã hội Mỹ.
Đằng sau tình trạng buôn lậu ma túy vào Mỹ và bạo lực đang diễn ra ở nước Mỹ và Châu Mỹ Latinh do các tổ chức tội phạm thực hiện, có sự hậu thuẫn và tiếp tay từ Bắc Kinh. Đối với các tổ chức buôn ma túy và các nhóm khủng bố đều có tài trợ từ buôn bán ma túy (narcoterror). Các loại ma túy này và nhiều loại tương tự có chung một đặc điểm đáng lưu ý: các chất hóa học được sử dụng để điều chế ra ma túy đều có xuất xứ từ Tàu Cộng và trong nhiều năm qua, các nhà chức trách TC cũng tỏ ra không mấy quan tâm tới việc ngăn chận dòng chảy ma túy từ Đại Lục ra nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ và các quốc gia thù nghịch như Việt Nam. Vai trò của Bắc Kinh giống như kẻ trợ giúp cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức của Châu Mỹ Latinh và Mexico.
Tíến sỹ Robert J. Bunker, giáo sư trường U.S Army War College, cho biết: ĐCSTQ đã tìm được đường tiến vào cả những thị trường hợp pháp và thị trường thế giới ngầm ở châu Mỹ Latinh. Đây là một tình huống mà chế độ Tàu Cộng thông qua rất nhiều những quan chức tham nhũng, nhiều người có liên kết với bọn tội phạm có tổ chức.
Có nhiều thứ ở đằng sau cuộc chiến tranh ma túy mà chúng ta chưa phát hiện. Học thuyết gần đây của Bắc Kinh chú trọng việc sử dụng “một bộ đa dạng các hình thức chiến tranh” để chống lại các đối thủ của họ, trong đó có Mỹ, theo báo cáo ngày 13/10/2014 của Bộ Tư Lệnh các chiến dịch Đặc biệt của Quân đội Mỹ.
Báo cáo này cho biết: “Chiến tranh ma túy là một phần trong bộ phận chiến tranh này, điều đó cho thấy “chiến tranh ma túy” gắn liền với một chiến lược quân sự rộng hơn của Bắc Kinh nhằm làm lung lay đối thủ”. Đây là một chiến lược chiến tranh phi truyền thống với ý đồ làm mục nát nền tảng đạo đức và làm ung thối xã hội của đối thủ và bằng cách đó khiến nước thù địch bị suy yếu.
Trong cuốn sách “Cocaine Đỏ”, cựu phó Giám đốc tình báo CIA, ông Josep D. Douglass đã đề cập về chiến lược này. Ông viết: “Các chế độ cộng sản trong nhiều thập niên đã sử dụng chất kích thích với vai trò là loại vũ khí quyết định trong chiến tranh cấp thấp mà họ tiến hành chống lại nền văn minh phương Tây. Trong khoảng thời gian từ năm 1990, các dữ liệu và các bằng chứng cho thấy, hầu hết mọi quốc gia Cộng sản đều dính líu tới hành vi buôn ma túy.”
Đối với tổ chức buôn ma túy, Bắc Kinh là nguồn cung cấp chủ yếu các chất điều chế bao gồm ephedrine và pseudoephedrine được sử dụng để sản xuất loại ma túy “ngáo đá” mathamphetamine. Các phòng thí nghiệm của Tàu Cộng thay đổi công thức hóa học điều chế ra nhiều loại ma túy siêu khủng, được liệt kê như sau:
METHAMPHETAMINE: là  nguồn cung cấp hàng đầu các loại vũ khí hóa học sử dụng bởi các tổ chức tội phạm buôn bán ma túy. Đối với loại ma túy methamphetamine (ngáo đá), theo Viện nghiên cứu “Lạm dụng ma túyQuốc gia của Mỹ” đã mở cuộc điều tra toàn quốc đã ước tính có khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu người Mỹ sử dụng loại ma túy này.
Người sử dụng Methamphetamine bị rối loạn thần kinh, loạn thị, loạn sắc, suy nhược cơ thể, bước đi quờ quạng nói lảm nhảm một mình, sợ có người muốn giết mình, có cảm giác ghê rợn như sâu bọ bò dưới lớp da thịt của mình, sợ rắn mổ…người sử dụng methamphetamine bị ảo giác nên dùng bạo lực sát hại cả thân nhân cha mẹ của mình. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chửa khỏi được cơn nghiện ma túy loại này.
FLAKKA: Báo New York Times hồi tháng 6 đưa tin, có hơn 150 công ty TC đang bán alpha-PVP, hay được gọi là flakka, một loại kích thích tổng hợp có tác dụng khủng khiếp hơn cả ma túy methamphetamine, với khả năng biến con người thành những cái xác biết đi. Flakka là một trong những loại ma túy tổng hợp đáng sợ nhất nước Mỹ. Nó gây ảnh hưởng cực mạnh tới thần kinh. Chỉ cần 6 hạt của loại ma túy này (mỗi hạt nhỏ chỉ bằng hạt muối tắm) cũng có thể gây ảo giác nguy hiểm cho con nghiện, thậm chí khiến họ mất mạng sau 10 phút. Tại Broward, hạt lớn ở tiểu bang Florida, bệnh viện ghi nhận tới 20 ca cấp cứu trong một ngày liên quan tới Flakka, trong khi 18% tỷ lệ tử vong, được xác định là do Flakka.
FENTANYL: Mạnh hơn heroin 50 lần, chính là họ hàng của Carfentanil, thủ phạm từng khiến 120 người thiệt mạng trong vụ giải cứu con tin trong một nhà hát ở Nga hồi năm 2002. Fentanyl đã giết chết hoặc là nguyên nhân gây ra cái chết của ít nhất 53 người tại Miami-Dade và 30 trường hợp tại Broward trong vòng một năm, theo Miami Hearald.
CARFENTANIL: Chất ma túy tổng hợp như Fentanyl và có độc tính mạnh hơn morphine 10.000 lần. Trong chiến tranh hóa học, carfentanil là vũ khí gây thương vong khủng khiếp: Nạn nhân tử vong nhanh, hầu như không để lại dấu vết. Dưới dạng khí, một lượng nhỏ carfentanil có thể đầu độc một toán lính hoặc khủng bố dân chúng tại những không gian kín và nơi đông đúc như ga tàu, phi trường hay trong các siêu thị.
Andrew Weber - cựu trợ lý BQP Mỹ về chương trình Quốc phòng hạt nhân, hóa học và sinh học (2009-2014) nói về fentanyl & carfentanil: “Đó là vũ khí hóa học”. Theo cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA), đại bộ phận ma túy tổng hợp tiêu thụ ở Mỹ hiện nay đến từ Tàu Cộng bất kể bằng con đường trực tiếp hay thông qua biên giới Mexico. DEA cho biết, 90% lượng ma túy đã bán ở Mỹ được sản xuất trong các công xưởng tại Tàu Cộng. Hóa chất alpha-PVP được bán trên mạng từ TC với giá 1.500 USD và đội giá lên 50.000 USD khi bán trên các đường phố Mỹ.
KROKODIL: còn có tên gọi là ma túy “ăn thịt người” kinh hoàng nhất. Các nhà chức trách Mỹ lo ngại đây là một dịch bệnh đáng sợ nhất, sau khi phát hiện thêm một vài trường hợp con nghiện ma túy Krokodil bị tàn phá cơ thể với những mảng da thịt bị đục ruỗng trơ cả xương. Sở dĩ loại ma túy nhanh chóng được con nghiện ưa chuộng là bởi giá thành rẻ hơn 3 lần so với heroin. Thế nhưng mức tác hại nguy hiểm của nó lại cao hơn các loại ma túy khác hàng chục lần. Người ta gọi tên nó là Krokodil (ma túy cá sấu).
Các nhà khoa học cho biết, Krokodil được pha trộn giữa codein với xăng hoặc dầu, sau đó được tinh lọc rồi tiêm vào cơ thể người dùng. Theo phân tích của các bác sỹ chuyên ngành, tác hại của Krokodil là cực kỳ khủng khiếp. Krokodil gây hại trên các mô mềm như da, bắt đầu từ những vảy tróc như da cá sấu, dẫn tới lở loét, hoại tử và thối rữa chân tay. Khi con nghiện phê thuốc sẽ không còn cảm giác đau đớn gì nữa và cứ thế càng nghiện nặng hơn cho tới khi chết vì bị Krokodil “ăn thịt”. Người nghiện Krokodil chỉ có thể sống tối đa là từ 2 - 4 năm.
Nói tóm lại, các loại ma túy này có chung một đặc điểm đáng lưu ý: Chúng hoặc các chất hóa học được điều chế ra chúng, đều có xuất xứ từ Đại Lục và trong nhiều năm qua, chính phủ Bắc Kinh tỏ ra không mấy quan tâm tới việc ngăn chận dòng chảy ma túy ra nước ngoài. “Vai trò của Bắc Kinh giống như kẻ trợ giúp cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức của Châu Mỹ Latinh và Mexico”. Các tập đoàn tội phạm Mexico đã sản xuất hơn 90% methamphetamine tuồn vào Hoa Kỳ và 80% trong số methamphetamine đó được sản xuất từ các nguyên liệu nhập từ Đại Lục, theo tổ chức Drug Enforcement Administration (DEA).
CẢ LÀNG SẢN XUẤT “METHAMPHETAMINE” NGOÀI LUỒN Ở ĐẠI LỤC:
Ngày 3/1/2014, hiếm có một nơi nào trên thế giới mà cả làng cùng sản xuất và buôn bán ma túy, trong đó có cả Bí thư Đảng và cảnh sát địa phương cùng tham gia sản xuất ma túy ngoài luồn. Với chiến dịch càn quét qui mô, các cơ quan chức năng TC đã khai triển 3.000 cảnh sát, máy bay, tàu cao tốc tiến hành một cuộc lục soát qui mô lớn tại ngôi làng chuyên sản xuất “ma túy đá” ngoài luồn lớn nhất nước này nằm trên địa bàn thôn Bác Xã, thị trấn Giáp Tây, thành phố Lục Phong, tỉnh Quản Đông.
Kết quả cảnh sát đã thu giữ 3 tấn methamphetamine, bắt giữ 182 đối tượng tình nghi. Trong đó có Bí thư Đảng ủy và cảnh sát trưởng địa phương vì đã bảo kê cho hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy tại Giáp Tây từ nhiều năm nay là nguồn cung cấp 1/3 lượng ma túy ngoài luồn tại Hoa Lục. “Sản xuất ma túy là độc quyền của chính phủ Bắc Kinh, đó là vũ khí sinh hóa dùng để tấn công các quốc gia thù địch, làm băng hoại xã hội địch”. Miền Nam Đại Lục sản xuất ma túy tổng hợp đầu độc cả thế giới chứ không riêng gì Hoa Kỳ.
NHỮNG TÊN TRÙM MA TÚY SA LƯỚI TẠI MỸ:
YE GON: Một doanh nhân Mexico gốc Tàu bị buộc tội buôn lậu ma túy bị hồi năm 2007 tại Mỹ. Trước khi bị bắt một vài tháng trước, nhà chức trách thu giữ 205 triệu USD tiền mặt tại nhà riêng của Ye Gon ở thủ đô Mexico City của Mexico. Các công tố viên Mỹ cáo buộc Ye Gon cùng băng đảng nhập cảng hóa chất từ Đại Lục để sản xuất methamphetamine bất hợp pháp.
Kể từ năm 2009, Ye Gon bị giam giữ tại nhà tù tiểu bang Virginia. Chính phủ Mexico đã yêu cầu Washington dẫn độ Ye Gon về nước để chịu tội buôn bán ma túy và rửa tiền. Tuy nhiên luật sư Smith lập luận rằng, thân chủ của mình có thể bị tra tấn hoặc bị giết chết nếu bị đưa trở về Mexico.
GASTELUM SERRANO: Giới chức Mexico ngày 12/4 thông báo đã tóm cổ được trùm ma túy Cesar Gastelum Serrano tại Cancun, hắn một tên trùm ma túy vô cùng quan trọng trong mạng lưới cung cấp ma túy cho băng nhóm Sinaloa qua các nước Trung Mỹ. Khi bị bắt giữ, Gastelum đang đi một mình, mang trong người một khẩu súng ngắn và khoảng 700 gram ma túy. Chính phủ Mỹ đã liệt Gastelum vào danh sách đen những tên trùm ma túy nguy hiểm từ cuối năm 2014.
JAVIER FELIX: 37 tuổi là trùm của “Tổ chức Arellano Felix”, một trong 3 tập đoàn buôn lậu ma túy lớn nhất ở Mexico và là nguồn cung cấp cocain tuồn vào Mỹ, hắn đã bị lực lượng chống ma túy của Hoa Kỳ phối hợp cùng Mexico tóm cổ ngoài khơi vùng biển Baja California ngày 14/8. Cùng bị bắt với Javier Felix còn có 11 khác trên chiếc thuyền đánh cá Dock Holiday.
Javier là một trong những kẻ sát nhân tàn nhẫn nhất vì hắn đã gián tiếp gieo rắc cái chết trắng cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới, Micheal Braun - Đội trưởng đội chống ma túy của Mỹ - cho biết, Washington đã treo giải thưởng 5 triệu USD cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ được Javier Felix. Hắn và đồng bọn bị đưa ra xét xử tại San Diego với các tội danh nhập lậu và phân phối các chất ma túy vào Mỹ, những tên này có thể lãnh án chung thân và 300 triệu USD tiền phạt.
JOAQUIN EL CHAPO GUZMAN: Sinaloa Cartel, dưới sự dẫn dắt của ông trùm Joaquin El Chapo Guzmen trở thành tổ chức buôn lậu ma túy quyền lực nhất thế giới nhờ không ngại vùng tiền mua chuộc giới quan chức và thẳng tay đàn áp những băng đảng cạnh tranh, mạng lưới buôn lậu ma túy lâu đời và giàu có bậc nhất thế giới Sinaloa Cartel, chúng có thể gây ảnh hưởng tới cả giới chính trị, doanh nhân và cảnh sát.
Cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá Sinaloa Cartel là “tổ chức buôn lậu ma túy quyền lực nhất thế giới” với lợi nhuận hàng năm lên tới 3 tỷ USD, chủ yếu nhờ rửa tiền và bán đủ loại ma túy từ cocaine, cần sa, ma túy tổng hợp. Guzman thuê băng đảng Guadalajara của Mexico thực hiện nhiệm vụ đưa ma túy vào Mỹ qua biên giới với thù lao là những gói cocaine.
Jack Riley, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Ma túy Mỹ (DEA), đánh giá Guzman là một thiên tài lãnh đạo. Sinaloa Cartel hiện đang vươn chân rết tới Bắc Mỹ, bám rễ tại châu Âu, Australia, Tây Phi và cả Philippines. Bằng hàng loạt phi vụ buôn lậu ma túy cùng nhiều hành vi tội ác khác, Sinaloa Cartel mang về cho ông trùm Guzman khối tài sản lên tới 01 tỷ USD.
MỸ - MEXICO PHỐI HỢP ĐÁNH SẬP NHIỀU ĐƯỜNG HẦM BÍ MẬT VẬN CHUYỂN MA TÚY VÀO MỸ:
Cảnh sát Mexico cho biết, họ đã phát hiện một đường hầm dai khoảng 730m được dùng để vận chuyển ma túy tại tiểu bang California giáp biên giới Mexico. Đường hầm này được xây dựng rất tinh vi có thang máy, hệ thống đèn, đường ray chạy điện để và hệ thống thông gió. Bên trong đường hầm, đặc vụ liên bang Mỹ tìm thấy khoảng 1,4 tấn ma túy, trị giá hàng chục triệu USD. Theo cảnh sát, đường hầm này nối liền một ngôi nhà ở thành phố biên giới Tijuana của Mexico với một khu thương mại ở thành phố San Diego thuộc tiểu bang California.
Theo thống kê, chỉ trong vòng 5 năm qua, trên toàn tuyến biên giới Mỹ - Mexico đã phát hiện khoảng 8o đường hầm bí mật, chủ yếu là  tiểu bang California và Arizona. Cảnh sát cho biết, họ đã phát hiện một đường hầm có chiều dài 400m ở khu vực biên giới Mỹ - Mexico và đó cũng là đường hầm buôn lậu ma túy đầu tiên được phát hiện trong hơn 10 năm qua ở Calexico, cách thành phố San Diego 120 dặm về phía Đông. Theo cảnh sát Mỹ, bọn buôn ma túy đã chi 240.000 USD để mua bất động sản ở Calexico, xây một căn nhà 3 phòng ngủ trị giá 86.000 USD vào tháng 12/2015 che lối vào đường hầm nằm ở phía Bắc Calexico, tiểu bang California.
Theo cảnh sát biển Mỹ, ngày 18/7/2015 đã chận một tàu ngầm mini ngoài khơi bờ biển tiểu bang El Salvador. Nhưng đây không phải là một tàu ngầm thông thường mà nó tên gọi là “tàu ngầm Narco” đã chở khoảng 7,2 tấn ma túy đủ loại trị giá khoảng ¼ tỷ USD.
TỔNG THỐNG D.TRUMP NHẬP CUỘC:
TT D. Trump muốn tử hình tội phạm buôn bán ma túy. TT Trump nói với ông Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions rằng, những kẻ phân phối bất hợp pháp chất Fentanyl cần phải tuyên án tử hình. Ngày 20/8, TT D.Trump chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh bằng dòng twitter gay gắt: “Thực sự quá quắt khi chất ma túy tổng hợp heroin Fentanyl tràn vào hệ thống bưu cục Mỹ từ Trung Quốc. Chúng ta có thể và cần phải chấm dứt tình trạng này ngay!”
TT Trump kêu gọi Thượng viện Mỹ thông qua đạo luật tăng cường phòng chống chất gây nghiện (STOP Act) và kiên quyết ngăn chận chất độc này, giết chết con cháu chúng ta và hủy hoại đất nước chúng ta! Ông viết trên Twitter: “Không trì hoãn thêm nữa!”
Đây không phải là lần đầu tiên, TT Trump tỏ thái độ quyết liệt với vấn đề xử lý tội phạm buôn bán ma túy bằng án tử hình, nhằm chống lại cuộc khủng hoảng chất gây nghiện. TT Trump muốn áp dụng án tử hình trực tiếp cho những trưòng hợp buôn bán Fentanyl trái phép và gây ra cái chết cho người mua.
Fentanyl là một trong những chất ma túy nguy hiểm và mang lại lợi nhuận lớn nhất. Chất độc này mạnh hơn heroin 50 lần và được nghiên cứu để sử dụng như một loại “vũ khí hóa học” – Bloomberg Businessweek đưa ra hồi tháng 5/2018. Chất này gây ra nhiều cái chết hơn bất kỳ loại chất gây nghiện khác, kể cả heroin bởi nó rất dễ bị sử dụng quá liều. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quốc gia về lạm dụng ma túy Mỹ, Fentanyl và các chất “họ hàng” của nó đã giết chết khoảng 29.000 người Mỹ.
MA TÚY “MADE IN CHINA” BIẾN CON NGHIỆN THÀNH ÁC QUỶ:
Nguồn tin Reuters, ngày 16/8/2016, viên cảnh sát ở hạt Martin Country, Florida khi được tin cấp báo một vụ bạo động tại một ngôi biệt thự ở Tequesta, Florida. Một cảnh tượng rùng rợ khủng khiếp đang diễn ra trước mắt ông ta: “Một thanh niên lực lưởng đang đè lên một người đàn ông, đầu cúi xuống, miệng phùng ra, gặm từng miếng thịt trên mặt nạn nhân nằm bất động trên vũng máu mặc cho thanh niên ăn thịt mình. Bên cạnh nạn nhân là xác một thiếu nữ cũng nằm trên vũng máu. Cảnh sát phải dùng tới quân khuyển K9 tấn công dữ dội mới khống chế được hắn.
Hung thủ tên Austin Harrouff 19 tuổi, là sinh viên đại học Florida, xuất thân của anh ta từ một gia đình trí thức, thân phụ là nha sĩ, tánh tình hòa nhã. Nhưng không hiểu vì sao cậu ta lại biến thành ác quỷ, một thứ zombi? Các chuyên gia về độc chất cho rằng, chính là Flalka, nguyên nhân gây ra cho Austin Harrouff thành quỷ sống ăn thịt người. Chất độc này sản xuất từ Đại Lục bị đưa vào miền nam Florida từ năm 2014 và tạo thành một thứ dịch tệ kinh hoàng cho thanh thiếu niên.
Một trường hợp khác, Michael Daniel chàng sinh viên 22 tuổi sống ở Waco, bang Texas đã bị bắt giam sau khi có hành vi quái đản. Những người bạn cùng phòng đã phải gọi cảnh sát cầu cứu và cho biết Daniel đang lên cơn điên loạn tấn công họ. Anh ta gầm gừ rồi sủa như một con chó, rồi chạy rượt đuổi như muốn ăn thịt họ.
Sau đó, Daniel quay trở về và lôi con chó của người bạn cùng nhà ra sân đánh đập và siết cổ con chó Vaatj tới chết, rồi bắt đầu cắn xé thịt con chó ra từng mảnh để ăn. Khi cảnh sát đến nơi, Daniel vẫn còn la hét điên loạn, trong khi anh ta đang ngồi bên xác con vật với máu và lông chó bám đầy quanh miệng. Các chuyên viên về độc chất cho rằng, Daniel đã phê ma túy K-2 một loại ma túy tổng hợp có xuất xứ từ Đại Lục. Daniel tưởng mình là một con chó và đang bị đồng loại truy sát, nếu không giết chúng thì sẽ bị chúng ăn thịt mình.
KẾT LUẬN:
Để đối phó triệt để với “mặt trận ma túy” do Tàu Cộng phát động trên lãnh thổ toàn nước Mỹ. Tôi hoàn toàn ủng hộ TT D. Trump đề nghị án tử hình những tên trùm ma túy (Drug Cartels) bị sa lưới pháp luật, vì đó là tổ chức giết người khủng khiếp. Mặt trận ma túy không có khói súng, chỉ có khói ma túy, nó gây nên cái chết thầm lặng và chết từ từ cho những con nghiện sẽ là gánh nặng cho xã hội và ngân sách chính phủ phải chi gần 100 tỷ USD hàng năm để phá vỡ các đường dây chuyển vận ma túy.
Nước Mỹ cần phải học kinh nghiệm về các đạo luật chống ma túy vô cùng nghiêm khắc của Singapore. Pháp luật phù hợp với văn hóa thực thi pháp luật độc lập của Singapore, Luật lệ khắc nghiệt được áp dụng tuy tàn nhẫn, nhưng được cho là hoạt động tốt nhất để ngăn chận các tệ nạn xã hội như buôn bán ma túy và người sử dụng ma túy.
Theo đạo luật lạm dụng ma túy, các hình phạt quy định đối với việc sở hữu số tiền nhỏ từ phạt tiền lên tới $20.000 và tối đa là 10 năm tù giam. Theo đạo luật, “hình phạt tử hình” có thể được quy định, nếu bạn bị kết tội sở hữu bất kỳ điều nào được liệt kê sau đây:
            -Heroin: 15 gram trở lên.
-Cocaine: 30 gram trở lên.
-Morphine: 30 gram trở lên.
-Hashish: 200 gram trở lên.
-Methamphetamine: 250 gram trở lên.
-Cần sa: 500 gram trở lên.
-Thuốc phiện: 1,200 gram trở lên.
Hy vọng Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Jeff Sessions hãy suy nghĩ lại về đề nghị án tử hình những tên buôn bán ma túy bất hợp pháp của Tổng thống Donald Trump !!!

      Tổng hợp & Nhận định
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
            21/10/2018


TC có chạy cũng không theo kịp nước Mỹ


Tham vọng ‘bá chủ’: Trung Quốc có chạy dài
cũng không với được đến nước Mỹ


2 September, 2018
Bài viết trên trang Bloomberg nhận định sẽ có ngày Trung Quốc trở thành siêu cường, nhưng chưa thể khẳng định Bắc Kinh sẽ có thể vượt mặt Mỹ trong mọi lĩnh vực.
Trong cuốn “Binh pháp Tôn Tử” được viết từ hơn 2.500 năm trước, Tôn Tử, nhà chiến lược gia kiệt xuất của Trung Quốc đã viết: “Muốn tranh đấu, thì trước hết cần tính đến cái giá phải trả”.
Là một siêu cường, hẳn nước Mỹ hiểu rất rõ rằng việc trở thành một siêu cường tốn kém đến nhường nào. Sự tốn kém ấy đến từ cái giá nước này phải bỏ ra để duy trì lực lượng quân đội hùng mạnh, dẫn đầu về ngoại giao, và để viện trợ cho các quốc gia khác nhằm ‘tạo quan hệ’.
Như vậy, nếu Trung Quốc càng mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, thì gánh nặng trên vai họ sẽ càng tăng lên.
Đúng là Bắc Kinh sở hữu nguồn ngân sách lớn, nhưng nước này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và tài chính cả trong và ngoài nước. Và nếu những vấn đề trong nước vượt quá tầm kiểm soát, thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khó lòng đạt được những tham vọng ‘siêu cường’ của mình.
Vậy Trung Quốc đang muốn trở thành siêu cường như thế nào? Một điều chắc chắn là Bắc Kinh muốn thống trị châu Á, và biến khu vực này thành sân sau của mình. Ở cấp độ khu vực như thế, thì tốc độ tăng trưởng về kinh tế, dân số và chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng vượt Mỹ vào năm 2030.
Tuy nhiên, trở thành một cường quốc trong khu vực không giống như trở thành một siêu cường trên quy mô toàn cầu.
Theo bà Alice Lyman Miller, học giả về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, định nghĩa “siêu cường” từng được đưa ra để miêu tả Đế quốc Anh, Liên Xô và Mỹ có nội dung như sau:
“Một quốc gia được gọi là ‘siêu cường’ có khả năng phô trương sức mạnh và ảnh hưởng tới bất cứ nơi nào trong phạm vi toàn thế giới, và có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới trong cùng một thời điểm”.
Nghĩa là, một quốc gia cần có sức mạnh vượt trội hơn hẳn so với các nước khác trong cả lĩnh vực kinh tế, quân sự, và quyền lực mềm (chính trị và văn hóa).
Sức mạnh kinh tế
Trung Quốc hiện đã là một siêu cường về kinh tế. Xét về sức mua tương đương (PPP) – tỉ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước – thì Trung Quốc hiện nay đã vượt hẳn Mỹ. Trung Quốc sẽ còn nới rộng khoảng cách này, bởi họ có số lao động và số người tiêu dùng đông đảo hơn Mỹ. Có lẽ trong tương lai họ sẽ còn giàu hơn hiện tại.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ đánh giá quy mô của một nền kinh tế dựa vào sức mua trong nước. Không chỉ mua hàng hóa, các siêu cường còn phải phân bổ ngân sách để mua các căn cứ quân sự và ảnh hưởng ở nước ngoài.
Trong khi đó, số tiền Trung Quốc đầu tư vào các quốc gia khác trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường để kết nối với các thị trường nước ngoài chỉ là đồng USD, với sức mua tương đương như các quốc gia khác.
Tuy nhiên, nếu xét về mức tăng sức mua của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thông qua tăng trưởng GDP hàng năm theo đồng USD, mà không điều chỉnh theo mức lạm phát hay PPP, thì Trung Quốc dường như đang thua kém Mỹ.
Từ trước đến nay, lực lượng lao động đông đảo của Trung Quốc đã là bí quyết phía sau thành công vượt bậc của nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, do Bắc Kinh quyết định áp dụng chính sách một con, nên có thể nước này sẽ sớm mất đi “bí quyết” ấy. Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, dân số 1,4 tỉ người của Trung Quốc như hiện nay sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2023.
Trước viễn cảnh ấy, Trung Quốc đang tích cực tìm cách thúc đẩy những mục tiêu dài hạn của nền kinh tế nước này và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới, bằng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – dự án đầu tư nước ngoài được cho là tham vọng nhất trong lịch sử.
Theo đó, BRI đã bắt đầu nhiệm vụ kết nối thị trường lục địa Á-Phi-Âu thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất liền và trên biển.
Thông qua dự án này, Bắc Kinh đã có thêm được nhiều mối quan hệ, và những quốc gia phụ thuộc vào khoản vay của họ, mà nhiều chuyên gia gọi là “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc.
Tuy nhiên chính nhu cầu thúc đẩy các khoản đầu tư trải rộng này đã ngăn bước Trung Quốc trở thành siêu cường tiếp theo của thế giới trong tương lai gần.
Sức mạnh quân sự
Quân đội Trung Quốc đã có nhiều biến chuyển rõ rệt kể từ sau năm 1979. Họ đã được trang bị các loại vũ khí tiên tiến, và phát triển, sao chép hoặc mua các công nghệ chế tạo tên lửa và công nghệ tàng hình thiết yếu đối với một siêu cường của thế kỷ 21.
Hiện nay, ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc đang nhiều gấp 3 lần so với Nga, và nước này cũng đang dần thu hẹp khoảng cách về chi tiêu quốc phòng so với Mỹ.
Tuy Trung Quốc vẫn chưa sở hữu những đội tàu sân bay và những thiết bị giúp nước này phô trương sức mạnh ở mọi nơi trên thế giới, và vẫn chưa thể sản xuất động cơ phản lực tiên tiến nhất, nhưng sức mạnh quân sự của nước này trong khu vực đã khiến Mỹ bắt đầu thay đổi những tính toán của họ trên Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Đáng chú ý nhất là khả năng cân đối chi tiêu quốc phòng so với GDP của Trung Quốc, ngay cả khi khoản chi tiêu quốc phòng tăng lên gấp nhiều lần, từ 19 tỉ USD trong năm 1989 lên 228 tỉ USD trong năm 2016.
Tuy nhiên, so với tổng GDP hàng năm, thì khoản chi tiêu này luôn ở mức dưới 2%. Xét về chi tiêu chính phủ thì gánh nặng này đã giảm đi còn 1/3 so với trước đây.
Trong một số lĩnh vực như việc sở hữu hoặc xuất khẩu các máy bay không người lái (UAV) hạng nặng, thì Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ. Lực lượng hải quân của Bắc Kinh cũng đang phát triển rất nhanh chóng.
Bằng cách tập trung vào một số lĩnh vực như công nghệ tàu ngầm và tên lửa, Trung Quốc đã đạt được tương quan về lực lượng với Mỹ, và chỉ với chi phí khá thấp.
Tuy nhiên, xét về các loại khí tài quân sự hạng nặng như tàu sân bay, thì Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đuổi kịp Mỹ. Nhưng Trung Quốc đang nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và các công nghệ mới như tên lửa siêu thanh hay trí thông minh nhân tạo để trở thành đối thủ của Mỹ, và thậm chí cả Nga.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng bằng các căn cứ quân sự tại nước ngoài, cạnh tranh với nước Mỹ hiện có 516 cơ sở quân sự tại 41 quốc gia trên thế giới, trong đó có 42 căn cứ quy mô lớn hoặc trung bình. Năm ngoái, Trung Quốc đã thành lập căn cứ đầu tiên ở Djibouti – quốc gia châu Phi hiện đang mang nợ Trung Quốc.
Tuy nhiên, ảnh hưởng chính của Trung Quốc vẫn chủ yếu là ở trong khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng đang nỗ lực tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương, nhưng có lẽ con đường tiến đến vị trí siêu cường của nước này vẫn còn khá xa.
Quyền lực mềm
Một yếu tố quyết định việc Mỹ là một siêu cường sau Chiến tranh Lạnh là mạng lưới đồng minh trên toàn thế giới của nước này. So với Mỹ, thì Trung Quốc có khá ít đồng minh chính thức, ngay cả trong ‘sân nhà’ châu Á.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tìm kiếm những con đường khác nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này trên thế giới. Từ một quốc gia hầu như mờ nhạt trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) 20 năm trước, ngày nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia có đóng góp lớn nhất về lực lượng trong nhiệm vụ này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng mạnh tay đầu tư hơn 10% cho tổng ngân sách của LHQ, nhiều thứ 2 sau Mỹ (28,5%).
Bên cạnh đó, quyền lực mềm và quyền lực chính trị của một quốc gia còn phụ thuộc vào các hoạt động ngoại giao của quốc gia đó ở nước ngoài. Số nhân viên ngoại giao của Trung Quốc khá nhỏ, nhưng con số này đang tăng dần lên theo các năm. Ngân sách dành cho ngoại giao của Bắc Kinh sắp sửa gấp đôi so với thời điểm ông Tập trở thành lãnh đạo hồi năm 2013.
Mặc dù vậy, ngân sách 9,5 tỉ USD của Trung Quốc vẫn thấp hơn rất nhiều so với số tiền Mỹ bỏ ra cho các hoạt động này – dù chính quyền ông Trump đã cắt giảm khoản này xuống còn 37,8 tỉ USD vào năm 2019.
Văn hóa cũng là một yếu tố giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump vô hình chung đã nâng cao hình ảnh Trung Quốc trong vị thế của nhà lãnh đạo mới ủng hộ mở cửa biên giới và thương mại tự do. Thế nhưng Bắc Kinh vẫn thua kém Mỹ về ảnh hưởng văn hóa, kể cả trong khu vực láng giềng.
Nói đến công nghệ, Trung Quốc không hề giấu giếm ý định chiếm lĩnh ngôi vị bá chủ của Mỹ và trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới với sáng kiến “Made in China 2025”. Tương tự, Bắc Kinh cũng muốn soán ngôi Mỹ trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo vào năm 2030.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng phát biểu hồi năm ngoái: “Quốc gia nào đi đầu về trí thông minh nhân tạo sẽ trở thành bá chủ thế giới”. Điều đó hoàn toàn khả thi, đặc biệt là khi Trung Quốc đang vượt qua Mỹ trong lĩnh vực siêu máy tính.
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh còn tiếp tục phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất chip máy tính của Mỹ thì tất nhiên là nước này vẫn chưa thể đạt được tham vọng của mình trong thời gian tới.
Chắc chắn sẽ có ngày Trung Quốc trở thành một siêu cường và có ảnh hưởng lớn tới việc định hình thế kỷ 21. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định Trung Quốc sẽ “vượt mặt” Mỹ trên mọi lĩnh vực.
Bắc Kinh vẫn còn phải vượt qua một con đường dài để đạt được tham vọng của mình, và họ không thể chỉ dựa vào sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ trong 20 năm qua. Dân số đang già hóa và suy giảm nhanh chóng có thể là nguy cơ lớn nhất đối với tham vọng của Trung Quốc.
Trước đây, khi Washington từng ở trong cùng hoàn cảnh như Bắc Kinh hiện nay, họ đã phải tìm cách gia tăng dân số lên gấp 3 lần để chiếm được ngôi vị bá chủ thế giới của Đế quốc Anh.
Theo Soha


Donald Trump muốn Trung Quốc “nếm đủ đau đớn”


Donald Trump muốn Trung Quốc “nếm đủ đau đớn”

24 October, 2018
Tổng thống Donald Trump chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ nương tay với Trung Quốc, bất chấp cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề G-20 đang được thu xếp.
Business Insider, Australia ngày 22/10 đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump không có ý định giảm căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Thay vào đó, ông chủ Nhà Trắng muốn có thêm thời gian để các nhà lãnh đạo Trung Quốc trải nghiệm “cảm giác đau đớn hơn” từ các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ.
Donald Trump sẽ không nương tay
Axios.com, một công ty truyền thông trích dẫn 3 nguồn tin giấu tên nói rằng, Donald Trump muốn Trung Quốc phải “đau đớn” nhiều hơn, biện pháp thuế quan của ông sẽ còn kéo dài và Washington có nhiều đòn bẩy khác trong đàm phán thương mại Trung – Mỹ.
Chính phủ Hoa Kỳ đã đánh thuế từ 10% đến 25% với khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD.
Cuộc gặp dự kiến giữa ông chủ Nhà Trắng với người đứng đầu Trung Nam Hải dự kiến sẽ diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 11 này, tại Buenos Aires, Argentina, sẽ khó có tiến triển nào nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại.
Cùng với ngưỡng sụt giảm mới của thị trường chứng khoán Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng GDP nước này cũng đã giảm xuống còn 6,5% trong 9 tháng đầu năm 2018.
Tuy nhiên, tác động từ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ thay vì làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ, nó lại làm tăng tỉ lệ xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, tỷ lệ nhập siêu của Trung Quốc với hàng hóa Mỹ giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này có khả năng phản ánh tác động từ các biện pháp trả đũa của Trung Quốc.
Kết quả là thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng, tổng cộng lên tới 307 tỷ USD trong 12 tháng, tính đến tháng 9/2018, thiết lập một kỷ lục mới. [1]
Dường như giảm thâm hụt thương mại chỉ là cái cớ, ngăn chặn Trung Quốc xưng bá toàn cầu và soán ngôi vị số 1 của Hoa Kỳ mới là mục tiêu thực sự, lâu dài của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc lúng túng đối phó
South China Morning Post ngày 22/10 cho biết, trong vòng 2 tháng qua nhóm chuyên gia tư vấn ổn định tài chính Trung Quốc đã tiến hành phiên họp thứ 10 để tìm giải pháp đối phó với cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.
Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã chủ trì phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban Phát triển và ổn định tài chính hôm thứ Bảy 20/10, với chuyên đề giải quyết các rủi ro tài chính.
Ông Lưu Hạc được giao phụ trách ủy ban này từ tháng 7, tổ chức cuộc họp chuyên đề đầu tiên ngày 24/8. Thông tin chi tiết về các cuộc họp trên không được tiết lộ.
Nhà nghiên cứu kinh tế Ngân hàng Natixis, Pháp, Xu Jianwei nhận định:
Mức độ lo lắng trong giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc là 100% . Nhưng ông không nghĩ rằng họ đã tìm được giải pháp tốt, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có thể phá sản trong quá trình này.
Website Ủy ban Phát triển và ổn định tài chính cho biết, cuộc họp hôm thứ Bảy đã dẫn đến nhận thức chung rằng:
Chính sách kinh tế của Trung Quốc cần tạo ra một “khung tam giác hỗ trợ”, bao gồm lập trường chính sách trung lập về tiền tệ; khu vực doanh nghiệp sôi động; một thị trường chứng khoán vận hành tốt.
Đặc biệt các ngân hàng không nên “ngừng, cắt, thu hồi hoặc đình chỉ” các khoản vay của các doanh nghiệp nhỏ, các công ty tư nhân.
Cuộc họp này diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Dịch Cương, Ủy ban Điều tiết ngân hàng – bảo hiểm Quách Thụ Thanh, Chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Lưu Sĩ Dư công khai lên tiếng trấn an dư luận khi chứng khoán Trung Quốc tiếp tục sụt giảm.
Trong khi đó các chuyên gia kinh tế hàng đầu mà Bắc Kinh tham vấn giải pháp đối phó với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, phần lớn đều phát biểu “có chọn lọc”, để tránh làm ảnh hưởng đến các ông chủ của mình.
Một số chuyên gia khác thì không đủ cơ sở nghiên cứu hoặc đưa ra những bình luận phục vụ cho lợi ích của các nhà bảo trợ.
Trung Quốc có hơn 500 viện nghiên cứu (think tank), còn Mỹ có 1800. Phần lớn các cơ quan nghiên cứu ở Trung Quốc là do chính phủ đài thọ.
Tuy nhiên những năm gần đây, việc tài trợ cho các tổ chức nghiên cứu ở Trung Quốc ngày càng dễ dàng hơn, khiến nhiều nhà nghiên cứu chủ trọng đến việc làm hài lòng các nhà tài trợ.
Họ cũng biết mình rất khó có thể gây ảnh hưởng lên các nhà hoạch định với các phát hiện của mình, không giống như ở Hoa Kỳ, nơi thành viên các tổ chức tư vấn, doanh nhân, thậm chí diễn viên có thể trở thành chính trị gia.
Để thúc đẩy các nghiên cứu về Hoa Kỳ và cải thiện khả năng hoạch định chính sách nhằm ngăn chặn hiệu quả cuộc tấn công của Tổng thống Donald Trump, Bộ Tài chính Trung Quốc đã thành lập liên minh 20 cơ quan nghiên cứu (think tank) vào tháng 7 vừa qua.
Tuy nhiên Giáo sư Li Zhongshang từ Đại học Nhân Dân, người từng làm việc với Ngân hàng Trung ương và Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia, nhận định:
Chia rẽ, giữ miếng và phục vụ các ông chủ trực tiếp nuôi mình là vấn đề kinh niên của các tổ chức nghiên cứu Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Li Guoqiang từ Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc nói với South China Morning Post:
Một số nhà nghiên cứu chỉ khai thác tài liệu trên mạng, họ không bao giờ thâm nhập thực tế. Vì vậy không ai có thể dựa vào những nghiên cứu như thế để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Nhà nghiên cứu Wang Huiyao, người sáng lập và là Chủ tịch của Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa, thành viên liên minh 20 cơ quan nghiên cứu do Bộ Tài chính thành lập, cho biết:
Chính sự hạn chế thị thực của Bắc Kinh cũng đã cản trở các nỗ lực của giới nghiên cứu để tìm hiểu cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ.
Bắc Kinh chỉ cho phép các chuyên gia chính sách của mình thực hiện các chuyến thăm ngắn hạn tới Hoa Kỳ, thông thường chỉ khoảng 1 tuần lễ.
Với khoảng thời gian này, họ không thể điều tra kĩ lưỡng và có các cuộc tiếp xúc chất lượng với các mối quan hệ ở Mỹ
Nguồn: giaoduc.net.vn

Quy Định Khám Xét Hành Lý Mới của TSA


Quy Định Khám Xét Hành Lý Mới của TSA
Bắt đầu từ mùa hè này, hành khách qua sân bay Mỹ bắt buộc phải bỏ riêng những món đồ sau ra khỏi hành lý

20 July, 2018
 Từ mùa hè này, hành khách đi qua các sân bay của Mỹ đối mặt với thủ tục kiểm tra an ninh chặt chẽ…
Hành khách tới các sân bay Mỹ sẽ đối mặt với thủ tục kiểm tra an ninh gắt gao hơn
Từ mùa hè này, hành khách đi qua các sân bay của Mỹ đối mặt với thủ tục kiểm tra an ninh chặt chẽ hơn như bắt buộc phải bỏ riêng các món đồ thực phẩm ra khỏi túi trước khi đưa vào máy quét an ninh.
Cục An ninh giao thông (TSA) cho biết, các loại thực phẩm gây khó khăn trong quá trình quét và đọc hình ảnh bên trong hành lý sẽ phải bị loại bỏ khỏi hành lý xách tay.
Quy định này được áp dụng tương tự như các quy định hiện hành đối với máy tính và các đồ điện tử loại lớn khác.
Giới chức an ninh cho biết, các tổ chức cực đoan như kh.ủ.ng b.ố Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn đang tìm mọi cách để tấn công các hãng hàng không dân dụng. Vì vậy, TSA buộc phải thực hiện động thái trên để phòng ngừa các mối đe dọa đó.
Theo TSA, các thủ tục kiểm tra an ninh mới vốn đã được thực hiện và làm thời gian chờ đợi kiểm tra an ninh dài hơn.
Mỹ: Cô gái hồn nhiên mang… bom từ Thế chiến II lên máy bay
Cô gái trẻ cho biết cô đã tìm thấy vỏ quả bom trong khi lang thang ở khu vực gần núi Dachstein tại Lower Austria và đã quyết định giữ nó làm quà lưu niệm.
Trên chuyến bay trở về Mỹ, một cô gái trẻ đã khiến nhân viên sân bay một phen phát hoảng khi lên máy bay với một quả bom từ Thế chiến II. Cô đã trình báo với nhân viên hải quan rằng mình tìm thấy quả bom này khi đang đi bộ ở dãy Alps, Áo và muốn giữ quả bom như một món đồ lưu niệm.
Khi các cán bộ hải quan hỏi rằng cô có mang bất kỳ thiết bị điện tử nào trong túi không, nữ hành khách 24 tuổi đã khiến cho nhân viên hải quan “tá hỏa” khi hỏi lại rằng vỏ quả bom từ Thế chiến II có được tính là đồ như vậy hay không.
Khi các nhân viên hải quan nhận ra thứ cô sắp mang lên chuyến bay từ sân bay quốc tế Vienna tới Mỹ là một quả bom, họ đã ngay lập tức ra lệnh sơ tán toàn bộ sân bay.
Cô gái trẻ cho biết cô đã tìm thấy vỏ quả bom trong khi lang thang ở khu vực gần núi Dachstein tại Lower Austria và đã quyết định giữ nó làm quà lưu niệm.
Thậm chí, cô còn nói với các nhân viên hải quan rằng mình đã rửa sạch nó trong phòng khách sạn nơi co ở để không làm bẩn vali. Đại diện phía cảnh sát, ông Walter Schwarzenecker, cho biết rằng các chuyên gia xử lý bom đã được điều động ngay lập tức khi vụ việc xảy ra. Tuy nhiên, ngay sau đó phát ngôn viên của Sân bay Quốc tế Vienna, ông Peter Kleemann, khẳng định thiết bị này là một vỏ đạn trong Thế chiến thứ II, không còn khả năng sát thương và không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, cảnh sát vẫn đóng cửa tạm thời các bộ phận của nhà ga và khoang hành lý để đề phòng các trường hợp xấu nhất và các chuyên gia đã tiến hành điều tra món đồ đáng ngờ này.
Theo truyền thông địa phương, món đồ này là một viên đạn pháo xe tăng 7.5.
Cô gái trẻ này có lẽ sẽ không bao giờ quên được món quà lưu niệm “nhớ đời” của mình khi bị phạt gần 6,700 đô la cho hành động ngớ ngẩn này.
Phan Ngân – Theo  (Minh Thành dịch)