Thursday, November 15, 2018

ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH-Hoa Đàm-Pháp Lữ Đồng Hành

ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH-Hoa Đàm-Pháp Lữ Đồng Hành


Vì tôi là đàn bà! - Trần Yên Hạ


Vì tôi là đàn bà!
Trần Yên Hạ

Gửi người đàn ông đang ở bên cạnh tôi. Người mà từ bây giờ và cho đến ngày đi về bên kia thế giới sẽ không thể rời xa tôi.
 
 – Tôi mới cắt một kiểu tóc đắc ý nhất, đi qua đi lại nhiều lần trước mặt ông. Không biết mắt ông có bị “quáng gà” và cổ họng ông có bị “tắt nghẽn lưu thông” không mà sao chẳng thấy ông có ý kiến gì cả. Tôi muốn ông nhìn và nói một câu gì đó (dĩ nhiên là khen ngợi) về mái tóc mới của tôi. Ông không nói, chiều nay tôi có kiếm chuyện gây sự với ông, đừng có thắc mắc. Vì tôi là đàn bà!

– Tuần trước, khi đi dự tiệc cưới con của người bạn, tôi mặc một chiếc áo dạ hội lộng lẫy và mang đôi giày mới toanh rất hợp thời trang, thế mà ông thản nhiên lái xe đến nhà hàng, không hề có biểu hiệu nào biết là tôi đang mặc áo mới và mang giày mới. Tức quá tôi phải lên tiếng hỏi ông, chiếc áo tôi mặc hôm nay có đẹp không, ông chỉ nhìn lướt qua và nói “thì trông cũng giống như những chiếc áo khác”. Vậy thì, ông đừng có ngạc nhiên tại sao hôm đó tôi lại cau có tại bàn tiệc. Vì tôi là đàn bà!

– Khi đi nhà thờ hoặc dự tiệc tùng, tôi rất khó chịu khi thấy những “món” trên người ông chẳng “match” với nhau. Thí dụ: áo sơ mi xanh, cà vạt màu đỏ đậm, suite màu nâu. Tôi mà không nhắc nhở ông từng ngày, chắc có lúc thiên hạ sẽ lăn bò ra cười vì cái kiểu y phục đủ màu sắc, giống mấy chú hề trong gánh xiệc của ông. Vậy mà ông cứ than phiền rằng tôi khó tính hay chú ý những điều nhỏ nhặt. Ông có biết tại sao tôi lại tỉ mỉ như thế không? Vì tôi là đàn bà!

– Ngày sinh nhật của tôi, ông hỏi muốn đãi tiệc hay thích món quà gì. Tôi trả lời “không cần thiết”, nhưng thật ra trong lòng rất vui và hồi hộp chờ đợi những bất ngờ mà ông sẽ dành cho tôi trong giờ phút chót. Vậy mà ông im re luôn. Tại sao ông lại thật thà đến thế? Nếu ngày đó chén đũa có xao động, con chó của ông có bị đá đít, la oang oảng, thì ông cũng đừng lấy làm lạ. Vì tôi là đàn bà!

– Khi ngồi xe với ông, thật sự tôi không bao giờ an tâm, lúc nào cũng phải nhắc nhở ông về tốc độ, vì không muốn ông bị lãnh giấy phạt (chắc ông chưa quên, năm vừa rồi ông đã phải đóng tiền phạt đến hai lần). Khi tìm không ra nhà của một người nào đó, tôi đề nghị ông dừng lại gọi điện thoại để hỏi đường thì ông nạt ngang “có lạc đâu mà phải hỏi”. Nhưng cuối cùng thì sao?… ông cũng phải gọi chủ nhà để nhờ chỉ đường. Lúc đó, ông lại đổ thừa, tại tôi nói lung tung làm ông bực mình, bị chia trí nên mới lạc. Thật ra, nếu ông chịu nghe tôi thì đã không bị trễ hẹn. Tôi nghĩ, nếu nhờ người ta chỉ đường thì cũng đâu có gì gọi là mất mặt, sao ông lại cứ thích làm “anh hùng rơm”. Tôi không muốn bị phạt và mất thì giờ vì đi lạc, nên mới góp ý với ông. Thật ra, tôi cũng có lỗi, vì không chịu “điều chỉnh âm thanh” vừa đủ nghe, nên có phần gây tổn thương cho cái lỗ nhĩ của ông. Xin ông thông cảm…Vì tôi là đàn bà!

– À, cái nầy mới lạ, ông cũng biết đọc, biết viết chứ có mù chữ đâu mà lúc nào đi mua hàng cũng trật lất. Bất cứ tiệm nào, hàng hóa cũng được để đúng nơi, đúng chỗ. Vậy mà mười lần hết tám, khi tôi nhờ ông mua món gì, nếu không sai thì cũng đắt hơn. Không đắt thì cũng gần quá hạn. Như thế… nếu tôi không cằn nhằn mới là chuyện lạ. Vì sao? Vì tôi là đàn bà!

– Tôi không bao giờ hiểu được tại sao ông cứ lặp đi lặp lại, mình là vợ chồng chứ đâu phải thời bồ bịch mà tôi cứ đòi được chiều chuộng, được khen ngợi. Tôi thật sự tức tối khi ông chê tô phở ở nhà không ngon bằng Phở Hòa, Bún bò thua nhà hàng Ngự Bình… Lúc chưa lấy nhau, tôi chỉ đãi ông một dĩa xà lách mà ông ca tụng hết lời và ly nước chanh tôi pha chua lè vì quên bỏ đường, ông cũng uống không còn một giọt lại còn gật gù bảo rằng sao nó ngọt lạ kỳ! Tôi nhắc lại để ông nhìn ra sự thật phũ phàng, thì ông gạt ngang, hỏi tôi sao cứ kiếm chuyện. Vì tôi là đàn bà!

– Mỗi lần ông la ơi ới “cái kềm đâu rồi?” hay “có thấy cái đồ khui ở đâu không?” là áp huyết tôi lại bắt đầu tăng. Tôi đã nói hàng trăm lần, lấy cái gì ở đâu thì để lại chỗ đó, lúc nào cần khỏi phải tốn công tìm kiếm. Vậy mà ông có để ý đâu. Bực bội nên tôi phải gắt gỏng “ông có thể bỏ cái tính thiếu ngăn nắp, mất trật tự của ông được không?” thì ông lại bảo tôi lắm mồm, khó tính vậy. Ông có biết vì sao không? Vì tôi là đàn bà!

– Cuối cùng ông nên nhớ điều nầy, tôi muốn trong mắt ông chỉ có tôi là đẹp nhất, dịu dàng nhất, thương yêu ông nhất cho dù ông có biết bao tính xấu. Bởi vậy, khi ra đường tôi không muốn ông nhìn và khen ngợi người phụ nữ khác. Bây giờ tôi có mập một chút hay tôi có gầy gò, hốc hác so với thời con gái, cũng vì tôi phải tận tụy chăm lo cho con, cho chồng–tức là ông đó. Nếu tôi có bực bội, giận dỗi vì cái tật liếc ngang, liếc dọc của ông, thì đừng hỏi tại sao. Không lẽ, cái lý do đơn giản như thế mà ông cũng không biết. Và cũng chính vì vậy mà bao năm qua tôi và ông đã phải “nội chiến từng ngày”. Ông đừng có giơ hai tay lên trời rồi nhăn mặt bứt tóc, bứt tai than thở “sao lúc nào bà cũng sẵn sàng gây hấn với tôi”. Vì tôi là đàn bà!

* * *

Bạn thân mến,
 
Trên đây là những gì mà cô bạn của người viết muốn nhắn với ông chồng của cô. Không những thế, cô còn “xin phép đại diện cho phe phụ nữ để nói lên những điều cần phải nói với hy vọng các ông chồng sẽ nhìn ra những sai sót của mình mà tự điều chỉnh lại để các bà vợ khỏi phải cong cớn biện minh “Vì tôi là đàn bà!…”

Người viết nghĩ rằng, trong đời sống vợ chồng, không ít các ông không hiểu hoặc không muốn hiểu những điều mà theo họ rất nhỏ nhặt, chẳng đáng quan tâm, miễn là mình làm trọn nhiệm vụ người chồng, đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, không ngoại tình… là đủ. Có những điều đối với ông rất quan trọngnhư tình hình chính trị, kinh tế của Hoa Kỳ ra sao? Thế giới có diệt hết các phong trào khủng bố không? Những điều nầy đối với các bà nhiều khi chỉ là chuyện bao đồng. Bởi thế, hằng ngày có biết bao mâm cơm gia đình phải chịu cảnh tẻ nhạt. Chỉ cần một chút quan tâm, và vì tình yêu mà chúng ta cố gắng chấp nhận những điều không hợp ý mình một cách vô điều kiện, thì bảo đảm gia đình lúc nào cũng sẽ đầy ắp tiếng cười. Điều này có khó lắm không bạn?
Trần Yên Hạ




Đo Huyết Áp Đúng Cách – Bs Nguyễn Ý Đức


Đo Huyết Áp Đúng Cách – Bs Nguyễn Ý Đức

Mục đích của tự đo huyết áp
:

– Biết huyết áp của mình cao thấp là bao nhiêu, để thay đổi nếp sống, giữ gìn ăn uống và coi xem thuốc hạ huyết áp có công hiệu hay không;

– Cho bác sĩ hay kết quả đo huyết áp để bác sĩ điều chỉnh dược phẩm, duy trì huyết áp ở mức độ chấp nhận được;

– Để phòng tránh các hậu quả trầm trọng khi huyết áp đột nhiên lên cao, như tai biến não, heart attack, suy thận, khiếm thị do tổn thương võng mạc…

Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như giản dị, nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ý, để kết quả được chính xác.

Xin nhắc lại là huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.

Huyết áp thấp nhất vào ban đêm trong khi ta ngủ, cho tới khi ta thức dậy vào buổi sáng. Ngay sau khi ta đứng dậy rời khỏi giường và bắt đầu sinh hoạt thì huyết áp bắt đầu nhích lên tới cao độ vào buổi trưa. Tới nửa chiều thì huyết áp xuống dần cho tới tối.

Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục cao suốt ngày thì có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.

Một số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ thì huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà? Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết áp nào tốt?…



Xin lần lượt tìm hiểu.

Bao giờ thì đo và đo mấy lần trong ngày?

Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ gia đình sẽ cho ta hay là phải đo bao nhiêu lần trong ngày.

Thường thường có thể đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc hạ huyết áp hoặc ăn điểm tâm.

Không dưới 1 giờ sau khi vận động cơ thể, hút thuốc lá hoặc uống cà phê.

Nên nhớ là cần ngồi nghỉ thoải mái khoảng 10 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong phòng.

Không đặt máy đo ở cánh tay bị thương hoặc đang được truyền dịch tĩnh mạch.

Phụ nữ đã cắt bỏ một bên nhũ hoa bị bệnh, nên đo ở cánh tay phía bên kia;

Không đo huyết áp ngay sau khi vận động cơ thể hoặc đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần.

Ta có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần rồi một lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi máu đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần.


Làm gì trước khi đo?

– Đi tiểu dốc hết bầu tâm sự trước khi đo;
– Ngồi nghỉ khoảng dăm ba phút, không nói chuyện trước khi đo;
– Ngồi thoải mái trên một cái ghế có dựa lưng và dựa tay, hai chân thoải mái để xuống sàn nhà, không bắt chéo cẳng chân;
– Vén tay áo, đặt cánh tay lên mặt bàn, ngang tầm trái tim, bàn tay ngửa;
– Nhẹ nhàng quấn vòng bít (băng huyết áp) xung quanh phần trên của cánh tay trần. Quấn vừa chặt để ta vẫn luồn được ngón tay vào giữa vòng và da;
– Nhớ đặt phần dưới của vòng khoảng ½ cm trên nếp gấp của khủyu tay;


Có mấy loại máy đo huyết áp?

Có hai loại hiện đang rất phổ biến:

a- Loại máy bơm bằng tay, có kim đồng hồ chỉ số huyết áp trong khi ta nghe nhịp tim bằng ống nghe. Loại này dễ mang theo khi di chuyển, có sẵn ống nghe nhịp tim, giá tiền vừa phải từ 20- 30 Mỹ kim. Nhưng máy có vài điểm bất tiện là dễ hư, không chính xác, không thuận tiện cho người lãng tai vì phải nghe nhịp tim bằng ống nghe. Mà lão niên thì cũng hay nghễnh ngãng, kém nghe. 


b- Máy digital hiện nay phổ thông hơn, dễ đọc vì con số hiện trên màn ảnh, dễ sử dụng, tiện lợi cho người bị kém thính giác vì không phải nghe nhịp tim. Một vài loại máy có thể in kết quả, nhờ đó ta không phải ghi vào sổ tay. Máy có thể bơm căng bằng tay hay tự động, xả hơi thì tự động.

Bất tiện của máy trước hết là đắt tiền hơn, từ 40 tới 100 Mỹ kim; độ chính xác của máy thay đổi khi cơ thể cử động hay khi nhịp tim không đều; máy cũng cần cục pin để điều hành.


Dẫu xài loại nào thì ít nhất mỗi năm một lần, mang máy đo huyết áp tới nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm soát coi xem máy còn hoạt động tốt hay không.



Cách đo máy đo với ống nghe:

– Mang ống nghe nhịp tim vào hai tai;
– Đặt đĩa nghe nhịp tim của ống nghe vào phía trong của nếp gấp khuỷu tay;
– Lẹ làng bơm vòng băng cho tới khi vượt quá huyết áp tâm thu (S) thường lệ khoảng 30- 40 điểm. Bơm quá chậm có thể làm số đo sai lệch.
– Từ từ nhả van khoảng 2- 3 mmHg/ 1giây để không khí thoát ra. Nhả quá nhanh ta sẽ không đọc được kết quả.
– Trong khi không khí bắt đầu thoát ra thì tai để ý nghe nhịp tim xuất hiện. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên thì đó là huyết áp tâm thu.
– Tiếp tục từ từ thả không khí, khi không còn nghe tiếng tim đập thì lúc đó là huyết áp tâm trương.
– Ghi kết quả, huyết áp tâm thu trước rồi đến huyết áp tâm trương. 
Chẳng hạn 120/80 mmHg.
– Nếu muốn đo lại, nên đợi chừng vài ba phút rồi lại bơm hơi.

Thường thường nên đo ba lần, cách nhau 5 phút.
Nên đo ở cả hai cánh tay, bên nào có số đo cao thì lấy số đó làm kết quả chính thức.


Cách đo máy digital:

Máy có loại đo ở cổ tay hoặc cánh tay, đôi khi cũng đo được ở cổ chân.
– Đặt vòng bít vào cánh tay. Ấn nút điện khởi động máy.
– Bơm tự động sẽ bắt đầu đưa hơi vào vòng bít rồi từ từ nhả hơi.
– Đọc kết quả huyết áp trên màn hình và ghi kết quả.
– Muốn đo lại, đợi vài ba phút.

Nên dè dặt với kết quả từ các máy đo công cộng ở siêu thị, không được chính xác vì máy không được điều chỉnh và cũng vì vòng băng có thể không vừa với cánh tay của mình.

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới huyết áp?

Huyết áp có thể tạm thời thay đổi trong những hoàn cảnh sau đây:
– Khi ta ở trong tâm trạng lo âu căng thẳng thì huyết áp tăng lên đáng kể và sẽ trở lại bình thường sau khi ta thoải mái thư giãn. Vì thế khi đi khám bệnh huyết áp thường hơi cao hơn khi đo ở nhà vì nhiều người lúc đó cũng hơi emotion. Và cũng vì thế, nên nghỉ vài phút trước khi đo.
– Nghiên cứu cho hay trong khi đo mà ta nói chuyện với người khác hoặc với nhân viên y tế, huyết áp cũng lên cao. Vì thế nên giữ im lặng trong khi đo.
– Nhiệt độ xung quanh như phòng quá lạnh, mạch máu co lại cũng khiến cho huyết áp tạm thời nhích cao.
 Băng huyết áp quá nhỏ so với cánh tay có thể tăng huyết áp tới cả chục mmHg mà băng quá lớn lại cho số đo thấp hơn thường lệ.
– Khi đo, nên để cánh tay trực tiếp với băng huyết áp, vì nếu mặc áo, huyết áp có thể cao hơn thường lệ. Nhớ cất bỏ trang sức vướng víu cánh tay, cổ tay
– Đo huyết áp khi không ngồi nghỉ mấy phút có thể khiến cho huyết áp tâm thu tạm cao tới 10- 20mmHg.
– Vị thế ngồi khi đo cũng quan trọng. Khi đo, nên ngồi hết sức thoải mái trên ghế, dựa lưng vào thành ghế, để cánh tay trên chỗ dựa tay ngang tầm trái tim, hai bàn chân chạm mặt đất, chân để thẳng không bắt chéo. Chéo chân có thể làm huyết tăng vài ba độ; cánh tay thấp hơn tim tăng huyết áp tới 2 độ mà thấp hơn cũng giảm vài ba độ.
– Hút thuốc lá trước khi đo huyết áp sẽ cao hơn, vì chất nicotine trong thuốc là làm mạch máu co lại và sức ép của máu lên động mạch tăng. Vậy thì đừng hút thuốc lá trước khi đo.
 Rượu và cà phê cũng làm tăng huyết áp, vậy ta nên tránh trước khi đo huyết áp.
– Ăn quá no huyết áp cũng hơi nhích cao, ví thể chỉ đo trước bữa ăn hoặc sau đó vài giờ;
 Và nhớ trút hết bầu tâm sự trước khi đo, vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10- 15mmHg.
– Nhưng đừng đo huyết áp sau khi đại tiện, huyết áp sẽ cao vì đại tiện cũng là một activity.
– Một vài loại dược phẩm như thuốc chống cảm dị ứng, thuốc steroid, chữa viêm khớp, hen suyễn cũng khiến huyết áp lên cao.

Tóm lại, tự đo huyết áp cũng không lấy gì là khó, quý thân hữu nhỉ. Chì cần để ý tới các điều kể trên là có kết quả chính xác rồi.

Tuy nhiên, cũng xin đừng quên hẹn tái khám với bác sĩ theo đúng ngày hẹn để được theo dõi bởi nhà chuyên môn và cũng để tìm hiểu coi có biến chứng hay không.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.


Vùng Trời Quê Bạn- Phan Công Tôn


VÙNG TRỜI QUÊ BẠN
Phan Công Tôn

Năm 1998, khi trở lại Washington DC., tôi có dịp gặp lại một số đồng đội cũ, trong đó có Nguyễn Văn Phán, bạn cùng khóa và cùng đơn vị, và Lê Văn Khánh, vừa cùng khóa Thủ Đức, vừa cùng khóa Căn Bản Thủy Quân Lục Chiến tại Quantico, Virginia 1963. Gặp lại nhau, biết bao xúc động.

Cũng trong chuyến đi này, tôi còn tìm được địa chỉ chính thức, rõ ràng và thật sự ‘gặp lại’ một người bạn cũ mà đã hơn 30 năm nay hình ảnh của người bạn này đã chập chờn, ám ảnh và làm tôi ray rứt khôn nguôi.

Địa chỉ của anh là:
JOHN A. HOUSE II
Panel 22 E Line 87

‘Bức Tường Đá Đen, Washington, D.C.
(Bức tường đen DC 1998 với địa chỉ của Jack)


*

Năm 1963, Khóa chúng tôi gồm 5 người, tất cả đều là Thiếu Úy: Lê Văn Khánh, Lê Văn Cận, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Huấn và Phan Công Tôn (Trưởng toán).

Năm đó chúng tôi còn được may mắn với cái thú đi bằng đường hỏa xa, cuộc hành trình xuyên lục địa khởi đầu từ nhà ga San Francisco, California. Sau 3 ngày đêm, chúng tôi đến nhà ga thành phố Quantico, Virginia vào một buổi chiều nắng đẹp vào tháng 4 năm 1963. Thành phố Quantico nằm về phía Nam của D.C. vào khoảng 35 dặm, nơi đây có một số trường huấn luyện, đào tạo các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng minh về các Khóa Căn bản TQLC, các khóa Tham mưu và các khóa chuyên môn khác. Chúng tôi thuộc Khóa Căn bản Sĩ quan TQLC Hoa Kỳ.

Theo sự sắp xếp của Trường, có một số đông khóa sinh ra nhà ga đón chúng tôi trong đó có Jack, tức là John A. House, người bạn cùng phòng của tôi. Theo qui định của Trường, Jack có nhiệm vụ giới thiệu, hướng dẫn và giúp đỡ tôi về tất cả các sinh họat trong trường, kể cả việc học hành và các vấn đề liên quan ngoài xã hội, nhất là bước đầu bỡ ngỡ mới tiếp xúc với môi trường xa lạ.

Qua tiếp xúc và sinh hoạt mỗi ngày, nhất là cùng chung phòng, cùng sàng sàng tuổi nhau nên chúng tôi trở nên đôi bạn thân. Jack hiền lành, dễ dãi, tế nhị, chừng mực và chân thật. Tôi rất ngạc nhiên với cái tình cảm rất đôn hậu và rất gần gũi với Á đông của Jack; về sau tôi rất thích thú khi biết được Jack có một cô bạn gái tên là Amy, người Hạ Uy Di nhưng có gốc Nhật Bản và Amy là một cô giáo Tiểu học ở Oregon.

Jack bàn với tôi về kế hoạch của mình: sau khi mãn khóa, anh sẽ cùng tôi thay phiên lái xe về San Francisco. Chia tay nhau ở đó. Tôi trở về Việt Nam và Jack sẽ lên Oregon thăm Amy. Với kế hoạch này, bắt đầu tháng thứ 2 của khóa học, Jack xúc tiến biến cải cái xe truck đỏ của mình. Tôi góp ý với Jack về cái sơ đồ biến cái xe truck không mui của anh trở thành cái ‘mobile home’, nhất là làm sao phải có một cái giường thật thoải mái để thay nhau nằm nghỉ saunhững giờ lái mỏimệt trên chặng đường xuyên lục địa trở về miền Tây. Thế là Jack hì hục lao vào công việc, mỗi cuối tuần thay vì nghỉ ngơi hoặc đi chơi, Jack lái xe ra một cái shop ngoài Mainside để thực hiện công trình.

Công việc đang trôi chảy trong vòng hơn 1 tháng thì một hôm Jack rạng rỡ kéo tôi lên cafeteria của Trường để báo một tin vui: toàn bộ công trình cải tiến xe truck sẽ hủy bỏ, Jack sẽ tiếp tục theo học một khóa lái máy bay sau khi mãn khóa ở Quantico để trở thành một hoa tiêu trực thăng của Lực Lượng TQLC/HK và một tin rất ly kỳ và rất hấp dẫn là Amy sẽ rời Oregon để chuyển về Quantico dạy học và hai người sẽ làm đám cưới trong vòng hai tháng.

Đám cưới của Jack và Amy được tổ chức theo đúng chương trình đã dự trù tại thành phố Baltimore, Maryland trong vòng gia tộc và bạn bè thân thiết. Trong Trường, tôi là người bạn thân duy nhất được mời và đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được đóng vai chú rể phụ. Đám cưới được tổ chức rất ư là ‘ráp nối phi thuyền’ và rất ư là… Mỹ!

Tối thứ Sáu chúng tôi lên Baltimore tại một khách sạn đã dành sẵn cho tất cả mọi người của hai họ. Những người bà con sống ở các tiểu bang hoặc các thành phố lân cận sẽ lái xe về dự vào sáng hôm sau. Ngay cả cô dâu Amy cũng đến từ Oregon tối hôm thứ Sáu!

Đám cưới được tổ chức tại một nhà thờ vào buổi trưa Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 1963 và tiệc cưới tổ chức tại phòng khánh tiết của khách sạn chúng tôi đang ở vào buổi chiều.

Đặc biệt là chú rể và chú rể phụ đều trong bộ lễ phục trắng TQLC.

Sáng Chủ Nhật mọi người chia tay nhau ngay tại khách sạn với những ‘ôm hôn thắm thiết’ và những lời chúc an lành cho nhau. Mọi người xúm lại, phụ nhau khuân những món quà tặng chất đầy lên xe truck của Jack, những món quà đã được Jack lập danh sách liệt kê từ trước và cha mẹ, anh em, họ hàng và bè bạn đã tặng đúng theo nhu cầu của đôi vợ chồng mới.

Tôi lái xe truck của Jack, Amy và Jack ngồi bên cạnh, chúng tôi trở về Quantico. Khi đến Trường, tôi trở về khu Sĩ quan độc thân và sau đó Jack và Amy trở về nhà thuê cách Trường khoảng 5 dặm.

Theo qui định của Trường, sĩ quan nào lập gia đình phải thuê nhà riêng để ở, do đó Jack không còn là người bạn cùng phòng của tôi nữa.Tôi rất buồn vì điều này mặc dù tôi có một anh bạn cùng phòng mới, dĩ nhiên là không thân bằng Jack.

Khi còn ở chung với Jack, tôi đã tập cho Jack cái ‘French way’ của tôi, nghĩa là khi tôi rủ bạn đi ăn, tôi trả tiền cho bạn; và lúc nào có thể, bạn rủ tôi đi ăn, bạn trả tiền cho tôi. Tôi không thích cái kiểu đi ăn chung mà mạnh ai nấy trả tiền, cái kiểu ‘American way’, coi không có tình chút nào cả. Jack chịu nghe lời tôi và vui vẻ áp dụng cái ‘Ton's French way’, Jack thường chọc tôi như vậy!

Đến khi có vợ, ở riêng, cả Jack và Amy sợ tôi buồn nên cứ nài nỉ mời tôi ra nhà chơi, tôi tế nhị không muốn làm rộn cặp vợ chồng mới nhưng họ không chịu, do đó lâu lâu phải đi chơi chung. Chúng tôi làm một bộ ba thật là vui vẻ, đi ăn uống, xem phim, coi show, đi câu, đi picnic và có rất nhiều kỷ niệm trong mùa săn nai ở Virginia.

Vì thường đi chơi bộ ba nên Jack đề nghị một phương thức mới cho ‘Ton's French way’, Jack lý luận rằng, nếu luân phiên nhau đãi thì tôi bị thiệt thòi vì tôiphải đãi cho hai người, trong khi đó hai vợ chồng chỉ đãi một mình tôi; do đó Jack đề nghị cả ba người luân phiên đãi nhau cho công bằng. Cuối cùng tôi đành phải chấp thuận giải pháp ‘vui vẻ cả làng’ đó! Chúng tôi càng ngày càng thân nhau hơn: vui vẻ, hồn nhiên và thật sự thoải mái trong tình bạn.

Nhưng rồi ‘ngày vui qua mau’, khóa học kết thúc, tôi phải chia tay các bạn cùng khóa, tôi phải giã từ Jack và Amy để trở về Việt Nam và tiếp tục lao vào vùng lửa đạn. Ngày chia tay thật là cảm động, chia tay bây giờ nhưng không ai dám hứa lời gặp lại. Jack khóc, Amy khóc và tôi cũng khóc.

Và từ đó, chúng tôi xa nhau!

Từ năm 1964 khi trở về nước, mặc dù chiến cuộc gia tăng và đơn vị triền miên tham gia hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, tôi vẫn cố gắng duy trì liên lạc với Jack và Amy, dĩ nhiên với phương tiện duy nhất là thư tín.

Ngoài thư từ, hình ảnh gởi qua, lại cho nhau; chúng tôi cũng gởi và nhận của nhau những món quà tuy đơn sơ nhưng chất chứa trọn tình thương mến.

Thời gian Tiểu đoàn 1/TQLC đóng tại trại Yết Kiêu, Thủ Đức, tôi tắm tại hồ bơi trong trại, đánh rơi mất chiếc nhẫn TQLC tôi mua ở Quantico năm 1963. Khi biết được chuyện này, Jack và Amy nhờ một người bà con sang phục vụ tại Việt Nam chuyển cho tôi một gói quà trong đó có kèm một chiếc nhẫn TQLC. Anh này đơn vị đóng ở Nha Trang, không biết làm sao chuyển đến cho tôi nên cứ giữ ở đó.

Một năm sau phải đổi đi đơn vị khác, anh ta mới gởi gói quà này lại cho một ông Thiếu Úy Cảnh Sát Việt Nam ở NhaTrang và nhờ ông này tìm cách liên lạc với tôi. Vị Thiếu Úy này viết thư cho tôi biết sự tình.Tôi nhờ một người em ở Đà Lạt xuống Nha Trang nhận gói quà đó và gởi đến đơn vị cho tôi.Cuối cùng tôi nhận được gói quà này sau hơn một năm trời lưu lạc.

Và cứ đến mỗi mùa săn, Jack và Amy thường gởi cho tôi mấy miếng khô nai và 1 cái đuôi của con nai họ săn được trong mùa. Còn tôi, lâu lâu tôi gởi cho Jack và Amy những món quà của địa phương mà tôi ghé qua trong các cuộc hành quân; như có lần tôi gởi cho họ các bảng tên khắc trên đá, đặc sản của vùng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; hay những món quà làm bằng gỗ thông đặc sản của quê hương Đà Lạt khi tôi có phép về thăm nhà.

Có một lần tôi gởi cho Amy một bộ đồ gồm áo dài và một quần của phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là một câu chuyện vui khó quên qua món quà đặc biệt này. Tôi đến nhà may Thiết Lập ở Sài Gòn nhờ mấy cô thợ may vẽ giúp ra giấy cách thức đo ni tấc như thế nào để có thể may cho Amy một bộ đồ VN, gởi bản vẽ đó qua cho Amy, Amy đo các kích thước cần thiết theo sự hướng dẫn, gởi trả lại tôi rồi tôi đem đến tiệm may thực hiện. Khi bộ đồ hoàn tất, tôi gởi sang cho Amy với lời dặn, bận vào rồi chụp ảnh gởi sang cho tôi để tôi xem có giống con gái VN không?

Ít lâu sau, nhận được thư Jack, cứ tưởng sẽ có ảnh, nhưng không phải. Amy thắc mắc hỏi: “Tôn ơi! Sao tôi bận bộ đồ này vào cảm thấy nó lỏng le và lạnh quá, lại nữa, tôi và Jack cứ bàn mãi, không biết phải bận với loại đồ lót nào cho thích hợp?” Tôi phải bỏ công đi hỏi vài nơi để có câu trả lời thích ứng và ít lâu sau, khi nhận được xấp ảnh của Amy, trước khi bóc bì thư, tôi hình dung sẽ được ngắm một thiếu nữ  Sài Gòn. Nhưng khi mở ra, tôi phì cười vì vừa  bắt gặp một kiều nữ Hạ Uy Di trong bộ đồ VN, vì đo ni tấc theo lối hàm thụ, không chuẩn, không đúng kỹ thuật và không sắc sảo nên coi Amy rất ư  là ‘miệt vườn’ và cộïng thêm một chút ‘cải lương’!

Qua thư từ và hình ảnh, tôi được biết Jack đã hoàn tất các khóa huấn luyện để trở thành một phi công của TQLC Hoa Kỳ, và cuối cùng Jack quyết định không lái khu trục mà muốn trở thành một hoa tiêu trực thăng như hằng mơ ước.

Năm 1966, tôi nhận được hai tin vui: Amy đang có bầu và Jack cũng vừa được thăng lên Đại Úy!

Đầu năm 1967, Jack thông báo cho tôi biết một tin quan trọng, tin này làm tôi mất ngủ mấy đêm liền vì vừa vui mừng vừa sợ hãi: Jack tình nguyện sang phục vụ tại VN vài tháng trước lịch trình ấn định! “Vì mong gặp bạn, nên tôi muốn sang VN sớm hơn”, Jack viết cho tôi như vậy.


Vào đầu tháng 2 năm 1967 Jack đến VN, Không Đoàn của Jack đồn trú ở vùng phi trường Phú Bài, khoảng 15 cây số phía Đông Nam thành phố Huế. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc và vẫn chỉ qua thư tín. Chưa lần gặp mặt.

Jack kể cho tôi nghe về những phi vụ hành quân ở vùng Quảng Trị, Huế, Tây Nam Phú Bài hoặc Đà Nẵng.

Jack viết:
  .

“Tôn ơi! Mỗi lần bay qua các địa danh mà bạn thường nhắc đến, tôi nhớ bạn thật nhiều. Tôi nói với Amy là tôi rất mong gặp bạn. Rất mong đến ngày chúng ta cùng có phép để được về Sài Gòn chơi hoặc được lên thăm gia đình bạn và quê hương Đà Lạt của bạn cho thỏa lòng mong ước. Amy vẫn thường nhắc lời bạn ví von quê hương Đà Lạt của bạn, với những đồi thông bạt ngàn giống như vùng núi đồi xanh biếc của Oregon, nơi Amy có thời đã sống! Tôi tả cho Amy nghe những vùng bãi biển thật đẹp mà tôi đã bay qua và thầm ước mơ: giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh bình!”

Thời gian này Tiểu Đoàn 1/TQLC trở lại Bình Định đợt 2, và một buổi chiều đơn vị dừng quân trên một đồi rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ, tôi nhận được thư của Amy từ Hạ Uy Di gởi sang. Một lá thư ngắn hơn thường lệ. Lá thư làm tôi sảng sốt và gần như điên loạn: Amy báo tin Jack đã bị phòng không Việt Cộng bắn hạ trong một phi vụ hành quân khoảng 3 tuần trước đó. Amy được một người bạn cùng đơn vị Jack gọi về báo hung tin.

Amy rất đau khổ và bấn loạn trong nỗi sợ hãi kinh hoàng và chỉ còn biết cầu nguyện xin Thượng Đế che chở cho Jack, cầu mong Jack bị bắt sống làm tù binh để may ra được trao trả sau này! Amy nhờ tôi, nếu có thể, đến vùng Jack bị hạ để may ra tìm thêm được dấu vết hay tin tức gì về Jack.

Dù có muốn đi, tôi cũng không thể, vì đơn vị đang hành quân vùng Bình Định làm sao đến được vùng Phú Bài (Huế) như Amy gợi ý. Tôi vội vàng viết ngay một lá thư gởi cho vị Đơn vị trưởng của Jack, đây là cách khả thi duy nhất mà tôi có thể làm để biết thêm một số chi tiết liên quan đến số phận của Jack.

Hơn một tuần sau, tôi nhận được một phong thư thật lớn do vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack gởi đến cho tôi, ngoài thư chia buồn còn gồm tất cả những tài liệu liên quan đến cuộc hành quân của Jack như: phó bản của Lệnh hành quân, bản đồ và phóng đồ hành quân, những không ảnh chụp khi chiếc trực thăng bị rơi trong ngày hôm đó và một, hai ngày sau v.v…

Qua lá thư của vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng và các tài liệu đính kèm, tôi được biết thêm: vào ngày 30 tháng 6 năm 1967, Jack có nhiệm vụ thả một tiểu đội Trinh sát vào vùng hành quân, khoảng20 cây số phía Nam phi trường Phú Bài.Khi trực thăng Jack sắp đến bãi đáp qui định thì bị hỏa lực phòng không của Việt Cộng bắn hạ.

Jack và 4 Chiến sĩ Trinh Sát thuộc Lực Lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ được ghi nhận là tử trận. Có 7 người sống sót, trong đó có một Phi công phụ và 6 Chiến sĩ Trinh sát.Số người sống sót này đã được một trực thăng cấp cứu đến đón vài giờ sau đó tại cánh rừng cách nơi trực thăng bị bốc cháy và rơi xuống đất chừng khoảng hơn 3 cây số.

Vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng còn cho biết là đơn vị cũng có gởi một hồ sơ y như vậy về cho Amy và theo báo cáo của đơn vị thì Jack được ghi nhận là mất tích!

Khi được thưvà tài liệu này, niềm hy vọng của tôi về việc Jack được cứu sống coi như lụi tàn.Mọi việc hầu như đã được kiểm chứng và xác nhận. Cái bách phân hy vọng Jack bị bắt sống vô hình chung bị rơi vào một con số thấp nhất. Tuy nhiên trong thư gởi cho Amy, tôi vẫn an ủi và mớm cho Amy một hy vọng nào đó dù rất mơ hồ!

Mấy tháng sau, trong khi đang hành quân ở Vĩnh Long, tôi nhận được thư của Amy. Amy cho biết có vài thay đổi trong cuộc sống của gia đình mình như sau: Tháng Giêng năm 1967 Jack đã đưa Amy về sống với mẹ mình ở Hawaii và tháng sau, Jack rời Hoa Kỳ để qua tham chiến tại Việt Nam.Jack ra đi nhưng trong lòng được yên tâm hơn vì trong thời gian bầu bì, đặc biệt là khi sanh đẻ, Amy sẽ được chính mẹ mình chăm lo và săn sóc. Tôi tự nhủ, ừ thôi cũng được, “tấn về Nội, thối về Ngoại” dù sao Amy cũng là người gốc Á đông và đã hành sử như một người phụ nữ Á đông!

Trong thư, Amy cũng báo cho tôi biết tin vui: đã sanh cháu trai Eric vào ngày mồng 2 tháng 6 năm 1967. Tuy nhiên Amy vẫn đang buồn và lo lắng về số phận của Jack kể từ khi nhận được thư và tài liệu của Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack gởi về.

Đọc thư Amy, tôi thấy bớt lo lắng trong lòng vì Amy và cháu Eric được mẹ lo toan chu đáo!

Và đây là lá thư cuối cùng của Amy.Và cũng là lá thư từ biệt.

Rồi năm sau, Mậu Thân, chúng tôi phải đối mặt với những cơn lốc chiến trường. ViệtCộng vi phạm lệnh hưu chiến, đã tấn công và chiếm giữ khu Thành Nội Huế hai ngày trước Tết Nguyên Đán. Tiểu Đoàn 1/TQLC đã tấn công và chiếm lại Thành Nội sau khi bị Việt Cộng chiếm trong 28 ngày đêm.

Trong thời gian tham chiến tôi bị thương trận tất cả là 4 lần, riêng trong năm 1968, bị thương 3 lần. Lần thứ 4 là lần nặng nhất, làm cho tôi có những thay đổi, xoay chiều; tôi tức tửi bị giã từ mặt trận và trở thành Sĩ quan Tham mưu thuộc Phòng 3/Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC kể từ năm 1969 .

Rồi 30-4-75 đến. Ở lại. Bắt đầu một cuộc hành trình mới với những năm tháng miệt mài qua các trại tù từ Nam ra Bắc. Những khi quá buồn khổ, những khi tinh thần chùng xuống, chùng đến đáy địa ngục của cuộc đời; tôi đã miên man nghĩ về các chiến hữu cùng đơn vị đã hy sinh. Họ đã thật sự rửa sạch nợ trần.Không còn vương mang chia ly, sầu muộn.Không còn phải chịu cơ cực, đọa đày của kiếp người trầm luân.Những lúc đó tôi mới cảm nhận được cái ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.Tôi như đang hóa thân vào vùng tan loãng, bềnh bồng của giải thoát và cứu rỗi.

Những lúc đó tôi nhớ đến Nguyễn Văn Dàng (cùng trường, cùng quê Đà Lạt, cùng đơn vị TD1/TQLC, đã tử trận trong năm Mậu thân 1968, vài tháng sau khi tôi bị thương).

Những lúc đó tôi nhớ đến Jack. Đặc biệt là Jack. Jack đã đến trên quê hương tôi một phần vì nghĩa vụ, phần khác cụ thể và thực tế hơn đã làm cho Jack náo nức, trông chờ: đó là mong có dịp gặp lại người bạn cũ. Nhưng cuộc hẹn gặp đầy nghiệt ngã, đầy đau thương, đầy nước mắt và chỉ được kết thúc bằng chia ly và vĩnh biệt!


*

Jack ơi! Mãi đến hôm nay, tôi mới có dịp trở về thành phố này. Thành phố thủ đô mà 35 năm về trước tụi mình từng có dịp rong chơi. Sao những kỷ niệm cũ dường như cuồn cuộn hiện về nơi đây, trong công viên buồn này, quyện với ‘bức tường đen’ như câm nín, như chơ vơ, lạnh lẽo!

Phản chiếu qua bức tường đen, tôi thấy bạn đang đứng bên những chiếc trực thăng và khu trục như những tấm ảnh bạn tặng tôi lúc còn huấn luyện ở Trường Phi Hành, nhưng sao mặt bạn buồn quá vậy? Trong đời binh nghiệp của tôi, qua nhiều đơn vị chiến đấu, tôi đã từng đến Đà Nẵng, Phú Bài và Huế nhiều lần, đặc biệt là trong các năm 1966 và 1968.

Hôm nay, tôi tưởng tượng như đang đứng trên Trạm Kiểm Soát Không Lưu tại phi trường Phú Bài, mắt tôi đang theo dõi chuyến trực thăng của bạn chở “Toán Trinh Sát bất hạnh” trên đường đến “Bãi Đáp Định Mệnh”. Rồi lưới đạn phòng không bay lên, trực thăng bạn trúng đạn, quay mòng và rơi xuống.Lửa và lửa.Rồi phát nổ.Tôi đang đứng trên Trạm Kiểm Soát Không Lưu, nhìn thấy bạn đó, nhưng tôi làm được gì để cứu bạn?

Jack ơi! Xác thân bạn đã trở thành tro bụi để rừng Phú Bài thêm xanh, và trên cao kia, vùng trời quê tôi vẫn còn đó và chắc bạn vẫn còn ước mơ như có lần đã viết cho tôi”Giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh bình!”

Jack, ông bạn yêu dấu của tôi ơi! Cứ bay đi. Cứ tiếp tục bay như vậy trong vùng tim tôi đang toả sáng!

Tôi đứng đây nói chuyện với bạn qua lời độc thoại và tôi đang khóc! Những giọt nước mắt thương tiếc, nhớ nhung và ân hận.Tôi khóc như tôi đã khóc trong rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ năm nào. Tôi khóc như tôi đã khóc những năm còn vất vưởng trong tù mỗi khi nhớ bạn! Tôi khóc và tôi khóc, không để ý tới những tiếng động, những bước chân và những tiếng lao xao chung quanh của du khách.

Biết bao kỷ niệm hiện về, từ ngày đầu tiên bạn ra đón tại sân ga Quantico, những giờ học trong trường, ngoài bãi, khu huấn luyện đoạn đường chiến binh, huấn luyện chiến thuật, xạ trường, hành quân đêm, ‘ba ngày chiến trận’, huấn luyện hành quân lưỡng thế và đổ bộ ở Norfolk, đám cưới của bạn và Amy, những dịp bộ ba đi chơi chung, và mùa săn nai rộn rã năm nào.

Tôi đứng đây với ngập tràn hồi tưởng.

Tôi muốn cám ơn Jack và Amy với tất cả những gì mình đã có và cho nhau trong tình bạn thời tuổi trẻ.

Tôi muốn xin lỗi Jack vì cái chết bi thương của bạn.

Tôi muốn xin lỗi Amy vì Amy đã trở thành một góa phụ khi còn quá trẻ.

Tôi muốn xin lỗi Eric vì cháu đã trở thành một đứa trẻ mồ côi cha.

Tôi muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ có tên trên ‘bức tường đá đen’ này. Quý vị đã đến giúp chúng tôi và đã hy sinh trên quê hương tôi.

Tôi cũng muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã đến phục vụ và sát cánh chiến đấu với chúng tôi. Quý vị may mắn còn sống trở về nhưng rất nhiều người trong quý vị đã bị thương tật hoặc vẫn còn mang bệnh ‘hội chứng sau Việt Nam’.

Tôi muốn cám ơn và xin lỗi tất cả từ tận đáy lòng của một Cựu Chiến Binh thuộc Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam.

Hôm nay, dưới bầu trời D.C. trong nắng hạ, tôi đứng đây trước ‘bức tường đen’, tìm được ‘địa chỉ’ của bạn trong công viên buồn này.

Tất cả đều đã được xác định.

Những mơ hồ, khắc khoải đã theo sát và ám ảnh tôi trong suốt 31 năm qua có thể sẽ không còn lởn vởn, bềnh bồng. Nhưng những dày vò, những mất mát, những thương tiếc vẫn còn đó và vẫn còn đậm nét.Vết hằn đó vẫn còn và sẽ còn trong tôi cho đến trọn đời, Jack biết không?

Jack ơi! Chúng ta đã từng là chiến sĩ, cùng chung một chiến tuyến, cùng chung một ước mơ; nhưng ước mơ của chúng ta đã không thành.

Vì lẽ, sau hơn 23 năm ngưng tiếng súng trên quê hương tôi, giải đất và vùng trời kia vẫn còn đó.

Nhưng tiếc thay!

Vẫn chưa thật sự có lại thanh bình.


*

Vài tin đặc biệt liên quan, trích thư tác giả gửi Việt Báo về phần kết của câu chuyện:

 - Sau khi Jack chết bên VN vào năm 1967. Tôi và Amy (vợ Jack) không liên lạc với nhau từ khoảng cuối năm 1967 cho tới tháng 1/2018.

Tôi dịch bài "VTQB" sang Anh ngữ: "Fatal Skies", qua hơn mấy chục người bạn Mỹ đã đọc bài Fatal Skies, họ khen là hay và cảm động nhưng không giúp tìm ra Amy. Cho tới ngày 31 tháng 12/2017, một người Mỹ có vợ VN ở New Mexico, lái xe lên Utah ghé thăm người hàng xóm của cô vợ (lúc ở VN), tôi có đến nhà người bạn (hàng xóm của cô vợ) và nói chuyện với ông Mỹ này. Khi hai vợ chồng về lại New Mexico, tôi có gởi qua email  hai bài:

"Vùng Trời Quê Bạn" và "Fatal Skies". Gần một tháng, ông bạn Mỹ này tìm ra và email cho tôi về tin tức của Amy, kể cả địa chỉ nhà và điện thoại. Suốt hơn 8 tháng nay, tôi gom lại mọi tin tức chính xác về Jack. Jack bị VC bắn rơi trực thăng tại phía Tây Nam Phú Bài (Huế) ngày 30 tháng 6/1967. Xương cốt của Jack và 4 đồng đội cùng tử trận được nông dân VN tìm thấy trong năm 2012.

Năm hài cốt này được đem về Hawaii năm 2015 để giảo nghiệm. Vợ chồng tôi, gia đình Jack (gồm có Amy và Eric, con trai duy nhất của Jack & Amy, vợ của Eric và một số thân nhân ở Hawaii; hai em trai của Jack -ở Mỹ- cùng vợ con và một số thân nhân và bạn bè của gia đình Jack) đã đi dự tang lễ của Jack ở Arlington National Cemetery hôm 27 tháng 9/2018, mới 5 ngày trước đây.

Tang lễ do TQLC Hoa Kỳ tổ chức thật là trang nghiêm và cảm động, tôi có nhờ anh bạn làm việc cho SBTN ở D.C. có đến quay phim và chụp hình tang lễ này. Tôi sẽ viết một bài mang tên là: "55 năm rồi mới gặp"; gồm có phần 1: tóm lược bài "VTQB" và phần 2: từ khi liên lạc được với Amy, con trai Eric và các em + gia đình của Jack, v.v... Và tang lễ của Jack mang đầy kịch tính ... Khi nào viết xong bài: "55 năm rồi mới gặp", tôi sẽ liên lạc với Việt Báo.

Phan Công Tôn 


Mối Tình Maneli - Lê Hồng Đức


Mối Tình Maneli
Lê Hồng Đức

(Kỷ niệm 55 ngày mất cố TT Ngô Đình Diệm: 2/11/1963-2/11/2018)

I. “Mối tình Maneli” nghĩa là gì?
Cuộc thương thảo bí mật của em trai cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Nhu với Cộng Sản Hà Nội nhằm thúc đẩy hai miền Nam - Bắc của Việt Nam né tránh một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung Quốc được giới tình báo Hoa Kỳ tặng cho một cái tên là “Mối tình Maneli” (“Maneli affair”)<!>

Trong cuộc thuơng thảo này, Việt Nam Cộng Hòa đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng Sản Hà Nội nếu Cộng Sản Hà Nội đồng ý tuyên bố đứng trung lập, không gia nhập khối Xã Hội Chủ Nghĩa và cùng với Việt Nam Cộng Hòa tham gia liên minh “Các Nước Không Liên Kết” của Ấn Độ. Việt Nam Cộng Hòa cam kết thuơng mại trao đổi với Cộng Sản Bắc Việt và sẽ cố gắng giúp Hà Nội thoát khỏi tình trạng đói kém do đang bị cô lập với thế giới bên ngoài và phải sống bằng viện trợ chu cấp mọi thứ bởi Bắc Kinh để đến nỗi buộc lòng phải đi theo đường lối Đấu Tố của Mao Trạch Đông khiến hai trăm ngàn dân oan bị giết chỉ trong vài năm.
Cộng Sản Hà Nội lưỡng lự trước nước cờ táo bạo này của ông Ngô Đình Nhu vì biết rõ những cam kết mà Việt Nam Cộng Hòa đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế của miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp nghị Geneve 1954.
Khi tình báo Hoa Kỳ liên tục gởi tín hiệu cho Washington biết về “mối tình Maneli” động trời này của hai anh em ông Diệm, Tổng Thống Kennedy vô cùng tức giận vì ông cho rằng, đây là một sự “phản bội tàn nhẫn.” Tòa Bạch Ốc từ đó quyết tâm loại bỏ hai anh em ông Diệm ra khỏi quyền lực bằng mọi giá.
Thế nhưng mười năm sau, nước Mỹ lại áp dụng y chang kế sách của ông Nhu, Henry Kissinger thất hứa với chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, đi đêm với Chu Ân Lai làm cho Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa và thất thủ hoàn toàn sau đó; dẫn đến cả triệu thuờng dân Campuchia bị Cộng Sản sát hại, trên hai triệu người Việt bị tan nhà nát cửa và tù tội để có được một hòa bình trong nhục nhã. Đây mới đúng là một sự “phản bội tàn nhẫn” như Tổng Thống Kennedy đã từng thốt lên trước đó.

II. Tại sao lại gọi là “mối tình Maneli”?
Maneli là họ của ông Mieczysław Maneli, một người Ba Lan được cho là sanh vào ngày 22 tháng Giêng năm 1922 tại Miechów và mất vào vào ngày 9 tháng Tư năm 1994 tại New York, Hoa Kỳ. Ông là đại diện cho Ba Lan trong Hội Đồng Giám Sát Hiệp Nghị Geneve 1954 về Việt Nam, có tên tiếng Anh là “the International Commission for Supervision and Control in Vietnam,” gọi tắt là ICC hay ICSC. Hội đồng này gồm ba quốc gia, một thuộc thế giới tự do là Canada, một thuộc khối Cộng Sản là Ba Lan và một thuộc khối Không Liên Kết là Ấn Độ.
Chính phủ Cộng Sản tại Ba Lan hoàn toàn không có chủ định can thiệp sâu rộng vào nội tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ nhưng vì Hà Nội cần Ba Lan làm cầu nối ngoại giao độc lập khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc để tìm hiểu thêm ý định chiến lược của hai anh em ông Diệm. Cho nên, Maneli chỉ ráng đóng vai trong của một sứ giả, truyền đạt những thông điệp cần thiết từ Hà Nội, từ Moscow đến với hai anh em ông Diệm-Nhu và ngược lại. Tuy nhiên, vòng xoáy chính trị giữa Moscow - Hà Nội - Sài Gòn - Ấn Độ – Hoa Kỳ khiến ông Maneli ngày càng bị lôi cuốn sâu vào nội tình Việt Nam.
Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các chuyến đi ngoại giao của Maneli tới Hà Nội Sài Gòn để hiểu rõ thêm ý đồ chiến lược của hai anh em Diệm Nhu. Từ đó, cái tên “mối tình Maneli” (“Maneli Affair”) được hình thành.
Kết cục của “mối tình Maneli” là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Nhu điều bị giết sau vụ đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963. Người bật đèn xanh cho cuộc đảo chánh dẫn đến cái chết của Tổng Thống Diệm là Tổng Thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, sau đó cũng bị ám sát bí hiểm không đối chứng trong cùng một tháng cùng năm. Tại Hà Nội, phe Lê Duẫn cũng lên thay thế quyền hành của ông Hồ, của ông Đồng và Tổng Bí Thư Đảng Liên Xô, Khrushchev, người ủng hộ lập trường Việt Nam trung lập của ông Diệm cũng bị truất phế bởi phe đầu đá Brezhnev ngay vào năm 1964.
Riêng Mieczysław Maneli, ông xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào thập niên 1980 và sống tại xứ sở này cho tới ngày ông mất.

III. Nội tình của “Mối tình Maneli”
Không cách gì có thể trình bày hết được chi tiết và cũng không thể nào tóm gọn các chi tiết bên trong của “mối tình Maneli” chỉ qua một bài viết ngắn ngủi vì mỗi chi tiết điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến lịch sử bị đát của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia coi trọng tình tự dân tộc lên trên mọi chủ nghĩa, mọi tôn giáo, dẫn đưa đến tính mạng của gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, kể cả tính mạng của Tổng Thống Kennedy, cũng như liên quan đến kế hoạch “phế mã tranh tiên” của Hoa Kỳ làm toàn bộ khối Cộng Sản bị sa lầy trong chiến thắng quân sự mà rồi bị kiệt quệ và chia rẽ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn tại Âu châu.
Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất tạo sửng sốt cho mọi nhân vật có liên quan và khiến không ai có thể ngờ tới được nếu biết rõ tình tiết của “mối tình Maneli” là đích thân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cam kết sẽ trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức nếu Cộng Sản Bắc Việt chịu bãi binh và cùng đồng ý nắm tay với ông tham gia khối các nước Không Liên Kết do Ấn Độ chủ xướng.
Thái độ dứt khoát né tránh chiến tranh ý thức hệ tạo bởi hai siêu cường Liên Xô - Hoa Kỳ có Trung Quốc tham dự của Tổng thống Diệm làm sửng sốt không những Hà Nội mà ngay đến cả Moscow cũng bàng hoàng.
Moscow toan tính rằng việc trung lập hóa Việt Nam sẽ rất hay vì cùng một lúc xóa bỏ ảnh huởng vô cùng sâu rộng của Cộng Sản Trung Quốc lên Hà Nội và hất Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn mà không cần súng đạn. Việt Nam từ đó sẽ theo liên minh Ấn Độ vốn có đường lối ngoại giao cởi mở đối với Liên Xô. Từ đó, Liên Xô có thể gián tiếp ảnh huởng lên Việt Nam thông qua Ấn Độ; dù sao, Ấn Đô vẫn đáng tin cậy hơn là Cộng Sản Trung Quốc, theo cách nhìn của Khrushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô lúc bấy giờ.
Riêng về Cộng Sản Hà Nội, mở cửa qua lại kinh tế với Việt Nam Cộng Hòa là một điều không thể được vì cả miền Bắc vẫn còn đang run sợ Đấu Tố và sẳn sàng ồ ạt bỏ Hồ Chí Minh nếu có thông thương với miền Nam Việt Nam. Cho nên, Cộng sản Hà Nội muốn kéo dài nỗ lực trung lập Việt Nam của hai anh em ông Diệm để Hoa Kỳ có thì giờ loại bỏ ông Diệm ra khỏi quyền lực dù biết rằng Moscow ủng hộ đề nghị này. Hơn nữa, Cộng Sản Hà Nội trong đó có cả Hồ Chí Minh không đủ can đảm để qua mặt Bắc Kinh như ông Diệm cương quyết qua mặt Hoa Kỳ. Đối với ông Diệm, quốc gia vẫn là trên hết nhưng đối với Cộng Sản Hà Nội thì chủ nghĩa Mác Lê, quan trọng hơn tương lai quốc gia.

IV. Hệ lụy của “mối tình Maneli”:
Sau khi “mối tình Maneli” tan vỡ, dân tộc Việt Nam đã phải đổ máu cho chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản.
Kết thúc cuộc chiến tranh ý thức hệ phi lý, vô nghĩa này, dân tộc Việt Nam chẳng còn gì ngoài câu nói đau thuơng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: ” ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI MÀ HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM!”
Thông qua “mối tình Maneli”, các sử gia sẽ thấy ngay được tấm lòng yêu nước của hai anh em ông Diêm. Đối với hai ông, “quốc gia là trên hết!” Hai ông đã cố ráng tìm đủ mọi cách để cho đất nước có hòa bình dân chủ và độc lập, bất chấp hy sinh tính mạng. Việt Nam sau này sẽ lại quay về với con đường Việt Nam Cộng Hòa mà hai ông đã khởi xướng, và nhìn lại hình ảnh của hai ông như là điểm tựa của một niềm tin, đó là tình thần quốc gia Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chết!

 Đàn Chim Việt 18/6/2015

———————————————–
PHỤ CHÚ:
Xin trình bày 3 điện tín bí mật của Maneli gởi về cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Ba Lan (Spasowski) như là một bằng chứng trong muôn ngàn bằng chứng hiện có về sự liên hệ của ông Ngô Đình Nhu trong “mối tình Maneli” khi qua mặt Hoa Kỳ thuơng thuyết với khối Cộng Sản cho hòa bình tại Việt Nam.
Sau đây là nội dung 3 bức điện tín đã được dịch sang tiếng Anh:
I./ SECRET TELEGRAM FROM MANELI (SAIGON) TO SPASOWSKI (WARSAW), 30 AUGUST 1963
Ciphergram No. 11266
From…Saigon……dispatched on 8.30.63 at 12:00
hours……..received on 9.1.63 at 9:20 hours Came in to the Decoding Department…9.1..63 at 16:40
During the reception at the Ministry of Foreign Affairs, the Italian and French ambassadors arranged my meeting with Mr. Nhu. He welcomed me with ostentatious kindness. He said that Poland, after France, was the second most respected and well - known country [in Vietnam] and he invited me for a talk.
Tovmassian recommends that I go.
No. 393
Deciphered on 9.2.63 at 18:15 hours Deciphered by Szopa, checked by Bakunowicz
[Source: AMSZ, Warsaw, 6/77, w-102, t-625, obtained and translated by Margaret Gnoinska.]
II./ SECRET TELEGRAM FROM MANELI (SAIGON) TO SPASOWSKI (WARSAW), 31 MAY 1963
Ciphergram No. 7353
From…Saigon……dispatched on 5.31 at 10:00
hours……..received 6.1 at 9:58 hours…… Came in to the Decoding Department…6.1. at 14:30 
I am reporting further results of the consultations in Hanoi.
The conversation with the Premier [Pham Van Dong] was planned for one hour. On his initiative, it lasted two hours. The issue of the development of the Diem - US spat was discussed in detail. He presented his own, not abridged, assessment. Once again, he expressed his will to comply with the Geneva Accords. As far as the South is concerned, the formula of wide neutral coalition government still applies. As to the question of who is to make up the right and the center, he replied: This will crystallize itself, the presence of certain people from the Diem regime is not out of the question. The people of the right will only be a fiction for the countries abroad, without a significant influence on governing. It is true that the Laotian example did not work out – this does not matter. The change in government in the South will happen after military defeats. Only then will the
Americans and Diem be forced to participate in an international conference. In exchange for the neutrality of the South, the North will comply with the Geneva Accords.
The Minister of Foreign Affairs asked to relay to those interested in the South that they wanted to begin cultural [exchanges] and trade (rice, coal) before political settlements [were reached]. Both strongly asked that the probes be expanded, which is mentioned in the previous no. 255..
The Premier was saying almost the same thing during my previous visit, as if nothing changed on their end. He emphasized the work of the Poles for Vietnam. He used the word “socialist camp,” talking about the role of the USSR; he did not mention China even once. Ambassador Tovmassian was very pleased with these statements of the Premier.
The formula along the line of 1954 is more strongly evident in all the reports. The Chinese Ambassador was talking about the new Dien Bien Phu, and the Minister of Foreign Affairs about the defeat in Algeria. Ambassador Tovmassian found out, unofficially, that they were planning to organize a 500 thousand men army in the South by 1965. The costs of maintenance were paid by the Chinese, and the rest came from local sources. The high degree of participation of the Chinese is a surprise to Cde. Tovmassian.
The special intelligence gathered for us regarding the battles in the South confirms our assessment relayed in a report: the balance of forces. They admitted defeat, but they still maintain that they control 75 percent of the territory and 50 percent of the population, even though certain changes have occurred as to the spheres of influence.
No. 262
Deciphered on 6.1. at 9:00 hours
Deciphered by Jochimek, signed by Fiutowski
/-/ Maneli
[Source: AMSZ, Warsaw, 6/77, w-102, t-625, obtained and translated by Margaret Gnoinska.]
III./ SECRET TELEGRAM FROM MANELI (HANOI) TO SPASOWSKI-MORSKI (WARSAW), 11 MARCH 1963
Ciphergram No. 3175
From…Hanoi…..dispatched on 03.11. at 12:00
hours……..received on 03.12. at 12:21hours… Came in to the Decoding Department…03.12.63. at 14:30 page56, image 3160, page56 image3320.
Conducted lengthy conversations with Prime Minister [Pham Van Dong] and [Soviet Ambassador] Tovmassian.
Synthetic139 conclusions are as follows:
1)   The Prime Minister underscored several times that their policy regarding general Vietnam matters entirely corresponds with [those] of Moscow and Warsaw, that they want consistent execution of the Geneva Accords, that this is actually the neutralization of which [Indian Prime Minister Jawaharlal] Nehru and [US Ambassador to India John Kenneth] Galbraith were speaking.
They considered and continue to consider the Geneva Accords as beneficial, [and] they do not want any foreign [military] bases or military alliances anywhere in Vietnam.
2)   We assess this statement, together with Mikołaj [the Soviet embassy] as a real consent to something along the lines of neutralization also of the North under the condition that some other terminology be used.
2) The aim of struggles in the North, the Prime Minister said, is to aspire to establish a government based on a wide democratic range like the Laotian type.
The intensification of the struggles should lead to an international conference. I reminded [him] of the statement of Goburdhun that the Americans could withdraw only under the circumstances of saving face. He replied that he appreciated this necessity and that the Poles would surely find some intelligent formula [to solve this problem].
3)   I am to present the following matters during the sessions of the commission [ICC]:
a)   introduction of weapons based on weekly reports of permanent groups
b)  chemical warfare
c)   provocations [conducted by] the South in the demilitarized zone.
4)   In case of counter-accusations about the sabotage, I am to express consent for the creation of a mobile group which would conduct a full investigation with the participation of communication officers from both sides. Goburdhun told me that proving the sabotage by legal [court] channels is impossible
5)   Tovmassian informed me that the Chinese pressured [the DRV] to cause incidents in the demilitarized zone, but Secretary Le Duan decisively opposed this while stating that they wanted to show the world their good will. I add that based on the information and opinions of our officers one can recognize that there were attempts to cause incidents in the [demilitarized] zone by the North. They also acted ambiguously in Haiphong. I will relay details of these matters, as well as further results of consultations, later.
/-/ MANELI
No. 94
Deciphered on 03.12. 18:30 hours
Deciphered by Miaśkiewicz, checked by Bakunowicz
[Source: AMSZ, Warsaw, 6/77, 1963: w-96, t-1368, obtained and translated by Margaret Gnoinska.]
CHÚ THÍCH ẢNH: TT Ngô Đình Diệm và ông Maneli.
Mieczysław Maneli, một người Ba Lan được cho là sanh vào ngày 22 tháng Giêng năm 1922 tại Miechów và mất vào vào ngày 9 tháng Tư năm 1994 tại New York, Hoa Kỳ. Ông là đại diện cho Ba Lan trong Hội Đồng Giám Sát Hiệp Nghị Geneve 1954 về Việt Nam, có tên tiếng Anh là “the International Commission for Supervision and Control in Vietnam,”