Saturday, June 15, 2019

Đoàn Quân Tàu Ô!


Đoàn Quân Tàu Ô!
“Đoàn quân Tàu Ô đi như một lũ đói!” (“Nhac chế” theo bài Tiến Quân Ca của Văn Cao)

.
Hình ảnh này đủ thấy một nước trung hoa thật vĩ đại, không đủ sữa đủ phẩm chất cho dân uống đến nổi quân đội của nước vĩ đại này gặp đâu là hốt đó như phường con buôn .
Hình ảnh này thật vĩ đại được ghi vào sử xanh lưu truyền muôn kiếp .
Tàu chiến TQ thăm Australia, binh sĩ chen nhau mua sữa ( Giống như bộ đội BV vô Nam năm 1975...HaHa...)
Trong chuyến thăm 4 ngày tại Sydney, các binh sĩ Trung Quốc đã mua lượng sữa cho trẻ em có thể lấp đầy nhiều xe tải.
Theo Daily Telegraph, 3 tàu khu trục, tàu đổ bộ và tàu tiếp vận của hải quân Trung Quốc với 730 binh sĩ cập cảng Sydney hôm 3/6. Trong những ngày sau đó, báo chí Australia ghi nhận hình ảnh các binh sĩ Trung Quốc mua về nhiều xe chở hàng sữa công thức dành cho trẻ em từ các siêu thị địa phương.
Các chuyên gia quân sự nhận định việc Trung Quốc điều tàu chiến tới Australia là động thái thể hiện sức mạnh và ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang leo thang đối đầu trên nhiều lĩnh vực.
Binh sĩ Trung Quốc mua sữa công thức từ các cửa hàng địa phương. Ảnh: Daily Telegraph.
Tuy nhiên, hình ảnh binh sĩ Trung Quốc thu mua nhiều xe tải sữa công thức làm dấy lên dấu hỏi về mục đích chuyến viếng thăm 4 ngày tới Australia. Đảng Lao động Australia đã chất vấn Thủ tướng Scott Morrison lý do ông này không công bố trước chuyến thăm của tàu chiến Trung Quốc.
Các sản phẩm sữa trẻ em do Australia sản xuất từ lâu được người Trung Quốc ưa chuộng, đặc biệt sau bê bối sữa công thức nội địa do Trung Quốc sản xuất có trộn chất melanie khiến 6 trẻ em tử vong và hàng trăm trẻ mắc các chứng bệnh khác nhau.
Nhiều năm qua, người Trung Quốc tại Australia đã tìm mọi cách để mua tối đa lượng sữa công thức, sau đó bán lại về thị trường nội địa với giá cao gấp từ 6 đến 10 lần. Các nghiên cứu năm 2017 cho thấy có khoảng 100.000 nhóm tiểu thương Trung Quốc hoạt động tại Australia với mục đích này.
Tình trạng nêu trên khiến nhiều siêu thị và hiệu thuốc tại Australia rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. Các nhà bán lẻ lớn đã phải áp dụng chính sách chỉ bán 2 hộp sữa công thức cho mỗi khách hàng, để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Một số cửa hàng thậm chí bị trộm đột nhập để đánh cắp sữa công thức đã phải tăng cường an ninh.
Chính quyền Australia chưa đưa ra phản ứng trước thông tin mà báo chí địa phương đăng tải.



Quán bún Sài Gòn nổi tiếng ‘cấm khựa’, ‘không bán nước’ bị cưỡng chế


Quán bún Sài Gòn nổi tiếng ‘cấm khựa’, ‘không bán nước’ bị cưỡng chế
14/06/2019

Quán “Bún bò Dũng Đinh” từng làm “dậy sóng” mạng xã hội vì những nội quy, bảng hiệu hài hước, hóm hỉnh và đầy ý nghĩa vừa bị chính quyền TPHCM cưỡng chế đập phá vào sáng 14/6 với lý do “công trình xây dựng không phép”.
Chủ quán, ca sĩ Hoàng Dũng, người được biết tiếng trong thập niên 1990, thời điểm mà dòng nhạc Hoa lời Việt đang rất thịnh hành ở Việt Nam, nói với VOA tối 14/6 rằng việc cưỡng chế quán là “rất bất công” và “không đúng luật”, trong khi cộng đồng mạng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ mất mát của ông, đồng thời chỉ trích chính quyền về hành động cưỡng chế “như cướp” khi lấy sạch đi tất cả tài sản trong quán.
“Tờ giấy ghi là cưỡng chế hành chính mái bạt, khung sắt, mà bây giờ họ vô lấy sạch ghế, bàn, tủ… đến nỗi cái khăn lau bàn, thùng rác họ cũng lấy luôn, thì tôi không chấp nhận”, ca sĩ Hoàng Dũng, còn gọi là “Dũng Đinh”, nói với VOA.
“Siêu độc đáo”
Quán “Bún bò Dũng Đinh”, tiền thân là quán “Bún bò gân” ở vỉa hè chung cư Tôn Thất Thuyết, vài năm trước nổi lên như một “hiện tượng” trên mạng xã hội với bảng nội quy được gọi là “bá đạo” và “siêu độc đáo”, trong đó chủ quán yêu cầu khách “không nhiều chuyện, lên trên mạng nói xấu chủ quán”, “nếu ăn thấy dở ẹc thì ráng chịu, không được chê”, “quý khách ăn thiếu vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú”…
Ngay sau khi tên tuổi “Bún bò gân” được biết đến không lâu, vào tối 26/3/2015, cán bộ địa phương đã ập vào gỡ các bảng treo nội quy này vì lý do “gây phản cảm, gây cản trở giao thông trước cửa chung cư”, khiến cho cộng đồng mạng lại một phen “dậy sóng” vì cho rằng nội dung trên các bảng nội quy chỉ có tính vui vẻ, hài hước.
Sau nhiều “rắc rối” với quán vỉa hè, ca sĩ Dũng Đinh đã dồn vốn liếng để mở quán “Bún bò Dũng Đinh” trên mảnh đất rộng 1.600 m2 đã mua 20 năm trước. Vì mảnh đất nằm trong khu quy hoạch có “dự án treo” suốt 20 năm, nên ông Dũng đã không xây nhà hàng mà chỉ dựng bạt che di động để làm quán.
Một lần nữa, quán “Bún bò Dũng Đinh” của ông lại “nổi tiếng” vì các bảng thông báo độc đáo như “Nước free tự chọn, chúng tôi KHÔNG BÁN NƯỚC” hay “Cấm không cho ‘khựa’ bước vào nửa chân”, “Tẩy chay hàng ‘lạ’, dùng hàng nước ta”…
Trong một video đăng trên YouTube dưới tên tài khoản Dung Dinh hồi tháng 4 cho thấy quán “Bún bò Dũng Đinh” đã từng bị cán bộ địa phương “góp ý” về tấm biển “hơi kỳ” và nói rằng “mình kinh doanh buôn bán thì đừng dùng tiếng lóng” (“khựa”) vì “trên mạng, thanh niên hay những thế lực phản động nó hay dùng những từ này, lợi dụng những từ này để nói về người Trung Quốc”.
Cưỡng chế “sai đối tượng”
Vụ cưỡng chế quán “Bún bò Dũng Đinh” đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nhiều ngày qua, bắt đầu từ khi UBND phường 4, quận 8, TPHCM, gửi giấy thông báo cưỡng chế “lộn người” cho ông Nguyễn Trí Nguyên, là người không đứng tên kinh doanh cũng không phải là chủ miếng đất.
Trong đơn khiếu nại gửi cho chính quyền ngày 12/6, ông Nguyên nói rõ rằng biên bản và thông báo buộc ông phải tháo dỡ công trình tạm (quán bún bò) là “sai đối tượng”, vì công trình “không thuộc sở hữu của tôi” và biên bản đã được lập “lúc tôi tình cờ có mặt tại quán”.
Theo lời ca sĩ Hoàng Dũng, quán của ông không phạm Luật xây dựng vì chỉ là mái tạm, không phải là “công trình xây dựng không phép”. Hơn nữa, mảnh đất của ông, mà cư dân mạng gọi là “đất vàng”, thuộc khu vực quy hoạch dự án đã “treo” đến 20 năm, quá thời hạn phải công bố hủy bỏ dự án.
“Theo Luật là sai, vì 15 năm mà dự án không chạy thì phải trả lại cho dân làm ăn sinh sống”, ông Dũng nói với VOA.
Cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục của vụ cưỡng chế đã khiến nhiều người cho rằng có những lý do đằng sau của việc “xử lý” quán ông Dũng.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người chuyên tường thuật về các vụ tham nhũng, sai phạm về sở hữu tài sản, đất đai ở Việt Nam, nhận định với VOA:
“Anh Dũng là người đặc biệt không biết chung chi, không biết ‘bôi trơn’, và lại có những khẩu hiệu hơi sốc…Cùng khu vực của ảnh có rất nhiều chỗ xây dựng còn hoành tráng hơn nhưng chẳng bị sao cả. Riêng ảnh thì họ phải xử lý”.
Trả lời về câu hỏi liệu những tấm biển “gây sốc” có phải là một phần nguyên nhân dẫn đến cưỡng chế hay không, ca sĩ Hoàng Dũng bình thản nói:
“Tôi là một người sống rất tự do cho bản thân. Tôi không vi phạm pháp luật. Những điều tôi làm tôi cũng không nghĩ đến hậu quả. Tôi không dám nói là mình hay, giỏi, dũng cảm, nhưng tôi không thích cái gì thì tôi nói cái đó. Màu đỏ tôi nói màu đỏ, chứ màu đỏ mà kêu tôi nói màu đen làm sao tôi nói được”.
Ca sĩ Hoàng Dũng, 52 tuổi, trước đây từng rất được mến mộ khi ông song ca với ca sĩ Phương Thanh và sau đó hát solo ở khắp các sân khấu của Sài Gòn. Ông giải nghệ vào năm 2000 và chuyển sang làm đạo diễn, quản lý, biên tập MV ca nhạc trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh quán ăn.


Quan Tây & Quan Ta - Tưởng Năng Tiến


Quan Tây & Quan Ta 
*** Tưởng Năng Tiến ***


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Sự thật ngày nay đã chứng minh rõ ràng công cuộc giải phóng thuộc địa có mục đích rất cao cả nhưng kết cục của nó nói chung thường ngược lại. Phạm Hồng Sơn

Đến khi tôi đủ tuổi để dự thí tú tài thì Bộ Giáo Dục đã quyết định bỏ thi vấn đáp. Thiệt khoẻ. Cứ theo như lời của qúi vị đàn anh lớp trước thì phải trải qua oral – kỳ hạch miệng – mới thiệt sự biết đá biết vàng, chớ “hai cái bằng tú tài của thời chú mày thì kể như là đồ bỏ.”

Nghe cũng hơi tưng tức. 

Coi: năm tôi đậu tú tài I, tỉ lệ trúng tuyển toàn miền Nam (VN) cho ban C chỉ có 8 phần trăm. Một trăm đứa đi thi thì rớt hết 92, vậy mà cái bằng của tui bị “coi như đồ bỏ” là sao – hả Trời?

Tôi chỉ bớt ấm ức, và bật cười ha hả (bên bàn nhậu) sau khi nghe chuyện vui về một cuộc thi vấn đáp: 

Giám khảo, người Tây, hỏi:

- Vị quan toàn quyền nào ở Đông Dương đã trở thành vị tổng thống thứ mười bốn của nước Pháp?

Thí sinh vừa gãi đầu, vừa lầu bầu bằng tiếng Việt:

- Đ… mẹ, hỏi gì khó dữ vậy cà!

Vậy mà đậu oral vì giám khảo nghe “Đ.M” ra “Doumer.” Tôi sinh sau đẻ muộn, đã dốt lại lười, không mấy khi đụng tới sách vở nên chẳng biết Doumer là cái thằng cha (hay con bà) nào cả. Bữa rồi, nhờ đọc Vương Hồng Sển mới học thêm được ba điều/bốn chuyện: 

“… Viết về ông Doumer, tôi đã sửa ngòi bút, suy nghĩ thật nhiều: viết sai thì hổ với lương tâm, bằng bốc thơm ông lại ngại tiếng gièm pha còn mến tiếc Tây đầm. Nhưng ở Hà Nội cầu Long Biên còn đó, ai giẫm chơn lên phải nhớ người xây dựng, mới không thẹn sao ‘uống nước nỡ quên nguồn’! Ở Huế, cầu Tràng Tiền đổi tên mấy lượt, nhưng vẫn còn sờ sờ, ở Sài Gòn này, cầu Bình Lợi cũng là kỳ công bất hủ của ông Doumer, chớ mấy ai khác. Vậy tôi biết gì, cứ nói.

Doumer qua Việt Nam khi tuổi chưa đầy 40. Người khỏe mạnh, làm việc bằng mười, thêm tài ba xuất chúng.

Những kỳ công của ông là: 

- Ông thấy xa, lập trường Viễn Đông Bác Cổ, để bảo vệ cổ tích, đền chùa khỏi bị phá phách cắp gỡ, tu bổ cổ tích còn lại…

- Ông lập trường cao đẳng ở Hà Nội…

- Chính ông năm 1901 đã đến tại chỗ, chọn Đà Lạt thay vì Dankia và đốc thúc, tài trợ cho bác sĩ Yersin thành lập nơi nghỉ mát Đà Lạt như ngày nay đã thấy. 

Ba cây cầu sắt ông để lại, thật là kỳ công bất hủ …”


Riêng về cầu Long Biên, tác giả Nguyễn Thông còn cho biết thêm một chuyện nhỏ bên lề:

“Thấy bảo rằng, cầu xây xong, có nhiều quan chức cả tây lẫn ta khuyên ông Paul Doumer lập 2 cái trạm ở đầu cầu để thu tiền qua lại, bù đắp số tiền đã bỏ ra, ông Paul liền bảo, các thầy chỉ nghĩ chuyện bóp nặn dân. Cầu xây bằng ngân sách thuộc địa, do chính dân xứ này đóng góp, giờ lại đòi người ta nộp nữa, sao các thầy bất nhân thế.”

Trời, tưởng gì chớ “bóp nặn dân” là chuyện rất bình thường (hằng ngày vẫn xẩy ra ở huyện) ở Thời Cách Mạng nên đâu có gì để phải lăn tăn. Tôi chỉ hơi băn khoăn về sự khác biệt (quá lớn lao) giữa những ông quan Tây thời thuộc địa và những ông quan cách mạng sau này. Đám trước đều có khuynh hướng kiến tạo. Còn đám sau thì hoàn toàn ngược lại.

Xem qua tiểu sử trích ngang của nhiều vị lãnh đạo của ĐCSVN mới thấy có điều trùng hợp lạ lùng là họ đều thích thú và hăng hái trong việc phá hoại, hơn là xây dựng, trong mọi lãnh vực. 

- Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đầu Tiên của nước VNDCCH (kiêm Chủ Tịch Đảng) tại chức 24 năm, cùng với Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Saddam Hussein… ông có tên trong danh sách (History’s Great Monsters) tội phạm chống lại nhân loại. Ông cũng được biết đến như là người sẵn sàng đốt cháy rụi cả rặng Trường Sơn, nơi mà cho đến nay vẫn còn hằng trăm ngàn hài cốt (vô thừa nhận) vương vãi khắp nơi – dù đã có không ít “mẹ già lên núi tìm xương con mình.”

- Lê Duẩn, vị Tổng Bí Thư kế nhiệm – tại vị tới 25 năm – cũng có tên trong danh sách tội phạm chống lại nhân loại ở mức đại trà (massive crimes against humanity) nổi tiếng là người chủ chiến: “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” Cùng với Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ, Lê Duẩn còn đánh luôn đồng đảng. Dù cả hai ông đều đã chết, chiến tích của Cuộc Đấu Tranh Chống Bọn Xét Lại vẫn còn sống âm ỉ trong lòng nhiều người dân Việt. 

- Trường Chinh: T.B.T (lần thứ nhất: giai đoạn 1941-1956, lần thứ hai: 1986) được Tạp Chí Cộng Sản mô tả ông là “nhà thiết kế đường lối đổi mới của Đảng ta.” Thiệt ra, Trường Chinh không có “thiết kế” cái con bà gì ráo mà chỉ ở vào tình thế bắt buộc phải lựa chọn một thế cờ (“không đổi mới thì chết”) đã sắp sẵn rồi. Thành tích đích thực của đương sự là lãnh đạo cuộc Cải Cách Ruộng Đất khiến gần trăm ngàn nông dân bị hành hình. 

- Đỗ Mười, 6 năm TBT, 3 năm Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng. Thành tích nổi bật của ông cũng liên quan đến hai trận đánh đẹp, có thể ghi thành sách: đánh tư sản ở miền Bắc sau 1954, và ở miền nam sau 1975. “không đổi mới thì chết.”

- Lê Khả Phiêu, TBT 3 năm, có lẽ là nhân vật lãnh đạo duy nhất có khuynh hướng xây dựng. Ông đã thuê người thiết kế một vườn rau sạch – với hệ thống tiêu tưới tự động – ngay trên sân thượng của tư thất, để khỏi phải dùng chung thực phẩm bẩn (vì nhiễm chất độc hoá học) với đám thường dân. 

- TBT Nông Đức Mạnh cũng thế, cũng thích gieo trồng. Trong suốt 9 năm tại vị, đi đến nơi đâu ông cũng đều nhắn nhủ người dân bằng một câu nói duy nhất: “Trồng cây gì, nuôi con gì để cải thiện đời sống…” Vì bị dư luận chê bai đây là tư duy tiểu nông nên sau khi nghỉ hưu thì ông – cùng bà vợ kế, Đại Biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm – đã lao vào một lãnh vực làm ăn khác, rất tinh vi và tân kỳ: kinh doanh BOT.

- Nguyễn Phú Trọng nhận chức TBT từ năm 2011, đến năm 2018 kiêm nhiệm luôn Chủ Tịch Nước. Khác với bác Hồ thời xa xưa trước, bác Trọng học theo gương của bác Tập Cận Bình nên không đốt rừng Trường Sơn mà xoay ra đốt lò... Ông tuyên bố: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy.” Tuy thế, do bản tính cẩn thận, bác Trọng lựa củi rất kỹ nên cái lò của ông có lúc cháy lúc không!

Trải qua cả chục ông TBT chả thấy ông nào xây được một cái trường học, một cái nhà thương, hay một cái cầu nào ráo trọi – cầu tiêu cũng không luôn. Theo Vietnam Heritage (December 2016 - January 2017) thì Thành Phố Hồ Chí Minh Quang Vinh chỉ có hai trăm cái nhà vệ sinh chung dùng cho 10 triệu cư dân và 5 triệu du khách nước ngoài: “Ho Chi Minh City faces the same problem with only 200 public toilets serving the needs of its 10 million residents and the 5 million foreign tourists that visit the city each year.”


Sau 83 năm đô hộ Việt Nam – ngoài tội ác – người Pháp đã để lại cho xứ sở này một số những thành quả đáng kể, thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, bảo tàng, kiến trúc… Còn chủ nghĩa cộng sản thì không để lại nơi phần đất mà nó cai trị bất cứ một thứ thành quả nào – ngoài bạo lực, nghèo đói, dốt nát, dối trá, và rác rưởi. 

Nói theo bác Nguyễn Gia Kiểng thì “Pháp đã còng tay Việt Nam và dẫn vào thời đại mới.” Sau đó, dân Việt tiếp tục bị còng tay – chặt hơn – bởi chủ nghĩa cộng sản, rồi buộc phải… đi lùi. Chút hy vọng còn lại về vận mệnh của dân tộc này là mong mỏi mọi người ý thức được rằng cả nước đã lùi đến “chân tường” rồi.


Kỹ Thuật Bảo Mật Để Huy Động Biểu Tình


Kỹ Thuật Bảo Mật Để Huy Động Biểu Tình
Sử dụng ứng dụng kỹ thuật bảo mật để huy động lực lượng biểu tình
RFA
2019-06-13
Ứng dụng thực tế
Báo mạng Vnepress vào ngày 12/6 có đăng bài viết về “Cách huy động lực lượng phản đối dự luật dẫn độ của người dân Hồng Kông”. Trong bài nêu rõ người dân kêu gọi biểu tình qua nhiều phương tiện khác nhau, từ trực tiếp phát tờ rơi trên đường phố đến việc thành lập những kênh trò chuyện trực tuyến bí mật để bàn thảo phương cách phản đối và xuống đường biểu tình.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng và cũng là người từng tham gia vào một số cuộc biểu tình tại Việt Nam nói với chúng tôi rằng, đối với các nhà hoạt động xã hội thì các biện pháp kỹ thuật như người dân Hồng Kông sử dụng thì không có gì là mới nhưng điều quan trọng nhất là việc tác động truyền tải đến mọi người gặp nhiều khó khăn.
Anh nói thêm “Tại Việt Nam những người nằm trong con số các hội nhóm có sự chuẩn bị bàn bạc phối hợp thì nó không được nhiều. Như cuộc biểu tình tại Việt Nam hôm 10/6/2018 phản đối luật đặc khu thì số lượng người có bàn bạc nằm trong các hội nhóm này kia thì nó không quá 100 người nên khi ứng dụng các biện pháp để thông tin liên lạc trong 1 nhóm nó không có sự liên kết chặt chẻ và thứ hai là số lượng nó không nhiều nên tại Việt Nam việc dùng cái đó rất là khó khăn.”
Một nhà hoạt động xã hội khác là anh Lã Việt Dũng, thành viên của nhóm No-U từ Hà Nội cũng xác nhận với chúng tôi về việc sử dụng các công cụ kỹ thuật bảo mật để trao đổi trò chuyện nhưng việc bảo mật sẽ nằm ở nhiều cấp độ khác nhau.
“Những người tổ chức ra các cuộc biểu tình như vậy họ cần liên lạc với nhau thì mới bí mật chứ với người dân thường thì họ không cần một cách bí mật nào cả bởi vì họ cần được công bố rộng rãi. Còn tại Việt Nam thì những nhóm khác nhau thì họ liên lạc bằng nhiều công cụ khác nhau với nhiều ứng dụng bảo mật mà chính quyền họ không thể can thiệp được.”
Mức độ hiệu quả
Một số ứng dụng bảo mật thường được sử dụng tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến là Whatsaap. Telegram hay Signal... Tuy nhiên chúng vẫn chưa được phổ biến rộng mà chỉ một số nhà hoạt động sử dụng. Hầu như mọi người chỉ liên lạc bằng điện thoại trực tiếp hay Facebook Messenger thì đó là điều không an toàn.
Ông Vũ Quốc Ngữ, tổng giám đốc tổ chức Người bảo vệ nhân quyền giải thích về tác dụng của các ứng dụng kỹ thuật trò truyện bảo mật:
“Khi mà sử dụng các ứng dụng bảo mật thì nó có tác dụng hai đầu là chỉ có người gửi và người nhận mới có thể biết được nội dung thôi và ngay cả những công ty cung cấp dịch vụ đó họ cũng không thể đọc các tin nhắn của mình gần như bảo mật tuyệt đối.”
Ngoài ra, ông Ngữ còn hướng dẫn cách tăng độ bảo mật cho bản thân.
“Có ứng dụng Signal hay Telegram thì nó có chương trình là tự động xóa trong bao nhiêu lâu tùy theo mình cài đặt chế độ 10 phút hay 20 phút thậm chí cả tiếng chẳng hạn sau đó thì nó sẽ mất đi, điều đó mình có thể hạn chế được rủi ro. Việc sử dụng email muốn an toàn thì thường sẽ không sử dụng chức năng trả lời (reply), ví dụ như thư của đồng đội chẳng hạn nếu mình muốn trả lời lại thì đừng bấm trả lời trên thư đó mà hãy xóa nó đi và trả lời trên một thư mới thì sẽ không chứa lại nội dung của thư trước đó.”
Còn đối với anh Lã Việt Dũng thì các công cụ kỹ thuật bảo mật như hiện nay thì chỉ đạt được ở nhóm nhỏ mà thôi nếu thành nhóm lớn thì nó không còn gì là bí mật nữa.
“Nói chung chỉ đạt được ở nhóm nhỏ thôi chứ thành nhóm lớn thì nó sẽ không còn là bí mật nữa, theo kinh nghiệm của mình những nhóm nhỏ chính quyền chả biết được gì cả không can thiệp được. Không phải trò chuyện nhóm nào cũng là tốt mình phải lựa chọn những công cụ phù hợp và những cái tụi mình đã chọn thì chính quyền hoàn toàn không biết được chuyện đó.”
Đồng thời anh còn khăng định, không có gì là bảo mật tuyệt đối, đôi khi vấn đề xảy ra không phải do lỗi kỹ thuật mà về con người , một số người họ không thể kiểm soát được việc bảo mật nên đa phần lỗi hỏng từ đó mà ra.
Cơ quan chức năng can thiệp
Dư luận xã hội đặt vấn đề rằng đối với các ứng dụng bảo mật như vậy thì tại sao cơ quan chức năng đến nay vẫn không có biện pháp nào can thiệp như đã làm với mạng xã hội Facebook thời gian qua.
Ông Vũ Quốc Ngữ khẳng định ngay chính những công ty cung cấp dịch vụ đó họ cũng không thể đọc các tin nhắn hay các cuộc trò chuyện của khách hàng thì cơ quan chức năng không thể nào can thiệp được và điều này gần như bảo mật tuyệt đối.
Anh Lã Việt Dũng đồng ý việc cơ quan chức năng không thể can thiệp nhưng để khai thác được thông tin thì họ sẽ làm bằng mọi cách.
“Thật ra họ biết nhóm mình trao đổi với nhau rồi họ sẽ tìm cách họ bắt bớ rồi họ mở điện thoại rồi bẻ khóa điện thoại họ tìm thông tin họ tìm bằng chứng. Trong những lúc biểu tình như vậy mình phải xác định là có thể bị bắt bất cứ lúc nào nên không thể chủ quan được và điều thứ hai là điện thoại phải tăng cường bảo mật để mở ra là điều không dễ dàng, nhiều bạn để dấu vân tay hay nhận diện khuôn mặt là họ ra được ngay.”
Không thể so sánh thực tế Hong Kong với Việt Nam; tuy vậy những nhân tố tích cực muốn thay đổi xã hội ở trong nước đã có. Những nhân tố này hướng đến những công cụ bảo mật để tránh sự theo dõi của chính phủ. Trong khi đó cơ quan chức năng Nhà Nước cũng bỏ kinh phí để giúp lực lượng của họ ngăn chặn mọi thành phần tiến bộ lan tỏa ảnh hưởng cũng như thông tin liên lạc.
Tin, bài liên quan


Tin Vắn Trong Tuần JUNE 15 – 2019 (Vũ Linh)


Tin Vn Trong Tun JUNE 15 – 2019
 Vũ Linh

CALI CÓ LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ MỚI
Quốc hội Cali do đảng DC nắm đa số tuyệt đối, chuẩn bị thông qua luật bảo hiểm y tế mới cho tiểu bang. Theo luật này, tất cả mọi cư dân sống tại Cali đều bắt buộc phải có bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị đóng thuế phạt, tuy chưa rõ số tiền thuế phạt là bao nhiêu. Ở cấp liên bang, thuế phạt này đã bị quốc hội thu hồi từ hơn một năm nay rồi.
Ngoài ra, luật mới cũng sẽ cung cấp bảo hiểm y tế cho một số di dân “không giấy tờ” luôn. Con số được giới hạn, coi như bước đầu thăm dò dư luận và tính chi phí. Ngân sách đầu tiên sẽ vào khoảng 100 triệu đô trong năm đầu cho khoảng 90.000 người, thuộc thành phần “thanh niên với lợi tức thấp, dưới 26 tuổi”. Nếu trôi chảy, sang năm tới có thể cứu xét nới rộng cho nhiều di dân bất hợp pháp hơn. Theo vài chuyên gia, nếu tất cả di dân lậu được bảo hiểm y tế, Cali sẽ tốn 3,4 tỷ đô một năm, là số tiền tiểu bang không thể có nếu không tăng thuế tiểu bang, hay cắt giảm MediCal cho dân hợp pháp.
Cái mà kẻ này không hiểu là di dân “không giấy tờ” tức là di dân lậu, tức là ở lậu, đi làm lậu, làm sao lại có thể biết “có lợi tức thấp” được? Lợi tức từ đâu ra? Ai biết? Ai kiểm soát? Họ đi làm có khai báo không? Có đóng thuế không?
Ở xứ Mỹ này, phe DC luôn hô hào “không ai có thể ngồi xổm trên luật pháp được, kể cả TT Trump”. Đúng ra, phải nói  “không ai có thể ngồi xổm trên luật pháp được, ngoại trừ di dân lậu bỏ phiếu cho đảng DC, có quyền coi luật như pha”.
Quý vị có thấy chuyện gì độc đáo không? Dân Mỹ hợp pháp bắt buộc phải bỏ tiền túi ra mua bảo hiểm y tế cho chính mình và cho cả di dân lậu, không thì sẽ bị phạt tiền. Di dân lậu không cần bỏ một xu nào ra, Nhà Nước Cali cấp bảo hiểm y tế miễn phí đầy đủ!
Càng ngày thì di dân càng lộ rõ ra là lá bùa hộ mạng để cứu sống đảng DC, thay thế lá phiếu da trắng mà đảng DC mất ngày càng nhiều. Cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho di dân lậu là cách cổ võ hữu hiệu nhất cho thanh niên gốc Nam Mỹ tràn vào Mỹ để rồi sau đó thành cử tri của đảng DC.
Câu hỏi cho các cụ tỵ nạn cuồng mê Dân Chủ tại Cali: quý cụ có khi nào nghĩ trích 100 triệu cho di dân lậu bây giờ, rồi sau đó có thể tăng lên tới hơn 3 tỷ sẽ có hậu quả như thế nào đến MediCal các cụ đang nhận được không?

THÊM LÝ DO ĐÀN HẶC
Trong bài viết tuần qua, Diễn Đàn này có viết nếu TT Trump tiếp tục thành công, phe DC sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đàn hặc ông để cản không cho ông thắng trong cuộc bầu cử năm tới.

Bây giờ, ta lại thấy thêm một lý do để DC đàn hặc TT Trump.
Theo ông Mark Penn, nếu TT Trump ra lệnh cho bộ trưởng Tư Pháp William Barr điều tra các ông DC như Adam Schiff (chủ tịch Ủy Ban An Ninh, Hạ Viện) và Jerrold Nadler (chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp, Hạ Viện), mà điều tra cặn kẽ như công tố Mueller đã làm với ông Trump thì chắc chắn Hạ Viện đã tiến hành thủ tục đàn hặc TT Trump để cản ngay.
Theo ông Penn, Hạ Viện đã đi quá xa, biến những cuộc điều tra chính đáng của lập pháp (legitimate legislative inquiry) thành những cuộc truy lùng đối lập được tài trợ bằng tiền của Nhà Nước (government-financed opposition research).
Ông Penn cho rằng những truy lùng về giấy thuế cả chục năm trước của ông Trump và ngay cả của các con của ông Trump, là chuyện vô tiền khoáng hậu trong chính trường Mỹ, không thể được coi như những cuộc điều tra chính danh có mục đích làm luật gì hết.
Cuối cùng, ông Penn kêu gọi đảng DC nên đặt tổ quốc lên trên hết, chấm dứt các cuộc điều tra phe phái quá đáng.
Ông Penn không phải là dân ‘cuồng Trump’ đâu, mà là một chuyên gia về thăm dò dư luận của đảng DC, trước đây là phụ tá cho TT Clinton và sau đó là cố vấn cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của bà Hillary.

TIN BẦU CỬ CẬP NHẬT
Tiểu bang Iowa là tiểu bang có bầu ứng cử viên tổng thống đầu tiên trong nội bộ hai chính đảng, dự trù đầu tháng Hai năm tới. Iowa là tiểu bang nông nghiệp nhỏ, nhưng vì là tiểu bang đầu tiên có bầu sơ bộ nên vai trò của tiểu bang này lớn vô cùng. Thắng hay thua tại tiểu bang đều sẽ được truyền thông phóng đại ra thành trúng số độc đắc hay bị sét đánh chết.
Cuối tuần qua, đảng DC của Iowa tổ chức buổi tiệc Democratic Hall of Fame Dinner, để giới thiệu các ứng cử viên tổng thống của đảng. Hai chục trong 24 ứng cử viên chính đã vội vã khăn gói đến rao hàng.
Đặc biệt cụ Joe Biden không tham dự. Đây là lần thứ hai cụ Biden không tham gia họp mặt của đảng DC địa phương, lần trước, không tham dự đại hội đảng DC Cali tại San Francisco. Sách lược của cụ là đứng trên cuộc chạy đua của đám lau nhau ở dưới, để bảo vệ thế đứng đầu hiện nay của cụ, cũng như để tránh nói hớ hay làm hớ, nhất là sau ba cái đại họa cụ tự rước vào thân tuần qua (Xem Tin Vắn tuần rồi).
Thăm dò mới nhất tại Iowa cho thấy cụ Biden được hậu thuẫn cao nhất với 24%, sau đó cụ Sanders (16%, thua cụ Biden có 8 điểm), bà Warrens (15%), và ông Buttigieg (14%). Bà Harris được 7%. Anh Beto tuột xuống tuốt đâu mức 2%. Còn lại gần hai chục người khác lác đác ở mức 1% hay ít hơn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjFefsIY7U3hh1oFOvFTocIifotQqyl8ti9SjfEAgKwxsFkkcjMmyFg5wJJXS-9pp9Sq3mBYH2tgg_jYd-stg-iDL3exu0qk4ikAQ9XSRVKSI0Cmg2nk-OIQOVFyvq5BBzYT0l2L-wk_Bw/s400/Screen+Shot+2019-06-09+at+12.03.09+PM.png

CÂU CHUYỆN TU CHÁNH HYDE
Chính trường bất ngờ nổi sóng vì vụ gọi là Tu Chánh Hyde –Hyde Amendment-, cấm Nhà Nước không được trả tiền phá thai cho các phụ nữ qua Medicaid, ở Cali gọi là MediCal, tức là cấm dùng tiền thuế của dân để trả tiền phá thai. Hyde là tên của dân biểu CH Henry Hyde, người chủ trì việc đàn hặc TT Clinton tại Hạ Viện năm xưa.
Cụ Biden, là người ủng hộ tu chánh này từ hơn 40 năm qua, ra thông báo cụ tiếp tục kiên trì ủng hộ, nhưng chỉ một ngày sau bất ngờ đổi ý, cho biết bây giờ chống lại tu chánh này.
Cái điều đáng nói trong câu chuyện là tu chánh Hyde này nằm trong luật ngân sách chung, mỗi năm đều phải duyệt lại và thông qua khi biểu quyết về ngân sách. Và tất cả dân biểu, nghị sĩ đều đã thông qua một cách máy móc, chẳng ai để ý từ 40 năm nay.
Lần cuối cùng tu chánh được gia hạn là tháng Chín vừa qua, và tất cả các dân biểu và nghị sĩ DC đang ra tranh cử tổng thống cũng đã thông qua, như các nghị sĩ Bernie Sanders, Kamala Harris, Cory Booker, Elizabeth Warren, Amy Klobuchar, Kirsten Gillibrand, Michael Bennet, và các dân biểu Tulsi Gabbard, Tim Ryan, Seth Moulton. Mấy vị này đang bối rối tìm cách giảng giải, biện minh, để có cớ lật ngược quan điểm. Chứng minh một điều: các chính khách ồn ào tranh cãi luật này nọ, nhưng thực tế, ít khi đọc những luật đó.
Chính trị Mỹ nhiều khi thật tiếu lâm!
Tin mới nhất: theo một thăm dò của đại học Marist, 60% dân Mỹ chống lại việc lấy tiền thuế của dân trả chi phí phá thai, trong khi 76% muốn giới hạn phá thai trong ba tháng đầu thôi. Cả hai kết quả đều bất lợi cho đảng DC.

PHE TA PHÊ BÌNH PHE MÌNH
Báo Washington Post đã có bài bình luận khá lý thú.
Bài viết mở đầu bằng câu danh ngôn của cố TT Kennedy “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho đất nước”, để rồi WaPo nhận định cử tri đảng DC bây giờ đã liệng câu nói đó vào thùng rác để chỉ lo chất vấn đất nước này sẽ làm gì cho họ. Và điều đáng nói là tất cả hai tá ứng cử viên tổng thống của đảng DC đã đáp ứng bằng cách tranh nhau tặng quà, cho cử tri nghe những chuyện thần tiên không tưởng mà chính WaPo gọi là “fairy tales mà ai cũng biết sẽ không có cách nào thực hiện được hết”.
Bảo hiểm và dịch vụ y tế miễn phí cho cả nước, giáo dục miễn phí từ tiểu đến đại học, trợ cấp tiền giữ trẻ, trợ cấp thuê nhà, tăng lương tối thiểu, lợi tức tối thiểu do Nhà Nước cấp, tiền thất nghiệp vô hạn,… Tiền đâu ra?
Xứ Mỹ hiện đã có tới hơn 22.000 tỷ công nợ, mà tiền lãi không cũng khoảng 500 tỷ một năm rồi, lấy đâu ra 30-50.000 tỷ nữa cho các bánh vẽ đồ sộ của họ?
Dân Mỹ càng ngày càng thích ngồi mát ăn bánh vẽ, mất hết tinh thần trách nhiệm cá nhân và tự trọng. Bị Trump lấy mất bánh vẽ, nổi cơn cuồng hết, kể cả nhiều cụ tỵ nạn.

TRẬN CHIẾN MỸ - MỄ
TT Trump cho biết Mỹ đã đạt được thỏa hiệp theo đó chính quyền Mễ sẽ gia tăng mạnh các biện pháp cản di dân từ Trung Mỹ tràn qua Mễ đi tới biên giới Mỹ như gửi 6.000 quân nhân tới tăng cường lực lượng cảnh sát biên giới tại 68 cửa biên giới với các nước Trung Mỹ, cứu xét lại luật di trú Mễ và giúp Mỹ trục xuất về xứ gốc các di dân bất hợp pháp, khóa trương mục ngân hàng của 26 cá nhân và tổ chức bị nghi ngờ là tài trợ cho các đoàn lữ hành di dân, nhận di dân phải tạm trú trên đất Mễ trong khi chờ đợi tòa di trú Mỹ xét đơn xin định cư,... Bù lại TT Trump hoãn việc áp đặt thuế quan trên tất cả hàng nhập cảng từ Mễ.
Giới tài chánh đã mừng rỡ hoan nghênh quyết định hoãn thuế quan này, trong khi các chính khách CH hoan nghênh việc Mễ đã có hành động tích cực hơn.
Nhà báo cấp tiến Hugh Hewitt viết trên báo phe ta Washington Post, đã phải nhìn nhận chiến thắng lớn của TT Trump đã khiến các đối thủ của ông phải... mắc nghẹn đâm ra cà lăm –sputtering-.
Di dân lậu, khuyến khích bởi các luật an toàn –sanctuary laws- của vài tiểu bang và vài vùng ở Mỹ, đã tràn qua Mỹ tới mức khủng hoảng lớn nhất từ thời TT Clinton. Những biện pháp TT Trump đưa ra như giam giữ di dân bị bắt, xây tường, mang quân đội ra giúp cảnh sát biên phòng,... tất cả đều bị phe DC, nhất là các chính quyền DC địa phương, chống đối và cản trở đủ cách.
Chặn từ phiá Mỹ không được, TT Trump tính chuyện chặn từ phiá Mễ. Ông ra lệnh tăng thuế quan trên tất cả hàng nhập cảng từ Mễ để ép chính quyền Mễ phải có biện pháp giúp Mỹ chặn làn sóng di dân này.
Phe ta la hoảng. Bà chủ tịch Hạ Viện tố đây là việc có tính cách hù dọa và không thân thiện với một ông láng giềng thân thiện.
Nhưng chưa ai kịp làm gì thì chính quyền Mễ đã gửi ngay một phái đoàn lớn chạy qua Hoa Thịnh Đốn, và một tuần sau, Mỹ-Mễ ra thông cáo đạt được thỏa hiệp, theo đó Mễ sẽ tăng cường cả loạt biện pháp để giúp chặn làn sóng di dân như nêu trên. Đổi lại, Mỹ sẽ hoãn thi hành lệnh tăng thuế quan.
Ngay từ đầu, Diễn Đàn Trái Chiều đã nghi ngờ biện pháp tăng thuế quan của TT Trump chỉ là cách ông ‘hét giá’ để ép Mễ làm một cái gì mạnh hơn. Và y như rằng, đúng là chuyện hét giá thật. Và TT Trump đã thành công.
Dù vậy, phe chống đối vẫn cố loay hoay tìm chuyện bôi bác.
Báo phe ta New York Times loan tin tất cả những thỏa thuận với Mễ đã đạt được từ lâu rồi, bây giờ TT Trump đóng tuồng, bất ngờ mang trò tăng thuế ra hù dọa để rồi sau đó thu hồi quyết định và khoe đã ép Mễ phải hành động. Nếu đã có thoả thuận từ trước rồi thì làm sao giải thích việc Mễ hấp tấp gửi ngoại trưởng qua Hoa Thịnh Đốn ngay sau đó để hai bên điều đình liên tục cả tuần liền? Chẳng lẽ Mễ tiếp tay giúp TT Trump đóng tuồng sao?
Washington Post bác bỏ tin của NYT, cho rằng đã có cuộc chiến giữa Mỹ và Mễ thật, nhưng lại ca tụng chính Mễ đã khôn ngoan, thành công, cản không cho TT Trump tăng thuế quan!
WaPo nghĩ ra cách giải thích này, quả là ... siêuLàm kẻ này nghĩ đến chuyện tếu: cảnh sát dí súng vào đầu tên ăn cướp, bắt hắn phải dơ tay đầu hàng nếu không sẽ bị bắn chết. Tên ăn cướp dơ tay đầu hàng, cảnh sát không bắn. Theo WaPo, tên ăn cướp đã khôn ngoan, thành công cản không cho cảnh sát bắn chết hắn. Thật là tài!
Trong một tin liên hệ, thống đốc CH của Florida đã ký luật cấm không được thiết lập lập ‘khu an toàn’ –sanctuary zone- trong tiểu bang.

PHÁ THAI CÓ LỢI CHO KINH DOANH
Một nhóm đâu 180 tổng giám đốc công ty kinh doanh đã ra tuyên cáo đăng trên nguyên một trang của báo New York Times, xác nhận “phá thai rất có lợi cho kinh doanh” trong khi “không cho phá thai sẽ cản trở việc đa dạng hoá nhân sự của công ty cũng như gây khó khăn cho việc thu dụng nhân tài”.
Nếu quý vị không hiểu gì thì kẻ này xin phép dịch ra tiếng Nôm.
Nôm na ra, không cho phá thai thì các nhân viên nữ sẽ phải mang bầu cả 9 tháng, công suất làm việc giảm, sẽ nghỉ làm có lương mấy tháng trước và sau khi đập bầu, tiền bảo hiểm y tế đắt, tất cả gây thiệt hại tài chánh cho công ty. Do đó công ty sẽ tránh thuê mấy bà trong tuổi dễ có bầu. Cho phá thai sẽ tránh được những chuyện rắc rối đó, đỡ tốn tiền cho công ty hơn, do đó có lợi cho kinh doanh và công ty dễ thuê nhân viên nữ hơn.
Nghiã là đúng theo văn hoá tiến bộ của phe cấp tiến, đồng tiền đi trước sinh mạng thai nhi.

TTDC TIẾP TỤC CUỘC CHIẾN CHỐNG TRUMP
Trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình ABC, trả lời một câu hỏi, TT Trump nói “nếu có một người từ một xứ nào đó, Na Uy chẳng hạn, cho tôi biết có tin gì đó về một đối thủ của tôi, tôi sẽ muốn nghe... Không có gì sai trái khi nghe”.
Các chính khách DC và TTDC nhẩy dựng, làm rùm beng. Vài cụ tỵ nạn cũng nhanh nhảu phiên dịch ngay. Có người tố đây là “mời gọi nước ngoài can thiệp vào chính trị Mỹ”. Có người khác la hoảng “đây là vi phạm an ninh quốc gia”. Dĩ nhiên có người tố giác “đây là tội phản quốc phải đàn hặc ngay”.
Có điều không ai nhắc: bà Hillary trả tiền cho một gián điệp Anh để mua Hồ Sơ Nga. Bà cũng gửi phụ tá qua tận Ukraine để xin chính quyền Ukraine cung cấp tin về quan hệ với Trump. Sao không nghe ai gọi bà Hillary là phản quốc nhỉ?
Năm 2016, TT Obama được một nhà ngoại giao Úc Alexander Downer báo tin cho biết anh George Papadopoulos, một phụ tá quèn của Trump đã có liên lạc với Nga. TT Obama mau mắn cho FBI điều tra xem có liên hệ như thế nào với ứng cử viên Donald Trump. Sao không nghe ai gọi ông Obama là phản quốc nhỉ?

DÂN BIỂU ILHAN OMAR GẶP RẮC RỐI
Bà dân biểu Hồi giáo gốc Somalia Ilhan Omar đang gặp nhiều rắc rối lớn.
Năm 2002, khi cô Omar 19 tuổi, cô nộp đơn xin cưới anh kép cũng là dân tỵ nạn gốc Somalia, Ahmed Hirsi. Nhưng hai người không làm đám cưới, sống với nhau 6 năm, có được ba mặt con đến năm 2008, khi hai người bỏ nhau. Cô Omar đi với một anh  Somalia khác là anh Said Elmi, làm đám cưới đàng hoàng năm 2009. Chỉ hai năm sau, 2011, chị Omar bỏ chồng trở về sống với anh Hirsi, nhưng chỉ chính thức ly dị với anh chồng Elmi năm 2017. Năm 2016, chị ra tranh cử dân biểu liên bang của thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, trong một đơn vị mà hầu hết cử tri là dân đồng hương, gốc Somalia tỵ nạn, và đắc cử. Năm 2018, chị Omar chính thức làm đám cưới với anh kép lâu năm Hirsi sau khi đã chính thức ly dị anh chồng.
Câu chuyện có gì lộn xộn?
Thứ nhất, chị Omar trong hai năm 2014-15 đã khai thuế lợi tức liên bang chung với anh kép Hirsi, trong khi chị là vợ chính thức của anh Elmi. Chị cần khai thuế chung vì lợi tức của một cặp vợ chồng sẽ chịu thuế suất thấp hơn, nhưng chị không khai thuế chung với chồng được vì anh này là dân Anh, khai thuế bên Anh, nên khai chung với anh kép Hirsi. Luật thuế chỉ cho phép khai thuế chung nếu là vợ chồng có hôn thú đàng hoàng. Một cách gian lận thuế trắng trợn.
Chị Omar giải thích chị đã khai thuế chung với anh kép vì tuy hai người chưa chính thức làm hôn thú, nhưng đã “lấy nhau trong niềm tin và truyền thống Hồi giáo” nên coi như đã là vợ chồng, khai chung thuế được. Chị ta mau mắn hô hoán ai chất vấn chuyện này là... kỳ thị Hồi giáo! Đọc tới đây, bảo đảm là đã có vài ông quan tòa cấp tiến rét rồi.
Thứ nhì, năm 2016 chị Omar ra tranh cử dân biểu liên bang, thu được khá nhiều tiền yểm trợ tranh cử của đồng hương Somalia tỵ nạn. Chị tiện tay, lấy ngay ít tiền này để chi trả cho luật sư lo chuyện ly dị của chị, và một ít tiền nữa cho một công ty kế toán để ‘điều chỉnh’ lại giấy khai thuế những năm 2014-15 của chị. Lấy tiền vận động tranh cử xài vào việc riêng tư dĩ nhiên vi phạm luật tranh cử. Chưa kể không ai biết chị đã ‘điều chỉnh’ cái gì khi chị ra tranh cử. Khai gian chuyện gì, sợ bị bắt nên điều chỉnh? Hội Đồng Tài Trợ Vận Động Tranh Cử –Campaign Finance Board- của tiểu bang Minnesota không rõ vì lý do gì, không dám truy tố gì mà chỉ yêu cầu chị Omar bồi hoàn lại những số tiền ‘cầm nhầm’ này.
Dân biểu Ilhan Omar là một trong những dân biểu trẻ theo khuynh hướng cực tả mới nổi trong đảng DC, chống TT Trump tối đa.
Dĩ nhiên, không có một tờ báo hay đài TV phe ta nào loan tin này hết. Thử tưởng tượng TTDC tìm được giấy khai thuế của ông Trump, khai chung với một bà nào đó không phải là bà vợ chính Melania thì sao nhỉ?

CÂU CHUYỆN KỲ THỊ DA ĐEN
Ba sinh viên da đen của trường Đại Học Oberlin College, tại tỉnh Oberlin, thuộc tiểu bang Ohio, vào một tiệm bánh, tính ăn cưp ít bánh! Bị chủ tiệm bánh bắt, kêu cảnh sát đến bắt về bót.
Mấy anh chị bạn của ba sinh viên tìm cách cứu giúp, hô hoán ầm ĩ là chủ tiệm bánh kỳ thị da đen, phịa tội oan ức cho ba sinh viên da đen, hô hào biểu tình, tẩy chay tiệm bánh. Bà xếp lớn –viện trưởng- của đại học vội vã hùa theo đám sinh viên vì sợ trường bị mang tiếng kỳ thị lây cũng như muốn trường làm việc ‘phải đạo chính trị’, ra thông cáo công khai miệt thị, tố cáo tiệm bánh kỳ thị da đen. Cả trường tẩy chay tiệm bánh theo.
Chủ tiệm bánh thưa bà và cả trường ra tòa, với đầy đủ bằng chứng camera trong tiệm quay cảnh ba sinh viên toan cướp bánh!
Tòa xử trường đại học phỉ báng mạ lỵ chủ tiệm bánh, tiếp tay hô hào tẩy chay, gây thiệt hại tài chánh hiện tại và trong tương lai cho tiệm bánh và khiến tiệm mất uy tín, và phạt trường phải bồi thường 11 triệu đô.
Tố dân da trắng kỳ thị da màu đã trở thành một cái cớ quá dễ, bị lạm dụng quá nhiều để bao che cho những hành động phạm pháp của dân da màu. Nhưng cũng may luật pháp Mỹ chưa mù hoàn toàn.