Quán bún Sài Gòn nổi tiếng ‘cấm khựa’, ‘không bán nước’
bị cưỡng chế
14/06/2019
Quán
“Bún bò Dũng Đinh” từng làm “dậy sóng” mạng xã hội vì những nội quy, bảng hiệu
hài hước, hóm hỉnh và đầy ý nghĩa vừa bị chính quyền TPHCM cưỡng chế đập phá vào
sáng 14/6 với lý do “công trình xây dựng không phép”.
Chủ
quán, ca sĩ Hoàng Dũng, người được biết tiếng trong thập niên 1990, thời điểm mà
dòng nhạc Hoa lời Việt đang rất thịnh hành ở Việt Nam, nói với VOA tối 14/6 rằng
việc cưỡng chế quán là “rất bất công” và “không đúng luật”, trong khi cộng đồng
mạng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ mất mát của ông, đồng thời chỉ trích
chính quyền về hành động cưỡng chế “như cướp” khi lấy sạch đi tất cả tài sản trong
quán.
“Tờ
giấy ghi là cưỡng chế hành chính mái bạt, khung sắt, mà bây giờ họ vô lấy sạch
ghế, bàn, tủ… đến nỗi cái khăn lau bàn, thùng rác họ cũng lấy luôn, thì tôi không
chấp nhận”, ca sĩ Hoàng Dũng, còn gọi là “Dũng Đinh”, nói với VOA.
“Siêu
độc đáo”
Quán
“Bún bò Dũng Đinh”, tiền thân là quán “Bún bò gân” ở vỉa hè chung cư Tôn Thất
Thuyết, vài năm trước nổi lên như một “hiện tượng” trên mạng xã hội với bảng nội
quy được gọi là “bá đạo” và “siêu độc đáo”, trong đó chủ quán yêu cầu khách “không
nhiều chuyện, lên trên mạng nói xấu chủ quán”, “nếu ăn thấy dở ẹc thì ráng chịu,
không được chê”, “quý khách ăn thiếu vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú”…
Ngay
sau khi tên tuổi “Bún bò gân” được biết đến không lâu, vào tối 26/3/2015, cán bộ
địa phương đã ập vào gỡ các bảng treo nội quy này vì lý do “gây phản cảm, gây cản
trở giao thông trước cửa chung cư”, khiến cho cộng đồng mạng lại một phen “dậy
sóng” vì cho rằng nội dung trên các bảng nội quy chỉ có tính vui vẻ, hài hước.
Sau
nhiều “rắc rối” với quán vỉa hè, ca sĩ Dũng Đinh đã dồn vốn liếng để mở quán “Bún
bò Dũng Đinh” trên mảnh đất rộng 1.600 m2 đã mua 20 năm trước. Vì mảnh đất nằm
trong khu quy hoạch có “dự án treo” suốt 20 năm, nên ông Dũng đã không xây nhà
hàng mà chỉ dựng bạt che di động để làm quán.
Một
lần nữa, quán “Bún bò Dũng Đinh” của ông lại “nổi tiếng” vì các bảng thông báo độc
đáo như “Nước free tự chọn, chúng tôi KHÔNG BÁN NƯỚC” hay “Cấm không cho ‘khựa’
bước vào nửa chân”, “Tẩy chay hàng ‘lạ’, dùng hàng nước ta”…
Trong
một video đăng trên YouTube dưới tên tài khoản Dung Dinh hồi tháng 4 cho thấy
quán “Bún bò Dũng Đinh” đã từng bị cán bộ địa phương “góp ý” về tấm biển “hơi kỳ”
và nói rằng “mình kinh doanh buôn bán thì đừng dùng tiếng lóng” (“khựa”) vì “trên
mạng, thanh niên hay những thế lực phản động nó hay dùng những từ này, lợi dụng
những từ này để nói về người Trung Quốc”.
Cưỡng
chế “sai đối tượng”
Vụ
cưỡng chế quán “Bún bò Dũng Đinh” đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nhiều
ngày qua, bắt đầu từ khi UBND phường 4, quận 8, TPHCM, gửi giấy thông báo cưỡng
chế “lộn người” cho ông Nguyễn Trí Nguyên, là người không đứng tên kinh doanh cũng
không phải là chủ miếng đất.
Trong
đơn khiếu nại gửi cho chính quyền ngày 12/6, ông Nguyên nói rõ rằng biên bản và
thông báo buộc ông phải tháo dỡ công trình tạm (quán bún bò) là “sai đối tượng”,
vì công trình “không thuộc sở hữu của tôi” và biên bản đã được lập “lúc tôi tình
cờ có mặt tại quán”.
Theo
lời ca sĩ Hoàng Dũng, quán của ông không phạm Luật xây dựng vì chỉ là mái tạm,
không phải là “công trình xây dựng không phép”. Hơn nữa, mảnh đất của ông, mà cư
dân mạng gọi là “đất vàng”, thuộc khu vực quy hoạch dự án đã “treo” đến 20 năm,
quá thời hạn phải công bố hủy bỏ dự án.
“Theo
Luật là sai, vì 15 năm mà dự án không chạy thì phải trả lại cho dân làm ăn sinh
sống”, ông Dũng nói với VOA.
Cơ
sở pháp lý thiếu thuyết phục của vụ cưỡng chế đã khiến nhiều người cho rằng có
những lý do đằng sau của việc “xử lý” quán ông Dũng.
Nhà
báo Trương Châu Hữu Danh, người chuyên tường thuật về các vụ tham nhũng, sai phạm
về sở hữu tài sản, đất đai ở Việt Nam, nhận định với VOA:
“Anh
Dũng là người đặc biệt không biết chung chi, không biết ‘bôi trơn’, và lại có
những khẩu hiệu hơi sốc…Cùng khu vực của ảnh có rất nhiều chỗ xây dựng còn hoành
tráng hơn nhưng chẳng bị sao cả. Riêng ảnh thì họ phải xử lý”.
Trả
lời về câu hỏi liệu những tấm biển “gây sốc” có phải là một phần nguyên nhân dẫn
đến cưỡng chế hay không, ca sĩ Hoàng Dũng bình thản nói:
“Tôi
là một người sống rất tự do cho bản thân. Tôi không vi phạm pháp luật. Những điều
tôi làm tôi cũng không nghĩ đến hậu quả. Tôi không dám nói là mình hay, giỏi, dũng
cảm, nhưng tôi không thích cái gì thì tôi nói cái đó. Màu đỏ tôi nói màu đỏ, chứ
màu đỏ mà kêu tôi nói màu đen làm sao tôi nói được”.
Ca sĩ Hoàng Dũng, 52 tuổi, trước đây từng rất được mến mộ khi ông
song ca với ca sĩ Phương Thanh và sau đó hát solo ở khắp các sân khấu của Sài Gòn.
Ông giải nghệ vào năm 2000 và chuyển sang làm đạo diễn, quản lý, biên tập MV ca
nhạc trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh quán ăn.
No comments:
Post a Comment