Saturday, March 9, 2019

Tàn, mạt vì có… vàng! Quy hoạch nhân sự làm gì?-Trân Văn


Tàn, mạt vì có… vàng! Quy hoạch nhân sự làm gì?
08/03/2019

Chính quyền tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường, sớm phê duyệt Đề án Đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu (1).
Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng từ lâu vì có mỏ vàng với trữ lượng thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á.
Vì nhiều lý do, từ thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp đến nay, việc khai thác vàng tại Bồng Miêu liên tục bị gián đoạn. Có lúc quặng vàng chỉ được khai thác theo hình thức thủ công, có lúc được khai thác với qui mô công nghiệp, cũng có những lúc, khai thác vàng ở Bồng Miêu diễn ra ồ ạt với cả hình thức thủ công lẫn qui mô công nghiệp.
Thế rồi Việt Nam mở cửa, giống như nhiều lĩnh vực khác, chuyện khai thác quặng vàng ở Bồng Miêu và Đắk Sa (huyện Phước Sơn), cùng thuộc tỉnh Quảng Nam bị vo lại thành “cơ hội” để mời gọi đầu tư. Năm 1991, “cơ hội” ấy được đặt vào tay Bersa, theo giới thiệu của giới hữu trách Việt Nam là một tập đoàn chuyên về khai khoáng ở Úc.
Bersa tuyên bố sẽ rót vào Việt Nam 100 triệu Mỹ kim để xây dựng hai nhà máy khai thác quặng vàng tại Bồng Miêu và Đắk Sa trong 25 năm (1991 – 2016). Tất nhiên, suất đầu tư trị giá 100 triệu Mỹ kim mà Bersa hứa hẹn được đưa ngay vào… thống kê để tính toán mức tăng trưởng GDP cả cho tỉnh Quảng Nam lẫn… Việt Nam.
Sau 23 năm tạo điều kiện cho Bersa khai thác vàng, năm 2014, Cục Thuế Quảng Nam loan báo, Bersa đã mang ra khỏi Việt Nam khoảng bảy tấn vàng và chỉ để lại khoản nợ 297 tỉ bao gồm cả tiền thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền phạt do chậm nộp thuế.
Do Cục Thuế Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng, vô hiệu hóa các hóa đơn do hai nhà máy khai thác vàng của Bersa ở Bồng Miêu và Đắk Sa phát hành để ép Bersa trả thuế,… Besra vừa phản đối, vừa tuyên bố đóng cửa hai nhà máy vàng tọa lạc ở Phú Ninh (Bồng Miêu) và Phước Sơn (Đắk Sa) khiến hàng ngàn công nhân thất nghiệp (2).
Chuyện chưa ngừng ở đó, tin Bersa đóng cửa hai nhà máy khai thác vàng đã làm chủ nhiều cơ sở thương mại và doanh nghiệp ở Quảng Nam từng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho Bersa mất ăn, mất ngủ. Theo các thống kê sơ bộ do báo chí Việt Nam thu thập dữ liệu và công bố năm 2014, Bersa nợ nhiều người, nhiều nơi, nếu cộng lại cũng cả trăm tỉ.
Bersa trở thành một cục xương mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ địa phương đến trung ương của Việt Nam lúng túng như gà mắc tóc vì không biết làm sao để… gặm. Thậm chí đến 2016, dẫu giấy phép đầu tư đã hết hạn, các khoản nợ thuế đã tăng từ 297 tỉ lên 410 tỉ (3) nhưng Bersa vẫn không chịu ngừng khai thác vàng (4).
Chuyện có vàng, chỉ khai thác mà mạt giống như một bể sầu, lâu lâu rỉ ra vài giọt khiến người Việt tê tái. Tháng 11 năm ngoái, báo chí Việt Nam cho biết, Tòa án tỉnh Quảng Nam đang thực hiện các thủ tục cho Công ty Vàng Bồng Miêu (một trong hai doanh nghiệp khai thác vàng của Bersa ở Quảng Nam) tuyên bố phá sản.
Theo đó, tổng giá trị tài sản hiện tồn của Công ty Vàng Bồng Miêu chỉ có 302 tỉ nhưng tổng nợ (gồm cả nợ các loại thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ các cơ sở thương mại, doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhưng không được Công ty Vàng Bồng Miêu thanh toán) lên tới… 1.265 tỉ đồng (5)!
Chuyện không chỉ chừng đó, 25 năm Bersa khai thác vàng tại Bồng Miêu (Phú Ninh, Quảng Nam), Đắk Song (Phước Sơn) đã hủy diệt cả môi trường lẫn địa mạo hai khu vực này. Chỉ riêng chi phí hoàn thổ, phục hồi địa hình, địa mạo ở những khu vực mà nhà máy khai thác vàng của Bersa đã đào bới để lấy quặng vàng tại Bồng Miêu đã là… 19 tỉ!
Đó là chưa kể chi phí hoàn thổ ở Đắc Sa, chi phí xử lý đất đai, suối, sông bị ô nhiễm, đặc biệt là cyanide trong 25 năm Bersa khai thác vàng tại Quảng Nam. Ai sẽ phải thanh toán toàn bộ những chi phí ấy? Ngân sách! Dân Quảng Nam không gánh nổi thì dân Việt Nam phải gồng thông qua các loại thuế, phí.
***
Giống như vô số chủ trương, kế hoạch, dự án đủ mọi lĩnh vực trên khắp Việt Nam từ trước đến nay, không có bất kỳ cá nhân nào bị truy cứu trách nhiệm khi bỗng dưng Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung thêm tàn, mạt chỉ vì có… vàng. Đến giờ, có bao nhiêu cá nhân nhận trách nhiệm hoặc bị truy cứu trách nhiệm vì soạn lập, phê duyệt những chủ trương, kế hoạch, dự án thiển cận, vô bổ, thậm chí nguy hại cho môi sinh, môi trường, kinh tế, xã hội? Không có ai! Chẳng những được miễn trừ trách nhiệm, những cá nhân tham gia vào việc tạo ra vô số bi kịch ấy còn thăng tiến không ngừng và có quyền lựa chọn, sắp đặt những người thay thế mình đảm nhận vai trò dẫn dắt quốc gia, dân tộc.
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam đang hối hả quy hoạch nhân sự – lựa chọn – sắp đặt cán bộ cấp chiến lược và cán bộ chủ chốt từ trung ương đến địa phương trong nhiệm kỳ tới. Cho dù hậu quả của quy hoạch nhân sự càng lúc càng trầm trọng, chạm vào đâu, mạnh hay nhẹ cũng lòi ra một mớ “cán bộ cấp chiến lược”, “cán bộ chủ chốt” bất tài, vô đức song giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn không chịu buông bỏ quy hoạch nhân sự.
Kinh tế - xã hội Việt Nam càng ngày càng nhiều vấn nạn, càng ngày càng nhiều dấu hiệu bi đát đe dọa vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, làm sao có thể tránh các thảm họa khi việc lựa chọn – sắp đặt những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn thế: Vừa không có chỗ cho những cá nhân có hiểu biết, đủ cả kỹ năng lẫn kinh nghiệm trong quản trị, điều hành, vừa giám sát, truy cứu trách nhiệm đến nơi, đến chốn nếu cá nhân bất xứng với vai trò, vị trí và không tha những đối tượng có liên quan đến việc lựa chọn, sắp đặt những cá nhân bất xứng ấy! Còn nghĩ đó là chuyện, là quyền của đảng thì qui mô thảm nạn còn tăng theo cấp số nhân.
Chú thích


Nữ Sinh Thời XHCN


Nữ Sinh Thời XHCN
Bức ảnh các nữ sinh mặc áo dài đứng trước bảng vẩy quần chíp và băng vệ sinh gây phản cảm

Hàng chục nữ sinh đứng trước bảng trong lớp học, giơ những đồ vật nhạy cảm của con gái lên để chụp ảnh khiến dân mạng ‘cạn lời’.
Mới đây, hình ảnh các nữ sinh cấp 3 diện áo dài trắng đang đứng trên bục giảng làm hành động khó hiểu khiến dân tình 'mắt tròn mặt dẹt'. Bởi những nữ sinh này đồng loạt cầm quần lót, thậm chí trên quần dán cả băng vệ sinh giơ cao tay để chụp ảnh với khuôn mặt tươi cười.
Những hình ảnh này sau khi được chia sẻ trên diễn đàn mạng đã nhận về vô số ý kiến bình luận. Trong khi một vài người đồng cảm cho rằng học sinh lắm trò nghịch ngợm lầy lội thì đa số tỏ ra bức xúc, nhận xét hành động này là phản cảm, nhức mắt. 



Ông Trump sống sót sau 2 năm bị vùi dập từ mọi phía - Trọng Đạt


Ông Trump sống sót sau 2 năm bị vùi dập từ mọi phía
·      Trọng Đạt
Thứ Ba, 22/01/2019 
Chưa từng có một vị Tổng thống Mỹ nào phải chịu đựng mức độ tấn công và thù địch khổng lồ như ông Trump, thế nhưng ông vẫn cứ tồn tại và chiến thắng trước những kẻ chống phá, ký giả Alex Pappas viết trên Fox News.
Thực tế rằng Tổng thống Trump có thể hoàn thành được rất nhiều mục tiêu trong chương trình nghị sự của mình, bất chấp một chiến dịch khổng lồ, được phối hợp trên tất cả các mặt để chống lại ông là một điều đáng kinh ngạc. Dù cho quan điểm của bạn về Donald Trump là gì, việc ông thành công trong hoàn cảnh bị bủa vây bởi sóng gió chống phá liên tiếp là một bằng chứng về sự kiên trì và khả năng chính trị của ông.
Thời điểm ông Trump tuyên bố bước ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2015, truyền thông Mỹ và thế giới nhanh chóng coi ông là mục tiêu và vẽ ông thành một tên hề. Những người nổi tiếng ra vẻ đạo đức xếp hàng chế giễu ông, những ký giả tỏ vẻ trung lập tạo một mạng lưới cười nhạo vào những ý tưởng  chính trị của ông. Khi ông ngày càng tiến xa trong cuộc bầu cử, họ lăng mạ và hạ thấp những người ủng hộ ông, họ xâm phạm đời tư và bôi nhọ những người trong gia đình ông.
Nhưng tất cả những điều này không có hiệu quả. Ông Trump đã có thể dùng chính những công kích này để làm bàn đạp để đến với cử tri cả nước, và biến những nỗ lực bôi nhọ của họ trở thành sự xác nhận cho các ý tưởng của mình. Việc ông thẳng thắn đối đầu với chỉ trích cho phép ông bước lên sân khấu chính trị Hoa Kỳ và chiến thắng trong một cuộc bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử. 
Nhưng cuộc tấn công của truyền thông chỉ càng dữ dội hơn khi ông Trump tiến vào Tòa Bạch Ốc. Trong vòng 2 năm qua, khoảng 90% tin bài viết về ông là tiêu cực. Để so sánh, số lượng tin bài tích cực về ông Obama gấp đôi số bài tiêu cực ở thời điểm sau 2 năm ông này làm tổng thống Mỹ vào năm 2009.
Ngoài việc bị tấn công dồn dập trên truyền thông, ông Trump còn phải đấu tranh với các nghị sĩ, thẩm phán và các quan chức từ cựu chính quyền Obama, những người mà mong mỏi nhìn thấy Tổng thống Mỹ thất bại bất kể hậu quả đối với đất nước và người dân bình thường ra sao.
Chưa có Tổng thống nào phải đương đầu với hoàn cảnh tứ bề thọ địch với cường độ lớn mạnh như vậy. Tuy nhiên, ông Trump đã sống sót qua 2 năm bị tấn công khốc liệt, bằng sự chân thành với cử tri của mình, bằng cách thực hiện hết lời hứa này đến lời hứa khác trong sự kháng cự toàn bộ của phe cấp tiến.
Từ thời điểm ông được tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử 2016, Đảng Dân chủ đã phun ra những thuyết âm mưu hoang đường nhất về việc ông thông đồng với chính phủ Nga nhằm giải thích cho thất bại đáng xấu hổ nhất của họ trong lịch sử bầu cử. Trong khi cuộc điều tra của Robert Mueller ngày càng lâm vào ngõ cụt, thì những tác giả này còn đẩy thuyết âm mưu này trở nên ly kỳ hơn khi tuyên bố ông Trump là đặc vụ của Nga.
Trong khi đó, các thẩm phán thiên tả đã bỏ qua pháp luật mà can thiệp giúp các nhóm đặc quyền trong chiến dịch ngăn cản ông Trump của họ, cản bước ông thi hành ngay cả các quyền lực của mình được Hiến pháp quy định. Sắc lệnh về nhập cư của ông năm lần bảy lượt bị các thẩm phán liên bang chặn lại, và sau nhiều tháng tranh chấp pháp lý, ông đã chiến thắng tại Tòa án Tối cao.
Các luật sư cấp tiến lùng sục tìm đến những thẩm phán chống Trump mạnh nhất, và đến nay đã thành công trong việc thuyết phục các thẩm phán này ngăn cản lệnh cấm du hành của ông Trump, chính sách không khoan nhượng đối với nhập cư phi pháp, việc ông thu hồi lại những sắc lệnh vi hiến của ông Obama như DACA và việc ông từ chối cấp tiền cho các thành phố trú ẩn che dấu và bảo vệ người nhập cư phi pháp. Gần đây nhât, một thẩm phán chống Trump còn ra phán quyết chống lại một yêu cầu cơ bản nhất của ông Trump là câu hỏi về tư cách công dân trong bảng khai cử tri.
Những chính trị gia Dân chủ tại Quốc hội hành động cũng không khác gì. Họ quay ngoắt lại phản đối các chính sách của chính họ vài năm trước, chỉ vì bây giờ ông Trump muốn thực thi nó.
Tại Hạ viện, từ sau khi chiếm lại quyền kiểm soát, Đảng Dân chủ đã thà để cho chính phủ tiếp tục đóng cửa hơn là đồng ý cấp ngân sách cho bức tường biên giới mà chính họ đã từng ủng hộ trước khi ông Trump đắc cử. Tại Thượng viện, Đảng Dân chủ hình thành nên một băng nhóm cản trở đáng khinh khi cố tình gây rối bất cứ lựa chọn quan chức hay thẩm phán nào của ông Trump. Việc tấn công vào nhân phẩm của Thẩm phán Brett Kavanaugh, người được ông Trump chọn vào vị trí thẩm phán tối cao đã trở thành một cuộc đấu tố nhơ nhớp khiến cả Đảng Dân chủ bẽ mặt trước cử tri.
Tổng thống Trump đang nỗ lực khôi phục hệ thống tư pháp bằng cách lựa chọn những thẩm phán kiên quyết thực hiện vai trò của mình, là giải thích và tuyên án theo Hiến pháp và Pháp luật chứ không phải “làm luật”, trong đó có 2 thẩm phán tối cao xuất sắc là Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh. Ông đã tái đàm phán các thỏa thuận thương mại bất công với Mỹ, thông qua đạo lệnh giảm thuế lớn nhất trong lịch sử, cắt giảm quy định quan liêu trói chân doanh nghiệp để tạo ra một nền kinh tế mạnh mất có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong nhiều thế hệ.
Nay, đối mặt với áp lực chính phủ đóng cửa trong thời gian kỷ lục, Tổng thống Trump đang nỗ lực hết sức mình để giải quyết một lần và mãi mãi vấn đề an ninh biên giới mà rất nhiều tổng thống trước ông chỉ biết hứa hẹn rồi lảng tránh.
Cuối cùng theo nhận định của Alex Pappas, giới quan chức và chính trị gia quan liêu tại Washington đã khai hỏa tất cả cả mọi vũ khí mà họ có hòng đánh gục tổng thống Mỹ, tuy nhiên sau 2 năm, chừng đó vẫn chưa đủ để ngăn cản Donald Trump tiếp tục con đường chiến thắng. 
Trọng Đạt
Xem thêm:


Thượng Tướng Lưu Á Châu So Sánh Mỹ với TC

Thượng Tướng Lưu Á Châu So Sánh Mỹ với TC
Click == > https://youtu.be/GNFmPfWely8

TT TRUMP CÓ THỂ PHẢI DÙNG QUYỀN PHỦ QUYẾT (Tin Vắn Trong Tuần March 9) - Vũ Linh



TT TRUMP CÓ THỂ PHẢI DÙNG QUYỀN PHỦ QUYẾT
Vũ Linh

Sau khi Hạ Viện biểu quyết không cho TT Trump ban bố tình trạng khẩn trương để lấy tiền xây tường mà không cần chuẩn chi của quốc hội, thì bây giờ đến phiên Thượng Viện. Trái với fake news một cụ tỵ nạn bị bịnh dị ứng Trump nặng hô hoán, Thượng Viện cho đến nay vẫn chưa biểu quyết. Chỉ cần 51 thượng nghị sĩ đồng ý là Thượng Viện sẽ biểu quyết theo Hạ Viện (DĐTC trước đây viết sai là cần 60 phiếu). Cả hai viện đồng ý thì sắc lệnh ban hành tình trạng khẩn trương của TT Trump sẽ phải thu hồi.
Phe CH có 53 phiếu, nhưng cho đến nay, đã có 4 thượng nghị sĩ CH tuyên bố sẽ biểu quyết chống TT Trump, trong đó có ba người từ hai năm qua đã biểu quyết chống TT Trump rất nhiều lần, là ông Rand Paul (Kentucky), và hai bà Lisa Murkowski (Alaska) và Susan Collins (Maine). Nghĩa là Thượng Viện có thể sẽ biểu quyết theo Hạ Viện nếu không có một nghị sĩ DC nào nhẩy rào, bênh TT Trump.
Nếu Thượng Viện cũng chống, TT Trump sẽ phải sử dụng quyền phủ quyết. Đây sẽ là lần đầu tiên TT Trump sử dụng quyền này.
TNS Rand Paul giải thích ông chống việc ban bố tình trạng khẩn trương không phải vì chống chuyện xây tường. Ông cho rằng có nhiều cách khác kiếm ra tiền xây tường, không cần phải ban bố tình trạng khẩn trương, vì ban bố như vậy có vẻ như tổng thống đã đi quá xa, và trong tương lai, sẽ mở cửa cho các tổng thống CH cũng như DC, ban bố tình trạng này quá dễ dàng mỗi khi muốn có tiền mà không được quốc hội đồng ý.
Đây là vấn đề nguyên tắc hết sức quan trọng, không phải ông Paul hoàn toàn không có lý. Cái sai lầm của ông Paul là Thượng Viện phải biểu quyết vấn đề trên căn bản Hiến Pháp, xét xem tổng thống có quyền ban bố tình trạng khẩn trương không, chứ Thượng Viện không thể biểu quyết chống TT Trump dựa trên chuyện giả tưởng có thể xẩy ra trong tương lai.
Việc tổng thống sử dụng quyền phủ quyết không có gì lạ. Trong 140 năm qua, tất cả các tổng thống đều đã làm chuyện này. TT Roosevelt, một trong những tổng thống thành công nhất lịch sử Mỹ đã dùng quyền này tới 635 lần trong 12 năm ông làm tổng thống. TT Reagan dùng 78 lần trong tám năm. Hai tổng thống tiền nhiệm của ông Trump tương đối sử dụng ít nhất, TT Bush con và TT Obama: 12 lần mỗi người. TT Trump sẽ dùng lần đầu tiên trong hơn hai năm chấp chánh.
Quốc hội muốn vượt qua phủ quyết của tổng thống sẽ cần phải có hai phần ba Hạ Viện (290 phiếu) và hai phần ba Thượng viện (67 phiếu) đồng ý.
Đảng DC tại Hạ Viện hiện có 235 phiếu, cần có 55 dân biểu CH chống Trump; trong khi tại Thượng Viện, phe DC có 47 phiếu, cần 20 thượng nghị sĩ CH chống Trump mới được. Hiện nay, ít ai nghĩ quốc hội sẽ có đủ túc số để vượt qua phủ quyết của TT Trump.

CNN GIẢI THÍCH THẤT BẠI THƯỢNG ĐỈNH
Chuyện lạ bốn phương, CNN phân tích về việc hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim đã không có kết quả gì, và kết luận đây là một thất bại lớn cho cậu Ấm Ủn của Bắc Hàn. Chẳng mấy khi thấy CNN không mạt sát TT Trump.
Theo CNN, câu Ấm tới tham dự cuộc họp với thái độ tự tin và lạc quan nhất. Cậu tin là với đề nghị phá hủy căn cứ nguyên tử Yongbyon, TT Trump sẽ rất vui mừng mà chấp nhận tháo gỡ cấm vận ngay. Cậu tự tin đến độ lần đầu tiên trong đời, nói chuyện với một nhà báo Mỹ, tuyên bố cậu “có cảm giác kết quả tốt đẹp sẽ xẩy ra”. Trong khi đó, bộ máy tuyên truyền của BH được lệnh khua chiêng trống rầm rộ về sự thành công của đàm phán ngay từ khi hai bên chưa gặp nhau.
Nhưng TT Trump đã cho rằng biện pháp phá hủy đúng một căn cứ chưa đủ. Ông đòi hỏi thêm. Theo CNN, cậu Ấm ngạc nhiên, không chuẩn bị nên không biết ra đề nghị nào khác, cũng như không sẵn sàng đi xa hơn. TT Trump đứng dậy bỏ ra về, khiến cậu Ấm bỡ ngỡ và bối rối, không biết phải phản ứng ra sao, đợi mãi đến 1giờ đêm mới mở cuộc họp báo bất ngờ để giải thích.
Việc cậu Ấm thất bại hình như được xác nhận bởi việc ông Kim Yong Chol, trưởng đoàn điều đình của BH, bất ngờ ‘biến’ đâu mất, cuộc họp báo cuối cùng giải thích việc đàm phán đổ vỡ do ngoại trưởng BH triệu tập. Sau tuyên cáo của ngoại trưởng, thứ trưởng ngoại giao BH cũng cho báo chí biết cậu Ấm rất thất vọng và có thể đã mất hứng thú tiếp tục đàm phán với Mỹ, và cậu cũng không hiểu tính toán của Mỹ (nguyên văn: "our Chairman had a difficult time understanding the U.S. system of measuring").
Nhận xét này nghe lý thú: chính cậu Ấm Ủn thừa nhận không hiểu Mỹ, chứ không phải TT Trump đã không hiểu BH như vài cụ tỵ nạn bị dị ứng Trump đã phán.
Sau khi cuộc đàm phán thất bại, cậu Ấm Ủn có ở lại Hà Nội, chính thức viếng thăm CSVN trong hai ngày với cái mặt bí xị, nhưng trong những ngày này, không ai thấy bóng dáng ông trưởng đoàn điều đình đâu hết. Theo ý kẻ này, sẽ không phải là chuyện lạ nếu ông trưởng đoàn này về đến Bình Nhưỡng sẽ bị ăn đạn đại bác.

KINH TẾ MỸ TĂNG TRƯỞNG MẠNH
Báo cáo mới nhất cho biết kinh tế Mỹ trong năm 2018 đã tăng trưởng 3,1%, so với trung bình dưới 2% trong 8 năm Obama. Tin cũng cho biết con số dân Mỹ đi làm lên tới 157 triệu người, cao nhất trong lịch sử Mỹ.
Kết quả này khác xa những dự đoán của khối DC. Còn nhớ TT Obama đã từng tuyên bố  “chỉ tiêu tăng trưởng mới bây giờ là 2% là tối đa, thời kỳ của 3%-4% đã qua từ lâu rồi”.
Lời phán này còn thua xa tiên đoán của kinh tế gia cấp tiến Paul Krugman, giải Nobel Kinh Tế. Theo ông này, nếu TT Trump thực hiện chính sách kinh tế mà ông hứa khi ra tranh cử, trong đó có giảm thuế, chiến tranh mậu dịch với Trung Cộng, cắt giảm luật lệ kinh doanh, thả lỏng ngân hàng,... thì nước Mỹ sẽ trực diện đại họa với suy trầm kinh tế, thất nghiệp tràn làn, hãng xưởng xập tiệm, thị trường chứng khoán xụp đổ xóa bạc tỷ tiền tiết kiệm của dân, tiền hưu của người già,...
Thị trường chứng khoán sau khi rớt ào ào xuống mức gần 22.000 điểm hai tháng trước đây, đã leo thang lại và hiện trụ trì ở mức 26.000 điểm đầu tháng Ba, tăng 8.000 điểm (hay 45%) so với 18.000 ngày bầu cử tháng 11/2016. Mấy ngày qua, đã tuột dốc lại xuống khoảng 25.500 điểm.
Một cụ tỵ nạn bị bịnh DƯT nặng công kích TT Trump chẳng biết gì về kinh tế, chỉ lo làm sao cho thị trường chứng khoán tăng thôi, nghiã là lấy mọi quyết định dựa trên chỉ số Dow Jones. Đại khái lo chuyện Dow Jones thôi, còn kinh tế tăng trưởng hay co cụm, thất nghiệp hay không,… là chuyện phụ, hậu quả hên sui may rủi của trồi sụt của Dow Jones thôi. Dĩ nhiên là cụ này mù tịt về chuyện kinh tế nên đây không phải là lý luận của cụ, chỉ là cụ trích dẫn và dịch của TTDC để đánh Trump thôi. Một người mù tịt dịch một bài của một anh tịt mù.  
Các vị này quên mất –hay không biết- thị trường chứng khoán trồi sụt chỉ là hậu quả của chính sách hay biến động kinh tế thôi, chứ không có chuyện thị trường chứng khoán lôi kinh tế đi theo. Nói cách khác, theo lý luận này, không phải đầu máy kinh tế kéo cái xe lửa đi, mà là cái toa cuối cùng, thị trường chứng khoán, đẩy cái xe lửa chạy.
Một ví dụ cụ thể: TT Trump ban hành luật giảm thuế để kích động phát triển kinh tế, sau đó, thị trường nhẩy vọt lên vì hy vọng sẽ giúp kinh tế phát triển thật, chứ không phải TT Trump giảm thuế để thị trường chứng khoán tăng, giúp các công ty tăng giá cổ phần, để Trump có dịp khoe Dow Jones tăng.
Thật ra, nếu đặt chính sách kinh tế dựa trên biến chuyển của thị trường chứng khoán thì có lẽ ta sẽ thấy chính sách kinh tế thay đổi mỗi ngày, bắt đầu từ 5 giờ chiều, sau khi thị trường đóng cửa. Nghe vậy mà chưa thấy vô lý thì… kẻ này hết ý, chịu thua, không tranh cãi nổi.
Việc cụ tỵ nạn này chê TT Trump không biết gì về kinh tế nghe cũng… vui tai. Không biết cụ hiểu bao nhiêu về kinh tế, nhưng ông Trump đã tốt nghiệp Wharton School của đại học Philadelphia, một trong những trường lớn trong nhóm đại học Ivy League của Mỹ, khó vào nhất, mà tốt nghiệp còn khó hơn nữa. Cũng là trường của các CEO của Google, Boeing, Comcast, TIME, Pepsi, CBS, GE,… Ông cũng là người xây dựng một gia tài khoảng 100 triệu của ông bố để lại thành một gia tài vài chục tỷ.
Trong vấn đề kinh tế, TTDC đang làm rùm beng cán cân mậu dịch Mỹ bị thâm thủng nặng nhất, lên tới hơn 600 tỷ, coi như một cơ hội đánh Trump không thể bỏ qua được. Đại khái tố chính sách mậu dịch của TT Trump đã hoàn toàn thất bại, bị phản ứng ngược. Không có gì đáng ngạc nhiên. Những doanh gia nhập cảng hàng, nhất là hàng từ Trung Cộng, đang cố đầu cơ nhập cảng tối đa trước khi thuế quan tăng. Biện pháp tăng thuế quan của TT Trump là biện pháp nhắm vào việc giúp cán cân thương mại trong dài hạn. Hiện tượng cán cân mậu dịch thâm thủng nặng hiện nay chỉ là hậu quả nhất thời.

DI DÂN TĂNG MẠNH
Số di dân tràn vào Mỹ lậu đã gia tăng mạnh trong mấy tháng qua. Theo thống kê chính thức, tháng Hai vừa qua, số di dân vào Mỹ bất hợp pháp bị bắt đã lên tới 76.000 người, trung bình hơn 2.200 người mỗi ngày. Tăng 97%, tức là gấp đôi so với năm ngoái.
Ông Kevin McAleenan, ủy viên của cơ quan Bảo Vệ Biên Giới, commissioner of Customs and Border Protection, báo động “đây hiển nhiên là một khủng hoảng cả về an ninh lẫn nhân đạo”, xác nhận những cảnh giác của TT Trump. Trong khi đó TTDC và đảng DC tiếp tục vùi đầu dưới cát, khẳng định chẳng có khủng hoảng gì hết.
Báo New York Times viết một bài phân tích cực dài về vấn đề, chiếm hết nguyên một cột trên trang nhất và nửa trang trong. Dĩ nhiên, tố giác chính sách di dân của TT Trump đã hoàn toàn thất bại, không có cách nào cản di dân tràn vào Mỹ được.
 Điều quái lạ đáng nói là trong nguyên bài viết dài này, NYT đã nhắm mắt, bịt tai, không nhắc một chữ nào về nguyên nhân thật sự của gia tăng di dân: đó là các luật an toàn cho di dân, gọi là sanctuary law của các tiểu bang và vài tỉnh biên giới, nơi có đông dân gốc Nam Mỹ. Các luật sanctuary law đã có sức mạnh thu hút cả vạn dân Nam Mỹ và Trung Mỹ, ào ào muốn vào Mỹ vì đinh ninh chỉ cần vào được là an toàn, không sợ bị trục xuất nữa.
Trong một tin liên hệ, Hạ Viện đã biểu quyết cho di dân, kể cả di dân lậu được quyền đi bầu bán. Chỉ là chuyện màu mè lấy cảm tình di dân gốc Nam Mỹ thôi, chứ thật ra di dân không có quyền bầu trong cấp liên bang, hay tiểu bang. Chỉ có một số nhỏ địa phương cho di dân hợp pháp tham dự bầu bán thôi. Biểu quyết mới của Hạ viện chẳng có một giá trị pháp lý nào.

CNN ĐÁNH PHỦ ĐẦU
CNN viết bài bình luận dài tiên đoán TT Trump sẽ thua lớn trong cuộc bầu tổng thống năm 2020, và cảnh giác thiên hạ là ông đang dọn đường để tìm cách phủ nhận kết quả bầu cử và phá tân tổng thống.
Đây là có lẽ là bài viết... thô bỉ đến độ tiếu lâm nhất mà kẻ này lâu lắm mới đọc được.
TT Trump năm 2020 thua hay không và có phủ nhận kết quả bầu cử hay không là chuyện hiện nay chưa ai biết, phải đợi tới hơn 20 tháng nữa mới biết được. Nhưng điều cả thế giới đều biết vì đã xẩy ra rồi là đảng DC, bà Hillary và toàn thể TTDC đã phủ nhận kết quả bầu cử tháng 11/2016 và cũng đã tìm đủ cách phá TT Trump từ hơn hai năm qua.
Cái này các cụ ta gọi là... vừa ăn cướp vừa la làng, hay suy bụng ta ra bụng người, phải không các cụ tỵ nạn cuồng chống Trump?

ÔNG MANAFORT BỊ ĐI TÙ
Như dự đoán, ông Paul Manafort, có một lúc đã làm giám đốc Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho ông Trump, đã bị tòa tuyên án 47 tháng tù về những tội khai gian, chuyển tiền bất hợp pháp, không khai mình hoạt động cho một nước ngoài –Ukraine-. Những tội ông đã vi phạm cả chục năm trước khi biết ông Trump, không có một chuyện nào liên quan đến TT Trump hay cuộc vận động tranh cử hết.
Công tố Mueller đã đánh đòn hạ cấp nhất khi truy tố ông Manafort qua tòa tiểu bang Virginia, chứ không phải tòa liên bang để TT Trump không thể ân xá được, cố tình ép ông Manafort phản ông Trump, khai ra một tội gì đó của TT Trump như ông đang làm với luật sư Cohen. Công tố Mueller yêu cầu tòa xử ông Manafort từ 19 đến 24 năm tù.
Quan tòa Ellis, đã công khai tố công tố Mueller đi bắt ông Manafort chỉ là cách để cố ép ông Manafort phản, khai ra một tội thật hay phịa nào đó của TT Trump thôi, và ông phán yêu cầu của công tố Mueller phải xử án tới 24năm là ‘quá đáng đến độ vô lý’.

DB TLAIB TỰ TRẢ LƯƠNG
Tin báo chí cho biết bà dân biểu gốc Palestine Rashida Tlaib, người đã gọi TT Trump là “motherfucker”, bị tố lem nhem, tự trả lương cho mình khi đang ra tranh cử dân biểu, lấy tiền từ quỹ vận động tranh cử do các cử tri và tổ chức thân Palestine đóng góp. Bà này ra tranh cử tháng 5/2018, đến tháng 11/2018 thì đắc cử. Trong thời gian 7 tháng đó, bà tự trả lương cho mình mỗi tháng 4.000 đô. Sau khi đắc cử, lại tự trả lương thêm cho mình 17.500 đô nữa, trong khi chờ đợi tuyên thệ nhậm chức và nhận lương dân biểu.
Luật bầu cử Mỹ cho phép các ứng cử viên tự trả lương cho mình, nhưng khi bầu cử qua rồi, hết còn ‘vận động’ thì không được tự trả lương nữa. Bà Tlaib đã tự trả thêm lương sau khi đã đắc cử, vi phạm luật bầu cử.
Trong câu chuyện vi phạm luật bầu cử này, ta cũng thấy một việc khá mới lạ: các ứng cử viên ra tranh cử có quyền tự trả lương, không giới hạn, từ tiền thiên hạ đóng góp. Hèn chi có quá nhiều ứng cử viên ra tranh cử đủ thứ chức vụ, càng sớm càng tốt để có tiền tự trả lương, cho dù hy vọng đắc cử chẳng bao nhiêu. Kể cả cuộc bầu cử tổng thống hiện nay bên phiá DC.
Cái lý do được tự trả lương là tiền đó giúp ứng cử viên chi tiêu cá nhân vì phải nghỉ làm, đi vận động tranh cử toàn thời, cũng như để tránh cho ứng cử viên không bị mua chuộc. Tránh bị mua chuộc? Nghe thật... lạ tai: thế thì tiền đó lấy từ đâu ra? Có phải từ tiền trên nguyên tắc là do cử tri yểm trợ nhưng trên thực tế là tiền ‘mua chuộc’ từ các thế lực, tổ chức, đại gia muốn ủng hộ ứng cử viên vì hy vọng bảo vệ quyền lợi của mình không?
Chỉ có ông thần Trump là ngây ngô, chẳng những không tự trả lương, không biết lợi dụng luật để kiếm tiền bỏ túi, lại còn chi tiền túi cả trăm triệu ra tranh cử, sau khi đắc cử lại lãnh lương có đúng 1 đô một năm. Không ai dại bằng!

DB OCASIO-CORTEZ BỊ TỐ LEM NHEM TIỀN BẠC
Cô dân biểu nhí đang gây bão táp tại Hạ Viện, Alexandria Ocasio-Cortez, bị tổ chức Coolidge Reagan Foundation tố đã lem nhem chuyện tiền bạc và yêu cầu Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang – Federal Election Commission- điều tra.
Cô này bị tố đã lấy đâu hơn 6.000 đô từ quỹ vận động tranh cử ‘trả lương’ cho anh kép của cô, núp dưới danh nghiã ‘tham vấn’ cho ban vận động trong một tháng rưỡi khi cô Ocasio-Cortez ra tranh cử dân biểu, từ giữa tháng Tám đến cuối tháng Chín 2017. Cô Ocasio-Cortez giải thích đó là tiền ‘thù lao cố vấn chiến lược’, fees for strategic consulting. Vấn đề là chẳng ai biết anh kép cố vấn chiến lược gì, khi nào, ai biết? Ngoài việc anh ta thủ thỉ gì đó mỗi đêm trên giường ngủ.
Chưa hết. Tổ chức National Legal and Policy Center của tiểu bang Virginia (là tiểu bang DC đấy) đã đưa đơn khiếu nại cô Ocasio-Cortez và anh chánh văn phòng của cô, Saikat Chakrabarti, đã chuyển 885.000 đô tiền vận động tranh cử vào một quỹ riêng gọi là Brand New Congress LLC, một tổ chức nằm ngoài cuộc vận động tranh cử và không bị bắt buộc phải có báo cáo tài chánh gì với Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang, tức tiêu xài ra sao, không cần báo cáo gì cho ai hết.
LLC là viết tắt của Limited Liability Company, tức là công ty tư hữu trách nhiệm hữu hạn. Trong kinh doanh, đây là công ty mà các sở hữu chủ cổ phần chỉ chịu trách nhiệm tài chánh tới phần hùn vốn của mình. Chẳng ai biết công ty này do ai hùn vốn, bao nhiêu, làm việc gì. Cũng chẳng ai biết số tiền 885.000 đô trên đi đâu, trả cho ai, làm việc gì, hay vào túi ai. Ai biết được, xin giải thích dùm.
Nếu đúng là cô Ocasio-Cortez, cựu ‘pha rượu viên’ quá khích cực tả này đã chuyển tiền bất hợp pháp như trên, cô có thể bị phạt tiền, tước quyền dân biểu và đi tù. Cô này đã tuyên bố cô không làm điều gì bất hợp pháp hết.
 Các cô dân biểu ‘lính mới tò te’ của đảng DC như Ocasio-Cortez và Tlaib, chưa đưa ra được một dự luật nào hết, nhưng hiển nhiên đã chứng tỏ sự hiểu biết thâm sâu và tính ‘nhanh trí’ của họ: Hạ Viện chính là mỏ vàng sẽ giúp họ thành triệu phú trong chớp mắt. Có thể khai thác từ ngày còn đang tranh cử.

DB ILHAN OMAR BỊ CHỈNH
Tân dân Biểu Hồi giáo gốc Somalia, cô Ilhan Omar, trong hai tháng ngồi ghế dân biểu, đã liên tục lên tiếng đả kích Do Thái và Do Thái giáo luôn, bằng những ngôn ngữ  Hitler trước đây hay sử dụng. Trước áp lực mạnh của khối Do Thái giáo Mỹ, là khối cử tri nồng cốt của đảng DC, Hạ Viện đã phải biểu quyết một nghị quyết lên án cái mà họ gọi là ‘tinh thần thù ghét’ (hate) và kỳ thị Do Thái (anti-semitism), tuy không dám nêu đích danh tên bà dân biểu nhí này.
407 dân biểu DC (kể cả cô Omar cũng mặt trơ trán bóng biểu quyết chống chính mình) và CH biểu quyết cho quyết nghị này trong khi 23 dân biểu CH chống, phản đối việc ngôn ngữ của nghị quyết có vẻ mờ ám, không rõ ràng, có thể hiểu như ám chỉ luôn việc tố cáo da trắng là kỳ thị da đen.
Dân biểu CH Liz Cheney –con gái cựu PTT Cheney- cho rằng nghị quyết mập mờ này chỉ là cách rửa tội cho cô db Omar, trong khi thực sự cô Omar cần bị trục xuất khỏi Hạ Viện.
 Cô Omar này mới đây muốn chơi nổi hơn nữa, lên tiếng chê chiêu bài “Hy Vọng Và Thay Đổi” của TT Obama –Hope and Change- thật ra chỉ là ảo tưởng, chẳng bao giờ là sự thật! Cô này tố Obama dùng cái cười duyên để che dấu tội giết người, ý nói về việc Obama dùng máy bay không người lái –drone- giết không biết bao nhiêu dân Hồi trong cuộc chiến tại Trung Đông. Hàng triệu cử tri DC vẫn tôn thờ Đấng Tiến Tri ngỡ ngàng. Chưa nghe phản ứng của TT Obama.

Chưa hết đâu, đảng DC đang bị khủng hoảng nội bộ nặng với sự nổi loạn của đám ngựa non háu đá dân biểu thiên tả cực đoan nhí. Sẽ còn nhiều trò vui đáng theo dõi.



ĐẢNG DÂN CHỦ CÓ ĐẠO ĐỨC, TRONG SẠCH KHÔNG? - Vũ Linh


ĐẢNG DÂN CHỦ CÓ ĐẠO ĐỨC, TRONG SẠCH KHÔNG?

Vũ Linh

Tính cho đến nay, đã có hơn một chục ứng cử viên của đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống tuy còn cỡ hai chục tháng nữa mới có bầu tổng thống. Trong vài tháng tới, ít ra là một tá ứng cử viên khác sẽ ra chào hàng. Diễn đàn này dĩ nhiên sẽ theo dõi và hầu chuyện cùng quý độc giả.
       Bài này sẽ liếc sơ qua vài vị đã chào hàng rồi.
Chỉ bàn đến những ngôi sao sáng nhất, gây nhiều chú ý và có nhiều hy vọng nhất. Những vị chưa chính thức ra mắt, sẽ không bàn đến cho tới khi nào họ chính thức nhẩy vào cuộc. Tin giờ chót, bà Hillary, tỷ phú Michael Bloomberg, và cựu bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder của TT Obama đã xác nhận sẽ không ra tranh cử, trong khi cụ cựu phó Joe Biden thì vẫn ẫm ờ, nhưng có nhiều triệu chứng sẽ ra tranh cử. Ta sẽ bàn về cụ Biden sau nếu cụ ra tranh cử.
Nói chung, cho đến nay, chưa có bộ mặt nào nổi bật như … mặt trăng chứ đừng nói tới mặt trời. Vẫn chỉ là một đám lố nhố sao lốm đốm như ta thấy trong cái đêm tối thui DC. Tất cả đều có mẫu số chung như ta đã bàn là tìm cách tranh đua xem ai tặng nhiều quà nhất cho thiên hạ, ai hung hăng nhất trong việc tiến vào thế giới mà kẻ này tạm gọi là ‘tân xã nghiã ma-dzê in USA’, neo-socialism American style.
Cương lĩnh chính trị của đám tân xã nghiã khá đơn giản, ai cũng hiểu, chẳng phải nhức đầu chi cho mệt: tất cả miễn phí vì Nhà Nước sẽ trấn lột tất cả bọn ‘nhà giàu’ để lấy tiền của chúng chia lại cho thiên hạ. 70% thuế trên lợi tức của triệu phú. Chưa đủ thì 70% thuế trên lợi tức của... ‘vạn phú’. Vẫn chưa đủ thì 70% thuế trên lợi tức của ‘ngàn phú’.
Chuyện này đã bàn rồi. Chuyện chưa bàn mà bây giờ bàn chơi, là các ứng cử viên này, chẳng có ai là trong trắng như nàng Bạch Tuyết hết. Không ít thì nhiều, đều có cái mà dân Mỹ gọi là “skeleton in the closet”, tức là có vài bộ xương khô trong tủ áo, đều dính dáng vào xì-căng-đan tuy không ai đoạt được chức vô địch xì-căng-đan của bà Hillary.
Trong gần ba năm qua, kể từ ngày ông doanh gia Trump tuyên bố ra tranh cử tổng thống, TTDC đã viết cả triệu trang giấy về các xì-căng-đan của ông Trump, trong đủ mọi lãnh vực, từ kinh doanh đến chính trị, từ tư cách cá nhân đến quan hệ với dân mờ ám,… Cả tá cựu quan chức biết nhiều hay biết sơ qua về ông Trump, cũng nhẩy ra viết cả mấy chục cuốn sách khui ra không biết bao nhiêu chuyện kinh hoàng về ông Trump. Càng kinh hoàng càng hấp dẫn càng bán sách nhiều. Trong cái rừng tố giác, bôi bác đó, chuyện nào có thật, chuyện nào phịa thì chỉ có… ông Trump biết, các tác giả biết, và trời biết. Chúng ta đứng ngoài, xem đấu đá cho vui chứ chẳng biết mô tê gì, không nên làm ra vẻ ta đây cũng biết.
Xem thái độ chủ quan, có vẻ ngạo mạn, công kích TT Trump tàn bạo như vậy, thiên hạ có thể nghĩ phe DC thật hoàn hảo, quá sạch, sạch hơn “nước miá siêu sạch” quảng cáo trong chợ Bến Thành.
Thưa quý độc giả, ‘chiệng coi dzậy mà hổng phải dzậy đâu!’ Ta xem lại cho vui nhé.

CỤ BERNIE SANDERS
Cụ Sanders được bàn đầu tiên vì cho đến nay, cụ được xếp hạng cao nhất trong tỷ lệ hậu thuẫn trong số các ứng cử viên chính thức của đảng DC.
Cụ Sanders có tư tưởng thân cộng từ ngày còn trẻ. Với những lý luận quái lạ nhất. Cụ từng ca tụng việc trong các xứ CS, người dân phải xếp hàng dài để mua được một ổ bánh mì, vì theo cụ đó là chuyện “rất tốt, vì chứng minh trong thiên đường CS, ai cũng có thể có bánh mì để ăn, trong khi tại các nước tư bản, chỉ có nhà giàu mới có bánh mì mà ăn, dân nghèo thì chết đói đầy đường”. Quý độc giả nào cuồng Sanders, xin vui lòng gửi hình dân nghèo chết đói đầy đường tại Mỹ cho diễn đàn này chia sẻ với tất cả mọi người.
Khi ông làm thị trưởng Burlington, môt thành phố nhỏ của tiểu bang Vermont, thành phố này kết nghiã ‘chị em’ với thành phố Yaroslavl của Liên Bang Sô Viết.
Cụ Sanders chủ trương quốc hữu hoá tất cả ngành y tế, giáo dục, tài chánh, tiện ích công cộng,… Cụ chính thức là đảng viên của đảng Liberty Union là một đảng thiên tả nặng, nhưng ghi danh là độc lập tại Thượng Viện, và ra tranh cử tổng thống với tư cách đảng Dân Chủ năm 2008, sau khi thất bại, bỏ đảng DC, trở về độc lập. Bây giờ lại ra tranh cử tổng thống trong hàng ngũ DC. Chuyện đảng phái ở Mỹ hoàn toàn vô nghiã, ra vào như đi chợ. Con tắc kè đổi màu da cũng như vậy thôi.
Điều lạ lùng nhất là khối cử tri nồng cốt của cụ Sanders lại là đám sinh viên trẻ cấp tiến cực đoan nhất. Thế mới nói cái đám trí thức nhí chỉ biết xã nghiã qua sách vở vẫn còn u mê, say sóng với lý tưởng xã nghĩa như thế nào. Mà đó lại là khối dân rường cột của nước Mỹ trong tương lai đấy!
Cụ Sanders có lý tưởng và trong sạch thật không?
Cụ Sanders làm thượng nghị sĩ đã được 10 năm. Lương thượng nghị sĩ của cụ Sanders là 170.000 đô, đó là mức lương năm nay, những năm trước dĩ nhiên là ít hơn. Cụ bà Sanders ở nhà, không đi làm từ mấy năm nay. Vậy mà cụ Sanders có 3 biệt thự, trị giá tổng cộng hơn 2 triệu đô. Cụ có vẻ là người “để dành tiền” rất giỏi. Trên căn bản, cụ là triệu phú rồi, cho dù cụ suốt ngày ra rả chửi triệu phú.
Cụ bà Sanders, vợ thứ hai, tên là Jane O’Meara, là một giáo sư đại học, dĩ nhiên là trong tư thế đó, là dân cấp tiến thiên tả hơn xa ông chồng.
Năm 2004, bà được bổ nhiệm Tổng Giám Đốc đại học Burlington College (President of Burlington College), với khoảng 200 sinh viên. Bà ra kế hoạch mở rộng trường, mua thêm 33 mẫu (acres) đất cạnh hồ Champlain của tỉnh Burlington, mà cựu thị trưởng chính là ông chồng Bernie Sanders. Khi bà Sanders đi mượn tiền ngân hàng thì ông Sanders là dân biểu liên bang của tiểu bang Vermont. Xây thêm cao ốc, mở thêm lớp, thuê thêm giáo sư,... Bà Sanders đi vay cho trường Burlington 10 triệu đô từ ngân hàng, trả góp dài hạn dựa trên kế hoạch gia tăng sinh viên và tiền học phí thu vào.
Kế hoạch rất hấp dẫn, nhưng chỉ là... kế hoạch trên trời. Số sinh viên chẳng tăng bao nhiêu, trường gặp khó khăn tài chánh lớn, không trả nợ được. Năm 2011, bà Sanders bị ép từ chức. Năm 2016, đại học Burlington khai phá sản, đóng cửa. Ngân hàng mất toi 10 triệu. Tỉnh Burlington mất trường đại học duy nhất.
Đầu năm 2018, FBI mở cuộc điều tra về việc bà Sanders vay tiền ngân hàng khi ông chồng đang làm dân biểu. Cuộc vay mượn này khét lẹt, không khác gì chuyện bà Hillary đi vay tiền ngân hàng để mua đất đầu tư tại Whitewater khi ông chồng đang làm thống đốc Arkansas. Ngân hàng nhận những hứa hẹn yểm trợ làm cầm thế cho tiền vay. Phần lớn số tiền này là từ một đại gia, nhưng người này sau đó viện cớ khó khăn tài chánh, nên xù luôn, chẳng yểm trợ đồng nào.
Cũng không khác gì vụ Whitewater, cuối 2018, FBI chấm dứt cuộc điều tra vì không thấy có bằng chứng cụ thể nào có thể kết tội ai hết, dĩ nhiên.
Cho dù xì-căng-đan này không ồn ào như xì-căng-đan Whitewater của ông bà Clinton, đưa đến cuộc điều tra dây dưa qua tới chuyện cô Monica Lewinsky và TT Clinton bị đàn hặc, nhưng cuộc điều tra bà Sanders đưa ra ánh sáng hai chuyện:
-     Thứ nhất, FBI chấm dứt điều tra vì không có bằng chứng cụ thể, có nghiã là ông bà Sanders cũng không khác gì các chính trị gia khác, dính dáng vào những chuyện tiền bạc mù mờ chẳng ai hiểu gì hết, trong đó, nếu có lem nhem, thì tất cả đều chùi mép rất kỹ. Ông bà Clinton chẳng bị tội gì, ngày càng giàu; ông bà Sanders cũng vậy.
-     Thứ nhì, kế hoạch lớn của bà Sanders cũng chẳng khác gì các kế hoạch lớn của các chính khách cấp tiến thiên tả, toàn là dựa trên kỳ vọng ảo, viễn vông, để rồi thực tế cho thấy kết quả vẫn chỉ là phá sản. Với bà Sanders thì chỉ là trường Burlington College phá sản, với ông Sanders làm tổng thống, thì sẽ là cả nước Mỹ phá sản.

BÀ KAMALA HARRIS
Theo bảng xếp hạng, bà Harris đứng hàng thứ nhì, sau cụ Sanders. Trên thực tế, nhiều người cho rằng bà này có nhiều triển vọng nhất, hơn cụ Sanders và hơn cả cụ Biden luôn.
Bà Harris, thượng nghị sĩ liên bang đại diện cho Cali, có bố là dân da đen Jamaica và mẹ là Ấn Độ. Bà đã có dịp khoe tài môi mép trong cuộc chất vấn TP Kavanaugh mới đây.
Bà Harris cho đến nay, đã bị dính vào một xì-căng-đan tình dục nặng nề gấp bội chuyện ông Trump lem nhem với bà Stormy Daniels, đào đóng phim XXX.
Trong khi TTDC và phe DC làm rùm beng về vụ ông Trump đi ăn bánh trả tiền một lần với bà Stormy, thì họ lại cố khỏa lấp, chôn vùi câu chuyện của bà Harris.
Khi vừa mới học xong đại học, chưa tới 30 tuổi, không có một ly kinh nghiệm nào về bất cứ chuyện gì, bà Kamala Harris, kết thân ngay với chủ tịch Hạ Viện tiểu bang Cali, ông da đen Brown, khi đó trên lục tuần, có vợ đàng hoàng. Bà Harris nhận làm ‘đào nhí’ của ông Brown một cách công khai, đi đâu cũng khoác tay ông ta. Bù lại, bà sinh viên mới tốt nghiệp được ông Brown bổ nhiệm làm phụ tá cho ông trong hai ủy ban quan trọng của Hạ Viện, lãnh lương gần 200.000 đô ngay.
Sau khi ông Brown rời bỏ Hạ Viện, ra làm thị trưởng San Francisco, ông vận động mọi chỗ quen biết để giúp bà Harris ra tranh cử và đắc cử chức bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang. Sau khi bà đắc cử bộ trưởng Tư Pháp, không hiểu cơm không lành canh không ngọt sao đó, hay ăn cháo đá bát gì đó, bà tân bộ trưởng tuyên bố “ông Borwn mà lem nhem chuyện gì, tôi sẽ bắt nhốt ngay”. Ông Brown đáp lễ, ra mắt thiên hạ lại với bà vợ chính thức, cho biết bà Harris chẳng là ai hết, “a nobody”.
Sau vài năm, bà Harris leo thêm một bức thang, lên tới thượng nghị sĩ liên bang.
Mới đây, khi tin về cuộc tình này bị lộ, cả ông Brown lẫn bà Harris đều nhìn nhận đã có quan hệ tình ái trong nhiều năm trời trong khi ông Brown đang có gia đình.
Ở đây, ta thấy rõ ràng tính thiên vị của TTDC. Một lần ‘giải sầu’ của ông Trump là đại xì-căng-đan, nhưng bà Harris ngủ với một chính khách quyền thế có gia đình trong nhiều năm trời, để leo thang quan quyền, cho bánh không lấy tiền, thì là chuyện nhỏ, chẳng có gì để thắc mắc hay bàn loạn. Hay tại vì chuyện chính khách DC lem nhem là chuyện quá thường, không có gì lạ, đáng nói? Một bà nhà báo cấp tiến dĩ nhiên, đã bênh vực bà Harris và công kích những người muốn làm to chuyện chỉ là những người kỳ thị phụ nữ và kỳ thị da đen. Ý nói các bà da đen tha hồ bay bướm, lem nhem, không ai được đụng tới sao? Thế thì ồn ào công kích TT Trump thì là kỳ thị gì?
Một xì-căng-đan khác của bà Kamala Harris cũng được TTDC cố chôn vùi giúp.
Khi bà Harris còn là bộ trưởng Tư Pháp Cali thì ông phụ tá tay mặt của bà là ông Larry Wallace. Khi bà Harris làm thượng nghị sĩ, ông Wallace cũng theo về làm phụ tá đặc biệt của bà.
Tháng Chạp 2016, ngay sau khi bà Harris đắc cử thượng nghị sĩ, bà Danielle Hartley, trợ tá của ông Wallace đưa đơn kiện ông Wallace và kiện luôn cả bộ Tư Pháp Cali về tội ông Wallace sách nhiễu tình dục bà. Năm tháng sau, ông Xavier Beccera, bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Cali thay thế bà Harris, ra lệnh trả bà Hartley 400.000 đô để xù vụ thưa kiện (gấp ba lần số tiền 130.000 đô TT Trump trả cho bà Stormy). Toàn bộ câu chuyện, không ai hay biết vì tất cả đồng thuận dấu nhẹm, báo chí Cali im re.
Mãi đến tháng Chạp 2018 thì câu chuyện bí mật này bị xì ra. Bà Harris cho biết bà chẳng hay biết tý gì về chuyện này, và mau mắn lên án ông phụ tá thân cận nhất. Ngày hôm sau ông này đệ đơn xin từ chức.
Câu chuyện bá láp là không ai có thể tin bà Harris chẳng hay biết gì về chuyện này. Chẳng lẽ ông bộ trưởng Tư Pháp Beccera bỏ 400.000 đô tiền túi ra lén lút trả cho bà Hartley? Dĩ nhiên là ông lấy ngân sách của tiểu bang, mà lấy một số tiền lớn như vậy của tiểu bang thì phải có tham khảo, điều tra sự kiện, và được phép của thống đốc Cali Jerry Brown, phải lấy tiền trong ngân sách tiểu bang, các dân biểu và nghị sĩ tiểu bang phải được báo cáo và phê chuẩn. Trong những điều kiện này, không có cách nào bà Harris không hay biết gì được.
Tức là trong hai năm, bà Harris biết rõ ông phụ tá bị kiện vì tội sách nhiễu tình dục, nhưng bà im re, vẫn giữ ông phụ tá, trong khi lớn tiếng, ồn ào bênh phụ nữ nạn nhân và rủa ông thẩm phán Kavanaugh vì dám sách nhiễu, khinh thường phụ nữ. Toàn thể chính quyền, quốc hội, và truyền thông tiểu bang Cali cũng đồng lõa, im re không nói tới.

ÔNG CORY BOOKER
Ông Booker là thượng nghị sĩ da đen của tiểu bang New Jersey. Ông được xếp hạng ba theo thăm dò của Politico. Ông Booker hy vọng sẽ là tổng thống da đen thứ nhì sau Obama. Cũng giống như ông Obama, ông Booker quen biết rất rộng rãi giới tài tử, ca sĩ và truyền thông da đen như bà Oprah Winfrey, đạo diễn Spike Lee,... và được họ hậu thuẫn rất mạnh. Ông Booker sanh trưởng trong một gia đình ‘đại gia’ da đen rất giàu có, đi học những trường lớn nhất của Mỹ như Stanford và Yale. Không hẳn da đen hoàn toàn vì bà ngoại là da trắng

Cũng giống như Obama, ông Booker được TTDC khom lưng ca tụng như chính khách đẹp trai, ăn nói thao thao bất tuyệt, có sức lôi cuốn đặc biệt,... Ông Booker cũng dựa hơi Obama, tuyên bố “vấn đề không phải là tả hay hữu mà là làm sao tôi có thể kéo tất cả mọi người cùng chung sức để làm ra chuyện gì”. Ý ông Booker muốn nói tất cả mọi người ‘phe ta’ thôi, còn phe CH hay bảo thủ hay ủng hộ Trump thì ông đánh cho tan xác.
Ông nổi tiếng đã chất vấn thẩm phán Kavanaugh rất hăng say trong vụ ông Kavanaugh bị tố sách nhiễu tình dục.
Thế thì chắc ông này trong sạch như thầy tu? Không hẳn như vậy. Chính trị gia là những người có khả năng rất đặc biệt: tố giác và sỉ vả người khác rất hăng say, mặc dù chính mình đã phạm những tội đó.
Mùa thu 2018, khi phong trào các bà nổi loạn chống sách nhiễu tình dục, và sau khi anh tài từ nổi tiếng Kevin Spacey bị tố trước đây đã ‘chộp’ một anh tài tử trẻ, thì ông Booker cũng bị một anh thanh niên tự xưng là thành phần cấp tiến DC, nhẩy ra tố là đã từng bị thị trưởng Booker ‘chộp’ trong nhà cầu, sau một cuộc họp với thị trưởng. Một tay ông Booker chộp của quý của anh nọ, tay kia ông Booker nắm tay anh ta dí vào quần của mình, rồi tìm cách kéo đầu anh ta xuống...
Ngoài ra, chính ông Booker cũng đã viết một bài báo thừa nhận hồi còn sinh viên, đã chộp ngực của một chị bạn gái, và tính đi xa hơn, nhưng bị chống cự, đẩy ra.
Cả hai vụ chộp ẩu này đều được TTDC ém nhẹm dùm, mau chóng đi vào quên lãng. Bảo đảm, mai này, nếu anh Booker có hậu thuẫn kha khá, sẽ có người hỏi thẩm phán Kavanaugh bị tố sách nhiễu phụ nữ, không thể làm thẩm phán TCPV được, vậy thì tại sao ông Booker cũng sách nhiễu phụ nữ lại làm tổng thống được?
Ông Booker độc thân, có ‘bạn gái’ là bà Gayle King, lớn hơn ông 15 tuổi, là một nhân vật nổi tiếng trong giới truyền hình Mỹ, một người đã từng được nói tới như là ‘bạn gái’ của bà Oprah Winfrey luôn. Quan hệ giữa các nhân vật Hồ Ly Vọng, đố ai biết được đâu là đâu, ai là ai, ai đực ai cái!
Khi ra tranh cử thị trưởng Newark, cũng như Obama, ông hứa loạn xà ngầu nhưng chẳng làm được bao nhiêu.
Sau khi đắc cử thị trưởng, ông vẫn được ‘tiền thưởng’ mỗi năm của công ty luật mà ông đã làm việc trước đó, tổng cộng hơn 700.000 đô trong 5 năm làm thị trưởng, mặc dù ông chẳng còn làm gì cho công ty luật này nữa. ‘Tình cờ’ công ty luật này cũng 'may mắn' trúng thầu làm nhiều việc bạc triệu cho tòa thị chính Newark.
Dưới trào của ông Booker, Newark đạt được nhiều kỷ lục mới: kỷ lục về thất nghiệp, kỷ lục về số dân nghèo, kỷ lục về cướp của giết người trong thành phố,... Thị trưởng Booker cũng tăng tất cả các loại thuế của thành phố lên 20%, để có dịp khoe đã cân bằng được ngân sách thành phố.

BÀ ELIZABETH WARREN
Bà Warren là nghị sĩ thiên tả nặng của tiểu bang cấp tiến nặng Massachusetts, đang ngồi ghế trước đây là của các anh em Kennedy. Theo Politico, bà được xếp hạng tư sau ông Booker. Bà năm nay 70 tuổi.
Câu chuyện bà Warren, mọi người đều đã biết quá rõ, ở đây chỉ xin nhắc sơ qua thôi.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjmNCyV45chZew09t9inW6Raa6Q-nyUUnpq3nHo9DVgXDRUIKTlZXXGmBtQR0Z1Ald4YDk_ikpXoAMPTiJ2VDMm8X44bN8FCS9AoNjE4Tl7ScJZen_pYbreE-byiG3Gup_d8gswKSGl0M8/s400/images.jpg
Trong một chuyến đi thăm một khu dân da đỏ, bà Warren vỗ ngực tự nhận là dân gốc da đỏ, hiển nhiên là để lấy phiếu của họ. Bà bị TT Trump chọc quê, gọi là Pocahontas, là tên một bà da đỏ, được huyền thoại hóa bởi ông Walt Disney qua chuyện tranh vẽ công chúa da đỏ Pocahontas. TT Trump cũng thách đố, nếu bà Warren chịu đi thử máu và chứng minh được là dân gốc da đỏ thật, ông sẽ trả cho bà một triệu đô. Sau một thời gian phớt lờ, bị áp lực quá nặng, bà đi thử máu thật. Chẳng ai hiểu các bác sĩ thử máu kiểu gì, chỉ biết họ xác nhận bà có 1/2024 máu da đỏ, tức là đại khái trong một lít máu, bà có 5 giọt máu da đỏ. Bà trở thành trò cười cho cả nước. Các bộ lạc da đỏ thật công khai chỉ trích bà đã lợi dụng họ để mưu đồ chính trị.
Cuối cùng, bà Warren đành lên tiếng nhìn nhận bà không phải da đỏ, và xin lỗi dân da đỏ về chuyện này.
xxx
Trên đây là câu chuyện của những ngôi sao sáng nhất hiện nay của DC trong hàng ngũ ứng cử viên tổng thống. Còn cả chục người khác với tỷ lệ hậu thuẫn trên dưới 1%-2% không đáng bàn. Khi nào họ lên cao hơn, ta sẽ nhìn kỹ hơn.
Những câu chuyện trên đáng lưu ý cho những người cuồng chống Trump, sỉ vả ông Trump là nói láo, vô đạo đức, dâm dục, tham nhũng,... Nếu họ bác bỏ ông Trump, sẽ được ‘may mắn’ lựa chọn và bầu những người ... cũng không khá hơn gì.
Một thăm dò mới nhất của NBC cho thấy nói chung, hai yếu tố cử tri Mỹ chán ngán nhất nơi các ứng cử viên tổng thống là 1) theo xu hướng xã hội chủ nghiã (chỉ có 25% cử tri chấp nhận) và 2) quá lớn tuổi (chỉ có 37% cử tri chấp nhận). Thăm dò này có vẻ như gáo nước lạnh đổ lên đầu cụ ông Sanders và cụ bà Warren, vì vừa thiên tả vừa già. Cả hai thương nghị sĩ Kamala Harris và Cory Booker cũng không vui vì tuy trẻ hơn nhiều nhưng lại thiên tả nặng, chủ trương xã hội chủ nghiã. Nhìn cái thăm dò này, chắc TT Trump phải mỉm cười.
Theo các chuyên gia, TT Trump sẽ ra tái tranh cử và chủ đề của cuộc vận động sẽ là sự lựa chọn giữa tự do và xã hội chủ nghiã. Một cách đơn giản: bầu cho đảng DC là bầu cho xã hội chủ nghiã, bầu cho CH là bầu cho tự do, đó sẽ là quyết định cho dân Mỹ lựa chọn. Dân tỵ nạn ta cũng cần suy nghĩ kỹ về chuyện này trước khi bỏ phiếu.
Câu hỏi ngay bây giờ cho các cụ tỵ nạn cuồng chống Trump: có nên truất phế Trump để bầu cho những ứng viên … trong sạch, đạo đức của đảng DC vừa bàn không nhỉ?