Nhà báo Mặc Lâm, nguyên
Editor ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do. Ông được nhiều người biết qua các phóng
sự như Trại giam Cổng trời, Vụ án xét lại chống Đảng… Bên cạnh những bài phóng
sự chính trị, xã hội, văn hóa nhà báo Mặc Lâm còn thực hiện nhiều chương trình
phỏng vấn các nhân vật lãnh đạo cao cấp, các khuôn mặt bất đồng chính kiến
trong và ngoài nước được người nghe, đọc tán thưởng. Ông cũng phụ trách chuyên
mục Văn Hóa Nghệ Thuật cho RFA trong hơn 10 năm. Về hưu năm 2017 sau khi tác
phẩm Bàng Bạc Gấm Hoa của ông ra đời tại Hoa Kỳ. Hiện cộng tác cho VOA, RFA,
Người Việt, và BBC trong nhiều mục khác nhau.
Ngưu
tầm ngưu…
05/03/2019
Tàu hỏa đối với dân
chúng Việt Nam là phương tiện giao thông rẻ tiền, ai cũng đã từng nghe hơn một
lần tiếng còi của nó khi vào ga hay ngang những đoạn đường có xe ô tô băng
ngang mà không hề ngạc nhiên, cho tới khi một con tàu hỏa khác thường xuất hiện
tại ga Đồng Đăng, thuộc tỉnh Lạng Sơn thì hình ảnh con tàu cũ kỹ, nhem nhuốc
trong trí óc người dân tại đây đã hoàn toàn thay đổi: đó là đoàn tàu bọc thép
của Chủ tịch Kim Jong-un từ Bình Nhưỡng đến Việt Nam.
Con tàu bọc thép này
là phương tiện chỉ đưa đón một người khi nó di chuyển bất kể trong nước hay
ngoại quốc. Từ thời Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) tới Kim Jong-il (Kim Chính
Nhật) và bây giờ là Kim Jong-un (Kim Chính Ân) thay nhau cai trị Bắc Triều Tiên
con tàu bọc thép này như hình ảnh của chiếc Air Force One của các đời Tổng
thống Mỹ. Nó không bay nhưng chạy xuyên cả Đông Bắc Á và con tàu này có lẽ là
hình ảnh vừa sống động lại lấp ló nỗi kinh hoàng cho những ai trông thấy nó.
Kinh hoàng vì nó chứa bên trong Chủ tịch Kim Jong-un con người nguy hiểm nhất hành
tinh, người đang sở hữu vài chục đầu đạn hạt nhân và gần 26 triệu người dân
trong đó có gần 9 triệu rưỡi quân lính chính quy và dự bị, với quân đội thường
trực lên đến 1 triệu 210 ngàn người, lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Trung
Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Nguy hiểm bởi Kim
Jong-un đã bị báo chí thế giới lên án là kẻ đã không run tay khi giết dượng và
anh trai của mình để củng cố quyền lực từ khi mới bắt đầu lên ngôi. Kim Jong-un
thừa kế chính sách Songun (Tiên quân), nghĩa là "quân sự trên hết", chính
sách này nhằm mục tiêu tăng cường sức mạnh của quân đội để tái thống nhất dân
tộc Triều Tiên. Chính sách này cũng có mục tiêu tăng cường sở hữu sức mạnh vũ
khí hạt nhân nhằm lấy nó làm con cờ để đối phó với thế giới bên ngoài, nhất là
với những nước thù địch như Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản.
Sức mạnh vũ khí nguyên
tử của Bình Nhưỡng đã làm thế giới mất ăn mất ngủ, tiến thoái lưỡng nan chỉ
biết mở hầu bao khi Bắc Triều Tiên công khai kêu cứu vì đói, vì mất mùa hay
những đợt khủng hoảng y tế. Và cũng chính vũ khí hạt nhân đã mang con tàu bọc
thép tiến vào sân ga Đồng Đăng, đất nước quyết tâm lấy Chủ nghĩa Xã Hội làm
phương châm chủ đạo cho bất cứ nghị quyết hay chính sách phát triển quốc gia.
Nhưng Bình Nhưỡng
không theo Chủ nghĩa Xã hội mặc dù Trung Quốc là quốc gia đỡ đầu cho nó trong
nhiều lĩnh vực, kể cả quân sự lẫn chính trị. Bình Nhưỡng cũng không phải là Thủ
đô của một đất nước thuần cộng sản bởi từ năm 2009 quốc hội nước này đã loại bỏ
khỏi hiến pháp các mối liên hệ với Chủ nghĩa cộng sản theo học thuyết Marx-Lenin.
Bình Nhưỡng hoàn toàn khác Hà Nội, cái giống nhau duy nhất có thể nhận thấy là
cả hai chế độ đều độc tài như nhau và bất cứ giá nào lãnh đạo cao nhất cũng
phải giữ cho bằng được chiếc ghế mà họ đang ngồi.
Độc tài của Bình
Nhưỡng được cai trị chỉ duy nhất một người, trong khi độc tài của Hà Nội được
hai trăm người cùng nhau chia phần “gánh vác”.
Con tàu bọc thép khi
tới ga Đồng Đăng đã bất ngờ khi thấy dòng người đón tiếp nó. Bên cạnh giới chức
chính phủ, đã đành, là hàng trăm người cầm cờ xếp hàng hai bên đường. Báo chí
nước ngoài đã chú ý tới hình ảnh của các học sinh Lạng Sơn run rẩy trong cơn
mưa tầm tã, Kim Jong-un tươi tỉnh bắt tay Võ Văn Thưởng, người được xem đang
giữ chìa khóa công luận cho Đảng cộng sản Việt Nam. Kim Jong-un chắc chắc không
ngờ rằng sau bao nhiêu năm lạnh nhạt hai nước cũng có ngày đoàn viên thắm thiết
như thế này.
Và rồi báo chí được
mớm ý tưởng cho chiến dịch tụng ca lĩnh tụ. Bài vở viết về Bình Nhưỡng ùn ùn
lên trang nhất, những thành tựu về hạt nhân được trầm trồ đến nỗi có cả bài
“Tổng Bí Thư Lê Duẩn từng chuẩn bị kế hoạch phát triển vũ khí nguyên tử” Hay
câu chuyện ông nội của Kim Jong-un từng đến thăm Việt Nam hai lần…có những bài
báo bị facebooker mang ra làm trò hề về tinh thần ca tụng của nó.
Kim Jong-un được bộ
tam tiếp đón nồng nhiệt như một đồng chí lâu ngày không gặp. Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội Kim Ngân xem ông Kim Jong-un là một ngôi sao
chính trị trong bầu trời Đông Bắc Á, riêng TBT kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng còn dành hẳn một đêm để chiêu đãi người hùng trong buổi quốc yến có tên
Ánh dương mùa xuân. Kim Jong-un được ca tụng không khác một anh hùng đáng để
noi gương. Nhiều ca nhạc sĩ có danh hiệu NSND hay NSUT bày tỏ xúc động khi được
đứng gần lãnh tụ, được lãnh tụ biết ơn cụ thể như nghệ sĩ Nhân dân Thái Bảo
trình bày bài Đam mê, ca ngợi cố chủ tịch Kim Jong-il. Tất cả nỗ lực này được
chính phủ Việt Nam tính toán rất kỹ, rất bài bản chỉ để cho một người trông
thấy đó là kẻ đã có thể khiến cho siêu cường là Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn
hội nghị.
Và tất cả mọi hình ảnh
ấy đều được báo chí ngoại quốc đưa tin, mổ xẻ sau khi Hội nghị thượng đỉnh thất
bại hoàn toàn. Những hình ảnh ấy cho thấy Hà Nội và Bình Nhưỡng không khác mấy
về bản chất sùng bái lĩnh tụ, sùng bái tính chất chống Mỹ của nước bạn. Không
nói ra nhưng đại sứ quán các nước thuộc EU, Mỹ, Hàn, Nhật đều thấy rõ mục tiêu
chính trị của Việt Nam khi tung ra hành động vinh danh Kim Jong-un, vinh danh
một thế lực đang chống lại hầu như toàn thế giới chỉ chấp nhận một số rất ít
đồng minh, trong đó có Việt Nam.
Chọn Bắc Triều Tiên là
đồng minh thân thiết qua cách hành xử sau nhiều năm gián đoạn Hà Nội muốn gửi
thông điệp gì cho Mỹ sau khi ông Trump về nước? Hà Nội muốn chứng tỏ mình có
khả năng “trung gian” cho lần họp sắp tới chăng?
Hay Hà Nội muốn khắp
thế giới biết rằng họ vinh danh Kim và ý hướng trở thành một quốc gia sở hữu vũ
khí hạt nhân là điều không ai có thể cản trở?
Cả hai đáp án vừa nêu
đều không khả thi. Chỉ còn một đáp án khả dĩ chấp nhận được: Kim Jong-un được
Việt Nam đánh bóng chẳng qua muốn người dân Việt Nam nhớ rằng lãnh tụ, nhất là
lãnh tụ độc tài, luôn là người duy nhất đúng và đáng được sùng bái.
Một nhắc nhở không hề
thừa khi đất nước đang có quá nhiều căn bệnh.
No comments:
Post a Comment