Thượng đỉnh Trump-Kim: Buồn ít buồn nhiều sau cuộc họp
ở Hà Nội
·
2 tháng 3 2019
Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã kết thúc mà
không đạt được thỏa thuận nào.
Tuy nhiên, Washington
nói rằng việc đối thoại với Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục, và thất bại của hội nghị
thượng đỉnh Hà Nội không phải là một nỗi thất vọng gì ghê gớm.
BBC tổng hợp ý kiến
của các chuyên gia theo dõi tình hình Bắc Hàn về lý do khiến kỳ họp thượng đỉnh
đột ngột kết thúc.
'Không đạt thỏa thuận' là điều đã được đoán
trước
Ankit Panda, biên tập
viên cao cấp, The Diplomat
Việc 'không đạt thỏa
thuận' là điều người ta đã nhìn thấy trước. Thực sự là nếu xem xét một cách
nghiêm túc các tuyên bố của Bắc Hàn kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Singapore
hồi năm ngoái, ta sẽ thấy chúng toát ra vấn đề cốt lõi, dẫn tới kết quả không
đạt được thỏa thuận.
Vào ngày sau khi kết
thúc họp thượng đỉnh Singapore, truyền thông nhà nước Bắc Hàn dẫn lời ông Kim
Jong-un, theo đó nói Bình Nhưỡng sẽ có "các biện pháp thiện chí thêm
nữa" nếu như Hoa Kỳ thực hiện "các biện pháp thành tâm".
Tới hôm đó, Bắc Hàn đã
dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân của họ tại Punggye-ri và tuyên bố tạm ngưng các vụ
thử hạt nhân và các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Vài tuần sau, Bắc Hàn
cũng dỡ bỏ một phần, không thể tái hoàn, đối với một điểm thử động cơ tên lửa.
Khi ông Kim gặp Tổng
thống Nam Hàn Moon Jae-in trong lần họp thượng đỉnh thứ ba tại Bình Nhưỡng hồi
tháng Chín năm ngoái, họ đã nhắc tới các cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn tại
Yongbyon như một thứ mà miền Bắc có thể đặt lên bàn đàm phán để đổi lấy
"các biện pháp tương ứng" từ phía Hoa Kỳ.
Cuối cùng, vào ngày
1/1 năm nay, ông Kim Jong-un nêu nội dung tương tự trong bài phát biểu Năm Mới
của mình: các biện pháp tương ứng sẽ tạo tiến độ trong quan hệ ngoại giao
Mỹ-Triều.
Đoạn nói này đã bị
diễn giải sai thành ra là bất kỳ nhượng bộ nào từ Mỹ, gồm cả việc có thể có
tuyên bố chấm dứt Cuộc chiến Triều Tiên, khi Bắc Hàn thực ra là muốn nói tới
việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Với Bắc Hàn thì điều
vô cùng quan trọng ở đây là hậu quả tiếp theo: Hoa Kỳ phải đồng ý nới lỏng các
lệnh trừng phạt trước thì Bình Nhưỡng mới có bất kỳ nhân nhượng nào thêm trong
việc phi hạt nhân hóa. Trên thực tế Yongbyon vẫn không được đặt lên bàn đàm
phán cho tới khi Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt.
Ông Donald Trump tại
cuộc họp báo trong ngày thứ hai tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội xác nhận rằng
đây chính xác là điều gây ra đổ bể trong các cuộc thảo luận.
Chừng nào mà
Washington còn chưa sẵn sàng có bước đi đầu tiên trong việc nới lỏng lệnh trừng
phạt thì tiến trình đàm phán nhiều khả năng sẽ vẫn còn bị kẹt. Mà kẹt càng lâu,
thì nguy cơ đổ bể càng cao.
Mỹ đã 'nguội nhiệt'?
Jenny Town, chủ biên điều
hành, 38 North
Điều gây ngạc nhiên là
chuyện họ đã không rời đi với một thỏa thuận sơ bộ, khi mà họ rõ ràng là đã
phải vạch ra một bản như thế trước khi bước vào vòng đàm phán cuối cùng trong
các cuộc thương thảo diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh.
Giọng điệu được dùng
trong cuộc họp báo khá là lạc quan, cho thấy là chính quyền Mỹ vẫn nhìn thấy
hướng đi tiếp theo và có ý sẽ tiếp tục đàm phán.
Vào lúc này, đây là
điều rất khích lệ, và cũng đem lại ít nhiều yên tâm cho những ai nghĩ rằng Mỹ
sẽ chịu chấp nhận một "thỏa thuận tồi".
Tuy nhiên, trong lúc
này, không có nghĩa vụ cụ thể nào được đưa ra cho bất kỳ bên nào, và tôi khó mà
tin được là việc Bắc Hàn đưa ra các biện pháp xây dựng niềm tin, điều mà chúng
ta thấy họ đã từng làm - như dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân - sẽ tiếp tục diễn ra.
Với tất cả các bên
tham gia tiến trình này, việc thiếu chuyển động trong nghị trình làm việc
Mỹ-Triều khiến Nam Hàn rơi vào tình thế vô cùng khó xử.
Nam Hàn đã hy vọng
cuộc họp thượng đỉnh sẽ đem đến những miễn trừ nhất định đối với lệnh trừng
phạt Bắc Hàn, và đó là thứ cần thiết để Seoul có thể nối lại sự hợp tác kinh tế
liên Triều.
Thêm nữa, bất chấp
việc Tổng thống Trump tỏ ý sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Bắc Hàn, thực tế môi
trường chính trị trong nước Mỹ vào thời điểm này đang khiến cho câu chuyện Bắc
Hàn trở nên nguội dần, bị chìm giữa một biển các mối quan tâm khác.
Rủi ro cho Bắc Hàn
Andray Abrahamian, Đại
học Stanford
Về mặt căn bản, kỳ họp
thượng đỉnh này được cho là sẽ bắt đầu với một tiến trình qua đó hai nước sẽ
tìm cách đạt được mối quan hệ hai bên cùng có lợi hơn nữa, thay vì là kết cục
"kẻ thắng người thua" vốn đã tồn tại trong mối quan hệ Mỹ-Triều kể từ
lâu nay.
Bởi vậy, phải nói là
các bên đều thua trong lần này.
Tuy nhiên, từ cách
nhìn của ông Trump thì đây là kết quả thua mà ông chịu được.
Một "thỏa thuận
tồi" theo đó ông phải 'thả' ra rất nhiều thứ sẽ dẫn tới nhiều năm tranh
cãi và công kích từ giới tinh hoa về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Bởi vậy, ông Trump
chuyển nó sang thành dạng 'có thể đạt được' thông qua các thảo luận ở cấp thấp
hơn, và bỏ về.
Đây là mối nguy cho
Bắc Hàn.
Việc xây dựng được
động cơ tích cực để thúc đẩy đàm phán giữa hai quốc gia là điều khó đạt được,
và nay thì có nhiều khả năng là ông Donald Trump sẽ bị phân tâm do tình hình
chính trị trong nước Mỹ, còn cơ hội cho Bắc Hàn đã khép lại.
Ai biết trước được
tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ là ai, và người đó sẽ hào hứng tới đâu trong
chuyện Bắc Hàn?
Không còn 'áp lực tối đa'
Oliver Hotham, chủ biên
điều hành, NK News
Việc Bắc Hàn đòi dỡ bỏ
'toàn bộ các lệnh trừng phạt' khi bước vào đàm phán, như lời ông Trump nói, cho
thấy phía Bình Nhưỡng ngày càng quẫn bách, gấp gáp muốn được nới lỏng lệnh
trừng phạt, và rằng họ coi bất kỳ nhượng bộ nào khác cũng là vô nghĩa - chúng
ta sẽ chờ xem họ phản ứng ra sao.
Thất bại của cuộc họp
thượng đỉnh cũng là một cú mất mặt lớn cho chính phủ Nam Hàn, vốn đã có kế
hoạch ra thông báo quan trọng về "Tương lai hòa bình và thịnh vượng của
Triều Tiên" vào ngày hôm sau, và đã hy vọng sẽ có sự mở rộng hợp tác ở mức
đáng kể đối với miền Bắc sau cuộc họp thượng đỉnh.
Trung Quốc và Nga cũng
vậy, sẽ rất khó chịu với kết quả này.
Tuy nhiên, tâm trạng ở
Bình Nhưỡng có thể là bình tĩnh hơn nhờ các bình luận của ông Trump theo đó nói
ông sẽ không tăng các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn, và rằng ông "yêu
thích" việc chứng kiến họ phát triển trong tương lai gần.
Thông điệp đưa ra ở
đây là tuy không có chuyện nới lỏng chính thức lệnh trừng phạt trong thời gian
tới, nhưng những ngày "áp lực tối đa" đã qua đi.
'Nhân quyền và phi hạt nhân hóa là các vấn đề
có liên hệ đan xen'
Olivia Enos, phân tích
gia chính trị, Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Quỹ Heritage Foundation
Tổng thống Trump đã có
quyết định đúng đắn khi bỏ đi.
Đòi hỏi của Bắc Hàn
trong việc dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt là điều không thể chấp nhận được,
và cũng là điều bất hợp pháp.
Theo nội dung trừng
phạt của Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc, các lệnh trừng phạt không thể được dỡ bỏ cho
tới khi Bắc Hàn thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn, có thể xác minh được, và không thể
hoàn tác, đối với chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, và cho tới khi chế độ Bình
Nhưỡng cải thiện hồ sơ vi phạm nhân quyền của mình.
Có từ 80.000 đến
120.000 người Bắc Hàn phải sống trong các nhà tù bị ông Kim Jong-un khai tháco
sức lao động miễn phí nhằm phục vụ và thiết kế cho chương trình hạt nhân và vũ
khí của Bình Nhưỡng.
Các tường thuật nói
rằng một số người thậm chí bị thử nghiệm vũ khí hóa học và vũ khí sinh học lên
cơ thể.
Việc không đạt được thỏa
thuận ở Hà Nội cho thấy nhu cầu cần phải có một chính sách toàn diện hơn đối
với Bắc Hàn, một chính sách trong đó thể hiện rõ nhân quyền và việc giải trừ
hạt nhân là các vấn đề có mối liên hệ đan xen.
No comments:
Post a Comment