Friday, April 26, 2019

Thành phần trung lưu chết kẹt - Nguyễn Xuân Nghĩa


Thành phần trung lưu chết kẹt
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-04-24
Tổ chức Hợp tác và Phát triển quy tụ 36 quốc gia có sản lượng lớn nhất địa cầu vừa công bố một phúc trình u ám về tình hình của thành phần trung lưu trong khối kinh tế tiên tiến, nhất là của giới trung lưu Hoa Kỳ, nhưng chìm sâu bên dưới có thể là số phận sắp tới của thành phần trung lưu Á Châu. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về sự chuyển động này…
Tình hình chung của thành phần trung lưu
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm mùng 10 Tháng Tư, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tại Paris Pháp quốc công bố một báo cáo về hoàn cảnh của thành phần trung lưu trong 36 quốc gia hội viên với lời cảnh báo đáng ngại vì tình trạng sa sút của họ suốt mấy chục năm vừa qua, nhất là của giới trung lưu Hoa Kỳ. Nhưng câu hỏi được nêu ra là thành phần trung lưu Á Châu thì sao?
OECD nhìn cục diện trong dài hạn qua nhiều thế hệ, kể từ những năm 1980 tới nay và thấy thành phần dân số cốt lõi của các nước, được gọi chung là Trung Lưu, lại sa sút một cách chậm rãi về dân số lẫn lợi tức và đang chật vật phấn đấu để thực hiện giấc mơ thịnh vượng của mình.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi sự từ bối cảnh trước khi nói về đề mục mà chúng ta quan tâm. Được thành lập từ năm 1961 tại Paris của nước Pháp, Tổ chức Hợp tác và Phát triển, viết theo Anh ngữ là The Organization for Economic Cooperation and Development, gọi tắt là OECD, là một câu lạc bộ quy tụ các nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới. Đây chỉ là một cơ chế nghiên cứu kinh tế toàn cầu, nhưng có giá trị về chuyên môn và rất đáng được lưu ý. Bây giờ, tổ chức này quy tụ 36 quốc gia thành viên và từ cả chục năm nay đã tìm hiểu về tình hình phát triển của các nước tiên tiến với mối lo về tình trạng thiếu bình đẳng trong các nước. Hôm Thứ Tư mùng 10 vừa qua, phúc trình của OECD là lời báo động!
Nguyên Lam: Thưa ông, lời báo động ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tổ chức nghiên cứu này nhìn cục diện trong dài hạn qua nhiều thế hệ, kể từ những năm 1980 tới nay và thấy thành phần dân số cốt lõi của các nước, được gọi chung là Trung Lưu, lại sa sút một cách chậm rãi về dân số lẫn lợi tức và đang chật vật phấn đấu để thực hiện giấc mơ thịnh vượng của mình.
- Riêng tôi thì chú ý đến sự kiện các nước Á Châu vắng mặt trong câu lạc bộ kinh tế này vì chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hay Cộng hòa Turkey thôi. Trung Quốc và Ấn Độ không là thành viên và nếu kể thêm tình hình kinh tế xã hội của hai xứ này thì có lẽ ta còn thấy ra viễn ảnh kém sáng sủa sau này của các nước Á Châu Thái Bình Dương.
- Về tình hình chung của các nước tiên tiến, có tới 58% gia đình trung lưu thấy ra sự bất công vì họ đóng góp nghĩa vụ thuế khóa mà chẳng được hưởng lợi ích tương xứng với sự đóng góp đó. Thứ hai là nếp sống của thành phần này càng ngày càng đắt đỏ hơn tỷ lệ lạm phát trong 25 năm qua làm họ mắc nợ nhiều hơn. Và nhìn vào tương lai thì thị trường lao động của giới trung lưu là sự bất trắc. Có một chi tiết đáng chú ý khác là trong các nước giàu mạnh về sản lượng kinh tế thì thành phần trung lưu của Hoa Kỳ lại bị suy sụp nhất.
Nguyên Lam: Câu chuyện này quả thật là hơi bất ngờ cho đa số thính giả của chúng ta nên Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích và trình bày cho rõ hơn.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thông thường, người ta thường chia dân số một quốc gia ra năm nhóm theo mức lợi tức, mỗi nhóm chiếm 20% dân số gọi lả “nhóm ngũ phân”, ngũ là năm. Từ dưới lên là 1/ thành phần bần cùng, rồi 2/ thành phần trung lưu có lợi tức thấp, 3/ thành phần trung lưu có lợi tức vừa, 4/ thành phần trung lưu có lợi tức cao và 5/ thành phần thượng lưu giàu có nhất. Như vậy, 60% dân số một nước được gọi là trung lưu hay Middle Class. Tôi dùng chữ thành phần thay vì “giai cấp” theo kinh tế chính trị học sai lầm của Marx.
- Về cách tính thì các nước dùng chỉ dấu tiêu biểu nhất là “lợi tức trung vị”, median income, không phải trung bình hay bình quân của quốc gia, theo đó có phân nửa giàu hơn và có phân nửa nghèo hơn. Những ai có lợi tức ở khoảng 75% tới 200% của lợi tức trung vị thì được liệt vào tầng lớp trung lưu. Tầng lớp đó đang co cụm dần và vì tiến xa nhất vào nền kinh tế hậu công nghiệp, Hoa Kỳ thấy giới trung lưu suy sụp hơn cả nếu so với các nước kia, thí dụ như chỉ có 51% thuộc về đám trung lưu có lợi tức ở giữa, so với 61% của cả khối OECD.
- Sau khi cảnh báo, phúc trình của tổ chức OECD nhấn mạnh rằng các hộ gia đình trung lưu đóng góp tới hai phần ba của nguồn thuế trực thâu và nhận được 60% của số chi ngân sách nên việc cải tổ ngân sách cho công bằng hơn là cần thiết. Đã vậy, chi phí về gia cư, giáo dục và y tế tăng quá nhanh cho giới trung lưu nên việc đầu tư về giáo dục cho con cái, tức là cho tương lai sau này, là một bài toán cần giải quyết. Trong khi ấy, thiểu số thượng lưu ở trên, thí dụ như 10% giàu có nhất lại nắm trong tay phân nửa tài sản bình quân của quốc gia.
Thành phần trung lưu Á châu
Nguyên Lam: Thưa ông, suốt ba chục năm đó, các nước Á Châu đã gia nhập nhóm kinh tế phát triển và đóng góp cho sản lượng và sự thịnh vượng chung thì số phận của thành phần dân số gọi là trung lưu có khá giả hơn không?
Trong khu vực Á Châu , chính là giới thượng lưu lại đem tiền đầu tư vào các nước tiên tiến và ngoài trường hợp của Nhật Bản hay Nam Hàn, thành phần trung lưu của các nước Á Châu chưa là sức mạnh có thể tạo ra nội lực cho Châu Á.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Căn cứ trên kinh nghiệm của các nước tiên tiến thì các nước Á Châu không nên lạc quan mà cần thấy trước vấn đề. Theo Ngân hàng Thế giới thì gần phân nửa dân số, cụ thể là 47%, tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương, vẫn phải lao động chui, không thuộc vào thống kê chính thức. Thí dụ đầu tiên là Ấn Độ sau Trung Quốc. Lý do là từ nhóm quốc gia tiên tiến, các doanh nghiệp tìm cách đầu tư ra ngoài vì lợi thế nhân công rẻ khiến giới trung lưu của chính họ lại bị sa sút co cụm. Nhưng chưa chắc là lợi thế nhân công rẻ đã có lợi cho các nước Á Châu nghèo vì doanh lợi lại được các nước giàu có thu về và gây tranh luận về nạn bất công xã hội, trong khi các nước Á Châu chậm phát triển chưa xây dựng được một thành phần trung lưu vững mạnh của mình. Trong khu vực Á Châu này, chính là giới thượng lưu lại đem tiền đầu tư vào các nước tiên tiến và ngoài trường hợp của Nhật Bản hay Nam Hàn, thành phần trung lưu của các nước Á Châu chưa là sức mạnh có thể tạo ra nội lực cho Châu Á.
Nguyên Lam: Nếu như vậy, thưa ông, thì những gì xảy ra trong các nước tiên tiến của nhóm OECD lại có thể xảy ra tại các nước Á Châu Thái Bình Dương?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e là như vậy. Theo phúc trình của tổ chức OECD, với vài đoạn quá ngắn về Trung Quốc và Ấn Độ, dân số được gọi là trung lưu của hai nước đó còn chiếm một tỷ trọng quá thấp. Nếu người ta trông đợi rằng sự thịnh vượng từ các nước giàu sẽ nhỏ giọt xuống các nước đang mở mang tại Châu Á thì sẽ lại thất vọng và đà tăng trưởng kinh tế của Châu Á cũng sẽ chậm lại chứ hết huy hoàng như trong mấy chục năm qua.
- Vấn đề chính là các nước giàu có đều theo chế độ dân chủ nên cuộc tranh luận về bất công xã hội hay chính sách thuế khóa được công khai bày tỏ, trong các nước vừa phát triển tại Châu Á, giới thượng lưu ưu tú thì đem tiền vào khối dân chủ Tây phương trong khi thành phần còn lại thì đang chật vật đấu tranh với các nhu cầu gia cư và y tế cho mình, nhất là đầu tư cho việc giáo dục con em trong khi sự bất mãn về nạn tham nhũng và bất công xã hội chỉ tăng chứ không giảm. Vì vậy, báo cáo của tổ chức OECD cũng là một cảnh báo cho chúng ta.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.


Thủ tướng vẫy cờ Mỹ: Bọn nào "rã rời chân tay"? - Blogger Nguyễn Tường Thụy


Thủ tướng vẫy cờ Mỹ: Bọn nào "rã rời chân tay"?
Blogger Nguyễn Tường Thụy
2019-04-25
Trưa ngày 27/2/2019, Tại Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội kiến với tổng thống Mỹ. Trước sự đón tiếp nồng nhiệt, của cán bộ và các cháu học sinh tại đây, tổng thống Mỹ cầm một lá cờ Việt Nam vẫy.
Đây là một cử chỉ rất bình thường trong ngoại giao. Việc tổng thống Mỹ vẫy cờ VN chỉ có thể nói lên sự đáp lại tình cảm nồng hậu mà khách dành cho mình, thế thôi.
Xin nhắc lại một chuyện cũ làm ví dụ: Năm 1978, Đặng Tiều Bình sang thăm Nhật, y cúi rạp mình chào cờ Nhật. Đấy là một cử chỉ ngoại giao. Hình ảnh này bị báo chí VN khi đó chửi không tiếc lời. Về phía Nhật Bản, họ không lấy đó để nói rằng, Nhật đã khuất phục được Trung Quốc.
Vậy mà cử chỉ ông Trump vẫy cờ VN lại được khuếch trương như là một thắng lợi của VN, là sự đánh giá cao vị thế của VN trên quốc tế.
Trong buổi tiếp xúc của ông Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc vừa qua, ông Phúc khoe:
“Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm chính phủ, thì ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên cao thế này, lên khỏi đầu ổng, bà con có thấy hình ảnh đó không? Đó là gì? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta rã rời chân tay luôn”
Tôi bàng hoàng khi nghe câu nói này từ một người đứng đầu chính phủ. Đấy không phải là câu nói của một chính khách. Về hình thức, câu nói khá dông dài, đã “rã rời chân tay” lại còn “luôn” nữa. “... luôn” là mẫu câu của lớp trẻ thường nói với nhau bây giờ, chứ không phải là ngôn ngữ văn phạm, kiểu như “kinh sợ luôn”, “không biết gì luôn”... Tôi không dùng mẫu câu này khi nói hay viết vì nó không phù hợp với lứa tuổi và tính cách của mình.
Về nội dung lại rất phi chính trị. Ông gọi những đồng bào tị nạn không đồng thái độ chính trị là “bọn phản động, lưu vong người Việt”. Điều này đẩy thêm sự xa cách của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, bộ phận mà nhà nước VN vẫn coi là “khúc ruột ngàn dặm”. Không thể dùng từ “phản động”, “lưu vong” đối với đồng bào vì trốn chạy chế độ hoặc vì mưu sinh mà phải bỏ quê hương ra đi. Nó gây nên sự xúc phạm, tổn thương ghê gớm đối với họ.
Tiếc rằng, câu nói đó lại phát ngôn từ một chính khách chứ không phải từ một dư luận viên mới vào nghề.
Chi tiết ông Tump vẫy cờ VN có mấy ai để ý, quan tâm mà phải “rã rời chân tay”? Hẳn là khi thấy ông Trump vẫy cờ VN và khuếch trương việc này thì người ta không quên rằng Trump đã từng kêu gọi thế giới chống lại chủ nghĩa xã hội hồi tháng 9 năm ngoái:
"Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người”
Nhắc lại để thấy rằng, khi Trump cầm cờ VN vẫy thì ông ta có mặn mà với nó không.
Xem ra bệnh tự sướng của đảng đã quá nặng.
Và còn điều này, nói đi thì phải nói lại: Khi ông Nguyễn Xuân Phúc hồ hởi khoe ông Trump vẫy cờ VN thì ông lại quên rằng, cùng lúc, ông cũng đứng cạnh Trump và vẫy cờ... Mỹ. Phân tích kỹ hơn thì thấy hai cử chỉ này không hoàn toàn như nhau mà mức độ về ý nghĩa có khác nhau. Việc ông Trump vẫy cờ VN tại VN đâu có ý nghĩa bằng ông Phúc vẫy cờ Mỹ ngay tại thủ đô của VN.
Việc ông Trump vẫy cờ VN, theo ông Phúc, làm cho “bọn phản động, lưu vong người Việt” “rã rời chân tay luôn” thì việc ông cầm cờ Mỹ vẫy thì làm cho ai “rã rời chân tay”? Có phải là bọn suốt ngày chửi Mỹ, lên án chủ nghĩa tư bản, bài xích giá trị dân chủ Mỹ không thưa ông? Sắp tới, kỷ niệm ngày 30/4, chắc “đế quốc Mỹ xâm lược” sẽ được bọn này lôi ra chửi tiếp. Nếu định chửi tiếp thì cũng nên nhớ, ông thủ tướng đã cầm cờ Mỹ vẫy rồi đấy nhé.


Môn 'Trịnh Công Sơn học' là môn khó ứng dụng nhất -Trung Khang


Môn 'Trịnh Công Sơn học' là môn khó ứng dụng nhất
Trung Khang, RFA
2019-04-25
Trường Đại học Văn Lang ở Thành phố Hồ Chí Minh mới đây đưa ra ý tưởng giảng dạy môn Trịnh Công Sơn học cho sinh viên trường này. Ý tưởng được ông Nguyễn Cao Trí, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Trường Đại học Văn Lang, đưa ra hôm 22/4, tại buổi đón gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến thăm, đặt tên hội trường lớn nhất tại đây là Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn sinh năm 1939, mất năm 2001, được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là ca sĩ Khánh Ly và ca sĩ Hồng Nhung.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 25 tháng 4 liên quan vấn đề này, nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho biết:
Tôi thú thật là tôi nghe đế cái môn ‘Trịnh Công Sơn học’ thì tôi rất buồn cười, vì cái thứ nhất nó làm cho tôi… thứ thật là tôi thấy choáng váng, và nó là một hình thức mang tính chất phản khoa học, phi nghệ thuật…
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
“Tôi thú thật là tôi nghe đến cái môn ‘Trịnh Công Sơn học’ thì tôi rất buồn cười, vì cái thứ nhất nó làm cho tôi… thứ thật là tôi thấy choáng váng, và nó là một hình thức mang tính chất phản khoa học, phi nghệ thuật… Bởi vì nó làm cho tôi ngay lập tức nghĩ đến cái môn Hồ Chí Minh học, và chắc là quý khán thính giả cũng nghe rất nhiều về cái môn này. Và hơn nữa nó là một hình thức rất nguy hiểm, bởi vì nó đang biến Trịnh Công Sơn trỏ thành một cái thứ thần thánh như Hồ Chí Minh… Với tư cách là một người học nhạc, một nhà báo… Tôi phản đối cái gọi là ‘Trịnh Công Sơn học’, một điều phản khoa học và phi nghệ thuật.”
Từ Sài Gòn, Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng, để đưa một môn âm nhạc và một tác giả cụ thể vào một chương trình giảng dạy, thì không phải chỉ có ở Việt Nam, ở nước ngoài cũng đã làm điều đó như trường hợp ca sĩ, nhạc sĩ Bob Dylan được giảng dạy ở trường đại học Mỹ, nhưng chỉ là một phần của chương trình học, chứ không phải môn học mang tên nhạc sĩ. Ông nói tiếp:
“Ở trong một nền giáo dục độc tài và chuyên chế, phần lớn những nhân vật được đưa vào chương trình đều mang tính chất phục vụ cho tuyên truyền, nhiều hơn là mở rộng tri thức của con người để hiểu số phận của tác giả đó, vị trí của tác giả đó trong lòng dân tộc như thế nào?
Sự kiện Đại Học Văn Lang đưa ra một chương trình giảng dạy về Trịnh Công Sơn thì bản thân là một nhạc sĩ, đồng thời là một người theo dõi thời sự, Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng trường đại học Văn Lang chỉ có thể làm được một phần rất nhỏ trong cái tên gọi lớn lao mà họ nói là ‘Trịnh Công Sơn học’.

Cũng tại buổi đón tiếp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại trường Văn Lang, ông Nguyễn Cao Trí cho biết, nếu được áp dụng ‘Trịnh Công Sơn học’ sẽ là một điểm nhấn thú vị trong chương trình đào tạo ngành Văn học ứng dụng, Piano, Thanh nhạc, Đông phương học của trường và cả về bản sắc văn hóa, tâm tính dân tộc.
Nhận xét về việt này, nhà ngôn ngữ học Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho biết:
“Các trường muốn dạy môn gì thì cũng phải báo cáo với Bộ, chứ không phải các trường muốn dạy môn gì thì có quyền dạy. Một nhà văn mà được giảng dạy ở đại học thì rất là quen thuộc, riệng lời nhạc của Trịnh Công Sơn thì cũng được nhiều người coi là văn, có cả mấy cuốn sách viết về chuyện ấy, thành ra tôi thấy nếu họ có dạy ở đại học thì không phải là một cái gì đó không thể tưởng tượng được. Tôi chỉ băn khoăn, không biết họ dạy theo chương trình nào? Chứ nếu dạy theo chương trình văn học ứng dụng mà đại học Văn Lang đang có, thì môn ‘Trịnh Công Sơn học’ khó ứng dụng nhất.”
Ông Đinh Gia Hưng, một nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, thì cho rằng, việc đưa môn Trịnh Công Sơn học vào giảng dạy cũng là một sáng kiến rất hay và là một đề nghị rất thông minh:
“Trịnh Công Sơn là một hiện tượng văn hóa nổi bật trong nền văn hóa âm nhạc Việt Nam, có ý nghĩa trong chiến tranh Việt Nam và vượt ra khỏi khuôn khổ chiến tranh Việt Nam. Giá trị của nó có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh như âm nhạc, triết lý, nhân sinh quan… nó thể hiện dòng chảy một phần của giá trị lịch sử Việt Nam trong nhạc Trịnh Công Sơn.”
Ở một nền giáo dục độc tài và chuyên chế, phần lớn những nhân vật được đưa vào chương trình đều mang tính chất phục vụ cho tuyên truyền, nhiều hơn là mở rộng tri thức để hiểu số phận của tác giả đó, vị trí của tác giả đó trong lòng dân tộc như thế nào?
-Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Theo Nhạc sĩ Tuấn Khanh, nếu dạy ‘Trịnh Công Sơn học’ mà không dạy đầy đủ tất cả những gì liên quan Trịnh Công Sơn, ví dụ như chuyện một Trịnh Công Sơn mà chính quyền cộng sản Việt Nam từng tính ám sát, bỏ tù… mà chỉ nói về Trịnh Công Sơn bằng những hình ảnh nhìn từ một phía, thì chúng ta mãi mãi là những người lừa gạt những thế hệ sau? Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói tiếp:
“Một bộ môn như vậy thì chỉ mang tính thương mại của trường đại học, để thu hút tất cả những người yêu thích âm nhạc của Trịnh Công Sơn, để tán dóc về âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Nói một cách nào đó, võ hiệp kỳ tình Kim Dung học, người ta cũng có thể mở một môn như vậy rồi, hay tư tưởng Hồ Chí Minh hay tư tưởng Nguyễn Văn Linh thì người ta cũng đã mở được Hồ Chí Minh học hay Nguyễn Văn Linh học rồi. Nhưng để làm gì khi chúng ta không có đầy đủ sự thật và những giá trị đi kèm với nó.”
Trịnh Công Sơn là một người được nói đến rất nhiều về âm nhạc, nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều âm nhạc nổi tiếng của người Việt Nam như Hoàng Thi Thơ, trầm Tử Thiên, Lam Phương, Phạm Duy… vẫn được hát nhưng không bao giờ được nhắc đến đầy đủ về nhân thân của họ. Vì vậy, theo Nhạc sĩ Tuấn Khanh, chuyện bóc ra một nhân vật để rồi phục vụ cho hệ thống của nhà nước thì ông cho rằng sớm muộn gì cũng sẽ trở thành trò thương mại rẻ tiền và sẽ bị người ta nhìn thấy rõ ràng.
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, Trịnh Công Sơn khó có thể thành biểu tượng của nền tân nhạc Việt Nam, nếu ông không có những ca khúc phản chiến. Bởi xét về tình khúc, theo ông, nhạc Trịnh Công Sơn rất dễ ngán như một món ăn chế biến quá đơn điệu và cứ lặp đi lặp lại. Ca từ của ông thường mang tính phiêu diêu, nó làm người ta tò mò hơn là thích thú. Sự tò mò dễ làm nên điều kỳ diệu mang tên ‘biểu tượng’.
Khi Trịnh Công Sơn mất, ngoài số ca khúc để lại, ông còn để lại không ít nghi vấn, tranh luận về con người chính trị của ông. Khi ở tuổi 36, vào trưa ngày 30/4/1975 ông đã lên tiếng trên đài Phát thanh Sài Gòn: “Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta, đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam… Chính phủ Cách mạng Lâm thời sẽ đến đây với thái độ hoà giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để phải ra đi cả…”
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, phát ngôn khi đó của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một “sai lầm chính trị”" quá lớn.


30/04: VNCH để lại nhiều di sản quý cho ngày nay và tương lai - Vũ Thăng Long


30/04: VNCH để lại nhiều di sản quý cho ngày nay và tương lai
Vũ Thăng Long Gửi bài từ Hoa Kỳ nhân dịp 30/04
·         23 tháng 4 2019
Đáng lẽ bài này được dành cho ngày 30/4 năm tới (2020), nhưng tác giả muốn viết sớm một năm để nhớ dĩ vãng buồn vào mỗi dịp tháng Tư, và nhắc lại những thành tựu không thể phủ nhận của 21 năm Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) có thể thành bài học quý giá cho Việt Nam bây giờ và trong tương lai.
Trước tiên, di sản lớn nhất của VNCH đã để lại cho thế hệ sau 1975 phải nói đến là nền âm nhạc phong phú, đa dạng và chan chứa tình tự dân tộc và văn hóa dân gian.
Bất chấp chủ trương diệt tận gốc rễ của chính quyền mới sau tháng 4/1975, nét văn hóa bất diệt này vẫn tồn tại ở miền Nam và sau đó lan dần ra miền Bắc. Ban đầu chỉ có một số nhỏ bài hát được phép trình diễn chính thức, nhưng danh sách này lớn dần và đến nay thì hình như không có lệnh cấm giới hạn nữa.
Phong trào nhạc Bolero, hay còn được gọi là "nhạc vàng" tràn ngập bây giờ là ví dụ hùng hồn nhất.
Nhưng trong giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến các di sản chính khác về giáo dục, kinh tế, chính trị hành chính và xã hội.
Tự hào tuổi trẻ và nền giáo dục Miền Nam
Đọc xong vài quyển sách gợi chuyện cũ, tưởng như đã được rũ sạch nỗi ấm ức cái "hội chứng Việt Nam" (Vietnam syndrome) từ lâu về một đất nước phú cường văn minh như Nam Hàn phải có trong giấc mơ cho xứ mình.
Thật sự từ trên 40 năm nay, sau khi du học ở tuổi 18 rồi ra trường, sống và đi làm nhiều nơi, tôi vẫn chưa tỉnh hay thoát ra khỏi "NÓ". Tôi chưa giải tỏa được nỗi ấm ức của "giấc mơ xưa" ở tuổi thanh xuân. Tôi từng có những giấc mơ đội đá vá trời và lòng tự tin nhưng suốt đời vẫn chưa tìm thấy chốn "dung thân" để phục vụ lý tưởng tuổi trẻ.
Đã từng về làm việc ở Sài Gòn từ đầu thập niên 2000 cho đến 2014, tôi thấy hàng ngày sự phồn thịnh hơn của xã hội về vật chất so với những ngày tuổi trẻ miền Nam của tôi, nhưng tôi vẫn tò mò tìm hiểu nơi đám người tuổi trẻ hiện nay, xem họ có chia sẻ cái "phần hồn ngày xưa" của đám anh em chúng tôi đã lớn lên trong cùng thành phố này.
Chúng tôi lớn lên trong khung cảnh của một đất nước loạn ly, nhưng may mắn còn được hấp thụ một nền giáo dục, tuy mang tiếng "từ chương" lý thuyết nhưng vẫn có một giá trị tối thiểu nào đó được chứng minh sau này khi đàn chim non miền Nam chúng tôi tốt nghiệp trung học, bay ra khắp các chân trời thế giới đã ghi lại nhiều thành tích trong các trường đại học Âu Mỹ.
Chúng tôi còn may mắn lớn lên trong một nền lễ giáo cổ truyền Việt Nam còn sót lại, tôn trọng các giá trị gia đình cao đẹp từ ngàn xưa, những tin yêu vào tình đời tình người vẫn còn mạnh mẽ.
Nhất là thời kỳ "vàng son" 1955-63 của nền Đệ nhất Cộng hòa trong thanh bình thịnh vượng của một VNCH dân chủ tương đối.
Đáng nói nhất là đám thiếu niên tuổi 15-16 thuở chúng tôi đã manh nha một lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng một đất nước phú cường bằng sự chăm chỉ học hành trau dồi kiến thức, mơ tưởng đến một nền kinh tế hùng mạnh, một xã hội ấm no công bằng.
Chúng tôi chỉ có ý nghĩ đơn giản như đại đa số thanh thiếu niên trong các nước Á châu khác lúc ấy, là sẽ cố gắng học hành hay làm việc để xây dựng đất nước bằng một nền kinh tế vững chắc. Đó là lưu dấu kỷ niệm đậm đà nhất của tuổi thanh niên mới lớn ở miền Nam.
Sau này, khi có dịp về sống ở Sài Gòn rồi ngồi trầm ngâm hàng giờ bên ly cà phê ở quán Continental, tôi ngỡ ngàng xem từng đoàn xe máy phóng như đua chung quanh Nhà hát Thành phố -Trụ sở Hạ nghị viện VNCH trước 1975 - của những người trẻ tuổi bây giờ.
Họ la hét ầm ĩ, có vài cô mặc thiếu vải nhún nhảy tự nhiên trên băng sau của những chiếc xe máy Honda đắt tiền kiểu mới nhất, ăn mừng trận bóng tròn vừa thắng Thái Lan hay Malaysia. Họ hét to "Việt Nam vô địch" như thể hiện ý chí chiến thắng đó giống các nhóm khán giả đông đảo thường la to mỗi lần có mặt trên những sân vận động.
Nhóm đua xe đông quá và dường như tạo thành sức sống mãnh liệt cho cái thành phố quá tải của đất nước được mệnh danh là "non trẻ" này, khi các nhóm trẻ từ 20 đến 40 tuổi được ước tính chiếm 40% dân số, vẫn là một ẩn số lớn về xã hội và chính trị.
Những người trẻ bay lượn trong phố đêm trên những "mô tô bay" như biểu hiện của tự do, của văn minh còn được tìm thấy cho tuổi trẻ của mình trong đất nước đó. Tôi chợt hiểu tại sao họ thường "đi bão, xuống đường" tràn ngập với những rừng cờ đỏ, băng rôn hay tô son vẽ mặt đậm màu quốc kỳ để chào mừng một trận vừa thắng "kẻ địch".
Bên trên những chiếc xe máy tốc độ giúp cái hừng khí ngắn ngủi chợt tìm thấy, lòng yêu nước được dịp tỏ rõ qua những sự kiện thể thao. Đam mê còn lại đó cùng những ly bia đầy giúp họ xóa đi cái vô cảm hàng ngày với những vấn đề lớn hơn của xã hội, và bớt đi cái mặc cảm thiếu trách nhiệm với một đất nước tụt hậu thua kém láng giềng. Họ có vẻ ít nghĩ xa như vậy.
Những người lớn tuổi xưa cũ của thành phố này thường tỏ lộ u hoài, nói với tôi là họ nhớ lại các thế hệ cùng tuổi như chúng tôi dạo 1960-1970. Ngay chính Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm, Nguyễn Thị Kim Ngân, vốn gốc tỉnh Bến Tre thời VNCH, cũng phải tâm sự lên tiếng khen nền giáo dục cũ của miền Nam.
Những ý nghĩ vụn này đã tạo dịp cho tôi được sống lại những tự hào của một thời tuổi trẻ trong thành phố Sài Gòn, được hưởng nền giáo dục VNCH, với lý tưởng mộng mị cho một Việt Nam hùng mạnh tương lai.
Ra đi du học mong trau dồi kiến thức với tâm huyết hừng hực của một thanh niên tuổi 20, và sau này lúc ra đời làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn mang trái tim phục vụ tuổi 30 dù mái tóc đã điểm sương.
Và cùng với người Sài gòn bấy giờ, tôi vẫn thấy bừng lên sức sống với giấc mơ xưa: Biết đâu sẽ có một ngày?
Di sản cộng hòa cho Việt Nam nay là gì?
A. VNCH và thành công kinh tế thị trường
Dù chưa được quen thuộc nhiều với các định chế kinh tế và tài chính quốc tế hay các nền kinh tế tư bản lớn, VNCH đã biết sớm theo các qui luật của nền kinh tế thị trường và nhất là nhấn mạnh vai trò khu vực tư nhân.
Điều này tương phản hoàn toàn với nền kinh tế VN bây giờ, sau 44 năm thống nhất, vẫn loay hoay với lý thuyết "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" mà không ai chứng minh được.
Các thay đổi lớn sau ba thập niên Đổi Mới từ những năm 1986-1989 đã giúp VN có một bộ mặt tương đối phồn thịnh ở các thành thị, nhưng đi dần vào bế tắc nếu không có các cải cách thể chế song hành với cải cách kinh tế ở giai đoạn tới. So sánh thời kỳ 21 năm dưới VNCH với thời gian ít hơn một nửa so với 44 năm của nước VN thống nhất, hai di sản kinh tế nổi bật của VNCH là:
Cách mạng Xanh
Đặc biệt là chính sách "Cải Cách Điền Địa" dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa được tiếp nối bởi "Người Cày Có Ruộng" dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhằm lấy lại các mảnh ruộng bao la nằm tập trung trong tay một số nhỏ đại điền chủ từ thời Pháp thuộc, phát đất rộng rãi cho các tầng lớp nông dân và khuyến khích tự do trồng trọt, nhất là lúa gạo, để miền Nam tự cường.
Ngoài ra, và quan trọng nhất, là những năm về sau Chính phủ VNCH đã cho áp dụng một chính sách qui mô cho gieo hạt lúa mới "Thần Nông" trên toàn vùng đồng bằng Cửu Long, làm tăng gia đột biến năng suất trồng lúa và mức sản xuất gạo của đất nước, đưa đến cả khả năng xuất cảng gạo bắt đầu vào năm 1974. Đây là thành tích kinh tế đáng kể của VNCH khi cuộc chiến tương tàn cũng đi vào giai đoạn ác liệt nhất.
Nước VN thống nhất sau tháng 4/1975 mới chỉ nhận ra tầm quan trọng của chính sách sản xuất lúa gạo tự do với Đổi Mới từ năm 1986 khi đến bờ vực của nạn đói, lúc không sản xuất đủ gạo ăn và dân chúng bắt đầu phải trộn cơm với bo bo từ những năm 1980.
Từ khi chính phủ trung ương ở Hà Nội thay đổi chính sách bằng "ngòi bút" từ nghị quyết năm 1986 cho phép dùng giá cả và sản xuất tự do, di chuyển gạo từ vùng thừa sang vùng thiếu, đã làm lại cuộc "cách mạng xanh" nói trên của VNCH, khởi đầu toàn chiến lược đổi mới nông nghiệp và tiếp đó "lột xác" toàn nền kinh tế trong ba thập niên theo sau.
Điều đáng lưu ý là cuộc cách mạng này đã được thừa hưởng di sản có sẵn của chính sách tự do trồng trọt ở đồng bằng Cửu Long, diện tích trồng đã được phân phối rộng và công bằng ở miền Nam, và nhất là kiến thức nông gia trong việc canh tác lúa "Thần Nông" đã có sẵn. Đáng kể hơn là việc có thể đem kỹ thuật và giống lúa này ra đồng bằng sông Hồng ngoài Bắc, khiến mức sản xuất lúa gạo của toàn cõi tăng kỷ lục, và không ngạc nhiên khi chỉ chục năm sau VN đang từ thiếu gạo ăn trong nước, trở thành xứ xuất cảng gạo hạng ba thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.
Khai thác dầu khí
VNCH đã tìm ra vài "túi dầu" đầu tiên vào các năm 1973-74 ở thềm duyên hải Vũng Tàu, chỉ tiếc là chưa kịp thì giờ và vốn đầu tư khai thác để tìm ra dung lượng lớn đáng kể đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, tình trạng thiếu an ninh do cuộc chiến tiếp diễn hàng ngày đã là yếu tố quyết định khiến các nhà đầu tư ngần ngại.
Nhiều quan sát viên quốc tế và nhà bình luận chính trị sau này đã tiếc cho VNCH là chưa đủ thời gian để khai thác các mỏ dầu và khí ngoài khơi khổng lồ, nhất là đủ để hấp dẫn các hãng dầu Hoa Kỳ.
Nếu có, và nếu các hãng này ký kết khai thác với chính phủ miền Nam dạo đó, chưa chắc gì có cảnh Henry Kissinger ký kết bán đứng VNCH vào năm 1972, sửa soạn cho hiệp định ngừng bắn Paris 1973 và ngày nhân dân miền Nam phải bỏ cuộc tháng 4/75.
Sau 1975, nước VN thống nhất thừa hưởng trọn vẹn và dầu khí từ miền Nam trở thành tài nguyên chủ lực của nền kinh tế VN bây giờ. Ngoài việc đem lại số xuất cảng đáng kể hàng năm cho dân chúng và nguồn lực phát triển, đáng tiếc là một phần tài nguyên đó cũng bị mất mát do tham nhũng và đầu tư phung phí như các tài liệu điều tra mới đây về đầu tư ở Venezuela chỉ ra.
Không cần nhìn đâu xa phức tạp hơn, phải chăng một phần di sản của VNCH là đây?
B. Nền dân chủ của VNCH
Nền dân chủ phôi thai của Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) trong khung cảnh mới dành lại độc lập và nền dân chủ được củng cố thêm của Đệ Nhị Cộng Hoà (1967-1975) tuy khiêm nhượng và tương đối, do bị đe dọa hàng ngày bởi cuộc chiến, vẫn cho phép nhân dân miền Nam sống hạnh phúc trong khuôn khổ nhân quyền được tôn trọng theo hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quyền tự do căn bản nhất như bầu cử, ngôn luận, hội họp, biểu tình v.v…vẫn được thực thi.
Chủ trương pháp trị, hay thượng tôn pháp luật (rule of law) của cả hai nền Cộng hòa với bầu cử Quốc hội và Tổng Thống tương đối tự do; nền hành chánh trung ương và địa phương được điều khiển bởi các chuyên viên kỹ trị được đào tạo bài bản trong các trường chuyên môn (thí dụ nổi bật là trường Quốc gia Hành chánh của miền Nam). Ở mỗi tỉnh, người tỉnh trưởng là nhân vật chính trị hay quân sự do Chính phủ trung ương bổ nhiệm, nhưng Phó Tỉnh trường thường là chuyên viên kỹ trị.
Trái lại, Việt Nam thống nhất bây giờ mới chỉ cổ võ cho bầu cử tự do nhưng chưa bao giờ được thực hiện trong thực tế qua các cuộc ứng cử và bầu cử các Hội đồng Nhân dân và Đại biểu Quốc hội.
Tương tự, Việt Nam bây giờ mới bắt đầu học hỏi kinh nghiệm về cải cách hành chánh như dưới thời VNCH và cử chuyên viên kỹ trị ở cấp trung ương và địa phương.
Quốc hội Việt Nam bây giờ mới sửa soạn các dự thảo luật đề nghị bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng trong việc áp dụng những mô hình mới về tổ chức bộ máy từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ trung ương, và chính quyền địa phương cấp Tỉnh và cấp Huyện.
Theo đó, Thủ tướng cũng có thêm quyền thành lập, sát nhập, hay giải thể các cơ quan, tổ chức hành chính khác thuộc cấp Tỉnh và cấp Huyện.
C. Các tổ chức Xã hội Dân sự
Các tổ chức này dưới thời VNCH được tự do thành lập và hoạt động với qui chế tự trị về cả hành chính và tài chính. Ví dụ như Tổng liên đoàn Lao công hay các Tổ chức chính trị, xã hội và Hiệp hội.
Còn hiện nay, Nhà nước tìm mọi cách để trì hoãn không trình ra Quốc hội hai Dự luật lập hội và Biểu tình, mặc dù hai quyền này của dân đã quy định trong Hiến pháp 2013.
Người dân cũng không được quyền ra báo, như đã duy định trong "quyền tự do ngôn luận" ở Điều 25 Hiến pháp 2013 viết:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."
Như nói ở trên, những dòng viết ngắn của tôi nhân dịp 44 năm từ biến động lịch sử 30/04/75 không phải là để thêm nước mắt cho một đau buồn còn ghi đậm dấu trong tâm hồn tôi, một con dân Việt Nam Cộng hòa cũ.
Với thời gian hơn 50 năm từ tuổi thiếu niên rời trường, ra nước ngoài du học, rồi bôn ba theo vận nước nổi trôi làm việc bên ngoài, tôi lại tìm cách "chim quay về tổ" trong 12 năm để tò mò xem xứ mình ra sao.
Nhưng cuối cùng, sau những trải nghiệm với thực tế và con người "mới", tôi lại phải ra đi tìm về một nơi qui ẩn để nghĩ lại đời mình và quê hương cũ một cách bình tĩnh hơn.
Tôi tự cho mình trên nguyên tắc là người thuộc "Bên Thua Cuộc" với hai cơ hội bỏ lỡ từ thời 1963 của Đệ nhất Cộng hòa và 1975 của thời Đệ nhị Cộng hòa. Nhưng không phải hoàn toàn do lỗi chúng ta, mà quan trọng hơn là do sự phản bội của nước bạn "đồng minh" Hoa Kỳ không giữ lời cam kết ngăn chặn cuộc tấn công miền Nam của lực lượng cộng sản.
Lời hứa bằng giấy trắng mực đen của Tổng thống đảng Cộng hòa Richard Nixon lúc bấy giờ đã hứa bằng văn thư với Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, sau khi ông Thiệu bằng lòng ký Hiệp định Paris 1973.
Do đó mà chúng ta đành chấp nhận kiếp tha hương hiện tại do số mệnh đi từ vận nước không khá kéo dài suốt từ hơn 70 năm nay.
Dù không giữ được miền Nam thân yêu, nhưng chúng ta, những người miền Nam đã để lại di sản VNCH đáng kể cho cả đất nước và dân tộc hôm nay và tương lai.
Các kênh truyền thông và các cuộc tiếp xúc của tôi với người trong nước đều cho thấy đại đa số đồng bào ta đều hướng về di sản đó với lòng thán phục và thiện cảm, cũng như lòng ngưỡng mộ của họ với các nền dân chủ tiến bộ phương Tây.
Một cách công bằng, chúng ta cũng phải nhìn nhận về "legacy" của "Bên Thắng Cuộc" (như tựa đề cuốn sách của Huy Đức), nói đúng ra là huyền thoại "chiến thắng" của họ năm 1975 nhờ vào sự mệt mỏi bỏ cuộc của Mỹ do áp lực chính trị ngay từ trong lòng Washington, D.C. và tham vọng chính trị cá nhân của Henry Kissinger muốn bỏ rơi VNCH như "món quà chuộc" lấy lòng Trung hoa, mở ra chiến thắng chính trị và thương mại cho Mỹ với thị trường rộng lớn 1,3 tỷ dân Trung Hoa.
Phần khác, họ đạt được chiến thắng quân sự sau cùng nhờ sự yểm trợ tích cực bền bỉ của Liên Xô và Trung Quốc.
Họ đã nắm được quyền hành chính trị, xét cho cùng thì cũng là một "legacy" thôi và nếu họ biết "góp vốn" bằng cái đó vào việc xây dựng một Việt Nam tương lai dân chủ và văn minh trong tình hòa giải dân tộc cả trong và ngoài nước, thì sẽ là công lao lớn cho dân tộc và đất nước.
Nhưng nếu các nhà lãnh đạo hiện nay chỉ biết nắm giữ quyền hành toàn trị, gậm nhắm quá khứ "vinh quang" của chiến thắng 1975 thì "di sản" đó sẽ bị lịch sử xóa đi nhanh chóng.
Đã trải qua thời VNCH, cuộc sống ở hải ngoại và có dịp về Việt Nam ngày nay thường xuyên, tôi tin vào lẽ tuần hoàn của Trời Đất sẽ phải áp dụng cho quê hương cũ: "Cùng tắc biến, biến tắc thông…"
Nhiều người lãnh đạo cũ của VNCH ở tuổi 35-50 lúc ra đi năm 1975 đều đã nằm xuống.
Nhóm lãnh đạo 60-80 tuổi của VN bây giờ cũng phải ra đi vì quy luật thời gian trong 5-10 năm nữa.
Các tang lễ liên tiếp của thế hệ lãnh đạo cộng sản 'kháng chiến' gần đây và sắp tới cho thấy họ đang thành quá khứ, và không phải một mà hai ba thế hệ khác trẻ hơn đang trưởng thành, chỉ chưa có quyền được làm chủ quốc gia.
Đất nước không thể "tắc" mãi như thế này, và sắp đến lúc phải có chữ "THÔNG" mà thôi.
Nhất là các thế hệ trẻ 25-55, lớp người quyết định vận mệnh của đất nước Việt Nam trong 5-10 năm nữa, sẽ nối tiếp bó đuốc lãnh đạo và, cùng với thế hệ trẻ gốc Việt lớn lên ở hải ngoại quay về, họ sẽ có thể hướng đất nước về một hướng tốt đẹp hơn nhiều.
Và tôi tin rằng họ sẽ để lại tên tuổi trong lịch sử một Việt Nam dân chủ, phồn thịnh, hùng cường trong vùng Đông Nam Á.


Wednesday, April 24, 2019

Thủ tướng Phúc: ‘Bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay’ khi TT Trump giơ cao cờ VN


Thủ tướng Phúc: ‘Bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay’ khi TT Trump giơ cao cờ VN
23/04/2019
Cng đng người Vit hi ngoi đang phn ng khá mnh vi phát biu ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc khi ông cho rng bn phn đng, lưu vong rã ri chân tay khi Tng thng M Donald Trump giơ cao lá c đ ca Vit Nam trong chuyến đến Hà Ni tham d thượng đnh Trump-Kim.
Trong đon video đang được lan truyn trên mng xã hi ghi li bui tiếp xúc ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc vi cng đng người Vit ti Trung tâm thương mi Sapa, mt khu ch do người Vit làm ch thành ph Praha, Cng hòa Séc, khi ông có chuyến thăm nước này t ngày 16/4 18/4, người đng đu nhà nước Vit Nam nói rng ông rt t hào v cng đng người Vit hi ngoi nói chung và đc bit ti Cng hòa Séc vì h đã t vươn ra, t làm ăn, t khng đnh và không ch có tin, mà còn yêu quê hương đt nước.
“Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm chính ph, thì ng cm lá c Vit Nam ng đưa lên cao thế này, lên khi đu ng, bà con có thy hình nh đó không? Đó là gì? Là bn phn đng, lưu vong người Vit và chng chúng ta rã ri chân tay luôn”, đon video ghi li li ông Phúc kèm theo mô t ca ông trước cng đng Vit kiu.
Phát biu ca Th tướng Vit Nam đã nhn được tiếng v tay nng nhit t phía c ta, nhng người mà theo thông tin t mt s người Vit ti Cng hòa Séc, là đã được chn la và phi đóng mt khon tin khong 2500 CZK (tương đương vi 100 Euro) cho Ban t chc đ được tham d bui gp mt này.
Hin VOA chưa nhn được tr li v yêu cu xác minh thông tin v khon đóng góp này t phía đi din ca Hi Văn hóa Ngh thut Vit Nam ti Cng hòa Séc. Tuy nhiên, theo thông tin t nhà báo David Nguyn CH Séc, thì khon tin trên được kêu gi đóng góp theo kiu tình nguyn.
“H thường xuyên dùng mt thut ng là phi la chn nhng người có tâm, có tm và có lc. Khi mi nhng người đi d bui gp mt thì h có khuyến khích đóng góp. Nhng người bình thường thì có ai b tin ra đ mò vào nhng ch đy đâu. Còn nhng người hôm đó có mt thì tuyt đi đa s là có đóng góp. Nhưng nếu nói là bt buc thì không phi, cũng ging như ngày xưa quân Vit Nam sang Lào thì cũng là tình nguyn sang thôi, nhà báo David Nguyn nói vi VOA.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyn Quang A, mt nhà vn đng xã hi dân s Vit Nam tng sng Đông Âu, nhn xét vi VOA v phát biu ca Th tướng Phúc,
“Ông ta [Th tướng Phúc] đã nói mt cách bc trc và thiếu suy nghĩ. Mt, chng t ông ta không th tr thành mt chính tr gia ra hn được, bi vì mt chính tr gia ra hn s không bao gi nói mt cách h đ như vy.
“Nhưng đây, ông y nói mt cách rt bc trc. Ông nghĩ thế nào ông nói như vy. Nó là du hiu chng t s hiu biết ca ông rt kém. Bi vì mt chính tr gia thì không bao gi nên gây ra s hn thù, không bao gi nên bi sâu nhng h ngăn cách.
Theo ông, bài phát biu ca Th tướng Vit Nam ti CH Séc đã đi ngược li vi chính phát biu trước đây ca ông nói rng bà con Vit kiu là b phn không th tách ri ca dân tc Vit Nam.
Cũng trong đon video trên, sau khi kêu gi Vit kiu Séc hãy xây dng mt cng đng ln mnh đ giám sát, hn chế ti đa nhng t chc chng đi đt nước, Th tướng Vit Nam còn khuyên các anh ch hãy quay v con đường lương thin, lo làm ăn, xây dng quê hương đt nước hơn là chng đi đt nước.
Ông ta đã nói một cách bộc trực và thiếu suy nghĩ, chứng tỏ ông ta không thể trở thành một chính trị gia ra hồn được, bởi vì một chính trị gia ra hồn sẽ không bao giờ nói một cách hồ đồ như vậy.
TS. Nguyn Quang A
Ông cho rng khuyết đim đâu cũng có, k c các nước công nghip sng s vn có tham nhũng, tiêu cc, chuyn này chuyn khác, và mong rng thông qua cng đng kêu gi nhng người hướng thin trong bà con hướng ti quê hương đt nước. Ông cũng nhc đến mt s trường hp b cm nhp cnh vì đã quá đáng trong chuyn này chuyn kia.
Đon video dài hơn 30 phút đang nhn được khá nhiu s quan tâm và phn ng t phía cng đng mng xã hi, đc bit là trong cng đng người Vit hi ngoi.
Facebooker Hoàng Hùng nhn xét:
“Ông sang thăm nước Cng hoà Séc, ông không biết đến lch s nước Séc, thì ông cũng phi tham kho nhng c vn ca ông, đ biết rng nước Séc cũng tng là mt nước cng sn và nh vào nhng phn đng làm nên cuc Cách Mng Nhung thì mi có đt nước Séc như hin nay. Nh đp tan chế đ cng sn mà người Vit mi được li Séc đnh cư và mi có cái nơi mà ông đng nói chuyn.
Chính ông và cái đng ca ông mi phi là nhng người quay tr li con đường lương thin và đưa đt nước Vit Nam hoà nhp vào thế gii loài người, ch không phi là c bo v mt chế đ cng sn đã b chính nơi sinh ra nó là châu Âu vt vào st rác!
TS. Nguyn Quang A gi vic s dng ngôn t và não trng phân bit nhng người không nghe theo mình là phn đng ca Th tướng Vit Nam và nhiu chính tr gia khác là mt s bo hành v ngôn t.
Ông nói thêm rng các chính tr gia không nên làm chính tr nếu như không hc được nhng bài hc sơ đng trên.