Friday, November 26, 2021

ĐẮC ĐẠO

 ĐẮC ĐẠO


Kỳ thực, ở đời chỉ khi dùng tâm tùy duyȇn để đṓi mặt với mọi thứ, mới có thể sṓng tự tại

Ngày xưa có một lão hòa thượng sṓng trong ngȏi chùa cổ trȇn núi cao. Một ngày kia có vɪ̣ hành giả ghé thăm chùa. Hành giả biḗt lão hòa thượng đã tu hành đắc Đạo, bèn hỏi ȏng rằng: “Trước khi đắc Đạo, ngài đã làm những gì?”

Lão hòa thượng đáp: “Ta chẻ củi, gánh nước, nấu cơm.”

Nghe xong, hành giả tiḗp tục hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”

Lão hòa thượng nói: “Ta vẫn chẻ củi, gánh nước, nấu cơm.”

Hành giả lại hỏi tiḗp: “Vậy cái gì gọi là đắc Đạo?”

Lúc này, lão hòa thượng ȏn tṑn trả lời: “Trước khi đắc Đạo, lúc chẻ củi thì nghĩ vḕ gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ vḕ nấu cơm, nấu cơm rṑi lại lo ngày mai đi chẻ củi gánh nước. Sau khi đắc Đạo, chẻ củi thì là chẻ củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì là nấu cơm.”

Thực ra, đắc Đạo hay chưa chỉ khác nhau ở một chữ “Tâm” mà thȏi. Trước khi đắc Đạo, lão hòa thượng cũng giṓng như những người phàm phu khác, tâm khȏng thể tĩnh tại, làm chuyện gì cũng nghĩ tưởng vḕ quá khứ và tương lai.

Chỉ khi đã khắc chḗ cái tâm này, thì lòng người mới có thể ung dung tự tại, tinh thần mới có thể thảnh thơi… Vậy mới nói, hḗt thảy mọi phiḕn não trong đời là bởi tâm phàm quá nặng. Chỉ khi buȏng bỏ mọi dính mắc trong tâm, chúng ta mới có thể giải thoát chính mình.


Phật giảng “xả”, giảng “buȏng”, khuyȇn con người hãy từ bỏ mọi chấp trước và dục vọng, bởi chỉ khi đã xem nhẹ mọi thăng trầm thì nội tâm mới có thể an yȇn tự tại.

Đọc đḗn đây, có lẽ bạn đã tìm được lời giải cho câu hỏi “Vì sao cuộc sṓng mệt mỏi?” Đó là vì những thứ kiểm soát tâm trạng của bạn có quá nhiḕu! Chẳng hạn như sự thay đổi của thời tiḗt, sự nóng lạnh của tình người, những phong cảnh khác nhau, v.v. đḕu có thể ảnh hưởng đḗn tâm trạng của bạn.

Và dĩ nhiȇn, đó đḕu là những thứ mà bạn khȏng thể kiểm soát. Khi đã xem nhẹ rṑi, thì bầu trời dẫu u ám hay trong xanh, con người dẫu chia ly hay tái hợp, vạn vật dẫu xoay vần biḗn đổi, thì lòng ta an nhiȇn khȏng sợ hãi, thuận theo tự nhiȇn mà yȇn ổn.

Có thể nói, nỗi đau của hȏm nay bắt nguṑn từ sự phóng túng của hȏm qua; nỗi khổ của đời này đḕu do nghiệp chướng từ kiḗp trước. Thḗ nȇn, biḗt đṓi diện với hoàn cảnh, chấp nhận thực tại, sṓng thuận theo tự nhiȇn, thì mọi buṑn phiḕn hay oán trách mới có thể tan hòa vào trong sự cảm ân…



Giải Thích Các Điển Tích, Thành Ngữ, Ca Dao, Tục Ngữ

 Giải Thích Các Điển Tích, Thành Ngữ, Ca Dao, Tục Ngữ

Tác gi: Thanh Quang & Thy Hà

*********

Phn I:

1. Vắng Như Chùa Bà Đanh

2. Tứ Hỷ

3. Thần Tài

4. Giấc Mộng Nam Kha

5. Giá Áo Túi Cơm

6. Hương Lửa Ba Sinh

7. Mài Dao Dạy Vợ

8. Bạch Diện Thư Sinh

9. Bát Trân

10. Công Tử Bạc Liêu

1) Vắng Như Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu

Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nội. Vì để tránh húy

miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuê. Vào thời đó, viện Châu

Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến

tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo

Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học

bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời

về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà

Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà

ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một

ít đi. Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây

Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

Dấu bố cái rêu in nền phủ

Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùa.

Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để

so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nàọ "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh

gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con người.

Ca dao Hà Nội có câu:

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.



2) Tứ Hỷ

Tứ Hỷ phát xuất từ quan niệm của người Trung Hoa, cho rằng trong đời người, có 4 điều tốt lành

mà ai cũng đáng vui mừng:

Cữu hạn phùng cam vũ

Tha hương ngộ cố tri

Động phòng hoa chúc dạ

Kim bảng quải danh thì.

Hạn hán lâu ngày nay có mưa

Nơi xứ lạ quê người gặp được bạn cũ

Đêm động phòng hoa chúc của vợ chồng mới cưới

Lúc thi đỗ bảng vàng.

3) Thần Tài

Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại

núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi

việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bịnh trừ tai. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ.

Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.

Người ta thường vẽ ông thành hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm coi, cưỡi cọp đen. Dân

gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái.

4) Giấc Mộng Nam Kha

Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời

ông làm Phò mã, rồi được vua phong làm Thái thú ở đất Nam Kha rất vinh hiển. Khi tỉnh giấc chỉ

thấy một đàn kiến bên mình.

"Giấc mộng Nam Kha", ý nói giấc mộng đẹp đẽ và ngắn ngủi (tương tự như "Giấc mộng hoàn")

5) Giá Áo Túi Cơm

Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan

võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến

Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.

Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà

Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải đất Đông Bắc tỉnh Hồ

Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thời.

Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương

thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại", ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi

để chứa rượu, đựng cơm mà thôi.

Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ "Giá Áo Túi Cơm", để chỉ hạng

người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi danh, mưu

cầu cơm áo cho mình mà thôi.

6) Hương Lửa Ba Sinh

Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa,

Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì. Trong giấc ngủ, Tỉnh Lang mơ

thấy mình đi chơi Non Bồng. Ở chốn ấy, Tỉnh Lang gặp một ông thầy ngồi niệm kinh, trước mặt

có một cây hương đang cháy. Do tò mò, Tỉnh Lang bèn hỏi về nguyên do cây hương nàỵ Thầy

tăng đáp lại rằng, trước đó đã có một người lên chùa và thắp cây hương này để khấn nguyện,

cầu phúc. Nay cây hương vẫn còn cháy mà người ấy đã sinh được ba kiếp rồi. Kiếp đầu tiên là

vua Huyền Tôn, kiếp thứ hai là vua Hiến Tôn ở đời Đường, và kiếp thứ ba là Tỉnh Lang. Nghe

đến tên mình, Tỉnh Lang giật mình tỉnh giấc, lòng nửa tin nửa ngờ. Về sau, điển tích này được

lưu truyền rộng rãi trong dân gian và dần dà đã hình thành nên thành ngữ "tam sinh hương lửa"

hay "hương lửa ba sinh" để chỉ lời nguyện có hiệu lực đến ba đời người.

Về nguyên do của thành ngữ này, có sách cũng ghi lại nhưng đôi chỗ có khác đi chút ít. Theo

"Từ điển truyện Kiều" của cụ Đào Duy Anh thì sách "Truyền đăng lục" chép là: có người mộng

thấy một vị lão tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: "Đó là khói hương của một

người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đã trải qua ba kiếp mà hương vẫn còn".

Như vậy, tuy các dị bản có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng về cơ bản nguồn gốc và con

đường hình thành thành ngữ "hương lửa ba sinh" đều thống nhất. Trong tiếng Việt, thành ngữ

"hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp.

7) Mài Dao Dạy Vợ

Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là

hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.

Anh ta sắm một con dao bầu thật sắc. Mỗi ngày lấy ra mài. Người vợ lấy làm lạ hỏi, nhưng anh

ta không đáp. Người vợ tò mò hỏi hoài, cuối cùng anh ta trả lời: "Tôi mài dao để có dịp giết mẹ đi

thôi. Mẹ đã già, sống mà ngày nào cũng cãi cọ với mình vậy thì thà chết đi cho rồi".

Người vợ thấy thế hoảng hốt, rồi ăn năn: "Xin mình đừng giết mẹ, từ nay tôi hứa sẽ không có

điều chi to tiếng trong nhà nữa".

Từ đó trong nhà thuận hòa vui vẻ.

"Mài dao dạy vợ" ý nói sự khôn ngoan của người chồng để khuyên bảo vợ mình làm điều phải.

8) Bạch Diện Thư Sinh

Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã

ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.

Niên hiệu Nguyên gia thứ 27, Tống Văn đế muốn mở mang bờ cõi về phương Bắc, sai nhóm

Vương Huyền Mô đem quân Bắc phạt. Trầm Khánh Chi hết lời can ngăn, lại đưa ra trường hợp

của nhiều vị vua trước, đã nhiều lần Bắc phạt nhưng đều thất bại. Tống Văn đế liền cử 2 vị quan

văn ra tranh luận với Trầm Khánh Chi. Trầm Khánh Chi nói :

- Giữ việc nước, cũng như lo việc nhà vậy. Muốn bàn luận về việc cày ruộng thì phải bàn luận

với 1 nông phu nhiều kinh nghiệm. Muốn bàn luận về việc canh cửi thì phải bàn luận với người

đàn bà dệt vải. Nay Bệ hạ muốn mở chiến tranh với nước khác, mà lại để những người bạch

diện thư sinh không 1 chút kinh nghiệm về quân sự đứng ra bàn luận, thì làm sao mà thành công

được.

Tống Văn đế không nghe lời Trầm Khánh Chi, cứ cho đem quân đánh phương Bắc, và quả nhiên

bại trận nặng nề.

Từ câu nói của Trầm Khánh Chi mà người đời sau rút ra thành ngữ "Bạch diện thư sinh" để chỉ

người trẻ tuổi, chỉ có cái học sách vở, không có kinh nghiệm gì và không biết đối phó với thực tế

ngoài đời.



NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ TA CHƯA BIẾT

   

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ TA CHƯA BIẾT

Nằm võng siu tằm :

1. Con ốc sên có thể ngủ lâu tới ba năm.
2. Tất cả những con gấu địa cực đều thuận tay trái.
3. Con bướm nếm mùi bằng chân.
4. Con heo không thể ngẩng cổ lên để nhìn bầu trời.
5. Hydra - (một sinh vật sống trong nước) là động vật sống duy nhất không chết. Nó tự tái tạo, thay thế những tế bào của mình bằng những tế bào mới.
6. Voi là động vật duy nhất không thể nhảy cao.
7. Coca-Cola nguyên thủy có màu xanh bởi vì màu lá cocoa tươi.
8. Mật ong là thức ăn duy nhứt không bị hư thối.
9. Dâu tây và Đào lộn hột (quả Điều) có hột bên ngoài quả
10. Những loại rau quả khác phải được trồng lại mỗi năm ngoại trừ hai loại rau quả Asparagus (măng tây) và Rhubarb (đại hoàng) có thể sống để tự phát triển trong nhiều mùa vụ.
11. Mỗi trái banh golf có 366 chỗ lõm.
12. Trong môn cờ vua (chess), mỗi bên có 318.979.564.000 cách để đi cờ trong bốn nước đi đầu tiên.
13. Lá bài bên Ấn độ có hình tròn.
14. Quyền Anh là môn thể thao duy nhất mà khán giả và võ sĩ đều không biết điểm hoặc ai là người thắng cho tới khi trận đấu kết thúc.
15. Mỗi lá bài Già (King, không biết tiếng Nam hay tiếng Bắc gọi lá bài “K” là gì, tiếng Trung gọi là con Già) đại diện cho một ông vua vĩ đại trong lịch sử: Con Già Bích: Vua David, Già Chuồn: Vua Alexander the Great, Già Cơ: Vua Charlemagne, Già Rô: Vua Julius Caesar.
16. Cái tên phổ biến nhứt thế giới là Mohammed.
17. Tên của các châu lục kết thúc bằng chữ giống như chữ bắt đầu của nó. Asia, America, Africa, Europe
18. Nếu bức tượng của một người, trong công viên, ở trên lưng ngựa có hai chân trước ở trên không, người đó đã chết trong trận chiến.
19. Nếu con ngựa có bốn chân còn trên mặt đất, người đó chết vì nguyên nhân tự nhiên.
20-Nếu con ngựa có một chân trước ở trên không, người đó chết vì vết thương trong trận chiến.
21. Mao Trạch Đông của Tàu không bao giờ đánh răng trong suốt cuộc đời của mình.
(và kiếp sau chắc cũng vậy)
22. Khi nữ hoàng Elizabeth I (Elizaveta Petrovna) của Nga qua đời năm 1762, trong các tủ áo quần của bà có 15 ngàn bộ đồ!
23. Randy Gardner ở San Diego là người lâu nhứt không ngủ trong 11 ngày vào năm 1965. Ông ta phá vỡ kỷ lục của Peter Tripp ở New York, người đã giữ kỷ lục tám ngày rưỡi không ngủ.
24. Thường thì người thuận tay phải sử dụng phần não bên trái cho tất cả những hoạt động có ý thức và tự chủ.
25.Bắp thịt mạnh nhứt trong cơ thể là cái lưỡi.
26. Đàn bà nháy mắt gần gấp đôi đàn ông.
27.Bạn không thể tự tử bằng cách nín thở.
(Các vị thiền sư Phật giáo làm được đấy nhé!)
28.Bạn không thể nào liếm được cùi chỏ của chính bạn.
29. Giống như vân tay, vân lưỡi ở mỗi người là khác nhau.
30. Nếu bạn nhảy mũi mạnh quá, bạn có thể bị gãy xương sườn.
31. Nếu bạn cố giữ không cho nhảy mũi, bạn có thể làm đứt mạch máu trong đầu hoặc cổ và chết.
32. Một người trung bình ăn khoảng 60.000 pounds (gần 27.3 tấn) thức ăn trong đời mình.
33. Một người trung bình bỏ ra 24 năm trong đời để ngủ.
34. Một người phụ nữ trung bình tiêu thụ hết 6 pounds (gần 2.73 kg) son môi trong đời.
35. Vừa ngồi vừa nói chuyện qua điện thoại trong 8 tiếng đồng hồ sẽ đốt hết 914 calories. Lái xe trong 8 tiếng sẽ "đánh văng" đi 1219 calories. Và, đứng trong sòng bài trong 8 tiếng sẽ đốt 1402 calories.
36. Nước dừa non có thể được dùng để thay thế huyết tương.
37. Hàng năm, người ta chết do con lừa nhiều hơn là do tai nạn máy bay.
38. Bạn đốt nhiều năng lượng trong khi ngủ hơn là trong khi coi TV.
39. Sản phẩm đầu tiên có bar code là kẹo cao su Wrigley.
40. Con Già Cơ là con bài Già duy nhứt không có râu.
41. Năm 1987, hãng máy bay American Airline đã tiết kiệm được 40.000 đôla bằng cách bớt đi một trái oliu ở mỗi phần ăn ở khoang hành khách hạng nhứt.
42. Sao Thủy là ngôi sao duy nhứt xoay theo chiều kim đồng hồ. (Sao Thủy thường được gắn liền với phụ nữ, điều đó có nói gì với bạn không!)
43. Táo, chớ không phải là cà phê, có hiệu quả hơn trong việc làm bạn tỉnh ngủ vào buổi sáng.
44.Hầu hết bụi trong nhà là từ da chết!
45. Ngọc trai tan trong giấm.
46. Ba thương hiệu có giá trị nhứt trên trái đất: Marlboro, Coca Cola và Budweiser.
47. Người ta có thể dẫn con bò đi lên cầu thang... nhưng, không thể đi xuống cầu thang.
48. Tiếng kêu của con vịt không có tiếng vang, và chẳng ai hiểu tại sao.
49.Các nha sĩ đã từng gợi ý rằng bàn chải đánh răng cần giữ ít nhứt là xa 6 feet (cỡ 1.83 thước) từ cầu tiêu để tránh khỏi cái vi khuẩn bay lên không khí do việc dội cầu.
50.Và điều lạ nhất để dành cuối cùng ... Con rùa có thể thở thông qua hậu môn
ST
--