Saturday, February 16, 2019

Cần tống cổ giáo sư Phạm Hồng Tung ra khỏi ngành sử học


Cần tống cổ giáo sư Phạm Hồng Tung ra khỏi ngành sử học
Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Ông ta trả lời trên Vietnamnet về chương trình dạy sử cho học sinh và có nói về dạy lịch sử cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2 năm 1979 như thế nào.
Và điều khiến tôi kinh hoàng là ông này lại có quan điểm , đại ý là ” các nhà sử học Việt Nam và Trung Quốc nên ngồi lại với nhau…bàn bạc thống nhất quan điểm , nội dung … rồi hãy đưa vào trường dạy…” Và coi đó là việc làm có ” hòa giải” giữa hai dân tộc.!
Quả là một luận điệu bậy bạ hết sức, và ông này, có lẽ được ăn lương Tàu thì phải…
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tháng 2 năm 1979 ở biên giới phía Bắc là cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Trung Quốc – mặc dù Đặng Tiểu BÌnh luôn rêu rao là ” cuộc chiến hạn chế” nhằm ” dạy cho Việt Nam một bài học”. Thiết tưởng tính phi nghĩa của Trung Quốc trong cuộc xâm lược này là điều không cần phải bàn cãi, và tội ác của quân Trung Quốc xâm lược với mảnh đất biên cương là quá tàn bạo, phi nhân tính…
REPORT THIS AD
Ấy vậy mà giờ đây ông ” thầy giáo” này lại muốn ” bàn bạc thống nhất với giới sử học Trung Quốc … ” rồi mới dạy cho con trẻ thế nào?
Đây đích thị là một thằng phản động.
Tôi rất mong học sinh của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội có thái độ với ông này… Và không để cho ông ta đứng trên bục giảng… Còn ông Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục… Nếu ông không bị ” Câm-Điếc”, thì cũng mong phải có chính kiến trước ông Tung này!
Nhà báo Nguyễn Như Phong/ Facebook


Thế hệ của tôi – một thế hệ vứt đi (Tiểu Bối)


Thế hệ của tôi – một thế hệ vứt đi
Thứ Bảy, 16 Tháng Hai 20195:01 SA
Tiểu Bối

(Viết cho những người bạn của tôi và diễn đàn Wegreen Vietnam)
Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư?
Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu.
Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v. Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: “Ồ, lạ quá, đẹp quá”. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời.

Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong.

Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành”? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ.

Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi tổ quốc nghẹn ngào nhìn “người lạ” lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát?

Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt–gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ. Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên bị mất.

Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi.

Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau: “Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao, bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi! Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng:
– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị tàu lạ đánh, có nói gì, làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại.
– Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt.
– Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ.
– Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá.
– Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ.

– Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu.
– Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia.
– Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan
– Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla,…

Tôi biết bạn sẽ chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn, nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong.
Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.
Gần 3 giờ rưỡi sáng.
OH, Chủ Nhật, Ngày 7/10/2012


FBI Giăng Bẫy Tên Trộm HUAWEI


FBI Giăng Bẫy Tên Trộm HUAWEI

Câu chuyện được Adam Khan chia sẻ về việc FBI đã chiêu mộ mình để "giăng bẫy" Huawei sau khi công ty này cố gắng ăn cắp công nghệ kính kim cương của anh.
Nguyên mẫu trông chẳng khác gì một miếng kính bình thường, với kích thước cỡ tầm 4 inch vuông và có hai mặt trong suốt. Nó được đóng kỹ lưỡng không kém gì báu vật: bọc giấy nến, nằm gọn trên một cái khay, được đặt trong một cái hộp nhựa, có cả túi khí chống sốc và cuối cùng là niêm phong dưới một cái hộp các tông, mẫu vật này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm thuộc quyền sở hữu của Huawei Technologies Co.. ở San Diego.
Thế nhưng khi nó được gửi trả lại hồi tháng 8 năm ngoái, trễ với lịch hẹn nhiều tháng và bị hư hỏng nặng, Adam Khan – cha đẻ của phát minh này, biết có điều gì đó không ổn? Chẳng lẽ gã khổng lồ Trung Quốc này đang cố gắng ăn cắp công nghệ của anh?
Mảnh kính kia chính là nguyên mẫu của Akhan Semiconductor Inc., và nhà sản xuất này cho biết đây sẽ là vật liệu để chế tạo ra được một màn hình điện thoại cực kỳ cứng cáp, đến mức gần như không thể bị phá huỷ được.
Để làm được điều này, Khan đã tìm ra cách phủ một lớp kim cương nhân tạo cực mỏng lên bề mặt của tấm kính. Anh hy vọng rằng mình có thể thuyết phục các hãng smartphone sử dụng công nghệ của mình, từ đó phát triển ra một thế hệ thiết bị điện tử với độ bền cực cao.
Akhan khẳng định rằng Miraj Diamond Glass – tên chính thức của sản phẩm này, có khả năng chịu lực cao hơn 6 lần và chống xước tốt hơn 10 lần so với Gorilla Glass – loại kính cường lực được coi là chuẩn mực trên điện thoại, giúp Corning Inc. bỏ túi tới hơn 3 tỷ USD mỗi năm. "Nó nhẹ hơn, mỏng hơn và cứng cáp hơn nhiều," Khan nói về đứa con tinh thần của mình. Anh hứa hẹn rằng Miraj sẽ là nhân tố quan trọng để đạt tới một tầm cao mới trong việc thiết kế smartphone.
Ai là nhà phát minh mà chẳng sợ việc bị đạo nhái, và Khan cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Mặc dù vậy, anh còn cảm thấy bất ngờ hơn nữa khi Huawei – một khách hàng tiềm năng của Akhan, lại bắt đầu thực hiện những hành vi mờ ám sau khi nhận được mẫu vật của mình.
Khan còn ngạc nhiên hơn nữa khi FBI chiêu mộ anh và COO của Akhan – ông Carl Shurboff, để tham gia điều tra Huawei. Họ yêu cầu hai người này di chuyển đến Las Vegas và tổ chức một cuộc gặp mặt với đại diện của Huawei tại sự kiện Consumer Electronics Show diễn ra hồi tháng trước. Shurboff sẽ phải đeo thiết bị giám sát và ghi âm lại cuộc trò chuyện với sự theo dõi của một phóng viên của tờ Bloomberg Businessweek từ xa.
Cuộc điều tra chưa từng được công bố này không liên quan gì đến bản cáo trạng về Huawei của Đại bồi thẩm đoàn. Vào ngày 28/1, Công tố viên Liên bang của Brooklyn đã cáo buộc công ty này và Giám đốc Tài chính là bà Mạnh Vãn Chu với nhiều tội danh lừa đảo và âm mưu lừa đảo.
Trong một vụ việc khác, Công tố viên Liên bang của Seattle đã cáo buộc Huawei với tội danh đánh cắp bí mật thương mại và cản trở người thi hành công vụ, cho rằng một trong những nhân viên của họ đã ăn trộm linh kiện của con robot Tappy ở chi nhánh của T-Mobile US Inc. tại thành phố Bellevue, bang Washington.
"Những cáo buộc này cho thấy sự bất chấp của Huawei đối với luật pháp nước ta cũng như tiêu chuẩn hành vi doanh nghiệp trên toàn thế giới," Christopher Wray – Giám đốc FBI, nói trong thông báo cáo chí của bản cáo trạng ngày 28/1. "Đây sẽ là lời cảnh tỉnh cho chúng ta về việc nhân nhượng với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cản trở công lý hay phá hoại sự bình ổn và kinh tế của đất nước." Huawei đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc về mình.
Nếu cuộc điều tra mới đem lại kết quả khả quan thì nó, cùng với hai bản cáo trạng trên, sẽ thúc đẩy các nỗ lực của chính quyền tổng thống Trump trong việc cấm cửa hoàn toàn Huawei khỏi thị trường thiết bị viễn thông 5G tại Mỹ và các quốc gia đồng minh.
Mỹ nhận định rằng Huawei sẽ đe doạ an ninh quốc gia của đất nước này vì họ có thể tích hợp cửa hậu (backdoor) vào phần cứng và phần mềm của dịch vụ 5G mà không hề bị phát hiện, ngấm ngầm giúp chính phủ Trung Quốc theo dõi "nhất cử nhất động" của Mỹ và châm ngòi cho một cuộc chiến tranh mạng. Huawei thì cho rằng đây là một động thái chính trị nhằm hãm hại công ty Trung Quốc này.
Cũng có không ít người chỉ ra rằng vụ việc liên quan đến T-Mobile đã được giải quyết ổn thoả ở toà án dân sự từ cách đây hơn nửa thập kỷ rồi. "Nếu tính về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ thì mới chỉ có vụ Tappy mà thôi. Như vậy là chưa đủ để coi họ là hiểm hoạ quốc gia được," Adam Segal, chuyên gia an ninh mạng của Hội đồng Cố vấn Ngoại giao nói với tờ Washington Post.

Ngày mà tuyên bố của Giám đốc Cục Điều tra Liên bang được công khai cũng là lúc chính phủ cho lục soát phòng thí nghiệm của Huawei tại San Diego – nơi Akhan đã gửi tấm kính đến. Cuộc khám xét của FBI được giữ bí mật, nhưng Khan và Shurboff thì đã biết từ trước, bởi họ đã được phổ biến về tiến độ điều tra thông qua luật sư của Akhan – Renato Mariotti, cựu Công tố viên Liêng bang nổi tiếng hiện đang làm việc cho công ty luật Thompson Coburn LLP.
Mục tiêu của họ là làm sao để các đại diện của Huawei thừa nhận, trên băng ghi âm, rằng họ đã phá vỡ hợp đồng với Akhan và từ đó dẫn với việc vi phạm luật Quản lý Xuất khẩu của Mỹ. Huawei vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc.
Câu chuyện dưới đây được viết lại dựa trên các tài liệu – bao gồm cả email và tin nhắn qua lại giữa Huawei, Akham và FBI, cũng như báo cáo kết quả của chiến dịch "giăng lưới" diễn ra tại Las Vegas và nhiều bài phỏng vấn của Khan và Shurboff.
Khan đã bắt đầu nghiên cứu về kính kim cương từ những ngày còn đang đi học đại học. Khi đang còn là một cậu sinh viên 19 tuổi theo học chuyên ngành vật lý và kỹ sư điện tại đại học Illinois ở Chicago, Khan đã bắt đầu tìm tòi về kim cương nano.
Sau khi tốt nghiệm, anh tiếp tục thực hiện các thử nghiệm liên quan đến nó tại viện Stanford Nanofabrication Facility và bắt tay hợp tác với các nhà nghiên cứu của phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, trực thuộc bộ Năng lượng Mỹ để phát triển và đăng ký sáng chế phương thức phủ những viên kim cương cực nhỏ lên kính.
Năm 2014, anh này cũng đã đăng ký bằng sáng chế liên quan đến kim cương mà mình tạo ra từ thời ở Argonne. Đến năm sau, Khan cảm thấy rằng mình đã "đủ lông đủ cánh" để quảng bá công nghệ kia. Anh bắt đầu hẹn những cuộc phỏng vấn với các bên xuất bản ấn phẩm thương mại, tuyển dụng Shurboff – người đã làm việc cho Motorola Inc. suốt 25 năm ở nhiều vị trí khác nhau. Thời cơ đã chín muồi rồi, Khan nghĩ, đã đến lúc tung nó ra thị trường.
Trong thế giới smartphone, sở hữu màn hình siêu bền là một lợi thế rất lớn, nó lợi hại chẳng kém vì một con chip mạnh hay một camera có khả năng chụp hình ấn tượng. Điều này đã bắt nguồn từ cách đây hơn chục năm, khi mà Steve Jobs lựa chọn Corning làm hãng cung cấp màn hình cho chiếc iPhone đầu tiên.
Những reviewer thời ấy đã trầm trồ và hết lời khen ngợi khi thiết bị này có thể nằm trong túi quần với chùm chìa khoá cùng đống xu lẻ mà màn hình khổng lồ (so với thời ấy thôi) của nó vẫn chẳng có một vết xước.
Để cạnh tranh được với Corning, Akhan cần phải chứng minh cho các ông lớn đứng đầu làng di động – bao gồm Apple, Samsung và Huawei, rằng kính phủ kim cương của họ còn cứng cáp hơn cả Gorilla Glass. Năm 2016, Shurboff đã phân phát một vài nguyên mẫu lấy từ xưởng sản xuất của Arkhan tại Gurnee, ngoại ô Chicago. Ông gửi một cái cho Samsung, cái còn lại đã đến tay Huawei.
Kể cả trước khi cuộc chiến tranh thương mại dưới thời tổng thống Trump nảy ra, cũng như lúc bản cáo trạng kia chưa được công bố, Huawei đã từng phải hứng chịu rất nhiều gạch đá. Hồi năm 2002, Cisco Systems Inc. đã báo buộc công ty này về hành vi ăn cắp mã nguồn router của họ. Motorola cũng từng đâm đơn kiện ông lớn Thâm Quyến hồi năm 2010 vì đã "cải đạo" thành công những nhân viên Trung Quốc của họ thành gián điệp cho Huawei.
Năm 2012, Uỷ ban Tình báo Hoa Kỳ công bố rằng họ chính thức coi Huawei là mối nguy hại đến an ninh quốc gia và yêu cầu chính phủ cũng như các doanh nghiệp lập tức ngừng ngay các hoạt động mua bán thiết bị của hãng này. Huawei đã chối bỏ mọi cáo buộc, vụ việc về Cisco và Motorola được giải quyết ổn thoả bằng những khoản tiền đền bù.
Adam Khan - CEO kiêm nhà sáng lập của Akhan Semiconductor
Chính vì vậy, chẳng có gì làm lạ khi Akhan Semiconductor Inc. nhận được một email từ phía Huawei vào ngày 8/8/2016.. Người gửi là Angel Han, kỹ sư của Huawei tại San Diego. Trong bức thư gửi ngày 7/11/2016, Han nói rằng Huawei "đang tích cực tìm kiếm công nghệ mới để đem lên những sản phẩm sáng tạo trong ngành công nghiệp đồ tiêu dùng điện tử ngày càng phát triển. Việc các bên đối tác có khả năng thích nghi và giữ đúng lời hứa cũng rất quan trọng với chúng tôi."
Khi các phóng viên gọi điện đến số điện thoại của người đã trao đổi tin nhắn với Akhan, người phụ nữ nghe máy tự nhận là Angel Han, nhưng cô này phủ nhận mọi mối quan hệ với Khan và Shurboff. Sau đó, khi nhận được các bằng chứng cụ thể về quá trình liên lạc giữa hai bên, cô nói rằng "Tôi không nhớ gì hết," rồi dập máy.
Vào thời điểm tháng 2/2017, hai công ty này đã ký kết hợp đồng. Akhan sẽ vận chuyển 2 nguyên mẫu Miraj đến chi nhánh của Huawei ở San Diego.
Theo thư diễn tả ý định (Letter of intent) có chữ ký của cả hai bên, Huawei hứa hẹn rằng họ sẽ trả lại mẫu vật trong vòng 60 ngày và hạn chế thực hiện thí nghiệm không gây hư lại lên sản phẩm (Điều khoản này là để tránh trường hợp bên đối tác thực hiện Kỹ nghệ Đảo ngược với tài sản trí tuệ.) Shurboff cũng đã ghi trong tài liệu gửi đến Han rằng Huawei phải tuân thủ luật xuất khẩu của Mỹ, bao gồm Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (viết tắt là ITAR) – được đề ra để kiểm soát việc xuất nhập khẩu vật liệu với ứng dụng quân sự. Lớp phủ kim cương cũng nằm trong danh sách này vì nó có thể sử dụng trong vũ khí laser.
Khan và Shurboff ra quyết định sớm rằng Akhan sẽ chỉ cấp quyền sử dụng kính Miraj thế hệ đầu tiên cho một nhà sản xuất smartphone, với hy vọng sự độc quyền sẽ là đòn bẩy để giúp start up của họ đi lên. Huawei, theo lời Khan, cũng tỏ ra rất hứng thú với kính kim cương, và đến ngày 26/3/2018, Akhan đã gửi phiên bản mới đến cho Han. "Chúng tôi đã cảm thấy rất lạc quan," trích lời Khan. "Được một trong ba hãng điện thoại lớn nhất thế giới chống lưng, ít nhất là trên giấy tờ, quả thực rất hấp dẫn."
Tuy nhiên, những dấu hiệu đầu tiên của sự bất trắc xảy đến 2 tháng sau đó, vào tháng 5, khi Huawei đã lỡ hạn chót phải trả lại nguyên mẫu. Shurboff tiết lộ rằng những email của ông gửi đến Han yêu cầu họ gửi lại gói hàng đã bị phớt lờ hoàn toàn. Tháng sau, Han cho biết rằng Huawei đã thực hiện những thí nghiệm "tiêu chuẩn" trên mẫu vật và đính kèm một bức ảnh cho thấy miếng kính đã bị xước một vết rất lớn ở trên bề mặt. Cuối cùng, bưu kiện của Huawei đã được đưa đến Gurnee vào ngày 2/8.
Shurboff vẫn nhớ như y lúc ông mở hộp. Bề ngoài trông nó chẳng khác gì lúc Akhan gửi nó đi vài tháng trước. Bên trong cái hộp các tông là các bao bì bảo vệ thông thường thôi – túi khí, giấy nến, ... Thế nhưng, ông cảm nhận thấy có gì đó không ổn khi nhấc cái hộp nhựa ra. Nó kêu loảng xoảng. Tấm kính Miraj vốn không thể bị xước không những xước rất to, mà nó còn bị vỡ làm đôi, trong đó có 3 mảnh "không cánh mà bay".
Shurboff biết rằng không có chuyện nguyên mẫu đã bị hư hại trong quá trình vận chuyển – nếu vậy tất cả các mảnh đều phải nằm trong này chứ. Thay vào đó, ông tin rằng Huawei đã cố gắng cắt miếng kính ra để đo đạc độ dày của tấm phim kim cương nhằm tìm ra cách mà Akhan đã tạo ra nó.
"Con tim tôi quặn lại," ông nói. "Tôi nghĩ rằng, "Chết tiệt, công ty tỷ đô này đang muốn học lỏm công nghệ của mình rồi. Giờ phải làm sao?""
Người đầu tiên mà Shurboff gọi chính là Khan. Sau đó, ông liền liên hệ với Cục Điều tra liên bang. Bên FBI đã tiếp cận các công ty công nghệ Mỹ để truy lùng những vụ đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan đến Trung Quốc. Tám tháng trước đó, tháng 1/2018, một đặc vụ FBI ở Chicago đã phải tìm đến trụ sở của Akhan ở Gurnee để làm việc.
Theo lời Shurboff, nhân viên của Cục tiết lộ cho ông rằng mục đích của họ là tuyên truyền cho các doanh nghiệp ở Mỹ biết thêm về tội phạm mạng và lỗ hổng anh ninh, đồng thời muốn khuyến khích họ hãy bước ra ánh sáng và tố giác những hành động khả nghi. Cụ thể, FBI muốn có thêm thông tin về những vụ các công ty Trung Quốc muốn chiếm đoạt công nghệ của Mỹ.

Hai tuần sau khi nhận được mảnh kính vỡ từ Huawei, Shurboff liền lái xe xuống văn phòng của FBI ở Chicago – nơi họ đang tổ chức một buổi hội thảo dành cho giám đốc của các công ty nội địa về tình báo công nghiệp. Shurboff vẫn còn nhớ một nữ đặc vụ đã thuyết trình về vụ việc Huawei được cho là đã ăn trộm bí mật thương mại của T-Mobile hồi năm 2012.
Giữa giờ nghỉ giải lao, ông đã tiếp cận đặc vụ này và kể cho cô nghe về chuyện của Akhan. Ông cũng đề cập tới việc lớp phủ kim cương là một vật liệu nằm trong Quy định ITAR với ứng dụng quân sự và đặt ra nghi vấn rằng nguyên mẫu có thể đã rơi vào tay nhầm người. Ngoài công dụng làm màn hình điện thoại, Akhan cũng đã áp dụng công nghệ kim cương của mình cho lĩnh vực bán dẫn và quân sự.
Đối với không ít người, câu chuyện của Shurboff nghe có vẻ xa vời, nhưng FBI thì không nghĩ vậy. "Ngay lập tức, họ tỏ ra rất quan tâm tới vấn đề này và muốn biết thêm," ông nói.
Mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Sau đó, những người điều hành Akhan đã thường xuyên liên lạc với các quan chức của Cục Điều tra Liên bang cũng như Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Người tiếp nhận những cuộc gọi chính là David Kessler – trợ lý Luật sư của Mỹ tại Brooklyn, người mà sau này đã đứng ra kiện CFO của Huawei.
Hai đặc vụ FBI đã đến Gurnee để lấy nguyên mẫu bị hư hại và đưa nó đến Trung tâm Nghiên cứu của họ ở Quantico, Virginia. Khi có kết quả, chuyên gia giám định kim cương đã gọi điện và báo cho Khan và Shurboff. Nhà ngọc học này đưa ra kết luận rằng Huawei đã bắn tia laser 100 kW vào tấm kính, đủ mạnh để sử dụng làm vũ khí.
Xuyên suốt năm 2018, các đặc vụ FBI đã yêu cầu Khan và Shurboff giao nộp những email, bản photo của những thoả thuận không tiết lộ thông tin, thư diễn tả ý định, giấy tờ vận chuyển và thậm chí là cả chiếc hộp mà Huawei dùng để gửi lại mẫu vật hồi mùa hè năm. Ngoài ra, họ cũng giao cho hai người này một nhiệm vụ: Liên lạc lại với kỹ sư Angel Han của Huawei.

Vào ngày 12/10, với sự theo dõi của bên FBI, Shurboff và Khan gọi điện cho Han, chất vấn cô này về việc kính kim cương của mình bị hư hỏng nặng. Chuyện gì đã xảy ra với nó? Tại sao lại có mảnh kính bị mất? Han nói rằng cô không biết bởi nguyên mẫu được đem đến phòng thí nghiệm ở Trung Quốc và gửi lại cho Akhan từ đó.
Đây rất có thể là một trường hợp vi phạm đạo luật ITAR, thế nhưng có vẻ như Han không nhận ra điều này, và cô cũng chẳng mấy quan tâm. Và thay vì phá vỡ hợp đồng, Han nói rằng Huawei muốn tiếp tục đàm phán về việc trở thành khách hàng đầu tiên của Akhan và đề nghị được gặp mặt trực tiếp trong vài tuần tới, tại sự kiện Consumer Electronics Show ở Las Vegas.
Cô còn đề xuất cấp trên của mình ở Quảng Đông đi cùng để tiện nói chuyện làm ăn. Cả Khan và Shurboff đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên. Lúc này thì không biết ai đang "chơi" ai nữa rồi.
Các đại diện của Akhan đến Las Vegas vào thứ 3, ngày 8/1 và check in tại khách sạn Mandalay Bay. Họ sẽ xếp lịch gặp Han và đồng nghiệp của cô vào lúc 3 giờ chiều hôm ấy. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, Huawei sẽ sa lưới.
Nữ đặc vụ FBI của Chicago – người chỉ đạo chiến dịch, giải thích với Khan và Shurboff qua tin nhắn về kế hoạch: Cục đã đặt được một phòng ở Trung tâm Hội nghị Las Vegas, cũng chính là nơi tổ chức sự kiện CES. Căn phòng này sẽ được gắn thiết bị nghe trộm để FBI có thể theo dõi được cuộc trò chuyện ở nơi khác trong toà nhà. Shurboff sẽ mang theo các giấy tờ để Han nghĩ rằng Akhan đã thuê nó.
Khoảng giữa trưa ngày 9/1, một đặc vụ gặp trực tiếp hai giám đốc của Akhan và đưa cho Shurboff 3 máy ghi âm mới để mang theo người dự phòng. Shurboff nhắn tin cho Han: "Chúng tôi đã chuẩn bị một phòng hội thảo ngay gần Sảnh trung tâm nếu các vị muốn gặp ở đó." Ông cũng nhấn mạnh rằng nó cũng rất gần gian hàng của Huawei ở CES.
Nhưng đến 2 giờ chiều, Han trả lời bằng tin nhắn rằng cô đang ở sòng bài của khách sạn Venetian và phải ít nhất một tiếng nữa mới đến được. Vấn đề là ở chỗ, FBI chỉ được phép sử dụng căn phòng này trong một thời gian nhất định. Shurboff nói với Han rằng cứ ở Venetian, ông và Khan sẽ gặp cô tại đó.
Họ đến nơi ngay trước lúc 3 giờ và gửi cho Han địa điểm của mình – ở tầng 2 của khác sạn Venetian, phòng ngay cạnh thang máy và có "view" nhìn ra nhà máy bia Sin City Brewing. Khan ăn mặc đơn giản với một chiếc áo peacoat tối màu, sơ mi đen, quần xám và giày thể thao. Shurboff thì mang phong thái doanh nhân hơn:
Áo sơ mi xanh biển nhạt, áo khoác thể thao màu xám, quần đen cùng đôi giày da mới coóng. Phải đến 3 giờ 20 thì Han mới xuất hiện. Đi cùng cô là một người phụ nữ tự giới thiệu là Jennifer Lo – quản lý cao cấp phụ trách về các chuỗi cung ứng của Huawei ở Santa Clara, Calif. (Giám đốc ở Quảng Đông không đến dự được vì công ty đang hạn chế việc cho quan chức di chuyển đến Mỹ).
Cả bốn người cùng ngồi xuống trò chuyện tại quán Prime Burger, còn các phóng viên của Businessweek đứng cách xa hơn 30 mét để theo dõi. Lẽ ra Khan và Shurboff phải thực hiện chiến dịch "giăng lưới" ở căn phòng an toàn và yên tĩnh của FBI ở CES. Vẫn còn ú ớ trong việc thực hiện nhiệm vụ gián điệp, thế mà giờ đây họ phải tỏ ra hết sức bình tĩnh, ghi lại đoạn đối thoại với đại diện Huawei ở một nhà hàng đông đúc, ồn ào.
Mục tiêu của cuộc đối thoại là họ phải làm Lo tiết lộ thêm về vụ việc xoay quanh nguyên mẫu của Akhan cũng như lý do tại sao Huawei lại hứng thú với công nghệ kính phủ kim cương này. Vị quản lý này đặt ra những câu hỏi về khả năng sản xuất của nhà máy Akhan ở Gurnee.
Bà cũng nói rằng mình biết việc mẫu kính được gửi về Trung Quốc, nhưng cũng nhấn mạnh là Huawei đã kiểm tra mọi việc và họ không vị phạm Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế. Đã có lúc, không khí rất căng thẳng. Bỗng nhiên Lo khiến Khan và Shurboff hết sức hoảng hốt khi bà hỏi rằng có phải chính phủ Mỹ đang giám sát cuộc gặp này không.
Còn về việc Miraj bị hư hại, Lo, cũng giống như Han, nói rằng mình không biết gì. Bà chỉ ở đây để đảm bảo rằng Huawei vẫn có cơ hội để trở thành hãng đầu tiên mang kính kim cương lên smartphone mà thôi. Nếu Akhan rút lui, bà nói rằng rất có thể mình sẽ mất việc.
(Khi các phóng viên gọi điện cho Lo theo số trên danh thiếp của bà, bà đã xác nhận danh tính của mình và nói rằng đã đến CES để "gặp mặt với một số nhà cung ứng." Khi được hỏi về nguyên mẫu không còn nguyên vẹn và chuyện nó đã được đem về Trung Quốc, bà nói rằng "Tôi không liên quan đến việc này nên không thể đưa ra bình luận.")
Vài ngày sau, Khan nhận được tin không vui. Trong cuộc gặp gỡ tại Prime Burger, Shurboff vô tình "chạm mặt" đại diện của một khách hàng tiềm năng khác quan tâm đến Miraj. Do đang làm việc với FBI nên ông đành chấp nhận từ chối họ để quay trở về bàn và tiếp tục cuộc thảo luận với Huawei. Điều này đã khiến vị khách hàng kia lo sợ rằng Akhan đang muốn tạo sự cạnh tranh giữa các bên để tăng giá bán.
Khan không muốn vuột mất một nhà đầu tư có triển vọng. Trước đó, anh đã yêu cầu tờ Businessweek giữ kín thông tin về chiến dịch cho đến khi chính phủ công bố bản cáo trạng của Huawei hoặc bắt giữ quan chức cấp cao của họ.
Thế nhưng, nóng lòng muốn giải trình với đối tác tiềm năng và làm rõ hiểu nhầm, anh liền thay đổi ý định và quyết định công khai câu chuyện của Akhan cũng như tuyên bố về việc họ hợp tác với FBI. "Akhan rất nghiêm túc trong việc xử lý những vụ việc sử dụng bất hợp pháp công nghệ của mình và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan chức trách để giải quyết vấn đề này."
FBI đột nhập vào phòng thí nghiệm của Huawei ở San Diego vào sáng ngày 28/1. Tối hôm ấy, hai đặc vụ và Trợ lý Luật sư Kessler đã gọi điện cho Khan và Shurboff. Các đặc vụ nói qua về mục tiêu của lệnh khám xét và yêu cầu Khan cũng như Shurboff cắt đứt liên lạc với Huawei.
Xem thêm:  Vụ Đại sứ Canada bị sa thải vì "lỡ lời" về Huawei: Sai một li, hóa ngay thành "quân tốt thí"
Khan và Shurboff không biết câu chuyện rồi sẽ đi về đâu. Có thể chính phủ sẽ đưa ra kết luận rằng họ không có đủ chứng cứ để kết tội Huawei.
Cũng có thể bên nguyên sẽ suy nghĩ lại rằng những gì xảy ra với Akhan chưa đủ nghiêm trọng để đâm đơn kiện. Nếu vậy, câu hỏi đặt ra về việc Mỹ giăng bẫy Huawei: Liệu chiến dịch này được thực hiện dựa trên những bằng chứng rõ ràng và xác đáng, hay nỗ lực tuyệt vọng mong muốn "bắt quả tang" công ty Trung Quốc này đang chơi xấu?
Mặt khác, nếu chính phủ đưa ra phán quyết rằng Akhan đã bị tấn công, rằng một doanh nghiệp tỷ đô của Trung Quốc đã thực sự nhắm vào một công ty cỡ nhỏ chẳng có doanh thu mà cũng chưa có khách hàng (tính ở thời điểm hiện tại) ở Chicago, thì đây sẽ là minh chứng rõ ràng nhất về sự liều lĩnh và táo bạo của Huawei khi sẵn sàng làm tất cả mọi việc để đánh cắp bí mật doanh nghiệp Mỹ.
"Tôi nghĩ rằng họ đang săn lùng những công nghệ có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. Họ không quan tấm đến việc chủ sở hữu của nó là công ty lớn hay nhỏ, có danh tiếng hay không. Họ chỉ muốn có được nó bằng được thì thôi," Khan nói.


Tin Vắn Trong Tuần (Feb.16, 2019)


  Tin Vắn Trong Tuần (Feb.16, 2019)

CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC FBI NHÌN NHẬN ĐÃ CÓ ÂM MƯU LẬT ĐỔ TRUMP
Ông McCabe, cựu phó giám đốc và quyền giám đốc FBI, trong một cuộc phỏng vấn trên TV đã nhìn nhận hồi tháng 5/2017 có tìm cách lật đổ TT Trump. Khi nắm quyền giám đốc sau khi giám đốc Comey bị cách chức, ông đã áp lực mạnh th thưởng Tư Pháp Rod Rosenstein là phải gấp rút mở cuộc điều tra về việc ban vận động tranh cử của ông Trump ‘thông đồng’ với Nga khi ông McCabe còn nắm quyền, nếu không người nào khác được TT Trump bổ nhiệm có thể sẽ nhận chìm cuộc điều tra ngay. Ông McCabe cũng cho biết đã cho các luật gia của FBI điều nghiên, thảo luận, và cứu xét xem có thể thuyết phục phó tổng thống Pence và nội các việc truất phế TT Trump qua tu chánh án 25, là tu chánh án cho phép phó tổng thống và nội các tuyên bố tổng thống không còn đủ khả năng thi hành trách nhiệm, và phó tổng thống sẽ lên nắm quyền.
Biết được câu chuyện này thì càng thấy là những quan chức Nhà Nước Ngầm còn sót lại của thời Obama quả thực đã có nhiều cố gắng để ‘đảo chánh TT Trump một cách bất bạo động, nhưng đều thất bại. Xin quý độc giả lưu ý là danh từ ‘đảo chánh’ không phải do kẻ này phịa ra đâu, mà đó là danh từ của giáo sư Harvard, Alan Dershowitz đó (nguyên văn: “attempt at coup d’état”).

TĂNG THUẾ ĐẠI GIA?
Khối dân biểu mới vào Hạ Viện lúc gần đây muốn chơi nổi, hô hoán tăng thuế tứ tung ‘bọn nhà giàu’ để lấy tiền chi cho cả nước muốn gì được nấy, miễn phí hết. Nhiều cú tỵ khoái lỗi nhĩ, mừng thầm.
Thực tế, ‘coi dzậy mà hổng phải dzậy’ đâu các cụ ơi.
Cái công ty Amazon của anh chàng tỷ phú giầu nhất thế giới hiện nay, Jeff Bezos, đồng thời cũng là chủ tờ báo chống Trump kịch liệt, Washington Post, vừa cho biết năm nay Amazon lời hơn 11 tỷ đô, tăng gấp hai lần năm ngoái. Nhưng giữa năm ngoái và năm nay, có một sự trùng hợp rất vui: đó là nhờ tài nấu nướng sổ sách sao đó, năm ngoái cũng như năm nay, Amazon đóng thuế lợi nhuận công ty cho liên bang tổng cộng là đúng.... ZERO xu, cả hai năm liền!
Năm nay còn ‘siêu’ hơn năm ngoái là bằng phù phép nào đó, Nhà Nước phải hoàn trả lại cho Amazon 130 triệu đô nữa.
Cho đến nay, tất cả mấy bà DC ra tranh cử tổng thống, từ bà Warren tới bà Kamala, từ bà Gillibrand tới bà Klobuchar, từ bà Gabbard cho tới cô ‘chuẩn ứng viên” Ocasio- Cortez, tất cả bà nào cũng hứa tất cả đều miễn phí hết vì đã có các đại tài phiệt tài trợ hết rồi. Nhìn vào Amazon thì các cụ nghĩ lại xem những lời hứa đó có bao nhiêu phần hy vọng thành sự thật nhỉ?

BÀ KAMALA NÓI CHUYỆN THUẾ
Nhân nói chuyện thuế, sở IRS cho biết họ ước tính nói chung đa số dân trung lưu Mỹ năm nay 2019,  sẽ nhận được số tiền thuế hoàn trả cho năm 2018 trung bình ít hơn tiền hoàn trả cho năm 2017 khoảng 100 đô mỗi người.
Bà thượng nghị sĩ ứng cử viên tổng thống, Kamala Harris hấp tấp nhẩy ra biểu diễn sự hiểu biết thâm sâu của bà về tài chánh Mỹ. Bà tố ngay đó là bằng chứng rõ ràng TT Trump lại nói láo, thay vì dân trung lưu phải trả thuế ít đi, thật sự TT Trump đã tăng thuế dân trung lưu chứ không phải giảm thuế như ông nói và mọi người đã tin.
Sau đó sở IRS đã chính thức giải thích: số tiền hoàn trả tùy thuộc vào hai yếu tố: số thuế phải trả và số thuế đã trả trước qua việc khấu trừ trong lương, hay tự ý đóng trước mỗi tam cá nguyệt cho những người làm nghề độc lập (như kẻ này). Năm 2017, cũng như tất cả mọi năm khác, rất nhiều người đã đóng thuế trước rồi, đến cuối năm họ được hoàn trả lại nếu đóng quá mức cần thiết, nhưng vì nói chung họ đóng trước tương đối ít hơn, nên nhận được tiền hoàn trả tương đối ít hơn. Không có nghiã là tổng số thuế họ phải đóng đã tăng như bà Kamala đã tố.
Toán học và tài chánh là hai ngành chuyên môn mà các chính trí gia phần lớn mù tịt như kẻ này mù tịt không biết làm sao chế hỏa tiễn đi thăm chị Hằng chơi.
Điều tiếu lâm hơn là đã có một cụ tỵ nạn bị bệnh dị ứng Trump nặng, hiểu biết về tài chánh còn it hơn bà Kamala, đã hấp tấp email lời tuyên bố của bà Kamala ngay cho kẻ này, nhưng sau khi IRS giải thích thì đợi mãi không thấy cụ này gửi email cải chính của IRS, chắc tại cụ bận rửa chén trong bếp cho cụ bà.

NEW YORK TIMES CÔNG KÍCH GIẢM THUẾ
Báo cấp tiến nặng New York Times, qua một giáo sư đại học, đã có bài chỉ trích việc giảm thuế là một đại họa kinh tế. Theo giáo sư, giảm thuế là một giải pháp có mục đích cho dân nhiều tiền hơn để kích cầu kinh tế khi kinh tế suy trầm. Bây giờ kinh tế đang phát triển quá mạnh, giảm thuế là thừa thãi, chỉ khiến Nhà Nước bớt tiền để phục vụ các nhu cầu xã hội (phiên dịch nôm na, tức là bớt tiền trợ cấp!).
Chẳng biết ông giáo sư này có ghét TT Trump hay không nhưng đúng là một giáo sư nói chuyện lý thuyết suông. Một thái độ tiêu biểu của trí thức khoa bảng dạy học, lúc nào cũng lơ lửng trên mây, không nhìn thấy thực tế ngoài bốn bức tường phòng học và thư viện của trường.
Trên căn bản, ông giáo sư này sai lầm ở vài điểm cực kỳ quan trọng vì ông chỉ là một chuyên viên kinh tế, cái nhìn giới hạn hoàn toàn trong khu vực chuyên môn kinh tế.
Việc giảm thuế của TT Trump tuyệt đối không có mục đính kinh tế ngắn hạn nào hết, vì đúng như ông giáo sư đã viết, kinh tế hiện này quá tốt đẹp không cần biện pháp giảm thuế để kích cầu gì hết. Giảm thuế của TT Trump nhắm hai mục đính:
-     Trên phương diện kinh tế, có kích cầu kinh tế thật, nhưng kích cầu dài hạn, nhắm mục đích mang cả trăm tỷ về nước để xây hãng xưởng sản xuất cho cả mấy chục năm tới, không phải để cho tiền để dân đi mua thêm ba cái áo thun hay hai cái quần xà lõn tháng tới như kiểu kích cầu của TT Obama. Mục tiêu đầu tư dài hạn vào sản xuất kinh tế chính là lý do quan trọng nhất khi thuế được giảm mạnh cho các công ty cũng như cho các đại gia, đưa đến những tố cáo mỵ dân giản dị kiểu như giảm thuế để giúp nhà giàu.
-     Dưới một khiá cạnh quan trọng hơn nữa, giảm thuế là biện pháp nhắm vào việc thay đổi cấu trúc chính trị lâu dài, dựa trên việc giảm vai trò của Nhà Nước bằng cách cắt bớt tiền thu nhập của Nhà Nước để Nhà Nước làm ít chuyện đi, cho người dân có thêm tiền xài, có dịp đầu tư nhiều hơn vào khu vực tiểu thương, trung thương vì tin tưởng vào sáng kiến và đóng góp của cá nhân, để phát triển kinh tế qua khu vực tư nhân, tiểu thương, chứ không phải loại kinh tế chỉ huy từ các công chức ngồi phòng lạnh cạo giấy.

DOW JONES LEO THANG
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục chao đảo bất thường, tăng sụt mạnh trong năm qua. Hiển nhiên là các doanh gia vẫn còn đang đoán mò về chính sách kinh tế tài chánh của TT Trump, nhất là việc ông đối phó với họa xăm lăng kinh tế của Trung Cộng, cũng như đang cân nhắc việc Hạ Viện do DC kiểm soát sẽ đánh phá chính sách kinh tế của TT Trump tới mức nào.
Thị trường chứng khoán tăng ào ào như vũ bão từ ngay sau khi tìn ông Trump đắc cử tổng thống và tring suốt năm 2017, với hy vọng ông sẽ thi hành một chính sách kinh tế thuận lợi cho việc tăng trưởng chứ không quá thiên về việc tái phân phối lợi tức. Đại khái chỉ số Dow Jones tăng từ 18.000 điểm khi có cuộc bầu cử tháng 11/2016, lên tới 26.600 điểm tháng Giêng 2018, tăng 8.600 điểm hay 48% trong 15 tháng.
Qua năm 2018 thì ổn định lại trong khoảng 25.000 điểm. Trong hai tháng sau khi DC chiếm được Hạ Viện, Dow Jones rớt mạnh, tuột xuống mức đáy là 22.400 điểm cuối tháng 12/2018. Gii kinh doanh lo sợ DC sẽ chặn đứng chính sách tăng trưởng kinh tế của TT Trump.
Tuy nhiên, trong hai tháng qua, dường như đã lấy lại niềm tin nơi chính sách của TT  Trump nên đã leo thang lại. Cuối ngày thứ sáu 15/2 vừa qua, Dow Jones đã leo lên tới mức gần 25.900 điểm, tăng 3.500 điểm hay gần 16% trong hai tháng. Tính từ ngày ông Trump đắc cử, Dow Jones đã tăng gần 8.000 điểm trong hơn hai năm, hay là gần 22% một năm.  
Trong bốn năm nhiệm kỳ hai của TT Obama, là thời kỳ kinh tế đã ổn định sau khủng hoảng của năm 2008, Dow Jones đã tăng từ 13.000 điểm lên tới 18.000 điểm khi ông Trump đắc cử, tức là tăng 5.000 điểm trong bốn năm, hay chưa tới 10% một năm.

THƯỢNG VIỆN PHÊ CHUẨN BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP
Thượng Viện đã có buổi họp khoáng đại biểu quyết phê chuẩn ông William Barr làm bộ trưởng Tư Pháp, thay thế ông Jeff Sessions, với số phiếu 54/45. Hai ông CH bỏ phiếu chống trong khi ba vị DC bỏ phiếu thuận. Cả ba vị DC đều thuộc các tiểu bang bảo thủ.
Thượng Viện mới đây cũng đã phê chuẩn 44 quan tòa liên bang đủ cấp do TT Trump bổ nhiệm, bảo đảm hệ thống Tư Pháp của Mỹ càng ngày càng đi về hướng bảo thủ, tôn trọng Hiến Pháp, thay vì tôn trọng những quyết định ‘phải đạo chính trị’ nhất thời.

MSNBC PHÂN TÍCH CÁC ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ
Đài TV cấp tiến nặng, có khi còn bị dị ứng Trump nặng hơn CNN, đã có chương trình bàn về hy vọng đắc cử tổng thống của các ứng viên DC. Tổng cộng 15 vị được mang ra bàn thảo, có vị đã chính thức tuyên bố ra tranh cử rồi, nhưng phần lớn là những ‘chuẩn ứng viên’, chưa chính thức ra tranh cử.
Bài bình luận cũng khá ích lợi vì giúp khán giả hiểu biết hơn về những thành tích của họ –toàn là thành tích mà MSNBC thấy đáng khen vì tất cả đều là đảng DC hết.
Nhưng cái điểm phiền toái là cái danh sách 15 vị đó, toàn là các ông da trắng, không có một bà nào, cũng chẳng có một ông da màu nào hết. Cho đến nay, đã có 6 bà, 2 ông da đen, 1 ông gốc Mễ, và 1 gốc Ba Tàu ra tranh cử. Bị MSNBC coi như pha hết.
 Không biết tại MSNBC ‘kỳ thị’ phụ nữ và dân da màu, hay MSNBC cho rằng chẳng có bà nào hay ông da màu nào có một chút hy vọng nào. Dưới đây là hình 15 ông da trắng đó:


NATO TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG
Sau khi Tổng Thư Ký NATO tuyên bố nhờ TT Trump nói cứng và áp lực mạnh, các quốc gia NATO đã lẳng lặng gia tăng ngân sách quốc phòng của lên họ tới hơn 100 tỷ đô. Dĩ nhiên vài cụ cuồng chống Trump xỉa xói đòi biết chi tiết, kiểu như xứ nào tăng bao nhiêu, thậm chí còn nghi ngờ ông tổng thư ký này thuộc nhóm ‘cung Trump’! Không hiểu các cụ này có muốn biết chi tiết kiểu như NATO mua thêm mấy viên đạn hay mua thêm mấy cãi mũ sắt không? Vẫn chỉ là chuyện moi rác để chỉ trích như thông lệ, càng ngày càng lố bịch, tự hại uy tín của chính mình, mất đi sự kính nể của hậu bối.
Tin mới nhất, Nam Hàn, mắc dù đang thương thảo rất tốt đẹp với Bắc Hàn, đã đồng ý đóng góp thêm 800 triệu đô một năm trong việc chi trả chi phí quân lực Mỹ đóng tại Nam Hàn.
Nếu các tổng thống trước TT Trump đều đã làm như vậy, tức là áp lực các đồng minh bớt lạm dụng Mỹ, chia sẻ gánh nặng tài chánh với Mỹ thì không biết nước Mỹ đã tiết kiệm được bao nhiêu tỷ tiền thuế của dân để lo cho dân nghèo của Mỹ nhỉ? Biết đâu mỗi cụ đã có thêm vài trăm trợ cấp mỗi tháng?
Các cụ cuồng chống Trump có nghĩ đến chuyện này không, hay cứ mải lo moi rác chửi Trump?

FOX ĐỨNG ĐẦU – CNN CẦM ĐÈN ĐỎ
Dưới đây là bàng tổng kết số khán giả coi phần bình luận chính trị cùa ba đài TV chính: Fox News, MSNBC, và CNN trong ngày 14/2/2019.
Fox News dẫn đầu với hơn 17 triệu người coi qua chương trình, trong khi CNN chỉ có 2 chương trình với chưa tới 3 triệu người coi.

FOX
MSNBC
CNN
Hannity
 3,188,000
Maddow
 3,156,000
Tucker
 3,155,000
O'Donnell
 2,711,000
The Five
 2,594,000
Ingraham
 2,428,000
Baier
 2,381,000
Hayes
 2,289,000
Friends
 1,826,000
Hardball
 1,781,000
Cuomo
 1,486,000
Shep
 1,440,000
Cooper
 1,332,000
Morning Joe
 1,138,000
Tổng cộng
 17,012,000
 11,075,000
 2,818,000