Saturday, March 28, 2020

Breitbart: Trung Quốc lấy phổi từ tù nhân cấy ghép cho người bệnh COVID-19 - Minh Nhật


Breitbart: Trung Quốc lấy phổi từ tù nhân cấy ghép cho người bệnh COVID-19
·      Minh Nhật
·     
·        Thứ Bảy, 14/03/2020 •
Ngày 11/3/2020 vừa qua, tờ báo cánh hữu Breitbart của Mỹ dẫn ý kiến của các chuyên gia cho biết có khả năng Trung Quốc đã lấy phổi từ tù nhân chính trị còn sống để cấy ghép cho bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán, củng cố thêm điều đã được một người sống sót từ trại lao động Trung Quốc tiết lộ trong một sự kiện vào hôm thứ Ba ngày 10/3 tại Capitol Hill.
Sự kiện do Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản (Victims of Communism Memorial Foundation), Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép Tạng tại Trung Quốc (International Coalition to End Transplant Abuse in China) và Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Human Rights Project) tổ chức tại Capitol Hill xoay quanh vấn đề chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm tới các nhóm thiểu số để thu hoạch nội tạng, đặc biệt là nhóm Pháp Luân Công và cộng đồng Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Trong sự kiện, Yu Ming, một tù nhân thoát khỏi trại lao động cải tạo ở Trung Quốc đã nêu ý kiến rằng các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng nội tạng của các tù nhân trên trong một ca ghép hai phổi đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Matthew Robertson, nhà nghiên cứu Trung Quốc, tác giả của một báo cáo khoa học mới đây về việc thu hoạch tạng và hành quyết phi pháp tại Trung Quốc, đã nói với tờ Breitbart: “Chính quyền Trung Quốc sẽ nói rằng hai lá phổi đó là được hiến tặng, nhưng chúng ta có thể đưa ra những lập luận hợp lý phản bác lại tuyên bố đó.” Lập luận chủ yếu xoay quanh thời gian chờ phổi hiến phù hợp chỉ có 5 ngày, và bác sĩ chính thực hiện ca cấy ghép là ông Chen Jingyou bị tình nghi liên quan nghiêm trọng đến việc thu hoạch nội tạng từ người sống. (Xem bài: Ca ghép hai phổi cho bệnh nhân COVID-19 và nạn thu hoạch nội tạng)
Hai lá phổi trong ca cấy ghép được vận chuyển tới cho đội ngũ của bác sĩ Chen Jingyou. Người vận chuyển đang được đo thân nhiệt. (Ảnh: Twitter)
Tại sự kiện, dân biểu Chris Smith, người hoạt động tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Trung Quốc, đã so sánh hành vi khai thác nội tạng của chính quyền cộng sản với hành vi của Đức Quốc Xã trong Thế Chiến thứ hai.
“Đôi khi họ giết người đó trước. Đôi khi lại giết người thông qua các cuộc phẫu thuật [để lấy nội tạng]. Thật kinh khủng, thật Phát xít, nhưng nó lại trở nên phổ biến, và đặc biệt nhắm đến những nhóm người bất đồng chính kiến như người tập Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ”, ông Chris Smith bình luận.
Ông Smith, một trong những nghị viên Cộng Hòa cấp cao tại Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu tại Hạ viện, cho biết ông đã tiếp xúc với lời chứng của các nhân chứng trực tiếp chứng kiến việc nội tạng bị thu hoạch từ tù nhân tại Trung Quốc, khiến họ tử vong trên bàn phẫu thuật.
Trước đó ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng tại quốc gia này.
“Đây là sự thật, và nó thật đáng kinh ngạc”, ông Matthew Robertson nhận xét.
Đứng trước các cáo buộc, chính quyền Trung Quốc đã hợp tác với một số tổ chức y khoa quốc tế, thực hiện những chiến dịch tuyên truyền, và giả tạo các dữ liệu phức tạp, dựng nên một hệ thống hiến tạng tự nguyện giả để che giấu khuất tất đằng sau ngành công nghiệp ghép tạng của mình.
Mặc dù có nhiều động thái lập pháp để ngăn công dân đồng lõa với tội ác thu hoạch tạng, chính quyền phương Tây hầu như không công khai thách thức Trung Quốc. Các tổ chức y khoa và nhân quyền quốc tế cũng thất bại trong việc nâng cao nhận thức trên diện rộng cho công chúng về quy mô và nguồn gốc của ngành công nghiệp ghép tạng của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Chế độ Trung Quốc đang giam giữ và luân chuyển hàng triệu người Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo. Bên cạnh đó, người tập Pháp Luân Công cũng bị giam giữ trong các trại này. Tờ Breitbart đã từng đề cập tới việc tội ác thu hoạch tạng đang lan rộng từ người tập Pháp Luân Công sang cộng đồng Duy Ngô Nhĩ.
Hôm 12/2/2020, trước việc dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng, ông Shawn Steel, Ủy viên Ủy ban Cộng hòa Quốc gia Mỹ, đã có bài viết trên tờ California Globe, kêu gọi chính quyền Mỹ khi đàm phán với Trung Quốc cần đàm phán cả về vấn đề đạo đức y sinh. Ông Steel viết:
Trong nhiều năm, thế giới đã làm ngơ trước những vấn nạn vi phạm nhân quyền [và đạo đức y học] của Trung Quốc đối với các tù nhân lương tâm: người Hồi giáo, Phật giáo Tây tạng, Kitô giáo, và Pháp Luân Công. Và giờ đây [trong dịch viêm phổi Vũ Hán], các hoạt động y sinh của Trung Quốc trở thành mối đe dọa với toàn thế giới.
Minh Nhật biên dịch và tổng hợp
Xem thêm:


Foreign Policy: Đại dịch là hậu quả của chính trị, đừng ngại cái tên “virus Trung Cộng” - Minh Nhật


Foreign Policy: Đại dịch là hậu quả của chính trị, đừng ngại cái tên “virus Trung Cộng
·      Minh Nhật
·        Thứ Sáu, 27/03/2020 •
Ngày 25/3 vừa qua, tờ Foreign Policy đăng tải bài viết có tựa đề “Yes, blame China for the virus” (Tạm dịch: Đúng, hãy quy trách nhiệm gây ra đại dịch cho Trung Quốc) của ông Paul D. Miller, một think tank của Mỹ, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown, thành viên của tổ chức think tank Atlantic Council, từng là giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia của Mỹ về Afghanistan và Pakistan. Trong bài viết của mình, ông Paul D. Miller đã phân tích rằng việc gọi virus với cái tên “virus Trung Quốc” hay “virus Trung Cộng” không phải là “chính trị hóa” đại dịch, bởi vì bản thân đại dịch này là hậu quả của chính trị.
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết. Bản gốc xem tại đây.
*
Phản ứng vụng về trong đại dịch của các nước phương Tây không phải là cái cớ để tha thứ cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có một chính quyền khác thì thế giới có thể đã không phải đối mặt với đại dịch khủng khiếp này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục sử dụng cái tên “virus Trung Quốc” khi nói về đại dịch. Rất nhiều người chỉ trích tổng thống cho rằng đây là một cụm từ gây phân biệt chủng tộc, giống như những gì mà quan chức Trung Quốc nói. Những người khác, như nghị sĩ Kelly Loeffler, thì nói rằng chúng ta không nên chính trị hóa thảm họa bằng cách đổ tội, mà thay vào đó nên đoàn kết chống lại một dịch bệnh chung của toàn cầu, một dịch bệnh lây lan không phân biệt con người, và cũng không phân biệt biên giới.
Điều này thật là vớ vẩn. Thảm họa này vốn đã là hậu quả chính trị, bởi vì sự kém cỏi, hiểm độc, và tham nhũng của các chính trị gia Trung Quốc đã phần nào gây ra nó. Việc chúng ta bỏ qua khía cạnh chính trị của đại dịch này sẽ tạo điều kiện chắc chắn để điều tương tự tiếp tục xảy ra lần nữa. Nếu chúng ta không muốn một đại dịch toàn cầu tiếp theo, chúng ta cần quy trách nhiệm cho những chính trị gia đã khiến đại dịch trở nên tồi tệ hơn, mà cụ thể đứng đầu là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông ta không tạo ra virus corona, nhưng sai lầm do chính quyền của ông ta gây ra chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc virus lan ra toàn cầu và không thể kiểm soát được, gây ra những hậu quả tồi tệ cho người dân và nền kinh tế thế giới.
Đại dịch toàn cầu không phải là một thế lực mù quáng của tự nhiên, nó không phải là không chứa các tác nhân của con người. Đại dịch này là một sự thất bại của việc quản lý đất nước. Hãy lấy ví dụ về một nạn đói để làm rõ hơn vấn đề này. Nhà kinh tế đạt giải Nobel Amartya Sen đã viết trong cuốn sách tuyệt vời của mình, “Development as Freedom” (Tạm dịch: Phát triển theo sự tự do), rằng nạn đói không phải chỉ là vấn đề thiếu lương thực, mà còn là vấn đề về thông tin lương thực, đi kèm với vấn đề vận chuyển lương thực. Về mặt lý thuyết mà nói, có đủ thức ăn trên hành tinh này cho tất cả mọi người. Nếu bạn biết lương thực ở đâu, và người bị đói ở đâu, và bạn mang lương thực tới cho họ, thì họ sẽ không phải chịu nạn đói. Bởi vậy một thị trường tự do dân chủ được kiến lập tốt sẽ cho phép dòng chảy tự do của hàng hóa và thông tin, từ đó sẽ không có nạn đói.
Cũng tương tự như vậy, một đại dịch toàn cầu không phải lúc nào cũng xảy ra khi một chủng bệnh mới xuất hiện. Đại dịch toàn cầu xảy ra khi không có thông tin chính xác về dịch bệnh đó, và sự thất bại của các dịch vụ công cơ bản. Trong trường hợp của đại dịch này, là thất bại trong việc quản lý chợ kinh doanh thực phẩm nhằm ngăn chặn lây nhiễm, và thất bại trong việc đóng cửa các phương tiện giao thông, và kiểm soát đi lại khi dịch bệnh lây lan. Khi chính quyền chỉnh đốn y tế công, chia sẻ thông tin về dịch bệnh, hợp tác nhằm kiểm soát sự lây lân, thì dịch bệnh được khoanh vùng và đại dịch khó có thể xảy ra.
Dịch bệnh không chỉ là vấn đề của khoa học, mà còn là vấn đề quản lý đất nước. Chính quyền cần phải hành động có trách nhiệm với sức khỏe công chúng. Họ phải minh bạch, sẵn sàng chia sẻ thông tin (thậm chí cả về sự thất bại hay thờ ơ của họ), và yêu cầu các cơ quan hợp tác với nhau, hợp tác với các tổ chức y tế thế giới, hợp tác với các chính quyền nước khác. Chính quyền tốt sẽ phản hồi lại nhu cầu của công chúng, cho phép tự do thông tin, bao gồm cả tin xấu, khuyến khích hợp tác vì lợi ích cộng đồng, thậm chí phải đi ngược lại với quyền lợi chính trị của bản thân. Chính quyền không tốt sẽ làm ngược lại những điều đó.
Không có gì ngạc nhiên khi một chính quyền độc tài như chính quyền [Đảng Cộng sản] Trung Quốc lại không thích chia sẻ thông tin về sự thờ ơ của họ, và không thích hợp tác với các chính quyền khác. Danielle Pletka, một think tank của Mỹ, mới đây đã bình luận rằng “điều Tập Cận Bình quan tâm nhất không phải là rủi ro sinh mạng của người dân, hay việc khoanh vùng được virus, mà là uy tín của ông ta, uy tín của quốc gia [của ĐCSTQ], vị trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và quyền lực của ông ta”. Trong khi đó, “các lãnh đạo dân chủ không sợ chia sẻ thông tin, và vì thế, họ có thể đánh giá hiệu quả của nỗ lực của họ, có thể điều chỉnh, có thể phản ứng với dòng chảy thông tin để tối đa hóa việc bảo vệ sinh mạng của người dân”. Pletka cùng những think tank khác đã liệt kê chính xác việc lãnh đạo Trung Quốc, nhằm giữ thể diện, đã dối trá và che đậy tính nguy hiểm của virus corona như thế nào vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020.
Tuy nhiên, vấn đề còn nằm sâu hơn thế. Bởi vì chính quyền Trung Quốc không phải là người dân Trung Quốc, nó không bao giờ kiểm soát tốt sự an toàn và chất lượng của thực phẩm, cũng như của các chợ thực phẩm – điều Mỹ và các quốc gia phát triển đã phải làm trước áp lực của truyền thông và công chúng một thế kỷ trước. Những nhà lập pháp Trung Quốc không bao giờ phải đối mặt với cử tri, đó là lý do vì sao, đơn cử như, không hề có cải cách hay quy kết trách nhiệm đáng kể nào trong vụ hàng chục nghìn trẻ sơ sinh Trung Quốc bị ốm và phải nhập viện vì sử dụng sữa bẩn vào năm 2008.
Nói đơn giản, chính quyền Trung Quốc không chút quan tâm đến người dân, đó là lý do tại sao các chợ thực phẩm bẩn thỉu và mang mầm bệnh (chứ không phải như nghị sĩ John Cornyn nói là do văn hóa Trung Quốc). Những chợ thực phẩm đó hiện đã giết chết hàng nghìn người dân Trung Quốc – và chúng cũng trở thành nguy cơ lớn nhất cho an ninh và kinh tế Mỹ cũng như các nước khác vào năm 2020. Việc kể từ cuối năm 2019, chính quyền Trung Quốc đã lừa dối và trực tiếp góp phần vào một đại dịch toàn cầu, góp phần vào cái chết của hàng nghìn người, góp phần vào việc khiến kinh tế thế giới sụp đổ, là rất rõ ràng, và họ cần phải bị quy kết trách nhiệm.
Tuy nhiên hồ sơ của chính quyền Trung Quốc trong thảm họa vừa qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Cũng chính quyền đó phải chịu trách nhiệm cho việc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, vi phạm luật pháp quốc tế tại biển Đông, ăn cắp sở hữu trí tuệ và tấn công mạng đối với Hoa Kỳ và đồng minh, và còn phải chịu trách nhiệm vì là kẻ gây ô nhiễm nhất thế giới, là kẻ phát minh ra hình thức giám sát toàn dân độc tài, và nhiều điều khác nữa.
Chính chính quyền Trung Quốc, chứ không phải là những khu chợ ẩm thấp, mới là thứ bệnh hoạn và đổ nát nhất thế giới. Nó là thể chế mạnh nhất trên thế giới vẫn còn đang đi ngược lại quyền tự do, quyền hạnh phúc, và phẩm giá của con người. Với bản chất như vậy, liệu có ngạc nhiên không khi nó đã hỗ trợ và thúc đẩy một cuộc khủng hoảng toàn cầu [như đại dịch này], một cuộc khủng hoảng sẽ giết chết hàng nghìn người, làm hàng triệu người đau ốm, và làm cạn kiệt hàng tỷ đô-la?
Dù chúng ta có gọi virus như thế nào (và tôi phần nào nghiêng về việc gọi nó là “virus Trung Cộng”), việc quy trách nhiệm cho Trung Quốc không phải là việc “chính trị hóa” đại dịch COVID-19, bởi vì bản thân nó là kết quả của chính trị. Khía cạnh chính trị của cuộc khủng hoảng này cho thấy chúng ta cần phải quy kết trách nhiệm nhằm ngăn chặn một đại dịch tương tự. Quy trách nhiệm đúng chỗ.
Trong khi các nhà lập pháp Mỹ phản ứng vụng về và làm cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn – và cũng một phần vì các tuyên bố sai của Tổng thống Trump và việc thiếu sự khẩn cấp trong phản ứng của Mỹ – chính quyền Trung Quốc mới là chính quyền phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc gây ra khổ đau, gây ra sụp đổ kinh tế trên toàn cầu. Sự xuyên tạc và kém cỏi của Trung Quốc sẽ khiến các chính khách, các nhà lập pháp và lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới xem xét lại việc kinh doanh và giao thương với Trung Quốc, cho đến khi Trung Quốc chứng minh được họ là người có trách nhiệm trên sân khấu quốc tế.
Paul D. Miller
Minh Nhật biên dịch


Vũ Linh: Tin Vắn Trong Tuần (March 28, 2020)


Linh: Tin Vắn Trong Tuần (March 28, 2020)

TIN KINH TẾ
Ø  Thượng Viện, khuya Thứ Tư 25/3 đã nhất loạt biểu quyết 96-0 (4 thượng nghị sĩ CH tự cấm cung không tới Thượng Viện vì nghi ngờ bị nhiễmdự luật kích cầu trị giá tồng cộng 2.200 tỷ đô. Qua Thứ Sáu 27, dự luật đã được Hạ Viện thông qua và TT Trump ký.
Bà chủ tịch Hạ Viện Pelosi ban đầu bất mãn, đe dọa sẽ ngâm tôm dự luật vì nhiều quà cáp vớ vẩn của bà đã bị gạch bỏ. Nhưng trước việc Thượng Viện nhất trí ủng hộ, kể cả tất cả các thượng nghị sĩ DC, bà Pelosi sẽ không còn tiếng nói và sẽ phải chấp nhận thôi. 
Đây là luật trợ cấp mới thứ liên quan đến vi khuẩn corona, nhưng không phải là luật cuối. Quốc hội còn đang cứu xét thêm vài luật nữa, tùy mức tàn phá của bệnh dịch.
Những điểm chính của luật, tất cả các báo và TV đã loan tin rồi, DĐTC không cần phải lập lại. Chỉ đăng vài tin đáng chú ý thôi:
-      Tất cả những người có lợi tức từ $0 đến $75.000 (1 ngườihoặc $150.000 (1 cặp vợ chồng) sẽ nhận được $1.200 một người; nếu có con 17 tuổi trở xuống, mỗi đứa sẽ nhận được $500. Lãnh một lần thôi, không phải lãnh mỗi tháng.
-      Những trường hợp có lợi tức cao hơn những mức trên, thì số tiền nhận sẽ giảm dần, theo tỷ lệ bớt $5 cho mỗi $100 cao hơn. Ví dụ lợi tức $75.500, tức là cao hơn $500, sẽ khấu trừ $5x5= $25, người đó sẽ nhận được $1.200-$25= $1.175.
-      Những người có lợi tức từ $99.000 một người hay $198.000 một cặp, trở lên sẽ không được gì hết.
-      Những người cao niên lãnh tiền SSA, không khai thuế gì, cũng sẽ nhận được tiền gửi vào trương mục an sinh xã hội của họ.
-      Số tiền nhận được sẽ do Sở Thuế IRS tính và trừ thẳng vào số tiền thuế phải đóng. Trong trường hợp số tiền thuế đóng ít hơn số tiền được nhận thì IRS sẽ gửi tiền phụ trội thẳng vào trương mục ngân hàng nếu có khai trên giấy thuế, nếu không sẽ gửi về nhà. Nếu gửi vào trương mục ngân hàng sẽ mất 2-3 tuần, nếu gửi tiền về nhà, có thể sẽ mất 2-3 thángKhông ai phải làm gì hết cũng chẳng phải làm đơn gì hết. IRS sẽ lo hết.
-      Số lợi tức dùng làm căn bản sẽ dựa trên giấy khai thuế của năm 2019 cho những người đã khai thuế năm đó rồi, những người chưa khai thì sẽ dựa trên giấy khai thuế của 2018.
-      Số tiền đặc biệt này được cấp cho tất cả mọi người, có việc hay mất việc, không liên quan gì đến tiền thất nghiệp hay các tiền trợ cấp khác vẫn nhận được như thường. Số tiền này cũng không phải chịu thuế lợi tức cho năm 2020.
-      Những người thất nghiệp vì corona sẽ được phụ cấp thêm $600 mỗi tháng ngoài tiền trợ cấp thất nghiệp, trong tháng kể từ tháng April.
-      Mỗi người nhận được tiền, trong vòng 15 ngày sẽ nhận được thư của IRS giải thích rõ cách IRS tính ra số tiền, ai khiếu nại vì thấy sai lầm thì cứ khiếu nại với IRS.
-      Phải có số an sinh xã hội (social security number) mới được nhận, nghĩa là dân du lịch, tạm trú, sinh viên du học, di dân lậu, tất cả những ai không phải là công dân Mỹ sẽ không được.

Ø  Gói kích cầu cũng trợ giúp tiểu thương rất nhiều. Đây là trường hợp của tuyệt đại đa số tiểu thương của dân Việt tỵ nạn.
Những doanh nghiệp với dưới 500 nhân viên có thể vay mượn tới tối đa 10 triệu đô không phải trả lãi (0%). Nếu tiền vay dùng để trả chi phí thực tế như lương nhân viên, tiền thuê cơ sở, tiền điện nước, tiền mua bảo hiểm cho nhân viên,… thì tiền vay có thể được chuyển qua tặng dữ khỏi phải hoàn trả vốn vay luôn. Dĩ nhiên, sẽ có những điều kiện và kiểm soát gắt gao để cản lợi dụng.
Với những nhân viên không lãnh lương mà chỉ có tiền ‘tip’ (tiền ‘boa’) như trường hợp nhân viện phục dịch tiệm ăn, các chủ nhân có thể xin tặng dữ dưới hình thức vay khỏi hoàn trả, nếu số tiền vay được dùng để trả lương cho nhân viên thay tiền tip.  
Nhìn vào những điều trên, ta thấy các nhân viên, nhân công lãnh lương được bù đắp khá tốt. Tuy nhiên, kẻ này không thấy rõ các chủ nhân tiểu thương sẽ được hưởng gì?
Lấy ví dụ hai ông bà chủ một tiệm phở ở khu Bolsa. Họ được vay tiền không lãi hay được tặng dữ tiền để trả lương cho nhân viên, nhưng bản thân họ mất hết thu nhập, sẽ được bù đắp bằng gì?  Có thể đây là những chi tiết trong gói kích cầu mà báo chí chưa đọc và biết chi tiết.

Ø  Thị trường chứng khoán đã đón nhận dự luật phục hồi kinh tế với nhiều hy vọng lớn. Trong hai ngày trước khi Thượng Viện phê chuẩn, chỉ số Dow Jones đã tăng khoảng 2.500 điểm, một ngày sau, tăng thêm 1.350 điểm. Qua Thứ Sáu, Dow đã rới mất 900 điểm, sau khi đã tăng cả 4.000 điểm trong mấy ngày trước.

Ø  Số nạn nhân coronavirus, bị thất nghiệp trong tuần qua đã leo lên mức kỷ lục chưa từng thấy là 3,2 triệu người. Các chuyên gia kinh tế cho rằng con số này thấp hơn dự đoán, do đó Dow Jones đã tăng mạnh ngày Thứ Năm vừa qua sau khi Thương Viện thông qua gói kích cầu. Dù sao, đây chỉ mới là con số tiên khởi. Vi khuẩn sẽ tiếp tục đánh mạnh và nhiều chuyên gia đã ước lượng con số thất nghiệp cuối cùng có thể lên tới 20-30 triệu người trước khi luật kích cầu có tác dụng.

Ø  Rất nhiều công ty đã chuyển qua dịch vụ giao hàng tận nhà, kể cả nhiều tiệm ăn và chợ bán thực phẩm. Theo thống kê mới, hiện nay ngành giao hàng tận nhà đang cần tuyển hơn 700.000 nhân viên mới để lo các dịch vụ gói hàng và giao hàng.

Ø  Dự luật kích cầu có một điều khoản đặc biệt: cấm không hỗ trợ các công ty/kinh doanh của TT Trump, các quan chức cao cấp, và tất cả nghị sĩ và dân biểu liên bang.
Ai cũng biết ngoài TT Trump ra, có khá nhiều quan chức và nghị sĩ/dân biểu có cơ sở kinh doanh lớn, điển hình là hai bà thượng nghị sĩ Diane Feinstein và dân biểu Nancy Pelosi của Cali.

HẬU THUẪN CỦA TT TRUMP TĂNG
Những thăm dò mới nhất cho thấy lần đầu tiên tỷ lệ ủng hộ TT Trump cao hơn tỷ lệ chống.
Theo Politico/Morning Consult, trong việc đối phó với dịch corona, tỷ lệ hài lòng với TT Trump là 42%, trong khi tỷ lệ chê bai là 39%.
Theo Đại Học Monmouth, hai tỷ lệ trên là 47% và 45%.
Tuy tỷ lệ thuận không hơn nhiều tỷ lệ chống, nhưng dù sao đây cũng là lần đầu số hậu thuẫn cao hơn số chống, chuyện hiếm có cho TT Trump. Quan trọng nhất, đây là tỷ lệ liên quan đến dịch, là ưu tư lớn nhất của dân Mỹ hiện nay, có thể là yếu tố quyết định trong cuộc bầu tổng thống tới.
Như đã bàn trên diễn đàn này, nếu TT Trump thành công, chặn vi khuẩn sớm thì phe DC sẽ vô phương cản TT Trump tái đắc cử.

Theo Gallup, tỷ lệ hậu thuẫn TT Trump trong cuộc chiến chống corona cao hơn nhiều, tới 60% trong khi chỉ có 38% chống. Nói chung, hậu thuẫn của TT Trump đã lên mức cao nhất từ ngày ông đắc cử: 49% so với 45% chống.
Điều đáng nói là vẫn theo Gallup, tỷ lệ khen TTDC chỉ có 44% trong khi 55% chê. Hơn nữa, ngay trong 10 cử tri đảng DC, đã có tới 4 người chê TTDC! TTDC trong thời gian qua một mặt vẫn tìm cách oi rác đánh TT Trump, mặt khác chú tâm loan tin giựt gân gây sốc.
Trên thực tế, việc gia tăng hậu thuẫn thường xẩy ra khi quốc gia gặp nguy biến, nhưng sự gia tăng này ít khi bền vững và hậu quả trên cuộc bầu cử tổng thống rất khó lường. TT Bush đánh Iraq, hậu thuẫn tăng ngay tới 90% nhưng rồi rớt rất nhanh vì khủng hoảng kinh tế, đưa đến thất bại không tái đắc cử. TT Bush con sau 9/11, hậu thuẫn cũng tăng lên cỡ 90%, sau đó rớt xuống nhiều nhưng vẫn tái đắc cử.

Hậu thuẫn của TT Trump không phải là chuyện lạ. Bác sĩ Fauci, giám đốc cơ quan kiểm dịch NIH, là người đang cầm đầu cuộc chiến chống corona của Mỹ, đã tuyên bố “rất thán phục cách TT Trump điều hành cuộc khủng hoảng”. Ông Fauci cho biết ông không thể tưởng tượng có người có thể làm hơn TT Trump.

CẬP NHẬT TRANH CỬ
Ø  Cuộc vận động tranh cử cuối năm nay, cho tổng thống và tất cả các chức vụ khác đã là nạn nhân mới nhất của vi khuẩn corona.
Đầu tiên là các ứng cử viên hết đi tranh cử được. Con khủng long hai đầu của đảng DC bị u đầu nặng khi hai cụ Biden và Sanders không đi vận động được nữa, có gan dám đi vận động cũng không ai đến nghe, sợ lây người khác.
Cụ Sanders gặp khó khăn với cụ Biden mà lại mất dịp phản đòn và leo lên lại. Cụ Biden thì mất cơ hội đại thắng cuối tháng Ba này như dự trù vì hơn một tá tiểu bang đã hoãn bầu sơ bộ. Mà cụ cũng mất tiếng nói vì không đi vận động được. Cụ nói chuyện với cử tri hàng ngày qua mạng xã hội ZOOM, nhưng cũng chỉ có vài trăm ngàn cử tri trung kiên nghe mỗi ngày.
Trong khi đó, TT Trump lại gần như mỗi ngày đều lên mặt báo với những quyết định đình đám chống vi khuẩn, rồi họp báo đấm ngực khoe công trước cả chục triệu người hồi hộp theo dõi tin corona hàng ngày. Coi như đang tích cực đi vận động liên tục không ngừng và được TTDC tiếp tay quảng bá ông miễn phí y hệt như năm 2016. Những thăm dò mới nhất cho thấy đa số dân Mỹ tán thành cách ông ứng phó như phần trên đã bàn qua.
Nếu như vi khuẩn bị chặn đứng vào mùa hè, rồi kinh tế vực lại mùa thu thì TT Trump bảo đảm sẽ thắng cử dễ dàng.
Các ứng cử viên cả hai đảng ở các cấp thấp hơn, liên bang, tiểu bang hay địa phương, cũng bị chặn lại hết. Thậm chí, cho tới nay đã có hai dân biểu liên bang và một thượng nghị sĩ liên bang bị nhiễm rồi.
Cho đến nay, đã có 14 tiểu bang hoãn bầu sơ bộ qua tới tháng Sáu. Làm như thể tới đó thì sẽ hết nạn dịch vậy. Nếu vi khuẩn còn quậy cho đến bầu cử tháng 11 thì sao?

CỤ BIDEN LẠI LẨM CẨM
Cụ Biden bị kẹt vi khuẩn Tầu cộng, không đi vận động tranh cử, bèn mượn mô thức của TT Trump, tung ra sách lược tranh cử mới. Mỗi ngày sẽ lên trước truyền hình riêng, kiểu như thiên hạ đang xài YouTube vậy, để nói chuyện với cử tri.
Tuần rồi, cụ khánh thành kế hoạch mới. Chẳng may gặp lộn xộn đủ chuyện.
Cụ đứng trong phòng làm việc, nói chuyện qua teleprompter, tức là qua hai miếng kính để hai bên, trong đó diễn văn được tải lên để cụ đọc. Không may là teleprompter mới khánh thành nên chưa hoàn chỉnh, không chạy, bị kẹt. Cụ Biden ú ớ không biết nói gì, bối rối cà lăm lia chia một hồi rồi đổi đề tài. Nguyên văn: “And in addition to that we to, um, make sure that we, uh, we are in a position that we are, well, um…, let me go to the second thing. I spoke enough of that. 
Cái khổ là cụ đổi đề tài, cương không cần teleprompter thì lại… nói nhầm ngay. Cụ quay qua ca ngợi thống đốc Massachusetts, nhưng lại lẩm cẩm nói lộn tên một anh da đen chuyên thổi saxo của thập niên 50.
Chưa hết, cụ khuyên dân đừng lấy tay chạm vào mặt. Vừa nói xong thì đưa tay vuốt mũi ngay.
Thử tưởng tượng nếu Trump nói và làm như cụ Biden xem, TTDC sẽ nhẩy tưng tưng bôi bác tới cỡ nào. Trong khi với cụ Biden thì TTDC im re không nhắc tới.

CỤ BIDEN LẨM CẨM HAY BỐC PHÉT? HAY CẢ HAI?
Trong một cuộc nói chuyện với sinh viên, cụ Biden khoe “sau khi tôi hết làm thượng nghị sĩ, tôi đã đi làm giáo sư đại học”.
Cụ Biden bị bắt quả tang vừa nói lộn vừa bốc phét.
Bốc phét vì cụ chưa bao giờ đi giảng dậy gì tại đại học hết, mà chỉ được một đại học tặng một bằng ‘giáo sư danh dự’, được trả 900.000 đô để trường đó mượn tên cụ đi quảng cáo cho trường. Đã vậy cụ lại còn ‘nói nhầm’ nữa. Cụ được chức vị danh dự có trả tiền khẩm đó sau khi hết làm phó tổng thống, chứ sau khi hết làm thượng nghị sĩ thì cụ đã lên chức phó tông tông cho TT Obama rồi.

THẾ VẬN HỘI
Thủ tướng Nhật cho biết sẽ chính thức hoãn Thế Vận Hội cuối tháng 7 này qua mùa hè năm tới 2021.
Tuần rồi, hai quốc gia Canada và Úc đã cho biết sẽ không tham gia Thế Vận Hội nếu vẫn tổ chức tháng 7 tới, trong khi nhiều quốc gia khác cho biết đang cứu xét lại việc tham gia.