Saturday, June 16, 2018

BÀI HỌC TỪ UKRAINE mà VN phải hoc cho kỹ !



BÀI HỌC TỪ UKRAINE
mà VN phải hoc cho kỹ !


Năm 1997, bán đảo xinh đẹp Crimea được Ukraine cho Nga thuê làm quân cảng ở thành phố Sevastopol, thuộc Crimea trong 20 năm. 
Đáng lý ra, Nga phải trao trả lại cho Ukraine vào năm 2017 vừa qua. 
Nhưng bản chất của kẻ xâm chiếm độc tài Putin Đại Đế, đã âm thầm mua chuộc chính phủ bù nhìn, đứng đầu là tổng thống Viktor Yanukovych. 
Thế là tháng 4/2010 Chính phủ Ukraine lại ký gia hạn đến năm 2047. 
Nắm bắt được được cơ hội này, Nga ồn ạt đưa khí tài và lực lượng quân sự sang, và kèm làn sóng di cư ồ ạt. 
Kết quả là chưa đến năm 2047, vào đúng năm 2014, Nga tuyên bố Crimea là lãnh thổ thuộc Nga thông qua một cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức, trái với luật pháp quốc tế. 
Vì hơn 90% dân số nói tiếng Nga ở đây, nên khi trưng cầu dân ý, đồng nghĩa với việc sáp nhập vào Nga. 
Nga lập tức cho thành lập chính phủ ở đây. Phương Tây phản đối ầm ầm, Ukraine kêu gào giãy giụa, nhưng là vị thế nước yếu bên cạnh gấu Nga hùng cường, Ukraine đành bó tay! 
Putin Đại Đế lên truyền thông tỏ bày; “Crimea nên về với đất mẹ”! 
Ukraine cay đắng mất đi phần đất có vị thế địa chính trị quan trọng và không lấy lại được Crimea nữa. Putin Đại Đế chỉ cần có 4 năm thôi, đã chiếm được Crimea ngon lành!
Nghĩ lại Việt Nam, cho dù lùi thời hạn thuê đất từ 99 năm xuống 70 năm hay 50 năm hoặc ít hơn đi nữa. Thì hãy mở to mắt ra mà nhìn bài học nhãn tiền của Ukraine và Nga.
Mà thằng Tạp Cẵn Bã thì khỏi phải nói, nó còn gian manh, ác độc, nham hiểm, liều lĩnh gấp chục lần Putin!



Friday, June 15, 2018

Trận Vân Đồn và tham vọng của Nguyên chúa


Trận Vân Đồn và tham vọng của Nguyên chúa
Nguyễn Giangbbcvietnamese.com
·         2 giờ trước
Hơn 730 năm về trước, vào đầu năm 1288, Trần Khánh Dư đánh đắm đoàn thuyền tải lương của quân Nguyên ở Vân Đồn, góp phần cứu Đại Việt khỏi bị chiếm đóng.
Bành trướng ra biển, nhà Nguyên gặp hai thất bại lớn: xâm lăng Nhật Bản bị thần phong đánh tan thuyền, và ba lần đánh Đại Việt không đạt.
Về tầm vóc, trận Vân Đồn không lớn bằng trận Bạch Đằng (trên sông) nhưng lại tạo bước ngoặt cho cuộc chiến chống Nguyên của nhà Trần lần ba.
James A. Anderson và John K. Whitmore nhận định "trận Vân Đồn đã lật ngược thế cờ" (turned the tide), và chia đôi đạo quân xâm lược".
Từ đồng cỏ ra biển xanh
Trước hết, ta cần xem sự phát triển của đế quốc Mông Cổ từ thời Thành Cát Tư Hãn và công nghệ quân sự của họ.
Khi 'lập quốc' (1206) trên thảo nguyên, Thành Cát Tư Hãn chỉ có các đội kỵ binh.
Bí quyết thành công của ông không chỉ là dựa vào tài cung tên của quân lính, mà còn đến từ cách tổ chức đặc biệt.
Không phong 'con ông cháu cha' làm tướng, Thành Cát Tư Hãn đã 'dân chủ hóa' quân đội, ai có tài được thăng chức, lên chỉ huy các đơn vị 10, 100 đến 1000 quân.
Từ một nhóm nhỏ, ông liên kết các bộ lạc du mục, xây dựng liên minh quân sự và tiến tới lập đội quân 80 nghìn chiến binh.
Trong quá trình chinh phục, Mông Cổ thu hút tướng tài, hàng binh Hán, Hồi, Uighur, Trung Á, Nam Á, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và cả người châu Âu.
Kỵ binh Mông Cổ vừa có thể bao vây, tập kích, dùng cung nỏ tấn công, dùng gươm ngắn đánh giáp lá cà, hoặc mang theo thuốc nổ để đốt phá, công thành.
Phát kiến dùng đầu mũi tên bằng xương thú nặng và xuyên phá tốt hơn đầu tên gỗ, lại nhẹ hơn nên bay xa hơn mũi tên sắt giúp kỵ binh Mông Cổ có ưu thế lớn.
Quá trình bành trướng xuống Tây Á và đánh châu Âu khiến quân Mông Cổ học và tiếp thu rồi tự thiết kế xe đánh thành, máy bắn đá trọng lực, hỏa pháo và chất nổ.
Nhu cầu vận tải quân sự đưa họ bước vào lĩnh vực thủy quân và hải quân.
Năm 1265, sau 10 năm Mông Kha (Mongke) đánh Tống không nổi, em trai ông là Hốt Tất Liệt Đại Hãn (Kublai Khan) thắng Tống ở Tứ Xuyên, thu 146 thuyền.
Đây là thủy đội đầu tiên tạo cơ sở cho nhà Nguyên phát triển các hạm đội.
Không chỉ đa văn hóa tới mức cho người Âu như Marco Polo làm quan, Mông Cổ còn thu thập kiến thức hàng hải, thiên văn địa lý từ Thế giới Ả Rập, gồm các bản đồ đi biển xa và kỹ thuật tàu buồn để phát triển hải đội hùng mạnh.
Nhưng trước khi vươn ra biển đánh Nhật Bản, Đại Việt, Chiêm Thành và Java, quân Nguyên đã có trận đánh lớn dùng thủy quân ở Trung Quốc.
Chừng 5000 thuyền của Nguyên xuôi dòng Hán Thủy để bao vây và công phá Tương Dương, thành trì lớn cuối cùng của nhà Nam Tống.
Trận Tương Dương đi vào lịch sử quân sự như một trong 10 trận đánh lớn nhất thời Trung Cổ trên thế giới.
Sau khi hạ Tương Dương vào năm 1273, đến tháng 2/1276, thủy quân Nguyên tiến tới Hàng Châu để tiêu diệt tàn quân Tống.
Trận hải chiến Nhai Sơn (1779) đã giết chết cả trăm nghìn quân dân, quan lại nhà Tống.
Vị ấu đế cùng hoàng hậu và các đại thần đã trẫm mình tự vẫn ở Vịnh Hàng Châu, nhiều tướng tá chạy sang tỵ nạn ở Đại Việt, nước đồng văn đồng chủng.
Vì sao đánh Đại Việt?
Trước đó, nhà Nguyễn đã có hai lần đánh Đại Việt.
Lần đầu vào năm 1258, nhà Nguyên đem quân vào Đại Việt để tìm đường ngược lên phía Bắc nhằm khép lại vòng vây diệt Nam Tống.
Quân Nguyên cũng đã hạ nhà Đại Lý (Vân Nam ngày nay) nhưng vẫn phải đối mặt với hàng chục bộ lạc 'nổi loạn' và nhà Trần là nước triều cống cho Tống.
Lần thứ hai vào năm 1285, quân Nguyên muốn nhà Trần cho "mượn đường" đánh Chiêm Thành, nhằm kiểm soát tuyến đường biển sang Ấn Độ Dương.
Vấn đề địa chính trị khi đó giống hệt như hiện nay khi các vùng biển lại trở thành nơi hải quân các nước tranh giành ảnh hưởng.
Tham vọng của Hốt Tất Liệu là biến đế chế 'bình nguyên' của ông thành cường quốc đại dương.
Toa Đô (Sogetu, người sau bị quân Trần bắn chết ở Hưng Yên) có tước hiệu quan phụ trách thương thuyền, tiếng Anh gọi là 'superintendent of trade'.
Nhà lữ hành người Ý, Marco Polo đi cùng thuyền Nguyên đánh Chiêm Thành trở về Đại Đô, đã viết lại nhiều về Chiêm Thành, Chân Lạp, Côn Đảo.
Cũng mục tiêu chinh phục biển của nhà Nguyên khiến họ quyết tâm đánh Đại Việt lần ba.
Ý nghĩa của trận Vân Đồn
Đại Việt Sử ký Toàn thư và Nguyên Sử đều ghi lại khá rõ trận Vân Đồn.
Các đảo nay là Cái Bầu và Quan Lạn cách bờ biển Việt Nam và Trung Quốc 50-100 km từng là điểm lý tưởng để buôn bán và phòng thủ.
Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi rằng năm 1149, thuyền từ Java, Xiêm La và Lo Hac (Marco Polo viết là Locach, một tên gọi Campuchia), đến xin vua Lý Anh Tông cho phép được buôn bán trên các đảo Vân Đồn.
Trong trận đánh Chiêm Thành, quân Nguyên dong thuyền từ Quảng Đông và Phúc Kiến đến thẳng điểm nay gần Quy Nhơn nhưng trong trận đánh Đại Việt, một đoàn thuyền đi từ Hải Nam qua Vân Đồn.
Trước khi động binh, Nguyên làm động tác chính trị - ngoại giao là phong Trần Ích Tắc làm An Nam Quốc Vương, coi như không công nhận vua Trần Nhân Tông nữa.
Trấn Nam Vương Thoát Hoan (Toghan) làm tư lệnh chỉ huy ba mũi thủy bộ tiến vào Đại Việt mà công tác chuẩn bị diễn ra từ cuối 1286.
Sang năm 1287, Ô Mã Nhi (Omar Batu) đưa thuyền đến bờ biển Đại Việt, thắng trận nhưng để lại đoàn thuyền tải lương và hậu cần chừng 100 chiếc đi sau.
Chuyện tiền quân đi quá nhanh, hậu cần không theo kịp cũng xảy ra ở Thế Chiến 2 khi các binh đoàn thiết giáp Panzer Division của Đức đã vào đến Liên Xô mà hậu cần chưa sang tới Ba Lan.
Nhưng trong trường hợp của quân Nguyên, Ô Mã Nhi đã dừng lại ở vùng nay là Hải Phòng để chờ hai cánh quân nữa nhằm dồn binh lực đánh trận lớn.
Trần Khánh Dư sau khi thua trận đầu đã tập kích đoàn thuyền lương thắng lợi, khiến Trương Văn Hổ phải "đổ hàng vạn thạch lương xuống biển" tháo chạy.
Phí Củng Thìn phụ trách đoàn tàu hậu cần vì gió lớn đã không vào lãnh hải Đại Việt được nên đành quay về Quỳnh Châu tập kết cùng họ Trương.
Thiếu lương lại bị khí hậu hành hạ, nên sau một loạt trận tiếp theo đều thua, Thoát Hoan quyết định lui quân.
Trên đường rút, quân Nguyên bị đánh và thua to trên sông Bạch Đằng, mất hàng trăm thuyền.
Bài học gì từ lịch sử?
Lịch sử quân sự thế giới không có nhiều các chiến dịch đổ bộ (amphibious campaign) vốn khó khăn hơn các trận trên mặt biển hoặc chỉ trên bộ.
Nổi tiếng nhất trong Thế Chiến 2 là cuộc đổ bộ từ Anh sang Pháp trong ngày D-Day năm 1944.
Ngày nay, các chuyên gia quân sự nói một trận đổ bộ từ Phúc Kiến sang Đài Loan nếu xảy ra sẽ là thách thức lớn cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.
Đặt trận Vân Đồn trong chiến dịch của Nguyên (1287-88) gồm 700 thuyến triển khai trên cả ba địa bàn: biển, sông và đất liền, ta sẽ thấy rõ hơn có ý nghĩa của nó.
Cuộc kháng chiến chống Nguyên lần ba tuy thắng lợi nhưng Đại Việt bị suy yếu nghiêm trọng và vua Trần vẫn chấp nhận triều cống vì Nguyên còn rất mạnh.
Trong các thập niên sau đó, nhà Nguyên tiếp tục đánh Java (1293) và Pagan (nay thuộc Myanmar, 1300).
Khi đem quân sang Java, nhà Nguyên chỉ dùng thuyền đi men bờ biển Đại Việt chứ không xâm phạm vào.
Nhưng trận Java cũng thất bại và Hốt Tất Liệt không bành trướng được lãnh thổ ra các xứ Đông Nam Á.
Tuy thế, di sản của các chuyến viễn chinh là người Hán, người Hồi giáo Vân Nam, người Chiêm Thành, Java, Ả Rập và Ấn Độ đã gặp nhau, giao chiến và giao thương.
Cuộc đi biển của Trịnh Hòa, người Hồi giáo Vân Nam gốc Bukhara, vào thời Minh cũng nằm trong trào lưu này và để lại dấu ấn sâu sắc cho đến thời nay.
Sau đó nhà Thanh gốc du mục lại bế quan tỏa cảng và tự cô lập hàng thế kỷ.
Phải đến tận bây giờ Trung Quốc, với dự án 'Một Vành đai Một Con đường', lại đang vươn ra, trên biển, trên bộ và cả trên mạng.
Xem thêm về chiến tranh:



Thursday, June 14, 2018

Lòng Dân tạo ra Phép Lạ! - Ngô Nhân Dụng


Lòng Dân tạo ra Phép Lạ!
Ngô Nhân Dụng
June 11, 2018
Như hàng triệu người Việt Nam khác, suốt ngày Chủ Nhật chúng tôi theo dõi những cuộc biểu tình ở Việt Nam. Như nhà thơ Hoàng Hưng nhận xét, đây “là lần đầu tiên sau 1975, có cuộc TỔNG BIỂU TÌNH TOÀN QUỐC kéo dài suốt ngày, gồm hàng vạn người!”
Hoàng Hưng nhắc lại lời tiên tri của một nhà thơ khác. Đỗ Trung Quân đã đoán trúng trên Facebook  khi nói với tay cảnh sát đến thăm dò để ngăn chặn trước không cho ông tham dự: “Tôi không đi biểu tình (vì ốm yếu và bị chặn) nhưng sẽ có hàng triệu người đi!”
Cuộc biểu tình ở Hà Nội có thể làm cho chế độ run, khi người dân đi tới Hồ Hoàn Kiếm với những khẩu hiệu: “Không cho Trung Quốc thuê đất! Dù chỉ một ngày!”
Nhà báo Mạnh Kim vui mừng mô tả: Lần đầu tiên sau 43 năm có một sự kiện Sài Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Hà Nội, Nghệ An… đều đồng loạt cất vang “Không Trung Quốc, Không đặc khu!” “An ninh mạng, Bịt miệng dân!”
Cũng như hầu hết các người tìm coi các hình ảnh và video trên mạng, tôi cũng cố tìm trong số hàng ngàn, vạn người đi biểu tình coi có khuôn mặt nào quên không. May mắn, trong mẩu tin ngắn do Tiến Sĩ Nguyễn Quang A truyền đi, kèm theo hai bức hình, tôi nhìn ra nhà văn Nguyên Ngọc trong cuộc biểu tình ở Đà Nẵng! Anh Nguyên Ngọc tươi cười, và trông rất tráng kiện ở cái tuổi ngoài 80. Nguyễn Quang A báo tin: “ Theo anh Ngọc, người dân tham gia biểu tình ý thức rất cao.”
Ngày hôm trước, nhà thơ Hoàng Hưng đã đạp xe đi trên các con đường vòng quanh các khu vực trung tâm Sài Gòn. Ông thấy bọn an ninh dày đặc hàng ngàn người cùng hàng trăm xe sẵn sàng để bắt người đem đi; hàng trăm rào thép gai lưu động rải khắp các ngã tư,… những quảng trường và nhà hàng vắng ngắt, những bãi gửi xe đóng cửa… Ông không tin là có thể nổ ra biểu tình, dù là chỉ một nhóm người nho nhỏ!
“Vậy mà,” Hoàng Hưng viết, “…khoảng 8:30, phép lạ xảy ra! Các nhóm bắt đầu tập họp theo một mật lệnh nào đó!” Tay họ đưa lên những khẩu hiệu, bích chương nhỏ, mệng cất tiếng hô “Get out, China!”và “Không Trung Quốc, Không đặc khu!” “An ninh mạng, Bịt miệng dân!”
Không có “mật lệnh nào cả!” Đó là điều kỳ diệu trong “biến cố” ngày 10 Tháng Sáu, 2018. Không ai ra lệnh. Những người tham dự tự “ra lệnh” cho chính mình. Họ bày tỏ trên mạng. Facebook đã trở thành quảng trường vĩ đại, mọi người tụ tập dù không thấy mặt nhau. Những người đọc được, nghe thấy, tự động hưởng ứng mà không cần báo trước! Hoàng Hưng đã chứng kiến một “phép lạ!” Phép lạ do Lòng Dân phát sinh ra, tất cả cùng sôi sục! Không cần phải có “lãnh tụ,” không cần ai dẫn dắt, vì “các cụ” đều bị canh giữ tại nhà, như Đỗ Trung Quân. Điều đẹp nhất là, hầu hết những người xuống đường là giới trẻ và những người lao động!
Một hiện tượng đặc biệt của ngày 10 Tháng Sáu là hoạt động của các nhà báo tự do trên mạng. Ai cũng hào hứng chuyển đi những hình ảnh, tin tức và cảm nghĩ của mình, tới hàng triệu độc giả, khán giả.
Nhà báo mạng Bạch Cúc ghi nhớ lời mấy cô, mấy bác trong chợ nói: “Lần này nhất định phải lên Sài Gòn biểu tình, bỏ một buổi chợ không sao cả. Tui bán ngày được có hơn trăm bạc nhưng tui sẽ lấy tiền góp của tui để đi, tụi tui thuê xe 50 chỗ rồi cô, giờ giấc khởi hành đã định. Ai cũng nghèo nhưng không thể ngồi yên nhìn bọn chúng bán nước, đời mình xem như thua rồi nhưng còn đời con mình, đời cháu chắt mình, phải đi thôi, không thể chịu đựng được hơn nữa!” Có những người biểu tình vừa hát vừa khóc cất tiếng ca những bài hát bị cấm như “Trả Lại Cho Dân” hoặc “Việt Nam Tôi Đâu?”
Đảng Cộng Sản Việt Nam lo trấn áp dân những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng. Nhưng Việt Cộng không ngờ người dân những thành phố nhỏ hơn như Bình Dương, Mỹ Tho, Nha Trang, Cam Ranh, Nghệ An, Phan Rí, Phan Thiết cũng một lòng chống Trung Cộng và Việt Cộng!
Như nhật báo Người Việt tổng hợp các tin tức trên mạng viết: Loạt hình ảnh được mạng xã hội Facebook loan tải cho thấy, lực lượng Cảnh Sát Cơ Động, vốn được mệnh danh là “Quả Đấm Thép” của Bộ Công An CSVN, đã thúc thủ trước những người biểu tình chống luật đặc khu và đôi khi biến thành bạo động tại Phan Thiết, Phan Rí của tỉnh Bình Thuận và Khu Công Nghiệp Tân Tạo (Pouyen), huyện Bình Chánh, thành phố Sài Gòn trong ngày ngày 11 Tháng Sáu, 2018.
Công an cảnh sát Việt Cộng đàn áp những người biểu tình ở Hà Nội nhanh chóng, nhưng họ đã thất bại ở một nơi bất ngờ nhất: Phan Rí.
Nhà báo tự do Phạm Lê Vương Các báo tin: “Sau nhiều giờ cố thủ trong trụ sở công an, chiều nay lực lượng cảnh sát vũ trang đã buông bỏ vũ khí trước sức ép từ những người dân biểu tình tại Phan Rí, Bình Thuận.” Bây giờ ai cũng có thể coi trên Youtube những cảnh sát cơ động đầu hàng dân Phan Rí! Người dân ở đây đã biểu tình suốt hai ngày!
Trên mạng mọi người nức lòng coi bài tường thuật, “Lúc 12 giờ trưa ngày 11 Tháng Sáu, 2018, nhà cầm quyền đã huy động hàng trăm cảnh sát cơ động kéo đến đàn áp người biểu tình tại quốc lộ 1A, đoạn đi qua thị xã Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, khiến bạo lực tiếp tục bùng phát.
“Kết cục là lực lượng hùng hậu gồm cảnh sát cơ động, công an trật tự được trang bị khiên chắn, gậy chuyên dụng cùng súng phóng lựu đạn cay… đã phải thất thủ trước những người dân đang phẫn uất cực độ.”
“Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy cảnh hàng trăm cảnh sát cơ động tự cởi bỏ mũ giáp, vũ khí trong hoàn cảnh bị người biểu tình bao vây, khống chế. Thậm chí, một số người dân đã chủ động giúp những các CSCĐ leo tường tháo chạy để bảo toàn tính mạng.”
Và đồng bào đối xử với những người biết “quay đầu lại với dân” với tấm lòng bao dung không ngờ: “Không hề có cảnh người biểu tình trả thù hay đánh đập những cảnh sát cơ động buông bỏ vũ khí mà trước đó vài giờ họ đã xung đột ‘một mất một còn.’”
Một người dân Bình Thuận viết cho cô ở Mỹ: “Nhìn mấy chú công an lo canh gác ngày đêm thương lắm cô à! Họ cũng có gia đình, họ cũng yêu nước, mà vì công việc họ phải chống lại dân! Người thân trong gia đình rất lo cho tính mạng họ.”
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất chứng kiến hình một anh cảnh sát cơ động tươi cười khi biết đồng bào vẫn thương mình. Ông đã hỏi họ: “Tại sao các anh phải nổ súng. Tại sao phải hầm hừ trấn áp, tấn công nhân dân như kẻ thù?” Và anh khuyên: “…nếu vẫn phải nổ súng, vẫn buộc phải bắn, thì: Hãy chĩa súng lên… trời!”
Đỗ Trung Quân, tác giả bài thơ nổi tiếng Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt, đã đặt câu hỏi: “Vì sao ngày cuộc sống càng nhiều bất ổn, ưu tư?” Ông nói thẳng với bảo người công an tới nhà: “Kẻ mà tôi gọi đích danh nó cưỡng chiếm non sông ta bằng cả hai thứ: súng đạn và tiền, là Trung Quốc!” Và ông khuyên, “hãy đứng chung với đồng bào của mình đi, bởi lẽ khi kẻ thù xưng danh là bạn khi chiếm được đất nước này nó cũng không tha cho gia đình các em đâu.”
Một người nhận xét trên mạng: Sau lần thất thủ ngay trước đại bản doanh của Formosa cùng với việc người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ, cảnh sát cơ động, thì đây là lần thứ ba lực lượng cảnh sát cơ động đã buộc phải đầu hàng nhân dân.
Ý nghĩa ngày Toàn Quốc Tổng Biểu Tình này, Mạnh Kim đã ghi nhận, đây mới thực là Ngày Thống Nhất và Ngày Giải Phóng! Từ Nam ra Bắc, “người dân thật sự giải phóng chính mình khỏi nỗi sợ hãi chế ngự bám chặt trong trí não.”
Dân hết sợ. Như Mạnh Kim viết, “Lần đầu tiên, người dân đã gọi đích danh những kẻ rắp tâm luồn cúi ngoại bang và manh nha đưa voi về dày mả tổ. Đây cũng là ngày mà chế độ phải sửng sốt trước những hô vang ‘Đả đảo bọn bán nước’, ‘Đả đảo cộng sản bán nước’, ‘Đả đảo Việt gian.’”
Ngày 12 Tháng Sáu, bí thư Bình Thuận đã phải đi Phan Rí điều đình với dân! Cuộc tranh đấu bất bạo động và đầy tình người sẽ thay đổi tương quan giữa những người đàn áp và những người dân bị đàn áp. Đồng bào Phan Rí đã báo hiệu cuộc cách mạng mới của dân Việt Nam đã bắt đầu. 


Vũ khí đuổi tàu ngoài biển đem dùng đuổi dân


Vũ khí đuổi tàu ngoài biển đem dùng đuổi dân
RFA
2018-06-14
Lực lượng công an huyện Diễn Châu, Nghệ An đã dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an hồi tháng 5 năm 2017.
Citizen photo

Gần đây, trong một số cuộc biểu tình, đi đòi quyền lợi hay dự tòa, người dân ghi nhận được loại thiết bị phát ra âm thanh rất lớn tác động đến thính giác và não bộ của họ.
Đó là thiết bị gì? Vì sao lại được đưa đến nơi người dân cùng nhau lên tiếng như thế?
“Một cái máy phát ra một âm thanh khủng khiếp lắm”
Mấy ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip ghi lại cảnh sát cơ động dùng một thiết bị để trên xe tải quân sự, phát ra âm thanh rất lớn để giải tán người biểu tình chống dự thảo Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng hôm chủ nhật 10 tháng 6 vừa qua tại khu vực Hồ Con Rùa, Sài Gòn.
Hồi tháng 5 năm 2017, Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục, khi đó là Quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh đã cùng với hàng ngàn giáo dân đi đến trụ sở công an huyện Diễn Châu, Nghệ An để đòi nhà chức trách phải thả anh Hoàng Bình, một giáo dân, một nhà hoạt động xã hội trong phong trào Lao Động Việt bị công an bắt giữ. Lúc bấy giờ lực lượng công an đã dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an, Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục thuật lại với Đài Á Châu Tự Do:
Họ có dùng một cái máy phát ra một âm thanh khủng khiếp lắm, nó làm cho mình rất là khó chịu, nó vang cả cái đầu của mình.
-LM. J.B Nguyễn Đình Thục
“Lúc đó tôi và bà con giáo dân đến trước trụ sở công an, thì bên trong có một số đông công an và họ có dùng một cái máy phát ra một âm thanh khủng khiếp lắm, nó làm cho mình rất là khó chịu, nó vang cả cái đầu của mình. Tôi tìm mọi cách ra hiệu cho họ tắt cái máy đó để tôi nói chuyện với bà con, nhưng mà họ không tắt mà còn mở mạnh hơn nữa. Khi mà họ phát âm thanh đó thì nó rất lớn, nó làm cho mình nhức đầu, nó vang cái tai, nó làm cho mình cảm giác đau cái tai lắm. Họ dùng máy đó mục đích của họ là để chúng tôi không tiếp cận được trụ sở huyện ủy, nơi công an đang tụ tập.”
Anh trai của anh Hoàng Bình là anh Hoàng Đức Nguyên, cho biết những gì mình chứng kiến tại Huyện Diễn Châu liên quan việc cảnh sát cơ động dùng máy phát âm thanh cỡ lớn để xua đuổi người biểu tình:
“Thực ra trong các cuộc biểu tình phản đối Formosa và các cuộc biểu tình khác thì lực lượng cảnh sát cơ động chưa sử dụng cái loa công suất lớn ấy. Nhưng mà khi có vụ anh Hoàng Bình bị bắt ngày 15 tháng 5 thì ở Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu, bên cơ động họ đưa một cái loa rất là lớn, nó hình thù rất là lớn. Tôi thấy nó giống một cái loa, có chân đứng, để trong một cái xe đặc chủng riêng, xe thùng lớn, rồi nó phóng ra thôi.”
Anh Nguyên cũng cho biết vào ngày diễn ra phiên xử anh Hoàng Bình, công an có đem thiết bị này đến gần tòa án nhưng không cho phát thanh lên vì lượng người đến tòa án hôm đó ít. Anh Nguyên nói thêm:
“Tôi không thể tưởng tượng đó là tiếng gì? Hôm ngày 10 tháng 6, tôi có nghe âm thanh y chang vậy trong video biểu tình ở Sài Gòn. Nghe thì làm đầu mình ù và choáng chứ không nghe ra tiếng gì rõ rang hết.”
Sau nhiều lần cố gắng liên lạc với Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, công an tỉnh Nghệ An, công an thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về thông tin cũng như tác hại đối với sức khỏe khi sử dụng thiết bị phát âm thanh cỡ lớn, nhưng mọi cuộc gọi đều không thành công. Chúng liên lạc với công an Phường 6, Quận 3 là cơ quan quản lý an ninh trật tự khu vực Hồ Con Rùa – Sài Gòn, nơi video clip ghi lại âm thanh từ thiết bị do cảnh sát cơ động sử dụng để giải tán người biển tình hôm chủ nhật 10 tháng 6 năm 2018, và được trả lời như sau:
“Cái đó anh đi hỏi bác sĩ… chứ hỏi tôi cũng không biết… công an hay cảnh sát cơ động thì cũng là công an thôi… Công an phường không trả lời những chuyện đó qua điện thoại nhe anh… có gì anh lên công an phường làm việc với bên đây đi… nhe.”
Dùng sai mục đích?
Vào năm 2014, nhiều tờ báo trong nước đăng tải thông tin Việt Nam trang bị cho một số tàu cảnh sát biển thiết bị âm thanh tầm xa LRAD là thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, được phát triển bởi tập đoàn LRAD của Mỹ. LRAD được sử dụng để phát đi thông điệp, lời cảnh báo hoặc chùm âm thanh gây hại hay gây đau đớn ở khoảng cách xa hơn so với các loại loa thông thường. Hệ thống LRAD được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ như: tuần tra trên biển, đuổi tàu vi phạm lãnh hải, chống cướp biển…
Tôi không thể tưởng tượng đó là tiếng gì? Hôm ngày 10 tháng 6, tôi có nghe âm thanh y chang vậy trong video biểu tình ở Sài Gòn. Nghe thì làm đầu mình ù và choáng chứ không nghe ra tiếng gì rõ rang hết.
-Hoàng Đức Nguyên
Tin cũng cho biết loại máy LRAD trang bị cho các tàu cảnh sát biển Việt Nam là loại LRAD 1000Xi, nặng khoảng 40kg, có thể phát chùm âm thanh định hướng ở khoảng cách lên đến 3.000m tuỳ vào điều kiện môi trường. LRAD 1000Xi có thể phát ra mức âm hưởng tối đa 150dB với góc 30 độ, đây là mức âm hưởng vượt qua khỏi giới hạn gây đau đớn cho con người (khoảng 130dB) và đủ để gây thủng màng nhĩ.
Tại buổi giới thiệu trang thiết bị của hải quân Việt Nam hồi cuối năm 2016, Trung Tá Nguyễn Kỳ Anh, Trưởng ban vật tư, Hải quân Việt Nam, từng xác nhận Hải quân Việt Nam có loại thiết bị tương tự LRAD dùng để đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải:
“Dựa trên công nghệ tích hợp module, là công nghệ hiện đại nhất bây giờ, giúp chúng ta thu nhỏ được kích thước của hệ thống mà vẫn đảm bảo được cường độ âm thanh mạnh mẽ, chất lượng âm thanh tốt và cự ly phóng xa, đặc biệt là phần mềm biên dịch và phát âm tiếng nước ngoài.”
Một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng không muốn nêu tên cho biết về ảnh hưởng của việc nghe âm thanh lớn hơn bình thường và nghe lâu:
“Cơ quan thính giác là một cơ quan rất nhạy cảm, nó là những tổ chức rất là tinh vi về mặt cấu trúc, và rất nhạy cảm về mặt cảm nhận. Khi mình nghe thì toàn bộ âm thanh phát ra từ cái loa sẽ được truyền hết vào trong màng nhĩ và qua chuỗi xương con, nó tác động lên tế bào thần kinh thính giác. Sức nghe bình thường của người ta tốt là khoảng từ 20dB cho đến 80dB, trên ngưỡng ấy thì nó gây tổn thương thính giác rất là nhiều.”
Thật khó để kiểm chứng chính xác loại thiết bị nào mà lực lượng chức năng sử dụng. Tuy nhiên, tác hại về mặt sức khỏe do loại thiết bị như thế gây nên đã được chứng thực bởi người từng phải đối diện nó.


Trung Quốc bước chân vào chiến lược thôn tính Việt Nam từ khi nào?



Trung Quốc bước chân vào chiến lược thôn tính Việt Nam từ khi nào?
Cát Linh, RFA                                                     
Hai dự thảo luật gây nhiều tranh cãi nhất và sóng gió nhất sau kỳ họp Quốc hội thứ 5, khoá XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam tạm thời đã có kết quả. Vấn đề là cả hai dự luật này đều bị người dân phản đối với nguyên nhân có liên quan sâu rộng đến Trung Quốc và các chính sách của Trung Quốc.
Nỗi khắc khoải từ năm 1951
“Tôi thấy cái nỗi khắc khoải nhất của ông ấy là ông ấy lo cho âm mưu ngày càng lộ liễu, càng nguy hiểm của Trung Quốc, độ can thiệp ngày càng sâu vào nội tình của đất nước Việt Nam.”
Ngay lúc bấy giờ nỗi ray rức nhất của ông là ông thấy mưu toan của Trung Quốc là bàn tay đã thọc sâu quá rồi vào trong nội tình của đất nước.”
Nhân vật mà Giáo sư Tương Lai nhắc ở trên là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một lần gặp mặt vào tháng 5 năm 2008.
Tôi thấy cái nỗi khắc khoải nhất của ông ấy là ông ấy lo cho âm mưu ngày càng lộ liễu, càng nguy hiểm của Trung Quốc, độ can thiệp ngày càng sâu vào nội tình của đất nước Việt Nam.
-Giáo sư Tương Lai
Cũng trong một bài viết mới nhất do Giáo sư Tương Lai email cho chúng tôi, ông kể lại một số chi tiết cho thấy “nỗi khắc khoải” của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thực chất đã xuất hiện từ năm 1951. Năm 1951 trở về sau khi vượt Trường Sơn ra Việt Bắc dự Đại hội II của Đảng, ông Võ Văn Kiệt được cử “đi thực tế” rút kinh nghiệm về công tác thuế nông nghiệp tại nông thôn miền Bắc. Từ khi đó, ông bắt đầu hiểu ra và nói rằng “dị ứng” với những bài học mà các cố vấn Trung Quốc chuyển tải vào nước ta. Vì thế, ông từ chối không đi Bắc Kinh và xin trở về ngay Nam Bộ.
Một số tài liệu ghi rõ, khoảng thời gian năm 1946-1954 xảy ra cuộc chiến tranh Pháp – Việt Minh, không ai là không biết tầm quan trọng của viện trợ của Cộng Sản Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt, một chi tiết quan trọng trong bài viết của tác giả Phạm Cao Dương vào năm 2009 có ghi rõ: Trung tuần tháng 8 năm 1950, khi hai đoàn cố vấn quân sự, một do Vi Quốc Thanh và Đặng Dật Phàm cầm đầu từ Quảng Tây và một do Trần Canh hướng dẫn từ Vân Nam đến bộ chỉ huy tiền phương của Việt Minh ở Quảng Uyên, Cao Bằng và được Võ Nguyên Giáp và Trần Đăng Ninh đón tiếp và thuyết trình.
Theo ông Phạm Cao Dương, đây là thời điểm then chốt bắn phát súng đầu tiên cho tầm quan trọng của viện trợ mà Cộng Sản Trung Quốc dành cho Cộng Sản Việt Nam.
Chi tiết này được tác giả Qiang Zhai đề cập thêm trong cuốn “China and the Vietnam wars” là trong chuyến đi Bắc Kinh từ 25-6 đến 8-7-1955 của Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đã đồng ý viện trợ 800 triệu tệ (200 triệu USD) để xây 18 dự án, trong đó có nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, nhà máy dệt Nam Định.
Cũng theo tác giả Qiang Zhai, vào tháng 5-1963, lúc miền Nam đang căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Phật Giáo, Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang Hà Nội, nói với Hồ Chí Minh: “Trung Quốc đang đứng bên cạnh các đồng chí. Nếu chiến tranh bùng nổ,Trung Quốc là hậu phương.”
Theo lời kể lại của Giáo sư Tương Lai, ông Võ Văn Kiệt đã nhìn thấy sức ép của Bắc Kinh thời điểm diễn ra Hội nghị Genève. Việc Bắc Kinh viện trợ vũ khí và cố vấn giúp Việt Nam đánh thực dân xâm lược nhằm tạo ra toan tính lâu dài để chờ ngày bành trướng, buộc chính quyền Việt Nam phải ngừng chiến và chấp nhận vĩ tuyến 17.

Sau đó, Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 là câu trả lời rõ ràng nhất cho âm mưu bành trướng của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam.
Tựu chung lại, để nhận định một cách khái quát nhất về thời điểm này, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cho biết:
“Suốt 4 ngàn năm lịch sử của mình, cuộc chiến tranh chủ yếu của Việt Nam là với phương Bắc. Qua bao nhiêu thời, từ khi Bắc thuộc rồi lấy lại độc lập. Có độc lập rồi thì đến thời tiền Lê, Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn, Tây Sơn thì đều chống trả với phương Bắc. Ngay cả đến thời kỳ cận đại thì năm 56 bị xâm lấn ở Hoàng Sa, 74, 79 rồi 88. Nhân dân Việt luôn luôn phải phòng vệ trước phương Bắc mặc dù vẫn phải giữ cái hữu nghị đối với họ.”
Việt Nam thời kỳ đổi mới
Thời gian gần đây, trong nước tung ra một video lời phát biểu của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an, Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân Trương Giang Long công khai cảnh báo: “Trung Quốc, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chúng ta. Mà không phải thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi. Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào…”
Theo Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, bắt đầu vào thập niên 90, cả Trung Quốc và Việt Nam đều bắt đầu chính sách mở cửa. Ông đánh giá Việt Nam lúc đó có những cái tích cực hơn cả Trung Quốc.
“Những người chủ trương đổi mới phải nói là ông Võ Văn Kiệt, là 1 trong những người thực hiện thành công, rất tốt cái đổi mới, mở cửa cho Việt Nam. Cái đó tôi nghĩ không chỉ người trong nước mà cả thế giới cũng công nhận như thế.”
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc “Đổi mới” chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với cuộc cải cách này, Việt Nam đã đưa GDP tăng trưởng liên tục từ năm 1986 đến 1996 với mức tăng trưởng bình quân 6,6%/năm. Lạm phát từ 3 con số được đưa về 12,7% năm 1995 và 4,5% năm 1996. Một thành tựu vẫn luôn được nhắc đến khi nói về giai đoạn này là Việt Nam từ một nước thiếu ăn đã có dư gạo để xuất khẩu.
Giáo sư Tương Lai cũng ghi nhận thành tựu kinh tế của Việt Nam giai đoạn này là nét độc đáo của một tầm nhìn mang đậm hình ảnh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
“Trong bối cảnh ấy, ông Kiệt đã tranh thủ mời những chuyên gia của chế độ cũ tham gia với ông, như ông Oánh, ông Nguyễn Văn Hảo, đặc biệt ông ấy thành lập 1 nhóm gọi là nhóm Thứ Sáu để sinh hoạt và góp ý kiến.”
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Bửu Sơn, những năm về sau, những chính sách tích cực về kinh tế của Đặng Tiểu Bình làm cho Trung Quốc có những thành công rất lớn và tốc độ phát triển kinh tế mạnh hơn.
Ngược lại, với Việt Nam thời điểm đó, ông Huỳnh Bửu Sơn chia sẻ:
“Trong khi đó, cái đổi mới của Việt Nam đến khoảng đầu năm 2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á làm cho kinh tế Việt Nam chậm lại trong 1 thời gian, đương nhiên nó làm cho nền kinh tế của mình không phát triển như trước.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế thì  1 chuyện xảy ra đó là mình mua hàng của Trung Quốc nhiều hơn, dẫn đến chuyện nhập siêu của mình càng lớn và quan hệ ngoại thương giữa mình và Trung Quốc càng lớn.”
Hiện tại
Mặc dù nhấn mạnh rằng nhập siêu không gọi là một “lệ thuộc”, nhưng theo ông Huỳnh Bửu Sơn, do vị trí địa lý của 2 quốc gia, và giá mua nguyên vật liệu từ Trung Quốc luôn rẻ hơn từ các nước khác.
Mối nguy của việc 3 đặc khu có thể biến thành các lãnh thổ của Trung Quốc ở Việt Nam là rất lớn. Chính vì vậy ngay những người dân bình thường ở Việt Nam cũng bày tỏ lo lắng.
-Phạm Chi Lan
“Nhất là khu vực kinh tế quốc doanh của Việt Nam lại có nhu cầu về nguyên liệu vật tư rất mạnh từ Trung Quốc.”
Một ví dụ về ngành dệt may, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2017, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc về Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD (khoảng 204.800 tỷ đồng), chiếm hơn 42,7% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Ở một lĩnh vực khác, Trung Quốc là nhà đầu tư nhiều dự án nhiệt điện tại Việt Nam, than mua từ thị trường này cũng đang có giá cao nhất so với các thị trường khác. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết từ đầu năm đến hết tháng 8, cả nước nhập khẩu gần 9,374 triệu tấn than, tổng giá trị kim ngạch đạt gần 934 triệu USD.
Sự phụ thuộc của Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc như ông Huỳnh Bửu Sơn đã phân tích ngày càng thể hiện rõ. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là người đưa ra quan điểm đồng thuận. Bà cho biết nền kinh tế Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc về nguồn cung cũng như xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân cho nỗi lo khi dự thảo Luật Đặc khu ra đời
“Mối nguy của việc 3 đặc khu có thể biến thành các lãnh thổ của Trung Quốc ở Việt Nam là rất lớn. Chính vì vậy ngay những người dân bình thường ở Việt Nam cũng bày tỏ lo lắng.”
Vào tháng 9-2017, ông Lưu Vân Sơn, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, trong chuyến kinh lý Hà Nội có lời miêu tả mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là “Hai nước có cùng số phận”.
Ngầm ý của câu nói này ra sao, có lẽ đã thể hiện rõ trong những chuyển biến ở Việt Nam, từ kinh tế, chính trị, cho đến du lịch.