Luật
đặc khu: Đỉnh điểm của phẫn nộ toàn dân
08/06/2018
Đất nước Việt Nam đang
sống trong tình trạng biến động, sôi sục.
Lãnh thổ của tổ quốc,
chủ quyền của đất nước, nền độc lập của quốc gia đang bị thử thách lớn.
Sự kiên nhẫn của một
dân tộc từng trải qua những thử thách ngàn cân treo sợi tóc lại bị đem ra thách
thức một cách nghiêm trọng nhất.
Người dân bình thường,
em học sinh bình thường cũng hiểu rõ rằng Luật Đặc khu hành chính – kinh tế Vân
Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Bình Định) và Phú Quốc là mưu đồ bành trướng
thâm hiểm nhất quán của Trung Cộng mà Bộ Chính trị đảng CSVN buộc phải « đem
thịt dân mình nuôi lũ hổ đói » – Bành trướng phương Bắc.
Bao nhiêu điều dối
trá, ngụy biện đều vô hiệu. Nào là ta đã có hàng trăm đặc khu kinh tế rải khắp,
nay có thêm 3 cái, có là bao, sẽ thu lợi cực lớn. Thế giới họ có biết mấy đặc
khu, mang lợi to lớn, là những tổ trứng Phượng Hoàng, phồn vinh thịnh vượng. 99
năm mới thật hấp dẫn các FDI lớn của thế giới, có giành riêng cho nước nào đâu!
Bà chủ tịch Quốc hội
leo lẻo: « Đây là chủ trương của Bộ Chính trị, không thể không làm. » Vậy đây
là quốc hội của nhân dân hay đảng hội của đảng?
Ông thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc thấy rõ « làn sóng phản đối khủng khiếp » nên hứa lắng nghe, sẽ điều
chỉnh, có vẻ như chỉ sẽ điều chỉnh số năm 99 xuống thấp hơn, nhưng công luận
lập tức trả lời: Phải từ bỏ hẳn dự Luật chứ không phải điều chỉnh, không thể cò
kè ở những điểm như thế.
Vì ai cũng biết cả 3
vùng nói trên đều đã có chủ đầu tư khá sâu, toàn là đại gia tư bản 9dỏ người
Việt thân Trung Quốc, nay họ cần những khoản vốn cực lớn mới.
Vài chục tỷ đôla để
đầu tư thêm cho sòng bạc, nhà đỏ cao cấp, nơi nghỉ dưỡng cho cánh thượng lưu,
sân gôn, vườn thú, bãi biển cho các đại quý tộc, nằm trong chiến lược kinh tế «
một vành đai, một con đường » – one belt, one road - của Hoàng Đế CS Trung Hoa
Tập Cận Bình.
Đây là lúc Bộ Chính
trị bế tắc, ngân sách thâm thủng, tham nhũng là thất thoát hàng trăm ngàn tỷ
đồng, kinh tế lụn bại, nợ chồng chất, cố tìm ra một lối thoát hào nhoáng nhưng
hoàn toàn mạo hiểm và liều lĩnh.
Họ tính rằng người dân
ta hiền lành quá, dễ bảo quá, quốc hội lại nằm trọn trong tay đảng, khi gần 90%
là đảng viên, phải tuân theo kỷ luật, chỉ thị của đảng, làm sao khác được.
Nhưng lại có một sự
thật là sự chịu đựng cam chịu của người dân là có hạn, con sên bị xéo phải oằn
lên, thế tận cùng tắc biến, uy tín của đảng đang ở mức thấp nhất, nhân dân bắt
đầu nhận ra đảng không còn xứng đáng là lực lượng tiên phong soi đường chỉ lối,
không còn là lực lượng chính đáng lãnh đạo, mất hoàn toàn tính chính danh –
legitimacy - nay lại đổ thêm dầu vào lửa bằng dự Luật bán nước này, thách thức
láo xuợc nhân dân là chủ thể duy nhất của đất nước.
Một văn kiện phản đối
Luật đặc khu lập tức có 737 chữ ký, hôm sau lên 1382 chữ ký, nay lên đến 1591
người tham gia do mạng Bô-xit đề xướng, trong ngoài nước các tổ chức kêu gọi
biểu tình ngày Chủ nhật 10/6 đòi hủy bỏ dự Luật, gần 30 đại biểu quốc hội nghi
ngại, yêu cầu hõan việc bỏ phiếu để thảo luận sâu thêm, rộng rãi thêm, các nhà
kinh tế Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, các nhà nghiên cứu Tương Lai, Nguyễn
Trung, Hà Sỹ Phu, các nhà báo Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, các nhà văn
Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Thiều… đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ đạo luật phản
động này.
Ông tổng bí thư nguyễn
Phú Trọng và Bộ Chính trị đang đứng trước một đỉnh điểm phẫn nộ xung thiên của
toàn dân. Ông tổng Trọng ốm yếu, uy tín suy giảm tệ hại do cầm đầu chủ trương
cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh phi pháp chà đạp pháp luật quốc tế bằng bạo lực,
gây căng thẳng với CHLB Đức, Tiệp, Slovaque, Ba Lan… và toàn Liên Âu, lại bị tố
cáo là nhu nhược với Trung Cộng nhất trong tất cả 5 tổng bí thư sau sự kiện
Thành Đô: Tệ hơn cả Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.
Đã có yêu cầu của một
số blogger nếu có bỏ phiếu về Luật đặc khu cần công khai không chỉ con số, tỷ
lệ, mà công khai cả tên những ai tán thành, những ai chống, các nhà nhiếp ảnh
cần chụp cho rõ, đầy đủ cảnh bỏ phiếu, vì sau này có thể có các phiên tòa xử
bày lũ bán nước buôn dân cần đến để làm chứng cứ.
Cả nước sẽ chăm chú
theo dõi cuộc bỏ phiếu này.
Để xem ông Tổng Trọng
và Bộ Chính Trị có gan lỳ được trước ý chí và phẫn nộ xung thiên của nhân dân
hay không?
No comments:
Post a Comment