Công nhân công ty
Pouyuen VietNam đình công biểu tình phản đối dự luật “Đặc khu”
JB. Nguyễn Hữu Vinh
2018-06-09
2018-06-09
Trưa nay, 09/06/2018,
hàng chục ngàn công nhân Công ty Pouyuen VietNam tại khu Công nghiệp Tân Tạo đã
đồng loạt đình công và biểu tình phản đối dự luật bán nước cho Trung Cộng.
Khoảng 50.000 công nhân đã đình công, hô vang khẩu hiệu phản đối bán nước với
Luật Đặc khu.
Hoảng hốt trước sự
phản ứng mạnh mẽ của công nhân tại đây (hiện Công ty này có khoảng 100.000 công
nhân đang làm việc), nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng đến hiện trường
hết sức đông đảo. Tất cả nhân viên văn phòng bị nhốt lại không cho ra ngoài.
Người biểu tình đã
nghe có những tiếng súng nổ, chưa rõ mục đích và thương vong.
Công nhân đình công và
biểu tình cho biết họ quyết tâm phản đối dự luật bán nước cho Trung Cộng. Chính
những người công nhân tại đây đã hiểu rất rõ về thân phận người làm thuê và
nhất là sự nhục nhằn của công nhân làm thuê cho các doanh nghiệp từ Trung Cộng
cũng như những gì đã xảy ra đối với họ.
Những người biểu tình
cho biết, họ dự định sẽ kéo dài cuộc đình công biểu tình với khoảng 100.000
công nhân ở Công ty này sẽ tham gia.
Gần đây, Quốc hội Việt
Nam, được cái gọi là Bộ Chính Trị chỉ thị thông qua “Luật đặc khu” mà nội dung
là cho nước ngoài thuê đất đến cả trăm năm - điều ai cũng biết nước ngoài ở đây
là Trung Quốc, được Dự luật ghi rằng “Nước láng giềng có đường biên giới chung
với Quảng Ninh”.
Việc làm này của nhà
cầm quyền đã chính thức xác nhận việc “Rước giặc vào nhà, rước voi về giày mả
tổ” mà cha ông ta đã cảnh giác, dặn dò và nghiêm cấm từ xa xưa.
Những âm mưu
thôn tính đất nước Việt Nam của bọn bá quyền nước lớn Trung Quốc có từ ngàn đời
nay và chưa bao giờ từ bỏ. Truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta đã
ghi lại chí khí quật cường của dân tộc chống bành trướng Phương Bắc bằng những
chiến công lẫy lừng.
Trong thời Cộng sản,
âm mưu bán nước đang từng bước được thực hiện bằng con đường chính thức của
đảng cộng sản bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là
đưa đất nước chúng ta vào vòng nô lệ Trung Cộng.
Bắt đầu từ những hành
động của chính quyền cộng sản như Công hàm 1958 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa do Phạm Văn Đồng ký dưới thời Hồ Chí Minh công nhận tuyên bố của Trung
Cộng về lãnh hải, trong đó có tuyên bố chủ quyền cả những quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa của Việt Nam.
Tiếp theo là việc nhà
cầm quyền CSVN đã im tiếng hùa theo khi Trung Cộng chiếm cướp Quần Đảo Hoàng Sa
của Việt Nam năm 1974.
Sau cuộc chiến năm
1979 và sau sự sụp đổ của hệ thống các chế độ Cộng sản trên thế giới, nhà cầm
quyền Việt Nam đã hoảng hốt quay lại ôm chân Trung Cộng nhằm giữ ngai vàng
thống trị của đảng Cộng sản.
Năm 1988, nhà cầm
quyền CSVN đã im lặng để Trung Cộng chiếm hàng loạt đảo thuộc Quần Đảo Trường
Sa của Việt Nam. Thậm chí, nhà cầm quyền CSVN đã không cho những người lính nổ
súng bảo vệ Tổ Quốc mình và biến 64 chiến sĩ thành bia đỡ đạn của quân Trung
Cộng và đến nay vẫn mất xác.
Tệ hại hơn, nhà cầm
quyền CSVN đã cố tình quên lãng và thậm chí ngăn cản những người dân yêu nước
tưởng nhớ đến họ.
Năm 1999, Đảng CSVN đã
tự quyền bí mật ký Hiệp định biên giới Việt – Trunng, tất cả những thông tin và
hiệp định này đã bị giấu kín trước quốc dân đồng bào. Những người đòi hỏi sự
minh bạch của bản Hiệp định này đều đã bị tống tù hoặc trấn áp không thương
tiếc.
Kết quả là lãnh thổ
Việt Nam bỗng dưng mất đi hơn 15.000 km2 trên bản đồ thế giới. Những địa danh
quen thuộc ngàn đời nay như Ải Nam Quan, Bản Giốc… đã bị biến mất.
Kể từ đó, quá trình
bán nước được thực hiện bằng nhiều hình thức, trên tất cả mọi mặt từ văn hóa,
chính trị, kinh tế, ngoại giao…
Và để hợp pháp việc
rước giặc vào nhà chiếm đóng những khu vực tối quan trọng đến An ninh, quốc
phòng của đất nước – những tử huyệt – nhà cầm quyền CSVN đã tiếp tay cho giặc
bằng các chính sách khác nhau trên mọi mặt.
Gần đây nhất là dự
luật “Đặc khu kinh tế” với những điều khoản tạo cơ sở để Trung Cộng chiếm giữ
đất đai Việt Nam hàng trăm năm được đưa ra.
Điều này đã làm dấy
lên làn sóng căm phẫn và phản đối dữ dội trong khắp cả nước.
Mọi tầng lớp nhân dân
từ trí thức đến nông dân, công nhân, từ nông thôn miền núi đến thành thị đều vô
cùng phẫn uất và phản đối dữ dội. Hàng ngàn chữ ký được thu thập trong thư ngăn
cản việc bán nước cho giặc dưới chiêu bài “làm kinh tế”.
Trên mạng xã hội, hầu hết
đều tập trung vào việc phản đối dự luật này. Nhà cầm quyền CSVN đã hoảng sợ
trước sự bất bình, phẫn nộ của người dân, do vậy đã quyết định lùi lại việc
thông quan “Luật” này đợi một dịp thuận tiện sau khi thông qua cái gọi là “Luật
An ninh mạng” nhằm bóp miệng người dân.
Một số người dân đã bị
Công an gọi lên đồn “làm việc” vì dám quan tâm việc lãnh thổ., đất nước.
Và điều gì phải đến sẽ
đến, không thể bóp chết lòng yêu nước của người dân, đồng loạt người dân đã lên
tiếng.
No comments:
Post a Comment