Sunday, May 19, 2019

Sự tranh giành quyền lực trong đảng CSVN - Chu Tất Tiến


Sự tranh giành quyền lực trong đảng CSVN
Chu Tất Tiến

Trong những ngày đầu tháng 5 năm 2019, hầu như tất cả những chính trị gia quốc tế luôn theo dõi tình hình Việt Nam đều quan tâm đến tình trạng sức khỏe đột nhiên suy sụp nặng của Nguyễn Phú Trọng, đương kim Hoàng Đế của Việt Nam, người kiêm hai chức vụ lớn nhất và quan trọng nhất của nước: Chủ Tịch Nước và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì sự bưng bít thông tin là chủ trương vốn có của hệ thống Đảng, nên người ta chỉ được biết rằng ngày 14 tháng 4, Nguyễn Phú Trọng đến thăm Kiên Giang thì bị đột quỵ. Vì tình hình “khẩn trương,” Trọng được chuyển cấp tốc về Bệnh Viện Chợ Rẫy và từ nơi đây, lại được chuyển về Hà Nội, rồi biệt tăm, nghĩa là không còn tin tức gì khác.

Cũng vì sự bưng bít thông tin chính thức, cho nên nhiều nguồn tin không kiểm chứng khác nhau được phổ biến trên mạng. Có nguồn tin cho rằng, để chứng tỏ uy quyền của mình, không biết sợ ai, Trọng chấp nhận xuống Kiên Giang là căn cứ địa của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện do Nguyễn Thanh Nghị là con của Dũng làm Bí Thư, mặc dù kể từ khi lên nắm quyền lực tối cao vào tay, Trọng đã ném “củi” là hầu hết tay chân bộ hạ của Dũng vào lò nướng, chết không kịp ngáp. Đòn này của Trọng rất cao cường, nếu xuống Kiên Giang bình an trở về thì phe Dũng coi như là hoàn toàn hàng phục, còn nếu chẳng may bị hại sao đó, thì cũng là dịp đổ tội cho phe Dũng, và rồi tìm cách nướng hết những tay chân còn lại của Dũng. Nhưng không ngờ, phe Dũng ra tay quá mạnh khiến cho Tổng Trọng lâm vào đường cụt, chấm dứt sự nghiệp trong đau đớn.

Nguồn tin khác cho rằng Tổng Trọng, khi đấu trí với phe Dũng, gặp nhiều khó khăn không lường, nên lúc gặp Thanh Nghị thì bị căng thẳng hết mức và bị xuất huyết não. Thực tế, cho đến hôm nay là bốn tuần, vẫn chưa ai rõ bệnh tình của Trọng phát sinh từ đâu, tiến triển như thế nào và sẽ kết thúc ra sao, nhưng trên hết, người thường quan tâm đến sinh hoạt chính trị của Đảng, đều cho rằng đây chỉ là một trong hàng ngàn sự kiện liên quan đến sự thanh toán lẫn nhau trong nội bộ Đảng.

Trong tất cả mọi văn kiện liên quan đến Đảng CSVN, tình đồng chí được đề cao như kim chỉ nam cho các sinh hoạt của đảng. Thực tế, các đồng chí lãnh tụ luôn tìm cách hãm hại nhau để tranh dành quyền lực vì từ quyền lực vĩ đại sinh ra quyền lợi vô biên. Từ sau khi Hồ Chí Minh lập ra chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 tháng 9, 1945, có rất nhiều các vụ thủ tiêu lẫn nhau một cách thầm kín, nên không thể có một danh sách nào chính xác ghi đầy đủ tên những đồng chí bị giết, nhưng người ta có thể nhẩm tính ra hàng ngàn vụ. Điển hình là trong cuộc Đấu Tố cải cách ruộng đất, một số lớn cán bộ, bộ đội “công thần” nhưng có gia đình gốc là tư sản cũng bị giết cùng với địa chủ. Sau khi máu đã đổ đầy đường, nhân dân ta thán, khóc than vang trời, nội bộ Đảng xáo trộn dữ dội, thì HCM lại giả bộ khóc lóc, xin lỗi nhân dân, và chuộc lỗi bằng cách giết luôn các cán bộ chỉ huy vụ cải cách ruộng đất để bịt miệng. Số người chết trong cả hai đợt lên tới cả trăm ngàn người.

Trong khi đó, nhận chỉ thị của HCM, nhiều cuộc thanh trừng đã động đến các lãnh tụ cấp cao. Cái chết nổi tiếng nhất là của Trung Tướng Nguyễn Bình, nguyên Tư lệnh Khu Chiến Đông Triều, Phó Chủ Tịch Kháng Chiến Nam Bộ. Vì xung đột nguyên tắc, Nguyễn Bình được lệnh ra Bắc nhận nhiệm vụ, ông bị các đồng chí phục kích bắn chết trên đất Cam Bốt.

Một cái chết thứ hai làm xôn xao dư luận quốc tế là Đại Sứ Đinh Bá Thi, sau khi bị Mỹ tố cáo là làm gián điệp cho miền Bắc. Bị lộ bí mật, miền Bắc sai giết luôn để ngừa hậu hoạn. Dần dần, người ta phanh phui ra nhiều cái chết bí ẩn đã gây thắc mắc cho dư luận quốc tế.

1. Đại Biểu Quốc Hội Dương Bạch Mai, người từng du học Pháp và Liên Xô, chết 1964, khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội, vì phản đối kiểu trại lính Trung Cộng. Sau khi uống bia do một đại biểu khác mời, ông này lăn đùng ra, xùi bọt mép, chết, không có điều tra.
2. Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam, đột nhiên ói ra máu, chết năm 1967.
3. Đại Tướng Chu Văn Tấn, người từng cõng Hồ Chí Minh tại hang Pắc Bó, nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng chết vô lý năm 1984.
4. Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái đang chuẩn bị thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột năm 1986.
5. Đại Tướng Lê Trọng Tấn, Viện Trưởng Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam, chết bất ngờ năm 1986.

6. Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Tư Lệnh chiến dịch cưỡng chiếm miền Nam chết bất ngờ trong thang máy. Sáu ngày sau khi chết, mới thấy Bộ Chính Trị thông báo và làm lễ tang. Người ta đồn rằng ông bị cận vệ nhận lệnh cấp trên, thắt cổ chết vì dám viết sách chống lại Văn Tiến Dũng, tác giả cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, nhận hết công của Cộng Sản Bắc Việt. Còn Trần Văn Trà viết cuốn Mùa Xuân Đại Thắng lại cho rằng công lớn là của Miền Nam!
7. Thượng Tướng Đinh Đức Thiện, Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Phó Tư Lệnh Chiến Dịch HCM, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, tên thật là Phan Đình Dinh, em ruột của Lê Đức Thọ, được báo là khi chùi súng săn bị “lạc đạn” chết năm 1987.
8. Trung Tướng Phan Bình, Cục Trưởng Cục Quân Báo, bị bắn vào đầu năm 1987.
9. Thủ Tướng Phạm Hùng chết đột ngột năm 1987 khi đang làm Thủ Tướng.
10.Thượng Tướng Công An Thi văn Tám cũng đột tử năm 2008.
11. Thượng Tướng Nguyễn Khắc Nghiên chết bất thình lình năm 2010.
12. Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Đường sắt, cũng đột ngột chết, không rõ nguyên do.
13. Tướng Công An Phạm Quý Ngọ, đang bị điều tra về tham nhũng, đột tử năm 2014.
14. Phùng Quang Thanh, từng là con hùm xám trong Đảng, cũng đã từng bị “phe ta” tung tin giả là đã chết tại Paris, rồi còn sống, về nước… nhưng cuối cùng cũng bị sa thải khỏi sinh hoạt chính trị.
15. Môt vụ nổ máy bay thập niên 1990, làm chết 13 người gồm Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Phó và toàn bộ tham mưu, cũng là một vụ thủ tiêu tàn nhẫn. Thân nhân của những người chết này không được phép làm tang lễ rầm rộ, mặc dù tất cả đều là tướng lãnh cao cấp.

Nhưng trên hết, cái chết của “lãnh tụ vĩ đại” Hồ, gần đây đã bị bật mí là bị thuốc độc của Lê Duẫn vì chính LD là người kiểm tra từng môn thuốc và thức ăn cho Hồ Chủ Tịch. Những ngày chót của HCM, không ai được ra vào thăm hỏi, vì HCM đã bị phe đảng LD bao vây. Điều quan trọng hơn nữa là chúc thư của HCM đã bị phe LD sửa, mãi hơn hai chục năm sau, mới bị bật mí.

Riêng Võ Nguyên Giáp, người đầu tiên làm Trung Đội Trưởng toán bộ đội đầu tiên của Cộng Sản Việt Nam, đã hai lần suýt bị đầu độc chết, nhờ may mắn mà thoát, nhưng rồi cũng bị tước mất hết quyền bính, và để làm nhục Giáp, phe Lê Duẩn đã cử Giáp làm tướng lãnh lo đặt vòng tránh thai. Từ đó, mới có câu đồng dao rằng:

Ngày xưa, đại tướng công đồn
Ngày nay, đại tướng công l. chị em. 

Vai trò người hùng Giáp càng ngày càng xuống dốc, khi thập niên 2000, chính những yếu nhân trong Đảng cho phổ biến những chi tiết mật, chứng tỏ là các trận Na Sản, Điện Biên Phủ đều do tướng Tầu chỉ huy, Giáp chỉ biết thi hành mà thôi, để làm nhục Giáp cho đến khi chết.
Trong những năm thập niên 2010 đến 2019, còn những vụ sôi nổi có tính chất quốc tế như các vụ Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh… đã làm cho quốc tế phải nhìn lại hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam như một lò Mafia Việt, trong đó các “đồng chí” tìm cách tiêu diệt nhau để tranh dành quyền lực một cách dã man, không khác gì Cộng Sản Tầu từng thanh trừng lẫn nhau hàng triệu cán bộ, đảng viên.
Thực tế đau lòng: Nước Việt Nam chúng ta sẽ còn phải chứng kiến nhiều vụ thanh trừng đẫm máu nữa cho đến khi nào dân chúng được quyền tham gia chính trị. Ngày ấy... bao giờ?


Ông Nguyễn Phú Trọng trở lại, có ‘lợi hại’ hơn không? Trung Khang, RFA


Ông Nguyễn Phú Trọng trở lại, có ‘lợi hại’ hơn không?
Trung Khang, RFA
2019-05-16

Hội nghị Trung ương 10 đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 5 và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước có bài phát biểu khai mạc.
Nhân dịp này Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, để nhận định về tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới.
Trung Khang: Sau khi xuất hiện trở lại đúng một tháng từ ngày 14 tháng 4,  ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời tại cuộc họp với 4 vị dược cho là lãnh đạo chủ chốt, rằng Hội Nghị Trung Ương 10 chính thức diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 5. Sang ngày 15, Ông Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính Trị và có chỉ thị cho một số công tác sắp đến về mặt đảng cũng như quản lý nhà nước? Ông có những nhận định chính nào qua các diễn biến này?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Trước đây, chưa cơ qua báo chí nào của đảng thông báo ngày sẽ diễn ra Hội Nghị Trung Ương 10, mà chỉ có trước đây một tuần có thông tin ngoài lề trên mạng xã hội là Hội Nghị Trung Ương 10 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/5. Điều này cho thấy mạng xã hội không chỉ vượt mặt báo chí đảng mà còn vượt mặt các cơ quan đảng. Mạng xã hội cũng thông tin trước là Nguyễn Phú Trọng sẽ dự Hội Nghị Trung Ương 10, và sẽ có một bài khai mạc quan trọng.
Khi Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại Hội Nghị Trung Ương 10, thì cán cân quyền lực trong đảng tại Đại hội 13 đã tạm thời an bài cho gượng mặt Trần Quốc Vượng, chứ không phải Nguyễn Xuân Phúc.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Điều đó đã đúng, chỉ có một điểm là về mặt sức khỏe cùng xuất hiện tại hai cuộc họp trước Hội Nghị Trung Ương 10 là một cuộc họp lãnh đạo chủ chốt trong phạm vi rất hẹp, và cuộc họp thứ hai là chỉ đạo cho Bộ Chính Trị, và ông Trọng đã chính thức trở lại chính trường. Chính thức thoát khỏi vòng nghi ngờ là mất tích hay biến mất. Mặc dù chậm chạp nhưng tôi cho rằng ông ta đã phục hồi sức khỏe, đặc biệt là khả năng nói, phát âm, khá lưu loát, rành mạch, điều này cho thấy thông tin ông Trọng bị méo miệng là không đúng. Vì người mới bị méo miệng khó có thể phát âm rõ ràng như Nguyễn Phú Trọng trong những ngày vừa qua. Tôi chỉ thắc mắc làm sao ông Trọng có thể vào dự Hội Nghị Trung Ương 10, vì những ngày qua chỉ xuất hiện hình ảnh ông Trọng ngồi, không hề thấy ông ta di chuyển. Như vậy giả thuyết ông Trọng bị tai biến làm ảnh hưởng một phần cơ thể là có cơ sở, vì vậy ảnh ông ngồi có dây đai, và di chuyển có lẽ cần người dìu. Cho nên báo chí hôm nay đưa tin về Hội Nghị Trung Ương 10 chỉ thấy ông Trọng ngồi chứ không đứng, đi lại bắt tay các quan chức như những Hội Nghị khác trước đây.
Ngoài ra Nguyễn Phú Trọng trở lại đã chính thức đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo Nguyễn Phú Trọng, có nghĩa là mọi kế hoạch, chương trình của ông ta trước đây. Và cũng tạm thời chấm dứt cảnh mà dư luận cho rằng “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” trong những ngày ông Trọng nằm trên giường bệnh. Và ông ta còn tái khởi động một cách nhiệt tình hơn chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông ta. Bằng chứng là khi ông vừa xuất hiện trở lại đã xuất hiện việc bắt các quan chức tham nhũng, cụ thể là bắt giữ 2 quan chức kinh doanh được coi là sân sau của hai quan chức chính trị cao cấp. Điều này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông ta sẽ mạnh mẽ hơn, trải rộng hơn và nghiệt ngã hơn.
Khi Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại Hội Nghị Trung Ương 10, thì cán cân quyền lực trong đảng tại Đại hội 13 đã tạm thời an bài cho gượng mặt Trần Quốc Vượng, chứ không phải Nguyễn Xuân Phúc.
Trung Khang: Ngày đầu tiên của Hội nghị Trung ương 10 cũng đã qua, Ông có những nhận định gì liên quan Hội Nghị lần này ạ?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Ngày làm việc đầu tiên của Hội Nghị Trung Ương 10, tức là ngày hôm nay, mặc dù cũng chả có thông tin gì cả, nhưng tôi cho rằng mọi chuyện sẽ nằm ở cuối giờ chiều ngày mai như thông tin nhân sự và kỷ luật.
Về kỷ luật sẽ logic với biểu hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ngay trong những ngày ông Trọng đang mất tích vào đầu tháng 5, thì Ủy ban này vẫn họp một cuộc họp máu lửa, đưa ra nhiều quan chức hải quân của Bộ quốc phòng, và đặc biệt lôi cả cựu phó thủ tưởng Vũ Văn Ninh. Rất nhiều khả năng đó là động thái đưa những nhân vật này vào Hội Nghị Trung Ương 10 để kỷ luật có lẽ là rất nghiêm khắc. Tôi cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương vẫn hoạt động và nhận chỉ đạo từ ông Trọng trên giường bệnh, điều này cũng logic với phát biểu của ông Trọng khi tái xuất hiện ngày 14/5 và đề cập đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương rằng không được ngưng nghỉ mà phải đốt lò liên tục.
Trong Hội Nghị Trung Ương 10, ngoài Vũ Văn Ninh thì ít nhất 2 quan chức nữa sẽ bị kỷ luật là cựu phó bí thư thành ủy TPHCM Tất Thành Cang đang bị báo chí đảng ồn ào trong vụ công ty Tân Thuận và công ty Sadeco, nhiều khả năng ông Tất Thành Cang sẽ phải đi “viết nhật ký” (đi tù). Người thứ 2 là Nguyễn Đức Chung thì số phận theo tôi không đến nỗi như Tất Thành Cang, nhưng mọi con đường được quy hoạch vào bộ chính trị, quy hoạch thành bí thư thành ủy Hà Nội đã gặp phải sự tráo trở đối với ông. Điều này tôi cho rằng có lẽ là vấn đề nhân quả, nếu chúng ta nhớ lại Nguyễn Đức Chung đã tráo trở với nhân dân Đồng Tâm như thế nào?
Đó là những vấn đề tôi dự báo về Hội Nghị Trung Ương 10.
Trung Khang: Những ‘kịch bản’ được một số người dự báo trước khi ông Trọng ngã bệnh đến nay có gì khác không?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Trước đây có những kịch bản về mặt sức khỏe rằng Nguyễn Phú Trọng đã nằm liệt giường, đã chết, sống thực vật hay phải mất 6 tháng mới hồi phục… nhưng tôi cho giả thiết bị tai biến nhẹ có vẻ hợp lý. Theo tôi về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng là không ổn, vì tất cả các bệnh tai biến đều không ổn và chỉ tính bằng thời gian. Việc ông Trọng ngay khi vừa tái xuất hiện đã lao ngay vào công việc, và có một show diễn cùng các lãnh đạo chủ chốt mà lại cho công khai ra ngoài, điều này cho thấy ông Trọng còn yêu thương công việc lắm, quyến luyến công việc và chưa hề muốn rời bỏ cái ghế lẫn quyền lực và tham vọng của ông ta. Nhưng điều đó theo y học là đặc biệt xấu cho bệnh nhân tai biến. Nếu ông ta tiếp tục như vậy thì cơn tai biến lần 2 chẳng sớm thì muộn sẽ xảy ra và thường thường chúng ta đều biết tai biến lần 2 kinh khủng như thế nào và có thể đi luôn.
Kịch bản của ông Nguyễn Phú Trọng phụ thuộc hoàn toàn vào phần lớn vào sự kềm chế của ông ta, mặc dù ông ta còn làm thì có thể thúc đẩy được công cuộc chống tham nhũng của ông ta, thanh tẩy được một số quan chức tham nhũng. Mặc khác ông ta lại tiếp tục bảo thủ, tôi cũng không biết bảo thủ hay chống tham nhũng cái nào tốt hơn.
Kịch bản sức khỏe kéo theo vấn đề quyền lực, sức khỏe suy giảm kéo theo quyền lực suy giảm, kéo theo cơ chế tập trung quyền lực cá nhân suy giảm, dẫn đến cơ chế tập trung quyền lực trung ương suy giảm, kéo theo nạn loạn thần trong tương lai. Tôi tin rằng với tình trạng suy giảm không thể tránh khỏi của ông Trọng thì tình trạnh cát cứ quyền lực, thậm chí kể cả tình trạng loạn sứ quân sẽ xuất hiện tại Việt Nam không chóng thì chầy.
Trung Khang: Sau khi xuất hiện trở lại, ông Trọng nhắc nhở phải tiếp tục công cuộc chống tham nhũng ‘làm tiếp vụ nào ra vụ nấy…’; ông thấy điều này có hàm ý gì?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi chỉ thấy một hàm ý là ông ta đang quyết tâm đốt lò. Nhưng theo cảm nhận riêng của tôi, qua lần tái xuất hiện của ông Trọng, tôi cảm giác rằng, ông ta đang thay đổi một cách tự nhiên. Sau một sang chấn mạnh dẫn đến sang chấn thần kinh não trạng, thì dẫn đến thay đổi lớn đối với người bệnh không chỉ về mặt cơ thể, mà còn về mặt tâm sinh lý, nhận thức. Không phải vô tình mà trong những ngày vừa qua khi ông Trọng nằm giường bệnh, đã xuất hiện thông tin đây là kế giả chết bắt quạ. Trong chính trường Việt Nam đầy rẫy mưu mô xảo quyệt, đầy xảo trá, đội trên đạp dưới, nói xấu… thì bất kỳ nhân vật nào suy giảm quyền lực thì sẽ thấy hết tiền hết bạn, hết ông tôi… cực kỳ bạc bẽo.
Thì tôi nghĩ Nguyễn Phú Trọng cũng không tránh khỏi quy luật như vậy. Ông ta cũng nằm trong guồng máy tâm sinh lý chính trị như vậy, để ông ta cảm nhận được những ngày vừa qua, khi ông ta chưa nằm xuống đã xuất hiện những manh nha quyền lực khác, thậm chí muốn chiếm ghế của ông ta. Điều đó cho ông ta thấy những gương mặt khác, tấm lòng khác, cuộc đời khác, không ở đâu có sự trung thành tuyệt đối, huống chi chính trị là con điếm, tất cả chỉ là dậu đổ bìm leo, gần như là lợi dụng nhau. Nguyễn Phú Trọng đang có sự thay đổi trở nên độc đoán hơn, nghiệt ngã hơn… có nghĩa là ông ta sẽ thẳng tay trong chiến dịch đốt lò. Sau khi tái xuất chúng ta thấy ông Trọng không dùng từ nhân văn như trước đây, khẩu khí của ông ta bây giờ cứng rắn hơn, nghiệt ngã hơn.
Trong những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vở kịch hay trong chính trường Việt Nam. Những quan chức tham nhũng sẽ mất ngủ hơn, đặc biệt là những đối thủ chính trị của ông Trọng.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Trong những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vở kịch hay trong chính trường Việt Nam. Những quan chức tham nhũng sẽ mất ngủ hơn, đặc biệt là những đối thủ chính trị của ông Trọng.
Trung Khang: Về mặt nhân sự cho thời kỳ sắp đến, trong phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị vào ngày 15 tháng 5, ông Trọng nhắc lại quyết tâm không sử dụng những người có biểu hiện chạy chức, chạy quyền; điều này có ẩn ý gì không?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Theo tôi điều này là cảm tính theo truyền thống chung chung của ông Trọng từ trước đến giờ. Vì từ trước đến nay chưa ai đưa ra được bằng chứng chạy chức chạy quyền mặc dù đã nhắc tới điều này từ 2 năm trước. Nó cũng giống như kê khai tài sản quan chức ở Việt Nam, trong 1 triệu trường hợp chỉ phát hiện 5 hay 7 trường hợp không đúng quy định. Cũng giống như quy định không nịnh bợ, như thế nào là nịnh bợ? Như thế nào là chạy chức chạy quyền? Người ta không đưa ra được tiêu chí, nên tôi không nghĩ rằng điều Nguyễn Phú Trọng nói không thể hiện một quyết tâm hay kế hoạch mà ông ta định làm gì đó.
Trung Khang: Nhân vật Nguyễn Văn Nên có mặt tại cuộc gặp lãnh đạo chủ chốt hôm 14 tháng 5 được nhiều người chú ý. Theo ông vì sao lại như thế?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Có dư luận cho rằng nếu xuất hiện trong nhóm lãnh đạo chủ chốt thì Nguyễn Văn Nên sẽ được bầu bổ sung vào ủy viên bộ chính trị trong đại hội 13, đó cũng là một khả năng, vì đã có tiền lệ như ông Trần Quốc Vượng trước khi được đưa lên thành thường trực ủy ban kiểm tra trung ương thì ông ta cũng là Chánh văn phòng Trung ương đảng thân cận với ông Trọng. Nhưng theo tôi, trường hợp ông Nên không đáng chú ý lắm vì trong những cuộc họp quan trọng luôn có sự xuất hiện của vị chánh văn phòng, là người tổng hợp mọi tình hình và báo cáo ra cuộc họp. Cho nên sự xuất hiện của ông Nên là hết sức bình thường.
Trung Khang: Ông có thể đoán định trước một số kịch bản cho tình hình VN trong thời gian tới?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Như tôi vừa nói thì tình hình Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe ông Trọng. Vì sức khỏe gia giảm sẽ kéo theo gia giảm quyền lực và có thể dẫn đến cát cứ quyền lực, chuyển giao quyền lực về tay người khác. Có thể dẫn đến đấu đá như thời tiền Đại hội 12.
Trong chính trường Việt Nam có một quy luật, tôi tạm cho là quy luật, đó là chính trường Việt Nam vào những năm lẻ thường xung đột nhiều hơn những năm chẵn. Điểm lại từ năm 2019, 2011 và đặc biệt 2015, 2017 xung đột, đấu đá nội bộ ghê gớm hơn những năm chẵn. Và năm nay 2019 có thể sẽ lập lại, và là năm đấu đá quyền lực tơi bời, và cũng có dấu hiệu như vậy trong những ngày ông Trọng nằm giường.
Ngoài ra nó còn phụ thuộc một chút vào vấn đề đối ngoại trong quan hệ với Mỹ, và kéo theo một sự thay đổi không lớn về dân chủ và nhân quyền.
Trung Khang: Xin cám ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã trả lời phỏng vấn ngày hôm nay.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Cám ơn Trung Khang đài RFA.


Bệnh phiền muộn: Những điều cần biết -Bs Hồ Ngọc Minh


Bnh phin mun: Những điều cần biết
May 14, 2019
Bs Hồ Ngọc Minh
LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.
Nếu bạn là một trong gần 15 triệu người Mỹ bị bệnh phiền muộn, bạn có thể có những triệu chứng như chán đời, không muốn ra khỏi giường buổi sáng, không muốn gần những người thân yêu, hay thấy đời thật tẻ nhạt, không có một niềm vui.
Phiền muộn là một bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống chứ không riêng gì thay đổi về tâm thần. Tổ Chức Y Tế Thế Giới, World Health Organization, dự đoán vào năm 2020 bệnh phiền muộn sẽ là lý do đứng thứ nhì trên toàn thế giới đưa đến khuyết tật chỉ sau bệnh tim mạch.
Một trong những lý do đưa đến phiền muộn có thể từ môi trường, những yếu tố có khi không để ý đến, thí dụ như ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, hay tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo. Nghiên cứu cho thấy, người dân sống ở những nơi đô thị đông dân cư, dễ bị phiền muộn hơn. Một nghiên cứu mới khác, cho thấy chất béo vào trong não bộ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh, và gây ra phiền muộn.
Những yếu tố khác gây ra bệnh phiền muộn cũng là những nguy cơ dẫn đến các bệnh kinh niên như bệnh tim mạch, đau nhức xương cốt, đau lưng, phong thấp, tiểu đường, cao huyết áp. Bệnh phiền muộn nếu không được chữa trị có thể ảnh hưởng đến hệ thống đề kháng, miễn nhiễm.
Bệnh phiền muộn không những làm bại hoại suy nhược có thể, mà còn đưa đến tử vong. Theo ước tính, có khoảng 20% bệnh nhân đã từng muốn tự tử. Ví dụ như một số minh tinh điện ảnh, những người có tiếng tăm lại dễ bị phiền muộn và đã tự kết liễu đời mình.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:
Bệnh phiền muộn không phải là sự thay đổi tâm thần tạm thời có thể vượt qua được. Đây là một căn bệnh mà não bộ không thể ghi nhận được những điều vui, điều hạnh phúc hay sung sướng. Thử nghiệm MRI và PET scan cho thấy não bộ của người bị phiền muộn có những thay đổi ở nhiều nơi, góp phần lớn ảnh hưởng đến căn bệnh.
Bệnh phiền muộn khá phổ thông, với khoảng 10% đã từng bị phiền muộn, và trên 50% những người này bị bệnh nặng. So với đàn ông, phụ nữ dễ bị phiền muộn gấp đôi. Những người dễ bị phiền muộn thường ở trong lứa tuổi 45 dến 65, dân tộc da màu, và ly dị. Ngoài ra, những người chưa học xong bậc trung học, thất nghiệp, và không có bảo hiểm y tế cũng dễ bị bệnh phiền muộn.
Một số yếu tố nguy cơ khác gồm có:
1-Bị stress trong cuộc sống, ví dụ như mất việc, có vấn đề lục đục trong hôn nhân, bị bệnh kinh niên hay có vấn đề khủng hoảng về tài chánh.
2-Có tuổi niên thiếu không được vui, ví dụ như bị hành hạ, lợi dụng tình dục, quan hệ với cha mẹ không tốt hay cha mẹ có vấn đề với hôn nhân bị đổ vỡ.
3-Có tâm tính không bình thường, ví dụ dễ bị nóng giận khi bị stress.
4-Có tiền sử trong gia đình bị bệnh phiền muộn.
Các triệu chứng:
Thật ra, có trên 50 triệu chứng khác nhau của bệnh phiền muộn, đi từ chuyện buồn phiền vô cớ cho đến mức độ giận dữ bất thường, làm việc nhiều hay không muốn làm việc.
Triệu chứng của bệnh phiền muộn có  rất nhiều nhưng có thể chia ra làm 3 nhóm chính:
1-Triệu chứng liên hệ đến tâm tính và khả năng tư duy bao gồm khí sắc trầm cảm, thiếu sự quan tâm hay thúc đẩy việc hưởng lạc, có vấn đề quyết định sự việc, bức xúc, lo lắng thái quá, trí nhớ không tốt, và có mặc cảm tội lỗi.
2-Triệu chứng về thể xác bao gồm mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon miệng, xuống cân, đau nhức mình mẩy, nhức đầu, hồi hộp, da dẻ bị ngứa ngáy như kim châm.
3-Triệu chứng về cách hành xử như hay khóc vô cớ, dễ bị nóng giận, xa lánh bạn bè và người thân, làm việc nhiều hay không muốn làm việc, nghiện ngập rượu và ma túy, và có khi muốn tự kết liễu đời mình.
Những người bị bệnh phiền muộn đa số không nhận biết  ra là mình bị bệnh. Do đó người thân nên để ý đến nhữnng triệu chứng trên đây mà tìm cách giúp đỡ. Trong trường hợp nặng, có thể cần đến bác sĩ. Chữa trị sẽ bao gồm việc phân tách về tâm tính, thái độ và cách hành xử của bệnh nhân. Nếu cần, bác sĩ sẽ cho thuốc chống trầm cảm.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nếu cho bệnh nhân thức 36 tiếng đồng hồ không ngủ một lần trong tuần, vài ba tuần như thế có thể giảm bớt bệnh phiền muộn. (BS. Hồ Ngọc Minh)


Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen


Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen
RFA
2019-05-16
Bộ Thương Mại Mỹ hôm 15/5 ra thông báo cho biết quyết định đưa công ty Huawei và các chi nhánh của tập đoàn Trung Quốc này vào danh sách đen các công ty mà việc mua bán chuyển giao công nghệ từ phía Mỹ phải được Bộ này cấp phép đặc biệt.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết quyết định này được đưa ra dựa vào các thông tin mà chính phủ Mỹ có được cho thấy Huawei đã tham gia vào các hoạt động đi ngược lại an ninh và lợi ích trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Thông báo cũng cho biết Huawei đã vi phạm Đạo luật về Quyền hạn Kinh tế trong tình trạng khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) của Mỹ vì đã cung cấp các dịch vụ tài chính bị cấm cho Iran, ngăn cản công lý trong các điều tra liên quan đến những vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.
Tờ New York Times hôm 16/5 nhận định với quyết định mới này, Huawei sẽ gặp nhiều khó khăn vì một loạt các thiết bị bao gồm cả các con chip dùng trong các điện thoại di động của Huawei đều được mua từ công ty của Mỹ như Qualcomm, Intel, và Broadcom. Phần mềm android của Google cũng được Huawei sử dụng.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết bất cứ việc mua bán, chuyển giao công nghệ nào của các công ty Mỹ cho các công ty trong danh sách đen bị coi là làm nguy hại đến an ninh và chính sách đối ngoại của Mỹ đều sẽ bị từ chối.
Theo nhận định của New York Times, nếu Huawei không thể mua các sản phẩm của Mỹ, thì hàng triệu người trên thế giới đang dùng điện thoại di động của Huawei sẽ bị ảnh hưởng.
Động thái mới từ chính quyền Mỹ diễn ra vào khi chính phủ Mỹ đang vận động các nước khác không sử dụng thiết bị của Huawei trong các mạng di động 5G.
Chính phủ Australia hồi năm ngoái cũng đã ra quyết định cấm Huawei được cung cấp thiết bị xây dựng mạng 5G tại nước này


Quốc hội không đưa Luật đặc khu vào chương trình xây dựng luật 2019-2020



Quc hi không đưa Lut đặc khu
vào chương trình xây dng lut 2019-2020
RFA
2019-05-17
Quốc hội Việt Nam không đưa Luật Đặc khu vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của cả năm 2019 và 2020.
Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của báo chí liên quan Luật Đặc khu cho biết thông tin vừa nói hôm 17/5. Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rõ khi nào Chính phủ Hà Nội thấy "chín" thì sẽ trình Quốc hội, hiện nay thì Chính phủ đang tiếp tục hoàn chỉnh để báo cáo và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi có kế hoạch trình Quốc hội hồi tháng 6/2018.
Vào các ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm ngoái một đợt biểu tình với đông đảo người dân tham gia nổ ra tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam với mục đích phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt giữ, có gần 120 người biểu tình bị kết án tù với cáo buộc’ gây rối trật tự công cộng’ hay ‘hủy hoại tài sản’.
Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.
Đến ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật này tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước người dân vẫn xuống đường phản đối, dẫn đến hàng chục người dân bị bắt giữ, bị xử với các án tù khác nhau.
Một số chuyên gia giải thích sở dĩ người dân phản đối luật này là do luật này sao chép từ Trung Quốc, đã lỗi thời và có nguy cơ bị mất lãnh thổ vào tay láng giềng phương Bắc. Ngoài ra thời hạn thuê đất lên đến 99 năm đối với các trường hợp đặc biệt cũng là 1 điểm bị người dân phản đối, tuy nhiên sau đó điều này đã bị xem xét lại trong dự thảo.
Tin cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 12 ngày để xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác.
Các dự án luật, nghị quyết đáng chú ý được Quốc hội xem xét, thông qua lần này như: Luật Giáo dục sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi; Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.v.v…
Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo liên quan pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.


TT Trump: ‘Trung Quốc đang nằm mơ’ cựu phó của Obama trúng cử


TT Trump: ‘Trung Quốc đang nằm mơ’
cựu phó của Obama trúng cử

Tác giảMinh Hòa
Ngày đăng:2019-05-12
Sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa ra những bình luận thẳng thắn về Trung Quốc khiến hàng chục ngàn cư dân mạng hưởng ứng.
Trung Quốc đang NẰM MƠ rằng Joe Biden ngái ngủ, hay bất kỳ ai khác, trúng cử [tổng thống Mỹ] năm 2020. Họ THÍCH bóc lột nước Mỹ!”, ông Trump viết trên Twitter vào chiều tối Chủ nhật, theo giờ Mỹ (tức sáng nay theo giờ Việt Nam).
Sau gần 30 phút trên mạng xã hội, tuyên bố của Tổng thống Trump nhận được 14.000 lượt thích và gần 3.600 lượt chia sẻ.
https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fwp-content%2Fuploads%2F2019%2F05%2Fscreen-shot-2019-05-13-at-6-51-55-am.png&t=1558011961&ymreqid=b4749a5f-8086-bed4-1c4c-d50074015800&sig=SP8jG_Lm2CC14LsFrFQZOg--~C
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden dưới quyền Barack Obama là một trong số hơn 20 ứng viên tranh cử từ đảng Dân chủ. Gần đây, ông Biden đưa ra tuyên bố gây tranh cãi về Trung Quốc, khiến ông bị cả hai đảng chỉ trích và qua đó giới quan sát lý giải được phần nào về lập trường mềm yếu của chính quyền Obama đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc sẽ cướp miếng ăn của chúng ta ư ? Thôi nào, làm gì có chuyện đó”, ông Biden phát biểu hôm 1/5 tại thành phố Iowa. “Ý tôi là, bạn biết đó, họ không phải người xấu”.
Với góc nhìn như ông Biden, không lạ gì khi Trung Quốc liên tục “bóc lột” Mỹ về thương mại và bành trướng tham vọng ở Biển Đông trong suốt hai nhiệm kỳ của ông và cấp trên Obama.
Thời đại mềm yếu với Trung Quốc đã chấm dứt kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền và liên tiếp thực thi những chính sách cứng rắn với Bắc Kinh trên hàng loạt lĩnh vực, từ thương mại đến Biển Đông.
Cũng trong sáng nay, Tổng thống Trump giải thích trong một bình luận khác trên Twitter về lợi ích thu được từ việc tăng thuế quan đối với hàng Trung Quốc, đồng thời trấn an mối lo ngại về việc nông dân Mỹ sẽ chịu thiệt hại nếu Trung Quốc trả đũa bằng cách ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ.
Chúng ta đang ở đúng vị trí mà chúng ta muốn xuất hiện với Trung Quốc. Hãy nhớ rằng, họ đã phá vỡ thỏa thuận với chúng ta và cố gắng đàm phán lại. Chúng ta sẽ nhận hàng chục tỷ đô la tiền thuế quan từ Trung Quốc. Người mua sản phẩm [Trung Quốc] có thể tự sản xuất tại Hoa Kỳ (phương án lý tưởng) hoặc mua sản phẩm đó từ các quốc gia không bị đánh thuế”, ông Trump viết.
Sau đó, chúng ta sẽ chi (vừa khớp hoặc nhiều hơn) số tiền mà Trung Quốc có thể sẽ không còn chi cho [các sản phẩm từ] những người nông dân yêu nước vĩ đại của chúng ta (ngành nông nghiệp), số tiền này [chỉ] chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số tiền thuế [mà chúng ta] nhận được, sau đó[chúng ta sẽ] phân phối số thực phẩm [mua từ nông dân Mỹ]cho những người dân đang bị đói của các nước trên thế giới! TUYỆT QUÁ! #MAGA (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại)”
Một ngày trước, Tổng thống Trump cũng đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ khác về chủ đề đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng Trung Quốc cảm thấy họ bị đánh rất đau trong cuộc đàm phán gần đây, khiến họ có thể sẽ muốn đợi quanh cho đến cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2020, để xem liệu họ có thể gặp may và có được một chiến thắng dành cho đảng Dân chủ hay không – trong trường hợp đó họ sẽ tiếp tục bóc lột Mỹ 500 tỷ USD mỗi năm”, Tổng thống Trump viết trên trang Twitter cá nhân của ông vào chiều tối thứ Bảy, theo giờ Mỹ (tức sáng Chủ nhật theo giờ Việt Nam).
Vấn đề duy nhất là họ biết tôi sẽ giành chiến thắng (những thông số về kinh tế và việc làm tốt nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và còn nhiều hơn thế nữa), và thỏa thuận sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều đối với họ nếu họ phải đàm phán trong nhiệm kỳ thứ hai của tôi. Sẽ là khôn ngoan nếu họ hành động ngay bây giờ, nhưng [tôi] thích thu thập tiền THUẾ LỚN [từ hàng nhập khẩu Trung Quốc]!”
Tới nay, hai dòng bình luận này lần lượt nhận được 109.000 và 94.000 lượt thích trên mạng xã hội Twitter.
Minh Hòa