Ông Nguyễn
Phú Trọng trở lại, có ‘lợi hại’ hơn không?
Trung Khang, RFA
2019-05-16
2019-05-16
Hội nghị Trung ương 10
đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 5 và ông Nguyễn
Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước có bài phát biểu khai mạc.
Nhân dịp này Đài Á Châu
Tự Do có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập
Việt Nam, để nhận định về tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới.
Trung
Khang: Sau
khi xuất hiện trở lại đúng một tháng từ ngày 14 tháng 4, ông Nguyễn Phú
Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời tại cuộc họp với 4 vị dược cho là
lãnh đạo chủ chốt, rằng Hội Nghị Trung Ương 10 chính thức diễn ra từ ngày 16
đến 18 tháng 5. Sang ngày 15, Ông Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính Trị và có chỉ
thị cho một số công tác sắp đến về mặt đảng cũng như quản lý nhà nước? Ông có
những nhận định chính nào qua các diễn biến này?
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Trước đây, chưa cơ qua báo chí nào của đảng thông báo ngày sẽ
diễn ra Hội Nghị Trung Ương 10, mà chỉ có trước đây một tuần có thông tin ngoài
lề trên mạng xã hội là Hội Nghị Trung Ương 10 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày
18/5. Điều này cho thấy mạng xã hội không chỉ vượt mặt báo chí đảng mà còn vượt
mặt các cơ quan đảng. Mạng xã hội cũng thông tin trước là Nguyễn Phú Trọng sẽ
dự Hội Nghị Trung Ương 10, và sẽ có một bài khai mạc quan trọng.
Khi
Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại Hội Nghị Trung Ương 10, thì cán cân quyền lực
trong đảng tại Đại hội 13 đã tạm thời an bài cho gượng mặt Trần Quốc Vượng, chứ
không phải Nguyễn Xuân Phúc.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Điều đó đã đúng, chỉ có
một điểm là về mặt sức khỏe cùng xuất hiện tại hai cuộc họp trước Hội Nghị
Trung Ương 10 là một cuộc họp lãnh đạo chủ chốt trong phạm vi rất hẹp, và cuộc
họp thứ hai là chỉ đạo cho Bộ Chính Trị, và ông Trọng đã chính thức trở lại
chính trường. Chính thức thoát khỏi vòng nghi ngờ là mất tích hay biến mất. Mặc
dù chậm chạp nhưng tôi cho rằng ông ta đã phục hồi sức khỏe, đặc biệt là khả
năng nói, phát âm, khá lưu loát, rành mạch, điều này cho thấy thông tin ông
Trọng bị méo miệng là không đúng. Vì người mới bị méo miệng khó có thể phát âm
rõ ràng như Nguyễn Phú Trọng trong những ngày vừa qua. Tôi chỉ thắc mắc làm sao
ông Trọng có thể vào dự Hội Nghị Trung Ương 10, vì những ngày qua chỉ xuất hiện
hình ảnh ông Trọng ngồi, không hề thấy ông ta di chuyển. Như vậy giả thuyết ông
Trọng bị tai biến làm ảnh hưởng một phần cơ thể là có cơ sở, vì vậy ảnh ông
ngồi có dây đai, và di chuyển có lẽ cần người dìu. Cho nên báo chí hôm nay đưa
tin về Hội Nghị Trung Ương 10 chỉ thấy ông Trọng ngồi chứ không đứng, đi lại
bắt tay các quan chức như những Hội Nghị khác trước đây.
Ngoài ra Nguyễn Phú Trọng
trở lại đã chính thức đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo Nguyễn Phú Trọng, có nghĩa là
mọi kế hoạch, chương trình của ông ta trước đây. Và cũng tạm thời chấm dứt cảnh
mà dư luận cho rằng “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” trong những ngày ông Trọng
nằm trên giường bệnh. Và ông ta còn tái khởi động một cách nhiệt tình hơn chiến
dịch đốt lò chống tham nhũng của ông ta. Bằng chứng là khi ông vừa xuất hiện
trở lại đã xuất hiện việc bắt các quan chức tham nhũng, cụ thể là bắt giữ 2
quan chức kinh doanh được coi là sân sau của hai quan chức chính trị cao cấp.
Điều này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông ta sẽ mạnh mẽ hơn, trải
rộng hơn và nghiệt ngã hơn.
Khi Nguyễn Phú Trọng xuất
hiện tại Hội Nghị Trung Ương 10, thì cán cân quyền lực trong đảng tại Đại hội
13 đã tạm thời an bài cho gượng mặt Trần Quốc Vượng, chứ không phải Nguyễn Xuân
Phúc.
Trung
Khang: Ngày
đầu tiên của Hội nghị Trung ương 10 cũng đã qua, Ông có những nhận định gì liên
quan Hội Nghị lần này ạ?
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Ngày làm việc đầu tiên của Hội Nghị Trung Ương 10, tức là ngày
hôm nay, mặc dù cũng chả có thông tin gì cả, nhưng tôi cho rằng mọi chuyện sẽ
nằm ở cuối giờ chiều ngày mai như thông tin nhân sự và kỷ luật.
Về kỷ luật sẽ logic với
biểu hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ngay trong những ngày ông Trọng đang
mất tích vào đầu tháng 5, thì Ủy ban này vẫn họp một cuộc họp máu lửa, đưa ra
nhiều quan chức hải quân của Bộ quốc phòng, và đặc biệt lôi cả cựu phó thủ
tưởng Vũ Văn Ninh. Rất nhiều khả năng đó là động thái đưa những nhân vật này
vào Hội Nghị Trung Ương 10 để kỷ luật có lẽ là rất nghiêm khắc. Tôi cho rằng Ủy
ban Kiểm tra Trung ương vẫn hoạt động và nhận chỉ đạo từ ông Trọng trên giường
bệnh, điều này cũng logic với phát biểu của ông Trọng khi tái xuất hiện ngày
14/5 và đề cập đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương rằng không được ngưng nghỉ mà
phải đốt lò liên tục.
Trong Hội Nghị Trung Ương
10, ngoài Vũ Văn Ninh thì ít nhất 2 quan chức nữa sẽ bị kỷ luật là cựu phó bí
thư thành ủy TPHCM Tất Thành Cang đang bị báo chí đảng ồn ào trong vụ công ty
Tân Thuận và công ty Sadeco, nhiều khả năng ông Tất Thành Cang sẽ phải đi “viết
nhật ký” (đi tù). Người thứ 2 là Nguyễn Đức Chung thì số phận theo tôi không
đến nỗi như Tất Thành Cang, nhưng mọi con đường được quy hoạch vào bộ chính
trị, quy hoạch thành bí thư thành ủy Hà Nội đã gặp phải sự tráo trở đối với
ông. Điều này tôi cho rằng có lẽ là vấn đề nhân quả, nếu chúng ta nhớ lại
Nguyễn Đức Chung đã tráo trở với nhân dân Đồng Tâm như thế nào?
Đó là những vấn đề tôi dự
báo về Hội Nghị Trung Ương 10.
Trung
Khang: Những
‘kịch bản’ được một số người dự báo trước khi ông Trọng ngã bệnh đến nay có gì
khác không?
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Trước đây có những kịch bản về mặt sức khỏe rằng Nguyễn Phú
Trọng đã nằm liệt giường, đã chết, sống thực vật hay phải mất 6 tháng mới hồi
phục… nhưng tôi cho giả thiết bị tai biến nhẹ có vẻ hợp lý. Theo tôi về sức
khỏe của Nguyễn Phú Trọng là không ổn, vì tất cả các bệnh tai biến đều không ổn
và chỉ tính bằng thời gian. Việc ông Trọng ngay khi vừa tái xuất hiện đã lao
ngay vào công việc, và có một show diễn cùng các lãnh đạo chủ chốt mà lại cho
công khai ra ngoài, điều này cho thấy ông Trọng còn yêu thương công việc lắm,
quyến luyến công việc và chưa hề muốn rời bỏ cái ghế lẫn quyền lực và tham vọng
của ông ta. Nhưng điều đó theo y học là đặc biệt xấu cho bệnh nhân tai biến.
Nếu ông ta tiếp tục như vậy thì cơn tai biến lần 2 chẳng sớm thì muộn sẽ xảy ra
và thường thường chúng ta đều biết tai biến lần 2 kinh khủng như thế nào và có
thể đi luôn.
Kịch bản của ông Nguyễn
Phú Trọng phụ thuộc hoàn toàn vào phần lớn vào sự kềm chế của ông ta, mặc dù
ông ta còn làm thì có thể thúc đẩy được công cuộc chống tham nhũng của ông ta,
thanh tẩy được một số quan chức tham nhũng. Mặc khác ông ta lại tiếp tục bảo
thủ, tôi cũng không biết bảo thủ hay chống tham nhũng cái nào tốt hơn.
Kịch bản sức khỏe kéo
theo vấn đề quyền lực, sức khỏe suy giảm kéo theo quyền lực suy giảm, kéo theo
cơ chế tập trung quyền lực cá nhân suy giảm, dẫn đến cơ chế tập trung quyền lực
trung ương suy giảm, kéo theo nạn loạn thần trong tương lai. Tôi tin rằng với
tình trạng suy giảm không thể tránh khỏi của ông Trọng thì tình trạnh cát cứ
quyền lực, thậm chí kể cả tình trạng loạn sứ quân sẽ xuất hiện tại Việt Nam
không chóng thì chầy.
Trung
Khang: Sau
khi xuất hiện trở lại, ông Trọng nhắc nhở phải tiếp tục công cuộc chống tham
nhũng ‘làm tiếp vụ nào ra vụ nấy…’; ông thấy điều này có hàm ý gì?
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi chỉ thấy một hàm ý là ông ta đang quyết tâm đốt lò. Nhưng
theo cảm nhận riêng của tôi, qua lần tái xuất hiện của ông Trọng, tôi cảm giác
rằng, ông ta đang thay đổi một cách tự nhiên. Sau một sang chấn mạnh dẫn đến
sang chấn thần kinh não trạng, thì dẫn đến thay đổi lớn đối với người bệnh
không chỉ về mặt cơ thể, mà còn về mặt tâm sinh lý, nhận thức. Không phải vô
tình mà trong những ngày vừa qua khi ông Trọng nằm giường bệnh, đã xuất hiện
thông tin đây là kế giả chết bắt quạ. Trong chính trường Việt Nam đầy rẫy mưu
mô xảo quyệt, đầy xảo trá, đội trên đạp dưới, nói xấu… thì bất kỳ nhân vật nào
suy giảm quyền lực thì sẽ thấy hết tiền hết bạn, hết ông tôi… cực kỳ bạc bẽo.
Thì tôi nghĩ Nguyễn Phú
Trọng cũng không tránh khỏi quy luật như vậy. Ông ta cũng nằm trong guồng máy
tâm sinh lý chính trị như vậy, để ông ta cảm nhận được những ngày vừa qua, khi
ông ta chưa nằm xuống đã xuất hiện những manh nha quyền lực khác, thậm chí muốn
chiếm ghế của ông ta. Điều đó cho ông ta thấy những gương mặt khác, tấm lòng
khác, cuộc đời khác, không ở đâu có sự trung thành tuyệt đối, huống chi chính
trị là con điếm, tất cả chỉ là dậu đổ bìm leo, gần như là lợi dụng nhau. Nguyễn
Phú Trọng đang có sự thay đổi trở nên độc đoán hơn, nghiệt ngã hơn… có nghĩa là
ông ta sẽ thẳng tay trong chiến dịch đốt lò. Sau khi tái xuất chúng ta thấy ông
Trọng không dùng từ nhân văn như trước đây, khẩu khí của ông ta bây giờ cứng
rắn hơn, nghiệt ngã hơn.
Trong
những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vở kịch hay trong chính trường
Việt Nam. Những quan chức tham nhũng sẽ mất ngủ hơn, đặc biệt là những đối thủ
chính trị của ông Trọng.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Trong những ngày tới,
chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vở kịch hay trong chính trường Việt Nam. Những
quan chức tham nhũng sẽ mất ngủ hơn, đặc biệt là những đối thủ chính trị của
ông Trọng.
Trung
Khang: Về
mặt nhân sự cho thời kỳ sắp đến, trong phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị vào
ngày 15 tháng 5, ông Trọng nhắc lại quyết tâm không sử dụng những người có biểu
hiện chạy chức, chạy quyền; điều này có ẩn ý gì không?
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Theo tôi điều này là cảm tính theo truyền thống chung chung của
ông Trọng từ trước đến giờ. Vì từ trước đến nay chưa ai đưa ra được bằng chứng
chạy chức chạy quyền mặc dù đã nhắc tới điều này từ 2 năm trước. Nó cũng giống
như kê khai tài sản quan chức ở Việt Nam, trong 1 triệu trường hợp chỉ phát
hiện 5 hay 7 trường hợp không đúng quy định. Cũng giống như quy định không nịnh
bợ, như thế nào là nịnh bợ? Như thế nào là chạy chức chạy quyền? Người ta không
đưa ra được tiêu chí, nên tôi không nghĩ rằng điều Nguyễn Phú Trọng nói không
thể hiện một quyết tâm hay kế hoạch mà ông ta định làm gì đó.
Trung
Khang: Nhân
vật Nguyễn Văn Nên có mặt tại cuộc gặp lãnh đạo chủ chốt hôm 14 tháng 5 được
nhiều người chú ý. Theo ông vì sao lại như thế?
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Có dư luận cho rằng nếu xuất hiện trong nhóm lãnh đạo chủ chốt
thì Nguyễn Văn Nên sẽ được bầu bổ sung vào ủy viên bộ chính trị trong đại hội
13, đó cũng là một khả năng, vì đã có tiền lệ như ông Trần Quốc Vượng trước khi
được đưa lên thành thường trực ủy ban kiểm tra trung ương thì ông ta cũng là Chánh
văn phòng Trung ương đảng thân cận với ông Trọng. Nhưng theo tôi, trường hợp
ông Nên không đáng chú ý lắm vì trong những cuộc họp quan trọng luôn có sự xuất
hiện của vị chánh văn phòng, là người tổng hợp mọi tình hình và báo cáo ra cuộc
họp. Cho nên sự xuất hiện của ông Nên là hết sức bình thường.
Trung
Khang: Ông
có thể đoán định trước một số kịch bản cho tình hình VN trong thời gian tới?
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Như tôi vừa nói thì tình hình Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào
sức khỏe ông Trọng. Vì sức khỏe gia giảm sẽ kéo theo gia giảm quyền lực và có
thể dẫn đến cát cứ quyền lực, chuyển giao quyền lực về tay người khác. Có thể
dẫn đến đấu đá như thời tiền Đại hội 12.
Trong chính trường Việt
Nam có một quy luật, tôi tạm cho là quy luật, đó là chính trường Việt Nam vào
những năm lẻ thường xung đột nhiều hơn những năm chẵn. Điểm lại từ năm 2019,
2011 và đặc biệt 2015, 2017 xung đột, đấu đá nội bộ ghê gớm hơn những năm chẵn.
Và năm nay 2019 có thể sẽ lập lại, và là năm đấu đá quyền lực tơi bời, và cũng
có dấu hiệu như vậy trong những ngày ông Trọng nằm giường.
Ngoài ra nó còn phụ thuộc
một chút vào vấn đề đối ngoại trong quan hệ với Mỹ, và kéo theo một sự thay đổi
không lớn về dân chủ và nhân quyền.
Trung
Khang: Xin
cám ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã trả lời phỏng vấn ngày hôm nay.
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng: Cám ơn Trung Khang đài RFA.
No comments:
Post a Comment