Thursday, January 18, 2018

“tống cổ về Việt Nam ăn…” Kiều Phong Lê Tất Điều

“tng c v Vit Nam ăn…”
Kiều Phong Lê Tất Điều

Ông Võ văn Ái là chủ nhiệm tờ Quê Mẹ. Ông Nguyễn viết Ty là chủ nhiệm tờ Đoàn Kết. Cả hai tờ cùng xuất bản ở thủ đô nước Pháp nhưng lập trường đối nghịch nhau như sáng với tối, như địa ngục và thiên đường, như chiến sĩ quốc gia và bồi bút Cộng sản.

Tờ Quê Mẹ, như phần lớn những tờ báo của người Việt lưu vong, thường đem tội lỗi của Đảng Cộng sản Việt nam ra phân tích cặn kẽ, châm trích cay nghiệt. Tờ Đoàn Kết thì như tất cả những tờ báo của những đảng viên cộng sản trẻ tuổi, đang lớn, ra công bảo vệ sự sáng suốt của Đảng cũng như sự rực rỡ tên vàng của bác Hồ, khoe khoang nước giàu dân mạnh, Việt nam đói rách hiện nay chính là đuốc soi đường cho nhân loại…

Làm công việc khen ngợi một bọn độc tài, bảo vệ uy tín cho một chính quyền cỡ như chính quyền Hà nội hiện nay quả là một việc làm có tính cách Mác xít, vì nó đòi hỏi sự lao động cật lực, vất vả lắm. Còn những người làm công việc giễu cợt ở tờ Quê Mẹ thì có vẻ khơi khơi, thoải mái… Một bên chê, một bên kia ra công nâng bi, hận thù to dần.

Cho đến một hôm, Nguyễn viết Ty, chủ nhiệm Đoàn Kết chịu không nổi nữa, hắn viết cho ông Võ văn Ái và tờ Quê Mẹ những dòng nguyên văn như sau:

*“ Kể từ nay tôi rất mong ông Võ văn Ái và Ban biên tập Quê Mẹ đóng miệng chó lại – chứ không có ngày sẽ vỡ mặt và bị tống cổ về Việt nam ăn cứt, Chủ báo Đoàn Kết Nguyễn viết Ty, 70 Rue Magazine 75006 Paris quyết liệt tranh đấu”.*

Những lời lẽ trên đây được in trên tờ Đoàn Kết, in nguyên thủ bút của tác giả. Có lẽ chủ báo Nguyễn viết Ty cẩn thận, sợ không đăng chữ viết tay của mình lên thì không ai dám tin là hắn lại có được những câu văn chương xuất thần bay bướm lả lướt như vậy.

Trước hết phải công nhận ngay một giá trị khó chối cãi của năm dòng văn chương có đầy đủ chó với cứt đái của chủ nhiệm báo Đoàn Kết: Nó độc đáo lắm, độc đáo không ngờ. Đoàn Kết đại diện cho tiếng nói lập trường của nhà nước cộng sản Việt nam ở Pháp, ở thủ đô văn hóa, lâu nay Đoàn Kết cũng cố gắng nhiều có đưa ra những bài văn ghê gớm, nhưng chỉ có những dòng như trên mới thực sự đại diện cho tư cách, lập trường và nền văn minh của chính phủ ta. Nó vừa độc đáo vừa cô đọng, đáng được đem về dâng cúng ở ngôi mộ của bác Hồ để bác được thêm một dịp vui mừng về nền văn chương của con cháu bác, những đứa ở xa vẫn nói và làm đúng theo lời bác dậy.

Cán bộ Nguyễn viết Ty nên cám ơn ông Võ văn Ái và ban biên tập Quê Mẹ. Lâu nay chắc cán Ty có viết bài, có hoạt động văn chương với tư cách chủ nhiệm, nhưng tài nghệ của cán Nguyễn viết Ty không mấy ai rõ. Chính nhờ Quê Mẹ chọc ghẹo, chế diễu, cán Ty nổi sùng lên mà văn tài bỗng phát tiết hết ra, lồ lộ thành câu thành chữ, tinh anh của người nhà nước chỉ trong có mấy câu ngắn ngủi đã hiện rõ mồn một, khách thập phương bỗng dưng được một dịp cười chết bỏ.

Có lẽ quí vị độc giả không nên cười nhiều vì e rằng chúng ta đang cười trên sự đau khổ của người khác. Cán bộ Nguyễn viết Ty, trong cơn giận dữ đã tiết lộ hơi nhiều bí mật quốc gia, bí mật của Đảng, và quan trọng nhất tiết lộ những điều anh ta chỉ dám nghĩ lén trong đầu.

“… VỀ VIỆT NAM ĂN CỨT”. Chủ nhiệm Đoàn Kết viết như thế. Lạ quá. Những người Việt di tản còn nhớ là trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 không có ai dùng cứt làm món ăn cả. *Nay một cán bộ của nhà nước mời gọi người ta về Việt nam ăn món ấy, thế chắc là Cách mạng đã phát minh ra một món ăn mới?

Và chắc các đồng chí Đảng viên cao cấp đã có thử cả rồi mới tính phổ biến sâu rộng trong quần chúng! *Lâu nay chúng ta cũng đã từng nghe là nhà nước không cho dân dùng cầu tiêu máy để nhà nước tịch thu phân làm phân bón,
phân quí hơn vàng…nhưng quí đến độ thành ra thực phẩm cho người Cách mạng, đến nỗi một cán bộ đem món ăn đó dính liền với Quốc hiệu thì thật quả là ít ai ngờ.

Dù sao chuyện vô tình tiết lộ về một thực phẩm mới do Cách mạng phát minh vẫn không tai hại bằng chuyện tiết lộ những điều nằm trong tiềm thức của chính Nguyễn viết Ty, cán bộ hải ngoại, chủ báo Đoàn Kết.

“Tống cổ về Việt Nam ”…Thế thì Việt nam là một nhà tù, một địa ngục? hay là cả hai?Surprised smile Có thể nghĩ Nguyễn viết Ty quên tiếng Việt? Anh ta là cán bộ mới được cử ra ngoại quốc tuyên truyền, hay đã ở Pháp quá lâu? Nhưng giả thuyết quên tiếng Việt không ổn, vì anh ta là chủ nhiệm tờ báo của Đảng. Chắc chắn con người ấy còn đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ…

“bị tống cổ về…” sau những chữ ấy là một nơi đáng sợ, đáng ghê tởm, là hình phạt, là cái chốn mà con người không muốn sống. Không ai nói “tống cổ về thiên đường, tống cổ về chỗ… ấm no hạnh phúc”. Người ta chỉ nói “Tống cổ mày xuống địa ngục, tống cổ mi vào tù, tống cổ nó vào chuồng cọp”. Như thế Nguyễn viết Ty đem Việt nam ra dọa “tống cổ” người ta về...chả hóa ra Việt nam là chỗ đáng ghê sợ, đáng tởm lắm sao? Anh ta trong lúc thảng thốt, đã tính đồng hóa xã hội Việt nam bây giờ với một thứ nhà tù, một địa ngục, hay một chốn lưu đầy ?

Điều khốn khó cho anh ta là, trong lúc “hốt hoảng” anh ta đã nói lên cái sự thực không làm ai ngạc nhiên. Cả thế giới đã tố cáo Việt nam là địa ngục, là nơi con người sợ chết khiếp nếu bị sống trong đó, là trại tập trung là nhà tù khổng lồ. Nếu hai ông Ngụy dọa nhau: tống cổ mày về Việt nam, điều ấy rất có ý nghĩa, ai cũng hiểu.

Nhưng Nguyễn viết Ty, anh ta là cán bộ cao cấp, nhiệm vụ căn bản mà Đảng giao phó là phải ăn gian nói dối để vẽ nên một Việt nam huy hoàng, đầy tự hào, một Việt nam lôi cuốn những thanh niên dại dột kiêu hãnh trở về phục vụ. Đảng muốn anh ta nói rằng về Việt nam sống là một vinh dự… Tất cả những điều gian dối mà những tờ báo Việt ngữ ở Pháp, ở Gia nã Đại, ở Mỹ, ở khắp nơi huênh hoang lâu nay không vì cái mục đích tô son đánh phấn cho mục đích đó sao?

Trong nhiều năm nhiều tháng nhiều ngày, nỗ lực thổi phồng sự cai trị của Đảng, vẽ ra những hình ảnh tổ quốc, thiêng liêng, bịa đặt những chuyện đồng bào hạnh phúc. Đùng một cái, hạ luôn Việt nam xuống thành một thứ địa ngục, một nhà tù dã man, một thứ ông kẹ đáng ghê tởm để đe dọa người ta? Cơn giận dữ, hốt hoảng của Nguyễn viết Ty quả thực là taihại.

Lập trường của anh ta ra sao, chắc Đảng biết rõ hơn ai hết. Nhưng đọc những dòng anh ta viết thì thấy cái lập trường ấy vẫn còn một chỗ hở, vẫn chưa kiểm soát nổi những toan tính của anh ta. Anh ta có nhiều điều giấu Đảng, giấu thật kỹ trong tiềm thức.

“Về Việt nam ăn…”, “bị tống cổ về Việt nam…” những điều ấy bật ra trong cơn giận dữ hốt hoảng vì chính anh ta cũng sợ chuyện phải về Việt nam, sợ lắm, sợ đến nỗi nghĩ rằng đem điều ấy ra dọa thằng khác thì thằng khác cũng chết khiếp, cũng teo bu gi, tê liệt không dám cục cựa nữa.

Một cán bộ cao cấp, cầm đầu một cơ quan tuyên truyền cho Đảng ở hải ngoại mà lại coi cái chuyện phải về Việt nam như một chuyện xuống địa ngục, vào lò sát sinh, vào chỗ bị hành hình. Tình cảnh ấy khôi hài và bi đát quá.

Đời sống ở Tây đã làm hỏng anh ta rồi, đã đưa vào tiềm thức anh ta sự ghê tởm, khiếp hãi đất nước. Một con người mang trong tiềm thức những nỗi hãi sợ như thế mà rồi mai đây lại tiếp tục viết những bài ngợi ca đất nước tươi đẹp vinh quang, về phục vụ Tổ quốc là niềm vinh hạnh là nỗi tự hào… Đảng quen gian dối, đóng tuồng, nay cũng được đền đáp bằng những sự gian dối, đóng tuồng xuất sắc.

Pháp là một thủ đô văn hóa, người Việt tập trung ở Pháp cũng có tầm kiến thức cao. Trong một nơi như thế, kẻ được chọn cho tiếng nói của nhà nước cộng sản Việt nam hẳn phải là một thứ cán bộ khá (ngoại trừ trường hợp đó là kẻ có họ hàng với một Đại đồng chí nào đó được cho vào trong ê kíp tuyên truyền hải ngoại để ăn chơi du hí). Một cán bộ xuất sắc và quan trọng của Đảng, trong một cơn hốt hoảng vớ vẩn bỗng dưng trút lên đất nước Việt nam những từ ngữ tục tằn, những lời tố cáo gián tiếp “về Việt nam ăn…” về Việt nam như vào nhà tù, như xuống địa ngục… Chao ôi! Cái nền nhân tài của Đảng ta xem chừng đã thưa thớt lắm rồi. “Không có chó bắt mèo...chấm chấm…” thì cũng chẳng thê thảm đến nỗi thế vì con mèo dù không chu toàn bổn phận chắc cũng không đến nỗi vấy đồ dơ lên khắp nhà, lên mặt mũi mồm miệng những ông chủ nhà như thế.

Món ăn Cách mạng mới phát minh sau năm 1975 như thế xem ra không có lợi cho trí óc. Chính trị Bộ có nên nghiên cứu một thực phẩm khác cho các nhà lãnh đạo Đảng sáng suốt hơn chăng?

Kiều Phong



Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN-Phạm Tín An Ninh

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Phạm Tín An Ninh (Danlambao) - Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.

Người ta không còn đếm được các chương trình tìm giọng hát cho loại nhạc này: “Hát Cùng Bolero”, “Thần Tượng Boleo”, “Solo Cùng Bolero”, “Tình Bolero”, “Tình Bolero Hoan Ca”... Những cuộc thi hát nhạc Bolero thu hút hằng vài chục ngàn thí sinh, đủ mọi thành phần, cán bộ, sĩ quan, thầy cô giáo, các em bé 7, 8 tuổi, đến từ “mọi miền đất nước”. Từ những danh ca, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân” đến anh bán kẹo kéo dạo đều đua nhau hát và kiếm tiền bằng Nhạc Bolero. Và không cần biết cho phép hay không, họ hát đủ mọi đề tài: miền Nam thanh bình, tình yêu, tình lính, đời lính (VNCH), kể cả những bản nhạc chiêu hồi, như “đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu”, “miền Nam có nắng thanh bình có đồng lúa đẹp có tình quê hương, anh ơi mau sớm lên đường, bình minh còn đợi ruộng nương còn chờ...”v.v...

Trong cái khát khao Bolero ấy, thực chất chính là nỗi khát khao khung trời, con người, nếp sống, tình cảm, tấm lòng đối với quê hương đất nước của quân dân miền Nam thuở trước, và đặc biệt là tính nhân bản đã hoàn toàn thiếu vắng tại miền Bắc trên bảy mươi năm và tại miền Nam hơn bốn mươi năm dưới chế độ Cộng Sản. Khi một ca sĩ hát, họ thả hồn vào từng lời ca, cùng bâng khuâng với những hình ảnh, tình tự trong nhạc phẩm, họ có cảm giác đang được sống trong cùng không gian và thời gian mê đắm ấy. Người nghe thì hồn như bay bỗng đến chốn thiên thai nào đó, họ đắm chìm trong cảm xúc của một thời hạnh phúc, mà người miền Nam đã mất đi trong tiếc nuối, và người miền Bắc thì khát khao nhưng chưa bao giờ được sống. Và như thế, một thiên đường Miền Nam trước 1975 thực sự đã sống lại trong lòng mọi người, thiết tha và mãnh liệt.

Văn chương hay âm nhạc là những phạm trù phản ảnh trung thực nhất cho một xã hội. Bolero, một loại nhạc bình dân, dù được ai đó gán cho cái tên nhạc “sến”, đã làm đúng vai trò ấy, đã suốt một thời thăng hoa qua cuộc sống chan hòa yêu thương, nhân bản, và nhạc Bolero cũng chính là tiếng than ai oán, bi phẩn của người dân miền Nam thời ấy, khi mà cuộc chiến phi lý và bẩn thỉu nhất do bọn người CS rừng rú gây ra để phá hoại đất nước, giết chết bao thế hệ thanh niên của hai miền, và tạo cảnh huynh đệ tương tàn, làm hệ lụy lâu dài cho cả một dân tộc. Những thế hệ ở Việt Nam bây giờ có cảm xúc như thế nào khi nghe những bài Tám Điệp Khúc, Đêm Nguyện Cầu, Kẻ Ở Miền Xa, Hai Chuyến Tàu Đêm, Đường Xưa Lối Cũ, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu...? Và trong tất cả những bài ca về lính mà họ đang say mê hát, họ có tìm được câu nào hô hào “sinh Nam tử Bắc” hay “thề phanh thây uống máu quân thù” như trong chính bài quốc ca CS?

Nhạc Bolero đã đè bẹp tất cả các loại nhạc “đỏ”, nhạc ăn cắp, bắt chước, lai căng của nhiều nhạc sĩ trong nước, viết theo lệnh đảng hay làm dáng, đua đòi “vươn ra biển lớn!” Ca sĩ thì “thặng dư giá trị” đủ hạng đủ cỡ, mà nhạc sĩ thì hiếm hoi như lá cuối mùa thu và cũng chẳng sáng tác được bao nhiêu ca khúc ra hồn, ngoài một vài bài của các nhạc sĩ Thanh Tùng, Bắc Sơn, Phú Quang, Trần Tiến, Phan Đình Điểu... và bài Phượng Hồng phổ từ thơ Đỗ Trung Quân.

Những ca sĩ miền Nam chuyên hát nhạc “sến” đã hết thời ở hải ngoại cỡ Chế Linh, Giao Linh, Phương Dung, Thái Châu, Tuấn Vũ... về Việt Nam làm nhiều show đã cháy vé, được ca ngợi đón tiếp như những ông bà hoàng Bolero, mang về quê hương những làn gió mới! Nhiều người được trang trọng mời ngồi ghế “nóng” làm giám khảo cho các kỳ thi tuyển lựa ca sĩ Bolero!

Ngày 30.4.75, trên đường vào “tiếp thu” miền Nam, bà Dương Thu Hương ngồi khóc bên vệ đường khi nhìn thấy một miền Nam văn minh, hiền hòa, trù phú gấp vạn lần miền Bắc. Bà đã nhận ra cả một quá khứ bị lừa dối. Một số trí thức miền Nam, như chú cháu Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng (ở cùng quê và học trung học cùng trường Võ Tánh-Nha Trang với người viết) khi bỏ miền Nam vô bưng, lòng nô nức đi làm “cách mạng”, nhưng đến khi được chuyển ra miền Bắc mới giật mình biết đã “lạc đường” nhưng quá muộn, đành phải “nín thở qua sông”. Trước khi vô bưng, Đỗ Hữu Ưng từng theo học Khóa 11 Đốc Sự tại Viện QGHC thời VNCH. Sau 75, về “tiếp thu miền Nam” giữ chức chủ tịch của một huyện nào đó ở Sài Gòn, đã tìm gặp lại những đồng môn cũ, khuyến khích mọi người nên sớm tìm đường vượt biển, nhưng chẳng mấy ai dám tin! Ông chú gốc giáo sư thì làm đến chức ủy viên tôn giáo của thành ủy, nhưng bất mãn nên cùng đám Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà lập ra Câu lạc bộ Kháng Chiến Cũ. Để phản ứng cho sự ăn năn hối hận của mình, hai chú cháu đã bị lột hết các chức tước, riêng ông chú phải nhận những bản án tù và đã chết dưới tay người đồng chí CS!
Nhiều thanh niên miền Bắc, điển hình là Nguyễn Viết Dũng, đang là một sinh viên giỏi, từng đoạt giải “Đường Lên Đỉnh Olympia”, với một tương lai tươi sáng, nhưng đã dám công khai treo cao cờ vàng ba sọc đỏ trên nóc nhà, mặc quân phục và mang phù hiệu QLVNCH như là một hình thức tôn vinh, luyến tiếc một chính thể, một quân đội chính danh đã bị bức tử. Bị cầm tù ra, anh con khắc trên cánh tay hai chữ "Sát Cộng" và rủ nhiều bạn bè tìm vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp hương kính cẩn tưởng niệm những người lính miền Nam đã vị quốc vong thân. Những người mê hát, mê nghe nhạc Bolero, chắc hẳn ít nhiều đều mang trong lòng những hoài niệm, suy tư, cảm xúc như thế.

Những nhạc sĩ miền Nam, đang còn sống như Lam Phương, Lê Dinh, Song Ngọc... hay đã mất ở hải ngoại như Trần Thiện Thanh, Trịnh Hưng, Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Nhật Ngân, Anh Bằng,... hoặc chết ở quê nhà trong nghèo nàn khốn khó như Trúc Phương, Thanh Sơn, Nguyễn Văn Tý... khi sáng tác những bản nhạc Bolero chắc họ không ngờ đã tạo thành những vũ khí vô hình nhưng ghê gớm, làm mê mẩn hàng mấy chục triệu người sống trong chế độ Cộng sản, có sức xoi mòn và làm sụp đổ chế độ tàn ác man rợ này. Mặc dù bọn tà quyền vẫn đang sống thoi thóp, dựa vào bạo lực, và sự kết họp mong manh của đám đồng chí cùng băng đảng, để chia chác quyền lợi, tài sản cướp bóc của nhân dân và sẵn sàng “mỏi gối quì mòn sân Tàu phủ”, nhưng bên trong thực sự đã mục rữa, thối tha, chia bè kết nhóm để tranh giành, thanh toán lẫn nhau. Lòng dân sẽ thay đổi nhanh chóng khi Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.

Cả một đất nước như đang bị ngón sóng thần Bolero tràn ngập, làm thay đổi não trạng và nỗi khao khát của con người, biết đâu sẽ dẫn đến việc sụp đổ cả thành trì của một chế độ từng lên án, tìm mọi cách để ngăn cấm, triệt tiêu nó. Thêm một chỉ dấu báo hiệu cho ngày tàn của CSVN.

4/9/2017



Stalin: tư tưởng độc tài và gia đình bất hạnh

Stalin: tư tưởng độc tài và gia đình bt hnh
·         25 tháng 5 2017
Trong tiếng Anh, Stalinism có hai nghĩa: đó là phương pháp lãnh đạo kiểu Stalin dùng bộ máy an ninh để khủng bố nhân dân, cán bộ đảng cộng sản; và chủ nghĩa Stalin, một dòng ý thức hệ.
Nhưng các hành vi và suy nghĩ của Josef Stalin (1878 -1953) cũng ảnh hưởng nhiều đến gia đình, vợ con ông.
Phương pháp và tư tưởng của Stalin
Theo Bách khoa Toàn thư Anh (Britannica), cơ sở lý luận của Stalinism được Josef Stalin nêu ra là đề cao bộ máy nhà nước.
Nếu như ý thức hệ xã hội chủ nghĩa theo cách truyền thống nói nhà nước "sẽ dần tan biến đi" trong xã hội tương lai không còn giai cấp, Stalin lại nhấn mạnh rằng để đạt mục tiêu phi giai cấp đó, cần làm nhà nước mạnh lên đã.
Stalin cũng nêu ra khái niệm "tổ quốc xã hội chủ nghĩa", đặt Liên Xô thành trung tâm của phong trào cộng sản và cánh tả thế giới.
Nói ngắn gọn thì bảo vệ Liên Xô là bảo vệ chủ nghĩa xã hội, và nhiệm vụ này có ý nghĩa cho cả nhân loại.
Stalin đã công nghiệp hóa Liên Xô, cưỡng bức hợp tác hóa nông nghiệp và dùng công an trị để khủng bố, đồng thời đánh thắng nước Đức trong cuộc chiến 1941-45Britannica
Điểm chính yếu khác của chủ nghĩa Stalin là "tiêu diệt các kẻ thù bên trong (Liên Xô), và bên ngoài".
Bên trong, cho đến năm 1939, gần như tất cả các nhà cách mạng thuộc nhóm Bolshevik cũ tham gia chính biến 1917 đã bị thủ tiêu.
Đấu tranh giai cấp trở thành chính sách cơ bản để thanh lọc và tiêu diệt toàn bộ tầng lớp trí thức, có của, nông dân giàu có và tư sản Nga.
Đặc biệt, dùng sức của kẻ thù giai cấp để xây dựng kinh tế cũng thành chính sách của Liên Xô thời Stalin.
Ước tính có từ 7-15 triệu người dân Xô Viết bị đầy vào cách trại tù khổ sai để khai phá các vùng đất xa xôi, lạnh lẽo.
Bên ngoài, tiêu diệt kẻ thù cũng được thực hiện chừng nào cuộc cách mạng quốc tế chưa hoàn tất trên toàn thế giới.
Về nguyên tắc lãnh đạo, Stalinism chủ trương tập trung quyền lực vào một người, tạo ra chủ nghĩa sùng bái cá nhân.
Trong một thời gian dài cho đến khi chết, Josef Stalin vừa làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, vừa làm Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng những người bênh Stalin cũng nói đến "thành tích" của nhà độc tài Liên Xô "có quyền lực hơn bất cứ ai trong lịch sử", theo Britannica.
"Stalin đã công nghiệp hóa Liên Xô, cưỡng bức hợp tác hóa nông nghiệp và dùng công an trị để khủng bố, đồng thời đánh thắng nước Đức trong cuộc chiến 1941-45.
"Stalin cũng đã mở rộng sự kiểm soát của Liên Xô sang cả một vùng vành đai Đông Âu.
Ông ta triệt tiêu hoàn toàn tự do cá nhân, chống lại sự thịnh vượng cá nhân nhưng cũng tạo ra một cơ sở công nghiệp và quân sự hùng mạnh và đưa Liên Xô vào kỷ nguyên hạt nhân."
Nhiều bi kịch
Về gia đình, cuộc đời Stalin và tính cách ông ta gây ra nhiều bi kịch cho thân nhân.
Stalin có hai đời vợ, một con gái Svetlana Alliluyeva, các con trai Yakov Dzhugashvili, Vasily Stalin và con nuôi Artyom Sergeyev.
Bà vợ đầu tiên, Ketevan "Kato" Svanidze, người Georgia, qua đời năm 1907 sau khi sinh ra con trai Yakov được bảy tháng.
Cậu bé được nhận lễ rửa tội trong Nhà thờ của Chính Thống giáo.
Người vợ thứ hai, Nadezhda (Nadia) Alliluyeva, người Nga, có cha bà, ông Sergei Alliluyev là một nhà cách mạng.
Ông đã cùng vợ Olga cưu mang che dấu Stalin khi trốn tù từ Siberia trở về năm 1911.
Bà Nadia tự sát năm 1932 khi Stalin đang ở đỉnh cao quyền lực.
Đám tang của bà không có mặt người chồng là nhà lãnh đạo tối cao.
Cuộc đời các con của Stalin cũng phản ánh những thăng trầm của Liên Xô.
Con gái duy nhất Svetlana được Stalin yêu quý, đã trốn khi sang Dehli năm 1966 để lo đám tang cho người tình Ấn Độ.
Tại Dehli, bà vào Sứ quán Hoa Kỳ xin tỵ nạn chính trị rồi sang sống ở Mỹ.
Bà nhập tịch Hoa Kỳ, lấy chồng là kiến trúc sư William Wesley Peters, rồi chọn tên Lana Peters.
Cuộc bỏ trốn của bà đã gây một cú choáng cho dư luận Liên Xô thời Brezhnev.
Dù đã thay tên đổi họ, cho đến khi qua đời năm 2011 ở Wisconsin, Lana Peters nói rằng bà chưa bao giờ thoát khỏi "cái bóng" của người cha.
Con trai cả của Stalin, Yakov Dzhugashvili giữ nguyên họ Georgia.
Các tư liệu nói hồi trẻ, cuộc tình của Yakov với một cô gái Nga, Zoya bị cha phản đối.
Trong một lần bị tống cổ khỏi nhà, Yakov dùng súng bắn vào ngực nhưng không chết dù viên đạn xuyên vào phổi.
Sau đó, được sự ủng hộ của mẹ kế, Yakov đã kết hôn với Zoya nhưng cuộc hôn nhân chỉ tồn tại không quá hai năm.
Ông trở thành sỹ quan pháo binh bị phát-xít Đức bắt trong trận Smolensk năm 1941.
Phải mất nhiều tuần sau quân Đức mới xác định danh tính của ông là con trai Stalin và đối xử tốt với ông.
Nhưng chính Stalin, trong quân lệnh 270, tháng 8/1941, đã viết rằng mọi sỹ quan và chính ủy Hồng quân Liên Xô chịu bị bắt làm tù binh là kẻ phản bội tổ quốc.
Họ phải nhận án tử hình khi về nước, và thân nhân họ sẽ bị công an bắt.
Theo đúng lệnh này, người vợ thứ hai của Yakov là Yulia Meltzer bị lôi khỏi nhà dù đang nuôi con gái ba tuổi và tống vào ngục ở Lefortovo trong hai năm.
Phía Đức muốn đổi Yakov với Thống chế Friedrich Paulus, tư lệnh quân phát- xít đầu hàng sau trận Stalingrad.
Nhưng Stalin đã nói câu nổi tiếng:
Tôi không bao giờ đổi thống chế lấy trung uýStalin
"Tôi không bao giờ đổi thống chế lấy trung uý."
Yakov chết trong trại tập trung Sachsenhausen ở Oranienburg, gần Berlin, năm 1943 khi 36 tuổi.
Một điều tra kết thúc năm 2000 của nhóm chuyên gia Nga - Mỹ do Giáo sư John Erickson chủ trì đã kết luận Yakov tự sát bằng cách nhảy vào hàng rào cắm điện trong trại.
Xác ông bị quân cảnh Đức bắn nát khi đã chết.
Yakov làm điều đó vì cãi nhau với một tù binh Anh về tin tức rằng chế độ Stalin thảm sát 15 nghìn sỹ quan Ba Lan ở rừng Katyn gần Smolensk tháng 5/1940.
Giáo sư Erickson kết luận rằng nỗi ô nhục khi nghe tin về vụ Katyn đã khiến Yakov muốn kết liễu đời mình.
Năm 1977, trung uý Yakov Dzhugashvili được Liên Xô truy tặng Huân chương Ái quốc hạng nhất.
Người em trai cùng cha của Yakov là Vasily Stalin thì bị ám ảnh bởi cái chết tự sát của mẹ năm 1932 khi cậu bé mới 11 tuổi.
Nghiện rượu từ hồi trẻ, Vasily vào quân đội và tốt nghiệp trường phi công.
Lợi dụng tên tuổi cha, sỹ quan này gây ra nhiều điều tiếng như tán gái, lái máy bay khi còn say xỉn.
Năm 1941, Vasily được phong thiếu tá, rồi đại tá chỉ vài tháng sau.
Sau chiến tranh, ông nhận hàm thiếu tướng nhưng không tỏ ra có tài chỉ huy.
Ngay khi Stalin qua đời, Vasily bị bắt khẩn cấp vì các nghi vấn 'tội gián điệp', điều các sử gia ngày nay bác bỏ.
Tuy thế, ông vẫn bị giam 7 năm và chỉ được thả năm 1960 sau khi cầu xin tân lãnh đạo Nikika Khrushchev.
Chưa đầy một năm sau, Vasily, lúc này đã bị tước quân tịch và giải ngũ, lại vào tù vì lái xe gây tai nạn.
Ông chết vì bệnh rượu lúc chưa đầy 41 tuổi ở Kazan.
Có tài liệu nêu ra thuyết Vasily đã giết cha hoặc để mặc cho Stalin bị đột quỵ trong nhà nghỉ ngoại ô mà không báo cấp cứu.
Nghi vấn này được sử gia Simon Sebag-Montefiore điều tra trong một phóng sự cho BBC Timewatch hồi 2010.
Trên thực tế, việc để mặc Stalin nằm trên nền sau đột quỵ tại nhà nghỉ ở Kuntsevo tháng 3/1953 là do Lavrentiy Beria, Nikita Khrushchev và Georgy Makenkov, cùng quyết định, theo Joshua Rubenstein.
Còn một người nữa được công nhận là con của Stalin mà không mang dòng máu và họ của ông.
Artyom Fyodorovich Sergeyev, sinh năm 1921, là con của ông Fyodor Sergeyev, bạn Stalin bị chết trong tai nạn xe lửa và được nhà lãnh đạo Liên Xô đón về nuôi.
Ông sau được phong thiếu tướng và qua đời năm 2008 ở Moscow.



Tuesday, January 16, 2018

Hồi Ký Chính Trị-Tài Liệu Lịch Sử

 Hồi Ký Chính Trị-Tài Liệu Lịch Sử

T
Đề Tài
Tác Giả
1
Bùi Diễm
2
Phạm Bá Hoa
3
Hoành Linh Đỗ Mậu
4
Võ Long Triều
5
Hoàng Văn Hoan
6
Vũ Thư Hiên
7
Nguyễn Văn Canh
8
Daniel Ellsberg
  9
Lý Quí Chung
10
Lê Xuân Nhuận
11
Tô Hải
12
Đặng Chí Bình
13
Lâm Lễ Trinh
14
Đỗ Văn Phúc
15
Cao Văn Luận
16
Lê Quang Lưỡng
17
Thích Thiện Minh
18
Trần Văn Giàu
19
Nguyễn Đăng Mạnh
20
Trần Trọng Kim
21
Ngô Quang Trưởng
22
Trần Văn Hương
23
Phạm Bá Hoa
24
 Đại Học Máu 2.1MB- PDF
Hà Thúc Sinh
25
Đỗ Trung Hiếu
26
Dương Hiếu Nghĩa
27
Nguyễn Hữu Duệ
28
Nguyễn Khải
29
Nguyễn Hữu lễ
30
Cao Thế Dung
31
Bà Trần Văn Văn
32
Võ Nguyên Giáp
33
Cao Xuân Huy
34
Nguyễn Đính
35
Đặng Thuỳ Trâm
36
 Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi (Nhật Ký Nguyễn Văn Thạc)
Nguyễn Văn Thạc
37
Phạm Duy
38
Phạm Duy
39
Phạm Duy
40
Phạm Duy
41
Hồ Ngọc Nhuận
42
Phạm Quỳnh
43
Nhã Ca
44
Bùi Tín
45
Dương Hiếu Nghĩa
46
Trần Độ
47
Nguyễn Hộ
48
Trần Quang Cơ
49
Bảo Đại
50
Duyên Anh
51
Phạm Thị Kim Hoàng
52
Trần Nhu
53
Hồi Ký Kale
54
Kimori Yoshihisa
55
Chu Trầm Nguyên Minh
56
Nguyễn Tường Bách
57
Trần Đĩnh
58
Bùi Tín