Triết
lý giáo dục phải là "Trách Nhiệm - Thành Thật - Tự Do"
Nguyễn Ngọc Già
2019-03-04 - RFA 3-04-2019
2019-03-04 - RFA 3-04-2019
Báo VNEconomy số ra
ngày 06/6/2018 với bài viết nhan đề "Triết lý giáo dục Việt Nam là
gì?" cho biết: (trích): "Nếu cần đúc rút trong một câu ngắn
gọn thì triết lý giáo dục Việt Nam là gì", Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn
Thanh Hải chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, sáng
6/6" (hết trích).
Trả lời cho câu hỏi
trên, sau tất cả những lúng túng của ông Phùng Xuân Nhạ, bài báo cho biết thêm
[1]: "...Bộ trưởng Nhạ không hồi âm đại biểu Nguyễn Thanh
Hải" (!)
Ông Nhạ không thể trả
lời, bởi ông là sản phẩm của "nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa" - một
nền giáo dục "không cần triết lý giáo dục".
Triết lý giáo dục XHCN
là gì?
Ngay cả khi sản xuất
hay buôn bán một món hàng tiêu dùng hoặc một món ăn, một thức uống, nhà sản
xuất cũng có triết lý riêng của họ.
Muốn biết triết lý của
một nền giáo dục nào đó, hãy nhìn vào "sản phẩm giáo dục" của nó.
"Sản phẩm giáo
dục" của chế độ XHCN là gì? Thưa, hãy nhìn ngay các thầy giáo, cô giáo -
những "sản phẩm ra lò" đầu tiên trong "dây chuyền giáo dục XHCN"
bắt đầu từ mầm non cho đến tiểu học - trung học và cả đại học.
Hậu quả của loại
"sản phẩm giáo dục XHCN" mà toàn xã hội đang chứng kiến và gánh chịu,
vô cùng nhức nhối như một người bệnh trầm kha không còn thuốc chữa!
Không cần nhắc quá
nhiều về: đồng lương quá thấp, bằng giả, chạy theo thành tích, mắng chửi, đánh
nhau, đâm chém, dâm ô hay bán ma túy của giáo viên v.v... chỉ cần nhìn vào hình
ảnh ba cô bảo mẫu một trường mầm non xúi giục các bé xúm vào "đánh hội
đồng" một bé khác [2] là quá đủ cho thấy "sản phẩm giáo dục
XHCN" - Một thứ "sản phẩm" không có "triết lý".
Triết lý nói chung và
triết lý giáo dục nói riêng không phải từ "trên trời rơi xuống". Từ
thực tế cuộc sống, con người quan sát, nghiên cứu rồi đúc kết hình thành ra tư
tưởng và khái quát hóa nó sao cho dễ hiểu nhất.
Triết lý nói chung và
triết lý giáo dục nói riêng, luôn là những ý tưởng ngắn gọn, rõ ràng mà bất kỳ
người dân nào - không phân biệt trình độ học vấn - đều có thể thấy và hiểu rõ,
Vậy "triết lý
giáo dục XHCN" là gì? Nếu nói nó không có "triết lý" cũng không
chính xác. Ở tầm khái quát nhất, có thể nói:
"Triết lý giáo
dục XHCN - Tiền là tất cả".
Nó tựa như giai thoại
về tên cướp Năm Cam với triết lý: "Thứ gì không mua được bằng tiền
thì mua được bằng rất nhiều tiền".
Chính từ xuất phát
điểm "đồng tiền triết lý", quý độc giả nhìn rộng trên
toàn xã hội càng thấy rõ vấn đề, không riêng lãnh vực giáo dục.
Ngoài ra, giáo dục là
nguồn cội cho 2 lãnh vực quan trọng không kém:
- Văn hóa: Giáo dục có
triết lý dùng để giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa. Hãy nhìn vào các lễ
hội ghê rợn & các công trình kiến trúc - mỹ thuật quái đản, cũng như lãnh
vực âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung trong chế độ XHCN sẽ thấy càng
thấm thía.
- Y tế: Giáo dục có
triết lý sẽ đào tạo ra những bác sĩ chí tâm và chí tình. Nói cách khác, bác sĩ
ngày nay được dạy "nghề" mà không được dạy "nghiệp" -
"Nghiệp dĩ' trót mang như lời thề Hippocrates.
Chính triết lý "Tiền
là tất cả" dẫn đến giáo dục Việt Nam bệ rạc và suy đồi tận cùng
cho đến hiện nay.
Triết lý giáo dục ngày
nay phải là "Trách Nhiệm - Thành Thật - Tự Do"
Chế độ VNCH với triết
lý: "Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng" đã thành công khi đào tạo ra
các thế hệ người Việt Nam có "Nhân Cách".
Nhân cách là gì? Đó là
hệ thống các phẩm giá (lòng tự trọng, tính tự tôn dân tộc, biết hổ thẹn, biết
ăn năn, ray rứt, biết trọng danh dự, biết giữ lời hứa, biết hãnh diện khi thành
công, biết buồn tủi khi làm sai hay thất bại, biết phẫn nộ trước cái ác, cái
xấu v.v..) của một cá nhân nhưng đồng thời nó cũng phải ánh "dân tộc
tính".
VNCH sụp đổ, kéo theo
"chữ nghĩa" của "thời xưa" cũng mai một rất nhiều. Do đó,
với triết lý nghiêng về chữ Hán - Việt, nó sẽ khó cho trẻ nhỏ có thể hiểu ngay.
Thậm chí, có viên đại úy công an đã đặt câu hỏi "Khai phóng là gì?"
với tác giả viết bài (lúc đang tạm giam và "đi cung").
Triết lý giáo dục phải
bắt đầu ngay từ tấm bé với những chữ dễ hiểu và rõ ràng.
Trong triết lý nói
trên, trách nhiệm phải được đặt ngay đầu tiên.
Tính trách nhiệm trong
mỗi đứa trẻ phải được dạy ngay từ khi trẻ đã biết tự xoay xở: tự ăn uống, tự
dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự đánh răng rửa mặt, tự soạn quần áo để đi
mẫu giáo v.v... Từ đó, tính trách nhiệm trong mỗi học trò hình thành dần
trong suốt thời tiểu học và trung học, lên đến đại học.
Chính tính trách nhiệm
tạo ra môi trường học đường nghiêm túc và trung thực. Rồi từ đó, khi bước vào
đời, mỗi con người luôn biết tự trọng, tự xoay xở và tự quán xuyến mọi vấn đề,
mọi tình trạng xảy ra xung quanh. Đó là đỉnh cao của tính trách nhiệm.
Khi trẻ đã hình thành
tính trách nhiệm như là một bản ngã, tự khắc sẽ có trách nhiệm với gia đình,
với xã hội và rộng ra hơn sẽ có trách nhiệm với Tổ quốc. Lúc đó, những lời hoa
mỹ "yêu tổ quốc, yêu đồng bào v.v..." trở nên thừa thãi, bởi như ông
Trần Văn Huỳnh đã dạy con mình - Trần Huỳnh Duy Thức: "...ông không dạy
anh yêu nước. Ông chỉ hướng cho con mình sống có nhân cách và có ích, đừng
vì mình mà làm tổn thương người khác, thì tự nhiên trẻ con lớn lên sẽ sống có
trách nhiệm với mình và đất nước...".
Khi tính trách nhiệm
đã thẩm thấu và ăn sâu vào ý thức, nếu không dạy trẻ thành thật sẽ tạo ra một
lổ lỗng và nó sẽ hủy hoại đi tính trách nhiệm. Đó là lý do tại sao tính thành
thật phải đi liền với trách nhiệm.
Con người luôn sợ bị
trừng phạt (dù trừng phạt theo luật pháp hay không theo luật pháp), một khi
buộc phải chịu trách nhiệm. Điều đó lý giải cho câu "dám làm dám
chịu trách nhiệm", có nghĩa phải thành thật.
Khi trẻ hiểu được sự
thành thật trong đó có cả ý nghĩa "không làm tổn thương người
khác", lúc đó chúng không cần được dạy "dũng cảm, anh
hùng, bản lĩnh v.v...", bởi sự thành thật đã sản sinh ra những khái
niệm đó.
Cuối cùng, con người
sống có trách nhiệm và sống thành thật, nhưng không có tự do tất nhiên đó không
còn là con người đúng nghĩa. Bởi trong tất cả các loại tự do thì "tự do tư
tưởng" là nền tảng cho xã hội thăng tiến.
Mặt khác, tự do là một
phần trong khái niệm "khai phóng". Nhưng nếu nói với trẻ chữ
"khai phóng", chắc chắn ngay lập tức, trẻ sẽ không hiểu.
Kết
Trong trận sóng thần
và động đất khủng khiếp mang tên Tohoku của Nhật Bản vào năm 2011, rất nhiều
người không quên hình ảnh một đứa trẻ 9 tuổi đã từ chối một phần ăn, khi xếp
hàng chưa đến lượt mình...
Những cái cúi đầu, gập
người xin lỗi dân chúng rất thành thật mang đầy tính trách nhiệm của người Nhật,
mà ngay cả nguyên thủ quốc gia Shinzo Abe cũng làm như thế...
Để bảo vệ Tổ quốc, chế
độ VNCH đưa ra một triết lý, cho đến ngày nay đã thành chân lý: Tổ Quốc - Danh
Dự - Trách Nhiệm. Triết lý đó thật ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ cho tất cả mọi
người dân, không riêng người lính.
Người CSVN cần phải
chịu trách nhiệm trước thảm trạng xã hội Việt Nam hiện nay, không chỉ riêng
lãnh vực giáo dục.
Hãy ngưng đổ lỗi cho
dân trí thấp! Ngay cả dân trí có thấp đi chăng nữa, người CSVN vẫn phải chịu
trách nhiệm toàn bộ và liên tục! Điều này cho thấy triết lý "Trách Nhiệm -
Thành Thật - Tự Do" không chỉ có giá trị cho học sinh - sinh viên hay dân
chúng mà ngay cả gần 5.000.000 đảng viên thuộc ĐCSVN vẫn buộc phải gầy dựng
lại! Đó là mệnh lệnh Việt Nam của thời đại điêu linh ngày nay!
Nguyễn Ngọc Già
[2] https://news.zing.vn/dinh-chi-3-co-giao-mam-non-cho-phep-10-tre-danh-hoi-dong-ban-post872817.html
No comments:
Post a Comment