Về Bài Hát “Rừng Lá Thấp”
Ca từ trong nhạc xưa:
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca…
Bài hát Rừng lá Thấp được nhạc sĩ Trần Thiện
Thanh sáng tác năm 1968 để vinh danh người bạn của mình là Trung úy Thủy Quân
Lục Chiến – Vũ Mạnh Hùng, tử trận năm Mậu Thân 1968 khi Bảo vệ Cầu Bình Lợi, là
cửa ngõ vô Sài Gòn (vì vậy trong mở đầu bài hát có câu “thành phố sau lưng ôm
mộng ước gì”).
Trong lời tờ nhạc bài
này khi phát hành năm 1968, Trần Thiện Thanh đã đề tựa: Tặng anh
hùng mũ xanh chiến trường Bình Lợi,
Cố Trung Úy Vũ Mạnh Hùng Tiểu Đoàn 3 – Thủy Quân Lục Chiến.
Cố Trung Úy Vũ Mạnh Hùng Tiểu Đoàn 3 – Thủy Quân Lục Chiến.
Ngoài ra đầu đề, tác
giả còn ghi mấy dòng gửi người bạn quá cố của mình như sau:
Hùng,
Xưa, 1 lần hành quân về ghé thăm tao, mày đã tỏ ý khó chịu về những nàng ca sĩ cứ bô bô hát những bài ca đòi… “yêu”, đòi “chung tình” với “Lính”.
Tao đã không đáp, bởi… thật khó cho tao khi phải nói về những người bạn đồng nghiệp.
Trong tình bằng hữu mười mấy năm còn thật đậm, tao ghi lại ở đây 1 ý kiến của mày, tiếc là mày không thèm nghe tao hát nữa. HÙNG ơi!
Thanh – 1968/11
Xưa, 1 lần hành quân về ghé thăm tao, mày đã tỏ ý khó chịu về những nàng ca sĩ cứ bô bô hát những bài ca đòi… “yêu”, đòi “chung tình” với “Lính”.
Tao đã không đáp, bởi… thật khó cho tao khi phải nói về những người bạn đồng nghiệp.
Trong tình bằng hữu mười mấy năm còn thật đậm, tao ghi lại ở đây 1 ý kiến của mày, tiếc là mày không thèm nghe tao hát nữa. HÙNG ơi!
Thanh – 1968/11
Từ trước đến nay, người
nghe chỉ đơn thuần cảm nhận bài hát Rừng Lá Thấp như là một bài nhạc vàng viết
về lính, ca ngợi người lính, chứ không thấy rõ ý nghĩa thực sự đằng sau bài
hát.
Lời đề tặng bên trên
giúp khán giả có thể hiểu hơn về nội dung của Rừng Lá Thấp: Nhân vật bạn của
tác giả Trần Thiện Thanh, là trung úy Vũ Mạnh Hùng, không thích những lời hát
sáo rỗng của các nàng ca sĩ khi hát về “tình yêu lính”, “chung tình với lính”,
“trọn kiếp yêu anh lính”:
Từ máy thu thanh cô
nàng vừa ca
Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà
Giữa rừng già nghe tiếng hát thật cao
Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu…
Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà
Giữa rừng già nghe tiếng hát thật cao
Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu…
Từ máy thu thanh,
người lính nghe những lời hát yêu đương trọn kiếp đó vang vọng giữa rừng. Nhưng
làm gì có yêu đương thực sự nào, hay chỉ toàn là lời phù hoa chót lưỡi đầu môi?
Đời lính gian lao,
người lính chỉ CẦN hai tiếng “MẾN ANH – thực sự hiện hữu” sau một đêm khói lửa
với quân thù. Họ muốn nữ ca sĩ hãy thôi hát về những yêu-thương-không-có-thật,
mà hãy hát về những gian khổ của đời lính, những chiến công của người giết giặc
trên cầu, những người đang còn mải mê chiến trường và lá rừng che kín đường về
phồn hoa, hoặc hát cho những bà mẹ chờ con, cho những người đã vĩnh viễn nằm
xuống.
Trong câu hát “tàn
đêm khói lửa giờ chỉ CẦN hai tiếng mến anh”, nhiều ca sĩ hát sai thành “tàn
đêm khói lửa giờ chỉ CÒN hai tiếng mến anh”. Sai có 1 chữ mà đổi ý nghĩa cả
câu hát lẫn bài hát.
Suy cho cùng, đó cũng
chỉ là lời trách móc nhẹ nhàng đến các nữ ca sĩ, chứ thực ra đời lính ai cũng
đã quen với gian khổ quân hành, quen với tiếng súng đã vang vọng từ ngày thơ.
Người lính không mưu cầu gì khác hơn là việc mong muốn non nước bình yên, dù họ
có phải hy sinh tất cả, hy sinh cả tính mạng của mình.
Cuối cùng, lời nhắn
nhủ là “lời hát xin gây rung động thật lâu”, mong muốn những
tiếng hát hãy thật lòng và thật sự chạm đến tâm khảm của mọi người, giống như
người lính cũng thật lòng yêu lá thấp giữa rừng. Chỉ những lời hát, giọng hát
chân thật mới có cảm xúc trọn vẹn và gây được rung động thật lâu.
Nói thêm về màu áo và
nón của anh lính Thủy Quân Lục Chiến vốn là màu xanh lá rừng để ngụy trang. Một
đội quân như vậy nhìn như một cánh rừng, Trần Thiện Thanh đã gọi màu áo xanh đó
là rừng lá thấp. Vì vậy “lính giữa rừng yêu rừng lá thấp” cũng chính là yêu màu
áo lính của mình.
Có thể nói, lời hát
của bài Rừng lá Thấp, nếu được suy xét kỹ, là những lời lên án thẳng thừng về
sự sáo rỗng, giả dối về “tình yêu lính” trong câu hát, giọng hát của các “cô
nàng”. Những người như anh lính TQLC Vũ Mạnh Hùng cảm thấy câu hát đó không
thật lòng với họ. Khi anh Hùng nói việc này với Trần Thiện Thanh – vốn là 1
nhạc sĩ nổi tiếng sáng tác và hát nhạc lính – Trần Thiện Thanh đã không nói gì,
vì không muốn bình luận về đồng nghiệp. Ông đã ghi lại những ý kiến đó vào một
bài nhạc lính, và bài Rừng Lá Thấp đã trở thành bài nhạc lính kinh điển và nổi
tiếng nhất.
Đông Kha
No comments:
Post a Comment