Wednesday, October 24, 2018

Những khu trại bí ẩn của TC


Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc
·         5 giờ trước
hóng viên điều tra của BBC đã tìm ra các bằng chứng mới về việc Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới trại tập trung khổng lồ ở sa mạc để giam giữ người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.
Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2015. Hình ảnh chụp từ vệ tinh khi đó chỉ cho thấy một vùng cát hoang vu, không dấu chân người ở khu vực phía tây Tân Cương, Trung Quốc.
Nhưng ba năm sau, ngày 22/4/2018, ảnh vệ tinh chụp cũng khu vực này cho thấy một quần thể doanh trại đã được hình thành.
Doanh trại này được bảo vệ nghiêm ngặt, với tường bao quanh dài 2km và 16 vọng gác.
Trung Quốc bị cáo buộc đã giam cầm hàng trăm ngàn người Hồi giáo mà không qua xét xử ở khu vực phía tây Tân Cương.
Chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận những cáo buộc này, nói rằng người dân sẵn sàng học ở "các trường giáo dục" nhằm đẩy lùi "chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan".
Hệ thống trại giam khắp Tân Cương
Các báo cáo đầu tiên về việc Trung Quốc vận hành một hệ thống trại giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương bắt đầu xuất hiện vào năm ngoái.
Bức ảnh vệ tinh được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm bằng chứng về hệ thống này trên phần mềm bản đồ toàn cầu, Google Earth.
Kết quả cho thấy mạng lưới này nằm ngay bên ngoài thị trấn nhỏ Dabancheng, khoảng một giờ lái xe từ thủ phủ Urumqi.
Phóng viên BBC John Sudworth đã đến Dabancheng để điều tra về các trại tập trung đang hình thành trên sa mạc này.
Nhìn qua cửa kính ô tô, người ta có thể thấy các trại tập trung này trông giống như một thành phố nhỏ mọc ra từ sa mạc, với tua tủa cần cẩu, với những tòa nhà khổng lồ màu xám. Tất cả đều có bốn tầng.
Phóng viên John Sudworth cũng phát hiện hàng loạt các hoạt động tại đây mà thế giới bên ngoài dường chưa từng biết đến.
Ở các vùng xa xôi trên thế giới, hình ảnh của Google Earth có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để cập nhật.
Tuy nhiên, các nguồn ảnh vệ tinh khác - như cơ sở dữ liệu Sentinel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu - cung cấp nhiều hình ảnh thường xuyên hơn, mặc dù chúng có độ phân giải thấp hơn nhiều.
Hình ảnh của Sentinel hồi tháng 10/2018 cho thấy các trại tập trung khổng lồ này đã được xây dựng với tốc độ nhanh thế nào trên sa mạc.
Nó có kiểu cấu trúc tương tự các nhà tù lớn được xây dựng ở Tân Cương trong vài năm qua.
'Thú tội'
Trong sự kiểm soát gắt gao của cảnh sát, phóng viên BBC đã tìm cách gọi hú họa vào một loạt số điện thoại, ví dụ như gọi cho chủ cửa hàng, chủ khách sạn,
Hầu hết đều nói đây là trung tâm giáo dục, nơi đang chứa hàng chục ngàn người "có vấn đề về suy nghĩ".
Thế nhưng những tòa nhà khổng lồ này không giống với bất cứ định nghĩa nào về trường học.
Nhà nước Trung Quốc, trước chỉ trích của quốc tế về việc đàn áp người Hồi giáo, đã tung ra một 'gói' tuyên truyền.
Truyền hình quốc gia chiếu hình ảnh các lớp học sáng bóng với các học sinh mắt đầy nét biết ơn.
Nhưng chính phủ Trung Quốc không cho biết học sinh được chọn vào đây dựa trên cơ sở nào và khóa học kéo dài bao lâu.
Dù vậy, các cuộc phỏng vấn của BBC cho thấy một số manh mối. Người trả lời phỏng vấn nghe như đang thú tội.
"Tôi đã hiểu sâu sắc những sai lầm của mình", một người đàn ông nói trước máy quay, "tôi xin thề sẽ là một công dân tốt sau khi tôi về nhà ".
BBC được cho biết mục đích chính của những cơ sở này là để chống chủ nghĩa cực đoan, thông qua một hỗn hợp của lý thuyết về pháp lý, kỹ năng làm việc và đào tạo tiếng Trung Quốc.
Các cơ sở này dành riêng cho các dân tộc thiểu số Hồi giáo Uighur ở Tân Cương, nhiều người trong số họ không nói tiếng Trung Quốc.
Video cho thấy nhà trường quy định về trang phục - không sinh viên nữ nào được đeo khăn trùm đầu.
Có hơn 10 triệu người Uighur ở Tân Cương.
Trong thập kỷ qua, hàng trăm sinh mạng người Uighur đã bị tước đoạt từ các cuộc bạo loạn và các cuộc tấn công của cảnh sát.
Chính sách đối với người Uighur trùng hợp với sự kìm kẹp xã hội dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó lòng trung thành với gia đình và đức tin phải phụ thuộc vào vấn đề tối quan trọng duy nhất - trung thành với Đảng Cộng sản.
Chỉ trung thành với Đảng Cộng sản
BBC đã thực hiện các cuộc phỏng vấn dài với tám người Uighur đang sống lưu vong.
Lời kể của họ thống nhất một cách đáng kinh ngạc, cung cấp bằng chứng về các điều kiện và hoạt động ngày thường trong các trại giam và lý do vì sao mọi người bị giam giữ.
Hoạt động tôn giáo chính thống, bất đồng chính kiến và mối liên hệ với những người Uighur sống ở nước ngoài đủ để đưa họ vào hệ thống nhà tù này.
Theo lời kể, trong trại giam, mỗi sáng họ bị đánh thức trước bình minh. Sau đó, họ có một phút để có mặt ở sân. Họ xếp hàng, rồi bắt đầu chạy.
Các sân tập thể dục có thể được nhìn thấy rõ trên các bức ảnh vệ tinh.
"Chúng tôi phải hát bài "Không có Đảng Cộng sản không thể có một Trung Quốc mới", một người tên Ablet nói.
"Và họ dạy chúng tôi luật pháp. Nếu bạn không thể đọc những luật này đúng cách, bạn sẽ bị đánh."
'Trại giam lớn nhất thế giới'
Phân tích các dữ liệu và hình ảnh thu thập được từ 101 cơ sở như vậy khắp Tân Cương cho thấy trong vài năm qua, Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều cơ sở an ninh mới, với tốc độ đáng kinh ngạc.
Diện tích bề mặt của các cơ sở an ninh ở Tân Cương đã mở rộng khoảng 440 ha kể từ năm 2003.
Các phân tích cũng cho thấy một khu vực trại giam ở Dabancheng, Tân Cương có thể nhốt ít nhất 11.000 tù nhân.
Con số này khiến trại giam này có thể sánh ngang với một nhà tù lớn nhất thế giới.
Ở đó, có 24 trại giam cho nam giới. 32 cho nữ giới.
Các tính toán cũng đặt ra khả năng mỗi tù nhân bị nhốt trong một phòng đơn.
Còn nếu ở theo kiểu ký túc xá, thì tổng công suất nhà tù tại Dabancheng sẽ tăng lên đáng kể, khoảng 130.000 người.



No comments:

Post a Comment